Bố Y Quan Đạo - Chương 378: Đại hôn
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
5


Bố Y Quan Đạo


Chương 378: Đại hôn


Tháng mười ở Ung Bình được người trong vùng nói rằng “Thời gian thích hợp để phơi nắng!” Khoảng thời gian này mưa rất ít, hầu như mỗi ngày đều nắng ráo.

Hôm nay thời tiết ở Ung Bình vẫn giống như xưa, sáng sớm mặt trời đã rực rỡ. Nhưng hôm nay vào lúc tờ mờ sáng thì những nông dân Ung Bình đi vào huyện thành phát hiện ra cảnh sát giao thông nhiều hơn ngày thường, xe đi trên đường cũng dày đặc.

Hơn nữa phần lớn đều là các loại xe xa hoa, có các loại bảng số khác nhau, đến từ các địa phương khác nhau. Theo đà này mà huyện thành dần thức giấc, rất nhiều người đi làm bằng xe đạp, dòng xe trên đường cũng ngày càng nhiều.

– Này, anh Vương, hôm nay xe của anh cũng treo thứ này sao?

Người đàn ông chỉ chữ “Hỉ” trên xe người bên cạnh rồi nói.

Người đàn ông kia cười ha hả nói:

– Tất nhiên, chắc anh không thấy tình cảnh hôm qua, từ hồi nào đến giờ tôi cũng chưa từng thấy cảnh tượng nào tưng bừng như vậy. Trương gia đúng là phát đạt, ngày vui của họ cũng làm tôi vui lây, nói không chừng đám con cháu của chúng ta năm nay cũng thi đậu đại học.

– Ha ha!

Hai người đàn ông cười ha hả, hai người cùng đàm luận về Trương Thanh Vân rồi hòa vào dòng người xe.

Cả nhà Trương Thanh Vân đã dời vào trong khách sạn Thủy Hà vài ngày trước đó, sáng sớm hôm nay hai ông bà Trương Đức Giang đã mặc vào quần áo truyền thống của người Thổ và vui mừng đứng trước cổng khách sạn Thủy Hà đón khách.

Trương Thanh Vân và Triệu Giai Ngọc cũng đã được nhân viên trang điểm làm cho tươm tất, cả hai vứt bỏ tây trang và mặc vào áo cưới, mặc áo dài và áo đỏ. Sau khi bận rộn vài giờ thì cả hai mới ra cửa, lúc này trong khách sạn Thủy Hà dù trước hay sau cũng chật như nêm.

Tiệc cưới của người Thổ được làm theo kiểu cơ động, vì là tiệc cơ động nên khách vào chúc mừng sẽ lập tức đi dùng cơm, sau đó sẽ có thể rời đi hoặc ở lại xem lễ. Hôm nay Trương gia đặt ba mươi bàn lớn, từ sáng đến gần trưa đã thay đổi sáu lần, mỗi lần là một trăm tám mươi vị khách.

Vì không thu tiền mừng nên tất cả các vị khách đều phải ghi lại tên họ, sổ sách dùng để ký tên là mười hai quyển, những người có quan hệ với Trương gia ở Ung Bình đều đến xem náo nhiệt, tình cảnh cực kỳ rạng rỡ.

Nếu dựa theo phong tục thì cứ mỗi lần có khách đến thì chú rễ và cô dâu đều phải đến mời rượu từng bàn, nhưng Trương Thanh Vân cảm thấy không ổn, đừng nói là uống rượu, dù là uống nước lọc cũng đủ chết người.

Đến mười hai giờ trưa mới là lễ chứng hôn (Chứng hôn là một phong tục của người Thổ), địa điểm tổ chức nghi lễ chính là một hội trường rộng có thể chứa một ngàn người trong khách sạn Thủy Hà.

Biện Huy Hoàng là tổng chỉ huy hôn lễ lập tức đưa ra quyết định, những người tham gia lễ chứng hôn phải được sàng lọc nghiêm khắc. Nhưng dù là như thế thì toàn bộ hội trường đều chật ních không còn chỗ trống.

Người cử hành nghi thức chứng hôn thường là trưởng giả hoặc là người đức cao vọng trọng, Trương Thanh Vân đưa vinh hạnh đặc biệt này cho Vũ Đức Chi. Hôm nay thần thái Vũ Đức Chi rất sáng láng, lão đã nhuộm một mái tóc đen, sau đó dùng “mút” chải sáng loáng, cách ăn mặc cũng rất được để ý, lão đứng trên đài chủ tịch quả nhiên uy thế kinh người.

Trình tự đài chủ tịch được thiết kế đặc biệt có cảm giác, người chủ trì ở vị trí cao nhất, nam nữa hai nhà ngồi ở hai bên, mà chú rể và cô dâu thì đứng ở tầng tiếp theo, chỉ cần nhìn lên đài là thấy ai ai cũng ngưỡng mộ.

Sau lưng người chủ trì được dán một tờ giấy đỏ tươi, trên tờ giấy ghi rõ “Hôn sư thiên địa”,đây là truyền thống, bái thiên địa là không thể thiếu.

Đến giờ lành, Vũ Đức Chi cầm micro tuyên bố nghi thức bắt đầu. Nghi thức hôn lễ cũng không phải hỏi cô dâu chú rể như trong các giáo đường mà được thực hiện theo một trình tự truyền thống.

Trình tự này khá phức tạp, trong quá trình này chú rể và cô dâu không được nói lời nào, loại nghi thức này Trương Thanh Vân đã nhiều lần được gặp khi đi ăn cưới nhưng hôm nay chính hắn cảm nhận lại có sự khác biệt.

Nếu cẩn thận xem xét quá trình bái thiên địa thì thực chất chính là một trình tự giáo dục tư tưởng, trung tâm là thiên địa, quy luật tuần hoàn tự nhiên, đó là kính thiên địa. Sau đó là tôn trọng trưởng bối, sư trưởng, cha mẹ, lúc này người chủ trì sẽ cần chú rễ dùng rất nhiều hành vi tượng trưng để biểu hiện. Thứ ba tất nhiên là đạo lý hòa hợp vợ chồng.

Nghi thức này cần người chủ sự phải là kẻ biết rõ phong tục dân tộc Thổ, đồng thời cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi truyền thống Đạo Đức Kinh. Vì vậy nếu xét trên một phương diện nhỏ thì nghi thức chứng hôn cũng là một hành động văn hóa, làm cho người tham gia có quan điểm về gia đình, sau đó làm người ta cảm nhận được gia đình ấm áp và trách nhiệm đè ép.

Sau khi trải qua nghi thức này hai người sẽ trở thành người cùng một mái nhà, đây chính là đặc điểm trọng tâm. Trong quá trình này Trương Thanh Vân thường dùng một động tác để giảng giải hàm nghĩa cho Triệu Giai Ngọc, đồng thời Triệu Giai Ngọc cũng xem xét rất cẩn thận.

Hôm nay Triệu Giai Ngọc cực kỳ xinh đẹp, nàng mặc quần áo truyền thống của người Thổ, vẻ mặt ửng hồng phơn phớt. Nhưng dù thế nào cũng không che dấu được khí chất cao quý, những hành động dập đầu và chắp tay mang nặng tính truyền thống được nàng làm theo làm người ta cảm thấy giống như một loại nghệ thuật.

Tất nhiên Triệu Giai Ngọc nghe Trương Thanh Vân nói rõ hàm nghĩa thì nhướng mà vui sướng giống như đang dung nhập vào bên trong phong tục.

Nghi thức cuối cùng chính là cô dâu kính trà, đó chính là cô dâu tự tay pha trà cho công công bà bà (bố chồng, mẹ chồng). Trương Thanh Vân không giải thích cho nàng vào lúc này.

Hai ông bà Trương Đức Giang đã sớm không kìm được vui sướng, cả hai vội vàng đỡ lấy con dâu, đây cũng là một động tác biểu tượng. Cha mẹ chồng đỡ lấy tay con dâu ẩn giấu sự hòa thuận, có cả ý cảnh gia đình êm ấm.

Khi hai ông bà Trương Đức Giang nhận trà từ trong tay con dâu thì uống một hớp, sau đó lại đổi sang ly khác uống một hớp, cuối cùng thì nhếch miệng cười. Toàn trường lập tức chấn động, tất cả mọi người đều đứng lên vỗ tay.

Đúng lúc này thì chiêng trống cũng nổi lên, đây là “bài ca chứng hôn” của dân tộc Thổ, khi vang lên thì đủ loại kim tuyến và pháo hoa cũng được bắn lên, chú rể và cô dâu được bao bọc trong một thế giới lấp lánh sắc màu hạnh phúc. Trương Thanh Vân kéo Triệu Giai Ngọc vào lòng, hai người cùng tiếp nhận những lời chúc mừng của tất cả mọi người, đến lúc này thì buổi lễ cũng kết thúc.

Hơn một ngàn người trong hội trường bắt đầu ca hát nhảy múa, mọi người đều chúc mừng đôi giai nhân trăm năm hạnh phúc, sống đến đầu bạc răng long.

Trương Thanh Vân ôm Triệu Giai Ngọc mà nhìn thấy vẻ mặt cha mẹ bừng lên ý cười, hắn cũng kích động đến đỉnh điểm, hắn cúi đầu nhìn xuống ngực, cô dâu cũng kích động lệ rơi đầy mặt.

Trương Thanh Vân thầm thả lỏng, hôn lễ theo phong tục của mình là mới hoàn toàn với Triệu Giai Ngọc, dư vị hôm nay đủ để đôi tình nhân hưởng đến cuối đời. Trương Thanh Vân tin chắc đây là hôn lễ thuần túy nhất của người Thổ trong vài chục năm gần đây ở Ung Bình, quy mô thậm chí còn vượt xa những vương hầu quý tộc năm xưa.

Sau khi nghi lễ chứng hôn đã qua thì Biện Huy Hoàng cũng không dừng tay, lão long trọng tuyên bố buổi chiều là ca múa và buổi tối là lửa trại theo đúng phong tục. Đội ngũ vài trăm diễn viên và những đội ca múa dân tộc đã chuẩn bị sẵn sàng, vì vậy mà trong sân rộng của khách sạn Thủy Hà cực kỳ rộn rã. Đoàn người liên tục ca múa, trong số đó cũng có Trương Thanh Vân và Triệu Giai Ngọc, Trương Thanh Vân dạy và Triệu Giai Ngọc học theo rất nhanh, một lúc sau đã có thể hòa nhịp với mọi người, hoàn toàn dung nhập vào mọi người.

Đám người nhảy rất lưu động, mỗi người đều có thể xuất hiện. Trương Thanh Vân có thể thấy Biện Hoa, Ngải Gia, có thể thấy được Vũ Đức Chi, thấy được nhiều cán bộ huyện Ung Bình. Mọi người cũng dùng nụ cười chúc mừng Trương Thanh Vân.

Đây chính là tinh túy của buổi nhảy múa, không xem xét đến thân phận, dù là già trẻ nam nữ cũng cùng tham gia, mọi người cùng múa hát, cùng vui cười.

Sau khi nhảy mệt thì Trương Thanh Vân dìu Triệu Giai Ngọc đi ra nghỉ ngơi, khi đến ngoài sân thì thấy Nhị thúc của Triệu Giai Ngọc. Lúc này lão đang dùng ánh mắt hắng hái nhìn tình hình bên trong, Trương Thanh Vân vội vàng chào hỏi.

Triệu Duyên An híp mắt nhìn Trương Thanh Vân, vẻ mặt đã không còn xa lạ, lão chỉ chỉ hai chiếc ghế trước mặt để Trương Thanh Vân và Triệu Giai Ngọc ngồi xuống.

Trương Thanh Vân nói:

– Nhị thúc, chú có thích ứng với những phong tục nơi đây không?

Triệu Duyên An gật đầu nói:

– Hôn lễ của cô cậu rất có ý nghĩa, hai người nhảy múa lại càng có ý nghĩa…

Triệu Duyên An chỉ tay vào đám người đang nhảy múa nói:

– Đó có phải là cán bộ huyện Ung Bình không?

Trương Thanh Vân nhìn theo ngón tay của Triệu Duyên An, lão đã chỉ trúng Vũ Đức Chi, Trương Thanh Vân vội vàng gật đầu nói:

– Là bí thư huyện ủy Ung Bình, cũng là người Thổ.

Triệu Duyên An ừ một tiếng nói:

– Đúng vậy, chỉ có hiểu văn hóa dân tộc mới làm bí thư tốt, rõ ràng Ung Bình có thể tự trị.

Trương Thanh Vân cười cười mà không lên tiếng, nhưng trong lòng hắn thầm nghĩ nếu Ung Bình có thể tự trị thì tốc độ phát triển sẽ là rất nhanh.

– Đúng rồi, bây giờ tôi cũng sẽ quay về, khi nào cô cậu lên thủ đô! Text được lấy tại Truyện FULL

Triệu Duyên An giương mắt nói.

Triệu Giai Ngọc nhìn Trương Thanh Vân, lúc này Trương Thanh Vân cũng gật đầu, nàng nói:

– Bốn ngày sau chúng cháu sẽ về.

Triệu Duyên An hơi bĩu môi, sau đó phất phất tay với cảnh vệ. Lão đứng dậy chuẩn bị bỏ đi, lúc gần đi lại quay đầu nói:

– Khí phái ở thủ đô sẽ không kém nơi đây.

Trương Thanh Vân và Triệu Giai Ngọc đưa mắt nhìn nhau, cả hai nhìn Triệu Duyên An đang đi xa rồi cùng cười.

Hai người cũng biết Triệu Duyên An đã bị tình cảnh hôm nay kích thích, lão tưởng rằng đến đây, đến góc núi Ung Bình thì hôn lễ nhất định sẽ rất khó coi, không ngờ khí thế lại rộng rãi phóng khoáng như vậy, hơn nữa hương vị mừng vui lại cực kỳ nồng đậm.

Lần này phải làm sao cho ra dáng, Trương Thanh Vân và Triệu Giai Ngọc về kinh thành sẽ phải là hành trình thật cao, Triệu gia nhất định phải mở tiệc lớn đón tân khách, sẽ lật qua lật lại cho đủ.

Đến tối Trương Thanh Vân và Triệu Giai Ngọc quay về tân phòng, hắn rất mệt mỏi nằm trên giường. Triệu Giai Ngọc thì có vẻ rất hăng hái, nàng đang vui mừng thu lại số tiền lì xì hôm nay có được.

Trong tay Triệu Giai Ngọc là một quyển vở, mỗi tấm bao lì xì đều được bỏ vào bên trong, làm không biết mệt. Trương Thanh Vân cảm thấy kỳ quái mới nói:

– Vợ yêu, em đang làm gì thế?

Triệu Giai Ngọc nhướng mắt nói:

– Ghi lại nhân tình!

Trương Thanh Vân cười ha hả, Triệu Giai Ngọc quay đầu lại nói:

– Không phải đã nói rồi sao? Vợ trong nhà người Thổ đều là quản gia, nhân tình lần này khá nặng, em đã hỏi mẹ, lúc đó mẹ nói như vậy.

Trương Thanh Vân ôm lấy Triệu Giai Ngọc, hắn dùng hai tay bưng lấy mặt nàng rồi hôn lên thật khẽ. Hắn cảm thấy vợ mình rất đáng yêu, người vợ người Thổ ngây ngô thế này làm người ta không nhịn được phải yêu thương một phen…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN