Thương Hải - Chương 33: Lục Thức (Sáu Loại Nhận Thức)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
27


Thương Hải


Chương 33: Lục Thức (Sáu Loại Nhận Thức)


Lục Tiệm kêu lớn rồi mắt trợn trắng ngã lăn ra đất. Ninh Ngưng hết sức sợ hãi, ngước mắt nhìn lên thì chỉ thấy Ninh Bất Không lông mày trợn ngược, mặt toát ra đầy vẻ độc ác tàn bạo. Ninh Ngưng kinh hãi nói:

– Ông, vừa rồi ông làm gì vậy?

– Làm gì ư? – Ninh Bất Không hừ một tiếng, lạnh giọng nói – Con chó nô tài này cậy thế con lừa ngốc Ngư hòa thượng, bằng mấy đạo cấm chế nhỏ nhoi mà cũng đòi chống lại luật sắt của Hắc Thiên thư, quả là không biết tự lượng sức. Hôm nay ta đã phá hết cấm chế đi, để xem nó ra sao nào? Con chó nô tài này chẳng phải cứng đầu không sợ chết ư, nhưng để xem biết mùi vị của Hắc Thiên kiếp rồi thì nó sợ hay không nhé.

Ninh Ngưng không ngờ cha mình lại độc ác đến như vậy, đã không cứu người mà còn phá nốt đạo cấm chế còn lại của Lục Tiệm. Trong nháy mắt cô cảm thấy mắt tối sầm, cổ họng phát tanh suýt ngất xỉu đi. Trong lúc hoảng hốt chỉ thấy bộ mặt âm trầm băng lạnh của Ninh Bất Không đầy vẻ méo mó hung ác dữ tợn.

Lần kiếp nạn này tới thật quá nhanh, Lục Tiệm không kịp tranh đấu gì thì đã ngất xỉu đi. Hắc Thiên kiếp tuy vẫn chuyển động nhưng không còn giấc mộng kỳ lạ như trước mà chỉ có sự đau đớn và trống rỗng không cách nào tưởng tượng được ùa tới, cho dù đang trong cơn mê sảng vẫn cảm thấy được rất rõ ràng. Tuy miệng không nói được, mắt không mở được nhưng sự đau đớn vẫn khiến y nước mắt nước mũi giàn giụa, cả người co giật, bên tai oang oang rầm rập như có đàn ngựa chạy qua.

Phải biết rằng “Hắc Thiên kiếp” sở dĩ lợi hại vì tuyệt không phải cứ phát ra là chết ngay mà sau khi phát tác phải trải qua mấy giờ liền bị giày vò hành hạ rồi mới đứt hơi. Trong thời gian đó cho dù là đâm vào tim, cắt vào đầu cũng không thể lập tức khiến kiếp nô chết ngay được, chỉ cần đầu não còn nguyên, kiếp nô vẫn còn tri giác thì đau khổ của “Hắc Thiên kiếp” vẫn cảm nhận rất rõ ràng. Ngoài ra nếu mượn kiếp lực càng nhiều thì đau đớn càng lớn, cho dù chỉ một giờ mà người chịu kiếp nạn cũng như đã trải qua trăm nghìn năm tháng. Có thể nói là đau khổ trên thế gian này chẳng có gì hơn được nó.

Lúc Ninh Ngưng còn nhỏ đã từng thấy Trầm Chu Hư trừng phạt một kiếp nô phạm tội, bắt phải trải qua thiên kiếp mà chết. Tình trạng thảm khốc khi đó bao năm nay Ninh Ngưng vẫn nhớ kỹ trong lòng, thường bị ác mộng mà choàng tỉnh, khi tỉnh lại thường khiếp sợ lệ chảy đầy mặt. Lúc này cô thấy tình hình của Lục Tiệm thì chợt nhớ lại khi đó, đau khổ của Lục Tiệm cũng như chính mình phải trải qua khiến cho trái tim cô như vỡ vụn ra đau đớn vô cùng. Trong chớp mắt, gò má trắng như tuyết như ngọc của Ninh Ngưng ửng lên, trong lòng đã có quyết định, liền cúi người xuống một tay ấn lên huyệt Thiên Trung, một tay ấn lên Đan Điền của Lục Tiệm.

Ninh Bất Không như phát hiện ra, mày rậm rung lên rồi cao giọng nói:

– Ngưng nhi, con làm gì thế?

Ninh Ngưng nghe mà như không nghe, chỉ chăm chú nhìn mặt Lục Tiệm, tập trung toàn bộ sự chú ý vào cẩn thận duy trì trạng thái, cả người phát ra ánh sáng nhu hòa nhàn nhạt, kiếp lực trong ẩn mạch không ngừng hóa thành chân khí truyền qua bàn tay ngọc ngà thon thả vào người Lục Tiệm.

Ninh Bất Không trong lòng ngờ vực, liên tục nhướng mày rồi chợt sầm mặt, quát lên:

– Con điên rồi sao?

Nói rồi nghiêng người lao tới điểm về phía Ninh Ngưng. Lúc này bỗng cảm thấy sau lưng nổi gió vừa nhanh vừa mạnh, Ninh Bất Không bất giác quát lớn một tiếng, thế tiến tới vẫn không dừng lại mà chỉ quét ngược tay áo về phía sau.

Cốc Chẩn thấy cấm chế của Lục Tiệm bị phá thì cũng cực kỳ kinh hãi tức giận, nhưng “Bốn luật có – không” tuyệt không phải dùng trí mưu mà phá được nên với mưu kế chồng chất của Cốc Chẩn mà lúc này cũng phải bó tay. Hắn thấy Ninh Ngưng muốn truyền chân khí thì nhớ tới lời Tiên Bích đã nói liền hiểu rõ, luật thứ tư “Có qua có lại” cả kiếp chủ lẫn kiếp nô đều có thể di truyền. Chân khí của Ninh Ngưng thừa hưởng tính chất của Ninh Bất Không, nhưng cô là kiếp nô nếu muốn dùng chân khí thì phải mượn kiếp lực, theo luật thứ hai “Có mượn có trả” thì cô cứu Lục Tiệm xong cũng phải chịu kiếp nạn, vì vậy hành động này của Ninh Ngưng rõ ràng là có ý liều mạng xả thân.

Cốc Chẩn trong lòng cảm động lại vừa mâu thuẫn, tuy nhiên việc đến bước này rồi thì Lục, Ninh hai người sống chết khó có thể cùng toàn vẹn. Mắt thấy Ninh Bất Không ra tay ngăn cản, Cốc Chẩn không nhịn được liền thi triển “Miêu Vương bộ” lao tới vòng ra sau lưng Ninh Bất Không, vừa định ra tay thì chợt có một luồng sức nóng tạt thẳng vào mặt. Cốc Chẩn chưa kịp suy nghĩ thì đã cảm thấy người nóng lên, quần áo bị ngọn lửa táp vào rồi cháy lên bùng bùng.

Cốc Chẩn không ngờ “Chu Lưu Hỏa kình” lợi hại đến vậy, liền lập tức ngã ra lăn lộn mấy vòng thì lửa mới tắt, nhưng da thịt nhiều chỗ đau đớn, đã bị lửa làm bị thương. Hắn ngước mắt nhìn qua thì thấy Ninh Bất Không đã điểm vào ngực Ninh Ngưng, Ninh Ngưng ngã lăn ra đất. Cốc Chẩn nóng lòng vừa định xông tới liều mạng thì bỗng cảm thấy trên đầu tối sầm lại rồi một bóng xám nhanh như chim ưng, mang theo một luồng gió mạnh vọt thẳng về phía Ninh Bất Không.

Ninh Bất Không phát hiện ra kình phong của người này khác lạ nên í lên một tiếng rồi lùi lại một bước vung chưởng đón đỡ. Kình lực hai người giao nhau, quần áo của người áo xám bốc lửa nhưng chỉ cháy rất ngắn rồi đã tắt phụt.

Chưởng lực vừa giao nhau, Ninh Bất Không liền nhận ra lai lịch của đối phương, lập tức biến sắc hét lên:

– Ngư hòa thượng? Ngươi chưa chết ư?

Lão vừa nghĩ như vậy liền hiểu rằng Chu Lưu Hỏa kình tất không làm khó được đối thủ, lập tức nhảy lùi về phía sau định bắn “Mộc Phích Lịch” ra, nhưng chợt nhớ tới Ninh Ngưng huyệt đạo bị khống chế, không động đậy được, nếu “Mộc Phích Lịch” mà nổ thì gỗ vụn bắn tung tóe khó tránh khỏi đánh nhầm vào cô.

Lão hơn ngần ngừ thì đã mất tiên cơ. Người áo xám chuyển động như điện, tay trái tạt qua chụp Lục Tiệm lên, tay phải ôm Ninh Ngưng lên, vừa định quay người đến tóm nốt Cốc Chẩn thì Ninh Bất Không đã tức giận nạt một tiếng, múa song chưởng đánh tới. Người áo xám trong lúc vội vã liền vắt Lục Tiệm lên vai rồi đưa một tay ra đánh ngược lại một chưởng.

Bốp một tiếng, Cốc Chẩn phục gần đó chỉ cảm thấy phía trước gió nóng cuồn cuộn tràn đầy sức mạnh ép cho hắn không hít thở được. Ninh Bất Không hừ lạnh một tiếng, chợt nhảy lùi về phía sau rít giọng nói:

– Ngươi không phải là Ngư hòa thượng, rốt cuộc là ai?

Lúc này người áo xám quần áo bốc lửa, phải xoay hai vòng thì mới tắt, nhưng trong lúc dập lửa thì chân vẫn như lắp thêm cánh chạy như bay. Cốc Chẩn bò dậy từ đằng sau nhìn thấy người áo xám đó áo sư đầu trọc, chính là một vị hòa thượng. Ninh Bất Không vừa kinh hãi vừa tức giận, quát lên:

– Chạy đâu?

Rồi phi thân đuổi theo, đánh vù một chưởng ra. Hòa thượng kia chân không dừng bước nhưng vẫn đánh ngược lại một chưởng nghênh đón. Chưởng lực giao nhau trên không, “Chu Lưu Hỏa kình” bị chân lực vô tận của hòa thượng bọc lấy rồi đẩy ngược lại. Ninh Bất Không tức giận hừ một tiếng, song chưởng hợp lại cùng múa nửa vòng tròn rồi tống về phía trước. Hỏa kình kia chưa kịp tản mát thì đã bị bọc thành hình cầu rồi tống ngược lại, bên ngoài còn thêm vào hai tầng kình lực dày đặc xô tới vạt áo sau của hòa thượng. Xùy một tiếng, vạt áo sau dính lửa, ánh lửa bùng lên. Hòa thượng xoay ngược tay đánh một quyền hóa giải hỏa kình rồi kình lực thu hồi lại dập tắt luôn lửa cháy trên quần áo, bước chân cũng nhanh vọt lên như chim yến vượt tường, bỏ Ninh Bất Không phía sau hơn một trượng.

Hỏa kình của Ninh Bất Không ba lần bị phá thì trong lòng ớn lạnh, lão quát lớn một tiếng rồi nhanh hơn tên bắn chớp mắt đã tiến lại gần năm thước, đuổi sát theo sau lưng hòa thượng không tha không rời.

Hai người một chạy một đuổi đều như sao băng, chớp lên là biến mất. Cốc Chẩn ra sức đuổi theo qua một sườn núi thì trước mắt sáng lên rồi trở nên thoáng đãng, núi non xanh mướt, mây trôi vùn vụt, dưới sườn núi xanh tươi rậm rạp, khe núi vắng lặng yên tĩnh chẳng thấy bóng dáng ai.

Cốc Chẩn biết rõ thân pháp thua xa hai người, tất nhiên không đuổi theo được nên ngẩn ra một lúc rồi mới thở dài một hơi, bỏ đi ý định đuổi theo mà chậm bước đi dạo theo con đường núi. Núi Thiên Trụ vốn phong cảnh đẹp đẽ, trên đường đi biển mây sóng tùng, gió hú rừng reo, trời xanh biêng biếc, mây tía lửng lơ, chốc lát lại có một dòng suối xanh từ trong đá phun ra, rơi xuống trăm thước trắng sáng như tuyết như bạc, va vào đá biến thành vạn giọt châu ngọc rải khắp trời, thấm vào da thịt mát tới gan ruột.

Bên suối là một vách đá rộng lớn bằng phẳng, khắc đầy nét chữ. Chữ lớn thì đến mấy trượng, chữ nhỏ cũng vuông mấy thước, trong đó không thiếu gì bút tích để lại của Lý Bạch, Tô Đông Pha, phóng khoáng tràn trề hơn người.

Cốc Chẩn không biết mình đi dạo chơi lại đến “vách đá khắc chữ bên suối trên núi” ở phía tây chùa Tam Tổ mà nhiều đời văn nhân thời Đường thời Tống đã đều đến đề thơ khắc lại. Cốc Chẩn thưởng thức rất tinh tế, dưới cho đến lụa là phấn sáp, trên cho đến đồ cổ tranh vẽ không cái nào là không hiểu biết kỹ càng. Hắn thấy văn thơ trên vách đá đều thanh cao đẹp đẽ thì chợt cảm thấy bao nhiêu buồn bực đều tan biến, lặng lẽ nhập thần nhìn tám chữ “Một trụ chống trời, vạn núi hướng về” khổng lồ cao chọc trời, trong lòng không khỏi bừng lên một cảm giác hùng tráng, buột miệng khen ngợi:

– Không thẹn là phong độ chống trời.

Tiếng khen chưa dứt thì chợt nghe có người cười nói:

– Thế nào là phong độ chống trời.

Thung lũng vắng truyền âm vang vọng không ngớt.

Cốc Chẩn trong lòng trầm xuống, đưa mắt nhìn qua thấy Trầm Chu Hư đẩy xe lăn đang từ một con đường mòn vắng vẻ thong dong đi tới. Cốc Chẩn biết câu hỏi đó của lão có ý kiểm tra đánh giá nên lập tức cười khẽ, ngâm lên:

– Khi có mây trắng tới khép cửa, càng không trăng gió rải bốn phương.

Trầm Chu Hư đẩy xe đến càng gần:

– Thế nào là đạo?

Cốc Chẩn nói:

– Mây trắng che núi xanh, chim chóc dạo vườn hoa.

Trầm Chu Hư nói:

– Thế nào là chỗ hòa thượng giúp người?

Cốc Chẩn nói:

– Mưa giăng khắp chốn, trời đất nở hoa.

Trầm Chu Hư nói:

– Thế nào là người trong núi Thiên Trụ?

Cốc Chẩn chỉ cười, khoan thai nói:

– Một mình dạo bước trên đỉnh núi ngang trời, an nhàn nơi dòng suối chín khúc.

Trầm Chu Hư nói:

– Thế nào là mục đích đến Tây Phương?

Cốc Chẩn cao giọng sang sảng nói:

– Vượn trắng ôm con đến núi xanh, ong bướm ngậm hoa trong nhụy biếc.

[người dịch: đoạn trên đơn thuần là dịch chữ, còn nghĩa tớ không dịch được, mong các bạn thông cảm]

Hỏi đáp đến đó, hai người đập tay nhau cười lớn. Trầm Chu Hư khen ngợi:

– Hảo tiểu tử, nhớ khá lắm.

Mạc Ất cũng vừa hay theo đến nơi, nghe vậy thì cười nhạt nói:

– Đó là công án của Sùng Tuệ thiền sư, tiểu tử này may mà nhớ được vài câu, cũng có gì là ghê gớm đâu. [người dịch: công án đối với nhà Phật là chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt. Công án có thể là một đoạn kinh, một kinh nghiệm giác ngộ, một câu chuyện về một vị sư, một cuộc đàm thoại, vấn đáp hay một cuộc pháp chiến. Nhưng chúng có chung một điều là đề cập đến thể tính của vạn vật. Đặc trưng của công án là thường thường nghịch lí, “nằm ngoài phạm vi của lí luận”. Công án không phải là “câu đố” thông thường vì nó không hề được giải đáp bằng lí luận, muốn hiểu nó phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. (nguồn: wikipedia.org)]

Cốc Chẩn cười nói:

– Nhắc đến trí nhớ thì “Mạc đại tiên sinh” trên đời số một, kẻ hèn này thẹn không bằng.

Mạc Ất nghe vậy thì rất vui mừng, ngoác miệng ra cười.

Thì ra Trầm, Cốc hai người hỏi đáp vốn là một đoạn công án của cửa Thiền do cao tăng của núi Thiên Trụ là Sùng Tuệ thiền sư lưu lại, vốn là lời sâu sắc từ ngàn xưa lưu lại của cửa Thiền, ý tứ sâu xa. Trầm Chu Hư vốn tưởng dùng lời lẽ sắc bén để làm khó Cốc Chẩn, ai ngờ Cốc Chẩn hiểu nhiều biết rộng, lại có thể ứng đối không sai sót. Trầm Chu Hư tuy là kẻ địch nhưng cũng không khỏi phải vỗ tay khen ngợi.

Cốc Chẩn quét ánh mắt qua, thấy Mạc, Tiết, Yến, Tô bốn đại kiếp nô đứng thành nửa vòng tròn sau lưng Trầm Chu Hư. Lại nhìn thấy những đám cỏ gần đó rung rinh nhấp nhô rõ ràng có người ẩn nấp thì bất giác cười nói:

– Lão Trầm què, ông huy động số đông đối phó với Cốc mỗ chẳng phải là lấy núi Thái Sơn ép quả trứng mọn sao?

Trầm Chu Hư cười nói:

– Trầm mỗ xưa nay gan bé cẩn thận, nếu có thể lấy núi Thái Sơn ép trứng thì còn gì bằng.

Cốc Chẩn nói:

– Vậy ông muốn gì?

– Chẳng muốn gì. – Trầm Chu Hư nói – Chỉ mời các hạ đến quá Gia Bình đánh cờ vây một ngày để bớt nỗi buồn trong núi vắng vẻ thôi.

Cốc Chẩn cười nói:

– Người đâu có ít, cớ gì cứ phải tìm ta?

Trầm Chu Hư nói:

– Người thường quá nhiều nhưng người am hiểu lại quá ít.

Cốc Chẩn phì một tiếng, cười nói:

– Lão tử đánh cờ vây kém cỏi thì gọi gì là người am hiểu chứ? Lão Trầm què, ngươi muốn bắt ta thì cứ nói rõ ra, cớ gì phải quanh co như vậy. Đông Đảo bắt Trầm Tú nên ngươi muốn bắt ta để có thể trao đổi với Đông Đảo, nhưng lại không biết rằng lão tử là kẻ xấu xa ở Đông Đảo, bọn chúng còn hận không giết được ta thật nhanh ấy chứ. Ngươi muốn ta làm con tin thì thật sự đã tính sai rồi.

Trầm Chu Hư lắc đầu nói:

– Cha ngươi nếu muốn giết ngươi thì năm xưa ngươi phạm tội vì sao ông ta lại không giết mà cứ giam ngươi vào Ngục đảo? Đủ thấy tình cha con sâu đậu, khó tránh khỏi cũng hành động như người thường.

Đồng tử trong mắt Cốc Chẩn thu lại, lạnh nhạt nói:

– Ngươi cũng biết việc của ta sao?

Trầm Chu Hư thản nhiên nói:

– Biết người biết mình, trăm trận trăm thắng.

Vẻ mặt Cốc Chẩn dịu lại rồi chợt nói:

– Đến quán Gia Bình đánh cờ vây ư?

Trầm Chu Hư nói:

– Đúng vậy.

Cốc Chẩn khẽ cười rồi bỗng lớn tiếng nói:

– Không hay rồi, lão tử có công việc, không muốn đến đâu.

Mạc Ất hét lên:

– Ngươi quyết định được ư?

Rồi chợt xông tới một trảo đánh ra, không ngờ thân hình của Cốc Chẩn chuyển động liền biến mất. Mạc Ất cả kinh, chưa kịp biến chiêu thì sau gáy đau nhói lên, đã bị khống chế.

Mạc Ất kinh hãi đến mức hồn phách bay biến, bên tai nghe một tiếng quát vang rồi bóng xám chớp lên, Yến Vị Quy đã như gió lướt tới. Mũi chân còn chưa kịp nhấc lên thì Cốc Chẩn đã cười hi hi rồi chui qua dưới nách Mạc Ất chuồn đi. Yến Vị Quy nếu không thu chân lại thì nhất định sẽ đá trúng Mạc Ất, nên hắn đành phải rút chân về. Mạc Ất vừa được tự do thì kêu ối một tiếng rồi định tránh đi, không ngờ Cốc Chẩn chuyển động như điện, lão vừa chạy sang bên trái thì cổ đau nhói, đã bị bắt lại. Yến Vị Quy lắc người lao qua, tay chộp chân đá đánh cả trên lẫn dưới, nhưng Cốc Chẩn lại không chống đỡ, lắc người một cái đã lại chạy ra sau lưng Mạc Ất. Yến Vị Quy sợ đánh vào Mạc Ất nên lại phải thu thế, chậm trễ giây lát đã lại để Cốc Chẩn thoát khỏi tay.

Nói thì chậm nhưng hành động thì nhanh, trong mắt người ngoài Cốc Chẩn vốn đang ở trước mặt bỗng lại ra sau lưng, chạy vòng quanh Mạc Ất. Yến Vị Quy đuổi sat theo sau, nhìn rõ ràng là nhanh hơn Cốc Chẩn nhưng không biết vì sao mà trước sau vẫn không bắt được hắn. Chỉ có Trầm Chu Hư nhìn rất rõ ràng, thân pháp của Cốc Chẩn quỷ dị, co eo thu người dùng cả chân lẫn tay không giống như võ công của người mà lại giống như chim bay thú nhảy, đột nhiên tăng tốc ở những chỗ không có khả năng nên đều ra ngoài dự đoán của Yến Vị Quy. Ngoài ra tiểu tử này lá gan cũng lớn trùm trời, lại dám biến Mạc Ất thành lá chắn, mượn thân người lão để tránh thế đánh của Yến Vị Quy.

Mạc, Yến hai người ở trong cuộc cũng có nỗi khổ mà chỉ mình mới biết. Huyệt đạo của Mạc Ất hoàn toàn chưa bị khống chế, mấy lần muốn giúp Yến Vị Quy bắt Cốc Chẩn nhưng ai ngờ chụp tới chụp lui vẫn không chụp được cái chéo áo của Cốc Chẩn mà ngược lại mỗi cái giơ tay nhấc chân của lão đều bị Cốc Chẩn lợi dụng làm lá chắn ngăn cản Yến Vị Quy. Yến Vị Quy đuổi mấy vòng chợt nhận ra điều này, liền rít lên:

– Con mọt sách, cút ra ngay.

Mạc Ất sớm cũng đã có ý đó, nghe vậy thì tránh ra nhưng không ngờ Cốc Chẩn như bóng theo hình, tùy theo lão tiến lùi mà bám sát trước sau không rời. Yến Vị Quy lại càng nóng nảy, hét lên:

– Con mọt sách thối tha, còn không mau cút đi, cứ vướng chân vướng tay làm gì?

Mạc Ất suýt phát khóc lên, nói:

– Thằng nhãi này cứ bám lấy, lăn cũng không lăn ra được mà.

Yến Vị Quy tức giận mắng chửi:

– Không lăn thì bò, tóm lại là đừng có cản trở…

Mạc Ất nghe vậy thì chợt nhanh trí ngồi xổm xuống rồi chui qua dưới háng Yến Vị Quy, dùng cả chân tay bò ra ngoài. Vừa rồi lão đứng thẳng thì mới thành lá chắn bằng thịt cho Cốc Chẩn, một khi sụp xuống thì Cốc Chẩn lập tức mất người cản trở giúp. Yến Vị Quy hết sức mừng rỡ, vừa định ra tay thì không ngờ thân hình của Cốc Chẩn chợt nhanh hẳn lên, tưởng sang trái mà lại sang phải, trước mắt hoa lên rồi đầu vai trầm xuống, hai mắt chợt đau nhói, đã bị hai ngón tay của Cốc Chẩn dí vào.

Cốc Chẩn trước sau vẫn tránh né chạy trốn, Yến Vị Quy vẫn có lòng khinh thường, tuyệt không nghĩ rằng hắn lại dám phản khích. Không ngờ “Miêu Vương bộ” vốn rất đặc biệt, Bắc Lạp Sư Môn dùng loại thân pháp kỳ lạ này để khiếp phục bầy thú, cười ngạo núi rừng, có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy nhỏ chọi lớn. Yến Vị Quy bất ngờ gặp phải liền bị thua thiệt. Trong lòng hắn kinh hãi tức giận nhưng chỗ yếu hại đã bị khống chế nên không dám hành động bừa, người cứng ra như gỗ đá sững ra đó, mồ hôi lạnh chảy dài.

Lúc này bỗng nghe Cốc Chẩn ha ha cười lớn rồi đầu vai nhẹ đi, đối thủ đã nhảy xuống. Yến Vị Quy không nhịn được đưa mắt nhìn qua thì chỉ thấy Cốc Chẩn cười hi hi đứng một bên, trên cổ có ánh sáng bạc lấp lánh, nhìn kỹ mới thấy là một chùm tơ tằm nối tới tay Trầm Chu Hư. Yến Vị Quy lúc này mới biết là chủ nhân đã ra tay, dùng “Thiên La” khóa vào cổ Cốc Chẩn để buộc hắn phải dừng tay. Vừa nghĩ đến cả chủ lẫn nô ba nguời phải hợp lực mới bắt được người này thì Yến Vị Quy hai má đỏ bừng lên, thầm kêu hổ thẹn.

Cốc Chẩn thản nhiên như không, a a cười nói:

– Trong võ lâm nói tới “Thiên Toán” Trầm Chu Hư, không kẻ nào không khen ngợi trí kế của túc hạ, nhưng bây giờ giao phong với một kẻ ít tuổi như ta mà không đấu trí tuệ, lại đấu võ lực. Nếu chuyện này truyền ra ngoài thì chẳng phải làm xấu đi tiếng tăm người đứng đầu về trí kế của Tây Thành là ngươi ư?

Trầm Chu Hư cũng cười, biết rằng hắn hiểu rõ dùng võ công không địch lại nổi nên muốn dùng lời nói để làm khó mình. Lão liền thu lại tơ tằm, khẽ cười nói:

– Nói đến đấu trí thì đánh cờ vây có tính trong đó không?

– Tính chứ sao không tính? – Cốc Chẩn cười nói – Có điều đã là đấu thì phải có vật đánh cược.

Trầm Chu Hư gật đầu nói:

– Cái đó dễ lắm. Nếu ngươi thắng thì để cho ngươi thoát đi, còn nếu ta thắng thì ngươi đánh cờ với ta đến chính Ngọ ngày mai.

Cốc Chẩn cười nói:

– Tuyệt lắm, chỉ có điều ngươi giỏi đánh cờ vây, còn ta thì lại ở lâu trong ngục tối, chẳng hiểu gì về kỹ thuật đánh cờ vây. Chúng ta đối địch như vậy rất không công bằng, sao không đổi loại cờ khác được chứ?

Trầm Chu Hư nói:

– Cờ gì?

Cốc Chẩn nói:

– Đánh song lục, đánh chín ván ăn năm ván là thắng.

Trầm Chu Hư liếc hắn, khóe miệng lộ vẻ cười cợt cổ quái rồi gật đầu nói:

– Hay lắm, thì đánh song lục, nhưng không cần chín ván mà một ván là đủ.

Cốc Chẩn thấy vẻ mặt lão thì trong lòng trầm xuống, thầm kêu hỏng bét: “Lão đã biết việc xưa của ta thì nhất định cũng biết ta thích đánh song lục, theo tâm tính của lão tất nhiên sớm đã có chuẩn bị, thiết lập cạm bẫy rồi sau đó lại nói là muốn đánh cờ vây. Ta vốn cho rằng cờ vây là sở trường của lão, địch mạnh ta yếu nên nhất định không chịu, chín phần mười là sẽ đòi đổi sang đánh song lục. Đến lúc đó lão không tốn chút sức nào mà chỉ cần nhẹ nhàng đáp ứng. Như vậy chẳng phải là ta tự mình lao vào bẫy ư?”

Vừa mới chạm trán đã rơi vào thế yếu, ngoài mặt Cốc Chẩn thì mỉm cười mà trong lòng lại rất buồn bực, hắn thấy Trầm Chu Hư quay xe lăn đi về phía quán Gia Bình thì liền chậm bước đi cùng một bên. Hai người đều ung dung sáng sủa, chỉ trỏ ráng chiều bóng núi, suối chảy mây bay cười nói vui vẻ không ngớt, người ngoài nếu không biết cừu hận giữa hai người thì nhìn vẻ tự nhiên đó còn cho là hai người bạn vong niên, kết bạn dạo chơi núi non thưởng thức cảnh vật.

Núi sông dầy đặc, chốc lát đã đến trước một động phủ bằng đá, đá lớn trùng trùng, cây cổ thụ âm u, rêu xanh mọc đầy sặc sỡ, hoa thơm cỏ lạ tỏa hương quyến rũ, đẹp đẽ tự nhiên. Trên mấy cây tùng già trước động có mấy con hạc trắng, bị tiếng bước chân của mọi người làm cho kinh hãi hót lên mấy tiếng rồi bay vụt đi.

Trầm Chu Hư cười, chỉ tay nói:

– Năm xưa Lục tổ Huệ Năng truyền pháp cho Hoài Nhượng ở Nam Nhạc đã từng nói: “Túc hạ sinh được một con ngựa khỏe, đạp giết hết người thiên hạ”. Sau này Hoài Nhượng thu Mã Tổ Đạo làm học trò, quả nhiên ứng vào lời dự báo của Tuệ Năng. Mã Tổ Đạo lời nói sắc bén vô song, tinh thông Phật pháp, Phật môn lúc đó đều coi Thiền tông đứng đầu chính là vì những nhân vật hậu duệ vĩ đại của Lục tổ. Quán Gia Bình này chính là nơi tu đạo của Mã tổ, là động tiên cửa Thiền, cảnh đẹp nơi cõi Phật. Chúng ta đến nơi này cũng thấm được chút linh khí của tiên thánh.

Cốc Chẩn lặng lẽ gật đầu, mắt nhìn di vật trước mặt, nghĩ tới phong thái năm xưa Mã tổ cầm Tâm Đăng, dùng lời nói sắc bén rảo khắp thiên hạ không ai cản được thì bất giác lòng thầm không ngớt bái phục.

Sắc trời tối dần, hoàng hôn dâng lên, xung quanh bao phủ một cảm giác mơ hồ chập chờn. Đi đến gần động phủ thì chỉ thấy quán nối tiếp quán như bầy nhạn, trước quán có hai hàng đệ tử Thiên bộ, “Thường Vi” Tần Tri Vị cũng khom người đứng đó, trông thấy Cốc Chẩn thì liên tục nhướng mày có vẻ tức giận.

Cốc Chẩn trong lòng rất thoải mái, thầm nghĩ tính tình sở thích của bản thân đối phương đều nắm rõ, trong khi mưu kế của đối thủ thì mình lại hoàn toàn không biết gì, cho dù đã vắt óc hết sức những cũng không đoán ra bước tiếp theo của Trầm Chu Hư. Từ khi thoát ra khỏi Cửu U tuyệt ngục đến nay, lần đầu tiên Cốc Chẩn sinh ra cảm giác trí lực không đủ.

Lại đi mấy bước thì trong chỗ tối tăm phía trước chợt hiện ra một cái bàn tròn bằng đá xanh và một hàng ghế nhỏ bằng đá tròn. Trong chỗ tối của động phủ như có một cô gái ngồi xếp bằng, cứng nhắc như nặn bằng đất chứ không giống như người sống.

Ánh lửa chợt sáng lên, vách động trái phải đều đốt lên hai cây đèn bão chiếu cho trong động sáng ngời. Cốc Chẩn định thần nhìn kỹ thì cả kinh, thì ra cô gái ngồi xếp bằng đó lại chính là Diêu Tình. Chỉ thấy hai mắt cô nhắm lại, miệng cũng khép chặt giống như đeo một cái mặt nạ bằng ngọc, chẳng biểu lộ chút tình cảm gì.

Cốc Chẩn trong lòng hơi rối loạn, mắt nhìn Diêu Tình dùng hết sức tưởng tượng mà cũng không đoán ra trên người cô đã xảy ra việc gì. Trầm Chu Hư thì lại cười như chẳng có việc gì, đẩy xe lăn chầm chậm đến bên bàn đá. Cốc Chẩn trầm ngâm giây lát rồi cũng tiến tới ngồi xuống ghế đá, cười nói:

– Diêu đại mỹ nhân sao vậy?

Trầm Chu Hư khẽ cười, nói:

– Nếu ta nói là tĩnh tọa tham Thiền để nhận rõ những tội lỗi trước đây thì ngươi có tin không?

– Tin chứ sao không tin? – Cốc Chẩn cười nói – Giống như ăn cơm thì phải đại tiện, uống gió thì phải đánh rắm, những việc đó ta đều tin hết.

Trong mắt Trầm Chu Hư như có một tia điện lạnh lẽo lướt qua nhưng vẫn im lặng không nói.

Trong mắt Trầm Chu Hư lướt qua một tia sắc lạnh như điện nhưng vẫn im lặng không nói gì.

Một tên đệ tử Thiên bộ vẻ mặt cung kinh, cẩn thận dâng lên một bàn cờ song lục. Bàn cờ này dùng thủy tinh mài thành, một nửa trong suốt, mặt trên bàn cờ rực rỡ đủ loại màu sắc, ánh sáng chói lọi, như có vẽ một bức tranh màu nhưng nhìn kỹ thì bức tranh đó đã không phải vẽ người vật chim chóc, thần tiên quỷ quái mà cũng không giống sông núi cây cỏ, mặt trăng mặt trời hay các vì sao mà lại như một đám khói màu trôi nổi ẩn hiện như có như không.

Quân cờ và con xúc xắc cũng có màu sắc, sáng loáng trơn bóng, các quân cờ hình dáng khác nhau, chỉ có điểm duy nhất để phân biệt là trong các quân cờ của bên Cốc Chẩn có khảm những điểm sáng vàng.

Cốc Chẩn cầm một quân cờ lên xem xét tỉ mỉ một lúc rồi cười nói:

– Đây là pha lê vàng đã chế luyện của Đại Tần ở Tây Phương phải không? Hay thật, lại có thể thấy ở Trung Thổ.

– Kiến thức khá lắm. – Trầm Chu Hư vỗ tay nói – Năm ngoái Trầm Tú đi biển may mắn gặp một người thợ thủ công Đại Tần liền mời về nhà, đúc thành ít quân cờ pha lê, tuy có thú vị nhưng bất quá cũng chỉ là vật nghịch chơi tầm thường, không đáng kể.

Cốc Chẩn cười hi hi nhưng trong lòng lại thầm chửi:

– Vật nghịch chơi tầm thường ư? Hừ, tầm thường cái rắm.

Hắn định thần nhìn lại thì cảm thấy đám khói màu trên bàn cờ tùy theo ánh đèn chập chờn mà cũng phun lên xẹp xuống. Hắn nhìn thêm một lúc thì bỗng cảm thấy váng đầu, ngước mắt lên thấy con ngươi sâu hoắm của Trầm Chu Hư đang ngưng thần nhìn qua, trong đó có chút thích thú đánh giá thì bất giác trong lòng nhảy lên:

– Ra tay trước sẽ được lợi, ra tay sau phải gặp họa.

Liền lập tức nhặt con xúc xắc lên, cười hi hi nói:

– Xin lỗi nhé, tiểu tử đi trước…

Trầm Chu Hư còn chưa kịp trả lời thì bỗng có người nói:

– Không khí trong động phủ ẩm thấp, trước hết hãy để tiểu nô đốt lên một lò hương thơm trừ tà xua khí lạnh, tẩy rửa bụi trần.

Trong lúc nói chuyện, Tô Văn Hương bê một lò hướng chầm chậm tiến vào.

Lò hương đó có hình dáng như lò Bác Sơn thời Hán, chất đồng cực tốt, dát vàng dát ngọc óng ánh sáng lòa, trên lò còn khắc núi non sông nước, người vật thần thú sống động như thật, tinh xảo vô cùng. Cốc Chẩn nhìn mà mê thích, buột miệng khen ngợi:

– Tế dã thiên chủng thụ, xuất một vạn trọng sơn, thượng lũ tần vương tử, giá hạc thừa tử yên… [tạm dịch: Che ngàn cây hoang dại, ẩn hiện vạn núi cao, trên khắc vương tử nhà Tần, cưỡi hạc đạp khói tím…]

Hắn đọc đến đó thì chợt cảm thấy thất lễ, vừa định dừng lại thì Trầm Chu Hư đã tiếp lời cười nói:

– Hạ khắc bàn long thế, kiểu thủ bán thừa liên. Bàng vi y thủy lệ, chi cái xuất nham gian. Phục hữu hán du nữ, thập vũ lộng dư nghiên. [tạm dịch: Dưới khắc thế rồng cuộn, lắc đầu nửa cưỡi sen. Về bên dòng nước cũ, mũ nấm mọc khe đá. Lại có cô gái Hán, nhặt lông vẻ xinh tươi.]

Cốc Chẩn bất giác bật cười, nói:

– Lão Trầm què, chúng ta đấu cờ hay là thi Trạng Nguyên đây? Nếu là thi Trạng Nguyên thì lão tử vỗ ngựa chạy liền, quyết không để ngươi đùa cợt đâu.

Trầm Chu Hư cười nói:

– Trầm mỗ nhất thời hứng chí, nói thừa mấy câu, bất quá bài thơ vịnh đó đúng là lò Bác Sơn, còn cái lò hương này thì lại có chút không giống.

Cốc Chẩn nhíu mày định thần nhìn kỹ, xuyên qua kẽ hở trên hoa văn lờ mờ thấy ở trung tâm lò hương treo một quả cầu động, trên quả cầu tạc chín cái lỗ lung linh sâu thẳm.

Tô Văn Hương đốt than gỗ trầm hương dưới quả cầu đồng, ánh lửa xanh bốc lên. Không bao lâu, quả cầu đồng theo thế lửa đã tự chuyển động từ từ xoay vòng, cứ quay được một vòng thì trong chín lỗ trên quả cầu lại có một lỗ phun ra một luồng khí, hoặc đậm hoặc loãng, hoặc thuần hậu hoặc thanh tịnh, hoặc sảng khoái hồn phách hoặc trong sáng tâm thần. Mỗi vòng quay của quả cầu đồng lại có thể mang lại cho người ta những cảm thụ khác nhau.

Các loại lò quý Cốc Chẩn đã thấy không biết bao nhiêu mà kể, nhưng sự tinh xảo trong kết cấu, sự tuyệt diệu trong mùi hương của cái lò này thì cả đời chưa từng gặp được, hắn bất giác nhắm mắt thưởng thức mùi hương rồi hồi lâu mới cười nói:

– Xạ hương, hàng chân hương, đàn hương,… ồ, tô hợp hương, một dược, đinh hương… đúng rồi, còn một loại hương, là loại gì nhỉ? Mộc hương, không phải, úc kim hương, cũng không đúng…

Hắn tinh thông về hương liệu, càng đánh giá lại càng cảm thấy trong mùi hướng đó có kết hợp các loại hương liệu biến ảo vô cùng, nhất thời không nhịn được mở to mắt ngưng thần nhìn cái lò hương đó lộ ra một chút kinh ngạc.

Trầm Chu Hư mỉm cười gật đầu rồi từ từ nói:

– Lò hương này gọi là “Cửu Khiếu hương luân”, quả cầu đồng trong lò chia thành hai tầng. Tầng bên trong chứa nước, tầng bên ngoài chia làm chín ngăn, mỗi ngăn chứa một loại hương liệu, hoặc là trầm hương, đàn hương, hoặc là xạ hương, định hương. Khi đốt lên thì nước ở tầng bên trong bị bốc thành hơi nước làm chuyển động quả cầu đồng khiến cho chín ngăn ở tầng bên ngoài cũng nóng lên. Hương liệu trong ngăn bị nóng bốc lên rồi được ống dẫn trong quả cầu kết hợp lại rồi từ các lỗ phun ra mới biến thành mùi hương khác lạ. Chính vì thời gian đốt nóng dài ngắn khác nhau nên hương liệu bốc lên cũng lúc nhanh lúc chậm, vì vậy mùi hương khi đậm khi nhạt, mỗi lần quả cầu đồng chuyển một vòng thì lại có mùi hương khác nhau kết hợp tạo thành đủ loại biến hóa.

Cốc Chẩn im lặng nghe xong thì cười nói:

– Chút kỹ xảo nhỏ nhặt cũng có gì là ghê gớm đâu. Lão Trầm què ngươi là người đọc sách, không học đạo lớn của thánh nhân Khổng Tử mà lại một lòng nghiên cứu mấy thứ hơi thối đó, đúng là chẳng có đạo đức gì cả. Tương lai ngươi chết rồi sợ chẳng còn mặt mũi nào nhìn mặt tiên sư thánh hiền nữa.

Mấy câu này của hắn ép người một cách quái đảm nhưng Trầm Chu Hư lại không nổi nóng, chỉ xua tay cười nói:

– Các hạ nói vậy sai rồi. Mạnh Tử có câu: “Mùi thơm là thứ ai cũng mong muốn”, đủ thấy thích thơm ghét thối chính là bản tính trời sinh của con người, thánh nhân cũng chẳng tránh được. Trầm mỗ chỉ là một kẻ yếu đuối, sao tránh khỏi chứ?

Cốc Chẩn không ngờ đối phương lại ứng biến tốt như vậy, nhất thời không tìm được lời nào để phản bác, chỉ ngửa mặt cười ha ha nhưng trong lòng lại nghi ngờ, thầm nghĩ lần này Trầm Chu Hư đưa ra “Cửu Khiếu hương luân” nhất định là có gì gian trá, nhưng gian trá ở đâu thì hắn đoán không ra.

Khổ sở nghĩ ngợi một lúc rồi Cốc Chẩn ném con xúc xắc ra. Con xúc xắc đó cũng là pha lê, rơi xuống bàn cờ liền kêu lên đinh đinh đang đang, quay tròn nhanh như điện làm bắn ra nghìn vạn màu sắc giao nhau với khói màu khắc trên bàn cờ lại càng thêm sặc sỡ. Đầu óc Cốc Chẩn vô cớ mê đi, cảnh vật xung quanh hơi tối lại rồi biến thành mơ hồ.

Cốc Chẩn cả kinh, vội hít một hơi dài, ổn định tâm thần, mắt thấy con xúc xắc đó càng quay càng chậm như đã hòa vào cùng với bàn cờ thủy tinh, màu sắc rối loạn, hào quang tứ tán, cho dù Cốc Chẩn có trợn mắt nhìn kỹ thế nào cũng không nhìn rõ được điểm số của nó, như năm, sáu điểm mà cũng giống ba, bốn điểm. Hắn càng muốn chăm chú nhìn thì lại càng nhìn không rõ được.

Loại tình hình này Cốc Chẩn chưa từng gặp phải, hắn liền vội chuyển ánh mắt ra khỏi bàn cờ, nhưng cho dù như vậy vẫn cảm thấy đầu váng mắt hoa, tim đập thình thịch, thầm nghĩ: “Thấy quỷ rồi, rốt cuộc là do bàn cơ hay là do “Cửu Khiếu hương luân” gây ra? Đúng rồi, Tô Văn Hương cũng giống như Tần Tri Vị, một kẻ dùng mùi vị để làm người ta điên đảo, một kẻ dùng hương thơm để mê loạn con người, chẳng lẽ trong số hương liệu của cái lò này lại có loại dược vật mê hồn có thể tạo ra ảo giác?”

Trong lúc hắn trầm ngâm thì bỗng nghe Trầm Chu Hư cười nói:

– Túc hạ đã giành được quyền đi trước thì sao còn chưa đi quân cờ?

Cốc Chẩn thấy vẻ mặt lão vẫn bình thương thì trong lòng lại càng kinh hãi nghi ngờ: “Lão tặc cũng xem cờ, ngửi hương như ta, nếu trên bàn cờ hay lò hương có gì quỷ quái thì sao lão lại tránh được? Chẳng lẽ lão vốn đã uống thuốc giải nên không sợ mê hương?” Hắn suy đoán không ra liền cảm thấy tình hình hôm nay vực kỳ quỷ dị, cho dù tính toán thế nào cũng không tìm ra đầu mối.

Trong lúc suy nghĩ, Trầm Chu Hư đoán ra ý nghĩ của hắn liền cười nói:

– Các hạ đã không chịu đi trước thì để Trầm mỗ đi trước được chứ?

Cốc Chẩn hơi nhíu mày, thầm nghĩ: “Biết mình biết người, trước hết hãy xem lão ứng phó thế nào đã?” rồi lập tức cười nói:

– Được được, mời đi trước đi.

Trầm Chu Hư cười rồi hai ngón trỏ và giữa dài trắng cầm con xúc xắc lên tiện tay ném ra. Điều kỳ lạ là lão vừa cầm đến xúc xắc thì lập tức khói màu trên bàn cờ dừng lại, mọi thứ đều rõ ràng, lúc con xúc xắc quay cũng hết sức rõ rệt, đúng vào sáu điểm. Trầm Chu Hư khẽ cười nói:

– Cám ơn đã nhường.

Nói rồi đưa quân cờ tiến lên.

Cốc Chẩn trong lòng rất ngạc nhiên: “Lão cũng ngửi một loại mùi hương, cũng dùng một loại bàn cờ để đánh, vì sao lão chẳng bị gì mà ta cứ gặp phải vô số việc quái dị?” Ý nghĩ đó vừa xuất hiện thì lòng tranh thắng cũng nổi lên, hắn nghĩ ngợi rồi cầm xúc xắc lên ném ra. Ai ngờ xúc xắc vừa rơi xuống thì cái bàn cờ đó lại phát ra ánh sáng rực rỡ, màu sắc tán loạn. Mắt Cốc Chẩn hoa đi, trong giây lát đầu óc mê loạn, lờ mờ nhìn thấy điểm của con xúc xắc là một điểm, liền lập tức không do dự cầm quân cờ lên đẩy tới một bước.

Trầm Chu Hư thấy vậy thản nhiên ném một lần, Cốc Chẩn lại ném một lần, cứ một bên nhanh một bên chậm như vậy, sau khoảng mười lần thì cũng không biết vì sao mà cứ Trầm Chu Hư ném xúc xắc thì khói màu trên bàn cờ thu lại, trong sáng rõ ràng. Nhưng chuyển sang Cốc Chẩn thì mấy khói đùn đùn, biến hóa tứ tung, mọi vật trên bàn cờ lập tức hợp lại thành một mảng hỗn loạn. Cốc Chẩn chỉ cảm thấy mắt hoa lòng loạn, tay không theo điều khiển nữa, trong lòng muốn đi một bước thì lúc ném xúc xắc ra lại là hai bước, còn muốn đi hai bước thì ném ra lại là một bước.

Song lục vốn là loại cờ đơn giản nhất, trên bàn cờ trái phải đều có biên giới, quân cờ của bên nào qua biên giới bên kia trước là thắng. Cốc Chẩn thấy quân cờ của Trầm Chu Hư không ngừng vượt sang biên giới bên mình nhưng quân cờ của mình lại chỉ lòng vòng trong biên giới, điểm số trên xúc xắc rõ ràng là đủ để đi sang nhưng con cờ thì lại không tự chủ đi theo hướng khác. Cái biên giới mỏng manh trước mặt Trầm Chu Hư đó như một cái bình phong vô hình chặn qua chặn lại. Cốc Chẩn bấm ngón tay bắn ra cũng vậy, dùng lực ném mạnh cũng thế, dùng hết các cách mà con cờ vẫn không thể nào vượt qua biên giới lấy nửa bước, giống như người đang ở trong mơ, những thứ trước mắt rõ ràng giơ tay ra là lấy được nhưng lại vẫn không thể chạm tới cái chéo áo của đối phương.

Cứ như vậy Cốc Chẩn rơi vào tình cảnh chỉ có thua không có thắng. Hắn không biết là thần chí của bản thân đã bị màu sắc ánh sáng trên bàn cờ không chế, mắt thấy sắp thua thì trong lòng lại càng nóng nảy, nhưng càng nóng nảy thì lại càng lún sâu vào ảo giác không tự thoát ra được. Trong lúc không để ý thì mùi hương từ cái “Cửu Khiếu hương luân” đó chợt biến đổi, lúc đầu còn dễ ngửi, như linh chi như phong lan thơm ngát, nhưng trong lúc lo âu thì đã nhẹ biến đổi, có lúc như mùi hương thoang thoảng của thiếu nữ trong sáng đẹp đẽ, nhưng mùi u hương đó không giữ được lâu mà chợt trở nên vẩn đục, giống như hơi ấm của người đàn bà, trong sự mềm mại còn có chút mùi vị ngây ngấy khác thường. Loại mùi vị ngây ngấy đó cuốn quýt quanh mũi không rời, càng lúc càng đậm rồi dần dần chọc vào mũi hôi hám giống như mùi cơ thể của kẻ nam nhân thô lỗ. Từ đó về sau mùi càng lúc càng biến thành thối tha hơn, giống như vào cửa hàng bán mắm hơi thối xung trời, lại như mùi vị của hồ ly khiến người ta buồn nôn…

Nhất thời các mùi vị khó ngửi trên thế gian lần lượt xộc vào, Cốc Chẩn trong lòng buồn bực, đang cảm thấy khó chịu thì mũi bỗng bị che kín rồi mọi mùi hương biến mất, không ngửi thấy gì nữa.

Cốc Chẩn đang cảm thấy kỳ quái thì khói màu trên bàn cờ lại tràn ra, ánh sáng vàng tán loạn, các con cờ tự múa lên như vật sống. Loại tình cảnh quái dị đó không phải bình thường mà nghĩ ra được, Cốc Chẩn ngơ ngẩn nhìn rồi trong lòng chợt cảm thấy kỳ quái: “Về lý mà nói thì trận cờ này sớm phải kết thúc rồi, tại sao cứ vô cùng vô tận mãi mà không xong?” Ý nghĩ vừa hiện lên thì một cảm giác mệt mỏi buồn ngủ bùng lên trong cơ thể, người như chìm trong một nơi ấm áp mơ hồ muốn ngủ đi. May mà ở sâu trong nội tâm hắn cảm thấy có một việc vẫn chưa kết thúc, mỗi lần gần ngủ thiếp đi thì lại giật mình chấn động, mở to hai mắt khổ sở chống cự.

Lặp lại như vậy vài lần, chợt nghe Trầm Chu Hư cười nói:

– Túc hạ thử uống một chén “Bát vị hỗn nguyên thang” này để tinh thần tỉnh táo xem.

Trong lúc nói thì Tần Tri Vị đã cầm tới một cái bình ngọc, đưa một cái chén sứ đến trước mặt Cốc Chẩn rồi nghiêng miệng bình, một loại nước đặc như ngọc trắng chảy ào ào vào trong chén.

Cốc Chẩn thần chí mơ hồ, cũng không phản đối mà mơ màng cầm chén sứ đưa lên mũi ngửi ngửi. Đó vốn là thói quen ăn uống của hắn, trước khi ăn uống nhất định phải ngửi mùi vị của đồ ăn. Ai ngờ lần này ngửi thì cảm thấy loại nước đó nhạt nhẽo chẳng có chút mùi vị gì. Cốc Chẩn không biết là “tị thức” (cảm giác ngửi) đã bị “Cửu Khiếu hương luân” bịt kín mà lại cho rằng chất liệu dùng làm loại nước đó kỳ quái không có mùi gì, nên cũng không nghi ngờ một hơi uống cạn.

Nước vừa vào miệng thì rất ngon rất ngọt. Cốc Chẩn đang cảm thấy thoải mái thì vị ngọt đột ngột biến mất, hóa thành vô số mùi vị quái dị, chua, ngọt, đắng, cay, mặn, nhạt, chát, tê, tám thứ vị trộn lẫn vào nhau hết sức kỳ quái, cái nào cũng ra sức theo đầu lưỡi của hắn truyền khắp toàn thân. Trong đầu Cốc Chẩn kêu lên oong oong như thần hồn rời khỏi khiếu rồi cả người như lơ lửng bay lên. Loại cảm giá kỳ dị này tiếp diễn trong thời gian uống một chén trà rồi thân thể mới từ nhẹ chuyển sang nặng, trở về mặt đất, nhưng miệng thì vẫn cứng đờ chẳng có mùi vị gì.

Bỗng lại nghe Tiết Nhĩ ngây ngô nói:

– Nước đã uống rồi, lại nghe “Ô lí oa lạp” của ta để nâng cao tinh thần nhé.

Trong lòng Cốc Chẩn lại càng hoảng hốt, bất giác thầm nghĩ: “Ô lí oa lạp là cái quái gì?” Tiết Nhĩ lại không đợi hắn đáp ứng đã đi tới đối diện, trong lòng ôm một cái nhạc cụ đen xì u ám, hai đầu nhỏ nhọn, ở giữa phình lên, có dây nhưng không phải đàn tỳ bà, có da nhưng không phải chiêng trống, có lỗ nhưng không phải tiêu sáo, tóm lại là chẳng ra thế nào, cực kỳ cổ quái.

Cốc Chẩn trong lòng hiếu kỳ, định hỏi nguồn gốc nhạc cụ thì không ngờ vừa định mở miệng bỗng cảm thấy đầu lưỡi cứng đơ không chịu nghe điều khiển. Thì ra chén “Bát vị hỗn nguyên thang” đó của Tần Tri Vị đã khóa chặt “Thiệt thức” (cảm giác lưỡi) của hắn.

Tiết Nhĩ gảy cái “Ô lí oa lạp” đó lên, chỉ nghe một tràng tiếng thổi tiếng đập cao vút du dương nổi lên, giống như tiếng sáo nhưng không bao lâu đàn, trống, thanh la, tiêu, tỳ bà, tù và đủ loại nhạc cụ cũng gia nhập tấu lên, các âm thanh khác nhau hợp lại lên xuống mấy lần rồi đột ngột biến thành một loại âm thanh kỳ quái khó mà hiểu được, cũng không bị hạn chế trong âm nhạc tầm thường mà như mưa gió sấm sét, chinh chiến sát phạt, nhỏ như tiếng côn trùng ra rích, chim hót véo von, tuy lớn nhỏ khác nhau nhưng nếu im lặng lắng nghe thì có thể hiểu được từng loại một.

Cùng theo tiếng nhạc, bàn cờ trước mắt Cốc Chẩn lại sinh ra biến đổi đột ngột, vốn bằng phẳng như gương thì dần dần gợn sóng lăn tăn như đang sôi lên rồi sau đó mây khói ùn ùn, ánh sáng tán loạn rồi nhòe đi thành một đám màu sắc chói lọi, tùy theo mức độ của âm nhạc mà mây đi mù tới, hóa thành mây gió sấm sét, sông núi kỳ quan, ngựa sắt nơi chiến trường, chim bay trong rừng rậm… đủ loại ảo ảnh chỉ loáng lên một cái rồi lại vỡ vụn ra, hóa thành từng đạo mây khói. Cứ sinh ra rồi lại biến đi như vậy, đám khói màu đó chợt nhanh chóng xoay tròn rồi hóa thành một dòng suối phát sáng rực rỡ. Cốc Chẩn không tự điều khiển được, luồng ánh sáng đó quay tròn càng nhanh thì hắn chợt váng đầu phải nhắm mắt lại. Đợi đến lúc mở mắt ra thì cảnh vật xung quanh đã đột ngột biến đổi:

Vách đã cao trăm thước xuyên vào trong mây, dựng đứng đen xì, rừng cây như những thanh kiếm sắc bén, nước biển cuộn trào khong ngớt làm dâng lên bọt trắng ngất trời, xô vào vách đá liền vỡ vụn ra như châu như ngọc rải khắp đất trời.

– Mẹ!

Bên tai truyền tới một âm thanh dịu dàng. Cốc Chẩn theo âm thanh nhìn đến thì thấy một bãi cát trắng như tuyết, trăng khuyết như khảm trên mặt biển xanh như ngọc, kéo dài bao la bát ngát.

Trên bãi cát, một nữ tử rất xinh đẹp chân trần trắng muốt nhìn xa xăm nơi biển rộng, lông mày xanh mướt như đỉnh núi mùa xuân mênh mang nỗi buồn, áo lụa bị gió cuốn lên phấp phới bay lượn rực rỡ như ráng chiều.

– Mẹ?

Đứa con trai nhỏ bên chân người đà bàn xinh đẹp đang nhặt vỏ sò cười hi hi. Đứa trẻ rất nhỏ, bất quá mới năm tuổ, mặt hồng da trắng, môi mắt to vừa đen vừa sáng đảo vù vù, gọi liền mấy tiếng nhưng thấy người đàn bà xinh đẹp vẫn không để ý thì nó trở nên bướng bỉnh nghịch ngợm, liền ra bờ biển múc lên một vốc nước rồi hắt về phía người đàn bà. Hoa nước lấp lánh sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời chói chang, rơi lên tóc người đàn bà như những mẩu vàng vụn.

Người đàn bà xinh đẹp khẽ giật mình, phủi những hạt nước trên tóc rồi cười khổ nói:

– Chẩn nhi, lại nghịch rồi?

Rồi tiến tới ôm đứa trẻ vào lòng. Đứa bé cười lên khanh khách, chui ra khỏi lòng bà ta rồi đem những cái vỏ sò nhặt được đưa đến trước mặt mẹ, nói:

– Mẹ nhìn này, cái này hình dạng đẹp nhất, còn cái này màu sắc tươi nhất, cái này trơn tru nhất, có thể làm chén uống rượu…

Người đàn bà xinh đẹp im lặng lắng nghe rồi đột nhiên khóe mắt rung lên nước mắt thuận theo gò má chảy xuống rơi lên mặt đứa trẻ.

– Mẹ, mẹ khóc gì vậy?

Đứa trẻ ngẩn ra. Người đàn bà xinh đẹp không nói tiếng nào, nước mắt trào ra như vỡ đê, đôi tay mềm mại càng ôm chặt hơn. Đứa trẻ không chịu được kêu lên:

– Mẹ, mẹ làm đau con rồi.

– Mẹ chẳng còn cách nào, Chẩn nhi, mẹ chẳng có cách nào…

Cổ họng người đàn bà xinh đẹp phát ra tiếng khóc nho nhỏ, nức nở âm u, hiển nhiên đã ra sức nén nỗi đau khổ lớn lao. Đứa bé có vẻ bị làm cho khiếp sợ, nó nắm chặt vỏ sò trong tay mở to mắt bất động.

Ở nơi rất xa biển xanh trời rộng, chim hải âu tung tăng bay về phía tây, kêu vang trong trẻo.

Người đàn bà đó bộ dạng rất quen thuộc, đứa trẻ kia cũng như đã từng gặp qua. Cốc Chẩn vừa định ngĩ kỹ thì cảnh vật chợt tan chợt hợp rồi lại sinh ra váng đầu. Tai nghe một tiếng nổ như sấm rền, định thần nhìn ra thì xung quanh tối đen như mực, mưa rơi như trút, rồi soạt một tiếng, nơi chân trời có một tia điện lướt qua, ánh sét ngoằn nghoèo chiếu sáng một ngôi miếu đổ.

Trong đại điện vang tiếng khóc, một đám ăn mày nhỏ tuổi rúc vào góc tường run lên cầm cập. Nước mưa từ lỗ thủng trên mái ngói rơi xuống bắn tung tóe dưới chân một đứa con gái ăn mày nhỏ tuổi, đầu tóc rối bù không giấu được khuôn mặt đẹp đẽ của nó. Đứa bé nhìn cửa điện, trên mặt khắc lên vẻ khiếp sợ, hai mắt thất thần, nước mắt từng hàng rơi xuống không tiếng động.

– Con mẹ nó, chỉ có biết khóc.

Trong góc nhà, một đứa ăn mày nhỏ chợt nhảy chồm chồm lên, mặt nó đen xì toàn là bùn đất nhưng đôi mắt to lại đen nhánh sáng ngời, giống như hai ngôi sao trong đêm tối.

– Lão tử nói rồi, Độc Giác Quỷ dám đến đây thì ta sẽ khiến cho hắn chết cả trăm lần…

Tiếng nói chưa dứt thì ngoài điện ánh sét lại lóe lên, chiếu rõ khuôn mặt nhỏ của đứa ăn mày, trên mặt lại có một vẻ hung dữ không hợp với tuổi tác.

Một tiếng sấm rền vang trên nóc điện, mang theo một tiếng kêu đau đớn.

Trong điện chợt im bặt, rồi đám ăn mày con co lại thành một cục, rúm vào một chỗ trừng mắt nhìn bóng đêm tối đen bên ngoài điện, mắt mở to hết cỡ. Đứa ăn mày mắt to kia lại vểnh tai ra ngoài chăm chú nghe ngóng, giây lát liền nghe bên ngoài truyền tới một tiếng quát giận dữ:

– Đồ chó đẻ này, dám ám toán lão tử nhà ngươi à…

– Con mẹ nó, thằng chó này mạng cứng thật. – Đứa ăn mày đó chửi một câu – Mọi người theo kế hành động, Vương Tiểu Ất, cầm gậy trốn dưới hương án. Hồ Yêu Nhi, ra cửa sau…

Đang nói nói thì bỗng cảm thấy sau lưng chẳng có động tĩnh gì, nó đưa mắt nhìn lại thì từ đứa ăn mày nữ đó trở xuống, cả đám ăn mày đều trợn hai mắt nhìn cửa lớn như mất cả hồn phách.

– Hồ Yêu Nhi, lão tử gọi ngươi đấy.

Đứa ăn mày nhỏ rất tức giận, hung dữ đá về phía một đứa ăn mày. Đứa ăn mày đó mặt lộ vẻ khiếp sợ, vừa tránh đòn vừa ra sức co rút vào trong đám người.

Ngoài điện tiếng bước chân vang lên lộp cộp nặng nề. Đứa ăn mày nhỏ chợt giậm chân rồi chạy đến trước hương án, chụp lấy một cây nến rút phần sáp còn lại đi, lộ ra đầu cắm sắc nhọn rồi ném lên mặt đất, sau đó nghiêng người ngồi xuống phía trước.

Trước cửa bóng đen loáng lên, một tên ăn mày dáng vóc mạnh mẽ khập khiễng đi qua cửa điện, cả người ướt sũng, trên trán có một cái u lớn do vật cùn đập vào máu chảy đầy mặt, càng làm vẻ mặt thêm dữ tợn.

Tên ăn mày hung ác đó nhe răng nhếch mép rít giọng nói:

– Ai chôn chông tre trước cửa miếu, ai đặt đá trên cửa miếu?

Trong điện im phăng phắc chẳng có tiếng động nào. Ánh mắt tên ăn mày hung ác quét qua mọi người rồi rơi lên mặt đứa ăn mày nữ kia, trên mặt chợt lộ vẻ dâm ác. Hắn thuận tay xé một mảnh áo ngồi xuống băng lại vết thương ở chân, ánh mắt vẫn không rời thân thể đứa ăn mày nữ, hi hi cười nói:

– Con bé con, lão gia nói tối nay đến ngủ với ngươi thì nhất định là tối nay, ngươi cho rằng mưa gió sấm sét thì ông nội đây không đến nữa sao? Cho ngươi biết, mỗi khi đến lúc lão gia đều hết sức cao hứng, đảm bảo ngươi sung sướng vô tận, khà khà, không khoe khoang trước, qua một lúc là ngươi biết ngay thôi…

Con bé ăn mày bị ánh mắt của hắn làm cho khiếp sợ rụt về phía sau, nhưng không ngờ đứa ăn mày mắt to kia từ bên cạnh đưa tay ra nắm lấy góc áo của nó. Xoẹt một tiếng, áo con bé ăn mày đó vốn đã rách nát liền bị xé mất một mảnh, lộ ra da thịt trắng mềm.

Con bé ăn mày thất thanh kêu rú lên, tên ăn mày hung ác thì hai mắt phát sáng, chòng chọc nhìn chỗ da thịt lộ ra nuốt một ngụm nước bọt lớn rồi cười quái dị nói:

– Không sai, không sai, ông nội đây mắt không tồi, ngươi quả nhiên không phải con gái tầm thường. Ông nội đây có phúc rồi, có phúc rồi…

Bỗng nghe đứa ăn mày mắt to kia cười hềnh hệch nói:

– Cái đó là đương nhiên rồi, Liên Nhi tỷ tỷ trước đây là tiểu thư nhà quan, mềm mại trắng như tuyết, đảm bảo lão gia sẽ thích thú.

Tên ăn mày hung ác chằm chằm nhìn nó, ánh mắt lộ vẻ hung ác nhưng thấy đứa ăn mày kia cười rất ngây thơ thì trong lòng cảm thấy thích thú, chợt cười nói:

– Con chó con nhà ngươi, người thì nhỏ mà quỷ quyệt thì lớn, dâng đồ tốt cho ông nội đây là muốn được cái gì nào?

Đứa ăn mày nhỏ cười nói:

– Đi cùng với đám con gái trẻ nhỏ này toàn là ăn phân uống gió, không chỉ đói meo mà còn bị bắt nạt. Tôi đã sớm muốn nương nhờ lão gia rồi, được ăn ngon uống say, lại có đàn bà để chơi chẳng phải sung sướng ư.

Tên ăn mày hung ác kia trong lòng đắc ý, khà khà cười nói:

– Thằng bé biết thời thế lắm. Được, sau này mày theo tao, bảo đảm cho mày ăn uống no say. Còn chơi gái ấy à, ha ha, lông mày còn chưa dài lấy một sợi thì khoác lác cái gì chứ.

Đứa ăn mày nhỏ cười nói:

– Ai nói tôi khoác lác chứ.

Rồi nó đột nhiên đưa bàn tay đen xì ra lại xé roạt ống quần của đứa con gái ăn mày, lộ ra bắp chân thon dài trắng như tuyết. Đứa con gái ăn mày đó thân mình run lên, trừng trừng nhìn đứa ăn mày con, ánh mắt lộ ra vẻ tuyệt vọng.

Tên ăn mày hung ác trông thấy bắp chân lộ ra nửa chừng kia thì lửa dục bốc lên bừng bừng, đứng bật dậy khập khiễng đi tới chỗ con bé ăn mày, miệng ha ha cười nói:

– Bé con, tối nay sẽ cho mày được mở mắt ra, thêm phần kiến thức, xem thế nào gọi là chơi gái nhé…

Con bé ăn mày vùng dậy định chạy nhưng lại bị đứa ăn mày con nhào tới giữ chặt lại. Tên ăn mày hung ác cười quái dị lao tới nắm chặt con bé ăn mày vừa định làm nhục thì bỗng cảm thấy một cơn đau nhói đâm xuyên qua sườn chạy thẳng vào bụng dưới. Hắn đột nhiên bị đánh lén thì đau đớn gầm lên rồi xoay người hung dữ huých khuỷu tay ra. Đứa ăn mày con không kịp rút đế nến đã bị một khuỷu tay đánh văng ra hơn trượng không bò dậy được.

Tên ăn mày hung ác nghiêng nghiêng ngả ngả đứng dậy, bộ mặc dúm dó như ác quỷ, hai mắt trợn trừng chầm chậm đi tới phía đứa ăn mày con. Đứa ăn mày con ngửa mặt ho không ngừng, máu tươi từ miệng chảy ra, sắc mặt trắng như tờ giấy, vùng vẫy vài cái vẫn không đứng lên được.

Con bé ăn mày lúc đầu căm hận đứa bé kia đến tận xương tủy, đến lúc này mới hiểu ra liền kinh hãi kêu lên:

– Tiểu Cốc nhi, tiểu Cốc nhi, ngươi làm sao thế…

Rồi định đứng dậy, ai ngờ quá khiếp hãi nên hai chân nhũn ra không sao đứng dậy nổi.

– Đồ chó con…

Tên ăn mày hung dữ lảo đảo đi đến trước mặt đứa bé ăn mày, nghiến răng trợn mắt rồi chợt gào lên một tiếng rút cái đế nến ở eo lưng ra, miệng vết thương liền chảy máu như suối. Tên ăn mày hung ác đau đến nhíu chặt lông mày rồi bỗng cầm đế nến hung dữ đâm tới.

Vù, tiếng động chói tai, tên ăn mày hung dữ lạng người đi như bị người ta đánh thẳng một quyền vào mặt, rồi bay vọt về phía sau, bay quá một trượng mới rơi xuống đất giãy một cái rồi không động đậy nữa.

Nước mưa chảy róc rách như trút xuyên qua những lỗ thủng trên mái ngói xuống người tên ăn mày hung dữ, bọt nước bắn tứ tung, từ trán và eo lưng hắn chảy ra hai dòng máu như suối, chớp mắt đã đọng thành vũng.

Đứa ăn mày con vùng vẫy định đứng dậy thì bỗng nghe một giọng ôn hòa nói:

– Đừng động đậy.

Một bàn tay gầy cứng lạnh buốt đưa qua sờ nắn trên ngực nó rồi người kia thở dài nói:

– Còn tốt, chỉ gãy hai cái xương sườn thôi.

Một ánh chớp lóe lên sáng trắng chiếu rõ khuôn mặt người kia lạnh như băng tuyết. Nhìn nét mặt y thì là một hán tử khoảng bốn mươi

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN