Đàn Hương Hình - Chương 8: Triệu giáp nói ngông
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
153


Đàn Hương Hình


Chương 8: Triệu giáp nói ngông


Có câu rằng:

Nam Tào giữ sổ tử

Bắc Đẩu giữ sổ sinh.

Người tùy vương pháp, cỏ tuỳ gió,

Nhâm tâm là sắt, phép quan nung.

Đá dù cứng mấy, sợ trùy nện!

(Nói thật khi đã về đến nhà)

Ta vốn là đao phủ số một nhà Đại Thanh

Bộ Hình ta nổi danh!

(Đi mà hỏi xem có đúng không?)

Quan lại Bộ Hình thay xoành xoạch

Tít mù mù tít đèn kéo quân!

Duy Triệu Giáp ta đây trụ vững

Vì nước giết người, lập kỳ công!

Chém đầu như bổ dưa, róc thịt như róc mía!

Bông không gói được lửa

Tuyết không giấu được người!

Vậy ta mở toang cửa

Nói cho thiên hạ nghe!

Miêu Xoang. “Đàn hương hình – Tẩu mã điệu”

Cô con dâu đàng điếm của ta, cô tròn mắt làm gì? Không sợ nổ con ngươi
sao? Bố chồng cô đúng là làm nghề ấy, từ năm mười bảy tuổi chém ngang
lưng tên giữ kho đánh cắp bạc, đến năm sáu mươi tuổi tùng xẻo tên thích
khách định giết đại nhân Viên Thế Khải, loại cơm này ta ăn vừa chẵn bốn
mươi bốn năm! Sao cô vẫn còn trợn mắt? Người trợn mắt ta thấy đã quá
nhiều, mà trợn là trợn thật sự kia, đừng nói tụi bây chưa nhìn thấy,
ngay cả tỉnh Sơn Đông cũng chưa có ai nhìn thấy! Đừng nói để tụi bay
nhìn thấy, chỉ kể lại cho tụi bay nghe cũng sợ vãi đái ra rồi!

Năm Hàn Phong thứ Mười, một tên thái giám sâu mọt ở kho súng săn trong Đại
nội dám lấy cắp khẩu súng săn của nhà vua. Khẩu súng này là của Nữ Sa
hoàng tặng vua Hàm Phong. Nó không phải khẩu súng thông thường, mà là
khẩu súng thần. Nòng vàng, lẫy cò bằng bạc, báng bằng gỗ đàn hương gắn
bảy viên kim cương, mỗi viên to bằng hột lạc. Súng này bắn đạn bạc, trên trời bắn phượng hoàng, dưới đất bắn kỳ lân. Từ thời Bàn Cổ khai thiên
lập địa đến nay, loại này chỉ độc một khẩu, không có khẩu thứ hai. Tên
thái giám thấy nhà vua ốm đau luôn, trí nhớ giảm sút, liền bán trộm khẩu súng, nghe nói được ba ngàn lượng bạc, mua cho bố hắn một điền trang.
Hắn bị ma ám nên quên béng một đạo lý cơ bản. Đó là, phần lớn những
hoàng đế đều là chân long thiên tử, mà chân long thiên tử thì thông minh hơn người, xét việc như thần. Vua Hàm Phong lại càng lạ. Đôi mắt rồng
của nhà vua minh xét mọi việc chân tơ kẽ tóc, ban ngày không khác gì mắt thường, nhưng đêm đến là sáng rực, đọc sách, viết chữ đều không cần
đèn. Lại nói chớm đông năm ấy, nhà vua muốn đi săn, chỉ đích danh khẩu
thất tinh phải đem theo. Tên Mọt quýnh lên, nói năng lung tung trước mặt Hoàng thượng, lúc thì bảo khẩu súng bị con hồ ly đánh cắp, khi lại bảo
con thần ưng tha mất. Vua Hàm Phong cả giận, giao tên Mọt cho Ty Thận
Hình chuyên thụ lý các thái giám, hạch tội: Ty Thận Hình vừa động thủ là tên Mọt có gì khai hết, nhà vua giận đến nỗi mắt tóe lửa, nhảy dựng lên trong điện Kim Loan:

– Tên Mọt, Trẫm đ. Vào tổ tông tám đời nhà
ngươi! Nhà ngươi dám vuốt râu cọp! To gan! Dám ăn cắp ngay trong nhà
Trẫm! Phải cho ngươi biết thế nào là lợi hại, để không uổng Trẫm ở ngôi
vua!

Vua Hàm Phong quyết định chọn một hình phạt cựa kỳ
tàn khốc để trừng trị tên Mọt, qua đó, răn đe những người khác. Nhà vua
truyền Ty Thận Hình tâu lên tất cả các loại hình phạt. Mấy thái giám
chuyên trách ở Ty Thận Hình giới thiệu từng loại như giới thiệu món ăn
lên nhà vua, tựu trung vẫn là đánh bằng gậy, kẹp chả, bó giò, bao tải
trôi sông, năm ngựa phanh thây, chặt làm tám khúc… Nghe xong Hoàng
thượng lắc đầu, chê tầm thường, cũ rích, đã nhàm. Hoàng thượng bảo, các
người nên hỏi các chuyên gia ở Bộ Hình. Nhà vua khẩu dụ, lệnh cho Ngục
Aùp Tư của Bộ Hình phải nghĩ ra một hình phạt thật tàn khốc. Khi đó,
Thượng thư Bộ Hình là Vương đại nhân sau khi nhận thánh chỉ, lập tức gặp Già Dư ngay trong đêm.

Già Dư là ai? Là ân sư của ta. Tất nhiên
là đàn ông. Vậy tại sao gọi là Già? Đó là cách xưng hô của người trong
nghề. Triều Thanh, Ngục Aùp Tư thuộc Bộ Hình, có bốn đao phủ nhưng không trong biên chế. Trong bốn người này, người cao tuổi nhất, có kinh
nghiệm nhất, tay nghề giỏi nhất, được gọi là Già. Còn ba người kia, căn
cứ vào kinh nghiệm và tay nghề, lần lượt có tên dì Cả, dì Hai, dì Uùt.
Tháng nhiều việc làm không xuể thì thuê người giúp việc tạm thời. Người
giúp việc được gọi là Cháu Ngoại. Ta bắt đầu công việc từ Cháu Ngoại,
rồi từng bước trở thành Già. Dễ ợt phải không? Không dễ chút nào! Ta làm Già ở Bộ Hình chẵn ba mươi năm. Các quan Thượng Thư, Thị Lang thay đổi
như đèn kéo quân, chỉ mỗi chức Già là vững như bàn thạch! Thiên hạ coi
thường nghề của bọn ta. nhưng một khi làm cái nghề này thì coi khinh tất cả mọi người, cũng như tụi bay khinh bọn chó lợn trong chuồng tụi bay
vậy!

Lại nói Thượng Thư Vương đại nhân triệu tập Già Dư và bố bọn bay đến phòng văn thư để bàn. Bố năm ấy hai mươi tuổi, vừa được thăng
từ dì Hai lên dì Cả. Sủng ái đặc biệt mới được đề bạt phá lệ như thế.
Già Dư bảo ta:

– Tiểu Giáp này, sư phụ khi được để bạt dì Cả thì
đã ngoài bốn mươi. Chú còn ít tuổi, mới hai mươi mà đã làm dì Cả, đúng
là cao lương tháng Sáu, lớn nhanh như thổi!

Bớt nói chuyện phiếm, Vương đại nhân nói:

– Hoàng thượng có chỉ dụ, yêu cầu Bộ Hình ta nghĩ ra một hình phạt tân kỳ để trừng phạt tên thái giám đánh cắp khẩu súng săn. Các ông là chuyên
gia, hãy suy nghĩ kỹ, khỏi phụ ân sâu của Hoàng thượng, khỏi mất mặt Bộ
Hình ta!

Già Dư trầm ngâm hồi lâu, nói:

– Bẩm đại nhân, kẻ mọn này đoán rằng, Hoàng thượng hận tên Mọt là hận hắn không ngươi. Ta
phải lựa theo ý ấy mà gia hình ở mắt tên Mọt.

Vương đại nhân nói:

– Đúng lắm, vậy cách nào hay nhất, nói mau lên!

Già Dư nói:

– Có hai loại hình phạt tên là “Đại Diêm vương”, còn gọi là “Hai rồng vờn ngọc”, chẳng biết có dùng được không?

Vương đại nhân nói:

– Nói ngay xem nào!

Già Dư miêu tả rất kỹ cách gia hình của loại hình phạt “Đại Diêm vương”. Nghe đoạn, Vương đại nhân mặt mày hớn hở, nói:

– Ông về trước chuẩn bị. Bản quan tâu lên Hoàng thượng phê chuẩn.

Già Dư nói:

– Chế tạo “Đai Diêm vương” cực kỳ phiền phức, chỉ riêng cái đai thép,
cứng không được, mềm cũng không được, phải là loại thép dẻo cao cấp. Các thợ rèn ở kinh thành này không ai luyện loại thép này. Mong đại nhân
thư thư cho ít ngày, kẻ hèn mọn này sẽ cùng đồ đệ tự làm lấy. Chỗ kẻ hèn không có thứ gì, công cụ máy móc cũng không nhưng sẽ nhặt nhạnh chắp vá để sử dụng. Mong đại nhân làm ơn xuất cho ít bác để kẻ hèn mua nguyên
liệu…

Vương đại nhân cười nhạt:

– Các ông bán thịt săn cho người ta làm thuốc, hàng năm kiếm chác không ít đâu!

Già Dư hốt hoảng quì mọp dưới đất, bố tụi bay cũng quì theo. Già Dư nói:

– Không cái gì qua được mắt đại nhân, có điều chế tác “Đai Diêm vương” là việc công…

Vương đại nhân nói:

– Đứng dậy, bảo quan xuất cho các ông hai trăm lượng bạc – thầy trò ông
kiếm được một trăm lượng trong đó – Các ông gắng sức mà làm cho tốt,
quyết không để sơ suất. Thái giám trong cung phạm tội, xưa nay đều do Ty Thận Hình chịu trách nhiệm thi hành án phạt. Hoàng thượng giao nhiệm vụ này cho Bộ Hình phá lệ, chứng tỏ Hoàng thượng quan tâm Bộ Hình, coi
trọng Bộ Hình, ơn đức như trời biển! Các ông phải hết sức cẩn trọng, làm cho tốt để Hoàng thượng vui lòng thì mới dễ bề ăn nói; công việc mà dở
ẹt khiến Hoàng thượng rầu lòng, biển hiệu Bộ Hình mà bị đập bể thì coi
chừng cái đầu của các ông!

Ta cùng Già Dư kinh hoàng thất thố khi nhận nhiệm vụ vẻ vang này, vui nổ trời khi nhận bạc, đến ngõ Thợ Rèn
phía nam chùa Hộ Quốc đặt rèn một đai thép theo thiết kế, lại đến đường
Lừa Ngựa mua da trâu chưa thuộc, thuê cắt thành sợi rồi bện thừng, lồng
vào đai thép. Tính hết nước hết cái, chưa đến bốn lượng, dôi ra hơn một
trăm chín mươi sáu lượng, mua một vòng vàng tặng vợ bé của đại nhân nuôi giấu tại ngõ Tinh Linh, hết hai mươi lượng, còn dư một trăm bảy mươi
sáu lượng, dì Hai và dì Uùt du chia sáu lượng, Già Dư bỏ túi một trăm
lượng, còn lại bảy mươi lượng là của bố tụi bay. Với số bạc này, bố tụi
bay về quê mua ngôi nhà này, nhân tiện cưới luôn mẹ tụi bay. Nếu như
không có chuyện tên Mọt đánh cắp khẩu súng, thì bố tụi bay dứt khoát
không có chuyện về quê, về quê cũng không có tiền mua nhà, cưới vợ;
không lấy vợ thì không có mày là con, tất nhiên cũng không có mày là con dâu! Tụi bay hiểu vì sao ta kể chuyện tên Mọt cho nghe rồi chứ? Sự việc bao giờ cũng phải có đầu có cuối, vụ án tên Mọt là cội nguồn của chuyện tụi bay.

Trước hôm hành hình một ngày, Vương đại nhân vẫn chưa
yên tâm, cho điệu một tử tù àn chưa chung thẩm lên công đường để bọn ta
diễn tập “Đai Diêm vương”. Ta cùng Già Dư theo lệnh của Vương đại nhân,
lồng chiếc đai thép vào đầu tên tử tù xấu số, hắn kêu toáng lên:

– Thưa ông, con chưa bị bác lời khai, sao lại đem con ra hành hình?

Vương đại nhân nói:

– Tất cả vì Hoàng thượng! Làm đi!

Quá trình hành hình rất đơn giản, đại khái hút tàn một tẩu thuốc, tên phạm phọt óc, chết liền.

– Cài của này kinh khủng thật! Nhưng chết nhanh quá. Hoàng thượng phí bao tâm cơ để bọn ta lựa chọn hình phạt, không chỉ bắt tên Mọt chịu tội, mà bắt hắn phải chết khổ chết sở, đau khổ cùng cực rồi mới chết, mục đích
là giết gà dọa khỉ, để bọn thái giám lấy đó làm gương! Vậy mà các ông:
Lồng vào, xiết chặt, bốp, xong! Đơn giản như giết con thỏ! Có thể như
vậy được chăng? Bản chức yêu cầu các ông phải kéo dài thời gian thụ
hình, chí ít cũng phải một giờ, phải hấp dẫn hơn xem kịch. Các ông phải
hiểu rằng, trong cung nuôi mấy ban hát, riêng đào kép cũng đã mấy ngàn
người, các trò trong thiên hạ họ đã diễn cả rồi. Muốn thằng Mọt chảy cạn mồ hôi mới chết, các ông cũng phải mồ hôi đầm đìa, không được vậy thì
không thể chứng minh được trình độ của Bộ Hình ta và giá trị của “Đai
Diêm vương”!

Vương đại nhân lại chọn một tử tù khác để bọn ta
tiếp tục diễn tập. Tên này đầu to như gốc cây liễu, kích cỡ “Đai Diêm
vương” hơi nhỏ, phải làm như thợ đánh đai thùng, loay hoay mãi mới chụp
được vào đầu hắn. Vương đại nhân không vui, giọng lạnh nhạt:

– Hai trăm lượng bạc để các ông nặn ra cái đồ chơi như thế này hả?

Chỉ một câu đã khiến ta sợ toát mồ hôi. Già Dư còn tương đối bình tĩnh,
nhưng sau đó cũng run lẩy bẩy. Lần này diễn tập thành công, hành hạ chẵn một giờ, bắt tên to đầu đau khổ cùng cực mới được chết! Vương đại nhân
nét mặt tươi tỉnh. Đứng trước hai cái xác trên sảnh đường, ngài bảo bọn
ta:

– Về đi, sửa soạn đồ nghề cho cẩn thận, đoạn thừng nào dính máu thì bỏ, thay đoạn mới. Lau chùi cái đai cho sạch, tốt nhất nên sơn cho nó một lớp sơn mỏng. Quần áo các ông cũng phải giặt sạch để
Hoàng thượng và mọi người trong cung thấy được phong độ của Bộ Hình ta.
Nói đi nói lại cũng chỉ một ý. Đó chỉ là cho phép thành công, không cho
phép thất bại. Nếu các ông để xảy ra sai sót, biểu hiện Bộ Hình bị đập
nát thì đai này sẽ chụp lên đầu các ông!

Ngày hôm sau, khi gà gáy lần thứ hai, bọn ta đã dậy. Vào cung thì hành án là việc quan trọng,
không ai ngủ được! Già Dư là con người từng trải vậy mà cứ trở mình
xoành xoạch, khoảng nửa giờ lại lồm cồm bò dậy đi tiểu vào cái bô để
trên cửa sổ, đái xong lại hút thuốc vặt. Dì Hai và dì Uùt nổi lửa thổi
cơm, bố tụi bay lại cầm lấy “Đai Diêm vương” kiểm tra lần nữa, khi đã
tin chắc không có gì sai lệch, mới chuyển cho Già Dư kiểm tra lần cuối.
Già Dư sờ nắn từng tấc trên cái đai, gật đầu, lấy ba thước vải điều gói
lại rồi cung kính đặt lên bàn thờ tổ. Ông tổ nghề này là Cao Đào, một
bậc đại hiền, một trang anh kiệt thời Tam Hoàng Ngũ Đế, suýt chút nữa kế vị ngôi vua của Đại Vũ. Các loại hình phạt hiện nay là do ông tổ chế
định ra. Sư phụ của ta nói rằng, sư tổ giết người không dùng đao, chỉ
dùng mắt, nhìn vào gáy phạm nhân rồi lướt ngang một cái, đầu phạm nhân
đã rơi xuống đất! Ông tổ Cao Đào mắt phượng mày ngài, mặt đỏ như táo
chín, ánh mắt sáng như sao, râu ba chòm, tướng mạo như Quan Công đời Tam Quốc. Già Dư nói, Quan Công chính là hóa thân của tổ sư Cao Đào.

Aên quấy quá vài miếng cơm rồi súc miệng cọ răng, rửa tay rửa mặt. Dì Hai
và dì Uùt giúp ta và Già Dư mặc quần áo mới, đội mũ nỉ màu đỏ. Dí Uùt
nịnh:

– Sư phụ sư huynh y hệt hai chú rể!

Già Dư lườm dì
Uùt, sợ hắn nói nhiều. Nghề này có qui củ riêng, trước và trong khi thực hiện bản án, nghiêm cấm cười đùa. Một câu nói lỡ, lỡ miệng phạm húy là
rước hồn ma về nhà. Ơû bãi hành hình Thái Thị Khẩu thường bất chợt nổi
cơn lốc. Tụi bay có hiểu vì sao không? Không phải lốc, đó là những oan
hồn!

Già Dư lấy trong làn ra một bó hương quí, nhẹ nhàng
rút ba nén, run run châm lửa từ cây nến trên bàn thờ tổ, rồi cắm vào lư
hương. Già Dư quì xuống. Ba anh em ta cũng quì theo. Già Dư hạ giọng
khấn:

– Kính cáo sư tổ, hôm nay vào cung thi hành án, công việc
vô cùng quan trọng, xin sư tổ phù hộ độ trì cho các con mọi bề suôn sẻ!
Các con khấu đầu lạy sư tổ!

Già Dư khấu đầu, trán đập nền gạch
kêu côm cốp. Bọn ta cũng khấu đầu, trán đập nền gạch kêu côm cốp. Mặt sư tổ đỏ hồng trong ánh nến. Bọn ta khấu đầu chín cái rồi đứng lên cùng sư phụ, lùi về sau ba bước. Dì Hai chạy ra ngoài, bê vào một cái liễn men
xanh. Dì Uùt chạy ra ngoài, cầm chân xách vào con gà trống cưỡng trắng,
mào đen. Dì Uùt đặt liễn trước hương án, quì một bên. Dì Uùt quì trước
hương án, tay trái cầm đầu, tay phải cầm chân gà, căng cổ con gà ra. Dì
Hai cầm con dao lá liễu trong liễn, nhằm cổ con gà khứa gọn một nhát.
Thoạt đầu chưa thấy có máu, bọn ta giật thót tim – cắt tiết gà mà không
chảy máu là cái điềm thi hành án không thuận – nhưng ngay sau đó, dòng
máu đỏ sẫm vọt ra, chảy tong tong xuống liễn. Giống gà trắng màu đen
huyết mạch cường, mỗi khi thi hành trọng án, bọn ta lại mua một con về
giết. Lát sau, máu đã cạn, hai sư đệ dâng liễn huyết lên bàn thờ, rồi
vái một vái bước giật lùi ra sau. Ta bước lên theo sau Già Dư, quỳ xuống lạy ba lạy, rồi bắt chước Già Dư, giơ ngón tay trỏ và ngón giữa quệt
máu gà trong liễn bôi lên mặt từng vệt dài như hóa trang lên sân khấu.
Tiết gà rất nóng, má ta ngứa ran. Máu một con gà có thể bôi đủ hai khuôn mặt, còn thừa thì bôi hai tay. Lúc này, mặt ta và mặt Già Dư đều đỏ như mặt sư tổ. Vì sao phải bôi máu gà lên mặt? Vì phải bảo đảm bọn ta với
sư tổ là một, cũng là để bọn tà ma quỉ quái biết rằng, bọn ta là đệ tử
của sư tổ Cao Đào, khi thi hành án, bọn ta không phải là con người, mà
là thần linh, là phép nước. Rửa tay xong xuôi, ta và Già Dư ngồi yên vị
trên ghế băng, đợi lệnh vào cung.

Mặt trời vừa nhô lên, lũ quạ đã kêu ầm ĩ trên cây hòa cổ thụ giữa sân. Từ nhà lao dành cho trọng án có
tiếng gào khóc của một nữ tử tù phạm tội mưu sát chồng. Mỗi ngày khóc
một lần, khóc trời khóc đất khóc con, tâm trí đã không bình thường. Bố
tụi bay còn trẻ, ngồi một lúc đã cảm thấy ngứa ngáy không yên. Nhìn trộm sang Già Dư, ngồi yên như bụt. Bố tụi bay bắt chước Già Dư, bình tâm
tĩnh khí, ổn định tinh thần. Máu gà trên mặt đã khô, cồm cộm, màu sắc
như quả sơn tra bọc đường. Ta có cảm giác như bị bó chặt trong lần áo
giáp và mặt nạ, trong lòng tự nhiên đâm hoảng, như cùng Già Dư đi trong
đường hầm tối tăm, đi miết không tìm được lối ra.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN