Thiên Thần Cánh Trắng - Chương 34: Hỏa Hồ (2)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
79


Thiên Thần Cánh Trắng


Chương 34: Hỏa Hồ (2)


Như Ý nhìn mẹ kế, nàng nở nụ cười ngọt ngào hỏi: “Dì, sao tự dưng hôm nay đại giá quang lâm đến đây. Cha có việc gì sao?”

Mẹ kế Như Ý thường được người ta gọi là bà Phạm. Cha nàng tên là Phạm Khánh Duy, còn bà Phạm vốn tên thật là Lý Kiều. Nhưng ở trong xóm, người ta gọi bà theo họ cha nàng nên gọi là bà Phạm, còn cha nàng thì gọi là lão Phạm.

Bà Phạm nhìn nàng nhướng mi, giọng không mấy thiện cảm hỏi: “Tao từ khi nào lại phải có việc mới được đến đây? Mày đây là đang trù cha mày có chuyện hay sao hả con ranh?”

Bị bà Phạm nói móc, Như Ý không tỏ thái độ, nàng trước sau vẫn như cũ vẫn giữ vững nụ cười ngọt ngào trên môi, chỉ hơi nhướng mi tỏ ý, hóa ra là vậy sao?

Nàng hỏi: “Thế dì đến đây là có việc gì?”

Nhìn Như Ý vẫn tươi cười, không có chút gì là tức giận. Bà Phạm có cảm giác bản thân đang đấm vào miếng bông, cảm thấy bực tức hừ một tiếng. Cái con ranh này lúc nào cũng cười cười, nhìn mà phát bực, thật muốn xé nát cái miệng nó ra. Nhưng nghĩ đến việc, lão Phạm nghe lời khuyên của bà, đuổi Như Ý ra khỏi nhà đến đến đây ở một mình, thì trong lòng bà cân bằng được chút ít.

Bà Phạm nhìn mặt Như Ý liền thấy chướng mắt, không vòng vo mà đi thẳng vào vấn đề: “Tao nghe nói, mày mới mua một tên nô lệ?”

Sớm biết bà ta đến đây vì cái này, Như Ý tươi cười, không chút chột dạ mà mở to mắt nói: “Không có.”

“Tao không tin.” Nói rồi, thân hình xồ xề của bà Phạm cố gắng lách qua người Như Ý để chen vào cổng. Nhưng dù bà có lách như thế nào thì cũng không lách qua được. Cái cổng bị nàng đứng chắn ngang, thân hình nàng tuy nhỏ, nhưng chính là vững như bàn thạch không cách nào xoay chuyển.

Dùng hết sức nhưng không lách được vào cổng, bà Phạm vừa mệt vừa tức. Bà nhìn Như Ý giọng hầm hừ: “Mày đây là có ý gì? Mau tránh ra!”

Như Ý không bị thái độ bà Phạm dọa cho sợ, nàng nhìn bà cười càng ngọt ngào hơn: “Dì, hình như dì quên mất lời hứa hẹn ban đầu rồi thì phải.”

Lúc trước, trước khi nàng dọn về căn nhà gỗ nhỏ này. Nàng cùng với bà Phạm có lên quan phủ ký một khế ước. Nội dung khế ước là: Nếu nàng dọn ra ở, dù bần hàng hay phú quý thì gia tài của nàng cùng nhà chính không còn liên quan. Nàng sẽ theo đúng nghĩa vụ của đứa con gái, mỗi năm sẽ đưa về nhà chính phụng dưỡng 10kg gạo. Cũng có nghĩa, hiện tại bà Phạm không có quyền tùy tiện xông vào nhà nàng. Tại vì cái nhà gỗ nhỏ này hiện tại là gia tài của nàng.

Nhớ tới khế ước, bà Phạm mặt đen như đít nồi.

Lúc trước, khi con nha đầu này còn ở nhà chính. Mỗi sáng sớm thức dậy bà đều phải đụng mặt nó. Chưa kể, sáng trưa chiều tối mỗi bữa cơm đều phải chung bàn. Mỗi cái nhấc tay của nó đều khiến bà gay mắt. Thật khó khăn lắm mới tìm được lý do, tống cổ nó đi. Cứ nghĩ rằng mỗi ngày nó trôi qua đều ăn không đủ no, mặc không đủ ấm bà liền cảm thấy sảng khoái. Có ai mà ngờ, đột nhiên lại nghe được tin nó mua nô lệ. Ai mà chả biết, giá một nô lệ rẻ nhất cũng bằng tiền cơm cả tuần của gia đình bà.

Tự dưng Như Ý đột nhiên có nhiều tiền, bảo sao bà Phạm không tức đỏ mắt. Càng nghĩ, trong lòng bà càng sôi sục không cam tâm, càng muốn ở chỗ nàng đào ra chút đỉnh gì đấy.

Như Ý biết tỏng trong lòng bà Phạm đang nghĩ gì, nàng ngoài miệng tuy cười nhưng ý cười lại không chạm tới đáy mắt. Đáy mắt nàng lạnh dần đi.

“Dì không ở nhà chuẩn bị cơm cho lão cha và đứa con trai ngoan của dì sao? Hình như hiện tại cũng không còn sớm.” Như Ý không nhanh không chậm nói, chân mày thanh tú của nàng khẽ nhướng lên.

Nghe tới con trai, bà Phạm mới sực tỉnh nhớ lý do chính tới đây. Bà không cố lách người qua cổng nữa mà đứng nghiêm chỉnh lại, giọng nói hùng hồn đầy lý lẽ vang lên: “Đưa đây.”

“Đưa gì?” Như Ý hỏi.

“Tiền!” Bà Phạm thiếu chút gào lên, sau đó lại hùng hồn đầy lý lẽ giải thích: “Mày dù gì cũng là con gái lão Phạm, em trai mày lại còn đang đi học. Hiện tại cũng sắp tới hạn đóng tiền cho lão sư, mày đương nhiên có nghĩa vụ phải đưa tiền ra rồi không phải sao? Tiền đâu? Đưa mau?”

Nghe xong, Như Ý cười nắc nẻ như thể đang nghe thấy chuyện tiếu lâm nào đấy.

Nhìn thấy Như Ý cười, bà Phạm ngẩn người ra, hỏi: “Mày cười gì đấy?”

Nàng quệt quệt mắt, tỏ ý bản thân cười nhiều quá đến mức chảy cả nước mắt. Nàng vừa cười vừa nói: “Dì, người khẳng định bản thân hôm nay chạy đến đây không phải do bị sốt mà sảng đi?”

Cái người đàn bà này, quả nhiên mê tiền đến mức đâm ra hồ đồ rồi.

Bà Phạm mơ mơ hồ hồ không hiểu ý Như Ý, nhưng bà cảm nhận được, đó không phải ý tốt gì. Bà tức giận quát: “Con ranh, ý mày là gì?”

Như Ý hỏi: “Dì, cha con họ gì?”

“Họ Phạm.” Bà Phạm nghi hoặc nói.

“Thế con trai dì họ gì?” Nàng lại hỏi.

Nghe hỏi con trai bà họ gì, bà Phạm có chút tức giận mắng: “Nó là con trai cha mày, không họ Phạm chứ họ gì? Không lẽ ý mày con trai tao không phải con lão Phạm.”

Như Ý bị mắng nhưng nàng vẫn cười, bình thản nói: “Con nào dám. Thế cho hỏi, con họ gì?”

Nghe tới đây, bà Phạm đã hiểu ý của Như Ý muốn nói.

Đúng vậy, Như Ý theo họ mẹ, lấy họ Lục. Họ tên của nàng là Lục Như Ý.

Sở dĩ như vậy là vì, bà Phạm nói với lão Phạm rằng, Như Ý vốn ‘nữ sinh ngoại tộc’, mai mốt khi lớn lên như bát nước đổ đi, không thể nào phụng dưỡng ông. Nhưng con trai bà thì khác, nó là con trai, nó mới là đứa con đích thực, có thể phụng dưỡng ông.

Bà còn nói, Như Ý đã có một phần của hồi môn do mẹ nàng để lại, không cần phải chia gia tài làm gì. Vì để cho con bà nhiều thêm chút gia tài, bà không tiếc xúi lão Phạm đổi họ của nàng từ Phạm thành Lục. Nếu Như Ý đã chuyển thành họ Lục rồi thì không cần chia phần nào gia tài cho nàng nữa.

Hơn nữa, bà lấy lý do con trai bà cũng đã lớn, đã hiểu chuyện nam nữ, không thể để Như Ý ở chung nhà được. Dù gì nàng và con trai bà cũng là cùng cha khác mẹ, không an toàn.

Một người cha, không quan tâm con gái đã đành, lại còn nhẫn tâm đổi họ con theo mẹ, đuổi ra cho sống một mình ở căn nhà gỗ nhỏ. Chuyện như vậy, hỏi sao tâm nàng không lạnh.

Vậy mà bà Phạm còn mặt dày tới đây đòi tiền nàng cho con trai bà, đâu ra việc lợi như vậy?

Như Ý cười ôn hòa: “Dì, con họ Lục không phải họ Phạm. Tiền dì cần, có phải nên chạy về nhà mà kiếm hay không? Hơn nữa, dì cũng đừng quên uống thuốc. Lúc sảng mà đi lung tung, thật sự rất nguy hiểm.”

Ánh mắt nàng nhìn bà như đang nhìn một kẻ tâm thần bị rối loạn.

Mặt dù biết mình đuối lý, nhưng bà Phạm chính là vì tiền mà bất chấp lý lẽ. Bà nằm lăn ra đường, gào lớn: “Bớ làng nước ơi, ra đây nhìn xem. Con gái nuôi lớn đủ lông đủ cánh rồi, nó không biết hiếu thuận với cha mẹ. Ngay cả tiền cho em trai đi học mà nó không chịu đưa. Bớ làng nước ơi, nó còn đánh ta nữa này. Bớ làng nước ơi.”

Bà Phạm như con cá lóc à nhầm con hải mã bị chích điện, không ngừng nhảy đành đạch trên đất. Hơn nữa, bà bất chấp đến mức vừa gào gú, vừa tát mình đến mức mặt đỏ ửng.

Như Ý thấy bà Phạm diễn kịch điên cuồng đến như vậy, nàng không cản, vô cùng bình thản mà chống tay lên mặt, tựa khủy tay lên cổng mà xem.

Nàng đợi bà Phạm lăn lộn đến mức toàn thân đều đen, gào đến cổ họng muốn toác, giọng trở nên khàn khàn. Nàng mới mỉm cười, dịu dàng hỏi: “Dì, người mệt chưa?” Sau đó nàng lấy tay che miệng vờ hốt hoảng, nói: “Dì, con quên nói. Xung quanh đây hầu như không có nhà, cũng không có ai đi ngang qua đây. Dì bớ làng nước là đang kêu ai vậy?”
Nói đến đây, nụ cười nàng càng thêm long lanh.

Trước đây bà Phạm không muốn cho nàng sống dễ dàng nên cố tình kêu lão Phạm cấp cho nàng căn nhà gỗ này. Căn nhà gỗ này chính là một mình nằm trơ trọi giữa một bãi đất sỏi đá mênh mông. Xung quanh hoàn toàn không có một hàng xóm nào. Việc này có nghĩa, nếu có vấn đề gì, nàng phải tự lực cánh sinh.

Thật không ngờ, hiện tại vị trí địa lý như thế này, bà Phạm chính là tự bê đá đập chân mình.

Nghe Như Ý nói, bà Phạm ngừng lăn lộn mà ngồi dậy, dáo dác nhìn xung quanh. Bà chợt nhớ đến vì sao lúc trước đẩy Như Ý tới chỗ này, mặt bà từ từ đỏ lên, bà hướng Như Ý tiếp tục gống: “Như Ý!!! Mày cố ý đúng không?!!”

Như Ý bị gống, vội lấy tay che lỗ tai lại, tránh cho lỗ tai bị bà Phạm gống đến hỏng. Thấy bà Phạm gống xong, nàng hướng bà cười ngọt ngào, tốt bụng nhắc nhở: “Dì, con thấy lúc nãy dì bắt chước mấy mấy con chó gãi lưng chà dưới đất, thiếu chút rách cả da. Hiện tại dì nên về nhà thay y phục mới đi, kẻo người ta tưởng dì là ăn xin đấy.”

Bà Phạm bị Như Ý chọc tức cho nghẹn họng, chỉa tay ngay mặt nàng mà lắp bắp: “Mày… mày… mày… ” Bà Phạm ‘mày’ cả buổi vẫn không nói thêm được chữ nào.

Tiền thì không đòi được, ngược lại bà bị Như Ý cho tức suýt phát điên. Bà hậm hực đứng dậy, ngay cả bụi đất cũng không phủi mà hướng mặt Như Ý đe dọa: “Mày đợi đó, tao về nói với lão Phạm, xem cha mày xử mày ra sao.”

Đe dọa xong bà xoay người bỏ đi.

Như Ý bị bà đe dọa, vẫn bình thản tươi cười, nàng thong thả vẫy vẫy tay chào bà.

Bà Phạm đi mất, Như Ý mới xoay người bước vào sân nhà.

Nàng đi loanh quanh sân để tìm kiếm con gà khi nãy vứt vội vào. Nhưng quái lạ là, bó thuốc vẫn còn đó, nhưng con gà lại không thấy đâu.

Không lẽ con gà tìm một góc nào đó trốn rồi?

Nghĩ vậy, nàng lại lục hết các góc, lỗ trong sân để tìm kiếm. Mới tìm được một lát, nàng nghe thấy giọng lão Phạm từ ngoài cổng vọng vô: “Như Ý, mày đâu ra đây cho tao.”

———— ***—————————
Tác giả: Đọc truyện “Vì tôi, anh không cần hắc hóa” trên app Mangatoon để ủng hộ tác giả.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN