YÊU NGƯỜI ĐIÊN
Chương 7
CHƯƠNG 7
Những ngày sau đó, tôi hầu như đều ở lại làm với bác Lan đến tận khi hết khách mới trở về phòng trọ, công việc quá nhiều cũng khiến tôi ít nhiều thấy mệt mỏi, tuy nhiên tất cả những biểu hiện ấy tôi chỉ để lộ ra khi ở một mình. Có hôm tôi mệt đến nỗi chẳng thể nào dậy được, mệt đến nỗi bản thân phát sốt nhưng vẫn chẳng dám nghỉ, vì tôi sợ, tôi sợ tôi nghỉ rồi không có ai làm, tôi sợ tôi sẽ lại mất đi 70 nghìn tiền công ngày hôm đó lên lại phải cố mà gắng gượng. Những lúc như thế, tôi thường nhớ về Sơn, nhớ về ba già đang cùng anh hướng về mình, mọi uất ức cũng theo đó mà tan biến hết.
Ngày hôm nay cũng giống như mọi ngày khác, khi tôi đang lụi hụi rửa chén ở phía sau thì nghe thấy tiếng bác Lan gọi thất thanh.
– Linh ơi Linh, có ai tìm này..
Tôi nghe bác nói vậy thì ngạc nhiên lắm, bởi vì ở nơi này tôi có quen thân với ai ngoài cái Hà đâu cơ chứ, mà cái Hà thì nó đã chuyển vào miền Nam sinh sống với gia đình rồi, vậy thì ai tìm tôi được nhỉ. Nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ tôi vẫn rửa tay sạch sẽ rồi đứng dậy đi ra ngoài, vừa đi vừa lằm bằm mấy câu khó chịu không thôi. Thế nhưng khi nhìn thấy Quân đang đứng giữa quán hút thuốc, chẳng để ai vào mắt thì giật mình, đôi chân theo đó cũng dừng lại không thể nào tiếp tục bước được nữa.
Tính ra đên hôm nay cũng là 20 ngày không gặp lại anh ta rồi, tôi cứ nghĩ anh ta sẽ tôn trọng lời tôi nói hôm đi ăn sáng hôm đó, không có làm phiền tới tôi nữa, không có gặp lại tôi nữa. Bị Quân chửi nên tôi tưởng anh ta cũng không muốn dây dưa với mình thật, nên vẫn vô tư đi làm và không nghĩ gì đến tên này dù chỉ là một giây. Ấy vậy mà không ngờ đùng một cái sau bao nhiêu ngày để tôi yên bình, hắn lại tới, đã vậy vẫn giống như trước, cọc cằn thô lỗ không thôi. Nhìn thấy tôi, hắn hất cằm ra lệnh, sau đó ngồi phịch xuống ghế, nói lớn.
– Nhìn cái gì mà nhìn, ông đây đến ăn cơm lạ lắm à… Làm cơm mang ra đây…Menu đâu.
Bác Lan lúc này nhìn tôi như sinh vật lạ, với cả dường như bác cũng biết tên Quân này là người đi bảo kê hay sao ấy nên người cứ co rúm lại không dám ho he một tiếng gì, chỉ biết gật đầu vô thức. Thấy bác như vậy tôi chẳng thể nào không tức giận tên Quân cho nổi, mặc dù sợ thật ấy nhưng vẫn mạnh dạn tiến lại phía anh ta, gằn thấp giọng giải thích.
– Xin lỗi anh… quán chúng tôi là quán cơm bình dân, không có menu cho anh chọn món. Nếu anh muốn ăn món gì, có thể ra kia…( chỉ vào chiếc tủ kính được đậy kín, bên trong là những món rau, món mặn hôm nay có, tôi hít thở một hơi thật sâu rồi mới nới tiếp)… Nếu anh muốn ăn, thì phiền anh ra đó chọn, tôi sẽ đi làm.
Quân đưa mắt nhìn theo hướng tay tôi chỉ, cũng chẳng có ý định đi ra nhìn xem nó có cái gì, nói đại .
– Mang cho đĩa thịt bò với con gà luộc ra đây.. Làm thêm có 50 suất cơm chuyển đến cái địa chỉ này, nhanh lên không chúng nó chết đói hết ấy. Tiền bao nhiêu tí ăn xong thằng này trả.
Tôi nhận lấy tờ giấy trên tay của Quân, quay người đị vào trong với bác Lan làm cơm, muốn giải thích với bác lắm nhưng chẳng biết phải giải thích như thế nào, nên chỉ biết lụi cụi nhặt rau, rồi sắp cơm ra hộp để cho bác trai kịp mang đi. Tôi cũng chẳng dám nhìn Quân, chỉ sợ anh ta điên lên rồi lại đùng đùng lôi tôi đi hôm trước, lúc ấy có mười cái miệng giải thích có lẽ bác Lan cũng không có tin tưởng rồi thuê tôi nữa. Ba năm học cấp ba ở nơi này, tôi vẫn khép mình như một con rùa, không tiếp xúc với ai, không giao du với các thành phần tệ nạn, ấy vậy mà từ khi sau kì nghỉ ở quê quay lại, số tôi lại đen đủi đến mức bị tên bảo kê kia cho vào tầm ngắm, đúng thật sự là vận cứt chó mà.
Bác Lan làm xong xuôi mọi thứ sắp ra mâm, nhìn sang tôi thở dài một hơi rồi nhỏ nhẹ nói.
– Linh, con mang cái này ra cho khách đi, để bác làm nốt cho.
Tôi nghe bác nói vậy thì dạ một tiếng, đưa chiếc hộp cho bác rồi bê mâm đi ra ngoài. Thật ra tôi cũng biết bác sợ tên Quân ấy nên mới không dám bưng, chứ bình thường những lúc tôi dở tay bác đều tự làm hết, chẳng bắt tôi dừng lại nửa chừng như thế này. Chỉ là bác không biết thật ra tôi cũng sợ tên này lắm, sợ đến mức mặt bình tĩnh vậy thôi nhưng tim muốn rớt ra ngoài đến nơi rồi.
Dọn món ra bàn cho Quân, tôi chưa kịp đi vào anh ta đã nói luôn, từng câu từng chữ như ép buộc không cho phép tôi được từ chối.
– Ngồi xuống đây ăn cơm với tao luôn đi, ăn xong tao đưa mày về. Mấy ngày không gặp mày thành con cá mắm rồi đấy, nhìn ngứa cả mắt.
Ô hay nhỉ, tôi gầy hay béo thì mặc xác tôi, tôi ốm yếu cũng mặc xác tôi, tôi với hắn chỉ là người dưng nước lã mà cứ như là thân quen lắm ấy. Người ta đã cố tránh mình rồi mà vẫn không chịu buông tha, cứ quấy rầy khiến người khác khó chịu đến muốn chửi thề, muốn đào tổ tông nhà anh ta lên. Thế nhưng nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ tôi nào có dám nói, nói ra hắn lại chốt cho tôi mấy cái vả có mà chẳng còn răng với lợi nữa.
– Cảm ơn anh, tôi bên trong vẫn còn nhiều việc lắm, tôi phải vào làm nốt chứ không lại kịp giờ giao cơm .
Quân là một tên bảo kê thô lỗ cọc cằn, nhưng nhìn đi nhìn lại hắn vẫn là kiểu công tử con nhà có tiền, có lẽ chưa từng bị ai từ chối bao giờ nên nghe thấy tôi nói như vậy thì bắt đầu lại nổi cơn điên, đặt mạnh chiếc đũa xuống bàn ngước lên nhìn tôi hách dịch.
– Con nhà quê này, mày điếc không nghe thấy tao nói gì à.. Ngồi xuống ăn cơm.
Lần này thì tôi tức thật rồi ấy, đang chuẩn bị sừng cồ lên muốn cãi lại thì vô tình nghe thấy tiếng bác Lan ho nhẹ từ bên trong, phải cố gắng lắm mới kiềm chế được ngồi xuống đối diện với Quân, lấp lửng.
– Được rồi, tôi ăn, anh đừng có lớn tiếng như thế nữa được hay không, ảnh hưởng đến quán, đến việc làm ăn của chủ nữa.
– Ngay từ đầu mày nghe lời tao thì có phải hay hơn không….( gắp cho tôi miếng đùi gà vào bát, Quân nói )… Ăn hết đi, ăn sao cho hết cái đĩa này không thì đừng hòng tao để cho cái quán này làm ăn yên ổn.
Trước mấy lời đe dọa này của Quân, tôi cũng chẳng thèm nói lại hay giải thích nữa, cứ lẳng lặng ăn đồ ăn trên bàn, thế nhưng càng ăn nước mắt càng muốn rơi xuống nhiều hơn. Tôi nhớ đến bữa cơm độn sắn cách đây tháng trước, chỉ có mấy con cá nhỏ bắt được ở suối, mấy quả trứng tráng với cây dương sỉ dại, khác hẳn với thịt gà thịt bò trước mặt này, nhưng sao lại ngon đến thế. Tôi cũng chẳng nhớ bao lâu rồi nhà tôi không được ăn thịt gà, có lẽ là lâu lắm rồi, phải ba, bốn năm trở về trước. Tôi nhớ tới A Sơn và ba, không biết bây giờ bọn họ đã về chưa hay vẫn ở trên rẫy thu hoạch ngô với sắn. Thế rồi cứ mải nghĩ về họ như thế, tôi chẳng biết nước mắt mình rơi trên khuôn mặt từ bao giờ, đến khi cảm thấy vạt áo trước ngực ướt đãm một mảng mới vội vàng luống cuống lấy khăn giấy trên bàn lau. Có điều mọi cảm xúc của tôi lúc này đều bị Quân bắt được, anh ta nhăn mày, hỏi tôi. Lần này giọng nói cũng nhẹ hơn trước rất nhiều.
– Ngồi thần người ra đấy làm gì, sướng quá nên khóc à… Hay con mụ chủ quán vừa ức hiếp mày nên mày khóc…( nói đến đây anh ta lôi hết khăn giấy trong hộp đưa cho tôi, nói tiếp )… Thôi nín đi kể tao nghe xem nào, tao đòi lại công bằng cho. Thích tao cho người phá luôn cái quán này đi, không có kinh doanh chó gì nữa, được chưa.
– Anh thôi đi… ( tôi gắt lên với Quân, nói lớn )… Đừng có hơi tí lại mở miệng ra đòi phá công ăn việc làm của người khác.
Nói xong tôi liền đứng phắt dậy đi vào bên trong phụ bác Lan xếp hộp cơm vào trong thùng rồi nhận luôn đi giao, mặc kệ Quân ngồi ở đó với bàn thức ăn đầy ụ. Tôi không biết tôi tại sao lại có thể can đảm lên cơn điên nói anh ta như thế, ngộ nhỡ anh ta tức giận thật chẳng phải quán của bác Lan sẽ không làm ăn được gì nữa hay sao, lúc ấy tôi sẽ hối hận lắm. Nghĩ đến điều ấy tôi lại tự trách bản thân mình, lưỡng lự rất lâu cũng quyêt định giao cơm xong rồi đứng ở đầu ngõ đợi Quân trở về, mặt trời trên cao thì mỗi ngày càng thêm nắng gắt. Cũng may chỉ tầm hai mươi phút sau đó Quân trở về thật, nhìn thấy anh ta đẩy cửa xe bước xuống, tôi đã vội vàng lên tiếng.
– Tôi… chúng ta nói chuyện một tý được không… Tôi.. tôi không làm mất thời gian của anh đâu.
Quân dường như cố tình không nghe thấy lời nói của tôi, vẫn nhàn nhã hút thuốc từng bước lướt qua, đến liếc nhìn tôi cũng không thèm lấy một cái, điệu bộ từ đầu đến cuối đều phát ra khinh thường, ghẻ lạnh khiến tôi không thể nào chịu nổi được nữa mà hét lên một tràng.
– Tôi biết anh không muốn nghe nhưng tôi vẫn muốn nói lại… Anh từ ngày mai đừng có đến quán của bác Lan ăn cơm nữa, cũng đừng đến quán của bác ấy gây sự phá công ăn việc làm của người ta. Tôi với anh không thân, không quen, tốt hơn hết anh cũng đừng tỏ ra chúng ta quen biết nhau nữa. Tôi muốn cuộc sống của tôi sau này vẫn như khoảng thời gian trước đó, không hề có vướng bận hay lo sợ gì hết… Nên mong anh hiểu cho.
– Hiểu gì, vừa luyên thuyên cái gì đấy.
Quân nhìn tôi như sinh vật lạ, tay cũng đưa lên gỡ chiếc tai nghe xuống, vẻ mặt không khỏi ẩn hiện những cảm xúc giận dữ. Thấy anh ta như vậy, trái tim trong lồng ngực tôi nhói lên một cái đau nhói, hô hấp theo đó cũng trở nên nghẹn hơn, lắp bắp lắc đầu.
– Không có… không có gì hết, tôi về trước đây.
Nói xong tôi cũng ngồi lên chiếc xe đạp đạp ù đi về quán, ra đến đường lớn mới dám đưa tay quẹt đi hết những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán của mình, miệng không ngừng cảm tạ trời đất. May quá, ,may là Quân không nghe thấy, nếu không tôi kiểu gì cũng bị hắn cho ăn mấy phát đạp cho xem.
Những ngày sau đó, Quân cũng không tới quán tôi thật, tôi cũng chẳng có vô tình gặp anh ta nữa. Ban ngày tôi đi học nửa buổi sáng, buổi chiều được nghỉ lại tiếp tục làm ở chỗ bác Lan, suy cho cùng cũng vì bác ấy trả lương cho tôi không đến nỗi tệ, với cả cũng không có hách dịch hay ghét bỏ như những người trước kia tôi hỏi ngày đầu chân ướt chân ráo lên thành phố, nên tôi cũng không có ý định chuyển đi chỗ khác .
Thời gian trôi đi rất nhanh, thấm thoắt tháng mười một cũng tới, kéo theo đó là vài trận rét se lạnh, nhưng so với quê tôi vẫn chưa lạnh bằng. Bốn tháng trôi qua tôi cũng mới nhận được thư của A Nùng gửi lên, ngoài thư của ba nhờ cậu ấy viết, Nùng còn viết riêng cho tôi một lá nói về cuộc sống của ba và A Sơn. Bức thư ba nhờ Nùng viết ông nói mọi thứ ở nhà đều tốt, vụ thu hoạch ngô sắn vừa rồi nhà tôi sản lượng cũng thừa nên bán đi cũng được gần một triệu, ông lại có một khoản cất đi để tích góp. Nói chung những thứ ông kể đều là nhưng chuyện vui, chẳng hề có khó khăn hay buồn bã gì cả. Có lẽ ông không muốn tôi ở trên này thêm lo lắng nên mới nhờ Nùng viết như thế, thành ra tâm thư cũng chỉ vẻ vẹn đủ 1 trang giấy không có thừa.
Đọc sang bức thư của Nùng, tôi mới biết được ba còn rất nhiều việc chưa kể với tôi. Như việc khoai sắn bội thu nhưng ông vẫn tằn kiệm như trước, vẫn chỉ cơm trắng độn với bột ngô, độn với khoai sắn ăn qua ngày. Đàn gà ngày nào cũng được A Sơn đào giun với bắt cá cho ăn đã lớn ngùn ngụt nhưng ông tiếc không dám, nên đã bán hết tất cả rồi mua thêm lứa mới. Rồi còn chuyện nhà A Sìn thấy ba cưu mang A Sơn nên đem hận, đêm hôm xông vào nhà tôi phá hỏng khu bếp A Sơn nằm, phải mất thời gian 1 tháng mới sửa lại được, chắp vá cho giống như nguyên vẹn. Và còn rất nhiều thứ khác nữa, tôi chẳng thể nào nói ra được hết.
Vẫn biết ở nhà ba luôn tằn kiệm như thế, vậy mà khi nghe thấy người khác kể lại tôi vẫn chẳng thể nào kiềm chế được mà khóc nức nở, những cơn đau trong lồng ngực vẫn nhói lên từng hồi. Tôi ở đây tuy khó khăn, tuy phải đi làm cả ngày kín đến thời gian ngủ cũng không đủ, nhưng ít ra tôi vẫn được bác Lan cho ăn ngon, trả lương cho sức lao động đã bỏ.
Cất gọn lá thư vào trong quyển sách đặt trên giường, tôi lọ mọ nhìn lên tờ lịch treo trên tường, nhẩm đi nhẩm lại cũng sắp đến ngày thi giữa kì rồi, khi ấy tôi cũng được nghỉ khoảng tầm nửa tháng, chẳng biết nên có dự định gì cho những ngày đó. Thế rồi mấy ngày nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng quyết định sẽ trở về quê thăm ba với Lưu Sơn một chuyến, thuận tiện mua luôn cho họ hai chiếc áo bông mới để mùa rét này có thể ấm áp, dù sao tiền lương tôi chắt chiu vẫn còn thừa được một khoản nhỏ.
Một tuần sau đó, khi tiếng chuông vang lên báo kết thúc kì thi, tôi tức tốc chạy về nhà trọ lấy ba lô rồi lại thục mạng chạy ra bế xe đón khách, mà chẳng hề để ý được việc có chiếc ô tô màu đen đang từ từ dừng lại ở con hẻm. Xe chạy mất gần một ngày mới trở về được thị trấn , lại mất thêm hai tiếng đồng hồ ngồi xe lừa nữa tôi mới trở về được bản của mình, khi ấy trời đã tối mờ mờ, nhiệt độ kéo xuống lạnh đến toát ra toát thịt. Lão Phụng mấy nay trời trở gió , bệnh đau xương khớp lại tái phát nên Nùng thay lão đi chở hàng, cũng may là dọc đường gặp được cậu ấy nên tôi cũng không phải đi bộ, nếu không có lẽ nửa đêm mới về tới mất.
Xe lừa dừng lại trước cửa nhà lão Phụng, tôi vội vàng nhảy xuống xe chạy ù đi về hướng nhà mình nằm phía sau ngọn núi, miệng vẫn không quên cảm ơn Nùng rối rít. Sự xuất hiện đột ngột của tôi lúc này khiến cho dân làng tò mò không ít, bắt đầu bàn tán và chỉ trỏ. Cũng đúng thôi, tôi trước kia chỉ về nhà đúng mấy ngày tết rồi lại đi, đến giỗ mẹ tôi cũng chẳng có thời gian để về nữa, trong mắt bọn họ cũng đã dần biết được lịch trình của tôi. Âý vậy mà lần này mới có 4 tháng tôi đã 2 lần đi về, họ khó hiểu, ngạc nhiên cũng chẳng có điều gì là lạ.
Gật đầu chào hỏi bọn họ mấy câu, tôi lại tiếp tục đi tiếp, từ xa đã nhìn thấy Lưu Sơn. Anh mặc trên người chiếc áo bông rách vá đầy chỗ, đầu tóc rối bù, râu ria vẫn lởm chởm dính đầy cơm với sắn. Mặt và tay dính đầy vết bẩn, đang ngồi bệt ngoài cổng vẽ nhăng vẽ cuội trên nền đất hình thù gì đó mà tôi không thể nào hình dung ra được, vừa giống cột thu sóng điện thoại trên thành phố tôi vẫn nhìn thấy, vừa giống biểu đồ gia tăng hơn.
Khoảng thời gian tôi ở nhà, bệnh tình anh cũng chẳng đến nỗi nào, tuy mơ hồ không nhận thức được như người bình thường nhưng chí ít anh đã thay đổi không có nghịch bẩn và đi lang thang nữa. Nhưng kể từ khi tôi đi, nghe Nùng nói Lưu Sơn vẫn theo ba tôi đi lên rẫy bình thường, còn hôm nào nghỉ lại ra đi ngồi ở đầu chiếc cổng làng được dựng lên bằng mấy cây luồng, ánh mắt lúc nào cũng xa xăm nhìn về con đường duy nhất dẫn đi ra khỏi bản. Nùng còn nói thậm chí mấy ngày trời Lưu Sơn trở về, ba tôi hốt hoảng đi tìm khắp nơi nhưng không thấy, cứ tưởng anh được người thân đón đi nhưng mấy ngày sau thấy anh lại xuất hiện, trên người là đầy vết thương lớn nhỏ, thậm chí đầu còn bị chảy máu khô cóc cách đầy trên mái tóc dài xơ xác, bết bẩn. Anh cũng không mở miệng nói chuyện với ai hết, ngay cả ba tôi cũng thế, họa lắm khi ông hỏi nhiều Lưu Sơn mới ừ hoặc à vài tiếng, còn lại đều là im lặng.
Tiến lại ngồi xuông bên cạnh anh, nghiêng đầu nhìn vào khuôn mặt lấm lem của anh, tôi mỉm cười thật nhẹ lên tiếng.
– A Sơn… anh đang làm gì thế.
Lưu Sơn phản ứng chậm nửa nhịp, quay đầu sang nhìn, nhận ra tôi thì miệng kéo lên nụ cười thật sâu, vội nắm lấy tay tôi lẩm bẩm.
– Linh…. Linh về rồi…
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!