Ba Ơi, Mình Đi Đâu - Chương 3
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
153


Ba Ơi, Mình Đi Đâu


Chương 3


Mathieu, lúc nào cũng “brừm-brừm”, rất có thể sẽ làm nghề lái xe, thằng bé sẽ phóng hết tốc lực khắp Châu Âu trên một chiếc đầu kéo xe moóc nặng nhiều tấn, với kính chắn gió phủ đầy gấu bông.

Thomas, lúc nào cũng thích chơi với những chiếc máy bay nhỏ và xếp chúng vào hộp, rất có thể sẽ trở thành nhân viên kiểm soát bay, chịu trách nhiệm giúp các máy bay tải trọng lớn hạ cánh.

Jean-Louis, người cha của chúng, người không xấu hổ sao khi nhạo báng hai thằng bé thậm chí không thể tự vệ này?

Không. Điều đó đâu cản ngăn được tình cảm.

Có thời gian, chúng tôi cũng thuê người giúp việc để chăm sóc bọn trẻ. Tên cô ta là Josée, người miền Bắc, tóc nhuộm vàng, dáng vẻ cục mịch, có thể nó đó là một cô nông dân. Cô ta từng làm việc cho các gia đình giàu có ở ngoại ô Lille. Cô ta yêu cầu chúng tôi mua một chiếc chuông nhỏ để gọi cô ta. Tôi nhớ cô ta còn muốn biết chỗ cất bộ đồ ăn bằng bạc. Trong công việc trước đây của mình, cô ta có thói quen cọ rửa bộ đồ ăn bằng bạc mỗi tuần một lần. Vợ tôi nói với cô ta rằng cô ta đang ở nông thôn, nhưng một ngày kia, Josée cũng đến nông thôn…(1)

Cô ta tỏ ra hết sức tuyệt vời với bọn trẻ, đầy lương tri. Cô ta cư xử với chúng như với những đứa trẻ phát triển bỉnh thường, không yếu đuối, không mủi lòng quá mức, cô ta biết cách thô bạo với chúng khi cần thiết. Tôi nghĩ cô ta rất thương yêu chúng. Khi chúng làm những chuyện ngu ngốc, tôi nghe thấy cô ta bảo chúng: “Các con đúng là có rơm trong đầu!”

Đây là lời chẩn đoán xác đáng duy nhất từng đươc đưa ra. Josée. cô ta có lý, chắc chắn bọn trẻ có rơm trong đầu. Thậm chí các bác sĩ cũng không thấy điều đó.

Album ảnh của gia đình chúng tôi hầu như chẳng có gì. Chúng tôi không chụp nhiều ảnh bọn trẻ, chúng tôi không muốn khoe chúng. Một đưa trẻ bình thường luôn đươc chụp trong đủ loại trang phục, đủ mọi tư thế, vào đủ mọi dịp: ta thấy đứa trẻ ấy thổi ngọn nến sinh nhật đầu đời, chập chững những bước đầu đời, chập chững những bươc đầu tiên, tắm lần đầu tiên trong đời. Ta ngắm nhìn nó, xao lòng. Ta dõi theo sát sao những tiến bộ của nó. Nhưng với một đứa trẻ tật nguyền thì ta không muốn dõi theo sự xuống dốc của nó làm gì.

Khi xem những bức ảnh hiếm hoi chụp Mathieu, tôi cũng phải thừa nhận thằng bé không xinh xắn và người ta có thể thấy ngay nó bất thường. Chúng tôi, những người làm cha mẹ, chúng tôi không thấy điều đó. Đối với chúng tôi, nó vẫn xinh xắn, vẫn là đứa con đầu lòng. Dù sao đi nữa chúng tôi vẫn luôn gọi nó là “một em bé xinh xắn”. Một em bé thì không có quyền được xấu xí, nên bất chấp thế nào, người ta cũng không được quyền nói nó xấu xí.

Có một bức ảnh chụp Thomas mà tôi rất thích. Khi ấy nó khoảng ba tuổi. Tôi đặt nó vào một cái lò sưởi lớn, nó ngồi trên chiếc ghế bành nhỏ giữa đống củi cùng tro bụi, đúng chỗ người ta đốt lửa. Thế chỗ ác quỷ, là một thiên thần nhỏ yếu ớt đang mỉm cười.

Năm đó, nhiều bạn bè gửi cho tôi thiệp mừng là những bức ảnh chụp họ cùng con cái vây quanh. Ai nấy đều có vẻ hạnh phúc, ai nấy đều tươi cười. Chụp một bức như vậy là khó khăn lớn đối với gia đình tôi. Cần phải làm cho Thomas và Mathieu cười trước đã. Còn chúng tôi những người làm cha mẹ, chẳng lúc nào chúng tôi muốn cười cả.

Vả lại tôi cũng không hình dung nổi dòng chữ “Chúc mừng năm mới” viết bằng tiếng Anh mạ vàng ngay phía trên những mái đầu bờm xờm và u lồi của các con tôi. Nó có nguy cơ giống một trang bìa tạp chí Hara-Kiri (2) do Reiser vẽ hơn là một tấm thiệp chúc mừng.

Một hôm, tôi thấy Josée thông bồn rửa bát bằng một chiếc ống thụt, tôi nói với cô ta sẽ mua thêm một chiếc nữa. Cô ta hỏi tôi:

“Sao lại phải có hai cái hả ông? Một cái là đủ rồi.” Tôi trả lời:

“Josée, cô quên tôi có hai đứa con à.”

Cô ta không hiểu. Thế là tôi giải thích rằng mỗi lần đưa Mathieu và Thomas đi dạo và cần phải đưa chúng qua một con suối, thì sử dụng ống thụt rất thuận tiện. Chúng ta sẽ đặt cố định ống thụt lên đầu bọn trẻ, và chỉ cần nắm cán ống thụt nhắc chúng lên lả đủ để đưa chúng qua suối mà không sợ bị ướt chân. Thuận tiện hơn nhiều so với bế chúng.

Cô ta có vẻ kinh khiếp.

Từ hôm đó cái ống thụt biến mất. Hẳn là cô ta giấu nó đi…

Mathieu và Thomas đang ngủ, tôi ngắm nhìn chúng. Chúng mơ gì nhỉ?

Chúng có mơ như những đứa trẻ khác không?

Có lẽ về đêm, chúng mơ mình trở nên thông minh.

Có lẽ về đêm, chúng bắt đầu phục thù, chúng mơ giấc mơ của những thiên tài.

Có lẽ về đêm, chúng trở thành sinh viên Đại học Bách khoa, nhà bác học, nhà nghiên cứu, và chúng phát minh.

Có lẽ về đêm, chúng khám phá ra các định luật, các nguyên tắc, cá định đề, các định lý. Có lẽ về đêm, chúng tiến hành những phép tình uyên bác bất tận.

Có lẽ về đêm, chúng nói tiếng Hy Lap và tiếng Latin.

Nhưng ngay khi ngày mới đến, để không ai nghi ngờ và để được yên ổn chúng lại trở về với cái vẻ ngoài tật nguyền của chúng. Đề người ta khỏi quấy rầy chúng, chúng giả như không biết nói. Lúc người ta cất lời với chúng, chúng làm như thể không hiểu để không phải trả lời. Chúng không muốn đến trường, không muốn làm bài tập, không muốn học bài.

Cần phải hiểu chúng, chúng đã phải nghiêm túc suốt cả đêm nên ban ngày chúng cần được thư giãn. Thế nên chúng làm những chuyện ngu ngốc. __________________________________________________________________________

(1) Nguyên văn tiếng Pháp “venir à la campagne” vừa có nghĩa là “đến nông thôn” vừa có nghĩa là “tham gia chiến sự”

(2) Tạp chí châm biếm nổi tiếng ở Pháp, ra đời tháng Chín năm 1960.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN