35 Ki Lô Hy Vọng - Chương 3
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
108


35 Ki Lô Hy Vọng


Chương 3


Người duy nhất an ủi tôi vào lúc đó là ông tôi. Điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi vì ông Léon-cao-lớn của tôi luôn luôn an ủi tôi khi có chuyện gì xảy ra từ khi tôi còn bé tí bằng củ khoai và biết theo ông đến túp lều ở cuối vườn.

Túp lều của ông Léon là cả thế giới đối với tôi. Đó là nơi ẩn náu và là kho tàng Ali Baba của tôi. Khi bà làm chúng tôi phát chán, ông quay về phía tôi và thì thầm:

– Grégoire, ta làm một tua đến Léonland 6 chứ, cháu thấy sao?

Và thế là chúng tôi chuồn êm, bà chỉ cong biết trách lẫy:

– Thế đấy! Ông đi mà đầu độc thằng nhỏ này đi…

Ông nhún vai và trả lời:

– Tôi xin bà đấy, Charlotte, tôi xin lỗi. Grégoire và tôi, chúng tôi muốn ở riêng một lúc, bởi vì chúng tôi cần yên tĩnh để suy nghĩ.

– Suy nghĩ chuyện gì, tôi có thể biết được không?

– Tôi thì suy nghĩ về quãng đời đã qua của mình, còn thằng Grégoire, nó nghĩ về tương lại của nó.

Bà tôi quay người đi và nói thêm rằng thà bà bị điếc còn hơn là nghe mấy lời đó. Thế là bao giờ ông cũng trả lời:

Trái tim nhỏ của tôi, bà đã điếc rồi đấy thôi.

Ông Léon-cao-lớn của tôi cũng thích sửa chữa hay làm ra cái này cái kia giống như tôi, chỉ khác là thêm vào đó, ông vô cùn thông minh. Khi còn đi học, ông luôn là một học trò cừ: bao giờ ông cũng đứng nhất lớp ở tất cả các môn. Có một hôm, ông đã thú nhận với tôi rằng ông chẳng bao giờ học bài vào ngày Chủ nhật cả (“Tại sao? – Bởi vì ông không thích, vậy thôi). Ông đứng nhất lớp về môn toán, môn tiếng Pháp, tiếng La tinh, môn tiếng Anh, môn lịch sử, tất cả! Mười bảy tuổi, ông thi đậu vào trường Bách khoa, trường khó nhất của Pháp, sau đó ông xây toàn những thứ khổng lồ: xây cầu bắc ngang qua sông, xây cầu nối chuyển làn đường cao tốc, xây hầm, xây đập, vân vân. Khi tôi hỏi cụ thể công việc của ông là gì, ông châm lại điếu thuốc cháy dở và chậm rãi vừa suy nghĩ vừa nói:

– Ông không biết nữa. Chưa bao giờ ông biết định nghĩa chức năng của mình như thế nào… Nói đơn giản là người ta yêu cầu ông đọc lại các bản vẽ và cho ý kiến: liệu công trình đó có thể bị sập không, có hay không?

– Chỉ có vậy thôi sao?

– Chỉ vậy thôi, vậy thôi đấy… Nhưng vậy cũng đủ rồi, nhóc của ông ạ! Nếu cháu nói không, và rồi cái đập vẫn bị sập, cháu sẽ thành ra một thằng nhóc đai ngốc đấy, tin ông đi!

Túp lều của ông là nơi tôi cảm thấy hạnh phúc nhất trên Trái Đất này. Ấy thế mà nó chẳng có gì là to tát: một túp lều con làm bằng những tấm ván, mái lợp tôn lượn sóng, nằm tận cuối vườn, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng. Bất cứ khi nào có thể là tôi lại chạy ngay đến đó. Để làm mấy thứ đồ của tôi, để mượn dụng cụ hay hay mấy mẩu gỗ, để xem ông Léon-cao-lớn của ôi làm việc (lúc này ông đang đóng một cái tủ do một nhà hàng đặt làm), để xin ông một lời khuyên, hay chỉ là vậy thôi, chẳng có mục đích gì cả. Tôi đến chỉ vì tôi muốn được ở một nơi giống với tôi. Lúc nãy, tôi vừa nói với quý vị về cái mùi của trường học khiến cho tôi buồn nôn; thế nhưng ở đây thì ngược lại, khi tôi bước vào cái lồng nhỏ chật chội này, tôi mở căng mũi để ngửi hít mùi của hạnh phúc. Mùi của dầu mỡ bẩn, mùi của chiếc lò sưởi điện, của que hàn sắt, keo dán gỗ, mùi thuốc lá và mùi của nhiều thứ khác. Một thư mùi tuyệt vời. Tôi tự hứa rằng một ngày kia, tôi sẽ tìm ra cách chiết xuất thứ mùi này, và tôi sẽ phát minh ra một lại nước hoa mới mà tôi sẽ đặt tên là “Mùi thơm của túp lều”.

Tôi sẽ lấy nó ra để ngửi vào những lúc cảm thấy bất hạnh trong cuộc đời.

Khi ông Léon-cao-lớn biết được tôi bị ở lại lớp ba, ông đã đặt tôi lên đùi và kể cho tôi câu chuyện con thỏ và con rùa. Tôi vẫn nhớ rất rõ tôi đã vùi sâu người vào lòng ông và nghe giọng ông dịu dàng đến thế nào:

– Cháu thấy không, cháu dũng cảm của ông, chẳng ai thèm đặt cược một xu vào con rùa khốn khổ đó, bởi vì nó quá chậm chạp… Ấy thế mà, nó lại là người chiến thắng… thế cháu có biết vì sao nó thắng không? Nó đã thắng bởi vì nó là một con rùa nhỏ dũng cảm và kiên cường. Cháu cũng vậy, Grégoire, cháu là một cậu bé dũng cảm… Ông viết điều đó, ông đã nhìn thấy cháu làm việc ra sao. Ông đã thấy cháu ngồi hàng giờ, hàng giờ trong cái lạnh để mài nhẵn một mẩu gỗ, hay để sơn những cái mô hình của cháu… Đối với ông, cháu giống như con rùa nhỏ đó.

– Nhưng ở trường người ta có bao giờ yêu cầu bon cháu mài gỗ đâu! – Tôi vừa trả lời vừa khóc nức nở. – Người ta chỉ toàn bắt bọn cháu làm những cái khó thật khó!

Khi ông biết tin tôi bị đuổi học năm lớp sáu, lần này không còn như lần trước nữa.

Tôi đến nhà ông bà như mọi khi, và khi tôi chào ông, ông chẳng trả lời. Chúng tôi ngồi ăn trong im lặng, và sau khi uống cà phê, ông chẳng tỏ vẻ gì là định đi ra ngoài.

– Ông ơi?

– Sao cơ?

– Ta đi ra lều thôi ông?

– Không.

– Sao lại không hả ông?

– Bởi vì mẹ cháu đã báo cho ông nghe tin xấu…

– …

– Ông không hiểu nổi cháu! Cháu ghét trường học, vậy mà cháu lại làm tất cả để ở tại đó lâu nhất có thể…

Tôi không nói gì.

– Cháu đâu có ngu dốt như những gì người ta nói, phải không… Hay là đúng như vậy?

Ông nói với tôi một cách giận dữ.

– Vâng.

– Trời ạ, ông rất ghét như vậy! Đương nhiên rồi, tự nói rằng ta chẳng ra gì để rồi chẳng làm gì bao giờ cũng dễ hơn! Đương nhiên rồi, đó là số phận! Thật quá đơn giản khi nghĩ rằng ta có một số phận hẩm hiu! Thế thì thế nào đây? Bây giờ cháu định làm gì? Cháu sẽ ở lại lớp bảy, sau đó ở lại lớp tám và, nếu may mắn một chút, cháu có thể tốt nghiệp cấp ba vào năm ba mươi tuổi chắc!

Tôi mân mê góc một chiếc gối, chẳng dám ngước mắt lên.

– Quả thật là ông không thể hiểu nổi cháu. Dù sao đi nữa, cháu đừng trông đợi gì ở Léon già này nữa. Ông ư, ông thích những người biết làm chủ cuộc đời mình! Ông không thích những kẻ lười biếng chỉ tìm cách khiến người ta thương xót, và sau đó bị đuổi học vì vô kỷ luật! Không ra làm sao cả! giờ thì bị đuổi học, tiếp đó thì ở lại lớp. Hoan hô! Một bảng thành tích tuyệt vời, Thật đáng khen cho cháu… Lúc nào cũng vậy! Ông bảo với bố mẹ cháu rằng phải biết tin ở cháu, ông tìm cách thanh minh cho cháu, ông khuyến khích cháu! Để ông nói cho cháu nghe điều này, anh bạn: chọn một cuộc sống bất hạnh bao giờ cũng dễ hơn là chọn sống cho hạnh phúc, và ông ư, cháu nghe đây, ông không thích những kẻ hay than thân trách phận! Hãy sống cho hạnh phúc đi chứ, khỉ thật! Hãy làm những gì cần làm để có thể sống hạnh phúc!

Ông bắt đầu lên cơn ho. Bà chạy cuống lên, tôi bước ra khỏi nhà.

Tôi đi đến chỗ túp lều. Tôi thấy lạnh cóng. Tôi ngồi lên một cái bình cũ, và tôi tự hỏi mình có thể làm gì để làm chủ cuộc đời của mình.

Tôi sẵn sàng xây dựng tất cả, nhưng vấn đề là ở chỗ tôi chẳng có kế hoạch nào, chẳng có một hình mẫu nào, chẳng có bản vẽ, chẳng có vật liệu, chẳng có dụng cụ, chẳng có gì hết. Chỉ có một khối nặng khổng lồ đang đè lên trái tim, khiến cho tôi không thể khóc. Bằng con dao nhíp cán gỗ Opinel của mình, tôi khắc một cái gì đó lên chiếc bàn gỗ của ông, rồi tôi đi về nhà mà không chào ông bà.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN