[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt - Chương 40
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
92


[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt


Chương 40


NGÀY THỨ CHÍN

Chúng tôi chở đầy đồ cho chuyến đi dài về phía bắc, “ra khỏi Samara”, như Sadoun giải thích. Samara là vị trí khảo cổ học quan trọng, một trung tâm văn hóa của người Mesopotan cổ. Nó cũng nổi tiếng là trung tâm lớn công nghệ hóa học Iraq. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Như thường lệ Ala’a đi cùng. Chúng tôi trở thành bạn sau khi tôi hành động như người trung gian giúp đỡ anh ta và cô tiếp tân xinh đẹp ở Khách sạn al-Rashid thuyết phục gia đình giàu có của cô ta đồng ý mối quan hệ của họ. Ala’a đang cố gắng nâng cao vốn tiếng Anh của mình và sử dụng nhanh bất kì một cụm từ không quen thuộc nào. Ngày hôm trước tôi đã bổ sung từ “đá vào mông” vào vốn từ của anh ta. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Con đường phía bắc đưa chúng tôi ra khỏi vùng ngoại ô ngổn ngang của Baghdad dọc theo con sông Tigris về phía Mosul. Đó là một ngày ẩm ướt, âm u và không lí tưởng cho tấn công không quân. Trong giờ đầu tiên, chúng tôi đi qua nhiều cộng đồng dân cư bên đường nhỏ, không nơi nào có dấu hiệu đánh bom tàn phá. Những người dân buôn bán tại các quầy bánh mì, hoa quả và chân dung Saddam Hussein trong quân phục, bộ quần áo Ảrập và bộ đồ phương Tây xuất hiện ở các quảng trường và trên đường.

Vùng nông thôn bằng phẳng với những nông trang và rừng cây rợp bóng. Tại một đoạn đường giao nhau, tôi nhìn thấy một xe tải hộ tống tên lửa Scud và máy phóng tốc độ tăng tốc hướng tây về khu vực gần Israel. Ala’a chạm ngón tay trên miệng trong lời cảnh báo im lặng. Xe tăng và xe tải quân đội rú vang đi qua chúng tôi tiến về Baghdad và tôi đoán hệ thống phòng thủ thủ đô đang được tăng cường thêm các đơn vị từ phía bắc. Điều đó cũng có nghĩa đây là thông tin quân đội mà tôi không được phép tiết lộ.

Sau hai giờ, mặt đất đầy cát mặc dù tôi có thể nhìn thấy những ngọn đồi trùng trùng phía xa. Khi chúng tôi đi qua Samara có vết tích đào bới khảo cổ, dặm dài những ụ đất khai quật và những bức tường cổ và hào đổ nát. Phía sau là lớp khói đen cuồn cuộn ở chân trời phía đông.

Chúng tôi nhanh chóng ở vùng đất đầy bụi rậm và đá bán sa mạc. Các tòa nhà hỗn hợp nằm dọc đường đi tới phía tây đang cháy âm ỉ. Ala’a miêu tả nó như một “cơ sở đào tạo kĩ thuật”. Từ xa vài dặm, tôi nhìn thấy một cộng đồng dân cư bên sườn đồi dốc cằn cỗi. Đó là thị trấn Al Dour, Ala’a nói, là nơi sinh sống của lực lượng lao động của viện kĩ thuật. Chúng tôi tiến vào trung tâm thị trấn. Các ngôi nhà xây bằng gạch bê tông màu xám và trông khá mới.

Chúng tôi lái xe về hướng tây nam và rẽ vào một góc phố, một số tòa nhà thành phố bị san bằng trong trận động đất và chúng tôi không thể đi qua các con đường. Tôi đi bộ qua những ngôi nhà mái đổ nát, tường bị sập và rễ cây bật gốc. Tôi đếm tổng số 23 nhà bị tàn phá trước khi dừng lại. Có một hố bom trước một toà nhà. Đằng trước một giáo đường bị oanh tạc nặng nề là một hố sâu gần 30m và dài khoảng 50m. Tại một đường giao nhau có bốn hố bom khá gần nhau như thể xếp thành một nhóm. Chúng sâu tới mức trông giống như vụ khai quật móng một tòa nhà cao chọc trời .

Ata’a đi xung quanh nhóm người dân địa phương nói với tôi có 24 người dân bị giết trong vụ đánh bom. Những gia đình có người thân bị giết nhìn tôi đầy hận thù. Nếu tôi tới Al Dour một mình thì có lẽ đã bị tấn công thô bạo. Các quan chức địa phương nói rằng vụ đánh bom xảy ra vào sáng sớm ngày 21-1, ngày thứ năm của cuộc chiến. Không có nơi tránh bom trong thị trấn bởi họ tin khu vực dân cư không có gì phải sợ. Chúng tôi được đưa tới một nghĩa trang địa phương có 24 ngôi mộ mới chôn.

Các quan chức khẳng định không có mục tiêu quân sự ở Al Dour và một người nói với tôi: “Hãy nhìn về chân trời. Anh sẽ chẳng nhìn thấy gì”. Tôi đã nhìn thấy khói bốc lên từ “cơ sở đào tạo kĩ thuật” vài dặm phía nam. Dường như theo tôi có thể Al Dour bị đánh bom tình cờ bởi máy bay của đồng minh tấn công căn cứ quân sự.

Trong đống đổ nát của một ngôi nhà tôi tìm thấy bản copy bìa mềm bị rách cuốn tiểu thuyết Hội chợ phù hoa của Thackeray. Trang đầu viết tên Raeda Abdul Aziz, người chết trong vụ tấn công, những người hàng xóm nói rằng, cậu bé đó 19 tuổi đang học Văn học Anh tại Đại học Baghdad. Cậu ta có rất nhiều ghi chú ở lề và trong một tờ giấy riêng cậu ta viết: “Rebecca Sharp không phải là người tốt bụng và độ lượng. Cô ta nói rằng cả thế giới đối xử với cô ta tồi tệ. Nhưng thế giới đối xử với con người như họ xứng đáng được hướng. Thế giới là một tấm gương. Nếu bạn nhìn nó tức giận thì nó sẽ nhìn lại bạn tức giận. Nếu bạn cười với nó… nó sẽ là người bạn tốt bụng và nhân hậu”.

Tôi cầm cuốn tiểu thuyết méo mó đì như một vật kỉ niệm nhưng không có ý định đề cập nó trong bản tin truyền hình của mình. Tôi biết sẽ phải đấu tranh với trái tim mình rất nhiều khi làm tin về cuộc đánh bom gây tranh cãi về người dân Iraq trong không khí không ủng hộ hiện tại.

Sadoun không thay đổi gì trong câu chuyện của tôi, thậm chí tôi đã viết xe tải đi lại nhiều trên đường. Holliman truyền hình bản tin buổi tối và tôi miêu tả đầy đủ mức độ tàn phá và phần tin về những người sống sót. Trong phần bình luận đầu tiên, anh ta nói với tôi nhiều người Mỹ nghĩ tôi đang bị lừa bịp.

Người xem sẽ phải quen khi nghe những bản tin giống như vậy về Al Dour, tôi đáp lại. Bạn không thể trút xuống hàng nghìn tấn bom trên một đất nước với 17 triệu dân mà không mong đợi tổn thương dân thường. Tôi nói vào năm 1966 Harrison Salisbury của tờ Thời báo New York được đưa tới những nơi ở miền Bắc Việt Nam, nơi các cộng đồng dân cư bị đánh bom và người dân bị thương trong những đợt tấn công không quân của Mỹ. Anh ta bị bình luận rất nhiều khi làm tin về mức độ tàn phá.

Tôi nói bây giờ tôi hy vọng tất cả chúng ta đều hiểu quy luật của chiến tranh, nhưng Holliman xen vào, “Không có cách nào, điều này chỉ là sự kiện dàn trước cho bạn chứng kiến phải không? Ý tôi là nó không thực sự xảy ra phải không, Peter?”.

Tôi muốn đấm vào mũi anh ta nhưng không thể, ít nhất tôi muốn hét lên lời báng bổ nhưng quy định truyền hình đã kìm tôi, tôi nói chậm rãi, “Không thể nào là một sự kiện dàn xếp, John. Tôi đã nhìn thấy sự tàn phá của bom qua 17 cuộc chiến diễn ra trong vòng 30 năm qua. Nó đáp ứng đầy đủ cấp độ và sự hiện diện của một trận đánh bom. Những người dân xác nhận điều đó. Đây không phải là sự dàn xếp”. Truyện “Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) “

Holliman hỏi tôi có ý kiến mới nào về việc làm tin chiến tranh từ phía kẻ thù không. Tôi đáp lại tôi hy vọng người Mỹ đủ tinh tế để biết những người dân vô tội đang bị tổn thương trong cuộc chiến và Nhà Trắng có thể thanh minh điều đó trong bức tranh rộng hơn về cuộc chiến. “Tôi nghĩ chút nhỏ nhặt chúng tôi đóng góp ở đây có giá trị”.

Anh ta hỏi tôi đánh giá những nỗ lực chiến tranh lớn hơn nhưng tôi không thể đưa ra. Tôi nói tôi không biết chiến tranh sẽ đi xa ra sao ngoài điểm quan sát bị giới hạn của mình. Tôi không thể xác nhận Lầu Năm góc tuyên bố rằng đồng minh có sức mạnh không quân đánh bại lực lượng Iraq. Từ những tờ báo địa phương, tôi trích lời Saddam Hussein nói rằng sự tàn phá mà đất nước phải gánh chịu sẽ chứng minh cho một chiến thắng toàn vẹn. Tôi nghĩ điều này có nghĩa những mất mát của ông ta là to lớn.

Khi Holliman hỏi liên tiếp các câu hỏi, mưa dột qua chiếc ô của Sadoun làm ướt áo anh ta và tôi đang khàn giọng. Tôi cũng đói. Tôi nói với John liên lạc sắp cắt, tiếng ồn quá tải và tắt tín hiệu. Một điều thuận lợi khi một mình một câu chuyện là không ai ở xung quanh để cãi lại những quyết định như vậy

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN