Bàn Tay Vàng Của Nữ Nhân Khiêm Tốn
Chương 342: Đại hội ẩm thực
Nghe được lời của Thiên Vũ, Hiểu My hốt hoảng nhìn xuống. Quả nhiên, đã không còn thấy ngọc bội phỉ thúy màu xanh biếc mà cô vẫn đeo bên người. Đây là quà tặng của Lữ Tuấn. Với cô cực kỳ quan trọng.
– Chết tiệt.
Hiểu My bật thốt một tiếng rồi lắc người biến mất. Đám người của Thiên Vũ cũng vội vã chạy theo. Trong lòng họ thầm hi vọng, bởi vì thời gian ngọc bội được đeo bên hông của mỗ nữ khá lâu nên lây nhiễm khí tức của chủ nhân. Cho nên việc tìm kiếm ắc hẳn không mấy khó khăn.
Có điều, sự thật không như tưởng tượng.
Cả bốn người, đều là nhất đẳng cao thủ của đại lục Huyền Thiên, lật tay, úp tay đều có thể dễ dàng hủy diệt cả Ngô quốc này. Vậy mà, tìm kiếm một chiếc ngọc bội suốt ba ngày vẫn không ra tung tích.
Hiểu My sốt ruột, hao tâm quá mức, hai mắt có tơ máu hằn lên. Thiên Vũ nhìn thấy thế, xót xa khuyên bảo.
– Thứ thuộc về muội thì sớm hay muộn cũng trở lại trên tay muội. Không cần phải cưỡng cầu. Tái ông mất ngựa, chưa hẳn đã là chuyện xấu a.
– Đúng vậy. Hiện giờ, mặc dù không tìm thấy ngọc bội, phi thường đáng tiếc. Nhưng muội cứ an tâm. Dù cho là Ngô Quốc hay Thương Lan đại lục. Chúng ta cũng sẽ lật tung lên tìm cho muội.
Hiểu My đang buồn bực, nghe hai mỹ nam động viên như vậy, trong lòng cũng nhẹ nhàng.
Sau đó, ngẫm nghĩ một hồi. Quyết định tạm thời buông bỏ. Vạn sự tùy duyên a.
Ba ngày nhanh chóng trôi qua. Đại hội ẩm thực – cuộc thi đấu tranh tài Thực Vương cũng chính thức bắt đầu.
Nơi diễn ra thi đấu là một quảng trường cực rộng. Bốn phía có tường lửng, mái lợp, hoa cảnh bày trí trang nhã, nên thơ.
Từng dãy bếp được cách khoảng, trải dài ba hướng Đông, Tây, Nam. Phía Bắc là sân khấu lớn. Trên sân khấu, phía trong là vị trí của ban giám khảo và những đại biểu quan trọng. Phía ngoài sân khấu là khu vực trưng bày thành phẩm của các đầu bếp trong cuộc thi.
Khán giả muốn xem thi đấu, chỉ có thể đứng bên ngoài tường vây để xem. Vị trí của khán giả cũng có ghế cao, ghế thấp. Tất cả đều là dịch vụ cho thuê. Bởi vì sợ sợ sự nồng nhiệt, quá khích của khán giả làm ảnh hưởng tới các tuyển thủ. Ngô hoàng còn cho rất nhiều binh lính canh gác. Đảm bảo cuộc thi được diễn ra một cách thuận lợi. Khách quan.
Bốn người Hiểu My bỏ ra một số bạc lẻ để thuê ghế. Tiểu Huyễn thi triển thêm ít ảo thuật. Khiến cho khu vực ghế ngồi của họ có thể đối diện trực tiếp với sân khấu. Nhãn lực phi thường tốt của bọn họ đủ để triệt tiêu mọi cản trở mà quan sát thật rõ quang cảnh phía bên trong quảng trường.
Vòng sơ tuyển có một trăm hai mươi đầu bếp dự thi. Mỗi đầu bếp có hai trợ bếp đi theo. Vòng thi đấu thứ nhất sẽ chọn ra năm mươi đội đủ tư cách. Nội dung vòng đấu này là mỗi đội sẽ nấu một món điểm tâm với năm loại nguyên liệu được chọn ra trên quầy nguyên liệu kê giữa quảng trường.
Quầy nguyên liệu của họ xếp quay lưng về nhau, theo hình chữ nhật. Thịt cá, rau quả, trên trời, dưới nước… không gì không có. Vô cùng phong phú, vô cùng tươi mới. Cũng là vô cùng phức tạp cho những ai không kiên định với mục tiêu của mình.
Cái khó của vòng thi này là làm sao trong thời gian một tuần hương có thể hoàn thành được ba món điểm tâm. Sự hạn chế về thời gian và nguyên liệu sẽ làm cho vô số người gặp khó khăn.
Một tuần hương (nhang) chỉ đơn vị thời gian để cháy hết một nén hương (khoảng 45 – 60 phút).
Quả nhiên, trong cuộc sống, có gì là dễ dàng, thuận lợi.
Mấy người Hiểu My quan sát một vòng. Càng lúc càng cảm thấy thú vị.
Lúc này, trên sân khấu, người chủ trì đã bước ra phía trước. Nhìn khán giả nhốn nháo vây kín quảng trường phía bên ngoài, tươi cười lên tiếng.
– “Chào mừng toàn thể quý tuyển thủ, quý khán giả, quý thực khách đến với Đại Hội Ẩm Thực lần thứ mười hai.
Như thường lệ, chúng ta lại gặp nhau sau năm năm, cùng nhau chứng kiến thời khắc quan trọng, thời khắc mà một vị “Thực Vương” mới ra đời.
Và sau đây, xin mọi người dành ra một tràng pháo tay thật lớn để chào đón một trăm hai mươi đầu bếp, đến từ một trăm hai mươi đội dự thi”.
Người chủ trì vừa nói xong, từ hai bên cánh cửa của hai bên sân khấu. Hai đoàn người lần lượt đi ra. Trang phục đầu bếp thuần một màu trắng giống hệt nhau trên người khiến cho ấn tượng của họ trong mắt khán giả càng thêm gần gũi, thân thiện.
– Rất chuyên nghiệp! – Hiểu My buồn cười nói.
Trong đầu mỗ nữ lúc này, đang nhớ tới các game show “Vua bếp tranh tài” ở xã hội hiện đại. Trong lòng ước ao, giá như có thể tự mình làm giám khảo thì hay biết mấy.
Có lẽ, tại khao khát trong lòng của mỗ nữ quá mãnh liệt làm cho trời cao cũng cảm động. Cho nên tiếp theo, người chủ trì trên sân khấu đã lên tiếng.
– “Bởi vì năm nay có một vị giám khảo vì lý do sức khỏe mà vắng mặt. Chúng tôi sẽ ngẫu nhiên chọn một khán giả trong số các khán giả đang có mặt để mời vào vị trí “đặc biệt sung sướng” này. Cơ hội không biết thuộc về ai đây”.
Cách nói chuyện đầy dí dỏm của người chủ trì làm cho khán giả một trận cười vang. Người nào người nấy đều giống nhau. Ai cũng khấp khởi trong mong, vị khán giả đặc biệt được mời lên trên là chính mình. Hiểu My tất nhiên không ngoại lệ.
– Tiểu Huyễn. Làm người chủ trì đó mời tỷ lên.
– Vâng, tỷ tỷ.
Tiểu Huyễn ngoan ngoãn vâng lời. Người chủ trì của đại hội quả nhiên thuận lý thành chương, hướng về Hiểu My có lời mời.
Hiểu My sốt sắng ứng tiếng. Đang chuẩn bị tiến lên thì bất ngờ nghe được lời của Thiên Vũ.
– Hủy bỏ pháp thuật che dấu ngoại hình của muội đi. Dùng chân diện thật, biết đâu sẽ có kinh hỉ ngoài ý muốn.
– Huynh nói vậy là sao? – Hiểu My hoài nghi hỏi lại.
Thần thú Bạch Hổ chỉ cười cười: “Thiên Cơ không thể tiết lộ”.
Hiểu My bĩu môi tỏ thái độ. Nhưng sau đó cũng lời của Thiên Vũ. Hủy đi pháp thuật che dấu, nhún người hướng sân khấu, đề khí bay tới. Lấy bộ dáng xinh đẹp nhất, tựa tiên nữ từ Thiên đình đáp xuống sân khấu. Làm cho bốn phía sững sờ, chấn động nhân tâm.
Người qua đường Ất: – Trời ạ! Ta đang thấy tiên nữ. Đó là tiên nữ hạ phàm. Hạnh phúc quá a.
Người qua đường Giáp: – Không thể ngờ, Đại hội Ẩm thực lần này lại kinh động đến tiên gia. Ngô Quốc chúng ta đúng là may mắn!
Người qua đường Bính: – Quá đẹp. Cuộc đời ta chưa từng thấy nữ nhân nào có khí chất và dung mạo tuyệt thế như vậy… Nếu có thể cưới được lão bà có vẻ ngoài hay khí chất một nửa như nàng, ta sống không trọn kiếp này.
Những khán giả bên cạnh nghe được câu này, trong mũi hừ lạnh, khinh thường nói: – Nằm mơ đi!
Thiên Vũ, Bách Lý Tà nhìn làn sóng khen ngợi kéo đến ầm ầm. Hài lòng nhìn nhau, trong mắt đầy ý cười. Lang Vương khiêu mi nói.
– Huynh nghĩ hắn có nhận ra nàng hay không?
– Cái này chưa biết được. Chúng ta cứ xem trò hay này thôi!
Tiểu Huyễn đứng bên cạnh, nhìn hai nam nhân của tỷ tỷ nói chuyện với nhau. Trong đầu chả hiểu gì. Vẻ mặt ngác ngơ, ngại ngùng lên tiếng:
– Hai vị công tử. Hai người đang nói gì a?
Bách Lý Tà nhìn cô nhóc, giọng nói đầy nghiêm nghị: – Không thích hợp cho trẻ con chen vào.
Ặc ặc. Tiểu Huyễn rất là ủy khuất nha. Nó sống đến giờ cũng mấy ngàn năm. Dù ngoại hình khi hóa thành nhân dạng không thể so bì với ai. Nhưng điều đó cũng đâu có nghĩa là nó còn nhỏ người non dạ. Haiz….
Những lời nói đầy ẩn ý của mấy người này đâu thể lọt đến tai của Hiểu My. Cả tinh thần và thể xác của mỗ nữ đều đang lưu luyến với nội dung của Đại hội ẩm thực, cũng bỏ qua luôn sự kinh diễm trong mắt toàn thể mọi người.
Ngay cả người chủ trì cũng rất ngỡ ngàng. Hắn không hiểu tại sao mình lại chọn một siêu cấp mỹ nữ thế này. Mặc dù trong lòng cũng hâm mộ dạt dào, nhưng mà, đối với nhan sắc lồng lộng của nữ nhân này, có thể sẽ ảnh hưởng đến các tuyển thủ a.
Sau khi Hiểu My vào vị trí. Dung nhan trẻ trung, xinh đẹp của cô lập tức chấn động, lấn át toàn thể những đang có mặt trên sân khấu. Đặc biệt là những đại sư đã có tuổi đời lẫn tuổi nghề.
Người chủ trì bất đắc dĩ, nhưng ngay sau đó cũng phải thu lại tất cả những tạp nham trong suy nghĩ của mình. Tuyên bố vòng sơ tuyển chính thức bắt đầu.
Ba tiếng kẻng vang lên. Trên lư hương to trên sân khấu. Một nén nhang được thấp lên. Các tuyển thủ về vị trí thi đấu của mình. Từ đó mới tiến thẳng ra quầy nguyên vật liệu giữa quảng trường, nhanh tay chọn nguyên liệu để chế biến ba món điểm tâm theo quy định.
………………………………………………………………..
Mymy: Giải thích thành ngữ: Tái Ông mất ngựa – sự đời may rủi thất thường.
Sách Hoài nam tử chép rằng: Có một ông lão kia sinh sống gần biên ải (tức Tái Ông). Nhà ông nuôi một con ngựa quý. Thế nào nó tự nhiên đi vào đất bắc mất hút. Những người quen biết đến nhà hỏi thăm, ông nói với họ: “Mất ngựa biết đâu lại là điềm may”. Quả nhiên, mấy hôm sau con ngựa nọ trở về, lại “rủ” thêm mấy con tuấn mã nữa đi cùng. Anh em láng giềng đến chia vui, ông lại chép miệng nói: “Ôi dào! Được thêm ngựa biết đâu lại là hoạ đó”.
Cầu được ước thấy! Con trai ông thấy ngựa đẹp bèn mải mê tập cưỡi, phi ngựa suốt ngày để đến nỗi một hôm ngã gãy cả chân. Tội quá! Trước sự kiện này, mọi người cho là tai hoạ, nhưng Tái Ông vẫn ung dung: “Biết đâu lại là phúc đó!”. Mà cũng nghiệm vậy. Sau đó, đất nước bị giặc giã, trai tráng tất thảy phải ra trận. Mà xung trận tiền thì “mười thằng chết chín” là cái chắc. Riêng cậu con trai ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót, ở với cha trọn đời, sinh con đẻ cái. Quả là “trong phúc có hoạ”, “trong hoạ lại có phúc”. Sự đời thật khó mà lường.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!