Nếu Còn Có Ngày Mai
Chương 2
PHILADELPHIA
Thứ sáu, 21 tháng Hai, 8 giờ 00.
Tracy Whitney từ hành lang khu nhà nàng ở bước ra bầu trời đầy mưa và tuyết. Mưa rơi trên những chiếc xe hơi sang trọng bóng loáng do những tài xế mặc đồng phục lái chạy đọc đường Market, và trên những túp nhà bỏ hoang làm bằng bìa cứng nằm lộn xộn trong những khu ổ chuột vùng Bắc Philadelphia.
Mưa rửa sạch những chiếc xe hơi và làm ướt những đống rác chất ngập trước dãy nhà hoang. Tracy đang trên đường đi làm, nhịp chân thoăn thoăn dọc theo đường Chesnut hướng tới nhà bảng, và Đó là tất cả những gì nàng có thể làm, để khỏi hát vang lên. Nàng mặc áo mưa màu hoàng yến, đi ủng và đội mũ đi mưa màu vàng, không che kín nổi mớ tóc dày màu hạt dẻ. Tracy đang ở giữa tuổi hai mươi, với gương mặt thông minh, linh lợi, cái miệng chúm chím, gợi cảm, cặp mắt sáng – có thể chuyển từ màu xanh rêu nhạt sang màu ngọc bích sẫm trong giây lát – và một thân hình khỏe mạnh, uyển chuyển. Màu da nàng cũng sẽ thay đổi từ trắng nõn nà sang hồng sẫm, tùy theo tâm trạng bực tức, mệt mỏi, hay bị kích động. Mẹ đã cớ lần nói với nàng. “Thật sự là đôi lúc mẹ chẳng nhận ra được con. Con thay đổi cứ như một làn gió ấy”.
Lúc này, khi Tracy đang đi dọc phố, người đi đường ngoái nhìn mỉm cười, ghen ty với vẻ hạnh phúc rạng rỡ trên gương mặt nàng, và nàng mỉm cười đáp lại. Hạnh phúc thế này thì chả ai giữ được vẻ nghiêm nghị cả, Tracy nghĩ. Mình sắp cưới người đàn ông mình yêu, và mình sẽ sinh con cho anh ấy. Còn muốn gì hơn nữa?
Khi tới nhà băng, nàng liếc đồng hồ. Tám giờ hai mươi phút. Các cánh cửa của Ngân hàng Ủy thác và Bảo hiểm Philadelphia còn phải tới mười phút nữa mới mở ra Đón nhân viên, song Clarence Desmond – phó chủ tịch nhà băng phụ trách khu vực quốc tế đang tắt hệ thống báo động bên ngoài và mở cửa. Tracy thích thú được xem cái thủ tục buổi sáng này, vui vẻ đứng dưới mưa chở đợi trong khi Desmond đi vào và khóa trái cánh cửa sau lưng.
Các nhà băng trên khắp thế giới đều có những quy định bảo vệ nghiêm ngặt và ở đây cũng không ngoại lệ. Thủ tục này là bất di bất dịch, trừ dấu hiệu an ninh – thay đổi từng tuần lễ. Hôm Đó, dấu hiệu này là tấm mành được buông lửng phân nửa, cho thấy việc kiểm tra đang được tiến hành để bảo đảm là không có kẻ xâm nhập nào đang lẩn khuất chờ bắt giữ các nhân v30 iên làm con tin.
Clarence Desmond đang kiểm tra các buồng vệ sinh, phòng lưu trữ, két sắt.
chỉ khi nào hoàn toàn yên lòng rằng đang chỉ có mình ông ta thì lúc ấy tấm mành mới được kéo lên như một dấu hiệu thông báo rằng tất cả đều tốt đẹp.
Kế toán trưởng bao giờ cũng là người được vào đầu tiên, và sẽ có mặt bên hệ thống báo động khẩn cấp cho tới khi tất cả đã vào hết, ông ta sẽ tự tay khóa cửa lại.
Đúng 8 giờ 30, Tracy Whitney đi vào hành lang sang trọng cùng với các đồng nghiệp. Nàng cởi áo mưa, mũ, ủng và lắng nghe những lời phàn nàn về thời tiết.
“Một cơn gió tồi tệ đã cuốn bay cái dù của tôi”, thủ quỹ than vãn.
Người thu tiền đùa, “Tôi thấy hai con vịt đang bơi trên đường Market”.
Tin thời tiết nói rằng còn phải một tuần xấu trời nữa. Tôi chỉ mong giá mình đang ở Florida”.
Tracy mỉm cười và bắt tay vào việc. Nàng phụ trách phần chuyển khoản điện tử. Chỉ gần đây thôi, việc chuyển tiền từ nhà băng này qua nhà băng khác và từ nước này qua nước khác còn là một công việc chậm chạp, mệt mỏi, đòi hỏi biết bao mẫu giấy tờ và lệ thuộc vào dịch vụ bưu điện cả trong lẫn ngoài nước. Với sự ra đời của máy tính, mọi thứ thay đổi thật nhanh chóng, và những khoản tiền khổng lồ có thể được chuyển tức thời. Công việc của Tracy là nhận và chuyển khoản bằng máy tính điện tử. Tất cả các giao dịch đều được mã hóa, thay đổi định kỳ, nhằm ngăn chặn việc sử dụng bất hợp lệ. Mỗi ngày, hàng triệu đồng đô la điện tử chuyển qua tay Tracy. Đó là một công việc lý thú, là mạch máu của công cuộc kinh doanh trên toàn thế giới, và cho tới trước khi Charles Stanhope III bước vào cuộc sống của nàng thì hoạt động ngân hàng là điều hấp dẫn nhất.
Ngân hàng Ủy thác và Bảo đảm Philadelphia có những chi nhánh quốc tế đồ sộ, và vào bữa ăn trưa, Tracy cùng các đồng nghiệp thường bàn tán về các hoạt động diễn ra trong mỗi buổi sáng. Đó là một cuộc chuyện trò nặng đầu.
Deborah, kế toán trưởng, loan báo, “Chúng ta vừa phong tỏa khoản tín dụng chừng một trăm triệu đô la cho Thổ Nhĩ Kỳ …”.
Mae Trenton, thư ký của phó chủ tịch nhà băng, nói với giọng bí mật, “Tại cuộc họp ban quản trị sáng nay họ đã quyết định tham gia vào việc tài trợ mới cho Peru. Khoản thù lao trông thấy là hơn năm triệu đô la …”. Jon Craighton, một kẻ cuồng tin, chêm vào. “Tôi biết là chúng ta đang tham gia giải pháp hỗ trợ tài chính năm mươi triệu đô la cho Mehico:
Bọn khố rách áo ôm không đáng hưởng một đồng xu …”.
“Thật là lạ”, Tracy trầm ngâm. “Chính các nước chỉ trích Mỹ quá đề cao đồng tiền lại là những kẻ đầu tiên yêu cầu chúng ta tài trợ”.
Đó cũng chính là đề tài khiến nàng và Charles có cuộc tranh cãi đầu tiên.
Tracy gặp Charles Stanhope III tại một cuộc hội thảo tài chính, nơi anh là phát ngôn viên của phía khách. Charles lãnh đạo một công ty đầu tư do cụ nội anh sáng lập, và công ty này có nhiều quan hệ với nhà băng của Tracy. Sau phát biểu của Charles, Tracy đã tỏ ra bất đồng với phân tích của anh về khả năng của các nước thế giới thứ ba trong việc trả nợ các khoản tiền khủng khiếp mà họ đã vay từ các ngân hàng thương mại trên thế giới và từ các chính phủ phương Tây.
Thoạt tiên, Challes thấy buồn cười, sau thì bị hấp dẫn bởi những lập luận hăng hái của người phụ nữ trẻ đẹp. Họ tranh luận tới tận sau bữa ăn chiều ở nhà hàng Bookhirlđer.
Ban đầu, Tracy không thấy có ấn tượng gì về Challes, thậm chí cả khi đã biết anh chàng được coi là người đàn ông độc thân có giá nhất Philadelphia. Charles ba nhăm tuổi, là con một gia đình giàu có và thành đạt của một trong những dòng họ lâu đời nhất tiểu bang. Cao khoảng lm70, với mớ tóc thưa, cặp mắt nâu cộng với một phong cách có vẻ nghiêm chỉnh và mô phạm, Tracy nghĩ anh ta hẳn chỉ là một cậu ấm mà thôi.
Dường như đọc được ý nghĩ ấy, Charles dướn người về phía trước và nói.
“Cha tôi tin rằng người ta đã trao nhầm con cho ông ở bệnh viện”.
“Cái gì?
“Tôi là một sự thụt lùi. Tôi đơn thuần không nghĩ rằng tiền là mục đích và là tất cả cuộc sống. Song mong cô đừng bao giờ nói lại với cha tôi điều này”.
Ở Charles có sứ khiêm tốn đáng yêu đến mức Tracy bỗng thấy mình gần gũi với anh hơn. Nàng băn khoăn với ý nghĩ llệu cưới một người như anh ta thì sẽ ra sao – với một gia sản khổng lồ.
Cha Tracy đã phải mất cả cuộc đời để xây dựng nên cái cơ ngơi mà gia đình Stanhope sẽ có thể cười nhạo là vô ý nghĩa. Dòng họ Stanhope và dòng họ Whitney sẽ không bao giờ kết hợp được, Tracy nghĩ. Dầu lửa. và nước lã. Và gia đình Stanhope là dầu. À, sao ngốc nghếch thế. Lảm nhảm một mình. Một người đàn ông mời mình đi ăn chiều, thế thôi, vậy mà mình lại đang quyết định có muốn cưới anh ta không. Chúng ta có thể sẽ không bao giờ gặp lại cơ mà.
Tiếng Charles vang lên. “Tôi hy vọng là cô có thể rảnh vào chiều mai …?”.
Philadelphia là một thành phố đầy những choáng ngợp. Vào các tối thứ bảy, Tracy và Charles đi xem ba lê hoặc nghe dàn nhạc giao hưởng Philadelphia chơi dưới sự chỉ huy của Rlcardo Muti. Trong tuần thì họ tới khu chợ mới và những cửa hàng, cửa hiệu ở khu Society Hill. Họ ăn với thịt xay trộn với phó mát ở một bàn ăn trước tiệm Gêllo và dùng bữa ở cafê Hoàng Gla – một trong những nhà hàng quý phái nhất tiểu bang. Họ đi sắm đồ ở Head House Square và lang thang thăm bảo tàng Rodin.
Tracy dừng bước trước bức tượng. Người suy tư rồi đưa mắt nhìn Charles và nói. “Đó là anh đấy”.
Charles không thích tập thể dục, song Tracy lại thích:
Bởi vậy các sáng chủ nhật nàng thường chạy dọc đường West River Drlve.
Nàng tham dự tới thái cực quyền chiều chủ nhật, và sau giờ tập mệt nhoài song hồ hởi, nàng đến với Charles. Anh là một đầu bếp sành và thích làm các món ăn kiểu Ấn Độ kiểu Hoa Bắc …
Charles là người Đúng giờ hạng nhất mà Tracy từng biết. Một lần nàng hẹn ăn chiều với anh và đến trể 15 phút khiến sự bực dọc của anh đã làm mất vui cả buổi tối. Từ Đó nàng thề sẽ luôn Đúng hẹn với anh.
Tracy không có một kinh nghiệm tình dục song với nàng dường như charles làm tình cũng giống như cách sống của anh:
chu đáo và rất chính xác. Có lần, Tracy quyết định bạo dạn và bất thường trên giường ngủ khiến Charles sững sờ đến mức nàng thầm băn khoăn liệu mình có thuộc loại đàn bà cuồng dâm loan không.
Việc có thai là bất ngờ và khi biết vậy. Tracy thấy bất ổn trong lòng. Charles chưa hề nói chuyện cưới xin và nàng không muốn anh cảm thấy bị bắt buộc hỏi cưới vì đứa trẻ. Tracy không chắc chắn mình có thể chịu được việc phá thai hay không và sự lựa chọn này cũng quá đau đớn. Nàng có thể nuôi dưỡng được đứa trẻ mà không cần sự giúp đỡ của nhà nó không, và thế thì có công bằng với đứa trẻ không?
Cuối cùng, Tracy quyết định báo tin cho Charles. Đó là một buổi tối sau bữa ăn chiều. Nàng chuẩn bị đồ ăn ở căn hộ của mình và trong nỗi lo lắng đã làm cháy cả món ăn mà Charles rất thích. Khi mang món thịt hầm và đậu tới trước mắt anh, nàng quên khuấy những lời lẽ đã chuẩn bị chu đáo mà bỗng thất lên.
“Em xin lỗi, Charles. Em có thai”.
Một sự im lặng kéo dài tưởng như không thể chịu nổi và khi Tracy vừa định cất tiếng thì Charles nói. “Dĩ nhiên là chúng ta sẽ cưới nhau”.
Tracy tràn ngập một cảm giác nhẹ nhõm. “Em không muốn anh nghĩ rằng em … Anh biết đấy, anh không buộc phải cưới.
Anh giơ tay ngăn lại. “Anh muốn cưới em, Tracy. Em sẽ là một người vợ tuyệt vời”. Anh chậm rãi nói thêm. Tất nhiên là cha mẹ anh sẽ hơi ngạc nhiên một chút”.
Rồi anh mỉm cười hôn nàng. Tracy lặng lẽ hỏi. “Sao cha mẹ anh lại ngạc nhiên?”.
Charles thở dài. “Em thân yêu, anh e rằng em chưa hoàn toàn nhận ra rằng em đang bước vào một gia đình thế nào đâu. Dòng họ Stanhope luôn luôn lấy, xin lỗi, anh dùng dấu ngoặc kép, “Người cùng giới”, tức là dòng họ chính thống Philadelphia.
“Và người vợ của anh đã được chọn sẵn?” Tracy dò xét.
“Điều đó chẳng có ý nghĩa mảy may gì. Chủ yếu là anh đã chọn ai? Ta sẽ ăn chiều với cha mẹ vào thứ sáu tới đã đến lúc em phải gặp họ”.
Chín giờ kém 5 phút, tiếng ồn ào trong nhà băng có vẻ tăng lên. Mọi người nói nhanh hơn một chút và làm lẹ tay hơn một chút. Sau năm phút nữa, nhà băng sẽ mở cửa và tất cả đã phải sẵn sàng. Qua cửa sổ trước mặt, Tracy thấy khách hàng đang đứng chờ trên hè, dưới làn mưa lạnh.
Nàng thấy người bảo vệ nhà băng vừa chia xong các mẫu phiếu gửi và rút tiền vào các khoang kim loại đặt trên sáu chiếc bàn kê thành dãy trong gian đại sảnh.Khách hàng quen được phát phiếu mẫu này với mã số từ tính trên Đó để mỗi khi họ chuyển tiền vào thì máy tính sẽ tự động chuyển tới tài khoản thích hợp. Còn khách thường thì không có sẵn loại này và sẽ phải điền vào một loại phiếu khác.
Người bảo vệ nhìn lên đồng hồ treo trên tường, và Đúng 9 giờ 30, trịnh trọng mở khóa cửa.
Ngày làm việc của nhà băng bắt đầu.
Trong thời gian tiếp đó, Tracy quá bận rộn trước chiếc máy tính, chẳng thể nghĩ tới chuyện gì khác, Mọi vụ chuyển khoản điện tử này đều phải được kiểm tra kép để bảo đảm rằng mã số của nó là xác thực. Khi một tài khoản nào Đó phải được ghi nợ, nàng đưa vào máy số tài khoản, số tiền và tên nhà băng mà khoản tiền phải được chuyển tới. Mỗi nhà băng có một mã số riêng và những mã số này được ghi trong một danh ba mật – bao gồm mã sốc của tất cả các ngân hàng chủ yếu trên thế giới.
Buổi sáng nhanh chóng trôi qua. Tracy dự định dùng thời gian nghỉ ăn trưa để đi làm đầu, và cũng đã hẹn với Larry S.Botte. Ông ta lấy đắt song đáng tiền thôi, bởi lẽ nàng muốn xuất hiện trước cha mẹ Charles trong vẻ tươm tất nhất.
Mình phải làm cho ông bà ấy thích mình, Mình không cẩn biết họ đã chọn ai cho anh ấy, Tracy nghĩ. Không ai có thể làm cho Charles hạnh phúc bằng mình cả.
Mười ba giờ, khi Tracy đang khoác chiếc áo mưa lên người thì Clarence Desmond gọi nàng tới văn phòng ông ta. Desmond có dáng vẻ một viên chức quan trọng. Nếu nhà băng mà sử dụng tới hệ thống thương mại truyền hình thì ông ta sẽ là người phát ngôn hoàn hảo nhất. Ăn mặc kiểu thủ cựu với vẻ quyền lực cứng rắn theo lối cổ. Desmond làm cho người ta thấy có thể tin cậy nơi ông.
“Ngồi xuống. cô Tracy”. Ông ta vẫn tự hào là biết tên đầu của mọi nhân viên. “Trời đất quá phải không?”.
“Thưa vâng”.
“Thế nhưng mọi người vẫn tiếp tục cáe hoạt động tiền tệ” Desmond đã nói hết phần nào đâu. Ông ta dướn người lên trên mặt bàn, “Tôi hiểu rằng cô và Charles Stanhope đã hứa hôn”.
Tracy ngạc nhiên “Chúng tôi chưa hề loan báo. Sao?”.
Desmond mỉm cười. “Mọi động thái của gia đình Stanhope chính là tin tức.
Tôi rất vui mừng. Tôi cho rằng cô sẽ trở lại làm việc với chúng tôi. Tất nhiên là sau tuần trăng mật. Chúng tôi không muốn mất cô. Cô là một trong những nhân viên quý giá nhất”.
Charles và tôi đã bản chuyện nàng và nhất trí rằng tôi sẽ hạnh phúc hơn với công việc”.
Desmond mỉm cười, thỏa mãn. Stanhope & Con trai là một trong số những công ty đầu tư quan trọng nhất trong cộng đồng tài chính, và thật là một trái mận ngọt nếu có thể có được một tài khoản riêng của nó trong chi nhánh này.
Ông ta ngả người trên ghế. “Khi trở lại sau tuần trăng mật của mình:
Tracy, cô sẽ được đề bạt cùng với một khoản tiền lương tăng đáng kể”.
“Ồ cảm ơn ngài? Thật là tuyệt vời”. Tracy biết mình xứng đáng với điều Đó và cảm thấy tự hào. Nàng nóng lòng muốn báo cho Charles biết. Với Tracy, dường như các đấng thần linh đang cùng nhau làm mọi việc để mang lại hạnh phúc cho nàng.
Ông bà Charles Stanhope sống trong một lâu đài cổ kính ở quảng trường Rittenhouse. Đó cũng là nơi Tracy thường đi ngang. Và bây giờ, nàng nghĩ, nó sắp sửa là một phần nào cuộc sống của mình!
Nàng thấy lo lắng. Mái tóc mới được làm rất đẹp không chịu nổi sự ẩm ướt của bầu không khí. Nàng đã thay đổi trang phục tới bốn lần. Hay nên mặc giản dị? Chính thức? Nàng có một bộ rất sang đặt mua tại tiệm Wammakers. Nếu mình mặe bộ này, họ sẽ nghĩ mình hoang phí. Nhưng nếu mặc mấy thứ đồ mua từ tiệm Post Horn, họ sẽ nghĩ mình không xứng lấy con trai họ. Ồ, mặc, đằng nào thì họ cũng nghĩ như vậy. Sau cùng nàng quyết định mặc chiếc váy yếm giản dị bằng len màu xám, cái áo ngắn bằng lụa trắng và đeo sợi dây chuyền vàng mỏng manh, món qùà Giáng sinh của mẹ gửi cho.
Cánh cổng tòa lâu đài được người quản gia mặc chế phục mở ra. “Xin chào cô Whitney”. Người quản gia biết tên mình. Đó là dấu hiệu, tốt hay xấu “Cho phép tôi giữ áo khoác cho cô?”. Những giọt nước rỏ xuống tấm thảm Ba Tư đắt tiền của chủ nhân.
Ông ta dẫn nàng qua một gian sảnh xây bằng đá cẩm thạch rộng chừng gấp đôi nhà băng. Tracy chợt hoảng hốt. Ồ, lạy Chúa. Mình mặc tệ quá1 Lẽ ra mình nên mặc bộ Yves Salnt Laurent, và khi bước vào căn phòng dùng làm thư viện nàng đã đứng đối diện cha mẹ Charles.
Charles Stanhope cha có vẻ khô khan ở giữa độ tuổi sáu mươi. Một người thành đạt, dường như là hình mẫu của con trai trong vòng 30 năm tới. Ông có cặp mắt màu nâu giống như Charles, cái cằm đầy cương nghị và màu tóc bạc.
Tracy gần như lập tức có thiện cảm với ông. Đó sẽ là một ông nội tuyệt vời cho đứa con của nàng và Charles.
Mẹ Charles hơi thấp và mập, tuy vậy vẫn có vẻ thanh thoát. Bà trông vừa cứng rắn vừa yếu đuối, Tracy nghĩ. Đó cũng sẽ là một bà nội tuyệt vời.
Bà Stanhope đưa tay ra. “Cô gái thân mến, thật qui hóa là cô đã đến. Chúng tôi yêu cầu Charles dành cho ít phút gặp riêng cô. Cô bằng lòng chứ?”.
“Dĩ nhiên là cô ấy không phản đối”. Cha Charles tuyên bố. “Mời ngồi …
Tracy, phải không nhỉ?”.
“Thưa ngài, vâng”.
Hai ông bà ngồi bên nhau, đối diện với nàng:
Tại sao mình có cảm giác là đang sắp phải trải qua một cuộc thẩm vấn? Tracy như thể nghe thấy tiếng nói, của mẹ. “Con gái bé bỏng, Chúa sẽ không bao giờ bắt con làm một việc mà con không thể làm nổi. Có điều, hãy làm từng bước một”.
Bước đầu tiên của Tracy là một nụ cười yếu ớt và ngượng nghịu vì Đúng lúc Đó nàng cảm thấy có cái gì Đó chảy dọc theo chiếc tất, chỗ đầu gối. Nàng che đậy nó bằng hai bàn tay.
“Ra thế”, tiếng ông Stanhope trầm trầm, “Cô và thằng Charles muốn cưới nhau?”.
Cái từ “muốn” làm nàng áy náy. Chắc chắn là Charles đã nói rằng họ sắp cưới nhau.
“Vâng”. Tracy đáp lại.
“Thực sự cô và Charles chưa biết nhau lâu có phải không?” Bà Stanhope hỏi.
Tracly găng kìm chế sự bất bình. Mình nghĩ Đúng mà.
Đây là một cuộc thẩm vấn.
“Thưa bà Stanhope, cũng đủ lâu để biết rằng chúng tôi yêu nhau”.
“Yêu?” Ông Stanhope nhại lại.
Bà Stanhope nói. “Này cô Whitney, nói thẳng ra, cái thông báo của Charles đã làm tôi và cha nó giật mình”.
Bà cười nhếch miệng. “Chắc Charles đã nói với cô về Charlotte rồi chứ?” Bà thấy nét mặt Tracy. “Tôi biết mà.
Hừ, nó và Charlotte cùng lớn lên với nhau. Chúng luôn luôn thân thiết, và hừ, nói thẳng, mọi người đều chờ đợi chúng sẽ loan báo việc hứa hôn trong năm nay”.
Chẳng cần phải nói với nàng về Charlotte, Tracy hoàn toàn có thể hình dung ra cô ta. Sống ở gần kề. Giàu có và cùng một nền giáo dục xã hội, như Charles.
Qua các trường học tốt nhất. Yêu thích ngựa và đã giành cúp.
Hãy cho chúng tôi biết về gia đình cô”. Ông Stanhope đề nghị.
Lạy Chúa, đây quả là một cảnh trong bộ phim chiếu vào giờ khuya. Tracy ngủ miên man, mình là nhân vật Rita Hayworth, gặp cha mẹ của Cary Grant lần đầu tiên. Mình cần một ly nước. Trong những bộ phim cũ thì. Người quản gia luôn xuất hiện kịp thời với một khay đựng đồ uống.
“Cô sinh ra ở đâu, cô gái thân mến?” Bà Stanhope hỏi.
“Ở Louisiana. Cha tôi là một thợ máy”. Chả cần phải nói thêm điều Đó song Tracy không cưỡng nổi. Mặc kệ họ. Cô yêu quý và tự hào về cha mình.
“Một thợ máy?”.
“Vâng. Ông đã bắt đầu với một xưởng cơ khí nhỏ ở New Orleans và xây dựng nó thành một công ty tương đối lớn trong lĩnh vực Đó. Khi cha tôi mất cách đây năm năm, mẹ tôi đứng ra nắm việc kinh doanh”.
“Thế cái … công ty này sản xuất.
“Ống xả và những phụ tùng ô tô Khác”.
Hai ông bà Stanhope đưa mắt nhìn nhau và cùng nói, “Ra vậy”.
Giọng điệu họ làm Tracy căng thẳng. Nàng tự hỏi, để yêu được họ, không biết mình sẽ phải mất bao nhiêu thời gian. Nàng nhìn vào hai gương mặt khó chịu trước mắt, và buột miệng, bất kể sợ hãi, “Ông bà sẽ thực sự thấy mến mẹ con. Bà đẹp, thông minh và hấp dẫn. Bà là người gốc miền Nam. Tất nhiên, vóc người bà rất nhỏ, cao chừng như bà, thưa bà Stanhope”. Giọng nàng yếu dần và lặng hẳn do sự im lặng đối nghịch. Nàng mỉm cười ngốc nghếch – và nụ cười tắt ngay vì cái nguýt của bà Stanhope.
Đột nhiên, ông Stanhope nói với vẻ lạnh tanh. “Chạrles thông báo rằng cô đang có bầu”.
Trời, giá mà anh ấy chưa nói gì hết? Thái độ quá rõ là họ không tán thành, như thể con trai họ chẳng hề liên quan gì tới việc Đó. Họ đã khiến nàng cảm thấy bị lăng nhục. Giờ thì mình biết là mình cần phải mặc như thế nào, Tracy nghĩ, với một chữ cái viết hoa.
“Tôi không hiểu nổi sao mà ngày nay”, bà Stallhope bắt đầu, song không nói được hết” câu vì Đúng lúc Đó Charles bước vào phòng. Tracy chưa bao giờ thấy sung sướng đến như vậy.
Nào”, Charles hồ hởi. “Mọi người trò chuyện lạ sao?”.
Tracy đứng lên và lao vào vòng tay anh. “Ô, anh yêu quý” Nàng ôm chặt anh, lòng thầm nghĩ thật may Charles không giống như mẹ. Anh sẽ không thể bao giờ lại giống họ đượe. Họ có đầu óc hẹp hòi, khinh người.
Có tiếng hắng giọng, và người quản gia bước vào với một khay đồ uống. Tất cả rồi sẽ tất, Tracy tự nói với mình. Cuốn phim sẽ kết thúc có hậu cho mà xem.
Bữa cơm chiều thật là thượng hạng, song Tracy không bụng dạ nào mà ăn nữa. Họ bàn bạc về hoạt động ngân hàng, chính trị và tình trạng nghèo Đói trên thế giới.
Không khí thân thiện và lịch thiệp. Không có ai lớn tiếng nói toạc ra rằng.
“Cô đã bẫy con trai tôi vào việe cưới xin”.
Nói một cách công bằng nhất, Tracy thầm nghĩ, họ có quyền quan tâm về người phụ nữ mà con trai họ sẽ kết hôn. Một ngày nào Đó, Charles sẽ làm chủ công ty và điều quan trọng là anh ấy có người vợ xứng đáng. Tracy tự hứa với mình, anh ấy sẽ có.
Charles nhẹ nhàng cầm lấy bàn tay Tracy đang vò chiếc khăn ăn dưới mặt bàn, mỉm cười và hơi nháy mắt.
Tim nàng rộn lên.
Tracy và con muốn một lễ cưới nhỏ”. Charles nói, “và sau Đó …”.
“Vớ vẩn”, bà Stanhope cắt ngang. “Gia đình ta không có những lễ cưới nhỏ, Charles. Có nhiều bè bạn sẽ cuốn tới dự lễ cưới của con”. Bà đưa mắt nhìn Tracy, xem xét vóc dáng nàng. “Có thể là chúng ta sẽ cho gửi thiệp mời ngay”.
Và như nghĩ lại, bà nói thêm, “Nghĩa là nếu các con bằng lòng?”.
“Vâng, tất nhiên là thế rồi”. Quả thật sắp có một lễ cưới Tại sao mình còn ngờ vực được?
Bà Stanhope nói, “Một số khách mời sẽ từ nước ngoài tới Mẹ đã sắp xếp để họ có thể ở đây, trong ngôi nhà này”.
Ông Stanhope hỏi. “Cô cậu đã quyết định hưởng tuần trăng mật ở đâu chưa?”.
Charles mỉm cười, “Đó là thông tin bí mật cha ạ”. Anh nắm chặt tay Tracy. – “Tuần trăng mật của các con sẽ kéo đàí bao lâu?” Bà Stanhope dò hỏi.
“Khoảng năm mươi năm ạ” Charles đáp. Và Tracy sung sướng với lời đáp ấy.
Sau bữa ăn, họ vào, thư viện nhấm nháp rượu mạnh, và Tracy ngắm nghía căn phòng tường ốp gỗ sồi với những giá đầy sách bọc da, hai họa phẩm của Corots, một Copley và một Reynolds. Nếu như Charles không có tiền thì điều Đó đối với nàng cũng chẳng hề gì song nàng cũng tự thú với mình rằng sống thế này thì quả là dễ chịu.
Tới gần nửa đêm, Charles lái xe đưa Tracy về căn hộ nhỏ của nàng gần công viên Fairmount.
Tracy, anh hy vọng rằng tối nay không phải là quá khó khăn đối với em. Mẹ và cha anh đôi lúc quá khắt khe. “Ồ, không, hai ông bà đều thật đáng yêu”.
Tracy nói dối. Nàng mệt lả với không khí căng thẳng của buổi tối, song khi họ dừng bước trước cửa phòng, nàng khẽ hỏi, “Anh vào với em chứ, Charles?”.
Nàng muốn được anh ấp ủ trong vòng tay, muốn nghe anh nói. “Anh yêu em, em yêu dấu. Không ai trên đời này có thể ngăn cách chúng ta”.
Anh trả lời. “Đêm nay sợ không được. Sáng mai anh nhiều việc lắm”.
Tracy giấu nỗi thất vọng, “Cũng được. Em hiểu, anh yêu ạ”.
“Ngày mai anh sẽ nói chuyện với em! Anh hôn phớt nhẹ, và nàng đứng trông theo tới khi anh khuất nơi đầu hành lang.
Căn phòng bỗng sáng bừng và tiếng chuông báo cháy phá vỡ không khí yên tĩnh. Tracy giật bắn người, ngồi nhổm dậy, mắt vẫn lờ đờ ngái ngủ, mũi hít tìm mùi khói trong căn phòng đã tối lại. Tiếng chuông vẫn tiếp tục, và nàng dần nhận ra Đó là chuông điện thoại. Chiếc đồng hồ bên tường chỉ 2 giờ 30. Ý nghĩ hất hoảng đầu tiên của nàng là đã có chuyện gì Đó xảy đến với Charles. Nàng chộp lấy ống nghe. “A lô?”.
Một giọng đàn ông từ xa thẳm hỏi. “Tracy Whitney?”.
Nàng lưỡng lự. Nếu đây là một cú điện thoại khiêu dâm … “Ai Đó?”.
“Trung úy Miller ở Sở cảnh sát New Orleans. Đó có phải là Tracy Whitney không?”.
“Vâng”. Nàng bắt đầu hồi hộp.
Tôi sợ rằng tôi có tin buồn cho cô”.
Tay nàng nắm chặt ống nghe.
“Tin về mẹ cô”.
“Có. Có phải mẹ bị một tai nạn gì không?”.
“Bà đã chết, thưa cô Whitney”.
“Không?” Nàng thét lên. Đây hẳn là một cú điện thoại khiêu dâm. Một gã kỳ quặc nào Đó đang cố dọa nàng.
Không có chuyện gì đối với mẹ cả. Mẹ vẫn còn sống. “Mẹ yêu con nhiều, rất nhiều, Tracy”.
“Tôi rất buồn phải báo tin cho cô thế này”, giọng nói từ đầu dây kia vang lên.
Đúng là thật. Nó là một, cơn ác mộng, song nó đang diễn ra. Nàng không nói nổi nữa. Trí óc và cả lưỡi nàng đã tê liệt Giọng viên trung úy vang lên. “A lô …?
Cô Tracy Alô.
“Tôi sẽ bay chuyến đầu tiên”.
Nàng vào trong bếp, ngồi thừ ra và nghĩ về mẹ. Thật vô lý, mẹ không thể chết được. Mẹ vốn luôn mạnh mẽ, sôi động. Hai mẹ con đã gần gũi” và thân thiết biết bao. Từ nhỏ, Tracy đã có thể đến giãi bày vôi mẹ những mắc mớ, chuyện trò về nhà trường và bọn bạn trai, và sau này, về đàn ông. Khi cha Tracy chết, biết bao kẻ lăm le mua lại cơ nghiệp của ông. Họ hứa trả Doris Whitney một khoản tiền lộn đủ để bà sống khỏe tới trọn đời, song bà kiên quyết từ chối.
“Cha con tạo dựng cơ nghiệp này, mẹ không đời nào vứt bỏ bao công sức của cha con”. Và bà đã làm cho công việc tiếp tục thành đạt.
Ôi mẹ, Tracy nghĩ, con yêu mẹ nhiều. Mẹ sẽ không bao giờ thấy Charles, mẹ không bao giờ thấy cháu của mẹ cả Và rồi nàng òa khóc nức nở.
Nàng pha một tách cà phê và rồi để Đó lạnh ngắt, ngồi thừ trong bóng tối, Tracy cảm thấy mình muốn gọi Charles một cách tuyệt vọng để nói với anh mọi chuyện, để được có anh bên cạnh. Nàng nhìn đồng hồ ở trong bếp. Mới 3 giờ 30 và biết không thể đánh thức anh giờ này. Đành sẽ gọi cho anh khi tới New Orleans vậy. Nàng băn khoăn không biết kế hoạch cưới xin có bị ảnh hưởng không, và lập tức thấy tội lỗi với ý nghĩ Đó. Làm sao còn có thể nghĩ đến bản than mình vào lúc này nhỉ? Trung úy Mil1er đã nói. “Khi tới đây, cô kêu tắc xi đến trụ sở cảnh sát ngay”. Tại sao lại trụ sở cảnh sát? Tại sao nhỉ? Cái gì đã xảy ra?
Phi trường New Orleans. Đứng đợi với va ly trong tay, vây quanh là những hành khách đang sốt ruột chen lấn, Tracy cảm thấy nghẹt thở. Cố chen gần tới đầu băng chuyền tải hành lý, song chẳng ai để nàng len qua. Ngày càng sợ hãi khi nghĩ tới điều phải chứng kiến trong ít giờ tới, nàng cố tự nhủ Đó chỉ là một sự nhầm lẫn, song trong đầu cứ vọng những lời:
Tôi sợ rằng tôi có tin buồn cho cô … Bà nhà đã chết, thưa cô Whitney. Tôi rất buồn phải báo tin cho cô thế này …
Sau cùng, khi đã nhận lại va ly, Tracy lên một chiếc tắc xi và nhắc lại địa chỉ mà viên Trung úy đã bảo:
“715 đường South Broad”.
Người lái xe nhìn nàng qua gương chiếu hậu. “Đồn cảnh sát à?”.
Không trò chuyện. Lúc này thì không. Đầu Tracy đầy ắp những ý nghĩ lộn xộn.
Chiếc xe chạy về phía Đông, hướng tới khu Hồ Pon Chartrain Causeway.
Người lái xe tiếp tục huyên thuyên, “Cô tới dự cuộc lễ lớn này phải không?
Nàng không hiểu anh ta nói gì, song thầm nghĩ, không, tôi đến đây vì sự chết chóc. Mang máng tiếng nói khàn khàn của người lái xe, song nàng không nghe rõ gì cả, chỉ ngồi cứng đơ trên ghế, lơ đãng với những khung cảnh quen thuộc lướt qua hai bên. Mãi khi tới khu người Pháp, Tracy mới chợt tỉnh vớl những tiếng ồn ào ngày càng rõ. Đó là tiếng ồn ào eủa một đám Đông đã trở nên điên loạn, những kẻ náo loạn đang gào thét những lời kinh cầu nguyện.
“Tôi chỉ có thể chở cô tới đây thôi”. Người lái xe thông báo. Và Tracy ngẩng lên. Một cảnh tượng khó tin. Hàng trăm nghìn người đang hò hét, mang những mặt nạ vẽ rồng, cá sấu và thánh thần của những kẻ tà giáo, tràn ngập lòng đường, hè phố với những âm thanh điên loạn. Một cảnh điên khùng với những đám người nhảy múa, âm nhạc và cả những xe diễu hành.
“Tất nhất là cô ra đì trước khi họ lật nhào xe tôi”, người lái xe nói “Cái lễ Mardi Grass quỉ quái này”.
Đúng thôi. Bây giờ là tháng Ba, khi mà cả thành phố chào Đón ngày bắt đầu của tuần chay. Tracy chui ra khỏi xe và đứng co rúm lại, vali trong tay. Chỉ giây lát sau nàng đã bị cuốn vào cái đám Đông la hét, nhảy múa. Vali bị giật khỏi tay và biến mất. Nàng bị một lão to béo mang mặt nạ ma quỷ vồ lấy hôn hít. Một người mang mặt hươu sờ nắn hai bầu vú và một kẻ mang mặt nạ gấu vồ lấy từ đằng sau và nâng bổng nàng lên. Nàng vùng ra, cố chạy song không thể, đã bị vây chặt trong cái đám rước nhảy múa, ca hát om sòm này. Nàng dịch chuyển cùng với đám Đông, nước chảy ròng trên mặt. Sau cùng, khi nàng thoát ra được và chạy vào một đường hẹp yên tĩnh, nàng đã gần phát điên lên, phải đứng bất động một lúc lâu, tựa người vào cột đèn, thở thật sâu, dần dần mới bình tĩnh hơn. Nàng đi về hướng đồn cảnh sát.
Trung úy Miller, một người đứng tuổi, vẻ ưu phiền với gương mặt dầu dãi nắng mưa, đã tỏ ra thực sự lúng túng. Xin lỗi, tôi không ra sân bay Đón cô được”, anh ta nói với Tracy. “Cả thành phố đã trở nên điên khùng. Chúng tôi đã xem xét tất cả giấy tờ của mẹ cô và cô là người duy nhất mà chúng tôi biết để báo tin”.
Ông trung úy, xin ông cho biết điều … điều gì đã xảy đến với mẹ tôi”.
Bà đã tự sát”.
Nàng thấy ớn lạnh. Không. Không thể thế được! Tại sao mẹ lại phải tự sát?
Bà hoàn toàn có thể sống hạnh phúc mà”. Tiếng nới nàng rời rạc, yếu đuối.
Khu nhà xác lạnh lẽo, đầy ghê rợn. Tracy được dẫn dọc theo một hành lang trắng toát tới căn phòng trống, ông rãi và được sát trùng. Rồi đột nhiên nàng nhận ra rằng căn phòng đâu có trống rỗng. Nó ngập đầy sự tang tóc Sự tang tóc của chính nàng.
Một nhân viên mặc áo choàng trắng kéo ra một ô kéo lớn. “Cô có muốn nhìn lần cuối?”.
Không, nàng thầm nghĩ, tôi không muốn nhìn một thân thể đã chết trong cái hộp Đó. Nàng muốn rời khỏi chỗ này, muốn thời gian lùi lại vài giờ trước Đó, khi mà tiếng chuông vang lên. Giá mà Đó là tiếng chuông báo cháy thật sự, chứ không phải chuông điện thoại báo tin mẹ nàng đã chết. Tracy bước tới chậm chạp, lòng đau thắt, đứng nhìn cái thân thể không còn sự sống, từng sinh ra, nuôi dưỡng, cười đùa, và yêu quý nàng, rồi cúi xuống và hôn lên má người đã chết. Cặp má lạnh lẽo và cứng như cao su. “Ôi, mẹ”, Tracy nghĩ thầm. “Tại sao?
Tại sao mẹ lại làm thế”” “Chúng tôi phải mổ xét nghiệm tử thi”, tiếng người nhân viên giúp việc”, Đó là luật của Tiểu bang về những vụ tự sát”.
Bức thư của Doris Whitney để lại cũng không đưa ra câu trả lời nào.
Tracy con, Hãy tha thứ cho mẹ con nhé. Mẹ đa thất bại, và mẹ không chịu nổi việc trở thành gánh nặng đối với con. Đây là cách tốt nhất. Mẹ yêu con nhiều.
Bức thư, cũng giống như cái thi thể nằm trong ô kéo kia, không có sức sống và vô ý nghĩa.
Chiều hôm Đó Tracy thu xếp việc tang lễ mẹ rồi ngồi tắc xi về ngôi nhà của gia đình. Nàng có thể nghe thấy tiếng gào thét eủa những kẻ cuồng nhiệt vớl lễ MardiGrass từ xa vọng lại, xa lạ và ghê rợn.
Nơi ở của gia đình Whitney là một ngôi nhà kiểu Phục Hưng nằm trong Garden tại một khu dân cư được gọi là Khu Trên. Giống như phần lớn các ngôi nhà ở New Orleans, nó được làm bằng gỗ và không có tầng hầm bởi lẽ khu vực này thấp hơn mực nước biển.
Tracy đã lớn lên trong ngôi nhà này và có đầy những kỷ niệm ấm áp, thân thương. Cả năm ngoái nàng không về nhà lần nào và trước khi tắc xi từ từ dừng lại, nàng giật mình nhìn thấy một chiếc biển lớn cắm trên cỏ:
BÁN – CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NEW ORLEANS. Không thể thế được. Mẹ sẽ không bao giờ bán ngôi nhà thân yêu này, mẹ vẫn thường bảo vậy, chúng ta đã cùng sống hạnh phúc biết bao ở nơi đây.
Lòng đầy nỗi lo lạ lùng và vô lý, Tracy đi qua cây mộc lan lớn về phía cửa trước. Nàng đã được cho riêng một chìa khóa nhà từ khi học lớp bảy, và vẫn luôn mang theo người như một thứ bùa phép, một thứ phước lành.
Tracy mở cửa rồi đứng Đó, chết lặng. Các phòng đều trống trơn, không còn đồ đạe gì, tất eả những đồ cổ tuyệt đẹp đã biến mất. Nó giống như một nơi bỏ hoang. Tracy chạy từ phòng này sang phòng khác, sự ngờ vực mỗi lúc một tăng.
Dường rthư đã có một tai họa khủng khiếp giáng xuống. Nàng chạy lên lầu và dừng lại trước căn phòng ngủ nàng từng ở Đó phần lớn cuộc đờl. Nó như đang nhìn lại nàng, ghẻ lạnh và trống rỗng. Ôi, lạy Chúa, điều gì đã xảy ra vậy? Tracy nghe tiếng chuông gọi cửa và đi xuống cầu thang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Otto Schmidt đứng trước cửa. Quản đốc của công ty phụ tùng Otto Whitney là một người đàn ông đứng tuổi với khuôn mặt răn rúm và thân hình gầy ốm trừ cái bụng phệ ra vì bia. Đầu ông nhẵn thín, chỉ còn lưa thưa ít tóc xung quanh.
“Tracy” tiếng ông nặng giọng Đức, “Tôi mới nghe tin. Tôi … tôi không biết nói với cô thế nào về nỗi buồn của mình”.
Tracy nắm lấy tay ông. “Ồ, bác Otto. Thật mừng là bác tới Mời bác vào”.
Nàng dẫn ông vào phòng khách. “Xin lỗi bác, chẳng còn gì để ngồi cả nàng ấp úng. Bác có bận lòng phải ngồi xuống sàn không?”.
“Không, không hề gì”.
Họ ngồi xuống, đối diện nhau, lặng đi vì sầu thảm. Otto Schmidt là nhân viên của công ty Whltney từ lâu lắm rồi. Tracy biết rõ cha nàng đã dựa vào bác thế nào. Khi mẹ nàng kế thừa cơ nghiệp, Sehmidt đã tiếp tục ở lại để điều hành công việc cho bà.
“Bác Otto, tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra nữa. Cảnh sát nói lằng mẹ đã tự sát, song bác biết đấy không có lý do gì cho việc Đó cả”. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, “Bà không ốm chứ? Bà không gặp chuyện gì khủng khiếp …”.
Không, không phải thế không phải. Ông nhìn lảng đi lúng túng có điều gì còn chưa được nói thành lời.
Tracy nói chậm rãi. “Bác biết, chuyện?”.
Ông nhìn nàng với cặp mắt xanh đục. “Mẹ cô đã giấu cô chuyện xảy ra gần đây. Bà không muốn cô phải lo lắng”.
Tracy cau mặt. “Sợ tôi lo lắng? Bác nói đi … nào bác”. Bàn tay chai sạn vì lao động của ông nè ra rồi nắm lại.
“Cô đã bao giờ nghe về một người có tên là Joe Romano?”.
“Joe Romano? Không! Sao ạ?”.
“Sáu tháng trước đây, Romano liên hệ với mẹ cô, nói muốn mua lại công ty.
Bà bảo không muốn bán, song hắn đã hứa sẽ trả bà gấp mười lần trị giá của nó và bà đã không thể cứng lại. Bà quá hồi hộp. Bà định đầu tư toàn bộ số tiền vào mua trái phiếu và điều Đó sẽ mang lại một thu nhập đủ để bà và cô sống đầy đủ tới trót đời. Bà muốn làm cô ngạc nhiên. Tôi cũng mừng cho bà Tôi đã sẵn sàng nghỉ hưu trong suốt ba năm qua, cô ạ, song tôi không thể bỏ bà Doris mà đi, làm sao đi được cơ chứ? Gã Romano này …” Otto suýt lỡ lời, “gã Romano này đặt trước một món tiền nhỏ. Khoản lớn còn lại … khoản hứa bịp … phải được trả hồi tháng trước”.
Tracy mất hết kiên nhẫn. “Nữả đi, bác Otto. Chuyện gì đã xảy ra?”.
“Khi Romano thay chân bà Doris, hắn đuổi tất cả và thay người của hắn vào nắm mọi việc. Rồi hắn bắt đầu cướp bóc công ty. Hắn bán tất cả tài sản và đặt mua nhiều thiết bị mà không trả tiền, rồi bán lại kiếm lời. Các nhà cung cấp không lo ngại về sự chậm trễ thanh toán vì nghĩ rằng họ vẫn đang giao dịch với mẹ cô. Sau cùng, khi họ đòi tiền từ mẹ cô, bà tới gặp Romano và muốn biết chuyện gì đang diễn ra. Hắn bảo không thực hiện giao kèo mua bán nữa và trả lại công ty cho bà. Khi Đó công ty chẳng còn gì đáng giá mà mẹ cô thì nợ nửa triệu đôla, khoản tiền mà không có khả năng trả. Cô Tracy, tôi và bà nhà tôi rầu rĩ tưởng chết đi được khi thấy mẹ cô vật lộn để cứu cái công ty Đó. Không còn lối thoát nào. Họ đã dồn bà tới chỗ phá sản. Họ cưỡng đoạt mọi thứ … mọi tài sản, ngôi nhà này, thậm chí cả chiếc xe hơi của bà”.
“Ôi, lạy Chúa”.
“Còn nữa. Viên công tố quận đưa thông báo tới bà rằng ông ta sẽ yêu cầu truy tố bà về tội lừa đảo, rằng bà sẽ phải chịu một án tù. Tôi nghĩ bà thật ra đã chết từ hôm Đó”.
Tracy như sôi lên với một cơn giận dữ đầy vô vọng.
“Song tất cả những gì mẹ phải làm chỉ là nói lên sự thật, giải thích những gì gã kia đã làm đối với bà”.
Người quản đốe già lắc đầu. “Joe Romano làm việc cho một người tên là Anthony Orsatti, kẻ nắm cả cái New Orleans này. Tôi phát hiện quá muộn rằng Romano đã từng làm như thế với một số công ty khác. Ngay cả nếu như mẹ cô đưa được hắn ra tòa, thì cũng phải mất nhiều năm mọi thứ mới rõ ràng, và bà không thể đủ tiền mà theo kiện”.
“Tại sao mẹ không nói với tôi, hả bác?” Tracy kêu lên đau đớn, tiếng kêu thét vì sự thống khổ mà mẹ nàng phải chịu.
“Mẹ cô là một người đàn bà kiêu hãnh. Mà cô có thế làm gì được? Không ai có thể làm gì được”.
Bác sai rồi, Tracy quả quyết thầm nghĩ. “Tôi muốn gặp gã Romano. Tôi có thể kĩếm hắn ở đâu, bác?”.
Schmidt chán nản. “Quên hắn đi. Cô không biết hắn nhiều thế lực đến mức nào đâu”.
“Hắn sống ở đâu, bác Otto?”.
“Hắn có một dinh thự kế bên quảng trường Jacksón, song tới Đó cũng chẳng ích gì đâu, cô Tracy, hãy tin tôi”.
Tracy không trả lời. Trong nàng tràn đầy một thứ tình cảm xa lạ:
Lòng hận thù, Joe Romano sẽ phải trả món nợ giết mẹ mình, Tracy tự thề.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!