Đế Chế Đại Việt - Chương 267: Thừa Mệnh năm thứ tư (1)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
5


Đế Chế Đại Việt


Chương 267: Thừa Mệnh năm thứ tư (1)


Lý Anh Tú cùng Trần Khánh Dư liền phổ biến một chút về chuyến đi sứ năm mới. Lần này Lý Anh Tú vừa muốn đặt ngoài giao, đồng thời tập đoàn thương mại quốc doanh cũng làm thêm một bước tiến nữa để vươn xa ra quốc tế. Do đó Lý Anh Tú phê chuẩn thành lập một đội “bảo an đường biển” cho tập đoàn thương mại. Đội này có tầm năm trăm người nhưng trang bị sẽ là toàn bộ vũ khí mới, tiên tiến nhất của Đại Việt, đương nhiên số tiền này đòi hỏi tập đoàn thương mại phải bỏ ra. Lý Anh Tú phê chuẩn trang bị ban đầu cho đội này một chiếc chiến thuyền của Bravia đã qua cải biến được đặt thành Bạch Long hạm. Ban đầu Trần Khánh Dư muốn đặt là Diệt Long hạm lập tức bị Lý Anh Tú bác bỏ, phải biết Đại Việt tượng trưng chính là Long, người muốn Diệt Long là ý đồ gì? Cuối cùng bởi vì chiến hạm này buồm đều làm bằng vải trắng nên đặt thành Bạch Long hạm. Ngoài ra Lý Anh Tú còn phê chuẩn đóng thêm bốn chiến hộ vệ hạm lớp Chu Tước, tám chiếc tàu vận tải lớp Huyền Vũ, tất cả đều được gấp rút tiến hành.

Đối với việc buồn bán vũ khí cho Gemanic Lý Anh Tú cũng không ngại, dù sao hỏa khí đã bán cho Bravia, trên đời này không có bức tường nào kín gió, bằng cách nào đó Gemanic cũng sẽ có thể sao chép lại mẫu súng các loại, chỉ có công thức điều chế thuốc súng là còn tạm thời giữ được bí mật mà thôi. Có thể nói Lý Anh Tú hiện tại chính là để Đại Việt đi trên dây, sống giữa Gemanic và Bravia, thế nhưng việc đi ở giữa này là do bản thân Đại Việt có thực lực như vậy, Bravia hiểu quá rõ Đại Việt, Gemanic thì cũng biết được phần nào, hai nước này luôn cố gắng dò la điểm cuối cùng của Đại Việt, thế nhưng càng tìm hiểu bọn họ lại càng sẽ phải kiêng dè. 

Thấm thoát thời gian đã vượt qua mùa Đông, dân chúng Đại Việt lại đón thêm một năm mới nữa dưới sự trị vì của Thừa Mệnh hoàng đế. Mặc dù Thừa Mệnh năm thứ ba có rất nhiều chuyện xảy ra, Đại Việt vừa phải nghênh đón ngoại xâm, thiên tai, nhưng chung quy lại vẫn là người thắng lợi cuối cùng. Dưới sự bảo hộ của triều đình trung ương, toàn bộ dân chúng Đại Việt đều có thể vượt qua mùa Đông một cách êm đềm.

Đại Việt bây giờ đã có một bộ mặt hoàn toàn mới, với sự thúc đẩy của Lý Anh Tú, nhà máy dệt hoạt động hơn một nửa công suất nhưng đã cơ hồ chiếm lĩnh cả thị trường nội địa, giá vải vóc thẳng tắp hạ xuống, người người đều có thể mua được vải tốt để may quần áo mặc. Đại Việt lại nhập công nghệ nhuộm từ Bravia về, thành lập thêm một phân xưởng nhuộm tại Giác Long làm vải vóc càng trở nên đa dạng và nhiều màu sắc, nhìn đường phố khắp nơi lấp lánh cờ hoa, muôn màu sắc rực rỡ. người người ngoài đường treo đầy gương mặt hạnh phúc. 

Lý Anh Tú cho phép cả triều đình nghỉ ngơi ngày Tết sáu ngày. Đúng ngày mồng bảy tháng Giêng toàn bộ các quan lại, đại thần cùng nhau tiến vào điện Càn Nguyên dự buổi thiết triều đầu tiên của năm mới. Hiện tại quan chức của Đại Việt xem như cũng khá đầy đủ ở tầng lớp trên, đứng trong Càn Nguyên điện phẩm trậc ít nhất cũng là tòng Ngũ phẩm, đa số đều là những danh nhân được triệu hoán đến, ngoài ra còn một số người bản địa như Gozalet, Anthur, Alex,… Lúc này các quan chức đứng đội Lý Anh Tú mới chợt nhận ra sự thiên lệch. Hóa ra Lại bộ, Hình bộ lại ít người như vậy, ngược lại Lễ bộ và Hàn Lâm viện, Quốc Tử giám nhân số người lại là nhiều nhất.

– Bái kiến bệ hạ.

Mấy chục quan viên đồng thanh hô vang cúi đầu hành lễ, phải thật lâu rồi triều đình Đại Việt mới đông đủ thế này. Hôm nay thượng triều ngoại trừ lục bộ còn có cả Phạm Tu đại diện Diễn võ trường, Phạm Công Bân đại diện cho bệnh viện đa khoa, Lê Hữu Trác đại diện cho học viện y dược,… còn có cả 1 giám và hai viện cũng có người đến dự, thậm chí là Tuyên Phủ sứ của ba xứ Giác Long, An Bang, Thuận Hóa cũng đều được gọi trở về, Đặng Ma La tại phủ Trấn Ninh ngược lại vì cách trở nên cũng không có trở về.

– Tất cả bình thân. Năm mới tất cả đều tốt đẹp chứ?

Lý Anh Tú miễn lễ liền khách sáo một câu, quần thần đương nhiên một bộ như đã tập sẵn đồng thanh đáp lại. 

– Nhờ sự anh minh của bệ hạ chúng thần và toàn thể dân chúng đều có một năm mới tốt đẹp.

Phải nói rằng Lý Anh Tú không phải là hôn quân, nhưng đúng là câu nịnh nọt vẫn là thích nghe đây. Lý Anh Tú vui vẻ nói.

– Vậy thì tốt, hi vọng các khanh sẽ càng nổ lực giúp Trẫm xây dựng Đại Việt càng trở nên giàu mạnh.

– Chúng thần nguyện vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Câu sáo lộ xem chừng quen miệng vô cùng, đây chính là lời vàng ngọc của bệ hạ hay nói nha. Lý Anh Tú nói.

– Hôm nay là buổi thượng triều đầu năm. Cũng giống như những lần trước, năm nay là lúc thống kê lại những thành quả mà Trẫm và các khanh đã làm được, đồng thời vạch ra kế hoạch cho năm tiếp theo. Như vậy đầu tiên để cho Lữ Thái Sư tổng kết lại một thoáng đi.

Lý Anh Tú tôn sùng một nền kinh tế có kế hoạch, do đó trước mỗi một năm hắn luôn tổ chức trước một cuộc hội nghị để dẫn dắt phương hướng hoạt động của Đại Việt cho năng tiếp theo. Như hắn nói, chỉ có một nền kinh tế phát triển có kế hoạch thì mới là một nền kinh tế bền vững.

Lữ Gia đi lên phía trước cầm theo một cuốn sổ gấp, hắn không chỉ là Thượng Thư lại bộ, còn là xu mật sứ Cơ Mật viện, đương triều Thái Sư, quyền cao chức trọng, đương nhiên lãnh trọ cái vinh dự này. Hiện tại trời lạnh, bên trong Càn Nguyên điện ngược lại ấm áp, nhưng Lữ Gia vẫn hắng một hơi lấy giọng nói. 

– Bẩm bệ hạ, cùng cả triều đình, một năm qua Đại Việt dưới sự trị vì anh mình của bệ hạ… (ở đây bỏ qua mấy trăm chữ tuyên bố dài dòng). Bệ hạ đã chỉ đạo phân chia lại hành chính, hiện tại Đại Việt có ba xứ và một phủ Thừa Tuyên, năm phủ và mười sáu huyện. Thần xin báo cáo về tình hình kinh tế của Đại Việt trong năm qua. Đầu tiên về nông nghiệp, toàn bộ Đại Việt có tổng cộng có một triệu tám trăm ngàn mẫu ruộng đất, trong đó có sáu trăm ngàn mẫu là loại ruộng tốt bên tron các điền trang, tập trung đông nhất tại xứ Giác Long với năm trăm ngàn mẫu. Chăn nuôi tập trung tại xứ Thuận Hóa hiện tại đã có đến một vạn chuồng trại, bốn ngàn ao cá, chủ lưu cung cấp thịt, cá các loại cho cả nước, hiện tại đã áp dụng phương thức sản xuất mới (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa), mỗi tháng có thể cung cấp cho toàn quốc hơn sáu ngàn tấn thịt.

Cả triều đình lập tức xôn xao, trước đó quả thực chăn nuôi bất quả chỉ là từng hộ nhỏ lẻ, nông dân làm ruộng, khi rảnh rỗi lại nuôi một hai con heo, gà các loại, thế nhưng trên chợ thị lại là thứ hàng đắt đỏ khang hiếm. Ấy vậy mà hiện tại xứ Thuận Hóa mới chỉ thoát ra chiến tranh được gần bốn tháng, tái xây dựng lại vậy mà một tháng ước chừng có thể cung cấp cho thị trường sau ngàn tấn thị heo, chưa kể đến các loại thịt gia cầm, thủy sản khác. Tính như vậy, cứ mỗi tháng một người dân Đại Việt lại có thể ăn đến mười ký thịt heo, quả thực đáng kinh ngạc. Lý Anh Tú nghe đến đây cùng rất hài lòng. Đại Việt dù tiến bộ đến đâu, kiếp trước hay kiếp này nông nghiệp phải là thứ được đảm bảo đầu tiên, dân dĩ thực vi thiên, chỉ có thể ăn no trước thì mới tính đến chuyện tiếp theo. Hồ chủ tịch ngược lại là người nhìn rõ nhất vấn đề này, con đường mà Bác đã vạch ra Lý Anh Tú chưa bao giờ cho rằng nó là sai.

Lữ Gia dừng lại một chút để hồi phục, hơn sáu mươi tuổi đầu bị bắt đọc báo cáo quả thực không phải là điều dễ dàng, hắn ai oán nhìn bệ hạ một chút, quả thực hắn muốn cáo lão từ quan đây, quá bóc lột người. Chờ quần thần im lặng Lữ Gia mới nói tiếp.

– Về công nghiệp, sở hữu quốc doanh có một nhà máy dệt, một xưởng nhuộm, và hai mươi ba xưởng các loại. Bốn ụ đóng tàu tại Giác Long, hai ụ đóng tàu tại Trấn Ninh vẫn còn đang xây dựng. Bên trong dân gian cũng có nhiều tiểu xưởng được xây dựng, theo thống kê của hộ bộ đã có hơn một ngàn xưởng đăng ký hoạt động đã bắt đầu đóng thuế.

Xưởng quốc doanh là xương sống của nền kinh tế Đại Việt được phân chia bởi hai loại, một thuộc về tập đoàn thương mại quốc doanh Đại Việt, loại này bao gồm các xưởng con phía dưới, hoặc các xưởng của các thương nhân trong tập đoàn, hằng năm đều đóng thuế vào ngân khố bằng một nửa lợi nhuận, nửa còn lại để xoay vòng mở rộng sản xuất, hai là các xưởng thuộc triều đình, ví dụ như xưởng rèn, xưởng thuốc súng,… những loại này tất cả đều thuộc về triều đình. Còn nhà máy dệt, xưởng nhuộm mặt dù gọi là quốc doanh nhưng lại là của riêng Lý Anh Tú, nhưng cũng phải tính vào, ai bảo trên lý thuyết tất cả mọi tài sản trong thiên hạ đều thuộc về hoàng đế bệ hạ đây.

====================++

Định nói gì đó nhưng quên mất rồi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN