Vành Đai Khí Độc - Chương 04
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
120


Vành Đai Khí Độc


Chương 04



 

CHƯƠNG 4 – NHẬT KÝ CỦA NGƯỜI ĐANG CHẾT

Những chữ mà tôi nguệch ngoạc trên đầu những trang nhật ký của tôi mới ngộ nghĩnh làm sao! Ngộ hơn nữa là tôi, Edward Malone, lại viết những hàng chữ này. Tôi, bắt đầu ra khỏi nhà ở Streatham cách đây mười hai giờ, không mảy may có một ý niệm nào trước về những sự việc kỳ diệu sê xảy ra trong ngày. Tôi nhớ lại chuỗi biến cố: tham khảo ý kiến với McArdle, những dòng báo động đầu tiên của Challenger trên tờ Times, hành trình kỳ cục trên xe hỏa, một bữa ăn trưa ngon miệng, thảm họa ập đến và bây giờ chỉ còn năm chúng tôi sống sót trên hành tinh trống rỗng này. Biết chắc. số phận mình cũng sẽ chết như bao người khác, và những dòng nhật ký này, được viết như một động tác nghề nghiệp máy móc, sẽ chẳng bao giờ được cặp mắt con người ngó tới. Vì đây là lời của kẻ sắp chết; trong khi cả thế giới bên ngoài cái phòng ông viết đã chết hết cả rồi. Tôi thấm thía hiểu được Challenger khôn ngoan và đúng đắn biết bao, khi ông nói rằng nỗi bi thảm thật sự của chúng ta là chúng ta còn sống, sau khi chân thiện mỹ của con người đă bị hủy diệt. Như vậy chắc Challenger đã đoán ra chúng tôi không bị nguy hiểm. Bình oxy thứ hai của chúng tôi đã cạn. Chúng tôi thấy thảm thương cho cái thân xác cặn bã yếu hèn của chúng tôi gần một phút khi thay oxy.

Chúng tôi được nghe Challenger nói chuyện mười lăm phút đồng hồ. Ông ấy nổi hứng lên và cất tiếng sang sảng như đang thuyết trình, cho các nhà khoa học có uy tín trong thính đường Hoàng gia. Ông có một nhóm thính giả lạ thường để làm tình làm tội: vợ ông ấy rất bình thản, chẳng hiểu ông ấy nói gì, Summelee ngồi trong góc tối, luôn phản bác, chỉ trích ồn ào nhưng rất chú ý; Đức ông John nằm dài ở một góc xem ra chẳng ưa gì câu chuyện này; tôi ngồi cạnh cửa sổ lâu lâu lại lơ đăng nhìn ra cảnh bên ngoài. Tất cả cứ như một giấc mơ, trong đó tôi chẳng đóng vai trò nào tích cực.

Challenger ngồi ở bàn giữa, hướng cái đèn pin vào giá kính hiển vi, gắn miếng kính mang vật ông đem vào từ phòng phục sức lên giá. Cái vòng sáng le lói hắt lên từ gương đế, làm bộ mặt xương xầu, râu ria xồm xoàm của ông nửa sáng lực nửa tối đen. Có vẻ như gần đây nhất ông đang nghiên cứu dạng sống sơ đẳng. ông đang thích chí vì con a míp ông chuẩn bị mẫu ngày hôm qua vẫn còn sống. Ông vui sướng nhắc đi nhắc lại như điên:

– Chính mắt ông coi đi, Summelee. Bước qua coi cho kỹ, rồi vui vẻ chấp nhận quan điểm của tôi về vụ này; Malone, làm ơn quan sát đi, rồi xác nhận giùm nhưng điều tôi đã tuyên bố. Các vi sinh vật hình suốt chỉ ở giữa là những tảo cát. Người ta coi thường không để ý đến chúng, vì chúng có vẻ là thực vật hơn là động vật. Nhưng về phía bên phải, các ông sê thấy ngay bọn a míp đang uể oải bơi lội trong môi trường. Con ốc phía trên để điều chỉnh tinh. Các ông coi tận mắt đi.

Summelee coi và yên lặng đồng ý. Tôi cũng coi và thấy một dòi vi khuẩn như làm bằng vụn kính, đang bơi như dính chùm vào nhau trong môi trường. Đức ông John thì sẵn sàng tin ý kiến của Challenger đúng. Ông nói:

– Tôi chẳng cần biết chúng chết hay sống làm gì ệt óc. Có nhìn thấy chúng thì tôi cũng không phân biệt được, vậy thì tôi bận tâm làm gì? Con vi khuẩn cũng chẳng quan tâm đến tình trạng sức khỏe của chúng ta đâu.

Ông nói vậy làm tôi bật cười, và Challenger lườm tôi rất lạnh lùng và kiêu kỳ.

– Những phát biểu nông cạn của người có chút ít giáo dục, còn gây cản trở cho khoa học nhiều hơn là sự ngu đến, xin đức ông John hạ cố…

– Anh George ơi, đừng quá hăng say như vậy chứ! – Bà chủ nói vậy rồi xoa tay lên cái bờm tóc của ông đang cúi xuống kính hiển vi. – Con a míp sống hay chết thì có ý nghĩa gì?

Challenger làu bàu:

– Ý nghĩa lắm chứ.

Đức ông John cười khẩy nói:

– Được, cho biết tầm quan trọng của nó đi. Ta có thể nói đến thí nghiệm này của ông như bất cứ chuyện gì khác. Nếu tôi có lơ là với nó, hay làm phật lòng ông, xin bỏ qua cho.

Cái giọng the thé cãi bướng của Summelee lại chen vào:

– Theo tôi, mấy con vi sinh đó sống thì có gì quan trọng đâu. Chúng nó cũng ở trong môi trường dư oxy như chúng ta, làm sao chúng ngộ độc được. Nếu chúng ở ngoài phòng này, chúng sẽ phát chết như các sinh vật khác.

– Nhận xét của ông, giáo sư Summelee đáng kính ơi, – giáo sư Challenger phải hạ mình hết sức mới thốt nên lời. (Chà! ước chi tôi vẽ được cái nét mặt ngạo nghễ, kênh kiệu cả ông trong cái vòng ánh sáng của gương đế kính hiển vi hắt lên!) – Nhận xét của ông chứng tỏ ông không nắm được điều kiện thí nghiệm. Mẫu thí nghiệm này tôi gắn lên từ hôm qua, gắn kín rồi để ngoài cửa thông hơi. Oxy của chúng ta không thể vào được nhưng dĩ nhiên, ether trong không khí bên ngoài vào được như nó chui vào mọi ngõ ngách trong vũ trụ. Chúng còn sống, nghĩa là chúng không bị nhiễm độc. Từ đó, ta có thể suy ra tất cả những con a míp ở ngoài phòng này đã qua khỏi tai họa, chúng không chết như ông đoán sai.

Đức ông John hững hờ nói:

– Nhưng dù có như vậy chăng nữa cũng chẳng có gì phải vui điên cuồng lên như Achimèdes. Chúng sống sót thì có chi quan trọng nào?

– Kết quả thí nghiệm chỉ có ý nghĩa như thế này: Trái đất vẫn là một hành tinh sống, không phải là một hành tinh chết. Nếu ông có óc tưởng tượng khoa học, ông sẽ phóng tầm mắt về trước vài triệu năm, coi chỉ như trong khoảnh khắc trên trục thời gian vô tận, lúc đó trái đất cũng sẽ lại lúc nhúc mọi chủng loại, muông thú và con người, do biến hóa từ những sinh vật nhỏ nhoi này. Cứ xem một đám cháy trong thảo nguyên: cây, cỏ, sinh vật đều chết hết, chỉ còn một phần mặt đất cháy đen. Ông cứ tưởng phần đất đó sẽ vĩnh viễn hoang phế. Không, các mầm sống vẫn còn trong lòng đất sẽ chui lên sống trên mặt đất, sẽ mọc lên và nảy nở phát triển. Vài năm sau, nếu qua đó, ông sẽ không nhận ra chỗ cháy mấy năm trước ở đâu nữa.

– À há! thú vị thật! – Đức ông John reo lên rồi lướt qua phòng, nhìn vào kính hiển vi. – Ngộ quá, cái con nho nhỏ treo ở đầu dãy các chân dung tổ tiên loài người tương lai. Nó mang cái núm móc áo trên lưng!

– Vật đen đó là nhân tế bào của nó. – Challenger kiên nhẫn nói, như thể cô bảo mẫu dạy em bé đánh vần.

Đức ông John vừa cười vừa nói:

– Tốt, vậy thì chúng ta đâu có lẻ loi Vẫn có những sinh vật cùng sống với chúng ta trên trái đất.

Summelee lại phản bác:

– Ông Challenger này, xem ra ông chỉ võ đoán là mục đích tối hậu của trái đất, khi được hình thành là phải sản sinh ra và duy trì đời sống cho con người.

– Vậy thì ông ục đích của trái đất là gì? – Challenger bực mình vì ý ám chỉ trong lời phản bác. Đôi lúc tôi cho rằng con người hợm mình, cho rằng trái đất được sinh ra và tự biến hóa, sắp xếp thành một sân khấu. để hắn múa may.

– Chúng ta không khư khư ôm lấy quan điểm đó, nhưng ít ra con người cũng không hợm mình như bạn tưởng, mà thực sự con người có vị trí cao nhất trong vạn vật.

– Chỉ cao nhất theo tầm hiểu biết của chúng ta thôi.

– Chỉ cần vậy thôi, thưa ngài, không cần bàn gì thêm nữa.

– Cứ nghĩ đến những triệu năm, có lè những tỷ năm mà trái đất trống rỗng vận hành trong vũ trụ, hay nếu không trống rỗng thì cũng không có bóng dáng hay tư tưởng con người. Cứ nghĩ đến cái khoảng thời gian đằng đắng khôn lường ấy, trái đất bị mưa xói mòn, mặt trời thiêu đốt, gió bụi mịt mù, con người chỉ như mới xuất hiện ngày hôm qua, so với khoảng thời gian các nhà vật lý đia cầu đo được. Vậy làm sao có thể vô đoán được sự chuẩn bị lâu dài vĩ đại ấy, chỉ đợi con người xuất hiện.

– Vậy thì ông có là để cho loài nào hay cái gì xuất hiện?

Summelee nhún vai.

– Làm sao mà nói được. Vì những lý do ngoài tầm hiểu biết của con người. Sự xuất hiện của con người có thể chỉ là ngẫu nhiên, một phó phẩm trong quá trình tiến hóa của vũ trụ. Con người chỉ như một bọt nước trên đại dương, lại nghĩ rằng có đại dương là vì cái bọt, hoặc như thể một con chuột nhắt trong giáo đường lại nghĩ rằng giáo đường dành riêng cho chuột.

Đến đây tôi đã ghi lại đúng những gì họ tranh luận, nhưng càng về sau, họ càng dùng những thuật ngữ khoa học dài thoòng. Thật là có đặc ân mới được nghe hai nhân vật khoa học này tranh luận, về các vấn đề cao siêu nhất. Nhưng càng ngày họ càng bất đồng ý kiến với nhau. Những người trần tục như đức ông John và tôi càng ngày càng không hiểu những lý lẽ họ nêu. Họ luôn chống đối nhau, và cuối cùng họ không còn gì để cái nữa. Summelee ngồi bó gối trên ghế, Challenger tay vẫn vặn ốc điều chỉnh, miệng càu nhàu lẩm bẩm, như sóng biển còn ì ấm sau cơn bão. Đức ông John thì bước qua chỗ tôi, cùng nhìn ra màn đêm.

Một vầng trăng thượng tuần mờ nhạt nên sao trời rất sáng. Đêm trăng cuối cùng còn được mắt con người nhìn đến. Ngay cả khi ở trên cao nguyên Nam Mỹ, bầu trời trong sáng, tôi cũng chưa bao giờ thấy sao lấp lánh rạng ngời như vậy. Có thể do thay đổi trong môi trường ether ảnh hường đến ánh sáng. Cái lò thiêu xác ở Brighton vẫn rực lửa. Bây giờ lại thêm một vùng đỏ thẫm xa xa ở phía Tây, có thể là cháy Arundel, ở Chichester, ngay cả có thể ở Portmouth. Tôi ngồi trầm tư, lâu lâu lại ghi xuống vài điều. Tôi thấy bầu không khí nhè nhẹ vương buồn. Sức trẻ, sắc đẹp, tinh thần thượng võ, tình yêu sẽ chấm dứt cả sao? Trái đất sáng sao coi như một cõi mộng thanh bình. Ai dám tưởng tượng trái đất đang là một “Đồi sọ” vĩ đại, xác chết con người ngổn ngang?

Thình lình tôi bật cười.

– Chà, ông bạn trẻ! – Đức ông John ngó tôi ngạc nhiên rồi thảng thốt nói. – Chúng ta còn có thể cười vào cái lúc bi thảm này sao? Cười cái gì vậy?

– Tôi đang nghĩ tới những vấn đề lớn chưa được giải quyết, như vấn đề tranh chấp Anh-Đức chẳng hạn. Vấn đề vịnh Ba Tư mà xếp của tôi rất quan tâm. Chúng ta thì đang bực mình và thất vọng. Ai có thể đoán được chúng sẽ được giải quyết ra sao.

Chúng tôi rơi vào im lặng. Tôi đoán là ai cũng đang nghĩ tới bạn bè đã chết trước. Bà Challenger đang khóc ti tỉ và ông ấy đang dỗ dành. Tôi tưởng tượng ra những xác chẳng ra hình thù gì, trắng nhởn và cứng đờ như xác Austin trong vườn. Thí dụ McArdle, tôi biết ông chết ở đâu. Ông chết gục trên bàn viết, tay còn cầm điện thoại, vì the thấy ông ấy gục đầu xuống bàn. Chủ bút Beaumont chẳng hạn, chắc là ông ấy chết cong queo trên tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ xanh đỏ trong văn phòng của ông. Còn các bạn ký giả, thông tín viên nữa ở trong phòng tin tức. Macdona này, Mulray này, cả Bond nữa, chắc chắn họ đều chết khi đang làm việc, vẫn nắm chặt sổ tay. Đầu các ông ấy chắc đầy ấn tượng của thảm họa nhảy múa, còn sổ tay thì đầy tin tức về thảm họa diệt vong, xảy ra ở chỗ này, chỗ kia. Tôi có thể tưởng tượng ra, người ta kinh hoàng chuẩn bị đưa những người bị trước đến các bác sĩ như thế nào, gửi người này đến tu việ n Westminster, người kia đến nhà thờ St. Paul. Chắc trong đầu họ lúc chết, lấp lánh những hàng tít huy hoàng, mà họ cho là đẹp chưa từng có. Nhưng số phận chúng đã định là chẳng bao giờ được in! Tôi có thể tưởng tượng Macdona đang lao vào các bác sĩ để phỏng vấn. “Hy vọng ở phố Harley” Anh thường líu lưỡi khi biến cố xảy ra dồn dập. “Phỏng vấn ông Soley Wilson”, “Bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng nói là không có chi phải thất vọng”, “Đặc phải viên của chúng tôi báo về thấy một chuyên viên nổi tiếng ngồi trên mái nhà để trốn đoàn bệnh nhân hung dữ tràn ngập phòng mạch. Thái độ của ông thì cho thấy, ông đánh giá tình hình của thảm họa rất nghiêm trọng, nhưng vị bác sĩ không cho là mọi hy vọng đã tắt ngấm. Macdona chắc sè bắt đầu bài phóng sự như vậy. Còn Bond, chắc sẽ lấy tin ở khu St. Paul, anh tưởng tượng ra cách viết. Tôi tin đây là đề tài hợp với sở trường của anh!” Đứng trên một lan can trong vòm nhà thờ, nhìn xuống đám đông dày đặc những con người thất vọng, đang cuống cuồng níu kéo những giây phút cuối cùng, trước một sức mạnh vô hình họ không hề biết một tí gì, một tiếng rên rỉ van xin, hãi hùng vang đến tai tôi, rồi một tiếng kêu cầu cứu đấng vô hình làm tôi rùng mình…

Tuy nhiên, chết như thế cũng là vinh dự cho nghề làm báo, cũng như tôi. Anh ấy đã chết khi có nhiều. tin quý chưa được đăng. Có tin gì anh biết mà anh không viết ra, trong cột báo có chữ J.H.B ở cuối? Thật tội nghiệp!

Nhưng cái gì đã thúc đẩy tôi viết! Chỉ là để qua những phút giây tuyệt vọng. Bà Challenger đã rút sâu vào phòng trang sức, và giáo sư cho biết là bà ấy đang ngủ thiếp đi. Ông tiếp tục ghi chú và tham khảo sách ở bàn giữa, cứ như là ông vẫn đang ở trong một giai đoạn nghiên cứu bình thường. Ông viết soạn soạt bằng bút lông chim, như thể coi thường những kẻ bất đồng với ông.

Summelee ngồi im trên ghế, lâu lâu lại ngáy lên vài tiếng như thể kiệt sức. Đức ông John cũng nằm xuống, hai tay trong túi quần, mắt nhắm lại. Tôi không hiểu sao trong hoàn cảnh này mà người ta còn ngủ được.

3 giờ 30 sáng. Tôi mới giật mình thức dậy. Tôi ghi mục cuối lúc 11 giờ 5 phút. Tôi nhớ lúc đó tôi lên dây đồng hồ và nhớ được thời gian. Thế là tôi đã ngủ phí gần năm giờ đồng hồ của khoảng thời gian quí hóa còn dành cho chúng tôi Ai có thể tưởng chúng tôi còn ngủ được? Nhưng tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn, và sẵn sàng đón nhận số mạng, hay tự nhủ như vậy. Khi một người đàn ông càng khỏe, sức sống càng dồi dào, lại càng sợ chết. Thiên nhiên sắp đặt như vậy thật khôn ngoan và từ bi, cái neo vào trần thế của một người, bị kéo bật lên từ từ không cảm thấy được, cho đến khi người đó hoàn toàn chìm vào vô thức, và bị nhấc lên thượng giới cao xanh! Bà Challenger vẫn ở trong phòng trang sức. Challenger ngủ gục trên ghế. Coi mới ngộ làm sao! Người ông ngả ra sau ghế, hai cánh tay lông lá, mập khoanh trước áo gi-lê, đầu ông ngửa ra sau, sâu đến nổi tôi thấy phía trên cái cổ áo chỉ có bộ râu rậm rối nùi. Người ông run run vì chính những tiếng ngáy của ông, trầm trầm hòa với tiếng ngáy giọng cao của Summelee. Đức ông John bây giờ cũng ngủ, thân nghiêng, co về một bên trên chiếc ghế mây. Rạng sáng còn mát lạnh đã len lén vào phòng. Vạn vật vẫn còn sẫm tối và tang tóc.

Tôi nhìn ra bình minh. Mặt trời mọc vào ngày định mệnh này, sẽ chiếu rọi trên một thế giới không người. Loài người đã bị tiêu diệt, biến mất hết chỉ trong một ngày. Các hành tinh vẫn vận hành quanh mặt trời. Thủy triều vẫn lên xuống, gió vẫn rì rào, và vạn vật vẫn tiếp tục sinh hóa, cả lũ a míp nhỏ nhất cũng tiếp tục tiến hóa, nhưng tuyệt đối không có bóng dáng của con người, sinh vật đã từng tự phong ình là Chúa sáng tạo, đã từng làm cho trái đất đáng tôn vinh hay đáng rủa xả bằng sự hiện hữu của mình. Dưới vườn, Austin nằm chết, cái mặt nhợt nhạt, bóng lên trong ánh bình minh, hai tay nghều ngoào vươn ra, còn nắm cái vòi nước rửa xe. Toàn thể loài người bây giờ được điển hình trong cái xác nửa hài hước nửa đáng thương, nằm bất động cạnh cái xe ông vẫn điều khiển.

Bút ký của tôi chấm dứt ở đây vì từ đây biến cố biến chuyển nhanh quá, đau thương quá, tôi không thể tiết tiếp được nhưng ký ức tôi ghi nhớ rất rõ đến từng chi tiết.

Một cảm giác nghẹt cổ khiến tôi ngó vào bình oxy. Thời gian sống của chúng tôi còn quá ít. Trong đêm Challenger đã mở bình oxy thứ tư và bình này cũng sắp hết. Cái cảm giác co thắt bóp nghẹt tôi, tôi băng qua mở bình oxy, gắn vòi qua bình cuối cùng. Khi làm việc này mà tôi thấy tim giật thon thót. Tôi nghĩ dại, nếu tôi ngưng không mở bình chót, tất cả bốn người sẽ ra đi êm thắm trong giấc ngủ của họ. Ý nghĩ đó của tôi bị cắt đứt nhờ tiếng kêu của bà Challenger ở phòng trong.

– Anh George, anh George em nghẹt thở quá!

– Sẽ ổn thôi, thưa bà Challenger. – Tôi trả lời khi những người khác đều lục tục đứng dậy. – Tôi vừa mở bình mới rồi.

Đến lúc này tôi cũng không nhịn được cười, khi nhìn cái bộ dạng của Challenger, mỗi bàn tay lông lá úp lên một mắt, như một em bé bự còn ngái ngủ. Summelee thì run rẩy như trong phút yếu lòng, nỗi sợ hãi cho số phận mỏng manh của con người. Nhưng khi nhớ lại được vị trí của mình, làm ra vẻ hơi khắc khổ hơn cái vẻ của một nhà bác học chân chính. Đức ông John thì tươi rói, tỉnh táo như vào một buổi sáng đi săn. Ông liếc nhìn những bình oxy rồi nói:

– Này ông bạn trẻ; chắc ông hết ghi cảm tưởng vào cuốn sổ để trên đùi rồi phải không?

– Tôi chỉ ghi ít hàng cho qua thời giờ thôi.

– Nói thật, tôi không tin là còn có ai làm được các việc như các người Ireland các ông. Tôi e rằng trước khi người anh em a míp của chúng ta lớn lên, ông không hy vọng gì tìm ra độc giả đọc bài của ông đâu. Người anh em a míp sẽ không quan tâm đến nhiều vấn đề như thời đại chúng ta đâu. Này, giáo sư, tương lai sẽ la sao?

Challenger nhìn những đám sương sớm đang la đà trên cảnh vật. Rải rác, những ngọn đồi cao có cây, như những hòn đảo hình nón lá, nhô lên một biển mây bồng bềnh.

– Có thể chỉ là một trang giấy bị gấp quăn queo thôi, – bà Challenger lên tiếng khi vào phòng. – Đó là bài ca thường lệ của anh thôi, anh George. Tống cựu nghênh tân. Nó chỉ có tính cách tiên đoán thôi. Nhưng trời ơi, các ông đang run lẩy bẩy cả kìa. Tôi được đắp chăn ấm cả đêm, còn các ông ngồi lạnh trên ghế. Tôi sê làm cho các ông ấm lại.

Người phụ nữ nhỏ nhắn, can đảm mau mắn ra khỏi phòng.

Chúng tôi nghe tiếng nước sôi xì xì, rồi bà bưng ra một khay năm ly ca cao bốc khói.

– Mời các ông uống cái này, sẽ ấm ngay thôi.

Chúng tôi uống và Summelee hỏi đốt ống điếu được không. Chúng tôi đều hút thuốc lá. Thuốc làm cho chúng tôi bình tĩnh một chút, nhưng khói thuốc làm cho không khí trong phòng thành ngột ngạt. Challenger phải mở cửa thông khí.

– Còn được bao lâu nữa, Challenger? – Đức ông John hỏi.

Challenger nhún vai trả lời:

– Khoảng ba giờ.

– Em cứ hay sợ hão. Nhưng lần này càng đến gần giờ tận số, em lại chẳng thấy sợ. Chúng ta có nên cầu nguyện không, anh George?

Ông giáo sư phương phi trả lời:

– Em nên đọc kinh nếu em thích. Mỗi người đều có cách cầu nguyện riêng. Cách cầu nguyện của tôi là chấp nhận số phận. Hoàn toàn tự nguyện chấp nhận. Tôn giáo và khoa học nhất trí ở điểm này.

Giáo sư Summelee lại lè nhè qua cái píp ngậm ở miệng.

– Tôi không thể diễn tả tâm trạng tôi là chấp nhận được. Lại càng không phải là tự nguyện chấp nhận. Tôi phải đón nhận số phận vì tôi không tránh được. Tôi rất mong được sống thêm một năm nữa để tôi hoàn thành bảng sắp loại các hóa thạch đá vôi.

– Công việc dở đang của ông là chuyện nhỏ, – giáo sự Challengel nói có vẻ huênh hoang. – Nếu đem so với tác phẩm vĩ đại “Tiến trình sự sống” của tôi. Tôi mới đang viết về giai đoạn đầu. Bộ óc tôi, những điều tôi đọc được và kinh nghiệm, thực sự là công cụ đuy nhất của tôi, sẽ được cô đọng súc tích trong tác phẩm đánh dấu thời đại này. Thế mà tôi còn phải nói là tự nguyện chấp nhận.

Đức ông John hào hứng góp ý:

– Tôi đề nghị mỗi người đều cho biết công việc đang làm. Ông đang làm gì, ông bạn trẻ?

– Tôi đang hoàn tất một tập thơ.

– Dẫu sao thì thế giới đã chẳng còn dịp để đọc rồi. Nhưng mất cái này sẽ được cái khác.

Tôi hỏi:

– Ông đang làm gì?

– À tôi đã nhất quyết và sẵn sàng cả rồi. Tôi hứa với Merivale, mùa xuân này đi Tây Tạng săn báo tuyết. Nhưng nếu ông ấy đi với chúng tôi thì bà sẽ phải qua một thời kỳ vất vả đấy. Bà sửa sang nhà cửa đẹp quá.

– Anh George ở đâu, thì đó là nhà của tôi. Ồ mà tại sao chúng ta lại không đi dạo với nhau, trên những đồi cỏ đẹp kia, trong buổi sáng nay nhỉ?

Trong thâm tâm, chúng tôi đều đồng ý với bà. Mặt trời vừa ló lên khỏi biển sương mù, cánh rừng và đồng cỏ Weald, ngập tràn trong ánh nắng vàng. Phải ngồi trong phòng kín thiếu ánh sáng và không khí ô nhiễm, thì. cái cảnh trong lành huy hoàng, lộng gió ngoài kia, quả thật hấp dẫn và đẹp hơn mơ. Bà Challenger đưa tay ra ô cửa kính một cách thèm thuồng. Chúng tôi kéo ghế ngồi thành nửa vòng quanh cửa sổ. Không khí trong phòng đã thật sự ngột ngạt. Tôi thấy bóng thần chết đã lởn vởn quanh chúng tôi, cuộc chạy đua cuối cùng. Giống như một bức màn bủa chụp chúng tôi từ bốn phía.

Đức ông John cố ngáp ngáp để thở:

– Chai oxy này thở không được lâu.

– Đúng, dung tích mỗi chai khác nhau. Dung lượng tùy thuộc vào áp suất nén và sự cẩn thận của người nạp khí vô chai. Đồng ý với ông, Roxton, chai này khiếm khuyết.

Challenger vẫn bình tĩnh. Nhưng Summelee lại nổi quạu:

– Vậy là chúng ta lại bị lường gạt những giờ cuối cùng của cuộc sống. Đây cũng lại là một bằng chứng rõ ràng, về sự. bẩn thỉu của thời đại ta đang sống. Thôi, đã đến lúc ông nghiên cứu hiện tượng tan rã của thân thể mình, bằng chính cảm nghiệm của ông, Challenger.

– Nào, mời em ngồi trên chiếc ghế đẩu trước mặt anh, và đưa tay cho anh. – ông Challenger ôn tồn nói với vợ. – Các ông ạ, tôi thấy không nên kéo dài giây phút ngột ngạt này lâu hơn nữa. Em không thích vậy à, cưng?

Bà vợ bé nhỏ của ông rên nho nhỏ, và gục mặt vào gối ông. Đức ông John liên hệ một kinh nghiệm:

– Tôi đã thấy người ta tắm ở hồ Serpentine vào mùa Đông. Một số ở trong hồ, số khác còn ngồi run rẩy trên bờ, thầm ghen với những người đã nhảy xuống trước. Càng chần chừ càng khốn khổ vì lạnh. Tôi sẵn sàng đi đầu và lao vào ether để…

– Ông muốn mở cửa thông hơi để ether lùa vào à?

– Thà chết vì ether độc còn hơn là chết ngáp.

Summelee miễn cưỡng gật đầu đồng ý và đưa bàn tay gầy guộc ra cho Challenger:

– Chúng ta đã cãi nhau suốt đời, nhưng giờ đây mọt sự đã xong. Chúng ta là những bạn tốt của nhau, và trong thâm tâm vẫn kính phục nhau. Vĩnh biệt!

– Vĩnh biệt ông bạn trẻ! – Đức ông John nói với tôi. – Cửa sổ đã dán keo cứng, không mở ra được đâu.

Challenger nâng vợ đứng dậy, ôm sát bà vào lòng, bà choàng hai tay lên cổ ông.

– Làm ơn đưa cho tôi cái ống nhòm, Malone.

Tôi đưa cho ông.

– Trong tay Đấng Toàn Năng đã tạo nên chúng ta, chúng ta lại trở về với Ngài! – Challenger tuyên bố, giọng oang oang rồi ném cái ống nhòm vào cửa kính.

Trước khi hết các miếng kính vỡ rơi loảng xoảng, một luồng gió trong lành ngọt ngào phả mạnh vào mặt chúng tôi.

Tôi không nhớ chúng tôi ngồi im lặng, ngỡ ngàng trong bao lâu. Rồi như trong mơ, tôi lại nghe tiếng Challenger cất lên:

– Chúng ta lại trở về trạng thái bình thường. Trái đất đã ra khỏi dòng ether độc, và chúng ta là những người cô đơn còn sống sót.



 

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN