Nếu Còn Có Ngày Mai - Chương 15
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
157


Nếu Còn Có Ngày Mai


Chương 15


PHILADELPHIA.

Thứ ba, 7 tháng Mười – 16 giờ.

Bây giờ là lúc tính đến Charles Stanhope III. Những kẻ kia đều xa lạ.

Charlés từng là người tình của nàng, là cha của đứa con không được sinh ra của nàng, và anh ta đã quay lưng lại với cả hai mẹ con nàng Ernestine và Al cùng có mặt tại sân bay New Orleans để tiễn Tracy.

“Tôi sẽ nhớ cô lắm”. Ernestine. “Hiển nhiên là cô đã làm cho cả cái thành phố này thức tỉnh. Họ phải bầu cô làm thị trưởng mới phải”.

“Cô sẽ làm gì ở Powilly?” AI hỏi.

Nàng đã nói với họ một nửa sự thật. “Trở lại với công việc cũ ở nhà băng”.

Ernestine và Al đưa mắt nhìn nhau. “Họ …. ờ … có biết cô đang trở lại không?”.

“Không. Nhưng ông phó chủ tịch nhà băng quý tới. Sẽ không có gì vướng mắc đâu. Bây giờ rất khó kiếm chuyên viên máy tính giỏi”.

“Ồ, chúc may mắn. Giữ liên lạc, nghe chưa? Và tránh xa các rắc rối ra, cô bé”.

Ba mươi phút sau, Tracy đã ở trên bầu trời. Máy bay đang hướng về Philadelphia.

Nàng thuê buồng ở khách sàn Hilton và việc đầu tiên phải làm là lấy ra bộ váy áo tươm tất duy nhất, hơ nó trên bồn tắm đầy nước nóng để làm cho nó phẳng phiu trở lại. Hôm sau, lúc 11 giờ, nàng tới nhà băng và gặp thư ký của Claremce Desmond.

“Xin chào, Mae”.

Cô gái kia nhìn Tracy chằm chằm như thể là đang nhìn thấy một bóng ma.

“Tracy!” Cô ta muốn tránh ánh mắt nàng. “Chị có … khỏe không?”.

“Tết thôi, có ngài Desmond ở đây không?”.

“Tôi … tôi không biết. Để xem đã. Xin lỗi”. Cô ta đứng dậy, lúng túng, rồi vội vã đi vào phòng làm việc của viên phó chủ tịch nhà băng.

Mấy giây sau, cô ta trở ra. “Chị có thể vào”. Cô ta lách người ra khi Tracy bước qua.

Claremce Desmond đang đứng bên bàn làm việc của ông ta.

“Xin chào ngài Desmond. Thế là tôi đã trở về”. Tracy cởi mở.

“Để làm gì?” Giọng ông ta đầy vẻ thiếu thiện cảm.

Tracy sững người ngạc nhiên, và hơi dằn giọng. “Ờ, ngài chả từng nói tôi là một chuyên viên máy tính tốt nhất mà ngài từng thấy, và tôi nghĩ …”.

“Cô nghĩ là tôi nhận cô về với công việc cũ của cô ư?”.

“Thưa ngài, vâng. Tôi đã không hề quên cái kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Tôi có thể vẫn …”.

“Cô Whitney”. Ông ta không còn gọi là Tracy nữa. “Tôi rất lấy làm tiếc song không thể bàn tới cái mà cô yêu cầu.

Tôi chắc cô hiểu rằng khách hàng của chúng tôi không mong muốn phải tiếp xúc với một người từng phải ngồi tù vì tội cướp có vũ trang và mưu sát. Điều đó khó mà phù hợp được với hình ảnh tất đẹp cửa nhà băng này. Tôi nghĩ rằng, với tiểu sử của cô, khó có một nhà băng nào còn muốn nhận cô vào làm việc. Tôi cho rằng cô nên cố gắng tìm kiếm một chỗ khác phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tôi hy vọng cô hiểu rằng không có vấn đề cá nhân gì ở đây cả”.

Tracy nghe từng lời của ông ta, đầu tiên là với sự choáng váng và sau là nỗi căm giận ngày càng tăng. Ông ta coi nàng như một kẻ bị xua đuổi, một con hủi.

Chúng tôi không muốn mất cô. Cô là một trong những nhân viên quý giá nhất của chúng tôi – Ông ta đã từng nói những lời như thế.

“Còn gì nữa không, cô Whitney?” Một lời đuổi khéo.

Có hàng trăm điều Tracy muốn nói, nhưng nàng biết cũng chẳng có ích gì.

“Không, tôi nghĩ là ngài đã nói cả rồi”. Tracy quay đi và bước ra khỏi phòng, mặt nóng bừng. Dường như tất vả các nhân viên nhà băng đều tò mò nhìn nàng.

Mae đã đưa chuyện:

Kẻ tội phạm trở về.

Tracy đi ra, cổng, đầu ngẩng cao mà lòng đầy cay đắng.

Mình không thể để họ đối xử thế này với mình. Lòng tự trọng là tất cả những gì mà mình có, không kẻ nào có thể tước đoạt cái đó được.

Tracy ở lỳ trong phòng suốt ngày, đau khổ tràn đầy.

Sao mà nàng cớ thể ngây thơ tin rằng họ sẽ dang tay đón cơ chứ? Giờ đây nàng là một người đầy tai tiếng. TIN VỀ EM ĐƯỢC ĐƯA BẰNG TÍT LỚN TRÊN TỜ TIN TỨC HÀNG NGÀY PHILADELPHIA NEWS. ôi, quỷ tha ma bắt Philadelphia đi cho rảnh, Tracy nghĩ, nàng còn chút việc dở dang ở đó, nhưng khi nào xong nàng sẽ ra đi. Nàng sẽ đi New York, nơi sẽ không ai biết đến nàng. Và Tracy thấy dễ chịu hơn khi quyết định như vậy.

Chiều tối hôm đó, Tracy đến ăn tại nhà hàng cà phê Hoàng Gia. Sau buổi gặp đầy khó chịu với Claremce Desmond vào buổi sáng, nàng thấy cần có bầu không khí thoải mái của ánh sáng dịu, khung cảnh tươi vui, và âm nhạc êm ả.

Tracy gọi một ly rượu mạnh và khi người bồi bàn mang tới, ngước mắt lên, nàng đột nhiên thắt lại.

Phía bên kia căn phòng, Charles và vợ anh ta đang ngồi trong một cái ghế đôi kín đáo. Họ chưa nhìn thấy nàng.

Cảm giác thôi thúc đầu tiên của nàng là đứng dậy bỏ đi vì chưa sẵn sàng đối mặt với Charles.

“Cô muốn gọi đồ ăn bây giờ chưa?” Người phục vụ hỏi.

“Tôi còn … Tôi còn đợi, cảm ơn”. Nàng phải quyết định xem có nên ngồi lại không.

Nàng nhìn lại Charles lần nữa, và cảm thấy ngạc nhiên, dường như đang nhìn vào một người lạ vậy. Đó là người đàn ông hói đầu, tuổi trung niên, khuôn mặt dài thượt vàng vọt với cặp vai so lại và vẻ chán chường không tả nổi lộ rõ trên nét mặt. Thật không thể nào tin nổi rằng nàng đã từng nghĩ là nàng yêu người đàn ông này, rằng nàng đã ngủ với anh ta, dự định cùng chung sống với anh ta suốt đời. Tracy liếc nhìn vợ anh ta. Cô ta cũng mang vẻ chán chường giống như Charles. Họ tạo ra ấn tượng của hai con người bị trói buộc vào với nhau và với thời gian đã trở nên khô cứng. Họ chỉ ngồi yên đó mà không nói với nhau một lời nào. Tracy có thể hình dung thấy những năm dài tẻ nhạt còn chờ đợi họ trước mặt. Không tình yêu. Không niềm vui. Đó là sự trừng phạt đối với Charles, Tracy thầm nghĩ và nàng đột nhiên cảm thấy thư thái, một cảm giác được giải thoát khỏi chuỗi tình cảm đen tối, sâu thẳm đã từng trói buộc lấy nàng.

Tracy ra dấu gọi người phục vụ lại và nói. “Tôi muốn gọi đồ ăn bây giờ”.

Tất cả đã qua đi. Quá khứ, sau cùng, đã được chôn vùi.

Cho mãi tới khi đã trở về khách sạn, tối hôm đó, Tracy mới nhớ ra rằng nàng còn một khoản tiền lương ở quỹ lương của nhà băng. Nàng ngồi xuống và tính toán số tiền đó là 1375 đô la và 65 xu.

Nàng thảo một bức thư gửi cho Claremce Desmond và hai ngày sau nhận được thư trả lời của Mae.

Cô Whitney thân mến.

Đáp lại yêu cầu của cô, ngài Desmond đã đề nghị tôi thông báo cho cô rằng, thể theo chính sách truyền thống của nhà băng trong chương trình tài chính đối với nhân viên, phần tiền của cô đã được chuyển sang quỹ chung. Ngài muốn bảo đảm với cô rằng ngài không có ác ý gì với cô.

Mae Trenton.

Thư ký của phó chủ tịch Tracy không thể nào tin được. Họ đã ăn cắp tiền của nàng, và nấp dưới cái cớ bảo vệ các nguyên tắc truyền thống của nhà băng. Không kẻ nào còn có thể lừa gạt nàng nữa.

Tracy đứng bên ngoài chiếc cổng quen thuộc của nhà băng. Nàng mang một bộ tóc giả đen và dài, mặt đánh phấn dày, sẫm mầu, với một cái sẹo đỏ sần sùi trên cằm.

Nếu có gì xấu xảy ra, họ sẽ nhớ tới cái sẹo đó. Vậy mà Tracy vẫn cảm thấy trần trụi vì rằng nàng đã làm việc trong nhà băng này tới năm năm trời và nơi đây đầy những người biết nàng quá rõ, sẽ phải hết sức thận trọng để khỏi lộ diện.

Nàng lấy từ trong bóp ra chiếc nút chai và đặt nó vào trong giầy, rồi khập khiễng đi vào nhà băng, tới trước một trong những chiếc bàn tiếp khách, và người đàn ông ngồi sau bàn, vừa nói chuyện điện thoại xong, ngước lên hỏi.

“Có gì vậy?”.

Đó là Jon Creighton, gã cuồng tín trong nhà băng.

Anh ta căm ghét người Do Thái, người da đen và người Pucetô Rico, song không hẳn là theo thứ tự như vậy. Anh ta là nỗi khó chịu của Tracy trong suốt mấy năm làm việc ở đây Lúc này thì trên vẻ mặt anh ta không có dấu hiệu gì tỏ vẻ là nhận ra Tracy.

“Chào ông”, Traey chào bằng giọng Tây Ban Nha. “Tôi muốn mở một tài khoản tiết kiệm. Nàng nói bằng giọng Mehico, cái giọng mà cô đã nghe người bạn tù Paulita nói suốt mấy tháng trời.”.

Trên mặt Creighton lộ rõ vẻ khinh miệt. “Tên?”.

“Pita Gonzales”.

“Thế cô muốn gửi vào tài khoản đó bao nhiêu?”.

“Mười đô la”.

Giọng anh ta mỉa mai “Séc hay tiền mặt?”.

“Tôi nghĩ là tiền mặt”.

Nàng cẩn thận lấy từ ví ra một tờ đô la rách nát, cuộn tròn và đưa nó cho anh ta và nhận lại một tờ khai mẫu.

“Điền vào đây”.

Tracy không hề có ý định để lại chữ viết của mình. Cô nhăn mặt. “Thưa ông tôi xin lỗi. Tôi đau tay vì một tai nạn. Ông làm ơn viết hộ tôi được không ạ?

Creighton xì mũi. Cái bọn lưng trần vô học này. “Cô nói tên là Rita Gonzales phải không?”.

“Vâng”.

“Địa chỉ?”.

Nàng nói địa chỉ và số điện thoại của khách sạn cô ở.

“Tên họ mẹ cô là gì?”.

“Gonzales. Mẹ tôi, bà ấy lấy một người chú”.

“Còn ngày sinh của cô?”.

“20 tháng Mười Hai năm 1958”.

“Nơi sinh?”.

Thành phố Mehico!.

“Mehico City. Ký vào đây”.

“Tôi sẽ phải dùng tay trái đấy”. Tracy nói. Nàng cẩm cái bút lên và nghuệch ngoạc một chữ ký không thể đọc nổi. Jon Creighton viết một cái phiếu gửi tiền.

“Tôi sẽ cho cô một cuốn séc tạm thời. Những tấm séc in sẽ được gửi bưu điện tới cho cô trong vòng ba hoặc bốn tuần”.

“Xong rồi”.

Anh ta nhìn cô đi ra khỏi nhà băng, mồm lẩm bẩm “Nói [bad word] gì mà khó nghe thế cơ chứ”.

Có rất nhiều cách thức bất hợp pháp để có thể tiếp xúc với một máy tính, và Tracy là một chuyên gia. Nàng đã tham gia vào việc thiết lập hệ thống báo động ở cái nhà băng này, và giờ đây phải chống lại nó.

Bước đầu tiên là tìm tới một cửa hiệu bán máy tính, nơi nàng có thể sử dụng như một điểm trung chuyển để sờ tới cái máy tính của nhà băng.

Một người bán hàng sốt sắng tiến lại phía Tracy. “Xin phép được giúp cô”.

“Xin ông đừng bận tâm. Tôi chỉ xem thôi”.

Chợt ông ta thấy một thiếu niên đang chơi một trò chơi điện tử, bèn vội vã bước tới chỗ đó. Tracy dừng lại ở chiếc máy tính kiểu để bàn ngang trước mặt, nó được nối với một điện thoại. Xâm nhập vào hệ thống máy tính thì dễ dàng thôi, song không có mã số sử dụng thích hợp thì thật khó được việc gì, thế mà cái mã số đó lại được thay đổi hàng ngày. May mà Tracy đã có mặt ở cuộc họp quyết định chọn cái mã số chính thức nguyên thủy.

“Chúng ta phải thay đổi nó thường xuyên”, Claremce Desmond nói, “để không kẻ nào có thể xâm nhập được, tuy vậy lại phải giữ sao cho nó đơn giản thôi để tiện cho những người có thẩm quyền sử dụng nó”.

Cái mã khóa mà sau cùng họ lựa chọn là sử dụng tên gọi của bốn mùa trong năm và kết hợp với con số chỉ ngày.

Tracy bật máy và bấm gọi số mã của Ngân hàng Tín nhiệm và Bảo hiểm Philadelphia – Cái nhà băng vốn quen thuộc với nàng, và nghe thấy một tín hiệu âm thanh lãnh lót với màn ảnh nhỏ trên máy bừng sang:

XIN MÃ SỐ CÓ THẨM QUYỀN.

Hôm nay là ngày mồng mười Tracy bấm phím, MÙA THU 10.

Trên màn ảnh hiện lên dòng chữ:

MÃ SỐ KHÔNG THÍCH HỢP. Sau đó màn ảnh trở nên trắng xóa.

Họ đã thay đổi mã rồi Chăng? Qua khóe mắt, Tracy thấy người bán hàng đang đi tới. Nàng bước tới bên một máy tính khác bình thản nhìn ngó rồi tiếp tục lững thững theo dọc lối đi. Người bán. hàng dừng bước. Một người xem hàng thôi, ông ta nghĩ rồi vội vã ra đón hai người khách có vẻ muốn mua hàng hơn đang đi vào. Tracy quay lại với chiếc máy tính kiểu để bàn.

Nàng đặt mình vào trong suy nghĩ của Claremce DesmOnd. Ông ta là một người của thói quen, và Tracy tin chắc rằng ông ta sẽ không thay đổi quá nhiều.

Có thể là vẫn giữ nguyên mẫu ban đầu về mùa và các con số, thế nhưng đã sửa đi như thế nào? Nếu đảo những con số thì sẽ quá phức tạp, vậy thì có thể ông ta đã hoán vị tên gọi của các mùa mà thôi.

Tracy thử lại.

XIN MÃ SỐ CÓ THẨM QUYỀN?

MÙA ĐÔNG 10.

MÃ SỐ KHÔNG THÍCH HỢP. Màn ảnh lại trắng xóa.

XIN MÃ SỐ CÓ THẨM QUYỀN?

MÙA XUÂN 10.

Màn ảnh trắng đi trong giây lát, rồi một dòng chữ hiện lên:

XIN MỜI SỬ DỤNG.

Vậy là ông ta đã chuyển các mùa. Nàng nhanh chóng gõ trên các phím chữ:

GIAO DỊCH TIỀN TỆ NỘI BỘ.

Ngay tức khắc, thực đơn của nhà băng – danh mục các giao dịch có thể tiến hành bừng sáng trên màn ảnh:

BẠN MUÔN A – GỦI TIỀN B – RÚT TIỀN TIẾT KIỆM D – CHUYỂN NGANG E – RÚT TIỀN TỪ TÀI KHOẢN SÉC XIN MỜI ĐƯA LỰA CHỌN CỦA BẠN VÀO MÁY.

Tracy cho “B”. Màn ảnh trắng đi giây lát và một biểu mục khác xuất hiện.

SỐ LƯỢNG TIẾN CHUYỂN GIAO?

CHUYỀN TỚI ĐÂU?

CHUYỂN TỪ ĐÂU?

Tracy bấm lên các phím chữ:

TỪ QUỸ DỰ TRỮ CHUNG TỚI RITA GONZALES. Khi phải đưa yêu cầu số lượng tiền vào, nàng lưỡng lự một chút.

Cám dỗ quá, Tracy nghĩ bụng. Bởi vì đến lúc này không cô hạn chế nào cho số lượng tiền mà cái máy tính ngoan ngoãn này sẽ chuyển đi. Nàng có thể lấy hàng triệu. Nhưng nàng đâu có phải kẻ ăn cắp. Tất cả những gì Tracy muốn chỉ là khoản tiền thực sự là của nàng mà thôi.

Nàng đưa con số 1.375 Đô la và 65 xu vào tài khoản của Rita Gonzales.

Trên màn ảnh hiên lên:

GIAO DỊCH ĐÃ HOÀN THÀNH, BẠN CÓ MUỐN THỰC HIỆN GIAO DỊCH NÀO NỮA KHÔNG?

KHÔNG.

BUỔI LÀM VIỆC ĐÃ XONG. XIN CẢM ƠN BẠN.

Khoản tiền đó sẽ được CLIPS – hệ thống thanh toán liên ngân hàng, tự động chuyển giao. Hệ thống này mỗi ngày kiểm soát việc chuyển một khoản tiền lên tới 220 tỷ đô la từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.

Người bán hàng đang đi tới, cau có. Tracy vội vã ấn một cái nút và màn ảnh tắt ngấm.

“Cô muốn mua cái máy này ư?”.

“Không cám ơn”, Tracy nói vẻ xin lỗi. Tôi không hiểu gì về những chiếc máy tính này”.

Từ một cửa hiệu thuốc gần đó nàng gọi điện thoại tới nhà băng và yêu cầu được nói chuyện với người thủ quỹ tiền mặt.

“Xin chào. Tôi là Rita Gonzales. Tôi muốn chuyển tài khoản séc của tôi tới chi nhánh của ngân hàng Hanover I ở thành phố New York”.

“Số tài khoản, thưa cô Gonzales?”.

Tracy trả lời cô ta.

Một giờ sau, Tracy trả phòng ở khách sạn Hilton và lên đường đi New York.

Khi Ngân hàng Hanover I New York mở cửa lúc 10 giờ sáng hôm sau, Rita Gonzales đã có mặt để rút hết tiền khỏi tài khoản của mình.

“Còn bao nhiêu trong đó?” Nàng hỏi.

Người thủ quỹ kiểm tra rồi đáp, “Một nghìn ba trăm tám mươi lăm đô la, sáu mươi lăm xu”.

“Vâng, đúng thế”.

“Cô muốn một tấm séc bảo đảm ư, cô Gonzales?”.

“Không, cám ơn”. Tracy nói. “Tôi không tin các nhà băng. Tôi sẽ lấy tiền mặt”.

Ngày ra tù, Tracy đã được cấp hai trăm đô la theo chế độ, cộng với một khoản tiền nhỏ trả cho việc trông nom Amy, thế nhưng cộng cả số tiền rút ra được khỏi nhà băng nữa, nàng cũng không được bảo đảm chắc chắn gì về mặt tài chính. Việc phải nhanh chóng tìm chỗ làm là rất khẩn cấp.

Nàng thuê buồng ở một khách sạn rẻ tiền trên đường Lexington và bắt đầu gửi đơn xin việc đến các nhà băng ở New York. Giờ đây thì Tracy thấy rằng cái máy tính đột nhiên trở thành kẻ thù của mlnh. Cươc đời nàng không còn là một cái gì riêng tư nữa. Các bộ nhớ của máy tính đã lưu giữ câu chuyện về nàng và sẵn sàng kể lại cho bất kỳ ai ấn đúng nút cần thiết. Ngay khi cái tiền án của nàng được đưa ra thì lập tức đơn xin việc của nàng bị bác bỏ.

Tôi nghĩ rằng, với số tiền sử của cô, khó có thể có nhà băng nào còn muốn nhận cô vào làm việc”. Claremce Desmond đã nói đúng.

Tracy tiếp tục gửi đơn xin việc tới các công ty bảo hiểm và một loạt các ngành nghề có sử dụng tới máy tính. Câu trả lời luôn luôn là:

Không.

Được lắm, Tracy nghĩ, mình còn có thể có một cách nữa. Nàng mua tờ The New York Tines và xem kỹ những quảng cáo tìm người làm việc.

Có một công việc được ghi là làm thư ký trong một công ty xuất khẩu.

Nhưng ngay khi Tracy bước vào cửa, viên phụ trách nhân sự đã kêu lên.

“Này, tôi thấy cô trên ti vi. Cô cứu sống một đứa trẻ trong nhà tù, có phải không nào?

Tracy bỏ đi ngay.

Ngày tiếp theo, nàng được thuê vào làm chân bán hàng ở một cửa hàng cho trẻ em ở đường Saks. Tiền công thấp hơn nhiều so với tiền lương của nàng trước đây, nhưng ít nhất thì cũng là đủ sống.

Vào ngày làm việc thứ hai thì một khách hàng quá khích động đã nhận ra nàng và thông báo cho người quản lý biết là bà ta không muốn được phục vụ bởi một kẻ giết người đã từng dìm chết đuối một đứa trẻ. Người ta không để cho Tracy có cơ hội giải thích. Nàng bị sa thải ngay.

Với Tracy, lúc này dường như những kẻ mà nàng đã báo thù, sau cùng 1ại vẫn là kẻ chiến thắng. Chúng đã biến nàng thành một kẻ tội phạm trước công luận, một kẻ bị xua đuổi. Sự bất công của những gì đang xảy ra với nàng làm nàng mệt mỏi, chán chường. Nàng không biết là sẽ làm sao để sống, và lần đầu tiên nàng bắt đầu có một cảm giác tuyệt vọng. Tối hôm đó nàng kiểm lại tiền xem còn bao nhiêu, và tận trong một góc của chiếc ví nàng thấy mẩu giấy mà Bety Franciscus đã đưa cho ở trong tù. CONRAD MORGAN, CHỦ TIỆM KIM HOÀN, 640 ĐẠI LỘ 5, THÀNH PHỐ NEW YORK. Ông ta tham gia vào việc cải tạo tội phạm. Ông thường muốn giúp những người mới ra tù – chị ta bảo nàng thế.

Conrad Morgan và Công ty là cơ sở kinh doanh bề thế, với một người gác cửa mặc đồng phục phía ngoài và một người bảo vệ có vũ trang phía trong. Bản thân cửa hiệu này thì cũng không có vẻ gì thật ghê gớm nhưng đồ kim hoàn của nó thì toàn là loại tinh xảo và đắt tiền.

Tracy nói với người tiếp tân. “Xin cho gặp ngài Conrad Morgan”.

“Cô có hẹn không?”.

“Không. Một … một người bạn đã khuyên tôi gặp ông ấy”.

“Tên cô?”.

“Tracy Whitney”.

“Xin đợi một chút”.

Cô ta nhấc điện thoại và thì thầm gì đó mà Tracy không thể nghe được, rồi gác máy và bảo. “Ngài Morgan hiện đang bận. Ông ấy mời cô trở lại lúc 6 giờ”.

“Vâng, cảm ơn cô”. Tracy đáp.

Nàng ra khỏi cửa hiệu và đứng bên lề đường. Không biết phải làm gì. Việc đến New York đã là một sai lầm.

Có thể là Conrad Morgan không làm gì được để giúp nàng cả. Và tại sao lại phải giúp? Nàng hoàn toàn xa lạ đối với ông ta. Tracy thầm nghĩ:

Ông ta sẽ thuyết giảng và cho một ít tiền. Hừ mình chẳng cần gì đến hai thứ đó từ ông ta hay bất kỳ ai. Mình đã sống sót. Và bằng cách nào đó mình sẽ vẫn sống được.

Thây kệ Conrad Morgan. Mình sẽ không trở lại gặp ông ta làm gì.

Tracy lang thang trên đường phố với bước chân vô định, ngang qua những căn phòng lộng lẫy trên đại lộ số 5, những tòa nhà có người bảo vệ trên đại 1ộ Công Viên, các cửa hiệu tấp nập trên đại lộ Lexlngton và đại lộ số 3 …

Nàng đi trên các đường phố New York, đầu óc trống rỗng, mắt nhìn lơ đãng, lòng tràn ngập nỗi tuyệt vọng, đắng cay.

Vào lúc 6 giờ, Tracy tự thấy mình đứng trước ngôi nhà của Conrad Morgan và công ty trên đại lộ số 5. Người gác không còn ở đó và trên cánh cửa được khóa chặt. Tracy đấm mạnh lên cánh cửa trong một cử chỉ đầy thách thức?

Và rồi quay đi, nhưng ngạc nhiên vì cánh cửa đột ngột mở ra.

Một người đàn ông vẻ kể cả đang đứng đó ngó nàng. Ông ta hói, lơ thơ vài nhúm tóc bạc phía trên hai tai khuôn mặt đỏ rựng như một chú lùn giữ cửa.

“Chắc cô là Tracy Whitney?”.

“Vâng …”.

“Tôi là Conrad Morgan. Xin mời cô vào?”.

Tracy bước vào cái cửa hiệu vắng ngắt.

“Tôi đang chờ cô”, Conrađ Morgan nói. “Hãy vào nói chuyện trong phòng làm việc của tôi”.

Ông ta dẫn nàng đi ngang qua những tủ kính tới trước một cánh cửa khép kín, và lấy chìa khóa mở cửa.

Phòng làm việc của ông ta bày biện tinh tế và có vẻ giống phòng ở hơn nơi làm việc, chỉ có mấy cái đi văng, mấy cái ghế tựa, và mấy cái bạn nhỏ được xếp đặt khéo léo. Trên tường đầy những bức họa cổ.

“Cô có muốn uống một chút không?” Conrad Morgan mời. “Bia, nước quả, hoặc có thể là rượu anh đào?”.

“Không, không gì hết, cảm ơn ông”.

Tracy đột nhiên cảm thấy hồi hộp. Nàng đã dẹp bỏ ý nghĩ là người đàn ông này sẽ làm gì để giúp nàng, ấy vậy mà đồng thời nàng thấy mình mong muốn đến tuyệt vọng rằng ông ta có thể …

“Betty Franciscus khuyên tôi nên tìm đến ông, ông Morgan. Cô ấy nói ông có thể giúp những người mới … gặp khó khăn”. Nàng không thể nói “ở tù ra”.

Conrad Morgan đan hai tay vào nhau, và Tracy để ý thấy hai bàn tay ấy được chăm chút đẹp đẽ.

“Tội nghiệp Betty. Một phụ nữ đáng yêu như vậy, cô biết đấy, cô ta rủi ro quá”.

“Rủi ro?”.

“Đúng. Cô ta bị tóm”.

“Tôi … tôi không hiểu”.

“Thật đơn giản, Betty vốn làm việc cho tôi, được bảo vệ chu đáo. Thế rồi cô gái hội nghiệp đó phải lòng anh tài xế ở New Orleans và bỏ đi làm ăn riêng và, hừ … họ tóm cô ta”.

Tracy bối rối. “Cô ta làm nghề bán hàng ở đây ư?”.

Conrad Morgan ngả người ra cười đến chảy cả nước mắt. “Không, cô bạn thân mến ạ. Rõ ràng là Betty đã không nói gì với cô cả”. Ông ta nhổm người trên ghế và chìa mấy ngón tay giơ lên. “Tôi có một chút việc ngoại lệ mang lại lợi nhuận rất lớn, và tôi vui lòng chia sẻ những lợi nhuận đó với các bạn đồng nghiệp của mình. Tôi thấy tốt nhất là tìm được những người như cô, xin cô thứ lỗi, những người từng có thời gian ở tù”.

Tracy nhìn vào mắt ông ta và càng bối rối hơn.

“Cô biết đấy, tôi ê một vị trí hết sức độc đáo. Tôi có đám khách hàng đặc biệt giàu có. Những người khách hàng trở thành bạn của tôi. Họ tin cậy tôi”.

Ông ta đập đập tay vào nhau một cách tế nhị”. Tôi biết rõ khi nào thì khách hàng của tôi có những chuyến đi xa. Rất ít người mang đồ kim hoàn đi đường trong thời buổi đầy rẫy những nguy hiểm này, do vậy vàng bạc, kim cương của họ thường được cất kỹ trong nhà. Tôi đề xuất cho họ mấy biện pháp an ninh mà họ cần làm để bảo vệ cho số châu báu đó. Tôi biết chính xác về số châu báu mà họ có, bởi lẽ họ đã mua chúng ở đây mà. Họ ….” Tracy đứng dậy. “Xin cảm ơn ông đã dành thì giờ cho tôi, ông Morgan”.

“Chắc là cô chưa đi ngay chứ?”.

“Nếu như tôi nghĩ đúng về điều ông đang nói”.

“Đúng thôi. Thực sự là tôi nói thế đấy”.

Nàng cảm thấy hai má nóng bừng. “Tôi không phải là một tội phạm. Tôi đến đây là để tìm một việc làm”.

“Và tôi đang dành cho cô một việc, cô bạn thân mến”. Cô sẽ chỉ mất một hay hai giờ đồng hồ, và tôi hứa trả cô 25 ngàn đô-la”. Ông ta mỉm cười đắc ý. “Miễn thuế, lẽ dĩ nhiên”.

Khó khăn lắm Tracy mới kiềm được cơn giận. “Tôi không thích. Xin ông để tôi ra chứ?”.

“Chắc chắn rồi, nếu đó là điều cô muốn”. Ông ta đưa nàng ra cửa. “Cô Whitney, cô phải hiểu rằng nếu có nguy cơ, dù là nhỏ nhất thì tôi đã chẳng dính vào chuyện này. Tôi cũng cần bảo vệ tiếng tăm của tôi chứ”.

“Tôi hứa với ông là sẽ không hé răng về chuyện này với ai”, Tracy lạnh lùng nói.

Ông ta gằn giọng. “Thực ra thì cũng không có gì để cô phải hé răng, cô bạn thân mến, phải thế không nào? Ý tôi muốn nói, ai sẽ tin cơ cơ chứ? Còn tôi là Conrad Morgan – luôn luôn là thế”.

Khi họ ra tới bên ngoài, Morgan nói. “Nếu cô có đổi ý thì hãy cho tôi biết nhé, được không? Tất nhất là gọi cho tôi sau 6 giờ chiều. Tôi chờ điện thoại của cô đấy”.

“Khỏi”, Tracy đáp cộc lốc, và bước vào màn đêm đang tràn tới. Khi trở về phòng, nàng vẫn còn run rẩy và nàng sai thằng bé giúp việc duy nhất của khách sạn ra mua một cái bánh kẹp cùng ít cà phê, cảm thấy không muốn gặp mặt ai hết. Cuộc nói chuyện với Conrađ Morgan làm nàng thấy bứt rứt, khó chịu. Ông ta đã gộp nàng vào những tội phạm, và đáng buồn là nàng đã từng chung sống với họ, dù không phải là người như bọn họ. Nàng là Tracy Whitney, một chuyên viên máy tính, một công dân lương thiện, biết tôn trọng pháp luật.

Người mà chẳng ai muốn nhận vào làm việc.

Tracy suốt đêm trằn trọc về tương lai. Nàng không có việc làm và chỉ còn lại một chút tiền. Nàng quyết định hai việc:

sáng ra sẽ chuyển tới một nơi rẻ tiền hơn và sẽ đi tìm việc làm. Bất kỳ việc gì.

Cái nơi rẻ tiền hơn ấy là căn hộ một phòng ảm đạm trên tầng bốn không có thang máy, nằm ở khu Lower East Side. Từ phòng mình, qua những tấm vách mỏng bằng giấy, Tracy có thể nghe thấy những người hàng xóm mắng chửi nhau bằng những thứ tiếng nước ngoài. Các cửa sổ và các cửa ra vào của các cửa hiệu nhỏ dọc trên các hè phố đều được bịt bằng các song sắt mà Tracy không thể hiểu nổi vì sao. Cả khu vực dường như toàn gồm những kẻ say rượu, đĩ điếm …

Trên đường đi mua đồ ăn, Tracy đã ba lần bị quấy rầy, hai lần bởi.hai người đàn ông và một lần là đàn bà.

Mình có thể chịu đựng được. Mình sẽ không ở đây lâu mà, Tracy tự an ủi mình.

Nàng đến một hãng tìm việc làm nhỏ, cách nơi ở vài dãy phố. Cơ sở này do một bà tên là Murphy, một phụ nữ nặng nề, vẻ khắc nghiệt, điều hành. Bà ta ghi tóm tắt về Tracy rồi tò mò nhìn nàng, nói. “Tôi không hiểu sao cô lại cần tới tôi. Có tới cả tá công ty xin đổi tất cả để có một người như cô ấy chứ”.

Tracy thở dài. “Tôi có một chút rắc rối”. Nàng giải thích và bà Murphy lắng nghe và sau đó nói một cách thẳng thắn. “Cô có thể quên chuyện tìm một công việc về máy tính đi”.

“Nhưng bà chả vừa nói …”.

“Các công ty đang cuống cuồng vì các vụ phạm pháp bằng máy tính kia kìa.

Họ sẽ không thuê bất kỳ ai có một tiền án, tiền sự gì đó”.

“Nhưng tôi cần việc làm. Tôi …”.

“Có những loại công việc khác. Cô nghĩ sao về một người bán hàng?”.

Tracy nhớ việc xảy ra ở cái cửa hàng cho trẻ em nọ nàng không chịu nổi một lần thứ hai như thế. “Còn gì nữa không ạ?”.

Người đàn bà lưỡng lự. Tracy Whitney thì rõ là quá uổng đối với công việc mà bà Murphy nghĩ tới. “Xem nào”, bà ta nói. “Tôi biết ìa việc này thì chẳng phải để cho cô, nhưng đấy, có một công việc làm hầu bàn ở tiệm Jackson Hole.

Đó là một tiệm bán humberger ở khu phố Upper East Side.

“Nghề hầu bàn à?”.

“Phải. Nếu cô nhận, tôi sẽ không đòi cô phải trả gì hết. Tôi ngẫu nhiên biết chỗ đó thôi mà”.

Tracy cấn nhắc. Nàng đã từng làm hầu bàn ở trường đại học. Hồi đó, làm vậy cho vui. Còn bây giờ là vấn đề sinh sống.

“Tôi sẽ cố gắng xem”.

Jackson Hole là một tiệm ăn hỗn loạn, đầy những thực khách ồn ào và sốt ruột, với những đầu bếp cáu kỉnh, bẳn tính. Đồ ăn thì khá ngon và giá cả phải chăng nên lúc nào tiệm ăn này cũng đông nghẹt khách. Các cô hầu bàn phải làm việc luôn chân luôn tay không có lấy một giây thư thả và đến cuối ngày làm việc đầu tiên thì Tracy thấy như kiệt sức. Thế nhưng tiền kiếm được thì cũng khá.

Vào buổi trưa ngày hôm sau, khi Tracy đang phục vụ một bàn ăn cho gã bán hàng thì một trong số họ đưa tay luồn vào trong váy, thế là nàng đánh rơi chiếc chén đựng hạt tiêu xay lên đầu anh ta. Vậy mà cũng bị đuổi việc.

Nàng trở lại chỗ bà Murphy và kể lại chuyện xảy ra.

“Có lẽ tôi có tin tất lành cho cô đây”, bà Murphy nói.

“Đằng chỗ Wellington Arms cần sự giúp việc cho người quản lý. Tôi sẽ gửi cô tới đó”.

Wellington Arms là một khách sạn nhỏ, xinh xắn trên đại lộ Công Viên chuyên phục vụ những người giàu có và nổi tiếng. Người quản lý đã phỏng vấn Tracy và quyết định nhận nàng. Công việc không khó khăn gì, những người cùng làm đều khá dễ chịu, và thời gian làm việc cũng không nhiều lắm.

Sau một tuần lễ, Tracy được gọi tới văn phòng của người quản lý. Viên trợ lý giám đốc cũng có mặt.

“Hôm nay, cô đã kiểm tra phòng 827 chưa?” Người quản lý hỏi Tracy. Căn phòng này là của Jennifer Maloewe, một nữ diễn viên Hollywood. Một phần công việc của Tracy là kiểm tra các buồng xem những người hầu đã làm bổn phận của họ một cách thích đáng chưa.

“Rồi, sao cơ ạ?”.

“Lúc mấy giờ?”.

“Lúc 14 giờ. Có gì không ạ?”.

Viên trợ lý giám đốc lên tiếng. “Lúc 15 giờ, cô Malowe trở về và phát hiện rằng mất một chiếc nhẫn kim cương đắt tiền”.

Tracy thấy toàn thân căng lên.

“Cô cố vào phòng ngủ không, Tracy?”.

“Có Tôi kiểm tra tất cả các phòng”.

“Khi ở trong phòng ngủ, cô có thấy thứ nữ trang nào ở đâu đồ không?”.

“Sao … không. Tôi không nghĩ vậy”.

Viên trợ lý giám đốc chộp ngay. “Cô không nghĩ vậy?

Cô không chắc chứ gì? ” “Tôi không tìm đồ nữ trang làm gì”, Tracy nói. “Tôi chỉ kiểm tra giường đệm và khăn mặt”.

“Malowe quả quyết rằng khi cô ấy đi thì cái nhẫn kim cương để trên mặt bàn phấn”.

“Tôi không biết gì về chuyện đó”.

“Không còn ai khác được đến phòng đó. Những người hầu khác thì đã ở đây với chúng tôi nhiều năm rồi”.

“Tôi không lấy”.

Viên trợ lý giám đốc thở dài. “Chúng tôi sẽ phải gọi cảnh sát tới điều tra vậy”.

“Phải là một kẻ nào đó”, Tracy kêu lên. “Hoặc không phải cô Malowe để ở đó”.

“Với tiểu sử của cô …” viên trợ lý giám đốc nói.

Vậy đó, người ta đã nói trắng ra. “Với tiểu sử của cô …”.

“Tôi sẽ phải yêu cầu cô đợi trong phòng bảo vệ cho tới lúc cảnh sát tới”.

Tracy thấy mặt mình đỏ bừng. “Vâng, thưa ngài”.

Nàng được dẫn tới phòng bảo vệ bởi một người gác, và thấy dường như lại đang ở trong tù. Nàng đã từng nghe những người tù bị săn đuổi vì tiền án của họ, song chưa bao giờ tin cái loại chuyện đó lại có thể xảy ra với mình.

Họ đã gắn một cái nhãn hiệu độc ác lên nàng, và tin nàng sẽ sống mãi với cái đó. Hoặc là khuất phục với cái đó, Tracy cay đắng nghĩ.

Ba mươi phút sau, viên trợ lý giám đốc bước vào, mỉm cười “Cô Malowe đã tìm thấy cái nhẫn. Hóa ra là đã để nó lẫn vào đâu đó. Một sự nhầm lẫn nhỏ”.

“Tuyệt vời”. Tracy thốt lên.

Nàng bỏ đi, và hướng về phía ngôi nhà của Conrad Morgan và Công ty.

“Thật hết sức đơn giản”, Conrad Morgan nói. “Một khách hàng của tôi, Lois Bel1amy, đã đi châu Âu. Nhà bà ta ở khu Sea Cliff, trên Đảo Dài. Vào cuối hàng tuần, tất cả các người hầu đều không đến làm việc, do vậy ở đó không có ai. Cứ 4 tiếng đồng hồ thì có một nhóm bảo vệ tư nhân tới kiểm tra qua loa. Cô có thể vào rồi ra khỏi ngôi nhà trong ít phút đồng hồ”.

Họ ngồi trong phòng làm việc của Conrad Morgan.

“Tôi biết hệ thống báo động và tôi biết các khóa mở két. Tất cả những gì cô phải làm, cô bạn thân mến, là bước vào, nhặt lấy chỗ kim cương, rồi đi ra. Cô mang chỗ kim cương đến cho tôi, tôi sửa lại đôi chút rồi mang bán lại”.

“Nếu đơn giản vậy, sao ông không tự làm lấy?”. Tracy hỏi thẳng.

Cặp mắt ông ta đầy ranh mãnh. “Vì lẽ tôi sắp đi khỏi thành phố vì công việc.

Bất kỳ khi nào một “vụ” nho nhỏ kiểu đó xảy ra, tôi đều đang đi vắng vì công việc gì đó”.

“Tôi hiểu”.

Nếu như cô áy náy gì về việc mất mát này làm cho bà Beliamy đau khổ, thì dẹp đi. Đó thực sự là một người đàn bà ghê gớm, có nhà cửa trên khắp thế giới với đầy đồ đạc quý giá. Ngoài ra, bà ta còn được bảo hiểm số kim cương đó tới gấp hai lần trị giá thực của chúng. Tất nhiên, tôi là người đánh giá chúng”.

Tracy nhìn Conrad Morgan, nghĩ ngợi. Mình điên à.

Mình ngồi đây bình thản bàn đến việc cướp đoạt kim cương của người ta, với gã đàn ông này.

“Tôi không muốn trở lại nhà tù, ông Morgan ạ”.

“Không hề có nguy cơ đó. Chưa bao giờ người của tôi bị tóm cả. Không, chừng nào họ đang làm việc cho tôi. Ồ … ý cô thế nào?”.

Điều đó là quá rõ. Nàng sẽ nói không. Toàn bộ ý đồ này là điên rồ.

“Ông nói 25 ngàn đô la phải không?”.

“Trả tiền mặt lúc giao hàng”.

Đó là cả một gia tài. Nàng nghĩ tới căn phòng chật hẹp, ảm đạm đang ở, với những tiếng la hét của những người thuê nhà khác, và tiếng hét của khách hàng.

“Tôi không muốn một kẻ sát nhân phục vụ tôi” và cả lời viên trợ lý giám đốc kia, “Chúng tôi sẽ phải gọi cảnh sát tới điều tra vậy”.. Nhưng vẫn không thể nào nói là đồng ý.

“Tôi đề nghị vào đêm thứ bảy này”. Conrad Morgan nói. Đám phục vụ đều ra về từ buổi trưa các ngày thứ bảy. Tôi sẽ lo liệu cho cô một bằng lái xe và một thẻ mua hàng với cái tên giả. Cô sẽ thuê một chiếc ô tô ở Manhattan này và lái tới Đảo Dài, đến đó vào lúc 23 giờ.

Cô sẽ nhặt số kim cương, lái xe quay lại New York và trả lại chiếc xe … Cô biết lái xe chứ?”.

“Biết”.

“Tuyệt vời. Có một chuyến xe lửa đi St.Louis lúc 7 giờ 45 sáng. Tôi sẽ đặt một khoang cho cô rời sẽ đón cô tại nhà ga St. Louis, cô trao cho tôi chỗ kim cương và tôi sẽ trao 25 ngàn đô la cho cô”!

Ông ta làm mọi chuyện có vẻ đơn giản.

Đây là lúc phải nói “Không”, rồi đứng dậy và ra đi.

Nhưng mà đi đâu cơ chứ?

Khi Tracy đã đi, Conrad Morgan ngồi yên trong bóng tối của căn phòng làm việc ngẫm nghĩ về nàng. Một cồ gái đẹp Thật sự là rất đẹp. Thật xấu hổ. Lẽ ra, phải nói cho nàng biết rằng ông ta thực sự không hiểu rõ hệ thống báo động chống ăn cắp rất đặc biệt đó.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN