Già Thiên - Chương 6: Phong Thiện chi địa(1)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
437


Già Thiên


Chương 6: Phong Thiện chi địa(1)


(1) Phong thiện chi địa: Nơi tế trời của vua chúa thời xưa trên đỉnh Thái Sơn!

Bên trong Vũ trụ, chỉ có cô tịch và hắc ám, chín bộ xác rồng khổng lồ vắt ngang giữa không trung, khí thế của chiếc quan tài lớn bằng đồng thau cổ xưa, tựa như cùng tồn tại vạn năm với Vũ Trụ Hồng Hoang.

Mấy ngày đã qua đi, vẫn như cũ không có cách nào phiên dịch đồ án đồng thau mà tín hiệu thần bí truyền lại, thủy chung cũng không có biện pháp nào đem “trục vớt” nó, để mà đem về Địa cầu nghiên cứu.

“Chuyển Động rồi!”

“Lệch khỏi quỹ đạo, đang hạ xuống!”

Đúng vào lúc này, bên trong Trạm không gian quốc tế, mấy du hành vũ trụ tinh anh, con ngươi nhanh chóng co rút lại, Cửu Long kéo quan tài, lệch khỏi quỹ đạo rồi, đang ở chậm rãi hạ xuống.

…..

Thái sơn, nguy nga trầm hồn, khí thế phảng phất, được tôn đứng đầu Ngũ Nhạc, được xưng Thiên Hạ Đệ Nhất sơn.

Từ xưa đến nay Thái sơn đó là tượng trưng cho thần thánh, ở khu vực tận cùng phía Đông của Trung Nguyên cổ xưa, có Hoàng Hà và Vấn Hà vờn quanh, thời cổ người ta bảo đó là mảnh đất đầu tiên sản sinh ra vạn vật.

Sơn mạc đại vu chi, sử mạc cổ vu chi (2)

(2): Núi to lớn không gì sánh nổi, lịch sử xa xưa không gì sánh được.!

Thái sơn bao la hùng vĩ, có bề dày lịch sử, có thể tìm hiểu thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế, thì cũng có thể gần tiếp cận tới mảnh đất của thần linh.

“Thiên cao bất khả cập, vu thái sơn thượng lập phong thiện nhi tế chi, ký cận thần linh dã.”(3)

(3): “Trời cao không thể với tới, trên đỉnh Thái Sơn lập “ Phong Thiện” mà bái tế, hi vọng ở gần thần linh vậy.”

Tần Thủy Hoàng quét ngang lục hợp, Hán vũ đế hùng tài đại lược, đều đã từng một hoặc hai lần ở Thái Sơn lập đại lễ tế trời (Phong thiện đại điển).

Mà trước đó, sớm hơn nữa ở thời kì thượng cổ đã có bảy mươi hai vị đế vương tại Thái sơn “phong thiện”.

Sách cổ Tiên Tần ( Quản tử. Phong thiện thiên) từng có ghi chép:

“Tích Vô Hoài thị “phong thiện” Thái sơn; Phục Hy phong Thái sơn; Thần Nông phong Thái sơn; Hoàng đế phong Thái sơn; Nghiêu phong Thái sơn; Vũ phong Thái sơn…”

(Dòng họ Tích Vô Hoài đã phong thiện ở Thái Sơn, Phục Hy phong thiện ở Thái sơn; Thần Nông phong thiện ở Thái sơn; Hoàng đế phong thiện Thái sơn; Nghiêu phong thiện Thái sơn; Vũ phong thiên ở Thái sơn

Thượng cổ thời kì, Thánh hoàng cùng Cổ Đế đều cũng không ngoại lệ, đều lựa chọn “phong thiện” ở đây, khiến Thái sơn bao phủ tầng tầng mê vụ, tỏa ra khí tức thần bí vô tận.

Thời kì Xuân thu, Khổng Thánh từng đến Thái sơn, tìm kiếm di tích “phong thiện đại lễ” của thời thượng cổ, nhưng không thu được gì nên nuối tiếc.

Người đời sau từng có phát hiện thêm chút ít.

Năm thứ 20 của Dân Quốc, Tướng quân Mã Hồng Quỳ thống lĩnh quân đội đóng quân ở dưới chân núi Thái Sơn, trong lúc vô tình phát hiện một tòa ngũ sắc đàn tế bằng đất, bên trong có hai bộ sách ngọc, lấy “Thạch nê kim thằng” phong chi, nấp trong lòng đất.

Thời kì thượng cổ Tiên Tần, các vị Cổ hoàng vì sao đều ở đây “phong thiện”, đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn, khả năng vĩnh viễn cũng không cách nào vạch trần.

Diệp Phàm cùng mọi người ở khách sạn nghỉ ngơi một đêm, ngày thứ hai bắt đầu leo núi Thái sơn.

Ở trong đoàn người, rất nhiều người lần đầu tiên leo núi Thái sơn, chỉ có đích thân tới nơi đây, mới có thể cảm giác được sự bao la hùng vĩ của nó.

Ngọn núi có 3 tầng địa chất kết cấu theo kiểu bậc thang, như bậc thang lên trời, quay lưng về phía bắc, nhìn về phương nam, có thể khai phá ngọn núi, hình thành con đường lên trời dài hơn 10km, nối liền với ngọn núi ở chính giữa, kéo dài đến đỉnh núi.

Bất luận là nhìn xa, hay là nhìn gần, đều có thể cảm giác được khí thế phảng phất, khiến lòng người kích động.

Thái Sơn bao la trước mắt, khiến người ta có một loại ảo giác kỳ dị, tự ví mình như con kiến hôi, thậm chí sao trăng trên trời cũng nhỏ bé, không đáng kể.

Đây là một cảm giác chấn động, làm cho tâm hồn con người vì nó mà rung động.

Nghe người Hướng dẫn viên du lịch kể các loại “Phong Thiện”, càng là khiến người ta suy nghĩ rất nhiều, con người đều hướng tới những điều thần bí mà suy nghĩ.

Lý Tiểu Mạn cùng Cade sóng vai mà đi, không ngừng vì hắn phiên dịch và giảng giải, thanh niên nước Mỹ này đối với Thái sơn càng ngày càng kinh ngạc, nên không ngừng đặt câu hỏi. Bạn đang đọc truyện được copy tại Truyện FULL

Lưu Vân Chí suy nghĩ rồi lại liếc nhìn Diệp Phàm, lại nhìn lại liếc nhìn hai người ở phía trước, nhưng hắn cũng nhận thấy thái độ của Diệp Phàm là trực tiếp bỏ qua, căn bản là không có một hiểu hiện gì, điều này làm cho hắn rất thất vọng.

Kỳ thực, Diệp Phàm căn bản cũng chưa có chủ ý gì, nên tự nhiên hắn rất bình tĩnh.

Diệp Phàm đã xem Hoàng Đế Nội Kinh, nghĩ đến thượng cổ Thánh quân đều ở đây “phong thiện”, hắn bỗng nhiên có một liên tưởng hoang đường, lẽ nào thực sự có một nền văn minh thượng cổ đã từng tồn tại rồi biến mất? Nếu là như vậy, cái kia thời kì đó Thái sơn không thể nghi ngờ là một Thánh Địa.

Nhưng mà hắn lập tức lắc đầu, cảm thấy mấy ngày gần đây buồn chán, nên mới có những suy nghĩ sai lầm như vậy.

Thái sơn cổ tùng xanh um, có nhiều lưu tuyền phi bộc, ngoài thì trang nghiêm nguy nga bên trong thì thanh tú, hơn nữa mây mù mờ ảo, tự nhiên lại tăng thêm vài phần thần bí cùng thâm ảo.

Một mạch leo thẳng lên phía trước, bên đường có rất nhiều danh thắng cổ tích, tượng phật, bia đá, khiến người ta than thở không ngớt.

Từ Tế địa đi qua Đế vương hành cung đại miếu, đến phong thiên Ngọc Hoàng đỉnh, tạo thành con đường thằng dài hơn 10km, địa phủ —— nhân gian —— thiên đường thẳng như căng chỉ.

Lúc chạng vạng tối, mọi người rốt cục cũng leo lên đỉnh Thái sơn —— Ngọc Hoàng đỉnh, nhìn bao quát vạn núi dưới chân, xa ngắm Hoàng Hà, mới khiến người ta hiểu sâu sắc sáng tỏ ý nghĩa chân thực của bài thơ ” Đăng thái sơn nhi tiểu thiên hạ “ (Lên Thái Sơn thấy thiên hạ nhỏ bé) do Khổng Tử sáng tác.

Hay 2 câu thơ của Đỗ Phủ:

“Hội đương lăng tuyệt đính,

nhất lãm chúng sơn tiểu!”(4)

Thi thánh cũng chỉ để lại một bài thơ có một không hai như vậy mà thôi

Lúc này, mặt trời đã xuống dần phía Tây, những đám mây được khảm nên một vầng hào quang rực rỡ, lóe ra quang huy như kỳ trân dị bảo.

Thắng cảnh như vậy, không khỏi khiến người ta say mê.

Đột nhiên, phía chân trời xuất hiện mấy điểm đen, sau đó lớn dần lên, truyền đến những tiếng gào thét của gió, sấm chớp.

Chín con quái vật khổng lồ từ trên trời giáng xuống, như là 9 con song đen ngòm đổ xuống, làm cho mọi người trên Thái Sơn đều bị kinh động, ngạc nhiên đưa mắt nhìn.

Đây chính là chín bộ xác rồng khổng lồ, kéo một chiếc quan tài lớn bằng đồng thau, hướng về đỉnh Thái sơn hạ xuống.

Rồng, chỉ tồn tại trong truyền thuyết, cùng thần tồn tại, sống ngoài quy luật của tự nhiên. Thế nhưng, khoa học phát triển cho đến bây giờ, còn có ai sẽ tin tưởng Rồng thực sự tồn tại?

Trên núi các du khách đều khiếp sợ, hô hấp như ngừng lại, thậm chí quên cả gào thét.

Yên tĩnh ngắn ngủi, sau đó trên Thái Sơn sôi trào, tất cả mọi người đều hoảng loạn chạy trốn, hướng về bốn phương tám hướng phóng đi, tránh né những xác rồng khổng lồ đang phóng tới.

Đây là một hình ảnh chấn động, trong ánh trời chiều đỏ như máu, Cửu Long kéo quan tài phóng tới, hạ xuống Thái sơn!

Tiếng gào thét sợ hãi, tiếng khóc lóc bất lực, mọi người thi nhau chạy trốn.

Cửu Long kéo quan tài, không phải là hạ xuống ngay, nhưng khi nó hạ xuống, đã làm cho cả đỉnh Thái Sơn ầm ầm rung chuyển.

“Rầm “

Chín con quái vật khổng lồ như là chín dãy núi nặng nề hạ xuống, làm Ngọc Hoàng đỉnh vỡ nát thành những khe lớn, đất đá tung toé, cát bụi mịt mù.

Quan tài bằng đồng thau cổ kêu lên “loảng xoảng”, nện xuống đỉnh Thái sơn, làm cho ngọn núi rung động, giống như xảy ra địa chấn. Rất nhiều đá núi từ trên núi lăn xuống, phát ra tiếng ù ù, như là thiên quân vạn mã đang lao tới.

Không ít người bị đá núi lăn tới, huyết nhục mơ hồ, ngã xuống dưới núi, tiếng sợ hãi kêu gào khóc than kêu lên liên miên.

Chấn động rốt cục cũng ngừng lại, ngọn núi rất nhanh bình tĩnh lại, thế nhưng đỉnh Thái Sơn vốn đã đại loạn từ lâu, không ít người trong lúc trốn tránh mà ngã sấp xuống, tạo thành cảnh cực kỳ hỗn loạn, rất nhiều người đầu rơi máu chảy, sợ hãi chạy xuống dưới chân núi.

Chín cái xác rồng khổng lồ dài hàng trăm mét, một nửa thân thể nặng nề nằm ngang trên đỉnh núi, một nửa còn lại rủ xuống vách núi, trông như một trường thành bằng sắt đen, tràn ngập cảm giác chấn động, đả kích cực lớn tới thị giác của con người.

Thái sơn Ngọc Hoàng đỉnh bị chấn tan, mặt đất tạo thành những khe lớn đáng sợ.

Quan tài cổ xưa bằng đồng thau dài hơn 20m, mặt trên mơ hồ có một đồ án cổ xưa, tràn ngập vẻ tang thương của năm tháng, có một cỗ khí tức thần bí đang lưu chuyển.

Trích:

(4):

Chú Thích:

Vọng Nhạc

Đỗ Phủ

Ðại Tông phù như hà?

Tề Lỗ thanh vị liễu

Tạo hóa chung thần tú

Âm dương cát hôn hiểu

Ðãng hung sinh tằng vân

Quyết tí nhập quy điểu

Hội đương lăng tuyệt đính

Nhất lãm chúng sơn tiểu

Dịch:

Ngắm Núi

Thái Sơn biết thế nào

Xanh biếc chia Tề Lỗ

Hùng vĩ thay tạo hóa

Trắng đen vẽ như mơ

Mây trôi bâng khuâng dạ

Chim lạc mắt trừng nhìn

Có khi lên tận đỉnh

Vọng xuống đám núi xanh

Bản dịch: Trần Trọng San

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN