[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt - Chương 24
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
128


[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt


Chương 24


KẾT THÚC NỖI ÁM ẢNH

Sau khi đổ bộ vào Campuchia, tôi cảm thấy suy xét về sự xuất sắc của Việt Nam khi quan sát chính quyền mở rộng chiến tranh. Tôi sợ rằng tôi sẽ không còn là người quan sát không thiên vị nữa. Cũng như những người khác đã vỡ mộng trước tôi, tôi cảm thấy tức giận khi chiến tranh độc đoán về giải pháp, những tin, bài hay những sự hy sinh khủng khiếp dường như đóng góp rất ít để kết thúc chiến tranh. Tôi muốn bỏ đi. Tôi đã sẵn sàng.

Horst dường như cũng cảm thấy vậy, và chúng tôi quyết định sẽ cùng bỏ đi, giống như chúng tôi đã đến cùng nhau hơn 8 năm trước. Nina rất vui mừng tới sống ở thành phố New York, nơi cô ấy từng là nhân viên quản lí thuốc, nhưng AP lại có ý khác, gợi ý chúng tôi chuyển tới Hồng Kông hoặc như Gallagher nói với tôi, “Một nơi nào ở trong cộng đồng của Anh giống như Canada sẽ chấp nhận quốc tịch của cậu”. Nhưng Nina không từ bỏ và tôi thì có tham vọng với những thành công của đồng nghiệp giống như David Halberstam và Neil Sheehan, những người đang xây dựng nghề nghiệp lâu dài.

AP cuối cùng cũng đồng ý với yêu cầu của chúng tôi, và chúng tôi lập kế hoạch rời đi. Tôi hăm hở rằng Horst và tôi sẽ tiếp tục hợp tác, điều đã hỗ trợ chúng tôi rất tốt và gợi ý chúng tôi sẽ là một đội lâu năm. Nhưng AP không thích ý kiến đó và cuối cùng Horst không sẵn lòng cắt đứt sợi dây đã buộc chặt anh ta với châu Á. Anh ta quyết định chuyển tới Singapore. Có một bức hình cuối cùng chụp toàn bộ nhân viên AP và tiệc ngập sâm banh tại sân bay. Và chúng tôi đi tới những điều tốt đẹp, tôi nghĩ vậy. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Tôi rời Sài Gòn mùa hè năm 1970 với niềm tin rằng những ngày làm tin của tôi đã kết thúc. Chúng tôi nán lại ở Hồng Kông một tuần để tôi may vài bộ đồ mới. Tôi đặt hai bộ cỡ to hơn bình thường để hợp với những gì tôi nghĩ sẽ là diện mạo mới của mình với cảnh tượng New York ít say sưa hơn.

Tôi làm choáng văn phòng AP khi đưa cả gia đình vào Khách sạn Pierre ở đại lộ số 5, Manhattan, nơi tôi đã được dẫn tới và nghĩ rằng đó là tòa nhà kiểu Pháp nhưng lại là nơi hơn thế và đắt đỏ hơn.

Khi chúng tôi tới nơi thì nhận ra đang đi chung thang máy với Tricia Nixon, con gái của Tổng thống.

Trưởng nhân sự AP, Keith Fuller ngồi trong tiền sảnh rộng rãi nhâm nhi rượu Scotch và Soda cùng cái nhìn sửng sốt trên khuôn mặt. “Tôi thường tự hỏi không biết nơi này thực sự trông như thế nào bên trong”, anh ta nói. Chúng tôi ở Pierre một thời gian ngắn trước khi thuê được một căn hộ thoải mái ở Riverdale. Một vài đồng nghiệp phóng viên từ Sài Gòn là hàng xóm của tôi và chúng tôi vui mừng ổn định ruột cuộc sống không có chiến tranh.

Wes Gallagher cảnh báo tôi sẽ phải “tắm” về tài chính bằng cách rời bỏ phong cách sống thoải mát của Đông Nam Á dành cho Mỹ và ông ta đã đúng. Tôi phải trả thuế thu nhập, lần đầu tiên trong đời và hiểu rõ nỗi vất vả đi lại và nhiệm vụ trong một môi trường chuyên nghiệp. Tom Buckley, trở lại tờ Thời báo New York ở New York, viết cho tôi, “Chào mừng đến thành phố duy nhất trên thế giới khó sống hơn cả Sài Gòn”.

Trụ sở AP ở số 50 trung tâm thương mại Rocketfeller. Toàn bộ tầng 4 dành cho thu thập và xử lý tin tức, nơi các biên tập viên với khuôn mặt xanh xao trên bản nháp làm theo ca. Khi tôi đi tới Phòng Ngoại sự, những máy telex truyền về những bài tin thô từ văn phòng nước ngoài của AP và tôi ngó liếc những câu chuyện về Sài Gòn chỉ để chắc rằng không có gì thay đổi nhiều.

Gallagher quyết định nhiệm vụ đầu tiên của tôi là viết một chuỗi những câu chuyện về Hoa Kỳ. Ông ta yêu cầu Horst tới từ Singapore trong vòng ba tháng chụp các bức hình. Horst và tôi tiếp cận nhiệm vụ “gặp gỡ với Mỹ” như khi chúng tôi viết về chiến tranh: chúng tôi thuê một xe ở San Francisco và đi theo bản năng.

Trong những ngày đầu tiên, chúng tôi tới thăm những người dân hippies ở quận Haight – Ashbury, nói chuyện với những gã nghiện rượu ở các khu nhà ổ chuột và gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội người da đỏ bất hợp pháp chiếm đóng nhà tù Alcatraz. Chúng tôi có ý định chuẩn bị những bài tin thông thường nhưng nhanh chóng rơi vào rắc rối với Gallagher, ông ta không thích bài tin đầu tiên của tôi. Đoạn tin ông ta gửi là: “tránh xa những khu nhà ổ chuột và vùng dành riêng cho người da đỏ, đó không phải là người Mỹ tôi muốn các cậu gặp”.

Chúng tôi lờ đi lời khuyên của ông ta. Trong ba tháng đi lại, Chúng tôi có thể chụp nhiều ảnh mang vẻ đẹp nguyên sơ và nhiều công dân thẳng thắn hơn tôi tưởng. Tôi dùng hết 27 cuốn ghi chú cho các cuộc phỏng vấn.

Giải quyết với tất cả tài liệu của chúng tôi thành những bài tin dễ đọc mất rất nhiều công sức của các biên tập tin và ảnh, dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi. Hai ngày trước khi chuỗi tin bắt đầu, Gallagher gọi tôi tới văn phòng ông ta. Ông ta đã đầu tư rất nhiều tiền và nhân viên vào chuỗi bài đó nhưng nó lại đi theo hướng ông ta không mong đợi, ông ta đặc biệt tức tối với những bức ảnh mở đầu của câu chuyện chính ngày Chủ nhật mà tôi bắt đầu theo dạng một bức thư: Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

“Kính gửi Horst, chúng ta đã già đi hơn một trăm ngày khi chuyến thăm Hoa Kỳ của chúng ta kết thúc để hiểu rõ về các phòng tắm trong nhà nghỉ, những chiếc xe ô tô thuê và những kế hoạch chuyến bay. Nhưng chúng ta đã học được bao nhiêu? Tôi nhớ lời nhận xét của anh: “Chúc may mắn, cậu sẽ cần điều đó”, anh lắc đầu và bắt tay tôi cùng lúc luồng gió lạnh thổi qua Trung tâm thương mại Rocketfeller ở New York. Anh đã hoàn thành những bức hình cửa mình và đang quay trở lại Đông Dương đêm đó để viết về chiến tranh. Nhưng anh thương cảm cho tôi vì tôi đang ở Mỹ mà trong ý nghĩ của anh, những khu rừng bê tông chứa đựng những nguy hiểm không rõ ràng và không an toàn hơn những khu rừng xanh ở Việt Nam”.

Gallagher không nói với tôi quá thẳng thắn nhưng tôi tin ông ta đã mong đợi Horst và tôi có cái nhìn tích cực và lạc quan hơn về Hoa Kỳ. Ông ta nói: “Đó không phải là lỗi của các cậu, tôi chỉ không cử các cậu đi làm một câu chuyện giống như vậy”. Tôi vội vàng cam đoan với ông ta, “Wes, giờ thì không thể làm được gì nữa, nhưng tôi nghĩ những biên tập người Mỹ của các tờ báo thực tế về đất nước của họ hơn ông nghĩ”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Cuối buổi sáng chủ nhật đó, tôi lái xe xuống cao tốc West Side tới lối đi đường 42 và tìm một cửa hàng tạp chí ở quảng trường Times, nơi đã bán hết các tờ báo của thành phố. Tôi tìm số báo chủ nhật từ vùng nông thôn để xem các biên tập chân thành người Mỹ đối xử thế nào với những người nước ngoài nhận xét đất nước của họ. Tờ Boston Globe đưa câu chuyện lên trang nhất, tờ lndianapolis Star và Binghamton Press cũng vậy. Tôi lái xe trở về trụ sở AP nơi họ lưu giữ việc sử dụng câu chuyện đó: trang nhất ở tờ Houston Omaha, Lincoln. Nebraska, Tulsa, và mục phóng sự ở tờ Chicago. Philadelphia, Kansas và Detroit.

Tuy nhiên Gallagher vẫn không chắc phải làm gì với tôi. Ông ta cử tôi vào Phòng Phóng sự, một vùng đất ưu tiên cho những tay viết tài năng ở tầng 6. Tôi thích thú làm việc cùng Sau Pett, Hugh Mulligan và những đồng nghiệp tài giỏi khác, nhưng tôi không thể chịu được tốc độ chậm chạp ở đó. Một trong những phóng viên phóng sự phát cáu với tôi vì đánh máy quá nhanh. “Cậu đang tạo ra tiền lệ”, anh ta phàn nàn.

Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là biên tập một câu chuyện phóng sự về tình trạng của tạp chí Mỹ. Os Elliot, biên tập tờ Newsweek tham gia một trong các cuộc phỏng vấn của tôi đã phàn nàn: “Cậu đang làm cái quái quỷ gì với những câu chuyện giống như thế này, At? Cậu là phóng viên hành động”.

Sự không hài lòng về tôi ngày càng tăng đã đến tai Gallagher. Một hôm ông ta gọi tôi vào văn phòng nói rằng tôi đã không làm việc tốt và cử tôi tới Phòng Tổng hợp ở tầng 4, làm tin cho những nhân viên phóng sự lâu năm. Tiếng máy telex làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn và tôi có những nhiệm vụ làm tin thực sự như cuộc nổi loạn nhà tù ở Attica, New York. Trực thăng đổ bộ cùng lính dã chiến và những viên đạn bay tới số người bị thương giống như trong một cuộc chiến tranh, 30 tù nhân và 10 con tin chết chỉ trong bốn phút. Điều đó cũng tương tự.

Tháng 10-1971, Gallagher gọi tôi là một phóng viên thường trú đặc biệt “khi công nhận sự thật rằng cậu cho thấy tài năng lớn như một phóng viên trong nước mà cậu đang làm ở nước ngoài.” Tôi gấp bộ đồ Hồng Kông quá cỡ của mình, đặt chúng vào hòm để sau này dùng vì tôi không có ý định tăng cân trong công việc mới này

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN