[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt - Chương 17
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
146


[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt


Chương 17


DẶM TRƯỜNG ĐẪM MÁU

Năm 1966 tôi như cháy mình trong máu lửa nóng bỏng của cuộc chiến tranh đang leo thang từng ngày. Tôi không bao giờ tự hỏi, rằng cuộc chiến tranh tàn khốc là đúng hay sai và cũng chẳng bao giờ đưa ra các câu hỏi trong các cuộc trò chuyện với người lính hay đồng nghiệp bởi tất cả chúng tôi đều ở trong tầm tay của những hành động chiến tranh. Quá nhiều người bạn của chúng tôi đã chết, chúng tôi không vui vẻ khi viết về sự hy sinh của họ. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Chính quyền quân đội Mỹ ở sài Gòn tuyên bố chiến thắng là chắc chắn, không tiết lộ dấu hiệu nghi ngờ nào. Người dân Việt Nam trong các thành phố biết rất ít về những gì quân đội Mỹ đang làm và thậm chí còn không quan tâm, thoải mái khi biết rằng quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới đang đưa những dưa con của mình vào cuộc chiến và sẽ bồi thường đặc quyền cho chúng.

Sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ kèm theo sự hỗ trợ kinh tế thừa thãi. Kinh doanh địa phương trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết. Sự sa sút thứ hạng của quân đội Cộng hoà là do lính quân dịch đến từ vùng nông thôn. Những người giàu có lo lót cho con cái của họ thoát khỏi nghĩa vụ quân sự và tìm cho chúng những công việc nhàn hạ ở các đơn vị chỉ huy.

Lính Mỹ không hiểu hết những điều tự nhiên trong xã hội Việt Nam. Họ như những người tù trong không gian hẻo lánh của chính họ, chiến đấu vì cuộc sống của họ ở trong rừng hoặc bị cô lập trong những căn cứ quân sự. Chiến dịch của Westmoreland kêu gọi lực lượng lính Mỹ hoàn toàn độc lập, không cần một cánh quạt, một quả chuối hoặc một lát bánh mỳ từ nền kinh tế địa phương.

Tôi thường tới thăm Lữ đoàn 3 lính “Big Red 1” đóng ở Lai Khê gần Bến Cát. Tinh thần đồng đội thuyết phục họ gắn kết với nhau. Những sỹ quan muốn nói chuyện về chiến tranh và thích nói về rừng cao su Lai Khê bị bỏ hoang nơi họ đang cắm trại. Năm 1962 tôi đã tới thăm để viết về chiến dịch mặt trời mọc khi Hoa Kỳ muốn nắm dân ở nông thôn bằng cách đẩy họ vào những ấp chiến lược. Khi kế hoạch thất bại, vùng dất bị bỏ hoang và mặc nhiên rơi vào tay Việt Cộng. Bây giờ quân đội đang làm nơi trú ngụ cho khoảng 3500 lính trong đống lộn xộn cây bụi chen lẫn cây cao su yếu ớt của một nông trường đổ nát với những toà nhà làm kho. Thực tế, Lữ đoàn 3 trở thành căn cứ doanh trại hình mẫu với nhà ăn tập thể ngăn nắp, dịch vụ giặt là và nhà di động cho sỹ quan cao cấp, thậm chí phòng xây bằng bê tông với 75 cô gái bar ăn mặc loè loẹt thường giở mánh lới với lính để lấy 5 đô la trong căn phòng nhỏ khu vực bếp. Bác sỹ quan quân y lữ doàn phải kiểm tra sức khoẻ thường xuyên cho họ.

Một chiều, Horst và tôi tới đó để uống. Chúng tôi cười đừa với những cô gái Bar thì tôi đọc được một bảng màu trắng có ghi: “Gái có mác là hàng sạch” và một cái khác “Gái không có mác là bệnh”. Cô gái đang ngồi trên lòng tôi không có mác và tôi thả cô ta xuống như thả một quả lựu đạn sống!

Khi căn cứ doanh trại đó được dựng lên thì Việt Nam được gọi là “Cuộc chiến không mặt trận” vì Việt Cộng có thể ghé thăm bất kỳ nơi nào, nhưng tại An Khê những cuộc viếng thăm của họ có thể đoán trước được. Hầu hết là mọi đêm những viên đạn bắn tỉa lao ra từ bóng tối những hàng cây cao su già, rơi uỵch vào trong nhà và nơi trú ẩn của vị chủ nhà mới.

Trung sỹ Douglas Warden kêu ca với tôi khu vực này không đạt tiêu chuẩn mong đợi, với những quy định quân đội. “Những cuốn sách nói về những boong ke rộng rãi và những thứ tương tự như vậy. Những boongke của chúng tôi không đủ rộng. Chúng tôi quá nhỏ và chúng tôi chỉ có thể sử dụng chúng làm vị trí chiến đấu, không thể ngủ ở đó”.

Căn cứ doanh trại Lai Khê có một bể bơi trong rừng dừa nhỏ do những người chủ khu rừng cũ xây dựng nhưng người Mỹ không thể sử dụng được vì văn phòng đầu ngành không quân ra sắc lệnh nước ở đó không đạt tiêu chuẩn an toàn. Tôi giải quyết giúp họ bằng cách thuyết phục người chị dâu là Huyền Châu làm dược sỹ đi mua Clo để tẩy nước. Những điều thoải mái như vậy thường không có ở Lai Khê hay nơi nào khác trong vùng chiến. Trong khi những tiền đồn ở hậu phương được trang bị những điều xa xỉ thì tiền tuyến ngược lại.

Nhân sự không thể thiếu trên bảng phân công của bất cứ lữ đoàn nào là những tên ăn cắp – tay lính có kỹ năng luồn lách chế độ quan liêu và nhiều quy định đặt ra để tranh thủ mà không câu hỏi nào được đặt ra. Tay ăn cắp ưa thích của tôi là Đại uý Cosmo M.Barone của Đại đội C, Tiểu đoàn Bảo dưỡng kỹ thuật 701, một gã sinh ra vốn tự tin có nhiệm vụ mang đến sự thoải mái cho lính ở Lữ đoàn 3. Barone khoe anh ta có thể sửa, nắm được hoặc ăn cắp bất cứ thứ gì và một ngày anh ta chứng minh rất thuyết phục với tôi khi bước vào văn phòng Sài Gòn và tuyên bố anh ta có được 25 máy điều hoà và 15 tủ lạnh cho đơn vị anh ta. Đó là một điều ngạc nhiên tài ba: Cái nóng được xem là kẻ thù lớn hơn Việt Cộng. Mát mẻ là điều ao ước hơn cả tình dục. Tay Đại uý giải thích anh ta có cách tiếp cận bộ phận hậu cần quân đội gần sở chỉ huy Hoa Kỳ. Được trang bị một can sơn đen và một cái chổi, anh ta chỉ đơn giản vẽ ra vài cái tên của những đơn vị chủ đích và sơn vào địa chỉ Lai Khê ở đơn vị anh ta. Ba tuần sau, đội hậu cần chuyển tới những đồ vật quý giá cùng lời chào đón vui mừng tại sở chỉ huy Lữ đoàn.

Tiểu đoàn lính bộ tốt nhất ở lai Khê là Tiểu đoàn thứ hai của Trung đoàn 28. Những lính mặc quần áo rằn ri đen với niềm tin tự hào. Chỉ huy Tiểu đoàn, Đại tá George Eyster, là người đàn ông gầy, gọn gàng nhắc tôi nhớ tới Gary Cooper. Eyster, là người tốt nghiệp West Point sống ở bờ biển Cocoa, Florida và thích cho tôi xem những bức hình gia đình và vợ anh ta. Cha anh ta là một thiếu tướng, trưởng sỹ quan thông tin ở chiến trường Châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Eyster mời tôi tham gia nhiều cuộc hành quân nhưng tôi chưa bao giờ đi được. Tôi tình cờ chạm trán Tiểu đoàn sư tử Đen và Eyster khi Horst và tôi tham gia cuộc hành quân lính bộ Cộng hoà và tại Mỹ tại Trung lập, phía Tây Sài Gòn. Nhiệm vụ của cuộc hành quân là đánh bật những tay bắn tỉa Việt Cộng từ các đường hầm và boongke trong rừng cao su và các bụi cây xung quanh Củ Chi. Chúng tôi đi cùng với những con sư tử Đen và Eyster hứa hẹn chúng tôi một ngày hành động. Đại đội C của anh ta là đơn vị chỉ đạo, “và họ biết cách giải quyết vấn đề”.

Bình minh, chúng tôi bò ra khỏi túi ngủ, ăn sáng với khẩu phần đóng hộp. Eyster và Đại uý George F.Dailey đang lập kế hoạch hành quân trong ngày. Dailey gợi ý lính của anh ta di chuyển dọc theo lối đi có thể nhìn được khu cây bụi và rừng cao su thông thoáng. Thậm chí anh ta còn đoán rằng khu vực này bị đào hầm và những tay bắn tỉa có thể quan sát chúng tôi từ những cửa hầm nguỵ trang. Anh ta chấp nhận đó là một trò chơi, “Nhưng đây cũng chính là cách tôi có thể sử dụng những cây súng trường bắn không giật 106 đặt trên xe jeep của tôi và tôi có thể thổi tung bất kỳ boongke có người nào mà tôi tìm thấy”.

Eyster gật đầu. Anh ta kêu ca bị cảm lạnh nặng đêm hôm trước. Mắt mũi anh ta chảy nước và anh ta cuốn một chiếc khăn kaki quanh cổ nhét quanh áo. Tôi ở lại cùng Đại tá khi Horst di chuyển cùng lính bộ theo hành trình ra ngoài vùng đóng trại đêm ngoài trời. Ngay sau đó có tiếng hét cảnh báo, “Claymore, Claymore” vị Đại tá và tôi di chuyển nhanh lên đường. Eyster gọi tay lính ướt đẫm mồ hôi cúi trên quả mìn “cắt dây, đừng giật chúng” và chúng tôi xem anh ta gỡ quả mìn được giấu gần gốc cây.

Những người lính bắt đầu tìm kiếm những bụi cây để kiểm tra an toàn khi Eyster và Dailey bàn thảo bản đồ hành quân chi tiết. Tay bộ đàm đứng bên đường phía sau họ và tôi tới gần hơn để nghe cho rõ. Vai tôi chạm vào vai của Eyster khi âm thanh những tiếng nổ giật chói tai ở phía trước và tôi cảm thấy vai anh ta chao liệng và nghe thấy anh ta thở dốc. Tôi biết rằng anh ta đã bị bắn. Tôi bò sát xuống đất tự cứu mình. Eyster ngã xuống cách đó vài mét, tay anh ta ấn vào ngực kêu rên một cách lặng lẽ “George, tôi bị trúng”, anh ta lẩm nhẩm với chỉ huy đại đội, người đang nằm trên chân anh ta, không chú ý đến tay bắn tỉa và hét lên: “Đại tá đã bị thương, đại tá đã bị bắn. Đưa bác sỹ tới đây, đưa bác sỹ tới đây”.

Eyster mặt tái mét nằm trong bụi rậm, đôi mắt nhắm, khuôn mặt xám và một vết thương trên cổ. Bác sỹ quân y chạy tới, mặc dù sau này anh ta có nói với tôi là anh ta nghĩ đại tá chết ngay sau đó và biết rằng cứu sống là vô vọng nhưng anh ta vẫn làm những gì có thể, nhẹ nhàng băng bó vết thương quanh cổ cho đại tá. Đôi mắt của Eyster mở to, anh ta đã trải qua cuộc tấn công kinh hoàng đầu tiên bằng ý chí. Trái tim anh ta dường như run rẩy đập trở lại, sắc thái khuôn mặt hồng hơn và tỉnh lại. Anh ta the thé: “Tôi bị bắn chỗ nào, có tệ lắm không?”. Horst tới xem Eyster hô hào anh ta chụp ảnh, “Horst, đừng bị bắn, đừng bị bắn” và sau đó anh ta rơi vào bất tỉnh.

Tôi quay phim hiện trường bằng chiếc camera gia đình 8mm. Tôi chỉ về phía bụi cây cách đó gần 50m và nói với Horst, “Tôi nghĩ tay bắn tỉa đã ở đó. Anh ta nhảy ra khỏi hố chui vào đó”. Những người lính không thể định vị được lối ra của hào và di chuyển sâu hơn vào các bụi cây. Bác sỹ đi theo tiểu đoàn ngồi xuống kiểm tra cho Eyster. Anh ta quay sang Dailey và nói: “Tôi sẽ cho anh ta thêm 50 phút để sống nếu chúng ta không thể đưa anh ta ra khỏi đây”. Khi anh ta vừa dứt lời, tiếng súng trường nổ ngay gần đó và Đại uý Dailey yêu cầu bốn tay lính đang chờ lệnh đưa sỹ quan lên cáng có chai truyền huyết thanh. Trực thăng không thể tìm được nơi đỗ và Dailey mệt mỏi ném những hộp khói màu vào khoảng trống, thét trong bộ đàm tới khi chiếc máy bay xuất hiện và sau đó hạ xuống bốc người lên. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Chúng tôi tiếp tục tuần tra vào lúc 9 giờ sáng, trời nóng gay gắt. Chúng tôi tham gia cùng đơn vị từ đại đội B. Đội trưởng chỉ lối đi và nói: “Việt Cộng cố dụ chúng ta vào đó vài gìơ trước bằng cách nhảy ra đường vẫy cờ đen. Chúng ta phải mang thêm pháo cối vào cho chúng”.

Lúc 11 giờ, một binh nhì tháo mìn khi di chuyển sang bên phải chúng tôi. Anh ta nhìn thấy vật cháy và thét lên cảnh báo khi nằm xuống đất. Tiếng nổ kinh hoàng. Horst và tôi đứng hoảng sợ như trời trồng khi khói bụi bay quanh. Khi khói bụi lắng xuống, chúng tôi nhìn thấy xác trung sỹ trung đội của anh tan ngay trước mặt gần như bị chia đôi bởi hàng nghìn mảnh đạn. Một người lính khác nằm thở hổn hển trong đau đớn, những mẩu thép cắm vào mông anh ta. Kỳ lạ là tay binh nhì không bị thương. Anh ta bò về phía trung đội trưởng đang nằm chờ chết trong đám cỏ lau. Tôi nhìn thấy một bức thư kẹp bên trong mũ của anh ta được mở ra. “Đó là bức thư của vợ anh ta”, một người lính thì thào với tôi. “Anh ta vừa nhận được sáng nay và định đọc nó vào chiều tối”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Đại uý Dailey thét đội quân của mình: “Cẩn thận! Coi chừng! Đừng đi quanh những người mang bộ đàm!”. Họ là mục tiêu đầu tiên. Người giữ bộ đàm đang vẫy Dailey. Có một cuộc gọi từ cấp trên nơi tiếng súng nghe rõ. Trung đội trinh sát đã xuống một boongke bằng bê tông và họ bị súng máy tấn công. Dailey nói với họ là di chuyển nhanh và đeo mặt nạ khí gas. Anh ta gọi bộ đàm cho một chiếc trực thăng được trang bị rocket và khí gas độc tấn công bắn vào boongke và vô hiệu hoá kẻ chiếm giữ.

Chúng tôi đeo mặt nạ khí gas. Thiết bị cao su bám vào mặt chúng tôi chặt như da. Khí gas bay về phía chúng tôi và chúng tôi cám ơn vì đã có sự bảo vệ, những khi di chuyển về phía trước thì một quả mìn thứ hai bất ngờ nổ tung khi một người lính động vào đám cỏ bên đường. Hai trung sỹ bị hạ trong vụ nổ và bác sỹ quân y đang xé quần áo của họ để trị vết thương. Tôi hầu như không thể nghe tiếng họ khóc qua chiếc mặt nạ chặn từ mũi. Một người đàn ông đang cố gắng tháo bỏ chiếc mặt nạ. Đại uý Dailey thét bác sỹ chú ý cẩn thận, cứ dể quần áo của họ như vậy “vì khí gas có thể đốt cháy da của họ”. Vào giữa trưa, chúng tôi đi được một dặm và được lệnh trở về Trung Lập.

Tôi viết câu chuyện về Đại đội C những con Sư tử đen sáng hôm sau. “Đó là dặm trường đẫm máu. Đó là địa ngục của Dante, của lửa đạn và lưu huỳnh. Cuộc tấn công khí gas lan ra trong rừng, đốt cháy khi chạm vào da người đổ mồ hôi. Những người bị thương trông giống như quái vật trong những chiếc mặt nạ khí gas kỳ cục màu đen vô cùng thê thảm trên mặt đất. Đó là đoạn đường đi bộ nơi thần chết ẩn nấp trong rừng, nơi những người Việt Cộng bắn tỉa ẩn nấp và dưới lòng đất là những quả mìn”.

Tôi không nhắc đến Eyster trong câu chuyện của mình để chắc rằng gia đình anh ta không đau lòng khi nghe câu chuyện đó. Chúng tôi thấy Đại tá trong một căn phòng bệnh viện không điều hoà, ảm đạm màn tránh muỗi. Cổ và ngực anh ta băng bó nặng, tay trái đeo băng và da thì xám xịt. Horst đã in những bức hình của đội tuần tra đưa cho anh ta. Eyster mỉm cười rên rỉ lời chào và nhìn vui thú vào những bức hình, thì thào: “Tôi đã thoát một cách may mắn, tôi gần như không thể vượt qua được”. Tôi hỏi thăm anh ta, “Tôi ổn”, anh ta nói. “Tôi đã yêu cầu vị tướng viết cho vợ tôi sáng nay, nói với cô ta và các con chuyện gì xảy ra. Vết thương này không đủ nặng để đánh điện cho cô ấy và tôi không muốn cô ấy lo lắng”.

Nhưng Horst và tôi thì lo lắng. Buổi chiều hôm sau, chỉ huy Lữ đoàn 3 điện George Eyster đã chết. Horst và tôi được mời tới lễ tưởng niệm ở Lai Khê nhưng chúng tôi có nhiệm vụ ở lại Trung Lập tham gia cùng những con Sư tử đen bởi vì câu chuyện của tôi và những bức hình của Horst nhận được sự quan tâm của báo chí và Phòng Ngoại sự AP muốn chúng tôi viết thêm. Ba ngày sau đó, tôi viết lời cáo phó của Đại tá Eyster: “Anh là con trai một vị tướng, tốt nghiệp West Point và là chỉ huy trưởng một tiểu đoàn. Nhưng Đại tá George Eyster đã chết như một người lính chiến trường. Đó có thể là do quân hàm trên cổ áo hay tấm bản đồ cầm trong tay hoặc chỉ là cơ hội không dễ dàng có được mà tay bắn tỉa Việt Cộng đã chọn Eyster từ 5 người chúng tôi đang đứng trên đường trong rừng rậm đầy bụi”. Harriet Eyster đọc câu chuyện của tôi ở tờ Orlando Evening Star và viết cho tôi: “Anh đã cho những đứa con của anh ấy một tài sản kế thừa mà không ai khác có thể làm khi viết về sự dũng cảm và anh hùng của anh ấy, nó sẽ sống cùng bọn trẻ và là niềm động viên mãi mãi cho chúng”.

Nhiều sỹ quan chết ở Việt Nam hơn những cuộc xung đột trước, gấp bốn lần so với chiến tranh Hàn Quốc. Đại uý Dailey của đại đội C bị chết bốn tháng sau đó là nạn nhân của cuộc đánh bom nhầm của máy bay Hoa Kỳ.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN