Bắt Nạt Tướng Quân Đến Phát Khóc - Chương 91: Thiếu
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
38


Bắt Nạt Tướng Quân Đến Phát Khóc


Chương 91: Thiếu


*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Chuyển ngữ: Gà – LQĐ

Năm nay là một năm được mùa.

Lương thực nặng trịch chất đầy kho thóc của mỗi một nông hộ Biện Kinh.

Đại Tư không Tấn quốc Thôi Hựu Ngư, khơi thông lại kênh đào đã bị bỏ hoang đã lâu.

Hào này được mở từ Huỳnh Dương – phía bắc Trịnh Châu, qua Trịnh Châu, liên tiếp dẫn qua Hoàng Hà và Tế Thủy, qua Biện Kinh, rồi đổ vào Tùy Thủy.

Sông ngòi phì nhiêu dẫn nước tưới thổ nhưỡng ven đường, gột rửa pha loãng những khu đất trồng bị nhiễm mặn. Khiến cho vô số “ruộng chết” trở thành “đất lành” phì nhiêu màu mỡ.

Mặc dù vì thời gian ngắn ngủi, hiệu quả vẫn chưa quá rõ ràng, nhưng nông hộ quanh Biện Kinh đã cảm nhận được niềm hân hoan khi vụ mùa bội thu.

Tàu buôn bắt đầu có thể từ Biện Kinh chạy thẳng đến thượng du Trịnh Châu. Lại từ Huỳnh Dương thay đổi tuyến đường qua Hoàng Hà, hoặc qua Tẩm Thủy vào thẳng trung bộ Tấn quốc.

Cũng có thể xuôi nam qua Tùy Thủy đến Tống quốc giàu có, thuận tiện vận chuyển lụa là cùng lương thực.

Bến tàu Biện Kinh dần dần náo nhiệt, đội thuyền thả neo và phu khuân vác lui tới vận chuyển hàng hóa, tạo thành cảnh tượng vô cùng tấp nập.

Cửa hàng trên đường phố cũng dần dà nhiều hơn, bày ra các loại thực phẩm tươi sống từ nam chí bắc.

Cách bến tàu không xa là một quân doanh.

Mấy phụ nhân cùng các cụ già đang lau nước mắt, đứng ở cửa quân doanh cáo biệt với người nhà sắp xuất chinh.

Một phụ nhân ngoài năm mươi tuổi níu chặt lấy tay con trai, khóc như mưa, cuối cùng vẫn cắn răng nói một câu: “Không có, đừng về.”

Không có được tước vị, cũng đừng từ chiến trường trở về.

Mặc dù trong nội tâm bà rất không nỡ con mình.

Nhưng cả nhà bọn họ là dân ngoại địa chạy nạn tới, trải qua gian khổ mới đến được Biện Kinh, trượng phu của bà cũng vì lánh nạn mà mất mạng giữa đường.

Trong nhà, trên có cao đường ốm yếu, dưới còn có bốn năm hài tử đang kêu gào đòi ăn.

Tuy đã nhập quê quán Tấn quốc, nhưng chỉ dựa vào 30 mẫu thụ điền được phân xuống này, vẫn không đủ sống.

Hôm nay, cả nhà chỉ có thể trông cậy vào đứa con trai duy nhất này thôi.

Chỉ có trên chiến trường, hắn đạt được tước vị, được ban thưởng ruộng đất, cả nhà mới có thể sống qua ngày.

Con của bà an ủi: “Mẫu thân, đừng lo lắng. Hài nhi đi lần này, nhất định có thể kiếm được một chức Thượng tạo trở về. Nương và A tỷ đành phải vất vả thêm một chút, trông giữ các đệ muội, ở nhà chờ hài nhi trở về.”

Mẫu thân nhét y phục mùa đông vào tay hắn, nghẹn ngào buông tay.

Gần doanh địa này là một canh dịch doanh.

Trong lúc này, không khí thoải mái sống động hơn nhiều.

Trong doanh phần lớn là một vài thiếu niên trẻ, cha mẹ của họ cũng đang nhét thức ăn và y phục mùa đông vào tay họ, lải nhải vài việc vặt.

Đại quân xuất chinh sắp đến, nhưng những thiếu niên này chỉ cần phục dịch trong canh dịch một tháng, không cần phải theo quân xuất chinh.

Bởi vậy tuy người nhà đầy mặt ân cần nhưng không tràn ngập bi thương như cách vách.

Căn cứ vào pháp lệnh mới nhất của Tấn quốc, chỉ cần ngụ lại tại Tấn quốc, phàm là gia đình có nam tử tuổi từ 15 đến 55, hàng năm đều phải ra báo tên tham gia binh dịch trong vòng một tháng, thường gọi là canh dịch.

Nam tử phục canh dịch không cần rời nhà quá xa, chỉ cần đi lính tại quận huyện nơi mình ở, có người phụ trách tổ chức cho họ, thao diễn quân vũ nửa tháng, nửa tháng còn lại tham dự xây dựng phòng thành cùng kiến thiết cơ sở thượng tầng cho quận huyện.

Giờ phút này, hai vị thiếu niên lang đồng hương đang ôm y phục cha mẹ cho, đi đến phòng canh dịch doanh.

“Huynh trưởng, huynh xem, bên kia thật náo nhiệt, khóc lóc ỉ ôi không thôi.” Một nam tử khá trẻ nói với huynh đệ đồng hương của hắn.

Nam tử lớn tuổi hơn trả lời: “Đại quân phải xuất chinh rồi, ra chiến trường, ai biết có bao nhiêu người có thể trở về, cứ nghĩ là sắp sinh ly tử biệt, đương nhiên là muốn khóc.”

“Nam nhân đại trượng phu, tất phải kiến công lập nghiệp, nếu trên chiến trường chém vài thủ cấp trở về, xin nhận tước vị, cả nhà đều sẽ vinh quang theo, chẳng phải hùng tráng lắm ư! Trái lại, tiểu đệ hy vọng không cần phải phục cái canh dịch chỉ bày ra vẻ này mỗi ngày. Chỉ muốn một ngày nào đó có thể được mộ binh nhập ngũ, chân đao chân thương chém giết trên chiến trường một phen.”

“Đệ đừng coi thường canh dịch, cái này hàng năm thao diễn nửa tháng, chính là điểm quan trọng để sau này bảo vệ tính mạng đấy. Chiến trường cũng không đơn giản như đệ nghĩ đâu.” Nam tử lớn tuổi nhìn qua quân doanh cách vách, an ủi vị đồng hương trẻ tuổi khí thịnh của mình.

“Sợ nhất là người bốc đồng như đệ đây, lỗ mãng ra chiến trường, tiếng trống chấn thiên, tiếng giết vang trời, nếu là tân binh chưa được huấn luyện chỉ sợ lúc ấy sẽ kinh hãi mà không nhấc nổi chân, sẽ bị mất mạng chỉ trong tích tắc.” Tuổi của hắn lớn hơn một chút, gặp qua vô số bi kịch lên chiến trường nhưng không còn đường về, nên không lạc quan mấy với chiến tranh: “Không nghe thấy lý trưởng ngày ngày tuyên truyền giảng giải trong thôn đấy sao? Canh dịch này chính là để cho nam tử Tấn quốc chúng ta mỗi năm đều có cơ hội làm quen với huấn luyện chiến sĩ vân vân. Đợi khi chúng ta thật sự lên chiến trường, mới có thể chết ít đi vài người.”

Nam tử trẻ hơn hơi sửng sốt, tâm tư ngựa non háu đá không biết sợ của hắn tựa như đã bị khói thuốc súng từ sa trường không xa chạm đến.

Sau khi vụ thu chấm dứt.

Tấn quốc Tả thứ trưởng Mặc Kiều Sinh dẫn ba vạn đại quân, đánh vào lân cận Tống quốc.

Hạ được chín tòa thành trì bao gồm Lan Khảo, Ngoại Hoàng, Dân Quyền vân vân.

Thế như chẻ tre, đại quân thẳng đường tiếp cận thủ đô Tuy Dương của Tống quốc.

Quốc quân Tống quốc Tống tương công thất kinh, dắt hậu cung tân phi, văn võ cả triều dời đô từ Tuy Dương qua Bành Thành cách xa Tấn quốc.

Đồng thời khẩn cấp gửi quốc thư đến Vệ quốc, Lỗ quốc lân cận cầu viện.

Quốc quân Lỗ quốc chẳng màng bận tâm.

Vệ Hằng công Diêu Hoằng chẳng hề nao núng. Bấy giờ, hắn ta phái thượng tướng Viên Võ, dẫn mấy vạn thủy sư (đoàn đội theo đường thủy), xuôi theo Tế Thủy lên, ý đồ thông qua đường này công kích Tấn quốc, giải cứu Tống quốc đang trong cơn hiểm nghèo.

Không phải là Diêu Hoằng có

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN