35 Ki Lô Hy Vọng - Chương 6
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
152


35 Ki Lô Hy Vọng


Chương 6


Khi tôi về đến nhà, bố mẹ đang ngồi lật giở những tờ báo và bấm bấm những con số trên máy tính. Nếu cuộc sống như những ô lời thoại trong truyện tranh, hẳn tôi sẽ nhìn thấy khói đen bốc lên từ trên đầu họ. Tôi nói “Con chào bố mẹ” rồi đi nhanh về hướng phòng mình, nhưng họ đã ngăn tôi lại:

– Grégoire, con đến đây.

Nghe giọng của bố, tôi đoán biết ông chẳng hề có ý định đùa.

– Con ngồi xuống.

Tôi tự hỏi người ta định mang tôi ra nhắm với món sốt mới gì nữa đây…

– Con biết đấy, mẹ con và bố, chúng ta đã quyết định sẽ gửi con vài học trường nội trú…

Tôi cúi đầu nhìn xuống. Tôi thầm nghĩ “Cuối cùng thì bố mẹ cũng đồng tình với nhau về một cái gì đó! Không phải là quá sớm. Tiếc là chuyện này chẳng có gì hay ho… “

– Bố đoán là chuyện này chẳng làm con vui vẻ gì, nhưng nó là như vây. Chúng ta đang đứng trước ngõ cụt. Ở trường con chăng chịu học hành, con bị đuổi khỏi trường, chẳng nơi nào muốn nhận con, và trường cấp hai trong khu nhà mình thì chẳng ra sao. Chẳng còn cách nào khác… Nhưng điều mà con có thể chưa biết, đó là học phí ở trường nội trú rất cao. Con cần phải biết rằng bố mẹ đã hy sinh rất lớn về mặt tài chính cho con, hy sinh rất lớn…

Tôi cười khẩy trong bụng “Ồ… không cần phải vậy đâu! Cảm ơn! Cảm ơn hai vị! Hai vị tốt bụng qúa. Tôi có thể hôn chân hai vị được không?”

Bố tôi tiếp tục nói:

– Con không muốn biết là con sẽ học ở trường nào sao?

– …

– Con chẳng thèm để ý phải không?

– Không phải thế.

– Thực ra, bố mẹ cũng chưa biết, con hiểu không. Chuyện này thật nhức đầu. Suốt cả buổi chiều, mẹ con đã gọi điện đi khắp nơi mà chẳng có kết quả… Cần phải tìm một trường đồng ý nhận con vào ngay giữa năm học như thế này, và trường đó phải…

– Đó là nơi con muốn đến. – Tôi cắt ngang lời bố.

– “Đó” là ở đâu?

– Ở đó.

Tôi chìa ra tờ quảng cáo in hình lũ học sinh làm việc bên một bàn mộc, mẹ hỏi:

– Bắc Valence… Trường trung học kỹ thuật Grandchamps… Nhưng họ có dạy cấp hai đâu…

– Có. Có cả một trường cấp hai.

– Làm sao con biết? – Bố tôi nói.

– Con đã gọi điện đến đó.

– Con ư?

– Dạ vâng, con.

– Khi nào?

– Ngay trước kì nghỉ hè.

– Con ư!? Con gọi điện đến đó ư! Mà tại sao?

– Chỉ vậy thôi ạ… Chỉ để biết.

– Rồi sao.

– Chẳng có gì ạ.

– Thế tạ sao con không nói cho chúng ta biết?

– Bởi vì không thể được.

– Tại sao không thể được?

– Vì họ chỉ nhận học sinh sau khi đã xét quyển hồ sơ, mà hồ sơ của con thì tệ quá! Nó chỉ đáng đem đốt.

Bố mẹ tôi im lặng. Bố tôi đọc tờ chương trình của trường Grandchamps, còn mẹ tôi thì thở dài.

Sáng hôm sau, tôi đến trường học như bình thường, và ngày hôm sau nữa, và ngày hôm sau nữa cũng vậy.

Tôi bắt đầu hiểu ý nghĩa của cụm từ “cháy cầu chì”.

Chính xác là như thế. Tôi đã bị cháy cầu chì. Một phần trong tôi đã tắt ngấm và chẳng còn cái gì là quan trọng đối với tôi.

Tôi chẳng làm gì nữa. Trong đầu tôi chẳng còn ý tưởng nào. Chăng còn mong muốn điều gì. Chẳng còn gì. Tôi thu gom tất cả bộ Légo của mình bỏ vào một thùng các-tông và đem nó cho Gabriel, đứa em họ của tôi. Suốt ngày tôi chỉ xem ti-vi. Đem những đoạn phim mà tôi đã xem ra đo thì chắc phải dài hàng cây số, hàng cây số. Tôi nằm dài hàng giờ đồng hồ, chẳng muốn đóng cái này hay sửa cái kia nữa. Đôi tay tôi treo lòng thòng một cách vô tích sự ở hai bên cái lồng ngực gầy còm. Đôi khi, tôi có cảm giác như chúng đã chết, chẳng còn dùng được vào việc gì ngoài chuyện bấm điều khiển từ xa hay mở nắp lon nước ngọt.

Trông tôi tồi tệ, tôi ngày càng ngu đần đi. Mẹ nói đúng: Chẳng máy nữa tôi chỉ còn nước đi mà nhai rơm.

Thậm chí tôi cũng chẳng muốn đến nhà ông bà nữa. Ông bà rất tốt, như họ chăng hiểu gì hết. Ông bà già quá rồi. Hơn nữa, ông Léon-cao-lớn làm sao có thể hiểu được những vấn đề của tôi cơ chứ? Chẳng đời nào, ông bao giờ cũng là học sinh xuất sắc mà. Có bao giờ ông gặp rắc rối gì đâu. Còn bố mẹ tôi ư, khỏi phải nói. Thậm chí họ chăng buồn mở lời với nhau nữa. hai cái bóng vô cảm.

Tôi chỉ muốn lay họ thật mạnh để cho rơi ra… cái gì nhỉ. Tôi chẳng biết nữa.

Một từ, một nụ cười, một cử chỉ. Một cái gì đó.

Tôi đang ngồi buồn thiu ôm láy cái ti-vi thì chuông điện thoai reo.

– Thế nào, Toto. Cháu quên ông rồi đấy à?

– À… hôm nay cháu không muốn đến chỗ ông lắm, ông à.

– Thế là sao? Còn bác Joseph thì làm sao đây? Cháu đã hứa sẽ giúp ông mang cái tủ đến cho bác ấy cơ mà!

Ui trời! Tôi quên biến mất chuyện đó.

– Cháu đến đây. Cháu xin lỗi.

– Được rồi, Toto, không sao đâu. Cứ từ từ. Nó không bay đi đâu mất được.

Để cảm ơn, bác Joseph đã mời chúng tôi ăn uống một bữa ra trò. Tôi ăn một đĩa bò tartare 17 to như ngọn núi lửa Vésuve bên Ý, với hàng tán những thứ linh tinh, nụ bạch hoa, hành, rau thơm, ớt… xắt nhỏ. Nhoam, nhoam. Ông nhìn tôi mỉm cười:

– Nhìn cháu thế này ông rất vui, Toto ạ. May mà ông già này thỉnh thoảng bắt cháu làm việc, có vậy cháu mới được ăn thỏa sức đến thế.

– Còn ông, ông không ăn gì sao?

– Ồ… ông không đói lắm… cháu biết đấy. Sáng nay bà của cháu lại nhồi cho ông đầy một bụng như mọi khi.

Tôi biết là khi ấy ông nói dối.

Sau đó, chúng tôi đi tham quan khu nhà bếp của quán. Tôi vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy kích thước của những chiếc nồi và những chiếc chảo: khổng lồ. Rôi cả những chiếc môi to bự, những chiếc thìa bằng gỗ như những chiếc máy bắn đá, hàng chục con dao to nhỏ và được mài cực sắc.

Bác Joseph lên tiếng:

– Xin giới thiệu, đây là Titi! Thợ học nghề mới của chúng tôi… Một cậu bé rất sáng dạ. Chúng tôi sẽ huấn luyện cậu bé thành một đầu bếp lành nghề, rồi ôn và cháu sẽ thấy, chỉ vài năm nữa, lũ ngốc bên Michelin sẽ phải mò đến mà làm quen với nó, tôi dám chắc với hai ông cháu thế. Titi, cháu chào ông và bạn đây đi nào.

– Xin chào!

Thằng bé ấy đang ngồi gọt khoai tây, chắc phải đến một ngàn tỉ cân khoai. Nó có vẻ khá hài lòng. Chân nó bị vùi lấp dưới hàng núi vỏ khoai tây. Tôi nhìn nó và thầm nghĩ “16 tuổi… chắc nó phải độ 16 tuổi… “

Khi dừng xe cho tôi xuống trước cổng nhà, ông còn nói thêm:

– Cháu sẽ làm như chúng ta đã nói đấy nhé.

– Vâng ạ, tất nhiên rồi!

– Cháu đừng để ý đến lỗi chính tả, đến văn phong, đến cái chữ viết như gà bới của cháu. Cháu đừng bận tâm điều gì hết. Cháu chỉ nói đúng những gì trong lòng cháu muốn nói thôi, ok… ?

– Vâng ạ…

Ngay tối hôm đó tôi ngồi viết lá thư. Thực ra thì tôi chẳng bất cần đến độ được như vậy, bởi vì tôi đã viết nháp đến mười một lần. Thế mà lá thư của tôi cũng chẳng dài là mấy…

Tôi chép lại đây để quý vị đọc.

“Kính gửi thầy hiệu trưởng trường Grandchanps,

Em mong muốn được nhận vào học tại trường của thầy, nhưng em biết điều đó không thể được vì học bạ của em quá tồi.

Em đã đọc thấy trên tờ quảng cáo là trường có xưởng cơ khí, xưởng mộc, phòng vi tính, có cả một nhà kính trồng cây nữa.

Em nghĩ rằng trên đời này không chỉ có những điểm số trong sổ học bạ. Em nghĩ có cả động lực nữa.

Em muốn đến học ở trường Grandchamps bởi vì chỉ ở đó em mới thực sự hạnh phúc, em nghĩ vậy.

Em không to lắm đâu, em cân nặng 35 ki-lô hy vọng.

Kính chào thầy

Grégoire Dubosc

Tái bút số 1: đây là lần đầu tiên em cầu xin ai đó để được đến trường, em tự hỏi có phải mình bị điên mất rồi không.

Tái bút số 2: Em xin gửi thầy bản vẽ chế tạo một chiếc máy bóc vỏ chuối mà em đã làm ra lúc em bảy tuổi.”

Tôi đọc lại lần nữa, và tôi thấy nó thật ngớ ngẩn, nhưng tôi chẳng có đủ dũng cảm để bắt đầu lại lần thứ 13.

Tôi hình dung gương mặt của thầy hiệu trưởng khi đọc lá thư này…Thế nào thầy cũng nghĩ “Lại một trò ngớ ngẩn gì nữa thế này?” trước khi vo tròn nó lại và ném thẳng vào thùng rác. Bây giờ tôi không thực sự tự tin để gửi nó đi lắm, nhưng biết làm thế nào, tôi đã hứa với ông Léon-cao-lớn, tôi không thể lùi lại được nữa.

Tôi đã đem gửi lá thư trên đường từ trường trở về nhà, và khi về đến nhà, ngồi xuống bàn ăn bữa xế chiều, đọc lai tờ giới thiệu, tôi mới phát hiện ra rằng hiệu trưởng của trường thực ra là một phụ nữ. Tôi đúng là một con lừa! Tôi vừa cắn môi vừa nghĩ. Một con lừa, một thằng đại ngu ngốc…

Có mà 35 kilô ngu dốt thì có…

Sau đó là kỳ nghỉ lễ Các Thánh. Tôi đến nhà dì Fanny, em gái của mẹ, dì ở Orleans. Tôi chơi trò chơi điện tử trên máy tính của cậu, tôi chẳng bao giờ lên giường trước mười hai giờ đêm và tôi ngủ muộn nhất có thể. Mãi đến khi thằng nhóc em họ tôi nhảy lên giường tôi mà hét:

– Iégo! Ta chơi iégo đi? Anh Guégoire, chơi iégo với em nhé? 18

�Trong suốt bốn ngày, tôi xây đủ thứ mô hình từ bộ Légo: một cái nhà để xe, một ngôi làng, một con tàu… Mỗi khi tôi hoàn thành một cái gì đó, thằng nhóc cực kỳ thích thú, nó ngắm nghía một lúc rồi… “păng!” nó vung tay hết cỡ ném mạnh xuống đất làm mô hình vỡ tung thành nghìn mảnh. Lần đầu tiên, tôi tức giận hết sức, nhưng khi nghe tiếng nó cười, tôi thôi không nghĩ đến hai giờ đồng hồ hóa công cốc của mình nữa. Tôi rất thích nghe nó cười. Tiếng cười của cậu em họ làm nóng lại cái cầu chì trong tôi.

Mẹ đến đón tôi ở nhà ga Austerlitz. Khi đã ngồi trong xe, mẹ bảo:

– Mẹ có hai tin muốn báo cho con, một tin vui và một tin buồn. Mẹ bắt đầu bằng cái nào đây?

– Tin vui ạ.

– Hôm qua, bà hiệu trưởng trường Grandchamps đã gọi điện. Bà đồng ý nhận con vào học, nhưng trước tiên con phải làm một bài kiểm tra gì đó…

– Ôi… thế mà mẹ bảo là tin vui… Một bài kiểm tra! Mẹ bảo con làm gì với một bài kiểm tra đây? Xé thành bông giấy? Thế còn tin buồn ạ?

– Ông của con đang ở bệnh viện.

Tôi đã chắc thế mà. Tôi đã biết trước. Tôi đã cảm nhận thấy điều ấy.

– Có nặng không mẹ?

– Chưa biết được. Ông con cảm thấy không khỏe, bệnh viện đang theo dõi. Ông yếu lắm.

– Con muốn thăm ông.

– Không, bây giờ thì không được. Bệnh viện không cho ai vào thăm ông lúc này. Bằng mọi giá ông phải khỏe lại.

Mẹ khóc.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN