Giờ Đang Nơi Đâu - Quyển 1 - Chương 71: Người bệnh (15)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
16


Giờ Đang Nơi Đâu


Quyển 1 - Chương 71: Người bệnh (15)


Tạ Trạch Ích vừa rời đi không lâu thì Tuệ Tế và bà Cát đã đến. Tuệ Tế đi vào nhà, đầu tiên là chào Di Nhã và Sở Vọng, sau đó nói với Chân Chân, “Dưới hầm rượu có chuyện thú vị, bà Cát bảo tôi dẫn cô xuống đấy chơi với bà.”

Chân Chân đi theo Tuệ Tế xuống dưới, sau đó bà Cát mới chậm rãi từ trong vườn cây đi vào nhà cũ.

Vừa thấy bà, Sở Vọng cười nói, “Không ngờ chuyện thú vị bên dưới hầm rượu là cậu Diệp.”

Bà Cát nghe vậy thì cười khẽ, “Đôi chim cu kia muốn tình thời gian địa điểm để gặp riêng nhau cũng không dễ gì.”

Di Nhã lấy làm lạ, “Dì Cát, Diệp Văn Dữ có đáng tin thật không ạ?”

“Lúc nhìn Chân Chân, thằng bé không hề che giấu tình cảm trong mắt. Đứng trước mặt ta thề thốt nếu mình còn ngày nào thì quyết sẽ không để con bé chịu tổn thương. Thái độ cũng khẩn khoản lắm. Hai đứa nói xem thế nào?”

Di Nhã cười lắc đầu, “Cháu không nói được.”

“Chuyện đó không liên quan đến việc có thật lòng hay không,” Sở Vọng nghĩ ngợi, “Còn người nhà thì giải quyết thế nào đây?”

“Nên ta mới hỏi cậu ta, ‘cậu định ăn nói với người nhà thế nào?’ thì cậu ta sầm mặt, trả lời là đi bước nào hay bước ấy, bảo nếu cậu ta không chịu, có lẽ người nhà cũng không đến nỗi ép cậu ta quá đáng.” Bà Cát cười nói, “Ai ngờ gia đình người Hoa ở Singapore còn bảo thủ cố chấp hơn cả gia tộc cũ trong nước. Còn trẻ nên nặng tình, có đầy nhiệt huyết muốn bảo vệ người yêu —— rất đáng yêu nhưng không đáng tin, vẫn chỉ là một cậu ấm ngây thơ, chưa thể làm chủ.”

Di Nhã cười nói, “Đáng để yêu, nhưng không đáng để gửi gắm.”

Bà Cát nói, “Hai đứa nó nhiệt tình như lửa, khó bỏ khó phân, chẳng lẽ ta lại đi chia rẽ uyên ương? Nên ta mới bảo: Nếu hai đứa muốn vui vẻ thì làm ngay đi. Sống cả đời, ồn ào náo nhiệt một chút cũng không có gì xấu.”

Sở Vọng chau mày, “Thế sau này thì tính sao?”

“Phải xem lúc bao thì cậu Diệp kia có thể đội trời đạp đất. Đến lúc ấy, có lẽ chuyện giữa hai đứa nó vừa mới bắt đầu, mà cũng có khi sẽ kết thúc.”

Đang nói đến chuyện của Chân Chân và Diệp Văn Dữ, nhưng tâm trí của bà Cát đã bay xa. Nói thật, nếu hai đứa nhỏ mà thành thì chưa chắc hai nhà Diệp – Tiết đã nhớ đến ơn làm mai của bà; nhưng nếu không thành, thể nào cũng trách cái biệt thự nhà bà làm lỡ chuyện đời con cháu.

Thế thì việc gì bà phải giúp đây?

Chỉ là dạo này bà hay nghĩ đến ba cô bé này: nếu có một ngày gọi tất cả tiểu thư nhà giàu toàn Hương Cảng lại đây: bất luận là học ở trường Tây hay đi du học về. Luận phong thái giáo dưỡng, luận đối đãi khách khứa, luận sắc đẹp khí chất, thì không mấy ai có thể hơn được ba đứa nó —— đến lúc ấy cả ba đứa cùng xuất hiện, nhất định sẽ là hạc trong bầy gà.

Di Nhã chỉ bị ảnh hưởng bởi xuất thân của mẹ mình, còn những mặt khách thì vẫn rất xuất chúng, không cần bàn nhiều; trong ba đứa nó, xuất thân của Chân Chân là cao nhất, nhưng tính cách còn hơi trẻ con, là đại tiểu thư ngây thơ được nuông chiều —— về mặt nào đó mà nói thì giống bà đến bảy tám phần khi được người kia nuôi, trước khi lấy chồng.

Mà đứa còn lại… Vừa rồi còn nghe thống đốc Cảng nói: vì một bài luận văn mà làm kinh động đến cả hội trưởng hội Hoàng gia Luân Đôn, khiến người ta dẫn theo trợ lý và học trò từ Anh đến để giúp viện nghiên cứu phát triển —— một ngôi trường ở vùng thực dân lại khiến cả trong và ngoài nước chấn động.

Trước đó thì giáo sư Từ kia đã viết tên con bé vào phần tên tác giả; lúc hội trưởng hội Hoàng gia đến, anh ta cũng cố ý gọi cháu bà tới để giới thiệu. Nên coi như nó cũng có tiếng tăm trong lĩnh vực của mình.

Bà Cát không khỏi buồn cười —— bà vốn định dốc toàn bộ tâm huyết để bồi dưỡng Sở Vọng thành cô gái số một danh chấn Hương Cảng. Không ngờ đến khi lớn lên lại lệch đường. Một cô gái từ biệt thự họ Cát của bà đi ra lại thành một nhà khoa học có tiền đồ triển vọng.

Nay Hương Cảng nhân tài đông đúc, nhiều người hay qua lại nhà bà, cũng không biết có bao nhiêu người muốn làm thông gia với bà. Nếu có cơ hội, nhất định bà cũng sẽ chọn ra một mối tốt nhất trong tay mình cho cháu gái, chưa chắc đã thua nhà họ Tư.

Nhà họ Tư có tốt không?

Ai ai cũng nói cuộc hôn nhân này quá tốt, nói con bé ba được hời nhờ loạn thế thay đổi tiền triều. Nhưng nhìn thời thế bây giờ, bà cảm thấy chưa chắc đã vậy. Hai năm qua cậu Tư ngày một nổi tiếng ở châu Âu, tên tuổi in khắp trên mọi tờ báo lớn nhỏ, khiến cha cậu ta thêm nở mày nở mặt. Còn Tư Ưng, tuy đã thành lập một ngôi trường, gia đình giờ cũng đầy đủ sung túc, nhưng từ lâu đã có lời đồn nói ông ta là Du Nhật phái, hình như mấy năm trước đã bày mưu tính kế cho vị kia ở Đông Bắc thì phải?

Mới qua đời năm ngoái, khoan nói đến việc Đông Bắc đã sa cơ lỡ vận, sau khi lên nắm chức, cậu con trai có thể khiến người của cha mình tin tưởng được bao nhiêu đây?*

(*Vị kia ở Đông Bắc mà tác giả nhắc đến là Trương Tắc Lâm, con trai là Trương Học Lương.)

Nghĩ đến chuyện này, bà Cát lại đau đầu.

Day huyệt thái dương, bà đưa mắt nhìn cô cháu gái nhà mình —— Sở Vọng vẫn không biết chuyện gì, hồn nhiên chọn đu đủ, bóc chuối tiêu, miệng lẩm bẩm: “Quả thật trong số này chỉ có đu đủ ngọt nhất. Lát nữa chọn ít đu đủ, lại lấy thêm hai chai rượu Federweisser rồi để Diệp Văn Dữ đem đến cho cô Từ. Không biết cô đã khỏe hơn chưa nhỉ?”

***

Từ sau khi Rutherford đến, tuy phòng nghiên cứu vẫn là phòng nghiên cứu, song mọi người đã âm thầm đổi tên, gọi là “Dự án Trẻ sơ sinh”. Không biết là ai đã đặt cái tên này, nhưng đúng là rất thích hợp.

Mấy ngày mới đến, Rutherford còn vô cùng hăng hái. Thế nhưng chỉ mấy tuần sau, sắc mặt ông ngày một kém đi, nghe nói nhân viên ngoại giao của Anh đàm phán không suôn sẻ —— tuy ông đã thuyết phục được nước Anh, nhưng lại hiểu biết quá ít về tình hình chính trị Trung Quốc.

Không dưới một lần ông đã nói với Từ Thiếu Khiêm: “Thầy thực sự rất thất vọng về chính phủ của các em.” Lại còn bảo, “Một quốc gia đã đổ vỡ, còn vét sạch quốc khố rót vào quân bị thì nói gì về tiền đồ được nữa?”

Không thương thảo được chuyện ngoại giao thì dự án khó mà tiến hành được.

Mọi người trong phòng nghiên cứu cũng ngơ ngác: từ sau khi đại lão đến, công việc về nguyên tử hạt nhân vẫn không chút tiến triển. Mọi việc vẫn tập trung vào các ngôi sao quy mô lớn.

Meitner lấy làm khó hiểu: “Việc gì cũng có chuyên môn. Chúng tôi không hứng thú và cũng không có nhiều hiểu biết về sao lạnh. Rốt cuộc phải chờ tới khi nào nữa đây?”

Meitner có thể xem là người kiên nhẫn nhất rồi. Thế mà ngay tới bà cũng đứng ngồi không yên, vậy có thể tưởng tượng được những người khác như thế nào.

Hiện giờ, một ngày bình thường trong phòng nghiên cứu sẽ là: một đám lính Anh ăn không ngồi rồi suốt ngày cùng các nhà khoa học cũng ăn không ngồi rồi mắt to trừng mắt nhỏ.

Nếu bọn họ lịch thiệp tốt tính, đẹp trai hài hước thì thôi không nói. Nhưng đằng này cả ngày phải nhìn bọn họ diễu võ dương oai, đến Sở Vọng cũng bực mình.

Thế là có một hôm, cô cũng đi hỏi Từ Thiếu Khiêm: “Có chuyện này em không rõ lắm, rốt cuộc nước Anh có tác dụng nhiều ít thế nào?”

Từ Thiếu Khiêm khép cửa văn phòng lại, cười nói: “Chính phủ chúng ta không có tiền, cũng không có nhiều nhà khoa học vật lý. Nước Anh đem theo tiền, nhà khoa học và thành ý đến đây, nếu sau này bàn bạc thảo luận xong xuôi, thì càng có thể đem binh lực đến, bảo vệ một sách lược vẹn toàn.”

“Sách lược vẹn toàn?”

“Kế sách toàn vẹn nhất, chẳng lẽ không phải là bí mật tạo ra nó trước khi có quốc gia nào đấy phát hiện ra phản ứng dây chuyền ư? Không xem nó là vũ khí, mà chỉ coi là phòng ngự. Không chờ địch đến đánh ta, mà phải tập trung vào việc sắp sẵn kế sách đối phó; không đợi địch tấn công ta, mà phải trông vào thành lũy của ta vững chắc, địch không thể hạ được. Nếu như rơi vào tay một người quyết định bất kỳ, thì nhất định phải trở thành vế trước. Còn nếu hai người có quan hệ lợi hại đốc thúc lẫn nhau, thì ấy sẽ là vế sau —— Là tướng súy giỏi thì phải biết cân nhắc thiệt hơn.”

Sở Vọng gãi đầu.

“Là chương Cửu Địa*.” Anh cười, “Xem ra mấy đứa không học Tôn Tử.”

(*Đây là một chương trong Tôn Tử Binh Pháp.)

Sở Vọng lè lưỡi, “Nhưng bọn em học vật lý.”

“Thầy cũng nghĩ vậy.”

Có lẽ biết được địa vị thần thánh của Rutherford trong lòng cô học trò đến từ tương lai, nên hễ mỗi lần đi gặp Rutherford là Từ Thiếu Khiêm lại dẫn Sở Vọng theo cùng.

“Đây là cô học trò xuất sắc nhất của em, là người chủ chốt trong bài viết “Sự tồn tại của Nơtron”, tin chắc giáo sư cũng biết.” Anh đã khen Sở Vọng với Rutherford như thế.

Rồi anh trêu cô: “Tôi nghĩ chắc chắn em cũng muốn gặp thầy ấy thường xuyên.”

Vì được Từ Thiếu Khiêm giới thiệu nhiều lần, Sở Vọng may mắn có được cơ hội lên tiếng trước mặt đại lão: “Em hy vọng sau này khi làm các thí nghiệm hạt nhân, chúng ta nên chuẩn bị một bộ đồ bảo hộ cho các nhà khoa học. Vì nói cho cùng thì tia X cũng đã được sử dụng để điều trị bức xạ trong thế chiến mà, đúng không?”

Sau lần tranh luận kịch liệt với Từ Thiếu Khiêm đợt trước, cô nghiêm túc nghĩ lại những chỗ sơ hở của mình về cách dùng từ, là “thế chiến” chứ không phải là “thế chiến lần thứ nhất”, không thể phạm phải sai lầm trí mạng này thêm lần nào nữa.

Rutherford nghiêm túc lắm nghe, sau đó bình tĩnh nói: “Thầy nghĩ đề nghị của em rất hợp lý. Và đương nhiên, thầy hy vọng lúc bắt đầu dự án này, chính phủ các em có thể cung cấp một phần vốn cho đồ bảo hộ.”

Sở Vọng cũng rất bình tĩnh đón nhận câu trả lời ấy, cũng rất hy vọng có thể mau chóng được chính phủ nước mình tiếp viện. Nhưng với tình hình trước mắt thì thật sự khá khó khăn, thậm chí khó hơn cả với chính quyền nhà Thanh trong Chiến tranh nha phiến.

Vì điểm này mà cô càng thêm khâm phục Rutherford. Là hội trưởng Hội hoàng gia được đế quốc bổ nhiệm, trong tay có rất nhiều quyền hành. Nhưng khi nắm giữ cả một kho báu, ông lại không hề nghĩ đến chuyện phải thỏa mãn ham muốn cá nhân của đế quốc, tiến hành mở rộng lãnh thổ; trái lại, ông chỉ mưu cầu phúc lợi cho nhân loại. Tướng quân giết người hay thầy thuốc cứu mạng, mỗi công việc có sứ mệnh riêng. Ngày trước người ta thường nói: văn nhân bàn chuyện quân sự thì sẽ mất nước. Nhưng giờ cô lại cảm thấy, những lời đó không phải như vậy: chuyện gì trên thế gian này cũng đều có thể là cái đẹp, duy chỉ có chiến tranh là không; nhưng nếu chiến tranh rơi vào trong tay nhà quân sự thì ấy lại là mỹ học. Mà bọn họ lại là người lãnh đạo và người quyết định của một quốc gia —— “nhất tướng công thành vạn cốt khô”, nếu nghĩ kỹ, có lẽ đây thật sự là một chuyện đáng sợ. Chuyện mà ai ai cũng sợ lại là cái đẹp trong mắt họ. Về mặt nào đó thì có bị gọi là biến thái không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu thay thế người quyết định bởi một một nhà khoa học có tấm lòng khoan hậu, cả đời mưu cầu hòa bình?

Vậy thì chắc chắn người đó sẽ dốc toàn bộ tài sản và học thức của bản thân ra, để người quyết định phải cân nhắc lúc dụng binh; để khi những người quyết định đối mặt với thứ vũ khí mạnh mẽ thì phải cẩn thận cẩn trọng.

Nghĩ tới đây, cô rất vui vì mình quen Từ Thiếu Khiêm, cũng rất vui khi trở thành học trò của anh.

Rồi sau đó là tin tưởng Từ Thiếu Khiêm, cũng thúc đẩy anh hoàn thành luận văn “Sự tồn tại của nơtron”.

Và càng may mắn hơn là, phản ứng phân hạch do anh nghĩ ra đầu tiên.

Một nhà khoa học thông minh lại suy nghĩ chu toàn, vì sao không gọi người ấy là “nhà thông thái”?

Mới đầu khi cô nghĩ đến chuyện này, cô cũng hy vọng có một “nhà thông thái” như vậy, có thể trao đổi ý kiến với mình, biết về vật lý, hiểu được thời đại, chu toàn đại cục —— như vậy thì cũng có đường sống để trao đổi.

Cô thực sự đã không nhìn lầm người.

***

Từ sau khi đến biệt thự họ Cát, bà Cát thường xuyên chuẩn bị cho cô rất nhiều bộ quần áo hợp mốt, cộng thêm ngài Saumur lấy được mấy bộ trang phục nổi nhất từng mùa ở Paris từ chỗ ngài Dupont, khiến trong một thời gian dài, phong cách ăn mặc của Sở Vọng đều được các nữ sinh trong trường bắt chước. Ví dụ như kính gọng tròn thịnh hành vào đầu năm 1927 đã trở thành phụ kiện điển hình của học sinh một thời gian dài; về sau là áo sơ mi sẫm màu, quần đùi trắng và bít tất cao tận đầu gối… Rồi sau đó nữa, những bộ quần áo bà Cát mua cho cô càng trở thành tài liệu nghiên cứu. Nhưng vì giá không rẻ nên số người bắt chước dần vơi đi.

Suy cho cùng, giữa thiểu số và đa số luôn khó mà lý giải cho nhau được. Trong phòng thí nghiệm, phần lớn các nhà khoa học đứng đầu ngành vật lý ở thời đại này đều thừa nhận trình độ học thuật của Sở Vọng; nhưng ở ngoài phòng thí nghiệm, ngày lại có nhiều người bắt đầu nảy sinh nghi ngờ về cô.

“Cô ta mới mười mấy tuổi. Chưa tốt nghiệp đại học và cũng không đi du học. Rốt cuộc là đã làm gì mà khiến giáo sư vật lý đại học thêm tên của cô ta dưới tiêu đề luận văn nổi tiếng thế giới như vậy? Thiên tài? Không đến mức ấy chứ.”

Nói đến đây, có hai sinh viên bày tỏ khinh bỉ: “Dùng tiền mua luận văn, đúng là làm bẩn danh tiếng đại học Hương Cảng!”

Cũng có người có suy đoán khác. Hương Cảng không thể so với đại lục, đa số học sinh đều không biết rõ chuyện cô đã đính hôn từ bé. Một thời gian dài có không ít các nam sinh từng theo đuổi cô, nhưng rồi cuối cùng đều bị mấy câu học thuật lời ít ý nhiều của cô đẩy lùi

Lúc này có người chợt nhớ: “Lần trước, cái cậu bên khoa Pháp đại học Cīna-sthāna đến trao đổi học tập ấy, không phải mời con bé lên núi Thái Bình nhưng bị nó từ chối à? Kết quả tối hôm đó tôi lại thấy nó ở trên núi đấy, cậu đoán thử xem là đi với ai?”

Mà Sở Vọng bị mọi người ác ý suy đoán lại ngây ngô vùi đầu trong phòng thí nghiệm, không hay biết gì. Có lúc giúp Chandra tính toán lực hấp dẫn, có lúc lại an ủi đồng bào người Đức không thể viết thư cho người nhà. Và nhiều hơn hết là vì Từ Thiếu Khiêm “muốn để cô gặp thần tượng nhiều hơn”, nên hễ chuyện gì có mặt Rutherford thì anh đều cố gắng dẫn cô đi.

Hai người thường xuyên cùng ra cùng vào nên bị mọi người để ý.

Có lúc những chuyện này lọt vào tai Diệp Văn Dữ, rồi bay đến tai chị Từ. Con trai vốn tính thô lỗ. Nhưng khi Diệp Văn Dữ thuật lại chuyện đó, anh ta cũng chỉ nói với tâm trạng trêu chọc “vì Sở Vọng đẹp nên bị các bạn nữ trong trường ghen tị”. Bởi vì đại đa số người trong ngành vật lý đều đã lĩnh giáo được bản lĩnh của Sở Vọng.

Từ sau khi cai thuốc, chị Từ chỉ có thể ăn được thức ăn lỏng. Tuy tinh thần đã khá hơn nhưng người lại gầy sọp hẳn đi. Nhưng chị lại muốn ăn cho bằng được mấy quả đu đủ được Sở Vọng nhờ Diệp Văn Dữ đưa đến, thế là để dì Văn ép nước để uống.

Nghe Diệp Văn Dữ nói thế, chị không những không buồn mà trái lại, tinh thần càng thêm dồi dào.

Sau khi Diệp Văn Dữ rời đi, chị bất tri bất giác uống hết nửa phần nước ép ép từ một quả đu đủ, sau đó mới gọi dì Văn đến: “Đu đủ này rất ngọt, cắt một ít đem lên cho Văn Quân đi… Còn phần này, Từ Thiếu Khiêm đã về chưa? Dì rửa sạch đu đủ, để lại cho anh ấy một quả.”

Vì hôm nay nhận được thư tuyển dụng của “Sự tồn tại của sao đặc” nên tâm trạng Từ Thiếu Khiêm rất tốt, vì vậy cũng về nhà sớm hơn. Vừa vào cửa thì thấy vợ đang ngồi dưới hiên hóng gió, xem ra hôm nay tâm trạng rất tốt nên mới bảo dì Văn đẩy ghế ra đây. Anh vội đi lên, rút thảm lông treo ở móc áo cạnh cửa, khoác thêm cho chị. Suốt cả quá trình, chị Từ chỉ lo nhìn anh cười.

Tâm trạng Từ Thiếu Khiêm đang rất vui, thấy vợ vui, anh cũng không kìm được cười nói, “Có chuyện gì mà em vui thế?”

Chị Từ không đáp, chỉ đưa mắt nhìn lên trên bàn, “Đu đủ, ăn thử xem có ngọt không.”

Nhìn thấy mất lát đu đủ nằm trên bàn, Từ Thiếu Khiêm mỉm cười đi tới, vừa vì chuyện thư tuyển dụng, vừa cảm thấy vợ sắp bình phục nên trong lòng rất vui. Anh ăn hai miếng, nhưng không cảm nhận được vị gì.

“Có ngọt không?” Chị Từ thò đầu đến cười hỏi.

“Ngọt.” Anh thuận miệng đáp.

“Con bé Sở Vọng mua mà lại, đương nhiên phải ngọt rồi.” Chị Từ nói tiếp.

“Ồ.” Anh vẫn thuận miệng đáp, không để tâm lắm.

Chị Từ nhìn Từ Thiếu Khiêm chăm chú, sau đó cười nói:

“Đu đủ ngọt, người cũng đẹp, phải không?”

“Cái gì đẹp cơ?” Từ Thiếu Khiêm nghĩ ngợi một hồi mới sực tỉnh, “… Ừ, hình như cũng cao lên rồi. Anh không để ý lắm.”

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN