Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn
Chương 2: Bức bì họa ăn thịt người
Nhị lão đạo nói trong Lão Câu có mộ cổ của một cô gái người KhiếtĐan, dân đào trộm mộ ở Quan Nội, Quan Ngoại đều không biết bí mật này,chỉ có môn đồ của Chính nhất đạo biết mà thôi. Khoảng bảy tám trăm nămtrước, nước Liêu chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai triều đại Đường Tống,nên người Khiết Đan cũng rất chú trọng tới phong thủy long mạch khi chọn nơi xây lăng mộ. Tương truyền, công chúa Mang Cổ con gái Liêu Thế Tônglà nữ thần Saman, sau khi chết nàng được chôn tại Lão Câu. Trong hầm mộvà đường hầm dẫn vào mộ treo đầy bích họa, đó đều là những tuyệt tác,nghe nói còn tùy táng cả người sống. Lúc đó, đầm cỏ đi lại không khókhăn như bây giờ, nó vốn là một thảo nguyên bao la. Lăng mộ hoàng đếthường chọn thế núi hai bên cao, ở giữa thấp để xây lăng tẩm. Ngôi mộ cổ trong Lão Câu chính là ngôi mộ do đích thân sư tổ Nhị lão đạo xem phong thủy, sau đó suýt chút nữa bị Bắc đại vương giết người diệt khẩu. Bímật về ngôi mộ được truyền từ đời này sang đời khác cho tới ngày nay,chính vì vậy Nhị lão đạo mới nắm rõ về ngôi mộ trong Lão Câu.
Mấy năm gần đây, nghề kiếm cơm của Nhị lão đạo gần như không thể trụđược nữa, nhớ lại lời sư tổ truyền lại về một số vị trí long mạch, không kìm được lòng tham, lão đào được vài ngôi mộ cũ, kiếm được chút tiềnnhưng không nhiều. Lần này nhắm vào ngôi mộ cổ của công chúa Khiết Đan,lão biết rằng trong đó có nhiều báu vật, nếu thành công thì từ giờ tớicuối đời không cần phải lo lắng gì nữa.
Chuyện trong Lão Câu có mộ cổ hiếm người biết đến, nhưng từ cuối đờiThanh tới nay, mọi người đồn nhau trong đó có mỏ vàng nên rất nhiềungười tham tiền tới đây tìm vàng, kết quả vàng đâu chẳng thấy, nhưngngười mất mạng ở đây quả không ít. Có người cao số không chết trong đầmcỏ thì cũng chết trong khe núi. Nghe đồn trong đó có những bức bích họanhiều năm tuổi chứa yêu quái ăn thịt người, nếu vào tới bên trong thìkiểu gì cũng bị yêu quái trong bích họa ăn thịt. Cũng có lời đồn trongđó có ma đất hoành hành, nói chung là đủ loại lời đồn.
Nhị lão đạo cũng không rõ những lời đồn đại đáng sợ này có liên quangì tới ngôi mộ cổ Khiết Đan hay không, nhưng thời buổi này đói kém sinhlàm liều, nhát gan chỉ có chết, đã dám làm nghề quật táng thì đừng tintà ma, những người quá tin vào ma quỷ thì không thể kiếm cơm bằng nghềđổ đấu được.
Đây là lần đầu tiên tôi và Sách Ni Nhi nghe tới chuyện bích họa ănthịt người. Năm xưa, số người đi qua được đầm cỏ vào tới trong khe núikhông nhiều, phần đa đều chết dọc đường, không rơi vào hố sình lầy thìcũng bị chìm trong đầm trạch, hoặc làm mồi cho đám ruồi trâu. Chúng tôikhông thể lý giải nổi, cũng rất hiếu kỳ, bích họa chẳng qua là những bức tranh được vẽ trên tường, sao có thể ăn thịt người được?
Nhị lão đạo cũng không hiểu: “Cũng có thể người ta nhìn thấy nhữngbức tranh đó có niên đại đã lâu, hiếm thành ra thấy lạ, cũng có thểnhững bức tranh đó hình thù kỳ quái đáng sợ, mọi người đồn tới đồn luithành yêu quái ăn thịt người cũng nên, làm sao mà tin được. Mọi người mà muốn nghe kể chuyện ma thì để lão đạo ta kể cho một chuyện. Thời Tống,bên dòng sông Hoàng Hà có một con hồ ly tu luyện nhiều năm đã thànhtinh, thường biến thành hình dạng cô gái và đi vào thành. Có một họa sỹtrông thấy cô gái dung mạo đẹp tuyệt trần thì vẽ lại, bức tranh được vẽsinh động như người thật. Sau đó, con hồ ly tinh này đã trà trộn vàocung cấm để mê hoặc quân vương, không ngờ sau khi uống rượu đã hiệnnguyên hình, lộ ra chiếc đuôi hồ ly, bị ngự lâm quân nhìn thấy bắt lấychém đầu tại Ngũ Triều môn. Con hồ ly chết nhưng hồn chưa siêu thoátđược, nó đã chốn trong bức tranh mỹ nhân. Về sau, bức tranh đó lưu lạctrong dân gian, người dân nhầm tưởng rằng đó là bức tranh tiên nữ, chỉcần nửa đêm thắp hương cầu khấn thì tiên nữ trong tranh sẽ bước ra. Cómột lão nhà giàu trong vùng đã bỏ khoản tiền lớn để mua bức tranh về thờ trong nhà chờ thời cơ gặp tiên nữ trong tranh. Kể từ đó gia đình ông ta bị yêu tinh trong tranh hại chết từng người từng người một. Đúng lúcnày sư tổ của ta đi qua, thấy yêu khí từ trong nhà bốc ra mù mịt khiếnngười không mở mắt nổi, sư tổ liền đeo kiếm bước vào nhà, dùng tam vịchân hỏa đốt bức tranh, giải cứu cho dân chúng trong vùng.”
Tôi thấy câu chuyện của Nhị lão đạo chỉ là chuyện bịa, nhưng vùngĐông Bắc lại lưu truyền rất nhiều những câu chuyện ma mãnh như vậy, vìnơi đây nhiều rừng rậm, thường xuyên bắt gặp cáo và hồ ly, nên không tin không được. Sách Ni Nhi và Trương Cự Oa tròn mắt lắng nghe, vừa sợ vừamuốn nghe tiếp, nghe xong còn thỏa sức tưởng tượng.
Đêm đó ngủ lại trên đầm cỏ, tôi cứ có cảm giác như bên cạnh mình cóthêm một người nữa khiến toàn thân gai lạnh, chẳng biết có phải do nghĩngợi nhiều quá hay không mà suốt đêm mộng mị liên miên, mơ màng thấy cóngười đi đi lại lại suốt đêm, làm tôi không thể ngủ yên. Tôi cứ tưởng đó chỉ là ảo giác, nhưng khi trời sáng thức dậy thấy bên cạnh đúng là thừa ra một người, có điều không phải là người còn sống.
2
Trước giải phóng có lời đồn đại rằng, không ít người mạo hiểm đi vàoLão Câu tìm vàng, nhưng rất nhiều người không nắm rõ tình hình, mới điđược nửa đường đã làm mồi cho lũ ruồi trâu, bị hút cạn máu thành nhữngxác chết khô đét, khắp người chi chít chấm đen, bộ dạng hết sức kinhkhủng. Những xác chết này nằm rải rác trong các bụi cỏ, năm này qua nămkhác chịu gió dập mưa vùi. Có những xác chết đến bây giờ vẫn còn nằm đóvà trở thành ký hiệu dẫn đường tới Lão Câu. Tối qua, chúng tôi dừng chân dựng trại, vì quá mệt nên sau khi nghe Nhị lão đạo huyên thuyên xong,tôi vào lều lăn ra ngủ ngay, đến khi trời sáng mới biết có một xác chếtđang nằm cạnh mình, kinh sợ đến nỗi cả ngày hôm đó không muốn ăn bất cứthứ gì.
Ngày thứ hai rồi ngày thứ ba, thời tiết vẫn lúc đẹp lúc xấu, lúc nắng cháy khi mưa rào, luôn khiến người ta cảm thấy khó chịu, có những chỗkhông thể đi vòng đành phải lội nước, những lúc như vậy cần quấn xà cạptránh bị đỉa cắn. Cứ như vậy, chúng tôi lần mò đi trong đầm cỏ, đi quanhững vũng lầy. Trên trời mây trắng, dưới đất là cỏ vàng, ngút ngàn tầmmắt như không có điểm tận cùng. Đi đến ngày thứ tư, mây đen đầy trời,gió dữ nổi lên, phía chân trời phía nam xuất hiện hai vệt màu đen, tựanhư hai con cá quả khổng lồ chui lên từ trong những bụi cỏ.
Sách Ni Nhi nói: “Đó là núi Kháng Diên Tử, phía dưới có một khe núi gọi là Lão Câu, cũng không đến nỗi sâu lắm.”
Nhị lão đạo xem xét một lúc, mừng rỡ nói: “Núi Kháng Diên Tử hai bêncao chính giữa thấp, hình dạng giống như hai con quỷ đang đứng gác cổng, y như lời Sư tổ tôi truyền lại. Đúng là chỗ này rồi! Trông thì gần vậy, nhưng đi tới nơi cũng còn xa lắm, ít nhất thì chiều mới tới, giờ vẫncòn sớm, chúng ta nghỉ chân ăn trưa đã rồi đi tiếp.”
Chúng tôi tìm một chỗ đất bằng để nghỉ chân, gặm tạm miếng bánh mìkhô cùng rau vuốt mèo[1]. Đi vào đầm trạch không mang được nhiều lươngkhô, dọc đường đều phải ăn tạm rau dại cho đỡ đói. Nhị lão đạo đã hứa,chỉ cần tới nơi là đưa trước nửa tiền, lúc ra sẽ trả nốt phần còn lại.Ông ta y lời lấy tiền đưa cho Sách Ni Nhi, còn nói: “Tôi và đồ đệ xuốngLão Câu đào mộ, e hơi ít người, nếu hai cô cậu đồng ý ở lại giúp một tay thì hai người có thể chọn bất cứ thứ gì trong cỗ quan tài cổ đó, mỗingười chọn lấy một món tùy thích.”
[1] Là một loại rau dại có hình dạng giống vuốt mèo.
Sách Ni Nhi lắc đầu nói: “Tôi cứ nghĩ trong Lão Câu chẳng có gì, mớiđồng ý dẫn đường cho ông, nhưng dọc đường nghe đạo sỹ kể chuyện, hóa racó mộ cổ thật, giờ tôi hối hận lắm rồi, trở về thể nào cũng bị ông nộitôi mắng chết.”
Nhị lão đạo nói: “Chỉ cần chúng ta không nói ra thì làm sao có ngườibiết được. Cô xem, giờ đã tới đây rồi, sao còn hối hận nữa?”. Ông ta lại hỏi tôi: “Lão huynh đệ, thế còn cậu? Tiền đến tận tay rồi mà không cógan lấy à?”
Tôi cũng không kìm nén được nỗi tò mò, muốn theo Nhị lão đạo vào bêntrong xem chuyện bích họa trong ngôi mộ cổ thực hư thế nào, vả lại nghelão đạo kể thì ngôi mộ này quy mô không nhỏ, cơ hội tốt như vậy thậthiếm có. Mặc dù trước đây nghe lão Nghĩa mù nói không thể kiếm cơm bằngnghề đổ đấu, trò đào mộ trộm báu vật không tránh khỏi chữ “tham”, khilòng tham đã nổi lên thì không có nghĩa khí gì nữa, gan ăn trộm cũngngày một to hơn, lấy mạng để đổi tiền khác gì xẻo thịt ở chân để lấp đầy bụng đói, sớm muộn gì thì mình cũng chết dưới tay mình. Nhưng sợ hãikhông dám đi chẳng phải để Nhị lão đạo và đồ đệ của ông ta chê cười tôinhát gan sao? Người ta đã nói tới nước này rồi tôi cũng không thể để mất mặt được. Kéo Sách Ni Nhi sang một góc bàn bạc, cuối cùng chúng tôicũng nhận lời Nhị lão đạo.
Nhị lão đạo nói: “Lão huynh đệ không hổ là người tới từ thành phốlớn, biết nhiều hiểu rộng, cái khác thì tôi không dám chắc, còn hôm naycậu cứ đợi sẽ được mở mang tầm mắt. Mấy ngày nay chúng ta lăn lộn trênđồng cỏ, hít gió trời ăn cỏ dại, đợi sự việc thành công, tôi sẽ mời mọingười ăn một bữa no nê, tay gấu hầm hạt thông, nấm thông nhung kho mũichó rừng, môi cá tầm hầm gân hươu, cứ món ngon mà gọi, được không?”
Trương Cự Oa nghe vậy, nước miếng đã chảy ròng ròng: “Đạo trưởng, thế thì còn nói gì được nữa, thầy bảo sao con làm vậy.”
Nhị lão đạo nói: “Tốt! Lần này thì lão đạo ta điều hành đại cục, mọingười phải nghe theo lời tôi, lát nữa nghỉ chân xong thì chúng ta tớichỗ khe núi xem tình hình ra sao rồi tính kế sách.”
Lúc này mây đen che kín bầu trời, một con chim nhạn cô đơn vỗ cánhbay ngang qua, đầm cỏ lại nổi gió, những cơn gió lạnh buốt kèm theo mưa, thời tiết lại đột ngột chuyển xấu. Chúng tôi ăn vội mấy miếng lương khô rồi thẳng tiến về phía Lão Câu, tới chân núi Kháng Diên chúng tôi nhìnthấy ngọn núi thấp, mà thực ra cũng không thể gọi là núi, cùng lắm làmột quả đồi, trên núi có khe nứt chạy theo hướng đông tây, trên hẹp dưới rộng, sâu khoảng mười mấy mét, hơi lạnh bốc lên gai cả người, nước mưachạy dọc theo sườn núi xuống tận đáy. Nhị lão đạo bật đèn pin lên, dẫnđầu nhóm, đi dọc xuống khe núi theo sườn đất. Trên đường đi, tôi pháthiện, trên vách núi có nhiều hoa văn giống hình cá tầm bốn chân, đầu tođuôi nhỏ. Lời đồn bích họa ăn thịt người có khi chỉ là những dấu tíchnày, niên đại của nó còn lâu đời hơn mộ cổ Khiết Đan.
Trương Cự Oa cố mở to mắt hết cỡ nhìn những hoa văn trên vách núi:”Trông thế nào cũng không giống quái vật ăn thịt người”. Nói rồi cậu tađịnh sờ vào những họa tiết đó.
Tôi giữ lấy tay Trương Cự Oa: “Nếu là tôi, thì tôi sẽ không động vàonó, tục ngữ có câu “Không có lửa làm sao có khói”, lời đồn bích họatrong Lão Câu ăn thịt người không phải tự mọc ra đâu.”
3
Nhị lão đạo nói với Trương Cự Oa: “Lão huynh đệ nói không sai, kiếm cơm bằng nghề này chúng ta phải hết sức cẩn thận.”
Trương Cự Oa trả lời: “Vâng, em xin nghe anh và đạo trưởng.”
Sách Ni Nhi cũng hiếu kỳ hỏi tôi: “Anh nghĩ dưới khe núi đó vẽ những hình gì?”
Tôi nói: “Có thể là rắn hoặc rồng gì đó, cũng có thể là hóa thạch. Niên đại lâu quá rồi tôi cũng không nhìn rõ.”
Ở Nội Mông có tục thờ rắn, rồng, vùng thảo nguyên thờ sói, vùng rừngrậm thờ gấu, có hang động thì thờ rắn v.v… nhưng những dấu tích ở LãoCâu này đơn thuần là dấu tích tự nhiên, có thể không phải do con ngườitạo ra.
Vết tích trên vách núi có niên đại lâu đời hơn bích họa trong mộKhiết Đan. Năm xưa, những người đi đào vàng mạo hiểm vào đây, rồi đồnnhau bích họa trong này ăn thịt người có thể là do nhìn thấy những hìnhthù trên vách núi, không liên quan tới ngôi mộ cổ chúng tôi đang tìm.Chúng tôi thận trọng di chuyển cẩn thận trong khe núi, không có dấu vếtcủa con người cũng không có dấu vết của động vật, dưới khe núi vừa ẩmvừa lạnh, toát ra một mùi hôi tanh ẩm thấp.
Nhị lão đạo lôi la bàn ra tìm phương hướng, đi phía trước dẫn đường,lúc rẽ hướng đông lúc rẽ hướng tây. Núi Khang Diên có địa thế hai bêncao ở giữa thấp, phía bắc cao hơn phía nam. Vị trí hầm mộ nằm tại phầntrũng xuống, đường hầm thông vào mộ chính là chỗ khe núi. Phía dưới khenúi toàn nhũ đá bị gãy, cho dù có tìm thấy đường hầm thì dựa vào mấyngười chúng tôi thì chưa chắc đã đào nổi. Mấy trò phép thuật của Nhị lão đạo tuy chẳng ra sao, nhưng bản lĩnh tìm huyệt mộ thì không phải vừa.Nhận thấy lớp đá rất cứng, khó có thể di chuyển được, lão liền ra khỏikhe leo hẳn lên trên núi Khang Diên, trên tay vẫn cầm la bàn đi tới đilui, qua trái phải, sang đông sang tây, tìm một lúc thì đi xuống sườnnúi. Lão chỉ vào một đám bùn lầy mọc đầy cỏ dại phía bên ngoài khe núi:”Ngắm chuẩn rồi! Đào chỗ này chắc chắn sẽ thông tới đường hầm.”
Trương Cự Oa nhận được lệnh liền lôi xẻng cán ngắn ra phát cho tôi và Sách Ni Nhi mỗi người một chiếc. Dưới sự hướng dẫn của Nhị lão đạo,chúng tôi bắt đầu đào từ đám bùn lầy đó. Mặc dù đất bùn lầy dễ đào nhưng vì khe núi hẹp tay chân không thể cử động thoải mái được, nên tới nửađêm, chúng tôi mới đào tới đáy, bên dưới lộ ra những viên gạch dài màuđỏ đun, dùng đất sét đỏ khớp rãnh, ba người chúng tôi cạy vài viên gạchlên thì đã mệt bở hơi tai, bên dưới là một đường hầm chỉ vừa một ngườiđi.
Tôi nhìn thấy Nhị lão đạo tránh đi vào cửa chính của ngôi mộ mà đàotừ phía trên đỉnh đường hầm xuống. Vì bị ngâm trong nước nhiều năm, nênkết cấu giữa những viên gạch đã có phần lỏng lẻo, chúng tôi không khỏikhâm phục đôi mắt gian xảo của Nhị lão đạo, trông thế mà chuẩn.
Nhị lão đạo cố nén lòng tham, lão giải thích vì hầm mộ bị bịt kínnhiều năm, bên trong có nhiều âm khí, không thể vào bên trong ngay được, hơn nữa bây giờ trời cũng tối rồi, mọi người ai nấy đều mệt, nghỉ ngơichút đã, cuối đường hầm còn một lần cửa nữa, ngày mai vẫn còn việc đểlàm.
Đêm hôm đó trời mưa không ngớt, Trương Cự Oa hỏi chúng tôi: “Mọingười có tin lúc đào trộm mộ mà gặp trời mưa nghĩa là ma đang khóckhông?”
Sách Ni Nhi nhát gan, hay tin vào mấy câu chuyện mê tín dị đoan kiểu này, nghe Trương Cự Oa hỏi vậy mặt cô đã tái mét.
Tôi nói với Sách Ni Nhi: “Không có chuyện đó đâu, người chết bị chôntrong mộ giữa chốn hoang vu không có ai làm bạn, lạnh lẽo bao nhiêu nămnhư vậy, giờ khó khăn lắm mới có người đến thăm, vui mừng còn không hết, sao mà phải khóc.”
Nhị lão đạo nói: “Đúng là lão huynh đệ không tin tà ma, lão đạo tôisớm nhận ra cậu không phải người tầm thường, hơn hẳn thằng đồ đệ của tôi chỉ biết mỗi việc khiêng đồ. Tôi thấy cô hồn dã quỷ có đáng sợ đến mấycũng không đáng sợ bằng nghèo đói, tôi bị cái nghèo hành cho phát sợrồi. Đợi mẻ này thành công đủ cho nửa đời còn lại ăn chơi phè phỡn, cáccậu chỉ cần nghĩ như vậy thôi là cứng gan lại ngay.”
Chúng tôi uống nước lạnh, ăn lương khô, nghe Nhị lão đạo nói đến đóthì hai mắt díp lại không thể chống lên được nữa, đêm hôm nay đúng làquá mệt. Bốn người thay nhau gác cửa đường hầm tránh không cho nước chảy vào, chịu đói chịu khát tới khi trời sáng.
Sáng hôm sau, Nhị lão đạo thắp một ngọn đèn bão giao cho tôi vàTrương Cự Oa vào trong thám thính, ông ta còn dặn dò: “Lão huynh đệ phải nhớ kỹ, đèn tắt thì người chết.”
4
Nhị lão đạo nói với tôi, ngôi mộ Khiết Đan này nằm phía dưới một đồiđất to, bên trên mọc đầy cỏ dại, hầm mộ ở ngay dưới đồi đất, lần cửa thứ nhất nằm dưới khe núi Lão Câu, để đảm bảo không ảnh hưởng tới phongthủy nên người xưa đã dùng gạch xây nối giữa hầm mộ và cửa mộ, phía saucửa mộ còn một lần cửa đá nữa, tường hầm mộ xây bằng đá rất kiên cố, khó mà đào vào trong được. Để vào ngôi mộ cổ này, cách đơn giản nhất chínhlà đào từ phía trên đường hầm dẫn vào mộ. Nhưng ngôi mộ bị bịt kín nhiều năm, không lưu thông khí, đi vào sâu bên trong sẽ thấy khó thở, nếungọn đèn bị tắt chứng tỏ âm khí trong mộ vẫn còn nhiều, phải quay rangay, đêm dài lắm mộng, ở trong đó lâu ắt có biến cố, thăm dò rõ tìnhhình trong mộ, mở cửa mộ lấy đồ xong, phải nhanh chóng quay trở ra ngay.
Chúng tôi quấn xà cạp, rồi thòng dây thừng để xuống đường hầm, bêndưới lạnh lẽo vô cùng, nếu hai người đi song song nhau thì hơi chật, đất rất xốp, chạm tay vào tường là từng mảng đất rơi xuống, đường hầm cóthể sập bất cứ lúc nào, và chúng tôi sẽ bị chôn sống dưới này bất cứ lúc nào. Đường hầm được xây bằng gạch nung dài, bên trên phủ một lớp bụidày, trên tường đều khắc bích họa tuy nhiên đoạn hầm này bị sụt lởnghiêm trọng, lại ngâm trong nước lâu năm nên chỉ vài họa tiết còn nhìnthấy được, trong đường hầm vương vãi ít xương cốt, có thể là xương người bị tùy táng, cũng có thể là xương súc vật, chúng đã gãy vụn không thểnhận biết được.
Trương Cự Oa tuy to xác nhưng nhát gan, cậu ta theo sát phía sau lưng tôi và hỏi: “Anh à, anh đã đào mộ cổ bao giờ chưa?”
Tôi nói: “Hồi ở quê vẫn hay chơi dưới mấy cái huyệt không, còn cácược với lũ bạn ngủ qua đêm ở bãi tha ma nhưng chỉ là huyệt trống, ngoài mấy con nhện ra thì chẳng có gì dưới đó cả. Mộ cổ như mộ thời Liêu nàythì lần đầu tiên đấy, cậu là đồ đệ của Nhị lão đạo mà chưa vào mộ cổ lần nào à?”
Trương Cự Oa nói: “Nửa năm nay em theo đạo trưởng cũng đào được mấycái mộ, nhưng chưa bao giờ đào cái mộ nào to như thế này, chỉ riêngđường hầm thôi mà đã sâu thế vậy rồi, bên trong không biết có gì?”
Tôi nghĩ bụng: “Biết rồi còn hỏi, trong mộ cổ ngoài ‘bánh chưng[2]’ra còn có gì được nữa? Trước đây nghe Nhị lão đạo nói ngôi mộ này chônmột người con gái Khiết Đan, lúc còn sống nàng không những là ngườihoàng tộc, xinh đẹp tuyệt trần, mà còn là một nữ thần Saman, thân phậnrất đặc biệt.”
[2] Bánh chưng: là tiếng lóng của dân trộm mộ, ám chỉ xác chết trong quan tài.
Trương Cự Oa kêu lên: “Chà! Không biết nàng đẹp đến mức nào?”
Tôi hỏi cậu ta: “Cậu nghĩ xem, trong số những cô gái cậu đã từng gặp thì ai là xinh nhất?”
Trương Cự Oa nói: “Sách Ni Nhi! Tóc dài thướt tha, trông là đã thấythích rồi. Cả đời em chưa bao giờ thấy cô gái nào xinh như vậy cả.”
Tôi nói: “Sách Ni Nhi đúng là rất xinh, nếu sinh vào thời Thanh thìcô ấy cũng có thể là Cách Cách đấy, nhưng so với cô gái Khiết Đan nàythì khí chất có khi không bằng vì Sách Ni Nhi lớn lên trong gia đình săn bắn, tính khí nhiều lúc còn cương hơn cả đám đàn ông.”
Trương Cự Oa nói: “Dù sao cô gái Khiết Đan kia cũng chết rồi, người chết thì không sánh được với người còn sống.”
Tôi nói: “Biết đâu chết nhưng không bị phân hủy, mở nắp quan tài ra thấy vẫn như còn sống…”
Trương Cự Oa nói: “Thế thì thành cương thi rồi còn đâu. Anh đừng nói nữa, em yếu bóng vía lắm.”
Tôi nói: “Mà bọn mình nói đến đâu rồi nhỉ! Cậu đừng nói chuyện này với Sách Ni Nhi nhé, nếu không cô ấy không tha cho tôi đâu.”
Trương Cự Oa nói: “Đánh yêu mắng yêu thôi. Cô ấy để ý đến anh mới làm vậy, con gái ở vùng bọn em toàn thế thôi.”
Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện cho bớt sợ, đi tới tận cùng của đường hầm, theo ánh sáng ngọn đèn chúng tôi nhìn thấy một lần cửa bằng gỗ,mỗi bên cánh cửa có dãy đinh tán bằng đồng mạ vàng. Ở giữa có một chiếckhóa lớn đã hoen rỉ. Lớp cửa mộ đầu tiên dưới lòng núi Khang Diên là một cánh cửa đá, trong đường hầm có một khối đá to đùng để chặn kẻ xâmphạm, không có lừa ngựa kéo thì đừng mơ tưởng đến chuyện mở ra, nhưnglớp cửa thứ hai chỉ làm bằng gỗ nẹp đồng, lại bị hoen rỉ mục nát, nên về cơ bản là không chặn được ai.
Trương Cự Oa rút từng cái đinh trên tấm cửa, rồi đục xuyên qua, bêntrong toàn cát, đào hết lớp cát lại là than cốc. Đây là lớp chống ẩmtrong mộ cổ, may mà không dày lắm, phía sau lớp đất cát đó lại là mộtlần cửa nữa.
Tôi và Trương Cự Oa toàn thân nhễ nhại mồ hôi và lấm lem đất cát,nghĩ tới chuyện phía trước chính là địa cung, tự nhiên tôi lại thấy căng thẳng. Khi chúng tôi chuẩn bị cạy lớp cửa thứ ba, thì thấy Sách Ni Nhiđi vào, tôi hỏi: “Sao em lại vào đây? Không sợ xác chết Khiết Đan à?”
Sách Ni Nhi nói: “Hai người vào lâu quá mà không thấy động tĩnh gì, em lo xảy ra chuyện, sao vẫn chưa xong?”
Tôi nói: “Sắp xong rồi, còn một lần cửa nữa, cạy xong lớp cửa này, bên trong chính là địa cung…”
Nói xong thì Trương Cự Oa cũng đã đẩy bật được cánh cửa, địa cungchẳng qua cũng là huyệt đạo trong lòng đất, đúng lúc Trương Cự Oa đẩybật cánh cửa, một luồng gió đen từ bên trong phụt ra khiến mọi ngườinghẹt thở. Tôi và Trương Cự Oa mới nhắc đến chuyện hình dạng cô gáingười Khiết Đan nên rất hiếu kỳ, mọi người bất giác cầm đèn lên, đi vàobên trong xem xét tình hình. Bất thình lình, từ bên trong hầm mộ tối đen xông ra một con quái vật hình thù kỳ dị, toàn thân mọc đầy lông trắngtoát, hai mắt sáng rực, răng nanh nhọn hoắt.
5
Ngọn đèn bão lung lay trước cơn gió âm từ trong hầm mộ thổi ra lúc tỏ lúc mờ, cùng lúc đó một con quái vật chưa ai nhìn thấy bao giờ, lôngtrắng mắt vàng, há to cái miệng đỏ au như máu xông ra. Ba người chúngtôi hồn bay phách lạc, tóc trên đầu dựng ngược hết cả lên, chôn chântrong đường hầm chật hẹp không biết chạy trốn đi đâu, chỉ biết giươngmắt nhìn con quái vật đang lao tới. Tôi kinh hoàng vơ vội chiếc cuốcchim ném về phía con quái vật, chỉ thấy như ném vào không khí, chiếccuốc va vào lớp tường gạch phát ra tiếng kêu chát chúa, vì ném mạnh quánên lưỡi cuốc đã bị nứt, còn con quái vật lao về phía chúng tôi như mộtcơn lốc khiến mọi người không thể thở được, khi nhìn lại thì trước mắtbỗng không thấy gì hết.
Chúng tôi thất kinh hồn vía, thở không ra hơi, vội vã quay ra theođường cũ. Trương Cự Oa kể lại hình ảnh kinh hãi vừa rồi cho Nhị lão đạonghe. Cả ba người đều nhìn thấy, không thể nhìn nhầm được, nếu tiếp tụcđi vào bên trong chắc chắn sẽ bị con quái vật canh mộ đó ăn tươi nuốtsống.
Nhị lão đạo kiếm cơm bằng nghề đổ đấu, kinh nghiệm cũng rất phongphú, nghe Trương Cự Oa tả lại như vậy thì biết ngay đó không phải ácthú. Ngôi mộ cổ này đã hàng nghìn năm không lưu thông không khí, nhữngbức tranh vẽ trên tường màu sắc vẫn sặc sỡ giống như vừa được vẽ xong,đúng thời khắc mở cửa mộ, âm khí trong mộ sẽ tràn ra ngoài, màu sắc trên những bức tranh cũng theo cơn gió đó mà bị bay ra bên ngoài một phầnnào. Mắt thường nhìn thấy hình ảnh quái thú chẳng qua là màu sắc củanhững bức bích họa bị thổi ra ngoài. Thời xưa mê tín, cứ nghĩ rằng đó là hồn ma bóng quỷ. Nếu gặp phải những trận gió như vậy, nhẹ thì sợ tớihồn bay phách lạc, nặng thì chết ngay tại chỗ. Thực ra điều này cho thấy ngôi mộ đã được bảo tồn nguyên vẹn.
Tôi nhớ lão Nghĩa mù cũng từng nói với tôi chuyện này, Nhị lão đạokhông nói dối, nhưng Trương Cự Oa thì nói thế nào cũng không chịu vào mộ lần nữa.
Nhị lão đạo quát: “Đồ vô dụng! Suốt ngày không biết làm gì, chỉ muốnngồi không ăn sẵn, cũng không nghĩ lại xem trên mộ tổ nhà mày có mọcngọn cỏ dại nào không? Nhát gan không làm được tướng quân, sợ chết không phải là đại trượng phu, mày có muốn kiếm tiền xây nhà, cưới vợ khônghà?”. Nhị lão đạo biết tỏng gan ruột của Trương Cự Oa, nói một hồi nhưvậy, cậu ta lại bị thuyết phục.
Trương Cự Oa ôm mộng làm giàu, nghe Nhị lão đạo nói vậy, cậu ta lại liều ôm cuốc cầm đèn quyết tâm vào mộ cổ tìm báu vật.
Nhị lão đạo quay lại nói với tôi: “Lão huynh đệ, thằng đồ đệ của tôichẳng được tích sự gì, đành phải nhờ cả vào cậu. Cậu cũng biết từ cổ tới nay có ba giáo phái: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo. Nho giáo thì bìnhthường, Phật giáo thanh đạm khổ cực, duy có Đạo giáo là trường sinh bấtlão, biến hóa vô cùng và lanh lợi nhất. Đi tới đâu cũng khiến mọi ngườiphải ngước mắt nhìn. Thuật trường sinh bất lão tuy khó luyện thành nhưng sư phụ tôi cùng các đạo nhân đều dựa vào xem bói xem tướng, xem phongthủy để kiếm sống. Tuy chưa đến mức giàu có nhưng không tới nỗi chếtđói. Có điều tới đời chúng tôi gặp lúc đất nước giải phóng, nhà nước chủ trương đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan. Bát cơm từ nhiều đời tổ tiên đểlại, đến đời tôi thì không bị đạp đổ, tôi chẳng biết làm gì khác, khôngđi đào trộm mộ thì biết làm gì? Ngày trước tôi hút thuốc phiện, giờ thìthành đồ bỏ đi rồi, không thể chịu được cái lạnh dưới hầm mộ, nên đànhnhờ vào cậu hướng dẫn đồ đệ tôi vào mộ, nhờ cậu trong nom nó với.”
Tôi nghĩ trong bụng: “Lão cáo già này khéo sai bảo người khác, tựthân mình không vào mộ cổ, mấy việc nặng nhọc khó khăn này đều đùn hếtcho mình và Trương Cự Oa”. Nhưng tôi là người ưa nhẹ chứ không ưa nặng,thời buổi đó lại đang tuổi thanh niên hiếu thắng, biết là việc khó cũngkhông muốn kiếm cớ thoái thác. Tôi nghe theo sự sắp xếp của Nhị lão đạo, bảo Trương Cự Oa mang túi da rắn, đeo găng tay, dây thừng, đèn pin, đèn bão và rìu.
Lúc này đã quá ngọ, chắc dưới hầm mộ đã có chút không khí tràn vào,tôi và Trương Cự Oa đeo khẩu trang chuẩn bị đi xuống, Sách Ni Nhi váctheo khẩu súng săn đòi đi theo vào hầm mộ, một phần cô lo tôi xảy rachuyện, một phần cũng do hiếu kỳ, càng sợ càng muốn đi, nói cho cùng côvẫn là kẻ to gan, vác theo súng săn tuy không dọa được người chết, nhưng cũng đủ để người sống thêm phần vững dạ.
Tôi không muốn để Sách Ni Nhi xuống mộ, tuy tôi không tin âm hồnngười chết vẫn còn trong mộ, nhưng những hiểm họa như cát rơi đá đổ thìluôn rình rập, thời gian lưu thông không khí cũng chưa lâu, chưa biếtchừng xuống đó lại chết ngạt, đường hầm thì có thể sập xuống bất cứ lúcnào. Nhưng Sách Ni Nhi một mực đòi theo, tôi đành phải để cô đi theo vàbắt phải đi sát phía sau tôi, không được đi lên phía trước.
Lần này trước khi xuống đường hầm, Nhị lão đạo đưa cho tôi một câyhương, dặn kỹ chúng tôi phải hành động nhanh chóng, trước khi que hươngcháy hết phải trở lại mặt đất. Tôi hỏi lại tại sao phải vậy, thì lão tachỉ ậm ừ trả lời rằng ở dưới lâu sợ xảy ra biến cố.
Trương Cự Oa cầm rìu và đèn bão đi trước, tôi cùng Sách Ni Nhi cầmđèn pin đi sau, ba người thả dây thừng xuống đường hầm, lần mò vào tớicửa mộ theo đường cũ. Hầm mộ được đào bên dưới đồi đất, chia thành tiền, trung, hậu ba gian mộ thất. Tiền thất nhỏ hẹp, chỉ cách cửa mộ khoảngnăm bước chân, trên bức tường đối diện cửa mộ vẽ hình một con mãnh hổđang nhe nanh giương vuốt, đây là linh thú trấn mộ tránh tà, phần lớnmàu sắc đã bị bay mất khi mở cửa mộ, bức tranh giờ có mày tối sậm nhưngvẫn nhìn rõ hình ảnh con vật gầm gừ hung dữ. Những bức bích họa phíatrong bay màu không nghiêm trọng lắm, chúng tôi quét đèn pin một lượt,chỉ thấy màu tranh vẫn tươi tắn như mới, trên đó vẽ người, vật, hoa cỏ,cung điện, núi non, còn có quần thần ca hát tiệc tùng, nét vẽ điêuluyện, có phong cách của hội họa đời Đường. Ở giữa nơi này, tôi thấymình như đi lạc vào một phòng tranh nghìn năm tuổi.
6
Diện tích tiền thất không lớn nhưng rộng hơn nhiều so với đường hầm.Bốn bề đều được xây bằng gạch. Mới bước vào trong, ánh sáng chiếc đènbão đã giảm đi, đèn pin cũng không chiếu sáng được xa, mùi ẩm mốc vẫnnồng nặc kèm thêm mùi tanh khó chịu của đất. Chúng tôi sợ bị ngạt nênkhông dám đi quá nhanh.
Vừa đi vào, chúng tôi đã nhìn thấy bức bích họa ác thú gác cổng, haibên và phía trên đầu có họa tiết hạc tiên và mây vờn, hai bên có bốntượng đất quay mặt vào nhau trong tư thế nửa quỳ nửa ngồi, xem ra đây là hình ảnh của lính thị vệ, người nào người nấy mắt to mày rậm, tóc dàingang vai, trên mình mặc áo dài cổ tròn có hoa, chân đi hài, thắt dâylưng, tay cầm búa dài. Họa tiết hoa trên áo, trên búa và hài đều đượcdát vàng.
Thấy Trương Cự Oa đang cạo lớp vàng bên ngoài, tôi liền nói: “Nhị lão đạo dặn rồi, lấy năm món bảo vật ở hậu thất là được, đồ tùy táng ở ngôi mộ này quá nhiều, đến vàng dát mà cậu cũng lấy thì cạy ba ngày ba đêmcũng không hết đâu.”
Trương Cự Oa tuy hoa hết cả mắt nhưng vẫn gật đầu nói: “Vâng, em nghe anh. Anh này, mấy ông tượng gốm này sao không cầm dao quăm mà lại cầmvũ khí hao hao giống búa thế nhỉ, liệu có dùng được không?”
Tôi nói: “Cậu thì biết gì, không phải búa, mà là kim trảo, trước ngựgiá không được dùng đao, nên chỉ có thể dùng kim trảo, Hoàng thượng thấy ai chướng mắt liền lệnh cho thị vệ lôi ra ngoài điện dùng kim trảo”kích đỉnh”, có nghĩa là đè phạm nhân xuống dưới đất, dùng búa dài nàygõ mạnh vào đầu, như là bổ dưa hấu ấy.”
Trương Cự Oa nói: “Anh giỏi thật đấy, chuyện này mà cũng biết.”
Sách Ni Nhi nói: “Hình như em có nghe ông nội nói, cái này gọi là cốt đóa…”
Thực ra thì Sách Ni Nhi nói không sai, vũ khí mà võ sỹ trong mộ Liêucầm chính là cốt đóa. Từ rất lâu rồi, nó là binh khí của người KhiếtĐan, cũng là binh khí của đội quân tự vệ. Lúc đó tôi cũng không biết nólà binh khí gì, chỉ tiện mồm nói vậy thôi. Tôi giải thích với Sách NiNhi rằng cốt đóa và kim trảo không khác gì nhau, chỉ là cách gọi củaQuan Nội và Quan Ngoại không giống nhau mà thôi.
Trung thất là một hầm mộ xây dựng theo thuyết trời tròn đất vuôngtrần vòm, diện tích bằng bốn gian nhà dân, tường cao khoảng ba bốn mét,đèn pin không thể chiếu sáng đến điểm tận cùng, hai bên mỗi bên có mộtgian nhĩ thất[3], góc tường là những chiếc cột xây bằng gạch, trên tường vẽ những bức tranh đen trắng và tranh màu trên nền đỏ, trên trần mộ vàbốn phía xung quanh bức tường là một bức tranh hoàn chỉnh, màu sắc vẫncòn tươi tắn, hình ảnh sinh động như thật.
[3] Nhĩ thất: là gian phòng nhỏ nằm ở hai cạnh gian chính.
Trần mộ tô màu xanh lam điểm xuyết những ngôi sao màu trắng, phíađông nam vẽ vầng mặt trời đỏ au, bên trong có con chim vàng ba chân,phía tây nam vẽ vầng trăng sáng vằng vặc, trong cung trăng có cây đa vàthỏ ngọc, không gian thăm thẳm, trời thăng trăng giáng, toàn cảnh bứctranh khiến người ta có cảm giác như thỏ đang chạy, chim đang bay, thờigian đang trôi chảy như ánh sáng, và cuộc sống đang được hồi sinh. Tôingẩng đầu nhìn trần ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi, vừa xem tim vừa đập thình thịch, Sách Ni Nhi và Trương Cự Oa cũng tròn mắt kinh ngạc đứng.
Tôi nghĩ thầm: “Cô gái Khiết Đan này cũng biết hưởng thụ thật đấy,chết rồi mà vẫn còn được ngắm những bức tranh đẹp như trong truyện cổtích thế này”. Vừa nghĩ, tôi vừa lia ánh đèn pin sang phía bức tường,tiền gần lại xem thì thấy những bức bích họa trong ngôi mộ cổ này đượcsắp xếp theo lớp lang, miêu tả lại cuộc sống của chủ nhân khi còn sống,những buổi ca hát tiệc tùng trong hoàng cung, những buổi tế lễ thần,những buổi cưỡi ngựa săn bắn trong rừng, đội quan thị vệ uy nghiêm trong bộ áo giáp lấp lánh, người hầu quỳ dưới chân kính cẩn dâng rượu thịt,lính dắt ngựa nghiêm trang trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh xuất hành củachủ nhân. Bên gian nhĩ thất chất đầy các loại bát bằng mã não, thủytinh, bát đĩa sứ tráng men trắng, men xanh, bình vàng hũ bạc, yên ngựakhảm ngọc dát vàng. Chỉ cần lau lớp bụi dày bên ngoài đi, là vàng ròng,bạc trắng, mã não đỏ hiện ra chói lóa cả mắt. Những ngôi mộ bình thườngkhông thể nào so sánh nổi. Dù đã cách hàng nghìn năm, nhưng nhìn vàonhững đồ tùy táng này cũng đủ biết được cuộc sống, sa hoa, cơm vàng áobạc, người hầu kẻ hạ của chủ nhân ngôi mộ.
Trương Cự Oa nói: “So với chủ nhân ngôi mộ này thì mình đúng là lãngphí đời, sao người ta lại có cuộc sống sa hoa như vậy được chứ?”
Tôi nói: “Sư phụ cậu nói một câu rất chuẩn, số đã đểu còn biết trách ai, có trách thì trách mộ tổ nhà cậu không mọc được cỏ.”
Sách Ni Nhi hỏi: “Toàn những thứ sinh không mang đến chết không mangđi, cần nhiều thế để làm gì? Công chúa Mang Cổ lúc sống có bao kẻ hầungười hạ, của cải chất đống, nhưng chẳng phải vẫn chết trẻ đấy thôi.”
Tôi hỏi lại: “Sao em biết cô gái Khiết Đan chết trẻ?”
Sách Ni Nhi trả lời: “Có gì lạ đâu, nữ thần Saman Mang Cổ chết lúcngoài hai mươi tuổi, nếu hỏi mộ nàng ở đâu thì không ai biết, nhưng nhắc tới tên của nàng thì lớp người trước của giáo phái Saman ai cũng rõ.Truyền thuyết nói rằng, nữ thần Mang Cổ có thể nói chuyện với quỷ thần,mắt của nàng có thể nhìn xa ngàn dặm, sắc đẹp nghiêng nước nghiêngthành, thế gian hiếm có.”
Tôi nói: “Cô gái Khiết Đan này lúc sống xinh đẹp đến đâu chúng takhông ai biết, vì hồi đó chưa có máy ảnh, nhưng trên những bức bích họakia chắc phải khắc họa lại dung nhan của chủ nhân ngôi mộ.”
Tôi muốn tìm tranh chân dung nữ thần Saman trong số những bức bíchhọa kia, có điều nhiều bức họa như vậy nhưng hoàn toàn không có tranhchủ nhân ngôi mộ. Tôi biết, thi thể cô gái không nằm ở hậu thất mà nằmtrong hầm mộ âm u lạnh lẽo này và đang theo dõi mỗi hành động của bachúng tôi từ đầu đến cuối.
7
Tôi nói với Trương Cự Oa và Sách Ni Nhi là chúng tôi đã ở rất gần thi thể cô gái Khiết Đan, chủ nhân ngôi mộ được đặt ở chính nơi này.
Trương Cự Oa thắc mắc: “Sao chủ nhân ngôi mộ lại không ở hậu thất hả anh?”
Tôi nói: “Cậu theo Nhị lão đạo làm đồ đệ bao lâu thành công cốc à?Hậu thất thường chỉ dùng để bia đá, chủ nhân ngôi mộ đương nhiên phải ởgian chính thất rồi.”
Sách Ni Nhi nghe tôi nói thi thể cô gái Khiết Đan ở ngay đây thì sợhết hồn, trách tôi sao không nói sớm. Những truyền thuyết về nữ thầnSaman nước Liêu lưu truyền rộng rãi khắp vùng Đông Bắc, giáo phái Samanngày nay chỉ còn biết thuật trừ tà. Nghe nói thời xưa họ thông thạo mọipháp thuật thần thông. Sách Ni Nhị nghe quá nhiều những truyền kỳ về họtừ các bậc tiền bối, nên giờ sợ thì sợ nhưng vẫn muốn xem hình dạng củacô gái Khiết Đan kia như thế nào.
Càng đi sâu vào trong, ánh đèn bão càng tối, chúng tôi hít thở cũngthấy khó khăn hơn, hơi thở bắt đầu trở nên gấp gáp, mồ hôi túa ra đầylòng bàn tay. Chúng tôi tiếp tục tiến lên, phía trước mờ mờ ảo ảo hiệnra hình ảnh một chiến giường bằng đá kê sát chân tường, cao đến lưngngười bình thường, chạm khắc thành hình đầu rồng mình cá, đó là mộtchiếc giường đá hình cá Ma Kết, có điều chỉ có chiếc giường đá chứ không có quan tài, thi thể cô gái nằm nghiêng trên chiếc giường đá đó. Phongtục mai táng của người Khiết Đan khác với vùng Quan Nội. Người Saman cổtin vào thuyết thông linh, khi mai táng kiêng dùng quan tài. Điều nàytôi cũng được nghe lão Nghĩa mù kể lại. Tôi tiến lên vài bước để xem cho rõ hơn, Sách Ni Nhi nấp phía sau tôi và Trương Cự Oa, cố rướn người xem ra chúng tôi gần như nín thở, quan sát mọi thứ trước mắt dưới ánh sánglờ mờ của chiếc đèn pin.
Phía dưới chiếc giường đá vẽ hình một nam hai nữ, hình thức và thầnthái đều rất sinh động, hai cô gái mặc váy cung nữ màu xanh, một ngườicầm quạt lông vẹt trắng, một người cầm chậu vàng, bên cạnh còn có một cụ già trong trang phục Saman, đầu quàng khăn voan màu đen, khuôn mặt hơigầy, mũi cao mắt sâu, để râu dài, hai tay chắp phía trước cung kính, vẻmặt trang nghiêm khiến người nhìn phải nể sợ. Phía trước giường đá có ba thi thể đã khô quắt, cũng là hai nữ một nam, trang phục giống như hìnhvẽ trong tranh, trên thi thể chi chit những nốt đen.
Ba người này hẳn là người tùy táng, trên giường đá có vẽ hình dạngcủa ba người này cho thấy họ là người hầu thân cận của chủ nhân ngôi mộ. Người sống bị bắt uống thủy ngân rồi tùy táng, thì khi chết cơ thể mớicó nhiều nốt chấm đen như vậy, thủy ngân giúp thi thể bảo tồn được nhiều năm mà không bị phân hủy.
Nhìn lại cô gái nằm nghiêng trên giường đá, cô gái Khiết Đan được đeo mặt nạ vàng, hai bím tóc tết phía sau đầu, bên trên còn cài trâm bằngvàng, cô gái gối đầu trên một chiếc gối hình thú, lưng đeo đai cài khuyNhư Ý, tay đeo găng, chân đi hài thêu kim tuyến, cổ tay đeo một đôi vòng vàng hình đầu rồng, tai đeo hoa tai bằng đá quý, ngón tay đeo nhẫnvàng, bên hông đeo hai chiếc đao có cán làm bằng ngọc, trước ngực đeochiếc vòng hổ phách lớn, kết bằng hàng trăm viên hổ phách và ngọc trai,toàn thân mặc chiếc áo dệt bằng sợi bạc, tay ôm một chiếc hộp bằng vàngcó trang trí mã não. Mặt nạ vàng hẳn được làm mô phỏng lại diện mạo củacô gái khi còn sống, dùng những lát vàng mỏng dát thành, dù sao thì đócũng không phải là khuôn mặt của người sống, nó chỉ là một chiếc mặt nạlạnh lẽo suốt hơn nghìn năm, khi phản chiếu ra những tia sáng lấp lánhtiếp xúc với ánh đèn pin nhưng trong ngôi mộ lạnh lẽo này, tôi không hềcảm nhận được vẻ đẹp hay vẻ đoan trang của cô gái, mà chỉ thấy nó thậtkỳ dị.
Tôi nghĩ bụng, chẳng trách người ta ví xác chết trong các ngôi mộ cổlà “bánh chưng”, cứ bao bọc từ trong ra ngoài tầng tầng lớp lớp như vậylàm sao mà xem diện mạo trước đây được.
Trương Cự Oa nhìn thi thể cô gái Khiết Đan một lúc thì hỏi tôi: “Anhà, cứ nhìn mãi thế này khiếp lắm. Em nói rồi mà, cô gái Khiết Đan nàylàm sao mà đẹp bằng chị em được.”
Sách Ni Nhi không hiểu gì, hỏi lại Trương Cự Oa: “Cậu vừa nói gì thế?”
Trương Cự Oa giải thích: “Anh bảo, chị với cô gái Khiết Đan kia tướng mạo như nhau, nhưng em nghĩ xác chết kia làm sao đẹp bằng chị được….”
Sách Ni Nhi nghe vậy nổi cáu, véo tai tôi đay nghiến: “Anh dám so sánh em với người chết à?”
Tôi đau đến thở hắt ra, vội phân bua với Sách Ni Nhi: “Em đừng tinmồm thằng Oa, chắc nó lại nằm mơ, rồi tưởng là thật đấy”, nói rồi quaysang liếc xéo Trương Cự Oa một cái. Tôi hỏi: “Phía sau chiếc mặt nạ kialà chân dung cô gái Khiết Đan, mọi người có dám xem không?”
Sách Ni Nhi sợ hãi phản đối ngay: “Không cần… đừng xem, mặt người chết… có gì đáng xem đâu.”
Tôi nói, Nhị lão đạo đã dặn rồi, không cần lấy đồ tùy táng gì khác vì bảo vật đích thực đều nằm trên người cô gái Khiết Đan kia, chỉ cần lấychiếc hộp mã não khảm vàng trong tay cô gái, chuỗi vòng cổ mã não, chiếc mặt nạ vàng, ba thứ này là đủ. Đặc biệt là chiếc mặt nạ vàng có chạmtrổ hình long phượng rất tinh vi, lại có hình dạng khuôn mặt của cô gáiKhiết Đan khi còn sống, nên không có món đồ nào có giá trị bằng nó cả.
Sách Ni Nhi nói: “Nhị lão đạo nói thì hay, sao ông ta không xuống đây mà tháo chiếc mặt nạ từ trên người cô gái Khiết Đan kia xuống?”
Trương Cự Oa nói: “Sư phục em không dám xuống đâu, nếu xuống chỉ có nước chết.”
8
Tôi hỏi lại Trương Cự Oa: “Cậu nói thế nghĩa là sao? Sao lão đạo tặc kia xuống mộ lại chết?”
Trương Cự Oa kể cho tôi và Sách Ni Nhi biết, tổ tiên Nhị lão đạo nămxưa xem phong thủy cho ngôi mộ này đã thề độc rằng, ông và hậu thế củaông không được đến đào trộm mộ, nếu không sẽ bị chết.
Tôi hỏi lại: “Cậu là đồ đệ của Nhị lão đạo, ông ta sợ chết, cậu không sợ chết à?”
Trương Cự Oa ngẩn người ra, rồi kinh hãi kêu lên: “Ối! Em còn chưa nghĩ tới điều này!”
Tôi hỏi lại cậu ta: “Nhị lão đạo đã dạy cậu những thứ gì rồi?”
Trương Cự Oa nói: “Nhiều lắm, đạo trưởng dạy em, đào trộm mộ khởinguồn từ lưu vực Hoàng Hà, phát triển trong dân gian, sau đó còn đưa vào cả trong kịch của người Đông Bắc, thông thường do nhóm hai người cùnglàm việc…”
Tôi mới nghe là đã biết, Nhị lão đạo là tên gian xảo, ông ta chẳngdạy gì cho Trương Cự Oa cả, mấy thứ này cũng chỉ có thằng ngốc nhưTrương Cự Oa mới tin thôi.
Trương Cự Oa ít tiếp xúc với xã hội, nhìn thấy vàng bạc châu báu trên cơ thể cô gái Khiết Đan thì nổi lòng tham, chẳng còn biết sợ là gì nữaliền giục tôi soi đèn cho cậu ta lấy đồ, cậu ta còn quỳ trước cô gái vái lạy, khấn: “Em gái, em chết rồi giữ mấy thứ này cũng chẳng để làm gì,thôi thì chia cho bọn anh một ít, coi như tích đức, anh đây xin đắctội.”
Trương Cự Oa niệm vài câu cho vững dạ, rồi giơ tay lấy những báu vậttrên thi thể cô gái, vì vướng ba cái xác khô nằm phía trước giường đá,nên cho dù Trương Cự Oa cao to, tay dài thì cũng không thể với xa được,cậu ta đành dời ba xác chết sang một bên, người chết do uống thủy ngânsẽ rất nặng dù đã bị khô đét, Trương Cự Oa di chuyển hết sức chật vật.
Sách Ni Nhi cầm đèn bão và súng săn đi sát phía sau tôi, tôi cắm quehương mà Nhị lão đạo đưa cho vào khe gạch trên tường, cầm sẵn túi darắn, soi đèn pin cho Trương Cự Oa. Lúc này, thời gian không khí lưuthông trong hầm đã khá lâu, nên phạm vi chiếu sáng của ánh đèn đã đượcmở rộng, có thể nhìn thấy bức tranh phía sau thi thể cô gái Khiết Đan.Đó là một bức bích họa, có điều nội dung hết sức kỳ lạ, khiến cho ngườixem khó lòng lý giải.
Phần trên bức bích họa hình ảnh sói đang ăn mặt trăng, vầng trăng totròn bị biến thành màu đen, hơn nữa lại to đến kỳ lạ khiến người xem sởn gai ốc, cảm tưởng chỉ cần nhìn thêm chút nữa sẽ bị hút vào bên trong.Góc trái vẽ hình con sói đói với bộ dạng to xù và hung ác. Theo quanniệm mê tín của người Trung Nguyên xưa, nguyệt thực là hiện tượng thiêncẩu ăn mặt trăng, còn người Liêu thì cho rằng là thiên lang; tức sóitrời ăn mặt trăng. Cả hai cách nói này đều ám chỉ tới cùng một hiệntương. Nửa dưới bức bích họa vẽ một ngọn núi to, trong lòng núi có mộtchiếc quan tài bằng gỗ, bên ngoài quấn mấy vòng xích sắt, xung quanh cómười mấy bức tượng bằng vàng. Phía ngoài ngọn núi có rất nhiều người với những khuôn mặt vô cảm, nam nữ lớn nhỏ đều có, không biết là còn sốnghay đã chết, tất cả đều nằm ở phía dưới vầng mặt trăng đen kia.
Trương Cự Oa chỉ chăm chăm lấy vàng bạc châu báu, còn tôi và Sách NiNhi thì bị bức tranh hút hồn. Các bức vẽ trong ngôi mộ này phần lớn làtranh tả thực, duy có bức họa này hết sức cổ quái, lại được đặt ở vị trí phía sau nữ thần, nó mang ý nghĩa vô cùng rõ ràng.
Tôi nhìn chăm chú một lúc, vẫn không nghĩ ra bức tranh này có ý gì, chỉ thấy thật khó hiểu.
Sách Ni Nhi lẩm bẩm một mình: “Bức họa này cứ như là giấc mơ của cô gái Khiết Đan.”
Tôi nghe vậy bất giác sững người, Sách Ni Nhi đã nói trúng điểm trọng yếu, thi thể cô gái Khiết Đan được đeo mặt nạ vàng, nằm nghiêng trêngiường đá, phía sau lưng là bức tranh, nó giống như đang thể hiện giấcmơ của chủ nhân ngôi mộ lúc còn sống, khiến người ta cảm thấy cô gáiKhiết Đan này chưa chết, chỉ nằm ngủ một giấc dài miên man trong ngôi mộ âm u lạnh lẽo này. Nếu là một giấc mơ, thì đây quả là một giấc mơ rấtkỳ dị.
Tôi nói với Sách Ni Nhi: “Không chừng em đoán đúng đấy. Người xưa hay mê tín, nghĩ rằng nằm mộng có thể gặp được thần linh, hơn nữa trái lành phải hung. Cô gái Khiết Đan khi còn sống thuộc dòng dõi hoàng tộc, lạilà nữ thần Saman, khi còn sống chắc đã mơ một giấc mơ khiến cô không thể nào quên, giấc mơ này có thể rất quan trọng, nên cho đến lúc chết côvẫn dặn dò mọi người vẽ lại bức tranh ấy trong hầm mộ của mình.”
Sách Ni Nhi nhìn vào bức tranh rùng mình: “Đây là một cơn ác mộng không thể nào lý giải được…”
Trương Cự Oa lên tiếng: “Mọi người đừng nhìn mãi bức bích họa đó nữa, giấc mơ trước đây của người đã chết thì liên quan gì tới chúng ta, maulại giúp em một tay.”
Tôi quay lại thấy Trương Cự Oa đang giơ hai cánh tay run cầm cập raphía trước, chuẩn bị nâng đầu cỗ thi thể để lấy chiếc vòng cổ hổ phách.Hai tay cậu ta đang bận ôm lấy đầu cô gái, nên không còn cách nào để lấy chiếc vòng.
Tôi nói với Trương Cự Oa: “Cô gái Khiết Đan là nữ thần Saman, lại làcông chúa nước Liêu, thằng nghèo kiết xác như cậu lấy tư cách gì mà đòiôm cô ấy hả?”
Trương Cự Oa giọng run run: “Ôi anh ơi, anh đừng dọa em, em sợ sắpđái cả ra quần rồi đây này, may mà lần này em mang theo hai cái quần.”
Tôi thấy Trương Cự Oa đã sợ lắm rồi, đành không quan sát bức bích họa nữa, tắt đèn pin treo vào dây lưng, gọi Sách Ni Nhi cầm đèn tiến đếngần tháo chiếc vòng cổ trên thi thể cô gái ra, chiếc vòng rất nặng, tôithuận tay cho luôn vào chiếc túi da rắn, nghĩ bụng: “Nhị lão đạo phennày đúng là vớ được món bở.”
Trương Cự Oa rón rén hạ đầu cô gái Khiết Đan xuống, biết rõ đây làngười chết, nhưng nhìn thấy ánh sáng phát ra từ chiếc mặt nạ vàng, cậuta có cảm giác chỉ cần hơi manh động là thi thể cô gái Khiết Đan này sẽngồi bật dậy, nên đến thở cũng không dám thở mạnh.
Sau chiếc vòng hổ phách, chúng tôi phải gỡ chiếc mặt nạ trên mặt xácchết. Tôi không thể tưởng tượng được bên dưới chiếc mặt nạ kia là khuônmặt như thế nào, cô gái Khiết Đan đã chết hơn nghìn năm, cũng bị đổ thủy ngân, sẽ là xác chết khô đét trên người đầy nốt đen như ba người tùytáng kia ư? Hay vẫn giữ được dung mạo như khi còn sống?
9
Thường ngày, Sách Ni Nhi nghe nhiều lời đồn về nữ thần Saman, giờthấy chúng tôi chuẩn bị lấy mặt nạ thì sợ quá bịt hai mắt lại không dámnhìn mặt xác chết.
Trương Cự Oa nói: “Chị đừng nhắm mắt đấy! Nhỡ bóp cò trúng em và anh thì bọn em thành ma chết oan.”
Tôi trấn an Sách Ni Nhi đừng sợ, khuôn mặt cô gái Khiết Đan khôngđáng sợ hơn ba xác chết dưới đất kia đâu. Theo lý thuyết thì bên dướichiếc mặt nạ kia chỉ là một bộ xương khô, công chúa Mang Cổ có vẻ đẹpnghiêng nước nghiêng thành, cô rất yêu quý nhan sắc của mình, nên mớiuống thủy ngân để mong thi thể không bị phân hủy, nhưng người chết vàngười sống hoàn toàn khác nhau. Trước đây, cũng chỉ có người hầu tùytáng thì uống thủy ngân để chống phân hủy, ngôi mộ cổ này lại không cóquan quách gì, cô gái Khiết Đan đã chết hàng nghìn năm, bảo vệ tốt đếnmấy cũng chỉ là một bộ xương khô. Trên người được bọc nhiều lớp vải, đeo mặt nạ vàng, nằm trên giường đá trông có vẻ như một người bình thườngthôi, chứ phía dưới lớp áo liệm và chiếc mặt nạ đó có khi không có gìngoài bộ xương khô cả.
Sách Ni Nhi lại cho rằng nữ thần Saman không như những người bìnhthường khác, ít ra thì mái tóc của người chết vẫn đen dài, chỉ khôngđược mượt như người sống mà thôi.
Nghe Sách Ni Nhi nói như vậy, Trương Cự Oa cũng không có gan mở mặtnạ vàng ra nữa, cậu ta với tay lấy mấy thứ trang sức bằng vàng và chiếcdao bạc có cán bằng hổ phách, đưa tất cho tôi bỏ vào túi da rắn, rồi gỡcánh tay cô gái ra để lấy chiếc hộp vàng khảm mã não, chiếc hộp dàikhoảng một thước.
Tôi mở ra xem, bên trong có ba ngăn, ngăn đầu tiên chỉ để vài chiếc xương thú.
Sách Ni Nhi nói: “Em biết cái này, đây là Shagai của Mang Cổ.”
Tôi nghe kể, ở vùng Đông Bắc, các cô gái thích đeo một loại trang sức làm bằng xương thú, gọi là “Shagai”, người Quan Nội quen gọi nó là”Dương quải”. Người Quan Ngoại sử dụng xương đầu gối của lợn, còn ngườiQuan Nội thì dùng xương đầu gối của dê, nhưng đều không phải thứ tôiđang cầm trên tay, cái này chắc có niên đại rất lâu đời, bề mặt sángbóng như ngọc, bên trên có khắc ký hiệu những lá bùa, các mặt đều cóđường viền đỏ, đen, xanh, trắng. Có thể là người Saman xưa dùng để bóiquẻ hung cát. Hai ngăn còn lại của chiếc hộp đựng vòng ngọc và một viênngọc trai to như mắt rồng. Tôi không biết vòng ngọc trị giá bao nhiêu,nhưng nhìn viên ngọc trai phát ra ánh sáng kỳ lạ dưới ánh đèn như muốnát hẳn ánh sáng của ngọn đèn bão thì biết giá trị của nói đúng là liênthành, thậm chí thông qua ánh sáng rực rỡ của viên ngọc có thể nhìn rõđược từng sợi tóc của cô gái Khiết Đan. Tôi nhớ đến lời lão Nghĩa mù,làm nghề đổ đấu thì không được nổi lòng tham, phàm việc gì cũng khôngđược làm thái quá, vòng hổ phách, đao ngọc, hộp vàng đều là những thứbên ngoài, lấy cũng không sao, còn mặt nạ vàng và chiếc gối ngọc thì tốt nhất là không nên lấy.
Tôi định gọi Trương Cự Oa dừng tay, thì nghe thấy Sách Ni Nhi kêu lên: “Sao em thấy bức bích họa có gì đó khác với vừa này”.
Tôi bỏ chiếc hộp vàng vào túi da rắn, nhìn lên bức bích họa phía sauthi thể cô gái, quan sát một lúc lâu vẫn có cảm giác sắp bị vầng trăngđen hút vào bên trong, nhưng không nhận ra bức tranh có gì thay đổi, nói chung nhìn vào bức tranh đó chỉ thấy một màu đen ngòm.
Lúc này, que hương cũng đã cháy gần hết, tôi cứ nghĩ que hương sẽcháy được khoảng một tiếng, ai ngờ chỉ được hai mươi phút, tôi vội giụcTrương Cự Oa: “Được rồi đấy, cậu không dám lấy chiếc mặt nạ thì chúng ta quay ra thôi, chỗ này không thể ở lâu.”
Ban đầu, Trương Cự Oa rất sợ hãi, nhưng khi đã lấy được vài món trang sức trên người cô gái Khiết Đan mà không thấy có chuyện gì xảy ra thìto gan hơn, cậu ta lấy hết món này đến món khác, vì dù sao lấy một ítcũng là lấy mà lấy tất thì cũng là lấy, bây giờ không lấy sau này lạihối hận, nghĩ tới nghĩ lui cậu ta vẫn muốn gỡ chiếc mặt nạ vàng xuống.Chiếc mặt nạ có một khuy cài phía sau đầu, Trương Cự Oa dùng tay nhấcđầu thi thể cô gái Khiết Đan lên để tháo chiếc khuy phía sau ra, lóngnga lóng ngóng toát cả mồ hôi mà vẫn không tháo ra được. Lúc này, quehương đã hoàn toàn cháy hết.
Tôi không hiểu vì sao Nhị lão đạo lại dặn dò phải ra ngoài trước khique hương cháy hết, nhưng tôi bỗng có cảm giác bất an, vội lôi Trương Cự Oa: “Đừng lấy mặt nạ nữa, đi thôi.”
Trương Cự Oa vẫn tiếc rẻ chưa nỡ buông tay, chiếc mặt nạ đã bị cậu ta lôi tuột ra. Lúc đó tôi và Sách Ni Nhi đứng phía sau, lại chỉ có mỗingọn đèn bão chiếu sáng nên không nhìn thấy mặt cô gái Khiết Đan, cũngkhông biết Trương Cự Oa nhìn thấy gì, chỉ nghe thấy cậu ta thét lên: “Ối trời ơi, khiếp quá!” vừa kêu lên thảng thốt, cậu ta vừa nhảy lùi rasau.
Dưới ánh đèn bão chập chờn, chúng tôi nhìn thấy diện mạo cô gái Khiết Đan, vị nữ thần Saman có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành giờ cũngchỉ là cái xác khô như vỏ cây, hai hốc mắt và miệng sâu hoắm như ba cáihố đen sì, trông khủng khiếp chẳng khác gì vầng trăng đen trên bức bíchhọa.
Cô gái Khiết Đan có thể lúc còn sống bị cơn ác mộng đó giày vò nênkhi chết rất đau khổ, chẳng trách khiến cho Trương Cự Oa sợ chết khiếp.Tôi nhìn mà còn dựng hết tóc gáy, nói với Trương Cự Oa: “Bảo cậu đừng có gỡ mặt nạ thì không nghe, giờ sợ rồi chứ gì?”, nhưng quay đầu lại thìkhông thấy Trương Cự Oa đâu nữa, nếu cậu ta bỏ chạy ra ngoài không lẽtôi không nghe thấy tiếng bước chân? Người sống sờ sờ ra vậy sao lại tựnhiên mất tích được.
Sách Ni Nhi cũng hoảng hốt: “Anh ấy đâu rồi? Chuồn rồi à?”
Tôi nghĩ Trương Cự Oa không thể nào nhanh chân như vậy được, khôngbiết phải trả lời Sách Ni Nhi ra sao, đành bấm đèn pin tìm xung quanh.Tôi giật bắn mình khi nhìn Trương Cự Oa đang bị bức bích họa cổ ăn thịt.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!