Hãy Kể Giấc Mơ Của Em - Chương 18
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
142


Hãy Kể Giấc Mơ Của Em


Chương 18


Ba tháng đã trôi qua kể từ ngày xử án đầu tiên và David không còn nhớ nổi đâu là đêm cuối cùng anh được ngủ ngon giấc nữa.

Một buổi chiều, khi vừa từ phiên xử về, Sandra nói. “David, em nghĩ là em nên trở về San Flancisco”.

David ngạc nhiên nhìn vợ. “Tại sao? Chúng ta mới … Ồ, Chúa ơi!”.

Anh vòng tay ôm lấy nàng. “Con mình, nó sắp ra đời hả?”.

Sandra mỉm cười. “Bất cứ lúc nào, kể từ bây giờ. Em nghĩ là em ở gần bác sĩ Bailey thì tốt hơn. Mẹ bảo sẽ đến ở cùng em”.

“Dĩ nhiên. Em nên quay về đó”. David nói.

“Anh quên hết cả ngày tháng rồi. Trong vòng ba tuần nữa là con chào đời, phải không em?”.

“Vâng”.

David nhăn mặt. “Anh lại không thể có mặt bên em được”.

Sandra nắm tay anh. “Đừng lo, anh. Vụ xử sẽ sớm kết thúc thôi”.

“Phiên tòa chết tiệt này đã phá hỏng hết cả cuộc sống của chúng ta”.

“David, rồi chúng ta sẽ ổn thôi. Công việc cũ của em vẫn chờ em. Sau khi con ra đời, em có thể”.

Anh xin lỗi, Sandra. Giá mà …

“David, đừng bao giờ hối hận về chuyện anh đã làm những việc mà anh con là đúng”.

“Anh yêu em”.

“Em cũng yêu anh”.

David sờ tay vào bụng nàng. “Anh yêu cả hai mẹ con em”. Rồi anh thở dài.

“Thôi được. Để anh giúp em thu dọn đồ đạc. Đêm nay anh sẽ đưa em về 3an Francisco và …”.

“Không”. Sandra cương quyết. “Anh không thể rời khỏi đây. Để em bảo Emily đến đưa em đi”.

“Nếu được thì mời chị ấy ở lại ăn cơm luôn nhé”.

“Vâng”.

Emily sốt sắng nhận lời ngay. “Để tôi đến đưa bạn đi”. Và chỉ hai giờ sau chị đã cớ mặt ở San Jose.

Ba người cùng nhau ăn tối ở nhà hàng Chai Jane.

“Thật không đúng lúc chút nào”, Emily nói.

“Tôi thật chẳng muốn nhìn thấy hai bạn phải mỗi người một nơi trong hoàn cảnh này”.

“Phiên tòa cũng gần xong rồi”. David nói một cách hy vọng. Có thể nó sẽ kịp xong trước khi con tôi chào đời”, Emily mỉm cười. “Thế thì chúng ta sẽ có bữa ăn mừng chiến thắng kép”.

Trước khi Sandra lên đường, David nắm chặt tay vợ. “Anh sẽ gọi điện cho em vào các buổi tối”. Anh nói.

“Đừng quá lo lắng cho em. Em không sao đâu.

Em yêu anh nhiều”. Sandra nhìn anh và nói thêm “Anh nhờ bảo trọng. Nom anh ốm đi nhiều đấy”.

Và David chợt nhận ra từ giờ phút này trở đi anh cô đơn biết dường nào.

Phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra.

Mickey Brennan đứng lên và nói, “Tôi xin mời nhân chứng tiếp theo, bác sĩ Lawrence Larkin.

Một người đàn ông tóc xám, vẻ hơi đặc biệt tiến đến bục nhân chứng, đọc tuyên thệ rồi ngồi vào chỗ.

Bác sĩ Larkin, xin cảm ơn về sự có mặt hôm nay. Tôi biết thời gian của ông rất quý báu. Xin ông nói một đôi lời về bản thân”.

“Tôi đã có một quá trình làm việc khá tốt ở Chicago. Tôi là cựu giám đốc Hiệp hội Tâm thần học Chicago”.

“Ông đã theo ngành này được bao lâu rồi?”.

“Khoảng 30 năm”.

“Với cương vị là một nhà tâm thần học, tôi nghĩ rằng ông đã gặp rất nhiều người mắc bệnh rối loạn đa nhân cách”.

“Không”.

Brennan cau mày. “Ông nói không có nghĩa là không gặp nhiều những trường hợp như vậy ư? Khoảng hơn chục chẳng hạn”.

“Tôi chưa bao giờ gặp một ca nào như thế cả”.

Brennan đắc thắng nhìn bồi thẩm đoàn, sau đó quay lại với nhân chứng.

“Trong 30 năm làm việc với các bệnh nhân tân thần, ông chưa bao giờ gặp một trường hợp nào bị rối loạn đa nhân cách?”.

“Đúng vậy”.

“Tôi rất ngạc nhiên. Ông giải thích thế nào về chuyện đó”.

“Rất đơn giản. Tôi nghĩ rằng căn bệnh rối loạn đa nhân cách là không có thật”.

“Hơi khó hiểu, thưa bác sĩ. Chẳng phải là các trường hợp này đã được ghi lại trong sách vở đó sao?”.

Bác sĩ Larkin khịt mũi. “Được ghi lại không có nghĩa là nó có thật. Ông thấy đấy, có một số bác sĩ tin vào MPD, nhưng họ lại luôn lầm lẫn nó với các bệnh khác như tâm thần phân biệt, trầm cảm hay hàng tá các loại rối loạn khác”.

“Rất hay. Vậy theo ông, với cương vị là một nhà tâm thần học, ông không tin rằng bệnh rối loạn đa nhân cách là cò thật?”.

“Đúng vậy”.

“Cảm ơn bác sĩ” Mickey Brenann quay sang David. “Tới lượt ông”.

David đứng dậy đi tới bục nhân chứng. “Ông là cựu giám đốc Hiệp hội Tâm thần học Chicago, phải không ông Larkin?”.

“Đúng”.

“Chắc hẳn ông đã gặp rất nhiều người cùng vai vế với ông”.

“Đúng vậy. Và tôi rất tự hào về chuyện này”.

“Ông có biết bác sĩ Royce Salem không?”.

“Có Tôi biết khá rõ ông ta”.

“Ông ta có phải là một nhà tâm thần học giỏi không?”.

“Rất giỏi. Một trong những người cừ nhất”.

Thế ông đã bao giờ gặp bác_sĩ Clyde Donovan chưa?”.

“Có. Rất nhiều lần”.

“Ông cũng cho rằng ông ấy là một nhà tâm thần học xuất sắc chứ?”.

“Tôi vẫn sử dụng ông ta, cười nhạt, mỗi khi tôi cần”.

“Thế còn bác sĩ Ingram? Ông có biết ông ta không?”.

“Ray Ingram? Có biết. Tay này cũng khá lắm.

“Đủ kinh nghiệm chứ?”.

“Ờ dĩ nhiên”.

“Hãy cho tôi biết, có phải tất cả các nhà tâm thần học đều đồng ý với nhau vê tất cả các căn bệnh liên quan đến tâm thần?”.

“Không, dĩ nhiên là phải có bất đồng. Tâm thần học không phải là môn khoa học chính xác”.

“Rất thú vị đấy, bác sĩ Larkin. Bởi vì các bác sĩ Salem, Dollovan và Ingram đều sẽ đến đây để trình bày về các ca rối loạn đa nhân cách mà họ đã gặp Tôi hỏi xong”.

Chánh án Wllliams quay sang Blennan.

“Còn gì nữa không?”.

Brennan đứng dậy và bước ra khỏi chỗ. “Bác sĩ Larkin, ông cứ tin rằng nếu các bác sĩ khác không đồng ý với ông về MPD thì có nghĩa là họ đúng còn ông sai?”.

“Không. Tôi có thể giới thiệu đến hàng chục bác sĩ không tin vào MPD như tôi”.

“Cảm ơn bác sĩ. Tôi không còn gì để hỏi”.

Mickey Brennan hỏi. “Bác sĩ Upton, chúng tôi nghe nói rằng nhiều khi cái được gọi là rối loạn đa nhân cách rất dễ bị lẫn với các căn bệnh tâm thần khác. Có phương pháp nào để chứng minh rối loạn đa nhân cách không phải là một trong loại bệnh kia?

“Không có cách nào”.

Brennan cố tình há hốc mồm ra vẻ ngạc nhiên và liếc nhìn bồi thẩm đoàn.

“Không có cách nào ư? Ý của ông là không có cách nào để biết được một người tự nhận là bị MPD nói dối hoặc mượn nó để bao che cho một tội ác mà người đó không muốn chịu trách nhiệm?”.

“Tôi đã nói rồi, không có”.

“Đó đơn giản chỉ là chuyện quan điểm thôi sao? Một số nhà tâm thần học tin vào MPD, số khác lại không tin?”.

“Đúng vậy”.

“Cho phép tôi hỏi ông vấn đề này, thưa bác sĩ. Nếu ông thôi miên ai đó, ông có chắc sẽ nói được họ thật sự bị MPD hay họ chỉ giả vờ mà thôi?”.

Bác sĩ Upton lắc đầu. “Tôi e là không. Cho ù có thôi miên đi chăng nữa thì cũng không thể biết được người ta nói thật hay nói dối”.

“Rất hay. Cảm ơn bác sĩ. Tôi đã hỏi xong”.

Brennan quay sang David. “Tới lượt ông”.

David đứng dậy. “Bác sĩ Upton, đã bao giờ có bệnh nhân bị các bác sĩ khác chẩn đoán là mắc MPD đến chỗ ông khám bệnh chưa?”.

“Có. Vài trường hợp”.

“Và ông điều trị cho họ chứ?”.

“Không”.

“Tại sao?”.

“Vì tôi không thể chữa khỏi một căn bệnh không có thật. Có một bệnh nhân đã biển thủ công quỹ rồi muốn tôi chứng nhận rằng anh ta không hề liên quan vì đó là do một nhân cách khác của anh ta làm. Một bệnh nhân khác thì bị cảnh sát bắt vì tội ngược đãi con cái. Bà ta nói rằng có ai đó trong người bà ta xui hãy làm như vậy. Còn có vài bệnh nhân khác nữa, song tất cả bọn họ đều có vẻ đang cố gắng giấu giếm chuyện gì đó. Nói một cách khác là họ đang nói dối”.

“Dường như ông cô ý kiến khá rõ ràng về vụ này nhỉ, bác sĩ Upton”.

“Đúng vậy. Tôi biết là tôi đúng.”.

“Ông biết là ông đúng ư?”.

“Ý của tôi là …”.

” …là những người khác sai hết chứ gì? Tất cả những bác sĩ tin vào căn bệnh MPD đều sai?”.

“Tôi không có ý như thế …”.

“Và ông là người duy nhất đúng. Cảm ơn bác sĩ. Tôi đã hỏi xong”.

Bác sĩ Simon Raleigh đứng ở bục nhân chứng. Ông ta khoảng 60 tuổi thấp nhỏ, hói đầu.

Brennan nói, “Cảm ơn sự có mặt của ông hôm nay, thưa bác sĩ. Tôi biết ông đã có một sự nghiệp lâu bền và rực rỡ. Ông đây là bác sĩ vừa là giảng viên …” _ David đứng dậy. “Luật sư biện hộ sẽ yêu cầu nhân chứng nói về bản thận mình sau”.

“Cảm ơn”. Brennan quay lại với nhân chứng.

Bác sĩ Raleigh, iatrogenicity có nghĩa là gì?”.

“Đó là tình trạng các liệu pháp điều trị bằng tâm lý làm cho một căn bệnh đã có sẵn trở nên trầm trọng hơn”.

“Xin ông nói rõ thêm, thưa bác sĩ”.

“Trong tâm thần học, các bác sĩ chuyên khoa thường dùng câu hỏi hoặc cử chỉ của mình để tác động lên bệnh nhân. Họ có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy như mình đã lâm vào tình trạng đúng như bác sĩ mong đợi vậy”.

“Thế nó có liên quan gì đến MPD?”.

“Nếu nhà tâm thần học hỏi bệnh nhân về các nhân cách khác trong người anh ta, bệnh nhân có thể bịa ra nó để làm vừa lòng bác sĩ. Thôi miên có thể tạo ra MPD trong những bệnh nhân bình thường”.

“Tức là dưới tác động của thôi miên, bác sĩ có thể thay đổi tình trạng của bệnh nhân theo chiều hướng xấu?”.

“Chuyện đó hoàn toàn có thể xẩy ra”.

“Cảm ơn, thưa bác sĩ”. Ông ta nhìn David.

“Tới phiên ông”.

“Cảm ơn”. Anh đứng lên, bước đến gần bục nhân chứng và tỏ ra sốt sắng.

“Sự nghiệp của ông thật là đáng khâm phục. Ông không chỉ là nhà tâm thần học mà còn là một giảng viên đại học nữa”.

“Đúng vậy”.

“Ông đã dạy học bao lâu rồi?”.

“Hơn 15 năm”.

“Thật tuyệt. Ông phân chia thời gian như thế nào? Ý tôi là có phải một nửa thời gian ông đứng ở bục giảng và một nửa thời gian còn lại ông làm việc với cương vị một bác sĩ?”.

“Bây giờ tôi chỉ dạy học thôi”.

“Thế ông ngừng hành nghề bác sĩ bao lâu rồi?”.

“Khoảng tám năm. Nhưng tôi vẫn liên tục đọc các tài liệu y khoa một cách cập nhật”.

“Ông thật đáng nể. Ông không bỏ sót một điều gì cả. Tức là ông rất quen thuộc với iatrogenicity?”.

“Đúng”.

Trước kia phải chăng từng đã có rất nhiều bệnh nhân đến chỗ ông tự nhận là bị MPD?”.

“Ờ, không …”.

Không nhiều lắm à? Ông đã làm bác sĩ trong hàng chục năm qua, ông có dám nói là đã có khoảng hơn chục trường hợp tự nhận là bị MPD đến chỗ ông không?”.

“Không”.

“Sáu?”.

Bác sĩ Raleigh lắc đầu.

“Bốn?”.

Không có tiếng trả lời.

“Bác sĩ, ông đã bao giờ gặp một bệnh nhân bị MPD chưa?”.

“Ở, thật khó nói …”.

“Có hay không, thưa bác sĩ?”.

“Không”.

“Vậy là ông chỉ biết MPD qua những gì ông đọc thôi sao? Tôi không còn gì để hỏi”.

Phía công tố gọi thêm sáu nhân chứng nữa và kết quả thu được đều giống nhau. Tổng cộng Mickey Brennan đã mới được chín nhà tâm thần học hàng đầu trên khắp đất nước để chứng minh rằng căn bệnh MPD hoàn toàn là chuyện hoang đường.

Phần việc của bên công tố gần như đã hoàn thành. Khi người cuối cùng trong danh sách của Brennan bước khỏi bục nhân chứng, chánh án Willims quay sang ông ta. “Ông còn nhân chứng nào không, ông Brennan?”.

“Không, thưa quý tòa. Nhưng tôi muốn cho bồi thẩm đoàn xem những tấm ảnh chụp của cảnh sát về hiện trường ba vụ án …”.

David giận dữ đứng dậy. “Không thể được”.

Chánh án Wiliams nhìn David. “Ông nói gì vậy ông Singer?”.

“Tôi nói”, David hạ giọng xuống phản đối. Ông công tố viên đang cố gây ảnh hưởng đến bồi thẩm đoàn bằng cách …”.

“Phản đối vô hiệu. Việc này đã được đề nghị trước khi phiên tòa diễn ra”. Bà quay sang Brennan. Ông có thể tiếp tục”.

David ngồi xuống, ngao ngán.

Brennan về bàn mình, rút ra một tập ảnh và trao nó cho bồi thẩm đoàn.

“Chúng ta không thích thú gì khi xem chúng, thưa các vị, nhưng sự thật là như vậy đó. Nó không phải là lời nói hay giả thuyết. Nó cũng không phải là những nhân cách bí mật đi giết người. Đó là ba nạn nhân bị hại sát một cách man rợ.

Giờ đây công lý tùy thuộc vào sự sáng suốt của các vị”.

Brennan có thể nhận ra vẻ ghê tởm của các thành viên bồi thẩm đoàn khi họ xem ảnh.

Ông ta quay sang David. “Tạm ngừng buộc tội”.

Chánh án Williams nhìn đồng hồ. “Bây giờ là 16 giờ. Phiên tòa nghỉ một ngày và sẽ bắt đầu lại vào lúc 10 giờ sáng thứ hai. Bãi tòa”.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN