Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn
Chương 15: Quan ngọc tượng vàng
Phía cuối đường hầm là một cái hố rất sâu, bốn phía đều là đất nện,đường kính khoảng hơn mười mét, độ rộng trên dưới bằng nhau giống nhưmột hố giếng vậy. Chỗ bậc thang sát bên thành hố để đi xuống bên dưới đã bị hỏng, chỉ còn lại những mô đất nhô ra bên ngoài.
Điếu bát nói: “Có thể Tần Thủy Hoàng đã đào xuyên vào long mạch củagiếng âm dương, thả vịt xuống giếng, chỉ vài hôm là nó bơi ra sông Hoàng Hà được.”
Tôi nói: “Đó chỉ là những lời đồn không có căn cứ, làm sao biết đượccó phải cùng một con vịt hay không? Chúng ta đều cảm nhận được chiếc hốnày rất lớn, rất sâu, nhưng vì xung quanh quá tối, tầm nhìn chỉ vài mét, xa hơn nữa thì không nhìn thấy gì, chẳng khác nào “thầy bói xem voi”,nhưng phía tường còn dấu vết của bậc thang, chứng tỏ bên dưới thông tớimột nơi nào đó.”
Mặt dày sờ lên chỗ tường đất, nói: “Mẹ nó cứng thật, chẳng cạy được tí đất nào, cứ như đá chứ không phải là đất.”
Tôi nói: “Hình như là đất nện chuyên dùng cho mộ cổ, loại đất nàycàng để lâu càng cứng, hoàn toàn không lo bị ảnh hưởng thời tiết, dùngxẻng đào cũng không được, chúng cứng như đá, cũng không sợ ngấm nước.”
Điếu bát xem xét một lúc, gật đầu nói: “Không sai, đúng là đất nện hỗn hợp, loại đất mà một bát thịt đổi lấy một bát đất đấy.”
Mặt dày hỏi lại: “Dùng thịt để đổi đất? Thế thì chẳng thà ăn thịtluôn cho xong, một hố đất rộng thế này thì bao nhiêu thịt cho vừa?”
Điếu bát nói: “Ai bảo là dùng thịt để làm đất nện hỗn hợp đâu. Ý anhlà một bát đất này có giá trị như một bát thịt, làm loại đất này khôngdễ dàng như cậu tưởng đâu.”
Mặt dày vẫn còn nghi ngờ: “Đất thì ở đâu chẳng có, muốn đào bao nhiêu chẳng được, có gì khó đâu.”
Điếu bát giải thích: “Cậu thử nghĩ xem, nếu đào đại bát đất nào đóđều có thể đổi một bát thịt ăn thì tại sao người xưa lại phải khởinghĩa? Tôi nói để cho cậu biết, để làm được đất nện hỗn hợp là rất khó,phải chọn loại đất sét vàng thuần khiết không có tạp chất, trộn với cátmịn, bùn dưới ruộng sâu, đất tường của những ngôi nhà có niên đại lâunăm với một công thức bí truyền, phải trộn đi trộn lại cho thật đều,thật nhuyễn, nếu không đất có thể sẽ rất cứng, nhưng gặp lúc thời tiếtnóng ẩm hoặc trời lạnh thì vẫn bị rạn nứt. Vì vậy tuyệt không được ănbớt nguyên liệu. Giờ cậu còn nói làm đất nện hỗn hợp dễ nữa không? Thếvẫn còn chưa xong đâu, còn phải thêm lòng trắng trứng đã đánh tơi, nướccơm nếp, những người mê tín thậm chí còn dùng máu của trẻ con, nên đấtnện hỗn hợp để càng lâu năm càng cứng. Tôi nói dùng một bát thịt đổi một bát đất là còn rẻ đấy.”
Mặt dày nói: “Cũng cầu kỳ đấy nhỉ, nhưng người xưa bày vẽ như vậy không thấy mệt à?”
Điếu bát nói: “Tất nhiên là vừa mệt vừa vất vả rồi, nếu không thì sao ai cũng muốn làm hoàng đế chứ, nhưng có mệt mấy thì cũng đã có nhân dân làm rồi, hoàng đế thì chỉ có việc chết rồi nằm ở đây là xong.”
Tôi nói: “Ngôi mộ này chôn ai cũng rất khó đoán. Tôi thấy trong địacung này ít nhất cũng có ba cái hầm thượng, trung và hạ. Nếu vậy thì các hầm sẽ thông nhau, không chừng đi xuống bên dưới mới là chính điện.”
Mặt dày vứt bó đuốc xuống bên dưới, rơi xuống đáy chỉ còn làm một đốm lửa nhỏ, ít nhất cũng sâu mấy chục mét. Phía dưới không có nước, cũngcó chỗ để đặt chân, đành phải xuống dưới tìm lối đi thôi. Chúng tôi buộc các sợi dây thừng lại với nhau, một đầu buộc cố định tại chỗ phiến đáchắn cửa, một đầu thả xuống dưới. Tôi đeo súng lên vai, cầm đèn pin lầntheo dây thừng xuống phía dưới, phải một lúc lâu sau mới tới đáy. Dướiđáy cũng là đất, ba phía đều là tường đất, phía còn lại là lối đi, vịtrí ngay phía dưới đại điện ở tầng trên. Nếu sàn nhà đại điện không bịnổ tung thì chúng tôi không tài nào phát hiện được lối đi ngầm phía dưới này, càng không thể tới được chính điện. Tôi giơ cao ngọn đuốc lên xoay vòng tròn ra hiệu, ba người phía trên nhận được tín hiệu cũng lần lượtxuống.
Tôi chỉ về phía trước nói với Điếu bát: “Đây mới là chính điện, cũng có thể quan ngọc tượng vàng đều ở trong này!”
Chúng tôi chuẩn bị tiến vào thì thấy Điền Mộ Thanh hai vai rung lênbần bật, thần sắc hết sức hoảng sợ, hỏi cô ấy sợ gì thì lại cúi đầukhông nói.
Điếu bát nói với tôi và Mặt dày: “Chắc là sợ lại gặp thi biến ở đâyđấy mà, chẳng nói gì cô ấy, đến anh đây mỗi khi nhớ tới cảnh bọn kia mởquan tài ở đại điện vẫn còn thấy sợ, may mà đã lấy được chiếc đai ngọcvà vương miện Lộc thủ bộ dao quan, đó đều là những báu vật không tầmthường chút nào, bán được những thứ này thì cả ba anh em mình ăn cả đờikhông hết tiền. Theo anh, thêm một việc không bằng bớt một việc, chủnhân ngôi mộ chẳng liên quan gì tới chúng ta. Phải tranh thủ tìm đườngra ngoài tránh đêm dài lắm mộng, cuối cùng lại thành “gàu trúc gánhnước, kết quả lại thành không”.”
Mặt dày nói: “Lộc thủ bộ dao quan bị bắn hỏng rồi, vào tới tay bọnmình chẳng qua cũng chỉ là vài miếng vàng, được bao nhiêu tiền chứ? Bỏqua cơ hội này thì không còn cơ hội thứ hai nữa đâu, đã chơi là phảichơi quả đậm, hơn nữa tìm đường ra thì thể nào chẳng phải đi qua chínhđiện, tiện tay vớ vài món cũng chẳng sao.”
Trong lúc nói chuyện thì chúng tôi đã tới một lần cửa vòm ở phía cuối đường hầm, cánh cửa đá dày dặn chắc chắn được đóng kín. Phía trên cónhững hoa văn nổi hình tròn, chúng tôi đẩy thử cánh cửa nhưng không thểmở được. Cánh cửa đá lừng lững như một ngọn núi, chỉ sợ có dùng mấy trăm cân thuốc nổ cũng không mở được cửa.
2
Chúng tôi cùng tiến lên đẩy cánh cửa của chính điện nhưng giống nhưchuồn chuồn đẩy cột đá, cả bọn đành đứng nhìn cánh cửa thở dài. Tronglòng núi có ba tầng hầm, phân thành thượng, trung, hạ, tầng cuối cùngchính là ở đây, không còn đường đi tiếp nữa.
Điếu bát ngồi bệt luôn xuống đất, nói: “Không nhấc nổi chân nữa rồi, mọi người ngồi nghỉ một lúc đi.”
Chúng tôi đi từ động Ngư Khốc tới địa cung, dọc đường đi chỉ nghỉ một lần, tới giờ phút này ai nấy đều gần như kiệt sức, vừa đói vừa mệt.Ngặt nỗi bị bọn Hoàng phật gia đuổi theo gắt gao, luôn trong tình trạngnguy hiểm, chẳng ai có thời gian nghĩ tới đói và mệt nữa, giờ Điếu bátnói ra thì ai nấy đều có cảm giác không thể nào gắng gượng thêm đượcnữa, tất cả đều ngồi xuống đất.
Tôi lục một ít lương khô trong chiếc túi da rắn ra chia cho ba ngườicòn lại. Loại lương khô này có hàm lượng calo và dinh dưỡng cao, nhưngkhẩu vị thì chẳng ra gì. Nhưng cho dù là thứ gì thì đều sợ bị so sánh,con người so sánh với nhau có thể dẫn đến chết, so sánh đồ với nhau cóthể dẫn đến vứt bỏ đồ vật đó đi. So với loại bánh mì khô mà chúng tôigặm trước đó thì lương khô đã là quá tốt rồi, huống hồ còn có cả thuốclá.
Mặt dày bực bội nói: “Chẳng công bằng chút nào, dựa vào đâu mà bọn Hoàng phật gia được ăn uống tử tế như vậy chứ?”
Điếu bát nói: “Bọn nó có ăn ngon mấy thì đầu cũng bị chuyển nhà rồi,bọn mình giờ vẫn còn đồ ăn chứng tỏ ông trời còn thương kẻ hiền lành.”
Mặt dày nói: “Nói thế cũng bằng thừa, bị kẹt lại dưới ngôi mộ cổtrong lòng núi Hùng Nhĩ này thì cho dù có ăn gan rồng mật phượng cũngchẳng có ý nghĩa gì.”
Điếu bát nói: “Cậu cứ yên tâm, anh em mình phúc lớn mạng lớn, không chết được đâu, không đến nỗi không thể qua được cửa ải này.”
Tôi ngồi cắm cúi ăn, đã có chút lót dạ, cảm thấy đầu óc tỉnh táo hẳn. Nghe Điếu bát và Mặt dày nói về cánh cửa đá ở chính điện liền soi đènpin tới xem có chỗ nào có thể đào vào phía trong hầm để quan quáchkhông. Những kẽ hở của cánh cửa đá đã được dùng sắt nóng chảy bít kín,đúng là không có chỗ nào để lách. Chợt tôi nhìn xuống sàn nhà, khôngchừng có thể đào đường hầm từ chỗ sàn này vào bên trong. Tôi dùng cuốcchim bật gạch lên đào thử, quả nhiên bên dưới là đất, mặc dù cũng là đất hỗn hợp nhưng vẫn có thể đào được. Tôi gọi Điếu bát và Mặt dày tới giúp một tay, Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh cầm đèn soi sáng, ba người thaynhau dùng cuốc chim đào một chiếc hố lớn ngay phía dưới cánh cửa đá.
Đến lượt tôi nghỉ tay, tôi nghiêng mặt nhìn Điền Mộ Thanh, thấy côcũng đang nhìn sang tôi, ánh mắt chạm nhau, cô hơi cúi đầu xuống, đôihàng lông mi dài khép hờ trông cô như đang có tâm sự gì đó. Tôi hơi bấtngờ, trong lòng nghĩ: “Tại sao cô ấy cứ nhìn trộm mình nhỉ? Hay là cônàng có ý gì với mình? Hoặc là có điều gì đó muốn nói?”
Tôi nghĩ chắc là cô ấy có điều gì muốn nói, cũng có thể bình thườngtôi ăn nói chẳng đâu vào đâu khiến cô ấy chấp vặt, điều đó thì cũngchẳng có gì to tát. Nhưng nghĩ lại thấy ánh mắt Điền Mộ Thanh nhìn tôigiống như trên mặt tôi có gì đó rất lạ khiến cô ấy chú ý.
Một ý nghĩ vụt lên trong đầu khiến tôi giật mình thất kinh, tôi hỏi Điền Mộ Thanh: “Có phải sắc mặt tôi kém lắm không?”
Điền Mộ Thanh gật gật đầu, hỏi: “Anh bị mất ngủ bao lâu rồi?”
Tôi nói: “Chẳng trách mà cô cứ nhìn tôi rất lạ. Từ nhỏ tới giờ chưacó ai quan tâm tới tôi như vậy, tôi cảm động tới nỗi muốn sà ngay vàolòng cô đấy.”
Điền Mộ Thanh nói: “Anh đã thế kia rồi mà còn chẳng ăn nói cho đàng hoàng gì cả.”
Trước đó Mặt dày cũng nói mắt tôi sâu hoắm, dường như sắp tuột rangoài rồi. Thực tình trong lòng tôi rõ hơn ai hết, tôi mất ngủ vì xembức bích họa trong ngôi mộ của thời Liêu, bức tranh vẽ trong lòng mộtngọn núi to có tượng vàng, có quách lớn, xung quanh túm tụm rất nhiềungười, phía trên có sói đang ăn mặt trăng. Giống như bị mắc lời nguyền,suốt ngày tôi mơ thấy một con ma bước ra từ trong quan tài với chiếcbụng thủng lòi ruột. Chắc đó cũng chính là cơn ác mộng mà lúc còn sốngcô gái Khiết Đan kia đã từng nằm mơ. Nó rất giống với lời đồn về ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ. Ác mộng ngày một thật hơn, khiến gần đây tôikhông dám ngủ, chỉ sợ lại gặp phải con ma đó hiện về. Tất cả những điềunày đều liên quan tới ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, khi vào gian chínhđiện rồi, tôi cũng không biết sẽ gặp phải điều gì, nhưng chắc chắn sẽ là điều kinh thiên động địa.
3
Lúc này Mặt dày đã đào được một khe xuyên qua cánh cửa đá, anh tathắp đuốc, cầm khẩu súng săn lên nòng sẵn và chiếc túi da rắn rồi chuivào bên trong.
Tôi suy nghĩ mãi về bí mật chủ nhân ngôi mộ cổ trong lòng núi HùngNhĩ, sớm muộn gì cũng bị ma quỷ hành cho đến chết, nên đã coi thường cái chết, chui vào bên trong xem xét tình hình.
Điếu bát trước đó còn nói không dám mở quan tài lần nữa để lấy đồ,nhưng giờ đây khi đã đào được đường vào chính điện thì quên mất trước đó mình đã nói gì.
Tôi và Điếu bát cùng với Điền Mộ Thanh đi theo phía sau Mặt dày, từng người một chui vào bên trong chính điện. Phía sau cửa đá là lần cửa gỗ, sau cửa có trục xoay, có thể vặn trục xoay để mở cửa. Bên trong chínhđiện tối đen như mực, trông có vẻ rất rộng lớn. Chúng tôi thắp cả đuốcvà bật đèn pin lên cũng chỉ soi sáng được phạm vi mười bước chân. Bốnphía trên tường đều có những bệ đèn bằng đồng đúc hình cung nữ đang quỳ, bên trong vẫn còn dầu. Mặt dày thắp sáng những chiếc đèn dầu đó lên,gian chính điện đã sáng hơn trước rất nhiều. Chúng tôi nhìn thấy nhữnghoa văn trên nền đá đều là hình mây vờn, hổ báo, núi cao v.v… trongnét hoa lệ trang nghiêm toát lên vẻ tiên khí. Phía tận cùng đại điện làmột cỗ quan tài rất lớn, lớn hơn những cỗ quan tài bình thường rấtnhiều, chiếc quan tài bị dùng dây xích buộc ba vòng trên lưng một conthú bằng tượng đá, xung quanh có nhiều bức tượng mặc áo giáp, khi ánhlửa chiếu tới những bức tượng này, trên khuôn mặt những bức tượng lónglánh ánh vàng, nét mặt giận dữ đáng sợ, trông giống như những bức tượngtrấn điện.
Chúng tôi đang mải nhìn ngắm những bức tượng mặc áo giáp thì pháthiện những bức tượng này đều đội mũ cao, áo giáp trên người là nhữngmảnh ngọc kết thành, hóa ra các bức tượng này đều được mặc áo giáp bằngngọc.
Tôi biết tượng trong mộ được chia làm nhiều loại, ví dụ trong mộ TầnThủy Hoàng, có tượng đất nung chôn theo tùy táng, còn loại tượng đặt bên cạnh quan tài thường được gọi là tượng trấn điện, có nhiều hình thùkhác nhau, như tượng dũng sỹ, tượng cung nữ v.v… tượng được mặc áogiáp ngọc như trong hầm mộ này thì lần đầu tiên tôi nhìn thấy, trước đócũng chưa từng nghe nói tới.
Điếu bát tròn mắt đứng nhìn, luôn miệng tặc lưỡi khen: “Người xưa mêtín, cho rằng con người có ba hồn bảy vía được đặt trong cửu khiếu[1],sau khi chết đi, hồn phách sẽ thoát ra ngoài qua chín lỗ trên cơ thể,thi thể con người vì thế sẽ bị phân hủy dần. Chính vì vậy, nên người xưa thường dùng các miếng ngọc để bịt kín các hốc lại, giúp cho thi thểđược giữ nguyên vẹn mãi mãi. Quan niệm này có từ thời Xuân Thu ChiếnQuốc, truyền tới thời Hán thì xuất hiện các loại áo bằng ngọc, các miếng ngọc được nối với nhau bằng các sợi chỉ bằng vàng, trên khắc chìm cáchoa văn hình rồng, nên còn được gọi là Giao long ngọc giáp. Những bứctượng này không phải mặc áo giáp ngọc mà là bị nhốt trong cũi ngọc. Mọingười nhìn xem, phần đầu tượng đều bằng vàng, trên người trùm một lớp áo bằng ngọc, không biết thân tượng có phải bằng vàng không. Nếu toàn bộbức tượng đều bằng vàng, lại mặc lớp áo ngọc thì thật khủng khiếp.”
[1] Cửu khiếu: Tức chín lỗ, gồm 2 mắt, 2 lỗ mũi, 2 tai, miệng, hậu môn, lỗ tiểu.
Mặt dày cúi đầu nhìn xuống chiếc túi da rắn rồi lại ngẩng đầu lênnhìn những bức tượng, những bức tượng vàng đều cao hơn người bình thường nửa cái đầu, cho dù chiếc túi có to tới đâu cũng không nhét vừa, tượnglại không chỉ có một bức, không khiêng cũng không vác được, giống nhưsơn hào hải vị bày ra bàn mà chỉ được ngửi mùi hương chứ không được ăn,đúng là khó chịu.
Tôi nói Mặt dày khoan hãy động vào những bức tượng đó, chưa từng nghe ai nói dùng tượng vàng để trấn điện cả, huống hồ áo ngọc thường là dùng cho các bậc đế vương mặc sau khi băng hà, thời Hán chỉ có Thiên tử mớiđược mặc áo ngọc khâu bằng chỉ vàng, các chư hầu và vương gia chỉ đượcdùng chỉ bạc hoặc đồng. Tới tận thời Hậu Hán, khi Tào Tháo có lệnh loạinào cũng không được dùng thì tục tùy táng áo ngọc mới chấm dứt triệt để. Hơn nữa, chủ nhân ngôi mộ nằm trong quan tài kia là ai? Tại sao mấy thứ này lại có thể mặc trên người những bức tượng trấn điện được?
Mặt dày nói: “Những thứ cậu chưa thấy bao giờ còn đầy ra đấy, nhữngchiếc áo ngọc này mặc trên người bức tượng vàng thì cậu làm được gì nó?Nói đi thì nói lại, nếu những bức tượng trấn điện này đều bằng vàng thìchúng ta không thể nào di chuyển được…” Nói rồi, anh ta giơ tay ra vỗvỗ vào đầu bức tượng vàng, ai ngờ vừa mới động vào thì đầu tượng đã rơixuống đất, phát ra tiếng kêu nghe rất nặng nề.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau: “Sao đầu tượng lại rơi xuống được? Không lẽ đầu tượng và thân tượng không gắn liền với nhau?”
Lúc đó, một mùi hôi thối bốc lên, cầm đuốc lại gần mới biết đầu tượng bằng vàng, còn bên trong tấm áo bằng ngọc là một xác chết khô đét. Hóara, trong những bức tượng trong chính điện này đều là những xác chếtkhông đầu, xác chết để trong áo ngọc là giúp không bị phân hủy, tất cảđều khô đét, đầu không rõ đã bị chặt đi đâu, bên trên lắp một chiếc đầubằng vàng thay thế.
Điền Mộ Thanh nhìn thấy cảnh tượng đó thì sợ hãi vô cùng, tôi lại băn khoăn: “Thường thì tượng trấn điện có tượng đất, tượng đá, tượng ngọc,nhưng chưa bao giờ thấy loại tượng vàng bên trong có người mất đầu cả,cho dù là người tùy táng thì cũng không nên chặt đầu rồi lắp đầu tượngvàng lên trên. Những xác chết không đầu này là để làm gì? Tại sao họ lại bị chặt đầu?”
Mặt dày nói: “Chắc là chủ nhân ngôi mộ thấy những người này chưa đủđộ hoành tráng nên chặt đầu họ đi để thay một chiếc đầu vàng vào, thậtlà phóng khoáng.”
Tôi không tài nào hiểu nổi tại sao lại dùng xác chết không đầu để làm tượng trấn điện, chắc chắn không phải lý do như Mặt dày vừa nói. Nhữngchuyện kỳ lạ trong núi Hùng Nhĩ quá nhiều, mỗi chuyện đều khiến chochúng tôi không tài nào lý giải nổi.
Mặt dày nói: “Những chuyện lạ khiến người ta không hiểu nổi thì cònnhiều lắm. Tại vùng Tây Bắc, trước giải phóng, dân đổ đấu truyền nhaumột câu chuyện, trong một lần đào mộ, họ chẳng đào thấy vàng bạc châubáu đâu, mà đào được một cô gái bị chôn sống hơn mấy trăm năm, lạ kỳ ởchỗ cô gái đó vẫn còn sống, kể lại tỉ mỉ chuyện năm xưa. Cậu nói xem cólý giải nổi không? Làm nghề này như bọn mình thì không nên nghĩ ngợi quá nhiều.”
Điếu bát cũng nói: “Cậu đừng nghĩ nhiều quá, chúng ta chẳng biết ngôi mộ này chôn ai, có nghĩ cũng bằng không.”
Tôi ngẫm cũng phải, ngước mắt lên nhìn cỗ quan tài phía trước, ngườichết nằm trong cỗ quan tài kia chắc chắn không tầm thường chút nào.
4
Mặt dày nói: “Có mở nắp quan tài cũng chưa chắc đã biết, cậu còn mong người chết trong quan tài mở miệng nói cho cậu biết chắc?”
Điền Mộ Thanh nói: “Các anh đừng động vào chiếc quan tài trong đại điện, tôi sợ là sẽ có chuyện.”
Tôi hiểu ý cô ấy, nhưng không mở quan tài xem cho rõ ràng thì ác mộng trong bức bích họa mộ cổ thời Liêu sẽ mãi vẫn còn ám ảnh tôi, sớm muộngì cũng bị nó hành hạ cho tới chết. Có điều, tôi không muốn liên lụy đến người khác, trong chính điện ẩm thấp đến nghẹt thở, xem địa thế thìdường như ở dưới đáy hồ, không chừng có thể thông ra các ngọn núi xungquanh. Tôi nói Điếu bát và mọi người đi tìm đường ra, một mình tôi ởlại.
Điếu bát lên tiếng: “Huynh đệ đừng nói những lời này, bình thường anh hay nhát gan, nhưng đó là chưa gặp chuyện, gặp chuyện rồi quyết khônglùi bước.”
Mặt dày cũng nói: “Tôi không nói nhiều, cùng lắm là chết chung với cậu.”
Tôi nói: “Có câu này của các anh thì tôi cũng không phải nói nhiều nữa, chúng ta hiểu trong lòng là được.”
Mặt dày nói: “Đúng thế, không cần phải nói gì hết, chúng ta lặn lộitới đây chẳng phải là để đào mộ lấy bảo vật sao? Đồ trong quan tài ởgian chính điện này chắc chắn còn giá trị hơn cả vương miện Lộc thủ bộdao quan, chúng ta cùng mở quan tài thôi.”
Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh nghe chúng tôi nói vậy vội can ngăn,nhưng chẳng ai chịu nghe, mọi người cùng tiến về chỗ chiếc quan tài.
Mặc dù nói rằng người sợ ma ba phần thì ma sợ người bảy phần. Nhưngmộ cổ trong núi Hùng Nhĩ này rất quái dị, không ai dám hành sự lỗ mãng.Ánh đèn đuốc chiếu tới chỗ quan tài này thì không còn rõ ràng nữa, chúng tôi phải bật đèn pin lên hỗ trợ mới nhìn thấy chi tiết cụ thể trên quan tài. Các họa tiết trên quan tài phân thành hai màu đen và đỏ, có mấyvòng xích bằng đồng quấn bên ngoài quan tài. Chiếc quan tài được đặttrên lưng bức tượng đá mặt người mình hổ, có mấy chiếc vòng đồng gắnchặt lấy chuỗi dây xích.
Quan tài có từ rất xa xưa, đầu tiên được làm bằng gỗ. Nhưng vì làmbằng gỗ nên dễ bị mục nát, bởi vậy không ai nhìn thấy quan tài thời TâyChu được làm như thế nào, quan tài bằng đá thì rất ít, có thể nói nghìnnăm mới gặp được một lần. Dân đào trộm mộ thời trước có truyền nhau cóngười cũng đào được một mộ thời trước Tây Chu, quan tài cổ là gốm sứnung, hình dạng giống chiếc vại lớn, bên trên có họa tiết hình cá. Tớithời Hán, Đường, quan tài được làm bằng gỗ hoặc ngọc, nhưng cũng rất ítgặp.
Điếu bát chặc lưỡi nói: “Vừa đen lại to thù lù thế này, có phải là gỗ chò không nhỉ?”
Tôi nói: “Tôi thấy giống như gỗ chò chỉ vàng, nhiều lăng tẩm hoàngthất cũng không có quan tài làm bằng loại gỗ này, riêng cỗ quan tài nàythôi cũng là bảo vật vô giá rồi!”
Mặt dày cầm cuốc chim đang định mở nắp quan tài, nghe nói vậy thìchen ngang: “Gỗ chò tôi cũng nhìn thấy rồi, đây chẳng qua cũng chỉ là cỗ quan tài làm bằng gỗ thôi mà, chỉ có điều nó quá to so với bình thường, sao có thể là báu vật vô giá được, nó còn có giá hơn chiếc vương miệnLộc thủ bộ dao quan à?”
Điếu bát nói: “Cậu không biết đấy thôi, vạn lạng vàng cũng không bằng một tấm gỗ mun này đâu. Gỗ mun là chuyên chỉ gỗ chò chỉ vàng, không đơn giản đâu. Thực ra gỗ mun và gỗ chò đều không phải là loại gỗ hiếm,nhưng chò chỉ vàng thì lại khác. Nó còn có tên gọi là Âm Sa, trong ngạnngữ dân gian có câu: “Âm Sa tòng lai thế gian hy, cảm hòa châu ngọc đẩukinh kỳ”, phải là những cây mọc trong rừng sâu núi thẳm hàng tỉ năm,thân cao trăm mét, mấy chục người ôm không xuể. Loại chò này đã tuyệtchủng từ lâu, bị chôn vùi dưới đất lâu năm hóa thạch thành loại gỗ màuđen. Những loại gỗ này trông bề ngoài đen đủi xấu xí nhưng bên trong cónhững hoa văn màu ánh vàng, cứng như thép, không sợ nước cũng không sợlửa, không loại côn trùng mối mọt nào gặm nhấm được. Có người đã từngthử để một miếng thịt vào trong gỗ chò chỉ vàng này, mấy năm sau lấy ravẫn còn tươi nguyên như ngày đầu. Quan tài của vua Càn Long chính làđược làm từ loại gỗ này, nhưng cũng không to bằng cỗ quan tài này, tiếclà không thể mang nó đi được.”
Mặt dày nói: “Nếu không mang đi được thì cũng đừng tiếc nữa, mở quan tài ra xem bên trong có gì.”
Điền Mộ Thanh nói: “Hóa ra phải mất hàng nghìn năm mới hình thànhđược loại gỗ mun này, con người sống được có mấy chục năm thì không nênphá hỏng báu vật vô giá này.”
Mặt dày nói: “Ôi giời! Cô giáo Điền thật là giác ngộ cao quá, làm tôi không dám nhìn thẳng vào mắt cô nữa.”
Tôi nói: “Nếu chúng ta đục thủng chiếc quan tài bằng gỗ chò chỉ vàngnày thì cũng không tốt, tôi thấy chiếc quan tài này không bị đóng đinhmà chỉ lấy dây xích chằng xung quanh, chặt đứt đám dây xích kia là cóthể mở quan tài được rồi.”
Mặt dày nóng ruột muốn xem bên trong có báu vật gì, mới nghe vậy đãcầm cuốc chim chặt đứt vòng xích bằng đồng. Vòng đồng to bằng cổ tay trẻ con, được cố định hai đầu nơi đế kê của bức tượng mặt người mình hổ,cho dù anh ta có sức mạnh tới đâu thì cũng phải mất một lúc lâu sau mớichặt đứt được một cái.
Chúng tôi chỉ có một chiếc cuốc chim, muốn giúp anh ta cũng khôngđược, đành đứng bên cạnh soi sáng cho anh ta. Lúc này, tôi chú ý thấytrên đỉnh nắp quan tài có những họa tiết hoa văn nổi, soi đèn pin lạigần thấy đó là hình một vị thần nhiều đầu nhiều tay rất kỳ lạ. Mỗi cáiđầu đều đeo mặt nạ, mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt.
Điếu bát cũng chăm chú nhìn hình khắc đó, còn lấy tay sờ lên đầu lênmặt của bức tượng, đột nhiên hỏi tôi trong địa cung có bao nhiêu bứctượng trấn điện.
Tôi đoán anh ta chắc là nghĩ tới điều gì đó, nhưng tôi cũng chẳng để ý có bao nhiêu bức tượng trấn điện, liền quay lại đếm, đúng hai mươi tưbức. Hình khắc trên nắp quan tài cũng có đúng hai mươi tư đầu, vậy nghĩa là gì?
Điếu bát thì thầm như kiểu sợ người nằm trong quan tài nghe thấy: “Tôi biết người được chôn trong địa cung này là ai rồi.”
5
Tôi và Điền Mộ Thanh đều nhìn sang Điếu bát chờ anh ta nói tiếp xem rốt cuộc người nằm trong cỗ quan tài kia là ai?
Điếu bát nói: “Trước đó sao mình không nghĩ ra nhỉ, người được chôn trong núi Hùng Nhĩ chính là Na Vương.”
Tôi hỏi lại: “Địa cung phân thành ba tầng thượng trung hạ, quan tàilàm bằng gỗ chò chỉ vàng, bên trong lại có nhiều tượng trấn điện đầuvàng, tôi cũng đoán là mộ của vương hầu nhưng không biết là còn có Navương, đó là vương hầu của triều đại nào vậy? Anh được nghe về Na vươngtừ đâu thế?”
Điếu bát nói: “Mới đầu anh cũng mờ mịt như cậu thôi, tới lúc nhìnthấy hình khắc kỳ dị trên nắp quan tài, mỗi chiếc đầu đều đeo mặt nạ,rồi liên tưởng tới những bức tượng đầu vàng thì anh mới nghĩ tới hai năm trước trong một lần đi Giang Tây mua hàng, anh cũng nhìn thấy mấy chiếc mặt nạ bằng vỏ cây. Hỏi người trong vùng đó là thứ gì thì được người ta cho biết đó là Na Diện. Lúc đuổi ma đuổi quỷ, trừ tà thì người tathường nhảy điệu Na, Na Diện thực ra chính là mặt nạ được dùng lúc múađiệu Na trừ tà đó. Tôi cứ nghĩ chẳng ai biết món hàng này nên lúc đókhông mua lại. Nhưng cũng được nghe kể nhiều câu chuyện về Na thần và Na vương từ người dân địa phương. Những bức tượng bên trong có xác chếtmất đầu đó chính là các Na tướng quân thời Tây Hán…”
Tôi nhớ lại đêm trước khi chúng tôi lên núi Thảo Hài Lĩnh, xác chếttrong ba cỗ quan tài đó đều đeo mặt nạ vỏ cây, chỉ do ngâm trong nướclâu năm nên màu sắc trước đó đã không còn. Sau đó chúng tôi gặp thi thểnữ đeo vương miện Lộc thủ bộ dao quan cũng có đeo mặt nạ vỏ cây, bêntrên khắc hình yêu quái, hóa ra đó đều là mặt nạ Na, những bức tượngtrấn điện chính là Na tướng quân, nhưng đầu của họ đâu cả rồi?
Điếu bát nói: “Hán Vũ Đế Lưu Triệt, là một người to béo, chinh phạtquân Hung Nô mở đường tới Tây Vực, có công mở mang bờ cõi, lưu danh đếnđời sau. Làm hoàng đế như ông ta cũng gọi là làm tới đỉnh rồi, chỉ hiềmnỗi không thể trường sinh bất lão. Ai làm hoàng đế mà chẳng sợ chết đúng không?”
Mặt dày vừa chặt dây đồng vừa chen ngang: “Tôi thấy chưa chắc, thựcra có làm hoàng đế hay không thì chẳng ai muốn chết cả. Không muốn chếtcũng dễ thôi mà, uống nhiều canh ba ba vào thì trường sinh bất lãongay.”
Điếu bát nói: “Hán Vũ đế có uống canh ba ba không thì tôi không biết, nói chung là ông ta không muốn chết. Vì vậy mà ông ta rất tin vào phùthủy thần thánh. Từ rất xưa rồi, bên bờ sông Hoàng Hà có một vương quốctên là Na, sau khi vương quốc này bị diệt vong, thì nó tồn tại trong dân gian dưới hình thức tôn giáo, cũng là một giáo phái riêng như Đạo giáohay Phật giáo vậy, các tín đồ vẫn gọi giáo chủ là Na vương. Tới thờiHán, Na giáo phát triển mạnh, “Na” có nghĩa là nghi thức mời thần về trừ ma trừ tà. Cung Mạc Ương của Hán Vũ đế năm nào cũng mời thầy về làm lễ, nghi lễ còn được gọi là nhảy Sơn Tiêu, dùng để dọa ma quỷ, thầy tế cầmthanh hỏa kích dài, chân giẫm trên Thiên cương bắc đẩu, làm phép ở mọingóc ngách. Nhưng trong một lần làm lễ trừ tà, họ đã vào nhầm cấm cung,Hán Vũ đế nổi giận đã chém đầu một lúc hai mươi tư Na tướng. Không ngờ,oan hồn họ không siêu thoát được, mỗi lúc màn đêm buông xuống, cung MạcƯơng lại có ma hiện về phá phách, chuông không ai đánh cũng tự kêu. HánVũ đế vừa hối hận vừa tức giận, không còn cách nào khác đành cho xâymiếu phong thần, truy phong hai mươi tư vị Na tướng làm Kim giáp đạitướng quân, cầu mong họ bảo quốc an dân, thiên thu vạn tải, hương hỏakhông lúc nào tắt. Từ đó đầu và thân hai mươi tư vị tướng quân được phân ra thờ cúng tại nhiều ban thờ khác nhau trong Na miếu. Trên mỗi ban thờ đều có dòng chữ “Báo quốc an dân bảo phong hữu tại. Huy qua dương kiếmlợi quỳ tiềm tiêu”, cho tới tận ngày nay, rất nhiều nơi thờ cúng Natướng quân cũng đều là những bức tượng không đầu.”
Tôi nói: “Đúng là một câu chuyện đáng sợ. Trong miếu đường thờ Na thần là đầu người chết sao? Ngày nay vẫn còn tập tục này ư?”
Điếu bát nói: “Không phải đầu người thật, nghe nói chỉ là tượng đấtthôi. Tương truyền những nơi thờ đầu Na gọi là Khai khẩu Na, lúc làmphép trừ tà ma thường niệm chú, nơi thờ thân Na gọi là Bế khẩu Na, khinhảy điệu Sơn Tiêu thì không được phát ra tiếng. Na giáo hưng thịnh mộtthời, sau đó không rõ nguyên nhân vì sao mà lụi tàn dần. Ngày nay, mộtsố nơi tại vùng Kiềm Cám ở Tây Nam, người dân vẫn còn lưu giữ một sốphong tục cổ như nhảy điệu Sơn Tiêu đuổi tà ma. Nhưng trải qua hơn nghìn năm, tục Na ngày nay hoàn toàn không giống với trước đây nữa rồi.”
Tôi hỏi Điếu bát: “Chuyện trảm tướng phong thần tại cung Mạc Ương chỉ là truyền thuyết hay là có thật vậy?”
Điếu bát nói: “Chuyện trảm tướng phong thần tại cung Mạc Ương chỉ làtruyền thuyết trong dân gian, chuyện này có thật hay không cũng khó màbiết được. Nhưng chuyện Hoàng cung thời Hán năm nào cũng làm lễ trừ tàma thì có thật. Tôi thấy trong địa cung này đúng là có tượng trấn điệnthì câu truyền thuyết kia cũng có cơ sở để tin.”
Tôi nghĩ: “Những người dân thờ Na thần sinh sống ở quanh đây, tronglòng núi lại là nơi Na vương yên nghỉ giấc ngàn thu. Hàng nghìn nămtrước, khi xảy ra đại nạn trời long đất lở, núi cao bỗng chìm xuống lòng hồ. Na giáo đột nhiên suy thoái, không chừng cũng liên quan tới sự kiện này. Nhưng biết được chủ nhân ngôi mộ là Na vương rồi thì với nhữngkiến thức mà chúng tôi biết được cũng chỉ là phần nổi của ngọn núi băngmà thôi. Na vương trong chiếc quan tài gỗ chò chỉ vàng kia tại sao lạibị mổ bụng chết thảm như vậy? Tại sao Na vương lại xuất hiện trong bứcbích họa tại mộ cổ nhà Liêu? Thiên cẩu ăn mặt trăng là có ý gì? Xác chết nữ đội vương miện Lộc thủ bộ dao quan và những hài cốt tại trung điệnlà ai?”
Điếu bát nói: “Huynh đệ hỏi gì mà nhiều thế, anh cậu không trả lờinổi đâu. Nhưng cậu nhắc tới chuyện mổ bụng lòi ruột thì anh nghe nóitrong phong tục xa xưa của người Na, họ gọi đó là “Rút ruột”, ngày naytại các vùng quê khi sưu Na nhảy Sơn Tiêu thì có phân vai người đóng Natướng quân, người đóng ma hoàng. Na tướng quân khi bắt được bọn ma hoàng thì phải mổ bụng rút ruột ngay tại chỗ.”
Tôi càng nghe càng thấy lạ: “Na tướng quân đã mổ bụng moi ruột mahoàng? Vậy chẳng lẽ trong cỗ quan tài kia không phải là Na vương mà làma hoàng? Ma hoàng… tức là hồn ma của những người bị chết đuối dướisông Hoàng Hà sao?”
6
Điếu bát giải thích: “Phong tục Na đã được duy trì hơn ba nghìn năm,diễn biến tới thời nay nó đã hoàn toàn khác với xưa, có rất nhiều tậptục không được truyền lại, hoặc đã có nhiều biến tấu. Ví dụ như tục Khai khẩu Na để bắt ma hoàng mổ bụng moi ruột, thì ma hoàng ở đây không phải là ám chỉ hồn ma dưới sông Hoàng Hà, mà là một loại quái vật chuyên gây hạn hán trong truyền thuyết dân gian, sau khi xảy ra thi biến, nó đãtrốn trong những nghĩa trang bỏ hoang hoặc dưới nhà dân, trên mình mọcđầy lông vàng, bộ dạng trông như khỉ, chính là oan khí của người chếtbiến thành. Người dân thường mời thầy về bắt ma, cũng hóa trang thành Na tướng quân, đầu đội mặt nạ gỗ cây long não hoặc mặt nạ vỏ cây, mặt đenmiệng rộng, hai mắt lồi ra, nửa đêm đốt đuốc khua chiêng gõ trống, vẽphù chú, niệm khẩu quyết bí truyền, lục soát khắp thôn này sang thônkhác, nhà nọ tới nhà kia để bắt ma bắt quỷ, hình thức cũng đơn giảnthôi. Ngoài ra, còn có người hóa trang thành ma hoàng bị đuổi bắt phảibỏ trốn khắp nơi, sau đó bị Na tướng quân thu phục, đem tới trước mặtdân làng trói lại và mổ bụng moi ruột ngay tại chỗ. Phèo ruột trong buổi diễn đương nhiên không phải là thật, thường dùng dây thừng để thay thế. Người dân tổ chức nghi lễ này để cầu mong mưa thuận gió hòa, không xảyra dịch bệnh. Nhưng cũng như tôi đã nói, tục bắt Na đã có từ hàng nghìnnăm nay, có nhiều nội dung không còn lưu giữ lại ý nghĩa ban đầu của nó, chỉ đơn thuần là lưu lại hình thức của tập tục.”
Tôi hiểu ý của Điếu bát, thời xưa có tập tục bắt Na mổ bụng, nhưngchưa chắc đã là để bắt ma hoàng, người sau khi chết có thể nằm trong cỗquan tài gỗ chò chỉ vàng, ngoài Na vương ra thì còn là ai vào đây chứ?Vấn đề ở chỗ Na vương là thủ lĩnh của hội Na giáo, tại sao lại bị mổbụng moi ruột?
Điếu bát do mấy năm trước có đi thu gom đồ ở vùng quê, được tận mắtnhìn thấy người dân tiến hành lễ bắt Na nên cứ thao thao bất tuyệt kểcho chúng tôi nghe, nhưng nhắc tới chuyện Na giáo của hàng nghìn nămtrước thì anh ta cũng mù tịt không biết gì.
Chúng tôi dùng đèn pin soi lên phía nóc điện, xem đi xem lại hình ảnh của vị Na thần nhiều đầu, phát hiện ra con mắt trong lòng bàn tay củavị thần hướng thẳng về phía bức tường sau chính điện, nhìn theo về hướng đó, chúng tôi thấy một chiếc lỗ hình vuông được bít kín bằng những viên đá. Tôi biết đó chính là giếng vàng trong địa cung, như vậy hầm để quan tài được thông với bên ngoài bằng giếng vàng, thi thể người chết đượcbọc trong lớp áo bằng ngọc, đó chính là “Kim tỉnh ngọc táng”, một phongtục mai táng cho các bậc vương hầu. Kim tỉnh nói trắng ra chính là lỗthông khí, nơi chôn cất người chết kiêng kỵ không gian bịt kín vì nó ứng với chữ “tử” nên khi đóng cửa điện thì không đóng kín hoàn toàn. Địacung trong ngôi mộ của Na vương được phân thành ba tầng, giếng vàng được đục trên tường cũng không phải là điều hiếm gặp, nói theo cách củangười trong nghề thì đây gọi là “độc nhất lộ”, nó cũng không ảnh hưởngtới nguyên lý phong thủy lăng tẩm. Chúng tôi đang định tới đó xem ra sao thì Mặt dày đã chặt đứt được vòng xích bằng đồng buộc cỗ quan tài.
Tôi và Điếu bát tiến lại giúp anh ta đẩy chiếc nắp quan tài ra, gỗchò chỉ vàng nặng đến kỳ lạ, với sức của ba chúng tôi thì còn lâu mớinhấc được nắp quan tài lên, chỉ còn cách cố gắng đẩy nó sang một bên,dựa tạm vào chiếc giường đá. Phía trong cỗ quan tài gỗ chò chỉ vàng cònmột lần quan tài nữa, chỉ thấy giữa khe hở của nắp quan tài mọc ra mộtlớp đá mica rất dày, bám rất chắc, gần như che phủ hết chiếc quan tàibằng ngọc bên trong.
Người xưa cho rằng đá mica là gốc rễ của các đám mây, nên còn có tênlà Vân mẫu. Trong quan tài mọc ra từng đám đá mica là một điều rất kỳlạ. Nghe kể, năm xưa có một số người khi đào trộm mộ cũng từng nhìn thấy đá mica, nhưng thực sự không nhiều. Tại sao trong quan tài lại có thểmọc được đá mica, từ xưa tới nay chưa ai giải thích nổi, có người nóirằng trong quan tài có đá vôi, có ngọc bích để chống thi thể phân hủy,nhiều năm trôi qua, những thứ này biến thành thứ giống như đá mica,nhưng bản chất thì không phải là đá mcia, cũng có khái niệm cho rằng đólà vỏ rồng của những gỗ cây nghìn vạn năm tuổi, nói chung là đủ mọi thểloại giải thích. Trước giải phóng, những thứ này rất có giá vì thời đóngười dân còn tin những thứ này có thể ăn được, nhưng giờ đây chẳng aicòn tin vào điều đó nữa.
Chúng tôi nhẫn nại dùng xẻng cạy các lớp đá mica đó ra mới nhìn thấycỗ quan tài bằng ngọc phía bên dưới, ghé sát mặt tới gần còn cảm nhậnđược hơi lạnh phả lên, tôi biết đó là do tính âm hàn của ngọc. Lúc này,đèn đuốc trong điện đều được thắp sáng, chiếc quan tài bằng ngọc phát ra một thứ ánh sáng rất lạ, nó được làm bằng ngọc trắng màu mỡ dê, khôngchút tì vết.
Điếu bát xuýt xoa: “Loại ngọc trắng này chỉ có ở vùng cực Tây, bìnhthường chỉ một miếng nhỏ thôi cũng đã đắt lắm rồi. Nếu không tận mắtnhìn thấy thì không thể tưởng tượng được có cả cỗ quan tài làm bằng ngọc trắng như thế này, cũng chỉ có loại quan tài như vậy mới có thể xứngvới gỗ chò chỉ vàng.”
Mặt dày sốt ruột nói: “Quan tài bằng ngọc mà không mang đi được thìcó gì để xem đâu, mau xem bên trong có gì không, giờ chỉ còn trông mongvào bên trong đó thôi.”
Điếu bát nói: “Cậu đúng là cái tính không ăn được cháo nóng, đây đâuphải việc có thể ăn xổi, phải xem cho rõ đã mới ra tay được.”
Tôi soi đèn pin lại nhìn, qua lớp quan tài bằng ngọc gần như trongsuốt, mờ mờ hiện ra hình ảnh thi thể nằm bên trong phải cao hơn ngườibình thường hai cái đầu, thân hình vạm vỡ, đỉnh đầu bằng tịt, xem rangười này cũng được mặc áo ngọc kim tuyến vàng. Kể cũng lạ, dường nhưtôi nhìn thấy có thứ gì đó chạy qua rất nhanh bên cạnh thi thể, tôi dụimắt nhìn lại thì không thấy gì nữa, cứ nghĩ rằng mình hoa mắt nhìn nhầm, ánh sáng trong đại điện chập chờn không được ổn định, lại nhìn qua mộtlớp quan tài bằng ngọc, mặc dù khi nãy ẩn hiện nhìn thấy hình ảnh bêntrong nhưng vì không được rõ nét nên nhìn nhầm cũng là chuyện bìnhthường.
7
Tôi thấy Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh đang rất căng thẳng, dường nhưcô sợ thứ nằm bên trong quan tài chính là cương thi, cánh tay cầm chiếcđèn pin không ngừng rung lên, cô nhắm tịt mắt lại không dám nhìn, tôiliền nói: “Mọi người tin cũng được không tin cũng được, thi thể nữ trong chiếc quan tài gỗ mun chắc chắn là có hồn ma nhập vào, nhưng cũng không đến nỗi không có cách đối phó, chỉ cần đánh vỡ đầu nó là nó không thểđộng đậy được nữa, âm hồn lại sợ dương khí của con người, bốn ngườichúng ta chẳng lẽ không giải quyết được một thây ma, không có gì phải sợ cả.”
Điếu bát nghe thấy liên tục gật đầu tán thành. Bên mép nắm quan tàidường như được bôi một lớp sáp, chúng tôi thay nhau cạy sạch lớp sáp đó, hai người đeo sẵn găng tay, cùng chung sức cạy nắp quan tài lên.
Chiếc nắp quan tài vừa được bật ra, một mùi hôi thối bốc lên, tất cảvội bịt mũi lùi lại mấy bước, đèn đuốc trong điện bỗng chốc tối hẳn đi.Đợi một lúc sau chúng tôi mới tiến gần lại để khiếng chiếc nắp quan tàira.
Tôi cầm khẩu súng đã lên nòng sẵn, nếu trong cỗ quan tài ngọc kia cócương thi thì một phát bắn ngay vào đầu nó, nếu là quỷ thì chắc chắn âmkhí rất nặng, hẳn sẽ sợ thuốc súng.
Tôi khẳng định trong địa cung này sẽ có thứ gì đó liên quan tới cơnác mộng trong bức bích họa, nhất là trong chiếc quan tài của Na vương.Điếu bát và Mặt dày thì chỉ nghĩ tới những món đồ quý báu trong quan tài mà thôi. Chúng tôi đều rướn cổ nhìn vào trong cỗ quan tài, thần kinh ai cũng căng ra như dây đàn, trong tư thế nếu có sự cố thì sẽ ngay lập tức đóng nắp quan lại, bất chợt thấy toàn thân lạnh toát, hóa ra là do toát mồ hôi lạnh, quần áo đã bị ướt sũng từ lâu.
Thi thể trong quan tài được đặt nằm ngửa, mình mặc áo ngọc, thân thểcao to vạm vỡ hơn hẳn người thường. Áo ngọc được gắn liền với nhau bằngnhững sợi kim tuyến bằng vàng, tay cầm kim trượng, đầu gối gối ngọc, bên cạnh có nhiều quả táo đỏ được làm bằng vàng, ngọc trai, san hô v.v…,còn có một thanh kiếm dài, đặc biệt nhất là viên ngọc trai có thể tựphát sáng dưới ánh đèn.
Tôi đứng đực người ra nhìn, một lúc sau mới định thần lại suy nghĩ,Na vương chắc chắn không phải chỉ là một người, mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ từ thời Hán tới thời Đường hẳn có mai táng rất nhiều Na vương, vậy tạisao duy chỉ nơi chính điện này mới có nhiều bảo bối quý giá như vậy?
Mặt dày hăng hái lấy chiếc túi da rắn giắt sau lưng ra, thò tay định lấy mấy quả táo vàng bên cạnh người Na vương.
Điếu bát ngăn lại: “Đúng là không hiểu biết, thứ nào trong chiếc quan tài này chẳng đáng giá hơn mấy quả táo vàng kia chứ, lấy viên ngọc trai trước, rồi…”
Anh ta mới nói tới đó thì một tiếng súng vang lên, phá tan không khíyên lặng hàng nghìn năm không thay đổi của địa cung, thân thể Điếu bátlay động rồi bỗng đổ ụp xuống.
Tôi và Mặt dày vội kéo Điền Mộ Thanh nằm xuống, hai tiếng súng nữalại vang lên phía sau, cảm giác đạn đang bay vèo vèo qua trên đầu, gămtrúng vào chiếc quan tài gỗ chò. Chúng tôi không kịp quay lại nhìn, lôivội Điếu bát, chạy vòng qua phía bên kia chiếc quan tài, nấp phía sauđám tượng trấn điện, nghe thấy bên ngoài có người đang gọi to: “Bọn ngukia, chúng mày cũng không ngờ ông nội mày còn sống đúng không?”
Nghe tiếng đúng là tên Hoàng phật gia. Hắn bị kẹt trong đám đổ nátphía trên đại điện mà vẫn không chết, đúng là mạng lớn, hắn dẫn theo bốn năm tên tay chân nữa chạy thoát ra ngoài, dọc đường đuổi theo chúngtôi.
Vừa rồi chúng tôi chỉ chăm chú theo dõi cỗ quan tài của Na vương nênsơ ý không để ý tới bọn Hoàng phật gia đã vào tới chính điện. Tôi nhìnthấy Điếu bát bị trúng đạn ở lưng, may đây chỉ là súng săn, lại bắn ởkhoảng cách xa nên không chết ngay tại chỗ, nhưng anh ta bị thương cũngkhông nhẹ, lúc kéo anh ta vào đây đã để lại một vệt máu dài trên nềnnhà.
Tôi và Mặt dày cố lấy viên đạn ra khỏi vết thương, dùng đuốc đốt vàochỗ bị thương, dùng lửa để cầm máu. Điền Mộ Thanh xé mấy mảnh vải băngbó lại cho Điếu bát. Cũng không biết có giữ được mạng sống của anh tahay không. Trong lòng vừa lo lắng vừa bực tức, tôi hét chửi lại bọnHoàng phật gia: “Chắc Diêm vương nghĩ rằng để cho chúng mày chết như vậy thì quá đơn giản, nên mới giữ lại mạng sống của chúng mày để tao cònbồi thêm cho vài nhát xẻng, đến lúc mày phải thắp hương rồi đấy.”
Bọn Hoàng phật gia thấy nắp quan tài bằng ngọc đã được mở ra, liềncậy thế đông người tiến lại gần, trong mắt đứa nào cũng ánh lên vẻ hunghãn tham lam.
Thuốc súng của tôi và Mặt dày không còn nhiều, sinh tử đều tùy thuộcvào nhất cử nhất động của chúng tôi, nên dự định đợi chúng tới lại gầnrồi mới nổ súng.
Nhưng chỉ thấy bọn chúng chạy ào ào tới chỗ cỗ quan tài bằng ngọc,Hoàng phật gia lớn tiếng sai bọn tay chân đối phó với chúng tôi, nhưngbọn lâu nhâu kia cũng giống hắn, hai mắt sáng rực, chỉ nhìn chăm chămvào cỗ quan tài, thằng nào cũng muốn nhân cơ hội để vơ vét được vài móncó giá trị.
Hoàng phật gia rút ra một sợi dây thừng buộc vào cổ của thi thể mìnhmặc áo giáp, cố hết sức để lôi chiếc xác đó dậy, hắn thò tay vào trongđịnh lấy thanh Kim trượng, bỗng đâu hàng loạt những con nhện mình đentuyền chui ra từ bên trong chiếc áo giáp, đầu hình chiếc xẻng, trênngười mọc đầy lông đen, hình dạng trông như quả táo nhưng vỏ ngoài thìcứng như thép, trong chớp mắt chúng đã bò vào trong ống tay của Hoàngphật gia.
Chúng tôi nhìn thấy cảnh tượng đó đều há hốc mồm sợ hãi: “Trong quanngọc lại có nhiều nhện sống như vậy ư?” Tôi nghĩ: “May người thò tay vào trong quan tài không phải mình…”
Hoàng phật gia kinh sợ, vội vã rẩy tay mấy lần nhưng không được, liền dùng tay kia để phủi chúng đi, không ngờ bị bọn nhện cắn trúng mu bàntay, chúng nhanh chóng bò đầy lên người Hoàng phật gia. Hoàng phật giathất kinh hồn vía định kêu lên thì mấy con nhện đã chui tọt vào mồm củahắn. Không biết bọn nhện đã làm gì Hoàng phật gia mà trong nháy mắtngười hắn ta đã chi chít những lỗ đen, bọn nhện thì không ngừng chui rachui vào qua những chiếc lỗ đó. Toàn thân Hoàng phật gia be bét máu, cổhọng cũng đã bị cắn rách, muốn kêu thét lên cũng không được, hắn đổ ậpxuống cạnh cỗ quan tài bằng ngọc, hai tay đau đớn quờ quạng khắp mặtkhắp người.
8
Lúc này, bọn nhện bò ra từ quan tài ngọc nhiều không đếm xuể, đốm đen chi chít đầy trên sàn, phải đến hàng trăm con, chúng tôi nhìn thấy màsởn hết tóc gáy. Mấy tên trộm mộ còn lại đều sợ đơ cứng người, ngay lậptức cũng bị bọn nhện bò lên đầy người, cắn cho nát bét, tất cả đều chếtngay tại chỗ, cũng có đứa chưa chết hẳn, ú ớ kêu lên vài tiếng rồi ngãxuống lăn lộn trên mặt đất, nhưng không tới mười phút sau, Hoàng phậtgia và toàn bộ tay chân của hắn đều chết không toàn thây, nằm la liệttrong hầm mộ.
Chúng tôi nấp sau đám tượng trấn điện, tận mắt nhìn thấy Hoàng phậtgia và số tay chân của hắn ta đều bị cắn chết trong chớp mắt bởi bọnnhện có sáu chân. Chúng tôi kinh hãi tột độ. Tôi nhớ trong cách nói củangười xưa, nhện sáu chân là nhện đất, không nhả tơ mà trong bụng toàn là axit đậm đặc, đừng nói là xương thịt, đến đồng sắt cũng bị rữa nát,không lẽ bọn nhện này đúng là quái vật? Nhưng cỗ quan tài bằng ngọc bịchôn ở đây đã hàng nghìn năm, bọn nhện đó sao vẫn còn sống được?
Mới phân tâm một lúc mà đã thấy bọn nhện càng trở nên hung hăng hơnsau khi hút máu ăn thịt người. Tôi và Mặt dày bắn mấy phát đạn vẫn không chặn được bọn chúng.
Cả ba chúng tôi đều thất sắc, vội lôi Điếu bát lùi lại phía sau,nhưng sau lưng chúng tôi đã là bức tường phía cuối điện, chỉ còn mỗichiếc giếng vàng đã bị bịt miệng, nhưng cho dù nó không bị bít lại thìcũng quá nhỏ cho chúng tôi chui qua.
Thấy không còn đường lui, tôi vội kêu to: “Mặt dày, mau thắp đuốc lên!”
Mặt dày trả lời: “Đuốc dùng hết rồi còn đâu, còn có hai bao diêm thôi, quẹt tạm được không?”
Tôi biết không còn cách nào khác, vừa rồi tận mắt nhìn thấy cái chếtthê thảm của bọn Hoàng phật gia, chi bằng tự mình kết liễu mình, nhưngnòng khẩu súng săn quá dài, không thể tự mình bắn vào mình được.
Mặt dày cũng hốt hoảng: “Hết cách rồi, mình bắn chết hai người kia, sau đó tôi bắn chết cậu rồi cậu bắn chết tôi.”
Tôi bực bội trả lời: “Ông giải thích giùm tôi xem làm cách nào để sau khi tôi bị ông bắn chết rồi còn có thể ngồi dậy mà bắn ông được?”
Lúc này, Điền Mộ Thanh đang cố đẩy chiếc đế đèn bằng đồng ở trêntường, định dùng lửa để trấn áp bọn nhện, nhưng những chiếc đèn đồng đórất nặng, hơn nữa hai bên cạnh đèn rất sắc, cô đẩy mấy lần mà khôngđược, còn bị chiếc đế đèn cứa đứt tay, máu lập tức tuôn ra từ chỗ vếtđứt.
Điền Mộ Thanh tuy không đẩy đổ được chiếc đèn nhưng đã thức tỉnh tôivà Mặt dày, hai đứa vội chạy tới xô đổ chiếc đèn, nhưng bọn nhện bò đếntứ phía ào ạt như nước thủy triều dâng, không cách nào có thể ngăn chúng lại được.
Chúng tôi chắc mẩm sẽ chết ở nơi này, ai ngờ khi cách chúng tôi chừng ba bước chân thì bọn nhện đột nhiên quay đầu bỏ chạy tán loạn. Tôi vàMặt dày đang định đẩy ngã chiếc đế đèn thứ hai thì nhìn thấy bọn nhện bỏ đi, cả hai thở phào nhẹ nhõm, nhưng trong lòng đều thắc mắc không rõ vì sao. Chuyện này cũng khó lý giải, dường như chúng đang sợ một điều gìđó.
Tôi nghĩ: “Con người sống trên đời cũng không khác gì chuyện “Báttiên quá hải”, ai cũng có một khả năng riêng, chỉ có điều mỗi người đang diễn một vai diễn khác nhau mà thôi. Mỗi người có một hoàn cảnh ra đời, một tài năng riêng, cho dù là hình thức, tính cách, là thiện hay ác thì đều không giống nhau, có thể nói là khác nhau một trời một vực, nhưngkhác mấy thì con người đều được làm bằng xương bằng thịt, ai chẳng mộtcái đầu mọc trên cổ, một bụng đầy đủ lục phủ ngũ tạng. Vậy tại sao lũnhện kia ăn thịt hết toàn bộ bọn Hoàng phật gia mà lại tha cho chúngtôi.”
Tôi nhìn khắp xung quanh cũng không có gì bất thường, chỉ mỗi Điền Mộ Thanh bị thương ở tay, máu nhỏ xuống cả mặt đất. Tôi bỗng giật mình:”Không lẽ máu của Điền Mộ Thanh đã khiến cho bọn nhện kia bỏ chạy? Rốtcuộc cô ta là ai?”
Trong đầu tôi bỗng hiện lên câu hỏi đó, lại phát hiện ra chiếc đế đèn đồng như mọc rễ trong tường, tiện tay bẻ một cái thì thấy chiếc đế xoay một vòng, đồng thời chỗ khắc phù điêu phía bên dưới chiếc giếng vàngbỗng mở ra một cái hốc lớn. Hóa ra ở đó có một cánh cửa đá, chính là vịtrí mà vị thần Na phía trên trần điện nhìn xuống.
Ba chúng tôi đang ngẩn người ra nhìn thì bỗng trong gian điện thâm ukỳ bí phát ra tiếng kêu rất lạ. Hóa ra là xác chết mặc bộ áo giáp ngọctrong cỗ quan tài bằng ngọc đang bò từ trong quan tài ra, nhiều chỗ trên chiếc áo giáp ngọc nơi đã bị nứt, toàn thân xác chết đều là máu, lòngphèo trắng hếu phòi cả ra ngoài, thi thể vẫn hướng lên trên, chỉ có đầulà quay lại, trong ánh sáng lờ mờ không nhìn rõ khuôn mặt, chỉ thấy taito mặt lớn, nom trắng bệch, chiếc đầu ngóc dậy, mái tóc dài rũ xuống,chúng tôi nhìn thấy sau đầu xác chết lại là một khuôn mặt nữa, hai mắtxanh lét, mồm rộng đến mang tai, trong hầm mộ bỗng chốc nồng nặc mùi xác chết.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!