Bóng Hình Của Gió - Chương 18
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
120


Bóng Hình Của Gió


Chương 18


VỀ ĐẾN NHÀ, tôi nhận thấy Fermín hay cha tôi đã mở cửa hiệu rồi. Tôi lên nhà một lát để kiếm thứ gì lót dạ. Cha để phần cho tôi một ít bánh mì nướng, mứt, và một ấm cá phê đặc trên bàn phòng ăn. Tôi vét sạch và mười phút sau lại đi xuống cửa hàng, như được hồi sinh. Tôi vào cửa hàng qua lối phòng sau cạnh hành lang khu nhà rồi đi thẳng đến tủ của mình.Tôi đeo cái tạp dề xanh thường lệ để quần áo khỏi dính bụi từ các thùng hộp và giá sách. Dưới đáy tủ là nơi tôi cất một hộp bánh cũ, bằng thiếc, một kho giấu đủ thứ linh tinh. Trong hộp là một lô lốc những đồ vật vô dụng tôi không đành lòng bỏ đi: những chiếc đồng hồ và bút máy bị hỏng không cứu chữa nổi, những đồng xu cũ, những viên đá, những vỏ đạn thời chiến tranh tôi lượm được ở công viên Laberinto, và những tấm bưu thiếp phai nhòe chụp cảnh Barcelona lúc chuyển giao thế kỷ. Nằm vất vưởng giữa những món đồ lỉnh kỉnh ấy là mảng báo cũ mà Isaac Monfort đã ghi địa chỉ người con gái Nuria của ông, vào cái đêm tôi đến Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên để giấu cuốn Bóng hình của gió. Tôi xem mẩu báo dưới ánh đèn lờ mờ lọt qua những giá sách và chồng hộp chất cao, rồi đậy hộp thiếc lại và cho địa chỉ vào ví. Sau khi quyết dồn hết tâm trí và chân tay vào công việc bình thường nhất có thể nghĩ ra, tôi bước vào cửa hàng.

“Chúc buổi sáng tốt lành,” tôi cất tiếng

Fermín đang sắp xếp các bưu kiện do một nhà sưu tập ở Salamanca gửi đến, còn cha tôi đang đánh vật để giải mã thư mục tiếng Đức của một cuốn kinh Luther ngụy tác.

“Và có lẽ Chúa sẽ ban cho chúng ta một buổi chiều còn tốt lành hơn,” Fermín hát lên – chắc chắn đang ám chỉ cuộc hẹn của tôi với Bea.

Tôi không cho anh ta niềm hân hạnh được nhận câu trả lời. Tôi quay sang những công việc thông thường trong tháng, như câp nhật sổ chi thu, kiểm tra biên lai và đơn đặt hàng, xem lệnh thu và lệnh chi. Tiếng đài phát thanh hòa cùng công việc đều đều bình lặng của chúng tôi, thết đãi chúng tôi một hợp tuyển những ca khúc ăn khách của nghệ sĩ nhạc trữ tình Antonio Machín, người khá được ưa chuông thời ấy. Những điệu nhạc vùng Caribê dường như làm cha tôi bứt rứt khó chịu, nhưng ông cố chịu đựng những giai điệu miền nhiệt đới kia bởi chúng làm Fermín hoài niệm về Cuba thương yêu của anh ta. Cảnh tượng này cứ lặp đi lặp lại mỗi tuần: cha tôi vờ như không nghe thấy, còn Fermín thì thả mình lắc lư theo điệu danzón, đến đoạn quảng cáo anh ta lại xen vào những giai thoại về cuộc phiêu lưu của mình ở Havana. Cánh cửa hé mở, một mùi hương ngọt ngào của bánh mì mới ra lò và cà phê tỏa vào khiến tâm trạng chúng tôi phấn chấn. Một lát sau, hàng xóm Merceditas của chúng tôi, vừa đi chợ Boquería về, dừng nơi của sổ ngó vào trong.

“Chào ông Sempere,” cô cất tiếng.

Cha tôi đỏ mặt và mỉm cười chào cô. Tôi có cảm tưởng ông quý mến cô Merceditas, nhưng cung cách thầy tu của ông đã ghìm ông vào niềm câm lặng không thể chuyển xoay. Fermín liếc ngang cô, và vẫn để tâm lắc lư mông đúng nhịp đồng thời liếm mép như thể vừa có một chiếc bánh cuộn Thụy Sĩ vừa lướt qua cửa. Merceditas mở một túi giấy lấy ra cho chúng tôi ba quả táo sáng bóng. Tôi mường tượng cô vẫn hào hứng với ý nghĩ được làm việc trong hiệu sách và không chút giấu giếm thái độ thù nghịch Fermín, kẻ chiếm chỗ của cô.

“Trông chúng có tuyệt không chứ? Tôi nhìn thấy chúng rồi tự nhủ, đây đúng là thứ giành cho những người nhà Sempere,” cô nói trìu mến. “Tôi biết những bậc thức giả như các anh rất thích táo, giống như cái ông Isaac gì mà vạn vật hấp dẫn ấy, anh biết đấy.”

“Isaac Newton, bé yêu ạ,” Fermín chú thích.

Merceditas cáu kỉnh nhìn anh ta. “Xin chào ngài bẻm mép. Anh nên tỏ ra biết ơn vì tôi cũng mang cho anh một quả đây, và không phải nho chua vốn là cái thứ anh đáng được hưởng đâu nhé.”

“Này cô em, từ bàn tay mát lành của cô em, món quà này, trái thơm tươi nguyên tội này, làm cháy lên…”

“Này, Fermín,” cha tôi xen v

“Vâng, Señor Sempere,” Fermín ngoan ngoãn rút lời.

Merceditas sắp sửa tung đòn đáp trả Fermín thì chúng tôi nghe tiếng náo loạn trên phố. Tất cả chúng tôi lặng yên, nghe ngóng, chờ đợi. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng la hét phẫn nộ ỏ ngoài, theo sau tiếng rì rầm trào lên như sóng. Merceditas thận trọng quay mặt ra ngoài cửa. Một vài người bán hàng đi qua trông có vẻ khó chịu và như đang rủa thầm trong bụng. Không lâu sau, xuất hiện Don Anacleto Olmo – một cư dân ở khu nhà chúng tôi, phát ngôn viên không chính thức của Viện Ngôn ngữ Hoàng Gia ở khu phố. Don Anacleto là giáo viên trung học có bằng cấp về văn chương Tây Ban Nha và một vài môn học khác, ông sống trong căn hộ ở tầng một cùng với bảy chú mèo. Khi không dạy học, ông làm thêm công việc giới thiệu sách cho một nhà xuất bản danh tiếng, ngoài ra còn có tin đồn ông sáng tác dâm thư được xuất bản với bút danh khiêu khích “Humberto Peacock”. Tuy với bạn bè Don Anecto là một người khiêm nhường và tốt bụng, song trước công chúng ông cảm thấy có nghĩa vụ phải vào vai một thi sĩ khoa trương, và chất văn chương màu mè trong lời nói khiến ông được mệnh danh là “Điều điệu quý ông”.

Sáng hôm đó khuôn mặt người thầy giáo tái nhợt vì đau khổ, hai tay ông đang cầm chiếc ba toong gần như run lên. Cả bốn người chúng tôi nhìn chằm lấy ông.

“Don Anacleto, có chuyện gì vậy?” cha tôi hỏi.

“Franco chết rồi, làm ơn nói như vậy đi,” Fermín mớm lời.

“Im đi, đồ quỷ sứ,” Merceditas xen ngang. “Hãy để cho ngài đây nói.”

Don Anacleto hít một hơi thật sâu, lấy lại tư thế, và với vẻ đường hoàng thường thấy, liển kể chuyện vừa xảy ra.

“Các bạn thân mém, cuộc đời thật lắm nỗi bi ai, và đến sinh vật đáng trân trọng nhất của Chúa cũng có thể cảm thấy vị đắng cay trong cái thói đỏng đảnh và ngoan cố của định mệnh. Tối hôm qua, khi nửa đêm về sáng, khi cả thành phố đương tận hưởng giấc ngủ xứng đáng với mọi người thuộc giới cần lao, thì Don Federico Flaviái Fujades, người hàng xóm hết mực yêu quý, người đã góp công trạng lớn lao cho sự giàu có và khuây khỏa của cộng đồng trong vai tro thợ sửa đồng hồ, chỉ sống cách đây ba dãy phố, đã bị Cảnh sát Nhà Nước bắt đi.”

Tôi cảm thấy tim mình như rụng xuống.

“Lạy Chúa Giê-su, lạy đức Mẹ Đồng trinh, lạy thánh Joseph!” Merceditas thốt lên.

Femín thở dài thất vọng, vì như vậy rõ ràng kẻ độc tài vẫn hoàn toàn sống nhăn.

Giờ đã vào guồng, Don Anacleto thở một hơi thật sâu và chuẩn bị nói tiếp.

“Theo lời kể đáng tin cậy từ một nguồn thân cận với Sở Cảnh sát, tối hôm qua, không lâu sau lúc nửa đêm, hai nhân viên ngầm kỳ cựu của đội Điều tra Tội phạm đã bắt gặp Don Federico ăn mặc dâm dật như một ca nữ và hát những bài cợt nhả trên sân khấu tại một xó xỉnh nào đó của phố Escudillers, nơi anh ta bị cáo buộc đang mua vui cho một đám khán giả gồm hầu hết là những kẻ còm cõi về trí não. Những sinh vật hoang đàng này, những kẻ cũng ngay buổi chiều hôm đó đã bỏ trốn khỏi chốn nương náu là nhà tế bần thuộc một hội thánh, đã trút bỏ quần trong cơn điên cuồng của buổi diễn và nhảy múa không chút dè dặt, tay vỗ liên hồi, dương cụ phơi cả ra, mồm mép thì nhỏ dãi.”

Merceditas làm dấu thánh, hoảng sợ trước xu hướng dâm ô của sự kiện.

“Khi hay tin chuyện xảy ra, các bà mẹ ngoan đạo của những linh hồn tội nghiệp kia đã chính thức khiếu kiện căn cứ vào sự xúc phạm đến công chúng và sự lăng mạ quy tắc đạo đức cơ bản nhất. Báo chí, cái lũ kền lền chuyên sống trên sự bất hạnh và điều ô danh, đã nhanh chóng ngửi thấy mùi xác thối. Chính nhờ sự giúp đỡ xấu xa của một tên chỉ điểm chuyên nghiệp, chưa đầy bốn mươi phút sau khi hai nhân viên cảnh sát xuất hiện thì Kiko Calabuig đã có mặt ở hiện trường. Calabuig, tay phóng viên tài ba của tờ nhật báo lá cải El caso, quyết tâm khám phá bất cứ chi tiết nào cần thiết có thể khai thác được và dùng mọi thủ đoạn đặng chèn bài phóng sự ghê tởm của hắn kịp in số báo hôm nay. Chẳng cần phải nói, cảnh tượng diễn ra trong cái dinh cơ kia được mô tả thật u ám kinh hoàng, với đầu đề in cỡ chữ hai bốn.”

“Chuyện này thật tệ,” cha tôi nói. “Tôi nghĩ Don Federico đã rút ra bài học.

Don Anacleto gật đầu nghiêm nghị. “Đúng vậy, nhưng đừng có quên câu thành ngữ xưa rằng ‘Con báo không thể thay đổi vết đốm’ và ‘Con người không thể sống chỉ với điều vô vị…’ Và đấy vẫn chưa phải điều tệ nhất.”

“Vậy thì, làm ơn, thưa đức ngài, ngài có thể đi thẳng vào cái vấn đề chết giẫm kia được không? Bởi vì những thứ ẩn dụ loằng ngoằng bay bướm của ngài khiến bụng tôi nhộn nhạo sắp sửa phát nôn rồi đây,” Fermín cự nự.

“Đừng để ý đến kẻ cục súc này. Tôi yêu cái cách ông nói. Nó giống như giọng bình trong phim thời sự, tiến sĩ Anacleto ạ,” Merceditas xen vào.

“Cảm ơn cô bé, nhưng ta chỉ là một ông giáo tầm thường. Giờ hãy trở lại điều ta đang nói dở chừng, không chút trì hoãn, không mào đầu hay vòng vo gì thêm nữa. Có vẻ như lúc bị bắt bác thợ sửa đồng hồ mang bí danh ‘Mệnh phụ tóc xoăn’ và trước kia đã bị bắt vài lần cũng trong những hoàn cảnh tương tự – điều này vẫn lưu tại hồ sơ tội phạm của cơ quan bảo vệ pháp luật và trị an.”

“Ý ông là cái bọn tội phạm đeo phù hiệu ấy à,” Fermín thốt ra.

“Tôi không bàn chính trị ở đây. Nhưng tôi có thể nói rằng, sau khi lấy một cái chai táng cho Don Federico tội nghiệp văng khỏi sân khấu, hai tên cảnh sát đã dẫn bác ấy về đồn ở Vía Layetana. Nếu có chút may mắn và trong những hoàn cảnh khác, có lẽ mọi việc chỉ kết thúc với vài câu nói dè bỉu, đâu chừng mấy cái bạt tai và chút sỉ nhục vặt vãnh khác, nhưng thật là đại nạn, tình cờ ông thanh tra Fumero danh tiếng lại có mặt trong ca trực đêm qua.”

“Fumero,” Fermín lí nhí. Chỉ cần nghe nhắc đến thần báo oán của mình cũng đủ khiến anh ta run rẩy.

“Còn ai vào đây nữa. Như tôi đã nói, quán quân của nền an ninh thành thị, người vừa trở lại sau một cuộc truy quét thắng lợi vào một ổ cá độ và đua xe bất hợp pháp trên phố Vigatans, được thông báo về sự việc từ bà mẹ đang đau đớn của một trong các cậu bé mất tích, thằng bé được cho là kẻ chủ mưu đằng sau vụ chạy trốn này, Pepet Guardiola. Và ông thanh tra danh tiếng người dường như vừa mới nốc mười hai ly đúp rượu mạnh trong bữ đã quyết định tham dự vụ này. Sau khi kiểm tra những tình tiết tăng nặng thu được, Fumero tiếp tục thông báo cho tay hạ sĩ đang làm nhiệm vụ rằng có rất nhiều kẻ lại cái (tôi dẫn lại từ này với nghĩa trần trụi nhất, dẫu ở đây có mặt một cô gái trẻ, vì nó có mối liên quan về mặt văn liệu đến sự kiện đang nói đến) cần một bài học, và rằng bác thợ đồng hồ – tức là Don Federico Flaviái Pujades – vì lợi ích của chính bác ấy và lợi ích của linh hồn bất tử của các cậu bé Mongoloid kia, sự hiện diện của chúng ở đây chỉ là ngẫu nhiên nhưng là một yếu tố quyết định trong vụ án này – phải bị bắt giam một đêm, dưới tầng hầm của sở cảnh sát, cùng với một lũ đầu trộm đuôi cướp. Có lẽ mọi người biết rồi đấy, phòng giam này nổi tiếng trong giới tội phạm vì điều kiện vệ sinh tồi tàn và không đảm bảo, và việc cho dân thường vào danh sách ‘khách hàng’ ở đây luôn tạo lý do để ăn mừng, vì như vậy sẽ thêm gia vị và sự mới lạ vào đời sống tẻ nhạt ở nhà tù.”

Đến đây, Don Anacleto tiếp tục phác họa qua loa bức chân dung thân thương của nạn nhân, người dĩ nhiên là tất cả chúng tôi đều biết rõ.

“Tôi không cần phải nhắc các vị rằng Don Flaviái Pujades được phú cho bản tính moong manh và tinh tế, có mọi đức tính thương người và nhân hậu của người Cơ đốc. Dẫu một con ruồi có bay vào cửa hàng, thì bác ta sẽ không lấy dép đập nát nó đi, mà sẽ mở hết các cửa để cho con ruồi kia, cái sinh linh của Chúa ấy, được bay qua khung cửa mà trở về với thiên nhiên. Tôi biết Don Federico là người nhân hậu, luôn nhiệt tình và chuyên tâm vào hoạt động của giáo khu, nhưng cả đời bác ấy phải sống với một niềm khát khao thầm kín, một trong thời khắc hiếm hoi cái khát khao kia đã chiếm ngự được bác ấy, lại khiến bác ấy xuống đường và ăn mặc như một mụ điếm. Tài năng sửa chữa của bác ấy từ chiếc đồng hồ đến cái máy khâu đã trở thành truyền thuyết, và về mặt cá nhân, không chỉ chúng ta, những người quen biết và thường xuyên đến sửa đồng hồ mới quý mến bác ấy, mà còn cả những người không đồng tình với những cuộc phóng túng ban đêm hiếm hoi của bác ấy với bộ tóc giả, cái lược và chiếc vái múa flamenco.”

“Ông nói như thể anh ta chết rồi ấy,” Fermín buồn bã xen vào.

“Ơn Chúa, bác ấy chưa chết.”

Tôi thở phào nhẹ nhõ Don Federico sống cùng bà mẹ tám mươi tuổi tai điếc đặc, trong khu gọi cụ là “La Pepita,” bà cụ nổi tiếng với cú đánh rắm vang trời khiến đàn chim sẻ đậu trên ban công hoảng hốt và quay mòng mòng rơi xuống đất.

“Pepita không hề tưởng tượng được rằng con trai Federico của cụ,” ông giáo viên trung học tiếp tục, “đã phải qua đêm trong một phòng giam bẩn thỉu, nơi cả băng đảng ma cô và du đãng đã đối xử với bác ấy như một kẻ đàng điếm, chỉ việc đánh đấm bác ấy nhừ tử khi bọn chúng đã chán chê cái thân xác còm cõi của bác ấy, trong khi những tên tù còn lại cứ lải nhải cái điệp khúc, ‘thằng lại cái, thằng lại cái, mày ăn cứt đi, thằng già đồng bóng!’ “

Yên lặng chết chóc bao trùm chúng tôi. Merceditas khóc thổn thức. Fermín định an ủi cô bằng vòng tay dịu dàng, nhưng cô nhảy phóc sang một bên.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN