Lằn Ranh Sinh Tử - Chương 6
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
134


Lằn Ranh Sinh Tử


Chương 6


Vào đầu mùa thu, vừa lúc những đợt sóng nhồi lớn từ miền nam đổ về thì Loonie bị gãy cánh tay. Chúng tôi đã chơi trò dại dột ở một nơi có tên là Lỗ Trũng nằm ở nửa đường đi tới Old Smoky. Cả buổi sáng hôm ấy, Loonie cứ lằng nhằng kích động tôi thách nó phóng người qua một cái lỗ hổng, giống như những gã mạo hiểm khùng khùng trong một cuốn sách mà tôi đã đọc. Loonie có biệt tài nói dai. Nó vận động một cách kiên trì đến nỗi bạn phát bực và điên lên, buộc phải thách nó làm một điều mà bạn chẳng muốn nó làm. Hơn thế nữa, bạn sẽ đâm ra thách thức một cách hăng say đến mức khiến cho nó thấy bị xúc phạm thực sự, và sự tức khí ấy sẽ thúc đẩy nó làm điều dại dột và nguy hiểm hơn cả dự tính của nó nữa.

Phóng mình qua lỗ hổng là một điều ngu ngốc chứ không phải khó khăn, và nỗ lực của chúng tôi chẳng giá trị gì. Cũng may là không có một lỗ trống nào đủ lớn để Loonie leo vào, nó đành phải ngồi ngang phía trên một lỗ hở chỉ rộng bằng bàn chân để xem những gì xảy ra. Dọc theo thềm đá basalt bên trên mực biển, các lỗ hổng phì phò, ùng ục xung quanh chúng tôi, và mỗi lần sóng đập vào chân vách đá thì có một sự lặng im trước khi tất cả mọi khe nứt và lỗ hổng rì rào trở lại. Khi một làn sóng lớn va vào phần dưới của vách đá thì những đám bọt nước có thể đẩy bạn bật ngửa ra sau. Hơi nước có một mùi rất ghê sợ. Tôi đứng khá xa, vì sợ luồng gió thổi ngược. Tôi không chịu nổi ý tưởng bị cuốn hút xuống một cái họng đen ngòm để đi thẳng vào trong hang sâu bên dưới. Tôi nghĩ thà bị cá mập Barney ăn thịt còn hơn.

Cuối cùng thì bất hạnh đến với Loonie là do sự dại dột hơn là do sự xem thường sống chết. Nó khởi đầu với một nụ cười nham nhở, và thay vì được kéo lên cao, nó lại bị xô ngang vào các vách đá. Nó lao thẳng đến chỗ tôi, hai chân quẫy đạp, chiếc áo phồng ra như chiếc phao cứu sinh, và với mớ tóc loà xoà trong mắt, nó chẳng thấy được nơi mình đang hướng tới. Tôi bị ngã xuốngế Bàn chân nó móc vào trong ống quần soóc của tôi và nó bị té ập lên trên hòn đá thật mạnh. Khi Loonie đứng dậy thì cánh tay nó bị đau dữ dội. Chúng tôi vất vả lắm mới về tới Mũi đất.

May mắn là đang có bà Eva ở nhà. Nhờ có bà mà tôi khỏi phải đèo Loonie suốt quãng đường trở về thành phố trên chiếc xe đạp của mìnhề Nó bị xỉu hai lần trên chiếc Volkswagen và bà Eva phải cố gắng lắm để không có vẻ chiêm ngưỡng những nét hấp dẫn của nó.

Suốt ba tuần lễ sau đó, chỗ gãy xương này đã khiến Loonie không đi lướt sóng ở Old Smoky được. Điều này làm thay đổi những gì giữa chúng tôi theo cách chúng tôi không thể dự đoán hoặc hiểu được.

Mùa hè vừa đi qua, trong khi chúng tôi nôn nóng muốn chứng tỏ mình thì đại dương lại phẳng lặng. Chúng tôi đi lặn cùng với ông Sando nhiều hơn là đi lướt sóng với ông. Vào những ngày nóng bức ngột ngạt, ông dẫn chúng tôi đến tận các hang cá groper hẻo lánh dọc theo các ghềnh đá ngoài Mũi đất. Những chuyến đi này có thể nói là để trắc nghiệm dung tích phổi của chúng tôi hơn là bất cứ điều gì khác, nhưng chúng tôi thích nhân đó để săn tìm hải sản làm thực phẩm. Chúng tôi bơi vào những khe đá hoa cương sâu để gỡ bào ngư với ông Sando bên cạnh, càng lúc càng lặn sâu hơn, và nhiều khi chúng tôi vượt quá ông Sando. Tôi không chắc có phải là ông Sando để cho chúng tôi vượt qua ông vì những lý do riêng của ông hay không, nhưng Loonie và tôi đã thực sự rèn luyện mình để thấy được cái lợi ích của một buồng phổi đầy hơi. Khi cần lặn xuống thì chúng tôi biết là mình đang làm gì, và đi gỡ bào ngư vui thích hơn là nằm trong đáy sông u tối với những rễ cây đầy bùn quấn trên tay bạn. Đại dương chứa đầy những thứ giúp bạn quên đi sự tức ngực của mình. Dù có bị hoa mắt hay nghe râm ran trong đầu cũng đáng công khi ta có thể săn đuổi một con cá groper lớn màu xanh vào tới tận hang của nó. Có ngày chúng tôi lội bộ ngang qua gò đất trở về với một con cá hơn hai mươi ký và một túi bào ngư rồi dành cả buổi chiều để lóc xương cá và lột bào ngư dưới bóng cây trong vườn nhà ông Sando. Trong lúc làm việc, chúng tôi năn nỉ ông kể cho chúng tôi nghe về Old Smoky. Lúc đầu, ông cứ lảng tránh câu chuyện về vùng đá ngầm này, nhưng chúng tôi cứ bám theo mãi cho đến khi ông chịu tiết lộ một vài thông tin lý thú qua cách nói bí hiểm, tỉnh lược của ông, điều này khiến chúng tôi thấy khó chịu nhưng say mê.

Ngay từ đầu, Loonie đã khao khát được lướt sóng ở Old Smoky. Nó nghĩ là nó đã sẵn sàng. Tôi không dám chắc là mình có đủ khả năng không. Vỉa đá này nhô ra ngoài xa một dặm, trên một bờ biển cô quạnh, hoang vắng, và theo những gì tôi được thấy thì sóng ở đây rất lớn. Mỗi khi có một đợt sóng nhồi đủ lớn để làm vỡ xuồng thì người ta không thể hạ xuồng xuống trong phạm vi hai mươi hải lí, thế nên cách duy nhất để tiếp cận nó là băng ngang qua con đường lùm bụi từ Mũi đất đến các ghềnh đá, rồi bò trên mặt đá cho tới chỗ nhảy xuống. Chúng tôi buộc phải lao mình khỏi ghềnh đá hứng nhiều bão tố. Rồi từ đó chèo khoảng một dặm ra ngoài biển. Tôi sợ lắm, nhưng được kích thích vì triển vọng này, cho nên ông Sando càng nói nghe thật đáng sợ thì chúng tôi càng khó cưỡng lại được cái ý tưởng kia.

Khi biết chúng tôi đã cắn câu thì ông Sando không còn tỏ ra e dè nữa. Ông mang ra những hải đồ của khu vực này để cho thấy là nền biển đã nhô cao khỏi thềm lục địa, độ sâu ở Old Smoky rất ghê gớm, và nước ở đây chồm đứng lên trên bãi đất ngầm rồi lộn ngược từ trong ra ngoài. Ông vẽ cho tôi xem sơ đồ của những cơ cấu, những dấu mốc hàng hải để tìm ra vùng ảnh hưởng và sự an toàn của dòng nước sâu bên cạnh đó. Ông nói thực ra đây là một công việc đơn giản. Một khi chọn được ngọn sóng đúng thì bạn đã về đến nhà được nửa đường, nhưng nếu phán đoán sai, phóng đi quá xa ngang qua vỉa đá ngầm thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn.

Sau đó ông Sando đưa chúng tôi đến Old Smoky. Hôm ấy là một ngày tháng hai nóng bức. Mặt biển như một tấm gương. Từ một nơi ở ngay phía dưới Sando, chúng tôi bơi xuồng đi xuống cửa sông, kéo chiếc xuồng gác lên trên đập chắn rồi lao mình vào trong vịnh nước phẳng lặng, tại đây chúng tôi trượt nước xung quanh Mũi đất rồi hướng về phía tây để đến bờ biển vách đá bên kia. Phần dưới chân những vách đá bị biển bào mòn khá tĩnh lặng, các lỗ thông như đang im ngủ.

Khi chúng tôi ra đến Old Smoky thì tình hình ở đây khá yên vắng cho nên không thấy được gì nhiều từ trên thuyền. Ông Sando chỉ cho chúng tôi cách xác định các dấu mốc – làm sao để các lùm cây trong đất liền thẳng hàng với một dải đá vôi bên dưới vách đá ven biển. Vỉa đá ngầm chỉ là một cái bóng mờ bên dưới.

– Sâu thật – Tôi lẩm bẩm.

– Không có vẻ sâu cho lắm nếu đứng trên một nơi cao hai mươi bộ – Ông Sando nói. Để xem nó sâu bao nhiêu nhé. Đây cũng có thể là bài tập của chúng ta đây.

Chúng tôi ném cái neo vào trong vùng nước màu lam đỏ của eo biển và thấy phải mất đến mười sải dây mới đến được đáy. Chúng tôi chỉ có mặt nạ chứ không có bộ phận thăng bằng. Chúng tôi nhìn ông Sando lao xuống và bơi phía trên vỉa đá ngầm. Loonie và tôi một lúc sau mới xuống nước.

Ông này xem ông Sando và bà Eva như những kẻ vô công rỗi nghề, những tay híp-pi nghiện ngập, nên đã cấm con trai mình đến nhà ông ta, nhưng Loonie – luôn khéo che giấu hành động của mình và còn là tay nói dối đại tài – chẳng bao giờ là thứ con trai bị buộc phải làm những gì người khác bảo. Nó thường đến ngủ ở nhà tôi vào những dịp cuối tuầnề Qua những nụ cười ranh mãnh của nó, tôi biết nó thích lối sống chất phác thật thà của cha mẹ tôi. Nó thậm chí cũng thích cái kiểu khổ hạnh của mẹ tôi nhiều đêm đi vào phòng tôi để xếp chỗ chúng tôi trên giường. Tôi nghĩ đây có lẽ là một nếp sống gia đình mà nó thấy thiếu, dù có lúc nó có vẻ như đóng kịch. Đến ở với chúng tôi vài ngày mỗi tuần, có nghĩa là nó trốn tránh tính khí hung bạo của cha nó, nhưng cũng có nghĩa là để né tránh sự theo dõi, vì ông Sando từ lâu đã có thói quen đến tận nhà tôi để đón chúng tôi.

Nếu như biết được những gì mà ông Sando đã dạy cho tôi thì tôi không chắc là cha mẹ tôi đã tỏ ra tin tưởng đến thế. Từ trước đến nay, ý nghĩ một người lớn dành nhiều thì giờ như thế cho những đứa tuổi choai choai vẫn không khiến cho họ hay bất cứ ai khác thấy khó hiểu, bởi lo lắng hoảng sợ là việc sau này, nhưng khi biết được ông ta đang tập cho chúng tôi ra biển để từ trên ghềnh đá nhảy xuống một đợt sóng nhồi dữ dội và tự đặt mình vào trong hoàn cảnh hiểm nghèo thì đó hẳn là chuyện hoàn toàn khác đối với họ. Có thể ông Sando đã thiếu trách nhiệm khi đưa chúng tôi vào một tình huống như vậy. Ở tuổi ấy, chúng tôi chưa phát triển đủ về mặt thể chất, quá nhỏ để xử lý an toàn những việc mình làm, và ông ta đã làm thế mà không có sự thoả thuận của cha mẹ tôi. Tôi tin chắc rằng trong thời đại sau này, ông ta có thể bị xem là người liều lĩnh, bất cẩn, thế nhưng xét vào thời ấy và theo những hành động được nhà trường hay chính quyền cho phép, những chuyến đi xa với ông Sando chẳng phải là chuyện lớn. Lẽ ra chúng tôi có thể ở lại nhà trường để học tập với tư cách học viên sĩ quan, học bắn đại bác và súng máy, cài các bãi mìn và đánh xáp lá cà như những đứa bạn chúng tôi, để chuẩn bị cho tuổi trưởng thành khi không ai tin vào một sự chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ông Sando hấp dẫn đối với một lớp người đầu óc trẻ con và sự tình này khiến cho một số kẻ bị lợi dụng. Bà Eva đã nói đúng – chúng tôi chỉ là những đệ tử ngây thơ của ông Sando – nhưng trong những năm sáu mươi và bảy mươi – khi chúng tôi còn là trẻ con thì có rất nhiều những kiểu sùng bái để mình ngả theo, những sự sùng bái đầy rẫy.

Từ nơi đáy biển dựng đứng thẳng lên, bãi đất cạn của Old Smoky giống như một toà nhà bị lún, với những ô cửa mở toang, lúc nhúc nhiều loại cá. Trong cột nước dựng đứng bên trên, những đàn cá tráp không ngớt quần đảo thành những vòng tròn. Dưới sự theo dõi của ông Sando, chúng tôi vượt qua ông lặn sâu xuống dưới đáy để biết chắc chắn hơn về địa điểm này cùng các câu chuyện đã được nghe. Chúng tôi để chân trần lặn xuống và thoả thích len lách, bơi lượn. Nơi miệng các hang hầm có những con tôm lớn bằng con chó fox conế Xuống đến ba mươi bộ, tôi bám tay vào trong đá và nhìn lại ông Sando chỉ còn là một chấm đen ở trên mặt nước. Loonie cũng lặn xuống bên cạnh tôi và bám vào bờ đá.

Hai đứa chúng tôi treo mình ở đó một lúc thật lâu, thi gan với nhau, mỉm cười điên rồ, dựa vào cái ống thông hơi, trong khi nước biển róc rách, lạch cạch quanh mìnhể Những đàn cá chạy đến, ban đầu tò mò, rồi sau lo sợ vì thấy chúng tôi không có dấu hiệu di chuyển. Một lát sau, chúng lẩn vào trong vùng đốm sáng bên ngoài tầm nhìn của chúng tôi.

Những luồng hơi lạnh dữ dội đầu tiên đổ về khi mặt nước biển hãy còn hơi ấm. Trong suốt gần nửa tháng, chúng tôi chỉ nghiền ngẫm các bản đồ dự báo thời tiết, theo dõi một loạt các trận bão cận Nam cực, hy vọng sẽ có một trận lang thang đi về hướng bắc đến chỗ chúng tôi, hoặc hai trận bão sẽ hội tụ lại rồi cùng nhau kéo về phía chúng tôi tạo nên một thứ thời tiết cần thiết để làm cho Old Smoky dậy sóng. Ông Sando cho chúng tôi biết rằng cơn sóng đáy lớn nhất sẽ kéo đến trước khi có các trận bão, rằng sóng biển gần như chỉ là những dòng năng lượng sinh ra từ các tình huống bên kia chân trời. Tôi cô hình dung ra chúng, những xao động lan toả này, trong khi chúng lăn cuộn về phía chúng tôi giống như những người đưa tin cho một phiền phức mà chúng tôi chưa nhìn thấy được. Tôi và Loonie cùng thấy kích thích, bồn chồn, dù vẫn còn có một cái gì đó không có thực trong các thủ tục chuẩn bị, khi chính những cơn bão vẫn còn có vẻ hết sức trừu tượng.

Trong những tuần lễ trước ngày Phục Sinh, ông Sando có vẻ nghiêm nghị và trầm tư. Chúng tôi đạp xe đến chỗ của ông chỉ để ngồi trên bậc cấp hàng giờ trong khi ông thực hành bài tập yoga hàng ngày của ông, còn bà Eva thì trừng mắt nhìn chúng tôi từ nơi khuôn cửa để mở. Tôi và Loonie cố hết sức để không quấy rầy ông. Chúng tôi biết rằng ngày nào ông cũng lấy ống nhòm nhìn ra các lườn đất ngoài kia, ông đang trông ngóng chờ đợi trong lúc chúng tôi đi học, và chúng tôi nhìn thấy những tầm ván lướt dềnh dàng, chịu sóng lớn nằm chờ sẵn sàng bên dưới nhà ông. Chẳng có gì khác để làm ngoài việc chờ đợi.

Cha mẹ tôi hẳn đã không có một ý nghĩ gì về những điều mà tôi đang chuẩn bị làm. Tôi chỉ có thể nghĩ rằng họ đã chấp nhận những chuyện tôi kể về ông Sando. Ông này theo tôi nói, chỉ là một người thỉnh thoảng cho Loonie và tôi đi nhờ xe, thỉnh thoảng cho chúng tôi làm những việc lặt vặtể Không biết cha mẹ tôi có tin vào những câu chuyện ấy hay không, nhưng họ chẳng bao giờ hạch hỏi tôi về việc này. Họ không đa nghi như ông bố của Loonie.

Ông Sando đến đón chúng tôi trong lúc cánh tay Loonie hãy còn bó bột.

Đêm qua chúng tôi thức giấc vì tiếng sóng gầm nhưng hai đứa chúng tôi chẳng ai nói gì. Nếu ngày mai là ngày đi lướt sóng thì chỉ có một đứa trong chúng tôi có thể chèo ra với ông Sando. Sau khi thức giấc, chúng tôi đã nằm lặng im nhiều giờ, và khi nghe tiếng xe Volkswagen của ông Sando chạy rào rào trên con đường vào nhà thì chúng tôi nhanh chóng mặc quần áo và rón rén đi ra khỏi nhà. Nhưng đến khi đi hết khúc đường sình lầy, nơi chiếc xe đang lụp bụp nổ máy thì Loonie rẽ quặt vào một con đường tối.

– Nó làm sao vậy – Ông Sando la lớn và quay cánh cửa xe xuống.

Tôi nhún vai, nhưng tôi đã hiểu vì sao.

– Thế ra nó không muốn đi, dù chỉ để xem thôi sao?

– Không – Tôi nói – Nó không muốn đâuể

– Thôi, vào xe đi.

Chúng tôi chạy rà rà theo sau Loonie, cửa xe vẫn còn hạ xuống. Không khí lạnh buốt và chẳng thấy một người dân Sawyer nào ra đường cả.

– Này, Loonie, ông Sando nói trong khi chúng tôi chạy xe chầm chậm theo bên cạnh nó. Cậu không muốn đi ra ngồi xem bạn mình tập hay sao?

– Xem cái gì? Loonie nói. Để làm hỏng mất giờ phút bí mật độc đáo của ông à?

– Đừng có ba gai nữa. Lên xe đi, ra xem và học hỏi.

– Thôi đừng có lo. Tôi thích thế mà.

– Nhưng ít ra cậu cũng có thể bày tỏ sự ủng hộ đối với bạn mình chứ.

– Cái gì? Nó nhát như cáy ấy mà.

– Thôi nào, đừng có làm chuyện kỳ cục nữa.

– Đếch cần, ông xếp.

Ông Sando cất tiếng cười cay đắng, thất vọng, nhưng Loonie vẫn cứ lội đi. Tôi nghĩ là ông Sando sẽ kiên trì thêm chút nữa để dỗ dành nó, nhưng ông đã quay cánh cửa xe lên và phóng đi. Lúc đầu tôi thấy bực tức, nhưng sau vài giây, sự sỉ nhục đã lắng xuống. Loonie đã có lý. Nó biết tôi không đủ trình độ làm như thế. Thế nhưng tôi không thể tin được là nó lại nói ra điều ấy trước mặt ông Sando. Tôi ngoái cổ ra sau liếc nhìn mái tóc màu trắng

của nó, nhưng nó đã đi lẩn vào trong bóng tối. Có ba tấm ván chất trên thùng sau chiếc xe. Đó là những tấm ván Brewer, to lớn và đẹp mắt. Có vẻ như ông Sando đã mang theo một tấm để dành cho Loonie.

– Tôi nhát gan lắm, tôi nói.

– 0, ăn thua gì, ông Sando nói. Ai cũng nhát cả. Vì thế cho nên chúng ta mới làm cái trò quái quỷ này.

– Ông muốn nói là…?

– Phải, chúng ta đối diện với nó. Chúng ta nếm, chúng ta ăn, rồi chúng ta ỉa nó ra và hát bài thánh ca.

Ông ta phá lên cười. Tôi cũng cười vì thấy ông cười, nhằm che đậy cái sợ của mình.

Khi chúng tôi chạy qua khỏi Mũi đất thì trong vịnh đã dậy sóng, những ngọn sóng sủi bọt và phủ đầy hơi nước. Những con sóng vỗ bờ dâng cao tràn qua các tường chắn và tuôn vào cửa sông. Đại dương giống như một bãi chiến trường, tiếng lao xao không ngớt nghe rõ hơn cả tiếng xe chạy.

Ông Sando dỗ dành chiếc xe cho nó leo lên con đường mòn và vượt qua gờ đất cuối cùng. Xe đi rất chậm nhưng tôi cũng chẳng có gì vội vã. Khi ông tắt máy chiếc xe thì tiếng ầm ầm của sóng biển nghe thật dễ sợ. Ông đeo ống nhòm vào trong khi tôi cố nhìn kỹ về phía nam, qua vùng ánh sáng bình minh. Bên kia sự xôn xao dưới chân các vách đá, mặt biển êm ả một cách lạ thường. Lại còn có một luồng gió nhẹ từ phía sau lưng chúng tôi thổi ra ngoài khơi, như thế có nghĩa là bão còn ở xa khoảng một ngày nữa. Ánh nắng ban mai làm cho mặt nước óng ánh hiền lành và trong mấy phút liền chẳng có gì nhiều để ngắm, chẳng có

gì cả, và tôi cảm thấy một sự nhẹ nhõm chạy qua trong người. Tôi thấy là mình đã qua khỏi cơn nguy khốn. Rồi ở một dặm ngoài kia tôi nhìn thấy một màu sáng trắng đột ngột. Một vòi nước phun lên từ vỉa đá ngầm trông như đám bụi được hất tung lên từ một đoàn xe tải lớn, và sau một vài giây thì tiếng động của nó vang đến tận chỗ chúng tôi. Giờ đây đó là thứ tiếng khiến cho một đứa con trai bừng tỉnh từ một cảm giác dễ chịu mơ màng.

– Nào, Pikelet, ông Sando nói. Coi như chúng ta nổi hứng sáng nay vậy.

Tôi gần như không vác nổi tấm ván Brewer. Nó dài đến mười bộ và không thể ôm lọt trong cánh tay gầy guộc của tôi, nên tôi đội nó chông chênh lên đầu theo cách của người xưa trong thời kỳ dùng ván balsa và bánh lái chữ D. Bãi đất trống xung quanh chúng tôi sực nức hương vị cay nồng, và xôn xao vì sự tấn công của những con chim hút mật. Chúng tôi đi bộ về hướng tây đến một nơi mà tất cả những hòn đá cuội đều bị phủ đầy địa y. Tôi đi theo sau ông Sando. Chúng tôi không trò chuyện gì với nhau. Tôi nhìn những cơ bắp chuyển động trên cái lưng trần của ông. Bộ đồ lặn tuột xuống tới eo, hai cánh tay áo bằng cao su neopren đong đưa hai bên đùi ông.

Phải mất nửa tiếng đi bộ. Tôi quá phiền lòng về Loonie đến nỗi có lúc cả mấy phút liền, tôi đã quên mất cái sợ. Nếu là tôi thì với một cánh tay bị gãy phải canh chừng và lòng biết ơn đối với sự đùm bọc và vì tình cảm bạn bè với nhau, nhất định tôi sẽ không gọi ai là hèn nhát cả – không ai cả, dù là bạn bè hay kẻ địch. Khi ấy tôi chưa đủ lớn để biết rằng mình chỉ có thể gọi một người khác là hèn nhát dựa trên một cơ sở an toàn vững chắc, khi thấy chắc chắn về lòng can đảm của mình hoặc do sự tin tưởng sai lầm vào lòng can đảm ấy. Nhưng Loonie luôn có một sự tự tin tuyệt đối. Có lúc tôi nghĩ nó là một cái hồ chứa không đáy và đúng ra là vô bổ của sự can đảm thể chất. Chính đặc điểm rõ rệt này đã làm Loonie bị méo mó đi ít nhiều, khiến cho nó không có được những tình cảm tế nhị. Khi đến tuổi trung niên, tôi nhìn lại Loonie với một sự ngỡ ngàng u ám. Nó là một người bạn thực sự, nhưng không được như tôi hình dung, và có lẽ là buổi sáng hôm ấy đã đánh dấu bước đầu sự bất bình của tôi, vì mặc dù ngán ngại nó nhưng tôi vẫn căm ghét nó về những gì nó nói. Thế nhưng có thể là tôi đã mang ơn nó về ngày hôm ấy, vì càng suy gẫm lâu về sự cộc cằn của nó trong lúc đi bộ trên các mỏm đá với ông Sando bên cạnh, tôi càng thấy tức. Chính sự tức giận này chứ không phải gì khác đã củng cố thêm sự quyết tâm của tôi và không để cho tôi bỏ cuộc.

Chúng tôi đi xuống một triền dốc nhiều lùm bụi, xác xơ vì gió giập, nơi sương mù của biển phả mạnh vào mặt, rồi đến một vách đá dốc đứng. Chúng tôi chuyền các tấm ván xuống từng chặng cho đến cuối cùng tôi và ông Sando cùng đứng trên mép cao của một hòn đá phía trên một khe vực dậy sóng. Suốt thời gian này, ông Sando luôn nói năng với tôi một cách dịu dàng, giống như một người tập ngựa. Sau mỗi đợt sóng xô vào rồi lại rút ra, rãnh sâu bên dưới chúng tôi bị tháo cạn nước và phô bày ra một vườn treo những tảo bẹ và con hà. Khi nước trở lại thì nó dâng cao thành một vùng xanh đến tận chân chúng tôi. Chốc chốc, một con sóng trải rộng qua khỏi hòn đá rồi vỡ ra thành một đám bọt nước.

– Bỏ cái phần dễ đi, ông Sando nói. Khi nước dâng lên trở lại thì phải tập trung chú ý. Chọn thời điểm của con sóng và đón lấy con to nhất. Hãy nhập vào phía sau của nó. Nếu không làm thế thì trên đường đi cậu sẽ bị kẹt lại giữa chừng và con sóng kế tiếp sẽ xô cậu vào vách đá. Phải kiên nhẫn, Pikelet nhé. Nếu phải chờ đến nửa giờ thì cũng ráng chờ, nghe chưa?

Tôi gật đầu. Ông chân phải của tôi bị rung giật, tôi cảm thấy nó như bị tách ra khỏi phần cơ thể mình. Kích thước của các con sóng, chiều dài của tấm ván, bóng dáng sừng sững của vách đá – cái gì cũng ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Tôi nhìn ông Sando chui người vào trong nửa trên của bộ đồ lặn và nhấc lấy tấm ván Brewer lớn màu cam. Ông ta bẹo vào má tôi và cười. Ánh nắng long lanh trên bộ râu và đôi mắt của ông, hai hàm răng ông khỏe và trắng.

– Cậu vẫn còn muốn làm chuyện này chứ?

Tôi không còn tin ở mình nữa để mà trả lời. Tôi chỉ nhấc tấm ván ở bên cạnh ông lên và đứng run rẩy trong chiếc quần soóc.

Dở ẹt, ông nói vừa khi một mảng nước lớn màu xanh tràn lên bàn chân chúng tôi. Tôi tự hỏi những người bình thường thì sẽ làm gì lúc này?

Thế rồi, trong khi nước biển gần như phủ lấy chúng tôi thì ông lao tới với tấm ván như một tấm chắn, rồi đáp xuống một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng chèo theo con nước rút ra. Chỉ một lát sau ông ta đã ra tới miền nước sâu ngoài xa, bên kia của vùng nước xao động.

Tôi nhìn xuống và chờ cho con sóng trở lại. Ông Sando đang ngồi thẳng người chờ đợi. Những con chim quang quác đằng sau chúng tôi. Những hòn đá ướt dầm bọt nước. Nước róc rách tuôn ra từ các khe rãnh cho đến khi sóng biển đột ngột trở lại, và khi ông Sando gọi lớn thì tôi nhún chân nhảy xuống.

Con đường chèo đi thật dài và không có phương hướng cho nên có vẻ lờ mờ, hư ảo. Tôi theo sau hai bàn chân màu vàng của ông Sando và hoà mình vào trong nhịp điệu ấy. Nửa giờ sau, còn cách vỉa đá độ hai trăm mét thì tôi đã ngồi cạnh ông ta trong sự tĩnh lặng như mơ. Có lẽ nhờ hơi ấm mặt trời, sự vận động, và thực tế là chúng tôi đã chèo đi trong một cơn tĩnh lặng kéo dài, nên tôi cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Nhưng khi con sóng đầu tiên đập vào Old Smoky thì tất cả sự bình yên ấy đã tiêu tan.

Chúng tôi đang ở trong vùng nước sâu, khá an toàn theo tình hình và tôi chưa hiểu hết được qui mô những gì mà tôi được thấy, nhưng khi nhìn thấy chóp đỉnh con sóng này chồm qua vỉa đá ngầm thì một nỗi ghê sợ chạy qua khắp người tôi. Chỉ nghe tiếng rít của bọt nước theo sau đỉnh sóng cũng đủ kinh hãi, nó giống như âm thanh của một tấm kim loại vỡ ra nhiều mảnh. Con sóng vỗ vào lườn đất cạn, âm thanh truyền đi trong nước và đập vào ngực tôi.

Ông Sando gọi lớn. Ông đưa hai cánh tay lên và ngả đầu ra sau. Con sóng trải rộng ra, gầm gừ và cuối cùng phun vào trong cõi sâu tĩnh lặng của eo biển, nên khi đi đến chỗ của chúng tôi thì nó chỉ còn là một dòng nước lớn với một lớp váng bọt sóng.

– Xác định được vị trí không?

– Được – Tôi nói dối.

Nếu có chút xíu ý niệm về một nơi nào để đi tới, thì hẳn là tôi đã chèo thẳng trở về các vách đá và leo ngay ra rồi. Nhưng vùng đất đằng sau tôi chẳng có gì là đặc biệt, chỉ là một mảng xám đen lẩn khuất sau các đợt sóng.

Ông Sando chèo tới eo biển sát vỉa đá ngầm, nơi các ngọn sóng dồn vào thật nhiều nhưng không vỡ hẳn ra. Sợ chỉ còn lại một mình, tôi liền đi theo ông. Ông ta chèo đi rồi dừng lại, chèo đi rồi dừng lại nhiều lần, liên tục kiểm tra và điều chỉnh vị trí của mình. Ông ra hiệu cho tôi tới gần ông hơn vì có một loạt sóng mới đang di chuyển vào. Lúc đầu tôi chỉ có thể nhìn thấy một loạt những lằn tối đen ở một quãng xa, rồi những con sóng này trở thành một đoàn tàu đâm thẳng về phía chúng tôi, càng lúc càng tăng dần kích thước và tốc độ cho đến khi chúng hoá thành những con sóng riêng biệt, oằn oại và chen chúc nhau thật mạnh khiến tôi thấy mình như phải nhìn ngược lên những gờ đất cao dãi nắng. Tôi cảm thấy như toàn bộ lớp da của biển đang bị kéo căng ra để thích ứng với chúng, và tôi đinh ninh là mình sắp bị vùi dập đến nơi, cho dù đang ở trong vùng sâu an toàn của eo biển.

Chúng tôi ngồi lì trong khi bốn đợt sóng đi qua bên cạnh. Thế rồi ông Sando chèo đi và tự đặt mình vào thế bất an. Tôi cứ ngồi yên, không đi đâu cả. vẫn trong tư thế ngồi, ông ta nhô lên phía trên đợt sóng kế tiếp, bị nhấc bổng lên trời mà không tỏ vẻ gì, rồi một hồi lâu sau đó ông ta bị khuất hẳn đi sau đám bọt nước. Khi tôi nhìn thấy được ông thì ông đang chèo vào đường đi của một con sóng lớn chưa từng thấy. Khi con sóng này tràn qua trên vỉa đá ngầm thì dựa trên phần còn nhô ra của ông ta, tôi thấy có vẻ như ông đang bị kéo ngược lên trên triền dốc lô nhô của con sóng. Một lát sau, con sóng này vỡ ra thành những mảng, những sợi, và phun toả hơi nước phía sau ông, tôi thấy ông Sando hiện ra, bị ngã gập chân vào trong lỗ sâu bên dưới. Dù bị một vết rách ngoài da, ông vẫn giữ cho hai bàn chân từ mấy tầng cao đáp xuống nhẹ nhàng, khi ông lướt qua bên cạnh, tôi bắt gặp nụ cười tươi rói của ông và tôi biết là ông vẫn an toàn.

Khi quay trở lại, ông Sando vừa chèo vừa hát. Ông tạt nước về phía tôi và tìm mọi cách để đẩy tôi ra khỏi chỗ ngồi. Đôi mắt ông sáng long lanh, tôi chưa từng thấy ông rạng rỡ như thế.

– Này – Ông cười – Cậu đã học được ít nhiều rồi đó.

– Tôi chỉ nhìn thôi – Tôi nói, phập phồng lo âu.

– Ồ, không!

– Vâng. Thật thế mà.

– Đừng có lần nào cũng loanh quanh như vậy, ông bạn.

– Không.

– Đừng bao giờ quá dễ dãi với mình.

– Có thể là thế là thế – Tôi hổn hển nói.

– Tôi thấy là bạn đang sẵn sàng rồi đấy, Pikelet.

– Ồ…

Tôi lắc đầu rồi lầm lì bơi ra vùng biển sâu tím thẫm với vị đắng trong miệng.

Những hòn núi nước từ phía nam nhô lên, chúng ầm ầm chạy qua, tự ngấu nghiến mình, phun ra hàng tấn bọt nước, và sức mạnh gần tàn của chúng xô vào đôi chân lập cập của tôi. Có quá nhiều nước di chuyển ngoài kia, một sự quá tải âm thanh và chấn động, mọi thứ đều ở một tầm mức mà tôi không thể tin nổi. Tôi bắt đầu thở sâu và gấp. Chỉ sau đó tôi mới thấy phục sự khôn khéo của ông Sando buổi sáng hôm ấy. Dù cảm nhận được sự hoảng sợ của tôi nhưng ông đã không động tới tôi. Nếu ông đến gần tôi hoặc tìm cách vồ lấy tấm ván của tôi để trấn an tôi thì hẳn là tôi đã làm toáng lên rồiề Tôi đã hoảng loạn vì sợ hãi, cả hai chúng tôi đều đang ở một dặm xa ngoài biển, và như vậy tình hình càng nên nguy kịch. Nhưng ông ta biết phải làm gì.

Nên bảo cậu thế nào đây, ông nói. Chúng ta hãy tạm nghỉ một lát. Mình không nên làm đợt này. Hãy thử một lần khác xem.

Tôi không nhìn vào ông. Tôi không thể rời mắt khỏi vùng chân trời. Giờ đây chúng tôi đang ở trong một cơn tạm lắng, nhưng không dễ chịu chút nào. Tôi cảm thấy ông đang chèo về phía đông, nhưng tôi cứ mải nhìn về phía nam, có vẻ như cái cổ tôi đã bị khoá vào vị trí ấy. Ông đã đi xa, không còn ở gần vỉa đá ngầm. Tôi chỉ còn lại một mình. Một mình thôi. Cơ thể tôi nhận biết trước khi đầu óc tôi theo kịp. Tôi cố tranh thủ liếc nhìn một cái. Ông Sando ở cách tôi hơn năm chục mét. Ông đang ở ngoài kia, trong vùng an toàn cách xa vỉa đá ngầm, và ông đang vẫy tay, kêu gọi. Giọng nói của ông không gì là cấp bách. Ông có vẻ uể oải rõ rệt. Tôi nghe trong giọng nói của ông một thứ thẩm quyền làm ta yên lòng, một sự thân quen tác động đến tôi. Ông trông có vẻ vững vàng và thoải mái với hai bàn tay đặt trên đùi, hai khuỷu tay khuỳnh ra như những cánh chim hải âu, và tôi cảm thấy quãng trống ngoài kia thật lộng gió. Tôi bị lôi cuốn. Tôi nhìn trở ra ngoài biển, nhưng không chắc mình có đi được không. Ông Sando vẫn giữ vẻ đùa cợt ngoài kia, còn trong tôi thì trào dâng nỗi sợ hãi. Tôi nghe hơi thở của mình hổn hển và trở nên nhọc nhằn. Tôi bị choáng váng. Đột nhiên, tôi thấy sợ phải ở đây một mìnhề Có vẻ như tôi đã cố chống lại sự hoảng loạn của mình và bật dậy. Tôi quay tấm ván về phía ông ta, nằm úp xuống và chèo đi. Khi ra đến nơi, tôi thở hồng hộc.

– Mình lặn nhé – Ông nói bình thản – Tôi xuống dưới đáy trước đây.

Không nói thêm một lời nào nữa, ông đứng lên trên tấm ván Brewer và phóng xuống vùng nước giữa hai chúng tôi. Tôi ngồi đó trong nỗi lo sợ, lại cũng chỉ có một mình. Tôi không chịu nổi nữa, ông ta phải biết là có tôi theo sau chứ.

Ở ngoài này quá sâu, không thể nhìn thấy được đáy biển đầy cát, nhất là khi tôi không có một tấm mặt nạ, nhưng tôi có thể lờ mờ nhận ra hai lòng bàn chân của ông Sando khi ông quẫy bơi. Tôi bám theo ông, và chỉ sau vài phút, tôi đã có thể lao thẳng đứng xuống một cách điềm tĩnh. Bộ phổi tôi đã nạp đủ ôxy nhờ sự hít thở dài hơi, và tôi không chịu sức nâng của bộ áo lặn buộc phải chống chọi nên tôi có thể theo kịp ông Sando khá nhanh, và chỉ sau vài giây tôi đã vượt qua ông. Tôi nghe tiếng máu chảy lùng bùng hai bên thái dương. Ngực tôi như sắp sụp vào. Mỗi một bọt nước đều làm tôi đau đớn. Tôi cảm thấy mình như một ngôi sao chổi đang tắt lịm dần. Cuối cùng, khi đã bơi hết tốc độ và không còn tin tưởng nữa thì tôi dừng lại; khi nhìn lên phía trên, tôi thấy hình bóng lờ mờ của ông Sando còn ở cách mình một quãng. Ở dưới sâu này, biển có sự tĩnh lặng thông thường của nó, hết sức êm ả và thân thuộc. Do một cảm nhận sinh vật, tôi tự nhận thức về mình. Đây chỉ là biển, là nước. Chẳng lẽ tôi không biết phải làm gì dưới nước hay sao? Từ từ trở về cùng với cái nhu cầu nóng bỏng phải thở là sự tự tin trước đây của tôi. Tôi biết mình đang làm gì. Tôi đang có sự chủ động. Tôi mơ hồ thấy dấu hiệu tán thành của ông Sando và tôi phóng ngược trở lên mặt nước. Hai chúng tôi cùng trồi lên với màng bọt khí vây quanh và khi gặp được không khí, cách xa mấy tấm ván nổi trên mặt nước độ vài mét thì một luồng hơi nóng chạy qua người tôi và tôi biết là mình đã bình yên.

Ngày hôm ấy tôi lại băng qua vỉa đá ngầm và cưỡi hai con sóng. Những lần cưỡi sóng này cũng chẳng cho tôi thêm được bao nhiêu kinh nghiệm, và tôi chỉ nhớ được một phần của sự trải nghiệm này thôi, đó là những giây phút chập chờn, những chi tiết kỳ lạ. Chẳng hạn như tiếng vỗ ngắt quãng của nước lên tấm ván. Một ảo giác như ta đang ở cùng một độ cao với những vách đá đằng xa. Sự thanh thoát thần tiên khi lướt qua trên đầu ngọn sóng giữa một đám bụi nước và cảm giác hưng phấn. Sự sống sót là một ký ức mạnh mẽ nhất mà tôi còn lưu lại: cái cảm giác bước đi trên nước.

Ông Sando chèo đến và nắm lấy bàn tay tôi như một người anh hay một người cha, còn tôi thì nói lắp bắp. Tôi cảm thấy mình như lạc vào cõi tiên, còn ông Sando thì chỉ phì cười. Nhưng tôi còn muốn nhiều hơn thế nữa. Tôi đang khao khát một đợt cưỡi sóng thứ ba, một cách nào đó để biến nó thành sự thực.

Tôi ngồi lại vài phút trong khi ông Sando đón bắt con sóng kế tiếp. Ông làm việc ấy có vẻ dễ dàng, và tôi bỗng thấy nó dễ dàng thật. Tôi thậm chí không thể chờ cho đến khi ông chèo trở lại. Tôi chèo thẳng ra vùng biển động, và chỉ một thoáng chốc vì quá tự tin, tôi đã lọt vào trong đường đi của một thứ gì lớn cỡ toà thị chính của thành phố Angelus. Tôi không hiểu làm sao tôi đã cuống cuồng vượt qua được, cho đến khi tôi đứng được trên hai chân mình và cảm thấy toà nhà lớn kia như đang phồng to và biến dạng ở dưới chân tôi.

Trong khoảng nửa giây tôi nhìn thấy hình bóng vỉa đá ngầm ở dưới xa. Tấm ván nặng rơi tuột khỏi chân tôi như một chiếc lá và tôi nhoài người xuống dưới mặt nước mà không có nó, nhấp nhô nhảy lên nhiều lần mà không sao vượt khỏi mặt nước. Tôi như ngã xuống một loạt bậc thang – một loạt bậc thang có vẻ như không bao giờ dứt, đổ xuống người tôi và hất tôi lên trời rồi dìm tôi xuống trở lại, khiến cho tôi bị lao đầu tới trước, băng qua trên vỉa đá ngầm trong nỗi khiếp đảm. Tôi bị nẩy lên, phóng tới và va đụng, gần như không còn thấy gì trong khi băng ngang lườn đất cạn, và khi vỉa đá ngầm không còn nữa thì sự cuốn xoáy đã vùi tôi xuống quá sâu và quá nhanh đến nỗi tôi chẳng còn chút hy vọng gì giữ được thăng bằng cho khỏi ù taiẽ Tôi biết là không nên chống chỏi, nhưng tôi dường như cứ làm như thế mỗi khi không bị nước cuốn. Tôi nhô lên sặc sụa, ngột ngạt, quẫy đạp trên mặt nước như muốn vươn tới một nguồn ôxy thanh khiết hơn.

Lúc ông Sando đến bên tôi thì tôi lấy lại đôi chút bình tĩnh, nhưng ông đã nhìn thấy tất cả. Tôi đã đi xa hai trăm mét từ nơi tôi đón ngọn sóng, và chiếc quần soóc của tôi không còn nữa.

– Được đấy – Ông cười nói – Chuyến này có lợi cho cậu đấy.

Ông kéo tôi lên tấm Brewer của ông và chẳng nói gì về sự ở truồng của tôi. Tấm ván của tôi nằm sáng loáng ở đằng xa. Ông để cho tôi nằm ở đó một lát rồi ông mới bơi ra bắt lấy nó, và khi bơi trở vào, ông ta quyết định dừng lại. Tôi chèo tấm ván theo đằng sau ông và mong đừng có ai nhìn thấy.

Chúng tôi đã không đi tìm Loonie buổi chiều hôm ấy, nhưng biết chắc là cuối cùng nó cũng sẽ xuất hiện. Bà Eva cho chúng tôi ăn món cá bằm và để mặc chúng tôi huyên thuyên trò chuyện cho đến khi mỏi mệt và cùng lặng thinh. Khi mây bão phủ đen bầu trời, chúng tôi treo võng nằm ngoài hàng hiên, ngọn gió ở đây nóng ấm một cách rờn rợn. Tôi bị đau rát và lừ đừ nên thiếp ngủ ngay. Tiếng chim ác là và các loài chim biển huyên náo trên đầu, những tiếng líu lo mà tôi cảm thấy mình chỉ có thể hiểu nếu cứ lơ mơ nửa ngủ nửa thức.

Lát sau, có tiếng chó sủa rồi Loonie khó nhọc bước vào con đường sình lầy. Khi ấy trời đang mưa. Nó gạt con chó ra và lưỡng lự trước khi băng ngang cái sân để vào nơi bậc cấp hàng hiên. Cánh tay bó bột của nó lủng lẳng trước ngực trông như một thứ vũ khí.

– Vào đây đi – Ông Sando gọi – Vào đây tránh mưa.

Loonie cứ đứng trơ ra đó.

– Đừng làm cái kiểu bướng bỉnh ấy nhé – Bà Eva vừa bước ra khỏi võng vừa nói.

Bà chống tay lên hông, nhìn nó một lát, rồi khập khiễng đi vào nhà, đến lúc ấy, Loonie mới leo lên các bậc cấp để đứng dựa vào lan can của hàng hiên. Mái tóc bạc phếch vì nắng của nó dính sát vào đầu và cái băng đeo bằng vải của nó ướt dầm.

Bà Eva trở ra với một chiếc khăn lau. Nó liền cầm lấy mà không một lời cám ơn.

– Tốt nhỉ? – Nó nói.

Bà Eva khịt mũi và đi vào trong. Bà đóng hai cánh cửa bản lề hơi mạnh. Ông Sando nhìn Loonie một lát rồi nằm trở lại trên võng đu đưa. Loonie nhìn tôi. Tôi quay đi nơi khác.

– Trong thời gian này thì lướt sóng ở chỗ của tôi – Ông Sando nói – Tôi canh chừng con sóng, chờ dịp, và giữ cái bí mật nhỏ của mình. Các cậu cũng thấy là buồn cười, nhưng chia sẻ như vậy là tử tế rồi. Ngạc nhiên thật, nhưng mà hay. Điều tốt đẹp nhất khi có một bí quyết là chia sẻ cho một người nào đó. Phải không, Pikelet?

Tôi nhún vai, không khỏi bật cười.

– Sóng lớn cỡ nào? – Loonie hỏi.

Ông Sando thở dài: – Khá lớn để thành lý thú, khá lớn để xé toạc quần của một chàng trai mơ mộng.

– Hai mươi bộ – Tôi nói.

– Có lẽ là mười lăm. Cậu cưỡi con sóng mười lăm bộ đó, Pikelet.

– Hay nhỉ, nó cưỡi sóng được rồi nhỉ – Loonie nói lầm bầm.

– Phải, nó cưỡi được hai ngọn. Nó làm tốt lắm.

Loonie đứng đó, lắng nghe.

– Tôi vãi bậy ra ấy màệ Có gì hay đâu – Tôi đáp bực

tức.

– Nhưng cậu ấy đã làm nên chuyện đấy – Ông Sando nói. Tự mình làm nên một chút lịch sử đó.

Tôi phải mất một lúc mới hiểu được những gì ông ta nói. Vì nếu ông Sando là người đầu tiên lướt sóng ở Old Smoky thì nhất định tôi là người nhỏ tuổi nhất làm được chuyện ấy. Tôi có thể thấy Loonie suy nghĩ nhiều về chuyện này ngay tại đây trước mặt tôi. Nó vẩy vẩy nhẹ cái gấu quần jean sũng nước của nó. Đây là một cử chỉ bâng quơ, nhưng tôi hiểu nó nhiều hơn là thế.

– Rồi sẽ đến thời điểm của cậu – Ông Sando nói.

Loonie nhún vai, như thể chuyện ấy không quan trọng gì đối với nó. Nhưng nó đã có kế hoạch của mình, tôi biết chắc như thếễ Nó đã biết mình phải làm gì. Nó có thể không phải là người đầu tiên hay người trẻ tuổi nhất, thế nên nó phải làm điều gì khó nhất. Nó phải làm như thế.

Có hai lần đi ra Old Smoky nữa trong mùa thu ấy, đó là những ngày mà Loonie phải chua chát đứng nhìn từ trên vách đá, nhưng rồi đến giữa mùa đông thì nó đã có cơ hội. Nó đi cùng chúng tôi vào một buổi sáng âm u không gió, trong thời gian có một con sóng nhồi lớn di chuyển theo hướng đông nam và một đám sương mù giăng ngang trên các vách đá. Trong khi leo xuống nước, tôi nghe nhiều tiếng nói, và sau khi nhảy xuống rồi chèo ra xa, tôi nhìn thấy một nhóm nhỏ người dân Angelus đang đi theo chúng tôi. Loonie muốn có những khán giả – nó đã thông báo cho họ – và mặc dù ông Sando chẳng nói năng gì trong khi chúng tôi chèo dần ra biển, nhưng có thể thấy rõ sự tức giận của ông ta. Loonie quả thực đã tự đặt ra cho mình một nhiệm vụ.

Nhưng ngày hôm ấy nó đã lập nên một thành tích mới, điều ấy không còn gì phải bàn cãi. Nó đã làm nhiều hơn là để chứng tỏ mình. Nó lướt sóng giống như một người không nghĩ đến cái chết. Nụ cười toe toét khùng khùng của nó không còn nữa. Con sóng ngoài kia cao hai mươi bộ, có thể là hơn nữa, nó lao xuống muộn hơn và sâu hơn bất cứ ai trong chúng tôi, không một lần nào bỏ qua.

Nó lao sâu xuống dưới những con quái vật bụng đen trong thế thu mình, hai bàn chân nó giang rộng, trong khi ông Sando và tôi ngồi trong eo biển phản đối, không tin được. Ngày hôm ấy hễ chúng tôi làm bất cứ điều gì Loonie cũng làm khó hơn. Tôi không tin là nó không sợ, nhưng nó có sự quả quyết lạnh lùng của một đứa con trai hoàn toàn bị chi phối bởi một ý tưởng. Không phải là nó không thể bị tổn thương hay tài tình đặc biệt gì, bởi vì nó đã trải qua nhiều thất bại khủng khiếp trong khi cố làm điều không thể được, mà cứ mỗi khi có một con sóng nào phủ lấy nó thì nó thét lên báo động về hai con sóng khác cũng dữ dằn như thế. Nó mới mười lăm tuổi. Nó không phải chỉ cưỡi sóng ở Old Smoky mà còn là tay tổ ở đây nữa. Từ đó về sau, Loonie là người đặt ra chuẩn mốc. Ông Sando và tôi chỉ có thể nhìn theo thán phục. Và ở đó, khi chúng tôi đến nơi, đã có những người dân Angelus chen chúc trên vách đá, không dám tin vào những điều họ thấy.

Bộ ba kỳ lạ chúng tôi là như thế đấy. Một câu lạc bộ tuyển chọn và khác thường của vài người bạn, nhưng không kém phần đam mê. Ông Sando và những đứa học trò khùng khùng của ông. Rất ít người biết được những gì chúng tôi làm ngoài kia bên các vách đá; dù sao, đây quả là một hành vi vượt ngoài phạm vi lôgic. Nhưng bên trong mối tình thân hữu lướt sóng ở vùng bờ biển của những năm tháng ấy, chúng tôi đã có một danh tiếng âm thầm. Từng chút từng chút một, một vòng hào quang đặc biệt hình thành xung quanh chúng tôi, và chúng tôi cảm thấy hãnh diện về những điều mình đã làm được. Dưới sự giám hộ của ông Sando, tôi và Loonie ăn uống thận trọng và chăm lo cho sức khỏe của mình. Ông ta dạy chúng tôi tập yoga. Chúng tôi trở nên khỏe mạnh hơn và thành thạo hơn, đòi hỏi ở mình nhiều hơn và từ bỏ gần như tất cả mọi thứ khác để cùng theo đuổi một mục đích chung. Từ nhiều năm trước, khi mọi người bắt đầu nói đến những môn thể thao cực đỉnh, chúng tôi đã bác bỏ chữ cực đỉnh, cho là không xứng đáng. Những gì chúng tôi làm và những gì chúng tôi trở thành sau đó, chúng tôi tự nói với nhau là những chuyện phi thường.

Nhưng bên cạnh cái cảm giác lớn lao ấy vẫn còn một chút dè dặt. Ở trong nước với ông Sando, Loonie và tôi trở thành một cặp được huấn luyện và chỉ dẫn thấu đáo đến mức khi gặp những con sóng lớn thì đứa này có thể biết trước những hành động đứa kia sẽ làm. Chúng tôi đã nhìn thấy những cú ngã nặng nên luôn sẵn sàng để giải cứu trong một vụ sóng dập hay một sự tổn thương, và đó là điều hữu ích cần biết khi bạn thấy mình ngã sầm xuống bên dưới một nghìn tấn nước sủi bọt, tả tơi trên vỉa đá ngầm với lá phổi gần như nổ tung. Ở độ tuổi mới lớn này, chúng tôi xem vùng phía trên vỉa đá ngầm ngoài kia như một bãi chiến trường và chúng tôi đối xử với nhau như những chiến hữu. Chúng tôi thấy hãnh diện về tình trạng không gò bó của mình, dù chỉ là một nửa bí hiểm; chúng tôi thuộc loại người mà những người dân thành phố bình thường khó hình dung nổi. Ông Sando thì rất kín đáo. Ông ra sức gieo vào chúng tôi một ý thức khiêm tốnề Ở tuổi chúng tôi mà sống dưới ảnh hưởng quyền uy của ông, thì tinh thần chiến binh lập dị rất khó hiểu của ông là một biểu hiện vừa hiển nhiên vừa hấp dẫn.

Thế nhưng đang có một khoảng cách giữa Loonie và tôi. Những tuần lễ nó phải bó bột cánh tay đã gây ra điều tai hại này. Thời gian dài mà nó phải chờ đợi ông Sando và tôi lướt sóng không có nó đã khiến quan hệ giữa tôi và Loonie trở nên tồi tệ hơn, không thể sửa chữa được. Đối với tôi, thừa nhận sự can đảm của nó không bao giờ là đủ. Nó còn là một tay cừ, và tôi đã nói với nó như thế. Tôi không cạnh tranh với nó nữa vì cuộc thi đấu này không cân sức và tôi không muốn nhận phần thất bạiế Thế nhưng tôi vẫn ngầm tin là mình có được những đặc điểm mà Loonie không có. Loonie không bao giờ là người lướt sóng đẹp mắt, bởi vì ở nó, sự gan dạ nổi bật hơn nét kỹ thuật. Tôi không thách thức với nó, nhưng cuộc chiến giữa chúng tôi không bao giờ dứt, và khi ra khỏi mặt nước thì mọi chuyện càng nguội lạnh hơn.

Sự tận tuỵ của Loonie đối với ông Sando càng ngày càng thêm mãnh liệt, về tính cáu kỉnh và một mực đa nghi của mình, Loonie làm y theo ông Sando, giống như đứa con noi theo cha mình, về chuyện này nó rất ương ngạnh, nó thích làm cho mọi việc trở nên khó khăn. Nó thường một mình đạp xe đến nhà ông Sando, và thường hay quên chuyển đến tôi những lời nhắn bảo của ông.

Nhìn bề ngoài thì mọi việc có vẻ khá bình thường. Trong khi lướt sóng, chúng tôi vẫn còn gắn bó với nhau, nhưng ở nơi khác, khi ông Sando không có mặt để điều chỉnh nó, thì Loonie trở nên rất khó chịu. Tôi đã không tránh hẳn được nó, và nó thường có những việc lý thú hơn để làm. Sau những đợt cưỡi sóng, nó đi theo những đứa học trò trường Nông nghiệp lớn tuổi hơn, những đứa con trai có cái cằm béo phị và những cơn ho vì thuốc láẽ Chúng mua rượu do Loonie ăn cắp từ quán rượu mang đến và trả cho nó bằng các kíp nổ, các viên đạn và những tạp chí tầm phào. Tôi biết nó đang giữ một thùng hàng lậu chôn giấu trong rừng. Nó có những quả bom ống làm sẵn ngoài rừng ấy, và những số tiền ăn cắp trong phòng của khách hoặc của những khách nhậu say xỉn. Suốt cả mùa hè, nó cứ hậm hực và bực tức vì chuyện gì mà tôi không hiểu được. Mọi thứ dường như là do lỗi của tôi, thế nên tôi phải tìm cách tránh xa nó.

Một buổi sáng mùa xuân trời âm u mưa mù, trên con đường ở Angelus, chiếc xe buýt nhà trường rung lên vì một cú thắng gấp. Tỉnh dậy từ cơn mơ màng, tôi nhìn ra và trông thấy một đám hỗn loạn ghê gớm nơi khúc quanh phía trước. Chiếc xe buýt xinh xịch nổ máy đậu bên lề đường. Người tài xế lưỡng lự không biết nên cho xe lùi lại hay nhảy xuống giúp đỡ. Trên mặt đường phía trước chúng tôi, một chiếc xe chở gia súc bị lật nghiêng, và dưới bụng nó là một chiếc xe nhỏ nằm bẹp dúm. Mấy con bò nằm quằn quại trên đường nhựa, kêu rống, giẫy đạp, và đập đầu xuống mặt đường. Một con rơi xuống dưới mương, kéo lê cái chân sau đã liệt. Máu chảy lênh láng và loang rộng dưới trời mưa. Cảnh tượng dường như làm cho màu cỏ lề đường xanh hơn và vũng máu chảy xuôi triền dốc về phía chúng tôi, trong khi trên chiếc xe buýt huyên náo những tiếng thở than và kêu khóc.

Một chiếc xe lớn của nông trại dừng lại phía sau đám hỗn loạn và một người đàn ông bước xuống. Chiếc xe lại tiếp tục chạy về hướng Angelus trong khi người đàn ông mới đến né tránh những con thú đang giẫy giụa để bò vào bên dưới thùng xe. Cuối cùng, người tài xế xe buýt nhà trường mở cửa xe ra và bước xuống phụ giúp. Tôi nhìn ông ta rời đi, lom khom dưới trời mưa, cổ áo kéo cao. Có một cái gì đó uể oải trong bước đi của ông ta khiến tôi thấy phát bực. Tôi đứng dậy, leo xuống bậc cấp và chạy vượt qua ông ta để đến chỗ đám hỗn loạn. Mặt đường là một đám chướng ngại vật với những xác thú ngổn ngang, những cái lưỡi le dài và những con mắt lồi ra. Không khí nồng nặc mùi phân và mùi dầu xe.

Khi tôi đến chỗ người nông dân thì ông ta đang ra sức kéo giật cánh cửa chiếc xe nhỏ và luôn mồm cầu khẩn. Tôi thấy người đàn bà lái xe đã chết, cổ bà ta bị bẻ ra đằng sau trên cái thân mình bị xô tới trước trông thật là thê thảm. Bà ta bị va đập mạnh trên cần tay lái khiến cho tôi thấy lạnh cả người. Bên cạnh bà ta, người đàn ông trên chiếc ghế hành khách liếm liếm môi mình một cách chậm chạp. Hai mắt ông ta bị bít kín vì máu rỉ ra từ một vết thủng trên trán.

Người tài xế xe buýt đến đằng sau chúng tôi, nói:

– Tài xế xe tải, tài xế xe tải bị mắc kẹt.

Tôi leo qua khung sườn xe moóc, mò theo những thành sắt ướt dầm và trơn tuột của ngăn chứa súc vật để đi tới phía buồng lái xe tải. Không thể vịn vào chiếc bánh xe trước thòng xuống để đu người lên, tôi chồm qua trên cánh cửa để nhìn vào ô kính bên dưới, giống như một thợ lặn nhìn vào cái hang trong vỉa đá ngầm. Cách đấy độ vài tấc, run run trong chiếc áo choàng nhà binh phế thải và rũ người trên sợi đai buộc, là một người đàn ông to lớn với một chòm râu và những chiếc răng vàng. Cánh cửa ngăn cách giữa ông ta và tôi bị phủ sương mù. Tôi gọi ông ta mở cánh cửa ra, nhưng ông ta không có vẻ như nghe tôi nói. Ông ta chỉ ngồi nguyên ở đấy, chìm khuất dần dần bên dưới tấm cửa kính mù sương, tạt mưa, trong lúc tôi cứ gào to cho đến khản tiếng. Rồi cảnh sát đến nơi với những súng ống, và một chiếc xe cứu hoả chạy đến. Một người cao to đỡ tôi xuống và đưa cho tôi một cốc Milo còn nóng mà dù có cố gắng đến mấy tôi cũng không thể nào uống được.

Cũng trong đêm ấy, cha tôi đưa tôi vào Angelus để dự cuộc họp mặt nhà trường. Mặc dù tôi đã nói với Queenie Cookson là tôi thực sự không muốn đi đâu nữa, nhưng mẹ tôi nhất định buộc tôi phải đến đó vì cô ta, để cho cô ta khỏi thấy xấu hổ vì bị thất hẹn. Thế nên tôi đi, khoác trên người một chiếc áo cộc vàng và một chiếc quần nhung sọc ống loe, còn cha tôi thì giết thời giờ mấy tiếng đồng hồ bằng cách câu cá skippy ở ngoài khơi cầu tàu thành phố.

Trên đường xe chạy, dù là ở khúc quanh với mưa tạt mạnh trên kính chắn gió và với cỏ cây tơi tả, chúng tôi cũng chẳng ai nói một lời nào. Khi đến sân vận động nhà trường ở Angelus, tôi lí nhí cám ơn chuyến đi rồi lủi vào trong.

Bên trong nhà, một nhóm người của thành phố đang hát những bài của The Sweet và Status Quo. Ánh sáng lờ mờ, âm nhạc và cái cảnh tất cả bạn học của tôi đều khoác những bộ trang phục đẹp nhất khiến cho mọi thứ có vẻ như là không thật. Tôi thấy như mình không thích hợp với nơi này. Hội trường thăm thẳm sực nức đủ loại dầu thơm. Quá nhiều lấp lánh và phấn son cho nên người nào trông cũng như người lạ, và tôi phải mất mười phút mới nhận ra Queenie đằng kia, bên cạnh các bậc cầu thang tầng dưới.

– Sao anh không kể cho em nghe về chuyện hồi sáng? Nó kê miệng vào lỗ tai tôi nói lớn.

Tôi nhún vai.

– Polly Morgan kể em mới biết đấy.

Tôi lại nhún vai.

– Cả hai người bị chết cả, thật không?

– Thì rađiô đã nói như thế đấy.

– Hôm nay anh kỳ lạ lắm nhe – Nó nói – Sao anh chẳng nói gì hết vậy? Lẽ ra anh phải nói cho em biết chứ. Em không hiểu anh nổi.

Tôi nghĩ mình không thể nói một điều gì đáp lại cho nên tôi lại nhún vai một lần nữa. Nó phát cáu. Tôi quàng tay quanh người nó và điều này có vẻ làm cho nó bớt giận phần nào. Sau đó chúng tôi khiêu vũ mấy bài và những câu chuyện của chúng tôi với người khác phần lớn chỉ là xã giao. Chúng tôi kết thúc trong bóng tối của khoảng cầu thang tầng dưới, ôm nhau và hôn nhau một cách hờ hững cho đến khi các ngọn đèn bật sáng và buổi họp mặt đã kết thúc.

Khi tôi lên xe, cha tôi có vẻ bơ phờ.

– Cha, mùi cá tanh quá – Tôi nói.

– Còn mày thì nồng sặc mùi con gái.

Chúng tôi chạy xe về nhà trong sự lặng thinh đến nỗi tôi thấy mình cứ xoay vặn om sòm và không mục đích trên các núm rađiô. Tôi làm cha tôi bực mình, nhưng sự náo động này giúp cho ông khỏi ngủ gục trên vô lăng.

Về đến nhà mẹ tôi hãy còn thức với chiếc áo choàng vải bông xù khoác trên người.

– Con trông điển trai đó cưng – Bà nói.

Tôi đứng cách xa bồn nước trong khi cha tôi uể oải rửa mấy con cá. Cái nhìn của những con mắt đã chết ấy khiến cho lòng dạ tôi nôn nao một cách kỳ lạ. Khi ông mổ những cái bụng trắng bạc của chúng ra thì tôi bỏ đi lên phòng và không sao ngủ được.

Năm ấy đã có nhiều con sóng lớn trong khi các vùng áp thấp quan trọng tung hoành ở ngoài vùng biển Roaring Forties, nhưng chúng tôi đã mất nhiều thời gian để chờ đợi chúng, bàn luận và tưởng tượng về chúng hơn là cưỡi chúng. Mùa đông có những đợt ngắt quãng, khi ấy suốt nhiều tuần liền gió thổi vào bờ, tạo ra một cơn sóng nhồi cao ngất, và có những ngày âm u, gió mạnh nhìn xuống mặt biển trông thật thê thảm.

Tôi theo dõi bản đồ thời tiết và chờ ông Sando, thường xuyên ở trong trạng thái dự đoán đau khổ. Tôi đã ít nhiều quen với một nỗi sợ ngấm ngầm nào đó. Khi không có thì tôi thấy nhớ. Sau một ngày thoả thích ở Barney hay một cơ hội hiếm có được đến Old Smoky, tôi trở về nhà trong mãn nguyện – niềm phấn khởi kéo dài suốt nhiều ngày. Nhưng khi niềm vui tan đi thì tôi lại trở nên bồn chồn, thậm chí lo âu. Tại trường học, tôi không thể tập trung đầu óc. Khi cùng đi câu cá với cha tôi nơi cửa sông, ông cứ la rầy tôi quậy phá lục đục như thằng say rượu, làm hỏng mất buổi sáng của ông.

Tôi thường lội vào trong rừngể Tôi đạp xe ra nơi cửa sông và trở về rời rã. Tôi làm mọi thứ mình có thể làm cho đến mệt đừ, nhưng ban đêm thì cứ nằm thao thức, trăn trở, thở dài và chờ đợi.

Ở trường học, Queenie Cookson nhờ mấy đứa bạn chuyển cho tôi một mảnh giấy ghi rõ nhiều tật xấu của tôi (tính khí thất thường, ích kỷ và hờ hững), và cho tôi biết rằng từ nay tôi bị tước bỏ nhiệm vụ của một người bạn trai. Tôi đã phản ứng mạnh mẽ nhưng thực ra, tôi thấy mình được giải toả.

Trong khoảng thời gian nhàn rỗi sau những ngày bận rộn, Loonie có vô số việc để làm so với tôi. Đã ghiền các chuyện hiểm nguy, nó luôn có thể tìm ra một trò thử thách nhiều hồi hộp. Một lần, nó khoan một lỗ nhòm qua tấm vách bằng tôn của phòng chứa hàng và đã tự gây ra cho mình một rắc rối mới.

Một phụ nữ có tên là Margaret Myers đến trọ vào những dịp cuối tuần trong quán. Là người nổi tiếng ở Sydney, bà ta vào khoảng bôrL mươi và khá cao ráo. Bà có mái tóc đen, người tròn trĩnh, mặc áo dài rộng, đeo chuỗi hạt và hút thuốc lá đinh hương. Bà hoàn toàn xa lạ ở Sawyer, nhưng đã nhanh chóng trở thành khách hàng thường xuyên tại đây. Loonie thấy bà là người dễ giao thiệp nhất mà nó từng gặp, dù nó nói điều này trước khi được biết bà đang sông ở tầng trên, trong phòng số 6 của quánẽ Trong những giờ bận rộn của ngày chủ nhật, lúc quán bar bên dưới đang lộn xộn ầm ĩ thì nó cứ mải mê nhìn qua cái lỗ kia trong khi bà tiếp khách. Loonie nói nó đã chứng kiến nhiều chuyện đến phải xốn mắt, những chuyện khó tin nổi. Tôi say sưa nghe những chi tiết giật gân, nhưng tôi không thực sự tin ở nó. Trong trường hợp này thì các sự thật không phải là điều quan trọng đối với tôi. Bà Margaret Myers vốn là một nhân vật quá kỳ lạ, còn Loonie lại là đứa có biệt tài tán dóc cho nên chỉ cần nghe nó kể chuyện cũng đủ thấy hấp dẫn.

Nhưng Loonie, theo cái kiểu phi thường của nó, dường như đã nhận thấy sự không tin của tôi. Nói có trời, tôi chẳng bao giờ gọi nó là đứa nói dối cả – tôi không quá khờ khạo để bị bịp đâu. Tôi thậm chí chẳng bắt nó phải nói rõ về những chi tiết tầm thường, như chuyện về cái lỗ nhòm, về cái góc nhìn, về các sắp đặt của bà ta để mỗi lần đều sử dụng một căn phòng ấy, thế nhưng nó cứ đưa tôi vào những chuyện kia. Vì vốn có biệt tài trong việc bịa đặt ra một chuyện gay cấn trong khi chẳng có gì cả, Loonie có thể tìm ra lời buộc tội cho bất cứ một thoả thuận nào, và khi người nghe chưa kịp có ý kiến thì nó đã nổi cơn phẫn nộ và bạn bỗng thấy bạn như đang thách thức nó chứng tỏ mình. Trong trường hợp câu chuyện căn phòng số 6 thì chỉ có một cách để cho Loonie cảm thấy hả giận.

Vì thế một ngày kia, tôi đã vào trong kho chứa hàng, gỡ tấm đậy Juicy Fruit màu xám trên tấm vách tôn với hơi thở nóng hổi và hôi rình của Loonie trong lỗ tai. Thực ra tôi cũng chẳng muốn đến đây. Phải đi từ kho củi đến xưởng giặt rồi sau đó chui lên cầu thang một cách nhọc nhằn có vẻ là chuyện phiêu lưu. Căn phòng sặc mùi giẻ lau và các-tông ẩm, tim tôi đập nhanh đến nỗi khiến tôi buồn nôn. Tôi thở hổn hển và đổ mồ hôi, nên khi lần đầu tiên áp đầu vào tấm vách tôn, cái trán tôi trượt lướt trên lớp sơn nâu.

Hoá ra là chẳng cần đến cái lỗ nhòm kia mới chứng minh được cho sự khẳng định của Loonie. Tiếng kin kít của chiếc giường kê bên cạnh cửa, tiếng vỗ trên da, và những tiếng thì thầm khe khẽ xuyên qua tấm vách cũng đủ làm bằng chứng. Nhưng chút keo dán kia là một sự khiêu gợi.

Tôi lột nó ra, áp mắt vào lỗ trống và ở lên một tiếng ngạc nhiên mà có lẽ bên kia vách cũng nghe. Bởi vì những gì tôi thấy trước tiên, cách đó không tới nửa thước, là một bộ mặt đàn bà lòe loẹt son phấn đang quay về phía tôi. Cặp mắt màu xanh của bà đang mở ra nhưng không nhìn tập trung. Những lỗ chân lông trên mặt khá lớn, và da của bà bóng lên vì mướt mồ hôi bên dưới mớ tóc quăn đong đưa. Tôi lùi lại thật nhanh đến nỗi đập đầu vào hàm răng trước của Loonie. Chúng tôi loạng choạng trên mấy tấm ván trần, suýt soa nhăn nhó, và có sự lặng im ở phòng bên cạnh. Chúng tôi điếng người, chờ đợi cánh cửa kia mở tung ra. Tôi cảm thấy một vết thủng ở sau đầu mình.

Sau một lúc lâu, tiếng giường kin kít lại tiếp tục, tiếng một người đàn ông lầm bầm, và những hạt chuỗi khua rổn rảng. Tôi nhìn qua khoảng trống của cái lỗ nhòm và quay lại phía sau thì thấy Loonie đang cười không thành tiếng. Tôi chỉ ngón tay cái về hướng cái cửa, nhưng nó lắc đầu. Ít nhất là một nửa trong tôi thấy mừng mừng. Tôi thu hết can đảm, nhón chân đi trở lại nơi bức vách.

Tôi áp mắt vào và nhìn thấy cái mông hồng hồng của người đàn bà và cặp đùi lông lá của một người đàn ông đè lên trên. Tôi nín thở. Tôi nhìn theo đường cong uyển chuyển nơi sống lưng của người đàn bà cho đến mớ tóc quăn trên chiếc gối chỉ cách nơi tôi đứng một khoảng cánh tay, và trong khi tôi nhìn thì bà Margaret Myers nhổm người lên trên hai khuỷu tay để đáp ứng một yêu cầu mới nào đó. Cặp vú và chuỗi hạt đong đưa, những chiếc khoen tai lấp lánh. Bà xoay mặt lên, mở mắt ra một lát và nhìn về phía tôi. Một chút bất ngờ – chỉ thoáng qua – nhưng tôi biết là bà đã nhìn thấy tôi. Bà có vẻ thích thú hơn là giận dữ. Và dần dần, với sự thích thú uể oải, trong lúc người đàn ông kia thúc nhẹ ở phía sau, bà ta nở một nụ cười.

Một luồng hơi nóng chạy qua chiếc ống quần jean của tôi, và tôi gây ra một tiếng động dại dột khi Loonie kéo tôi qua một bên để nó được xem. Đúng vào lúc ấy, người đàn ông lên tiếng gọi một ai đó không rõ, giống như một người bị rơi vật gì ngoài đường, và tôi chẳng cần nhìn cũng biết giọng nói ấy của ai. Tôi đứng xa ra, hết sức trông mong là Loonie sẽ ra khỏi căn phòng khi nghe rõ tiếng cha nó ở bên kia bức vách, nhưng nó cứ đứng lì ra đó, bĩu môi, đầu và hai bàn tay áp vào tấm tôn, như thể nó đã thấy trước hết rồi.

Tôi lấy làm lạ là phải mất một thời gian dài rồi tôi mới đâm ra thắc mắc về ông Sando và bà Eva. Bất cứ một người lớn nào cũng có thể đã không chỉ là tò mò về tình trạng của họ, về một mặt nào đó thì họ là những con người tự do. Họ sống không giông như những người khác mà tôi từng gặp. Vào những năm ấy không có gì lạ là những người trí thức hay nghệ sĩ, gọi là những người tóc dài, thường tránh nói đến chuyện việc làm hay tiền bạc, nhưng hai nhân vật này cũng chẳng bao giờ đề cập đến các đề tài này. Họ chẳng bao giờ nói về việc kiếm sống theo kiểu người dân địa phương, như thể họ chăng bao giờ có cái khái niệm này. Họ suy nghĩ, họ sống và có những bộ dạng không giống như những người khác. Ít có người dân thành phố nào sống thoải mái như họ, thế nhưng tôi đã không hỏi vì sao. Tôi chỉ là một đứa học trò. Tôi không nói là tôi bị thu hút bởi một con người nào, nhưng quả thật là tôi cảm thấy có một cái gì đặc biệt nơi ông Sando trong khi tôi chẳng quan tâm đến việc của bất cứ ai. Khi mình còn là một đứa con trai mới lớn thì các chi tiết cụ thể về cuộc sống của người trưởng thành có gì là quan trọng đối với mình đâu? Tôi đã không hỏi làm sao ông có được những cái ông có hoặc thậm chí là làm sao ông trở thành một người như thế. Tôi chỉ ra sức làm sao cho giống như ông. Tôi có thể không quan tâm đến bà vợ khó tính của ông, nhưng tôi luôn theo dõi ông Sando; tôi nghe thật kỹ từng lời ông nói. Chỉ được ở bên ông là tôi thấy hài lòng. Có những buổi chiều ra ngoài cùng với Loonie, Eva và ông Sando, chúng tôi nằm đu đưa trên võng trong khi hơi ẩm từ vòng cung rộng lớn ngoài vịnh thổi vào rừng, những con kanguru gặm cỏ trên triền dốc và tiếng gió xao động xung quanh, tôi cảm thấy như mình đã được tuyển chọn.

Thế rồi lại có những ngày hiếm hoi, những thời điểm chúng tôi quay về sau một giai đoạn quan trọng, sóng lớn khủng khiếp khiến cho chúng tôi nói năng chẳng đâu vào đâu. Trở về nhà, chúng tôi ăn, uống và nằm đong đưa bên cạnh nhau, nói cười như những tên nghiện ma tuý. Thật khó tìm lời để nói về những chuyện chúng tôi đã thấy và đã làm. Những sự kiện ấy cứ vang vọng mãi trong từng thớ thịt của mình. Bạn cảm thấy mình như trúng phải đạn và có cảm giác bị nóng bỏng suốt nhiều giờ – đôi khi nhiều ngày nữa – nhưng bạn không thể làm cho một người nào khác tin là có thực đượcề Bạn không thể và không chắc mình muốn thế. Nhưng chúng tôi cứ lảm nhảm với nhau vì thích thú thực sự, và bạn có thể hình dung ra những kiểu phóng đại trẻ con cùng những từ ngữ địa phương mà chúng tôi đã sử dụng. Eva tỏ ra bực bội với sự cười đùa vô nghĩa của chúng tôi. Thế nhưng thỉnh thoảng tôi bắt gặp bà đang lắng nghe, nhất là nghe ông Sando, với một cách khiến tôi không thể hiểu được về bà.

Ông Sando có tài diễn tả thời khắc bạn thấy mình đạt đến tột đỉnh, khi mọi việc nảy sinh bề bộn quanh bạn như một ảo giác. Ông ta có thể nêu rõ những điều kỳ dị, tầm thường nơi bạn: sự tin chắc lạnh lùng, quá đáng đang xâm chiếm đầu óc thường không thể quyết định của bạn, phần còn lại của thế giới đang dần dần mờ đi xung quanh bạn, thị trường thu hẹp, rồi sự tự tin rốt cuộc lại trở thành sự tuân phục. Và khi ông ta nói về sự hưng phấn sau cùng, về cảm giác giải thoát cuối cùng bạn cảm thấy, trong lúc lao ra tìm sự an toàn trong lòng nước sâu thì bà Eva đôi khi ngả người ra với đôi mắt nhắm lại và hai hàm răng nhe ra có vẻ như bà đã hiểu hết.

Giống như mình rót trở vào trong người. Một buổi chiều kia ông Sando nói. – Giống như mình nổ tung ra rồi các mảnh của mình tự chúng ráp lạiế Bạn trở thành mới mẻ. Lấp lánh. Sinh động.

– Phải – à nói – Đúng thế.

Tôi nhìn bà, không hiểu làm sao bà hiểu được.

Khi tôi vừa bắt đầu có sự tự tin ít nhiều thì các tham số lại thay đổi. Một buổi chiều mưa trong nhà bên ngọn lửa, ông Sando bắt đầu nói chuyện về một biến động thời tiết có tên là Nautilus. Đợt sóng mới này dường như quá lớn khiến tôi nghĩ là ông bịa ra để làm chúng tôi bứt rứt.

Nó dường như không thật, được cố tình làm cho trở nên huyền bí. Nhưng sau đó ông đã đem các bản hải đồ ra và có vẻ như là cái chấm này có thật. Ông Sando cũng có những bản phác hoạ chi tiết của mình về vỉa đá ngầm cùng các đặc điểm của nó và ông đã vẽ những biểu đồ để cho chúng tôi thấy cách đợt sóng này đi qua trên vỉa đá. Ông nói rằng ông đã nghiên cứu con sóng này từ lâu, ông không biết là có thể lướt ván trên đó được không, và chắc chắn rằng đây là một con sóng mà chưa có người lướt sóng nào từng thấy, chứ đừng nói chuyện cưỡi lên trên nó. Mặc dù tất cả những hải đồ và hình vẽ, toàn bộ câu chuyện này nghe vẫn có vẻ như là tưởng tượng. Đây không phải là một vỉa đá lớn nằm sâu dưới nước như Old Smoky. Nautilus là một hòn đá của biển, một chướng ngại vật phá huỷ tàu thuyền nằm không sâu dưới mặt nước. Rất dễ hình dung ra những đám bọt nước dữ dội ở một nơi như thế, nhưng đây không phải là con sóng vỗ bờ một cách đều đặn thuộc loại chúng tôi muốn.

Ông Sando nhìn vào mặt chúng tôi. Sự hoài nghi của tôi hẳn đã lộ rõ. Từ trong túi áo, ông lấy ra một tấm ảnh Polaroid. Rõ ràng là ông đã giữ nó từ lâu vì ông búng mạnh nó lên bàn rồi ngồi dựa ngửa ra sau với một nụ cườiề Lúc đầu, cả Loonie và tôi đều không cầm tấm hình sáng bóng này lên. Nhưng kìa, một ngấn nước mập mạp, màu tía kỳ lạ tôi chưa từng thấy.

– Này, ông ơi, ông đùa đấy chứ – Tôi nói – Ông không thể lướt con sóng này đâu.

– Các cậu không tin ư? – Ông nói và nhe răng cười.

Tôi không tin là ông Sando hay bất cứ ai có thể nghĩ đến việc cưỡi con sóng này. Con sóng này khác xa với mọi con sóng mà chúng tôi từng được nghe, chứ đừng nói gì tới việc cưỡi nó. Hòn Nautilus ở xa ngoài khơi ba dặm. Một ổ cá mập. Nó nằm về phía biển của hòn đảo đá hoa cương – một vùng đất sống đích thực của loài hải cẩu – và con sóng đã va vào một hòn đá lớn giống như chiếc vỏ ốc anh vũ thật. Trên các bản hải đồ, nó được đánh dấu là một chướng ngại hàng hải với vô số những lời cảnh báo.

– Mình sẽ lao xuống nơi cái vịnh nhỏ này, ông ta vừa vỗ vỗ trên tấm bản đồ vừa nói.

– Ông đã làm như thế đấy à? – Tôi hỏi.

– Chứ sao. Tôi đã chơi với nó. Ngồi trên xuồng máy phóng ra ngoài ấy vài lần.

Loonie xoay xoay tấm hình Polaroid trên tay: – Ông cưỡi con sóng này?

– Phải. Nhưng không dễ đâu.

– Khỉ thật – Loonie nóiẽ Nhìn vào đây xem. Lớn bao nhiêu?

– Tôi nghĩ là hai mươi bộ.

– Không phải đâu!

– Và cái góc dựng đứng của nó.

– Vỉa đá nhô lên một nửa khỏi mặt nước – Tôi nói – Ghê quá.

– Phải – Ông Sando vừa cười vừa nói – Khủng khiếp lắm, phải không?

– Thôi đi, ông ơi – Loonie nói.

– Ranh giới bên kia – Ông Sando nói.

Tôi biết là ông ta đã từng lướt trên những con sóng lớn thời trước. Ông thường nói về Mêhicô, về Inđônêxia và nhiều đảo san hô ở Thái Bình Dương, rồi khi trở về đây ông đã một mình đi cưỡi sóng ở Old Smoky, bơi chèo nhiều lần mà chẳng có một ai nhìn xem hay giúp đỡ. Ông là nhà tiên phong, tôi không nghi ngờ gì về sự từng trải và gan dạ của ông. Nhưng đây lại là một chuyện khác. Và không biết nên thấy vinh dự hay tức tối khi ông muốn chúng tôi cố làm như ông.

– Ông cho là chuyện ấy có thể làm được thực ư? – Tôi hỏi, cố tỏ ra không có vẻ nhu nhược – Ý tôi muốn nói là ông thực sự nghĩ đến điều gì? Nói thật đi.

– Nói thật ư? Ông bạn này, nhìn thấy nó tôi đã muốn vãi trong quần rồi.

Tôi cùng cười với ông nhưng Loonie quay nhìn chúng tôi.

– Ông nói là ông sợ phải không?

Ông Sando có vẻ ngạc nhiên một chút. Ông nhún vai.

– Phải.

– Người nào không sợ là người ngốc – Tôi nói khi nhìn thấy con sóng ấy.

– Nói đến tôi đã phát sợ rồi – Tôi lẩm bẩm.

Nhưng Loonie cau có không chịu.

– Sợ là cái chuyện tự nhiên, bạn ơi – Ông Sando nói. Có gì mà xấu hổ.

Loonie đảo mắt, nhưng không chống đối ông ta.

– Biết sợ – Ông Sando nói, chứng tỏ là bạn còn sống và còn tỉnh táo.

– Ông nghĩ thế nào thì nghĩ – Loonie nói. Nó không thích viễn cảnh phải nghe một bài lên lớp khác của ông Sando.

– Các sinh vật phản ứng theo bản năng – Ông Sando nói tiếp – Như là luôn luôn được cài tự động. Chúng ta cũng thế, nhưng đầu óc chúng ta khiến cho sự việc thêm phức tạp, nó làm cho chúng ta phản ứng từ từ. Chúng ta luôn cân nhắc trước những chuyện dị thường, đo lường các hậu quả, nhưng ta có thể luyện tập cho đầu óc của mình sống với nỗi sợ và đối phó với điều dự đoán.

– Kìa, mấy cậu con trai – Bà Eva bước vào căn phòng

– Lò lửa ở đây đã sắp tắt vì không được chăm sóc. Các cậu làm cho ông ấy say mê rồi đấy.

– Hằng ngày – Ông Sando nói – Người ta tỏ ra xem thường một cách tinh vi. Hằng ngày người ta cố vượt qua nỗi sợ của mình. Họ có những tính toán, những mặc cả với Chúa, những thủ đoạn ăn thua. Vì thế cho nên chúng ta là những người đầu tiên vượt đại dương, biết cách bay lên, chẻ nhỏ nguyên tử, mạnh dạn bác bỏ những điều mê tín. Ông Sando hùng hồn chỉ về phía những cuốn sách trên tường. Đó là con người đối với các bạn. Đó là khía cạnh cao quí của chúng ta. Chúng ta vươn tới một thách thức và đặt ra một chương trình hành động. Chúng ta có một quyết định. Chúng ta dồn tâm trí vào một việc gì đó. Chỉ một việc quyết định cũng đã đưa bạn tới một nửa đường. Sự gan dạ để cố làm.

Tôi tằng hắng một cách bâng quơ, nhưng ông ta nhìn tôi một cách trìu mến lạ thường.

– Nhưng như thế không có nghĩa là bạn không cảm thấy sợ – Ông nói tiếp – Mình không thể dối trá về chuyện này. Chối bỏ cái sợ à, đó không phải là… đàn ông.

– Còn như đàn bà thì sao? – Eva hỏi.

Tất cả chúng tôi ngơ ngác nhìn bà.

– Tôi chắc là ông muốn nói không xứng đáng, phải không.

Ông Sando chớp chớp mắt.

– Phải – Ông lẩm bẩm – Không danh dự, không trung thực.

Hai vợ chồng họ trao nhau những cái nhìn mà tôi không đoán nổi. Tôi ngồi đấy, cố tiếp thu tất cả những điều này, với sự an ủi lờ mờ khi biết được rằng Loonie có thể nhìn vào trong tấm hình kia và cũng sợ sệt như tôi.

Dĩ nhiên là chúng ta không cần phải cố gắng, ông nói với giọng mỉa mai. Chúng ta vẫn luôn luôn có thể quay về cưỡi sóng ở Mũi đất khi sóng không cao và trời tốt. Các cậu thấy thế nào?

Ông ta nhìn tôi với một sự nồng nhiệt thân tình khiến tôi không muốn làm ông thất vọng.

– Tao thấy đi xem cũng không sao – Tôi nói.

– Chả cần – Loonie nói.

Chúng tôi cười lớn, khơi ngọn lửa lên và ôm mấy chiếc nệm, nhưng tôi thấy đằng sau tất cả những sự mừng vui ấy là một cảm giác bệnh hoạn. Mùa đông này tôi đã thấy và đã làm một chuyện mà tôi không tưởng tượng nổi trước đó. Sự việc diễn biến quá nhanh khiến tôi bị choáng váng. Vì suốt mấy tháng nay, tôi đã là một người hộ tống, một người mở đường, và sự kích thích cùng sự kỳ lạ của công việc này đã khiến tôi thay đổi. Có sự say mê kỳ lạ trong việc thực hiện những điều mà không một ai khác dám làm. Nhưng mỗi khi nói chuyện về Nautilus thì tôi dần nhận thức được rằng mình đã bắt đầu một việc không biết phải kết thúc như thế nào.

Các trận bão vẫn tiếp tục đến trễ trong mùa đông năm ấy và kéo dài đến tận mùa xuân, nhưng không có trận nào đủ lớn và từ phía tây thổi đến để khiến chúng tôi thấy đáng thử đi Nautilus một phen. Trong đợt sóng nhẹ nhất hồi tháng mười, ông Sando đã dẫn chúng tôi ra ngoài khơi để thị sát địa điểm, và mọi thứ giống như ông nói. Dù con sóng chỉ tụ lại rồi vỡ ra một cách không liên tục trong khi chúng tôi ở ngoài khơi nhưng cũng đủ khiến tôi lo âu theo dõi và không thể nói là tôi thấy buồn lòng vì bị từ chối cơ hội thử nghiệm chính mình ở ngoài đó trong năm. Nhưng dù không có con sóng nhồi, tôi vẫn thấy một nỗi bồn chồn và chán nản có vẻ như không sao giải toả đượcế Ở trường, tôi cứ như người rơi tự do, còn về nhà thì sự chán chường của tôi khiến cho bố mẹ tôi phát bực. Cô bạn gái cũ tìm cách bàn chuyện với tôi nhưng lần nào cô cũng bị tôi cắt ngang. Mọi thứ xung quanh tôi dường như đều vô nghĩa và nhỏ bé. Những người dân thành phố trông có vẻ rụt rè, yếu ớt và tầm thường. Đến bất cứ đâu tôi cũng cảm thấy như mình là người còn thức cuối cùng trong một căn phòng mọi người đang ngủ. Thế nên cha mẹ tôi dường như cảm thấy nhẹ nhõm khi đã đến thời gian sinh hoạt dã ngoại của trường tôi.

Trường Trung học Angelus đưa đám học trò của mình đến ở tại một khu kiểm dịch cũ trong rừng cây ngay lối vào hải cảng. Từ thành phố ra đây nếu đi bằng đường thuỷ chỉ khoảng một dặm, nhưng đường đi có vẻ xa hơn. Tôi đến đây mà chẳng thích thú gì. Tôi bị cảm và nhớ lại tôi thấy mình không suy yếu lắm, thế nên thật ngạc nhiên khi thấy mình bị bệnh vì không khí kỳ lạ của nơi này. Khu này chẳng qua chỉ là một dãy doanh trại và nhà nhỏ thời Victoria, cất trên một khoảnh đất cao hơn mực nước biển. Những toà nhà không được sử dụng dường như đang xẹp xuống, bị vây bọc xung quanh bởi bầu trời, biển cả và cảnh quan. Dải đất hẹp dốc đứng đàng sau các toà nhà này bị chặn bít bởi những chòm cây thạch thảo, từ đó sừng sững nhô lên những núi đá hoa cương. Mọi dấu vết của con người, từ những mái nhà tụt nóc cho đến khu nghĩa địa nhỏ u buồn, đều trông có vẻ già cỗi và hoang vu hơn vùng cảnh trí đằng xa. Lùm bụi trước đây có thể thấp lùn và xơ xác, những hòn đá bạc màu vì mưa nắng, nhưng sau mỗi cơn mưa thì chúng sáng bóng lên, chúng trở nên tươi mới như vừa từ trong đất mọc lên.

Tuần lễ ấy tôi thường chuồn khỏi các cuộc thảo luận về xây dựng tính cách của các bạn học, một mình đi ra nghĩa địa hoặc bãi biển nhỏ dưới đó. Từ đấy, tôi có thể nhìn qua tới cái cầu tàu đằng xa của Angelus, các cần cẩu và kho hàng ở đó trông thật bé nhỏ làm sao. Giống như nhìn thấy thế giới thân quen ở một nơi xa cách vờ vợi tại một thời điểm khác, cũng như phương hướng khác, vì tôi có cảm giác như mình đang ở một tiền đồn xa lạ. Không phải chỉ các ngôi nhà lập nghiệp mới gây cho tôi cái cảm giác ấy, mà toàn bộ vùng đất trên đó xây dựng các toà nhà này cũng vậy. Mỗi một bia mộ và mỗi một cây grasstree xương xẩu đều gợi nhắc về một quá khứ luôn hiện diện, luôn thôi thúc, và lần đầu tiên trong đời, tôi thấy một cách hiển nhiên rằng cuộc sống không phải chỉ là ngắn ngủi, mà còn có rất nhiều điều.

Queenie tìm thấy tôi bị sốt mê man vào một buổi chiều trong căn phòng nhà xác cũ. Đó là một nơi hoang vắng, đầy mạng nhện và tổ chim; bóng tối chập chờn và sự bí hiểm của nơi đây đã làm cho chúng tôi không còn thấy ngại ngùng nữa. Chúng tôi đứng nhìn tấm ván lồi lên với những khe rãnh dễ sợ.

– Ghê quá, nó lẩm bẩm.

– Phải, tôi vừa nói vừa sịt mũi vào chiếc khăn tay. Và buồn quá.

– Cả một một danh sách chờ đợi. Mọi người đều đã vào đây. Cả những người hội họp quanh đây rồi cũng sẽ bị giải tán, hoặc như thế; để rồi kết thúc ở nơi này đây, một trong số họ.

– Tôi nhìn con bé. Nó đang trầm ngâm ngậm một lọn tóc và nhìn tấm ván nhà xác. Tôi quên mất là nó rất thông minh, và tôi rất thích nó.

– Em nghĩ là có ma hay không? Tôi buột miệng hỏi.

– Có lẽ có.

– Em tin những chuyện ấy à? Tôi ngạc nhiên hỏi.

– Vâng. Thật đấy. Bên ngoài trang trại ấy, Queenie nói. Phía dưới bãi biển của chúng ta, ban đêm nghe nhiều tiếng lạ lắm.

– Thế à? Tôi cười khẩy. Những tiếng gì vậy?

– Thật đấy, tiếng người. Và những con cá voi hát, anh biết không.

– Ồ, như vậy thì rõ ràng đó không phải là ma.

– Em không biết nữa, nó nói. Cá mập gần như đã bị tuyệt chủng ở vùng bờ biển này.

– Anh vẫn thấy cá mập quanh đây.

– Thế à? Còn sống à? Bao nhiêu con?

Tôi nhún vai. Thực ra tôi chỉ có thể nghĩ về một lần được thấy khi còn học tiểu học. Thật là một ý tưởng thảm hại.

– Ma cá mập đó.

– Anh cứ cười nhạo đi, nó nói.

Tôi cười lớn. Nó đấm vào cánh tay tôi. Cái cười của tôi hoá thành một cơn ho khủng khiếp. Chỗ này oi bức và ẩm thấp, nhưng tôi vẫn muốn nói chuyện với nó.

– Đó là những chuyện trẻ con, em không thấy thế sao?

– Thật không? Nó nói với vẻ tức tối. Có lẽ rồi chúng ta sẽ được thấy về chuyện này.

Hoá ra là tôi cũng không phải không bị tác động bởi một thách thức. Queenie và tôi đã trải qua đêm ấy với một chiếc túi ngủ trong nhà xác. Miếng thịt mà chúng tôi chuyền qua chuyền lại cho nhau ướt nhèm và ôi thiu nên có mùi vị như là phân ủ, và điều này quả thực là không có lợi đối với bệnh ho của tôiề Chúng tôi kể cho nhau nghe những câu chuyện khủng khiếp và cố quên đi cái cóng lạnh của lớp nền nhà nhiều khe rãnh bên dưới mình. Suốt đêm những tấm vách tôn phần phật rung lên trong ngọn gió nam và tôi ho như chó sủa.

Mái tóc của Queenie phủ kín chiếc gối duy nhất mà chúng tôi dùng chung, và mặc dù tôi đang bị cảm sốt, chúng tôi vẫn hôn nhau vô cùng thích thú. Miệng nó có mùi cây cỏ nhưng đôi môi mềm mại, ấm áp, và tôi thực sự không biết là chúng tôi hôn nhau có phải vì mục đích gì khác hơn là để xua tan cái lạnh và bất cứ thứ gì khác lẩn quất trong đêm xung quanh chúng tôi hay không. Tôi thấy tay chân nó áp vào tay chân tôi, nhưng tôi càng thấy rõ hơn tấm ván tử thi áp vào sau lưng tôi, và mặc dù cảm nhận được một bên vú nở nang của nó xuyên qua chiếc áo ngoài bằng len nhưng chúng tôi chẳng bao giờ hoàn toàn thấy say sưa. Sau cùng nó thiếp

ngủ, để lại tôi lửng lơ trong một tình trạng cảnh giác căng thẳng. Căn nhà xào xạc và gầm gừ. Tim tôi đập nhanh. Tôi cố nén cơn ho để không làm nó thức giấc. Da tôi căng cứng và người tôi mướt mồ hôi. Trời tối đen như mực trong căn nhà này và đêm đã đi xa.

Queenie và tôi bị trại dã ngoại đuổi về nhà.

Ba ngày sau tôi phải vào bệnh viện ở Angelus vì chứng sưng phổi.

Tôi chỉ nhớ lại giấc mơ hôm ấy.

Tôi đang ở dưới sâu. Toàn bộ vùng biển sục sôi trên đầu tôi. Những dải bọt nước trắng xoá xẹt xuống như những ngọn lửa đánh dấu, và những đường đi của tên lửa, một vùng tự do bắn phá trong một màu xanh lục lờ mờ và rùng rựn.

Tôi như một tên lửa lao xuống. Khi chạm vào tôi thì vỉa đá ngầm đen sì như âm phủ bị bắn thủng nhiều lỗ, và tôi đâm đầu vào một trong những lỗ ấy.

Sau đó, từ bên ngoài cái thân xác đong đưa hoảng loạn của mình, tôi nhìn thấy mình. Cái đầu đưa ra đằng trước. Bị chôn chặt trong khôi đá. Trong khi ấy thì lá phổi của tôi bắt đầu hút nước, và đại dương bên trong tôi lập lòe một thứ ánh sáng dễ sợ.

Chết chìm.

Chết chìm.

Vùng vẫy.

Nhưng vẫn chết chìm.

Có một lát, tôi biết rõ như thế, có một người phụ nữ ở bên giường tôi. Tôi nghĩ đó là bà Eva Sanderson, nhưng nhiều khả năng hơn đó là một cô y tá, hay mẹ tôi, hay Queenie Cookson. Dù là ai, nhưng người phụ nữ đó đã nắm lấy bàn tay tôi và nói một hồi lâu. Nhưng những tiếng nói của người phụ nữ ấy chẳng có nghĩa gì hơn là một tiếng chim. Và sau đó người ấy đi ra.

Tôi tỉnh dậy và thấy cha mẹ tôi đang ở trong phòng, có vẻ lo âu và phờ phạc, trên mặt họ vẫn còn vương nét thất vọng rõ rệt, sự thất vọng mà tôi còn được thấy sau đó nữa khi bản thông báo của nhà trường gởi đến nhà.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN