Mỹ Nhân Tóm Lược Truyện
Trần Hỷ Muội
Thời xa xưa, khi con người chưa hiểu hết về thế giới tự nhiên, họ không thể nào lý giải được những hiện tượng tự nhiên xung quanh mình, họ bắt đầu tin rằng vạn vật đều có linh hồn, các hiện tượng tự nhiên…cũng vậy. Vậy nên họ lập các miếu thờ: thần biển, thần sông, thần suối, thần núi, thần rừng….để hy vọng các vị thần ấy sẽ chở che cho mình. Mỗi vùng đất thờ mỗi vị thần khác nhau thế nhưng khắp vùng ven biển đông nam, nhà nào cũng thờ thần Mã Tổ nương nương, vị nữ thần của Hoàng Hà, con sông được cho là dòng sông mẹ của người Trung Quốc. Mã Tổ nương nương khi còn ở dân gian có tên là Trần Hỷ Muội.
Hoàng Hà là một con sông lớn chảy qua nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Nó đem lại sự sống cho các vùng cao nguyên vốn rậm rạp cây cối nay đã bị chặt phá. Lượng hoàng thổ rất lớn của con sông đã bồi đắp phù sa cho những vùng ven bờ. Vì trải qua quá trình tích tụ lâu năm nên phía đông tỉnh Hà Nam, nơi có địa thế bằng phẳng đã xuất hiện hiện tượng đặc biệt: Đất gần vùng bờ sông cao hơn vùng bình nguyên bên cạnh. Hoàng Hà hoàn toàn dựa vào con đê không ngừng được gia cố để duy trì dòng mưa rào liên miên không ngớt. Vậy là năm nào cứ đến mùa nước sông lại chảy cuồn cuộn, thường làm vỡ những đoạn đê tương đối yếu rồi thả sức hủy diệt đất đai là mạc ven sông, tạo nên nạn lũ lụt khủng khiếp. Thôn Trần Gia là một trong những thôn được xem là nằm trong vùng rốn lũ khi thôn dù nằm sát bờ sông, đất đai màu mỡ nhưng năm nào cũng phải nơm nớp lo sợ chuyên vỡ đê.
Trong thôn Trần Gia có một hộ gồm 7 người, chủ nhà là Trần Khai Hồng, vợ là Trịnh thị. Hai vợ chồng chân chất hiền lành, ngày ngày hai người trồng trọt vài mẫu đất cằn để kiếm sống. Vì có Trịnh thị tiết kiệm nên mới có thể có cái ăn qua ngày. Trong nhà họ có 5 người con, 2 nữ 3 nam. Cô con gái út tên là Trần Hỷ Muội. Tuy là con gái nhưng nàng lại không thich công việc thuê thùa may vá, nàng thường cùng cha và các anh của mình ra đồng làm ruộng hoặc đi đánh cá. Có lẽ vì thế nên nàng có thân hình gọn gẽ săn chắc, tính tình lại phóng khoáng cởi mở chả khác nào đàn ông.
Vào mùa thu năm Cảnh Tần thứ 7, vùng thượng du Hoàng Hà có mưa to không ngớt, nước sông dâng mỗi lúc một cao. Cuối cùng vào một buổi sớm khi mặt trời chưa ló dạng hẳn, khúc đê ở thôn Trung Mậu gần đó đã bị vỡ khiến nước sông nhanh chóng tràn vào. Hoàng Hà cuồn cuộn chảy cứ như vừa từ trên trời rơi xuống. Chỉ trong phút chốc, nó đã tràn ra khắn 70 thôn ấp gần đó. Thôn Trần Gia cũng không thoát khỏi cảnh ấy. Chỉ trong nháy mắt, nhà cửa đổ sập, cây cối bật gốc, làng mạc nhấn chìm trong biển nước màu vàng. Không ít người chưa kịp mở mắt đã bị nước lũ cốn phăng đi.
Khi cơn lũ dữ còn chưa đến, Hỷ Muội lúc ấy đã dậy và đang quét sân nhà. Đột nhiên, bên tai, nàng nghe thấy tiếng kêu gào thảm thiết, tiếng kêu ấy mỗi lúc một lớn dần, lớn dần. Nàng còn chưa kịp định hình, dòng nước đã ào đến như một con mãnh thú đánh đổ sập bức tường nhà. Nàng không kịp kêu người nhà thức dậy đã bị nước lũ cuốn đi. Dòng nước nhanh chóng cuốn đi ngôi nhà nhỏ của nàng. Trong biển nước, nàng chỉ kịp thấy nóc nhà của mình bồng bềnh trong nước rồi sau đó bị phá tan. Dòng nước lũ hung hãn khiến nàng không kịp cảm thấy đau thương mà cảm thấy sợ hãi vô cùng, cái chết dường như đang tới mỗi lúc một cận kề nàng hơn.
May vì Hỷ Muộn biết bơi nên trong lúc bị dòng nước lũ cuốn đi, nàng đã kịp bám vào một thân cây to trôi từ xa tới. Cùng lúc này, nàng nhìn thấy anh trai mình, Trần Lạc Thuận ở trên mặt nước, cách nàng không xa lắm. Vậy là nàng ra sức gọi anh trai mình. Nghe thấy tiếng gọi của nàng vậy là anh trai nàng ra sức bơi về phía nàng và rất nhanh sau đó anh trai nàng bám được vào một cái cây…Cơn mưa vừa mới tạnh hôm qua nay lại trút xuống như nước khiến cho khung cảnh càng trở nên hỗn mang, thê lương hơn bao giờ hết. Bị dòng nước lũ hung dữ cứ xô hết đợt này đến đợt khác, nàng phải tìm cách tránh né nguy hiểm nên không có cách nào nói chuyện với anh trai mình chứ đừng nói chi việc nghĩ đến chuyện người thân đã bị thất tán của mình. Hai anh em cứ thế lúc chìm lúc nổi theo cái cây to. Bị dòng nước cuốn đi nên thân cây ấy đâm va những vất trôi nổi gần đó. Nguy hiểm vô cùng! Hai anh em nàng phải tìm cách né tránh không bị đâm vào những thứ ấy. Bỗng nhiên, trong đầu nàng lóe lên một ý nghĩ và nàng nhanh chóng thực hiện nó. Nàng dùng một tay cởi đai lưng của mình ra rồi buộc chặt mình vào cái cây, sau đó nàng gắng sức bẻ gãy một cành cây khô nắm trong tay và dùng nó để gạt những vật trôi nổi đang theo dòng nước mà lao tới nhờ vậy nàng nhiều lần thoát hiểm. Nàng rất muốn chỉ cách này cho anh trai của mình. Nhưng vì mưa to đã ngăn cản, khiến nàng không thể nào chỉ dược Dòng nước lũ mênh mông cứ thế trôi đi. Nàng và anh trai nàng trong bai lâu nàng không biết. Chỉ biết là khi mưa bắt đầu ngớt dần. nàng qua đầu nhìn lại đã không thấy anh tranh mình đâu cả. Lúc này, nàng thật sự muốn khóc nhưng lại chẳng còn sức để mà khóc nữa.
Trời dần sáng, nhờ vậy Hỷ Muội có thể phân biệt được hình dạng của các vật trôi nổi. Cành cây, đồ dùng gia đình…tất cả đều có, bao gồm cả thi thể. Hiện tượng tàn khốc bày ra trước mắt một thiếu nữ trẻ tuổi khiến nàng không khỏi sợ hãi. Một cái xác trôi về phía nàng khiến nàng không phỏi sợ hãi mà dùng gậy đẩy cái thi thể ấy ra. Nhưng thật bật ngờ! Khi đẩy ra, nàng phát hiện thi thể ấy chưa chết hẳn, người ấy vẫn còn cử động. Nàng bèn kéo người ấy lại và tìm cách cứ người đó. Trong lúc hoảng loạn, nàng dùng tay của mình ép vào bụng của người đó, nhờ lực đẩy của mỗi con sóng nên nước từ trong bụng người đó trào hết ra. Một lát sau, người đó dần tỉnh lại. Lòng Hỷ Muội tràn ngập sự hỗn lạn, nàng vừa lo sợ nhưng cũng vừa vui vẻ. Nàng xé vội một miếng vải trên người làm sợi dây buộc người ấy vào cành cây, để đầu người ấy ngoi lên khỏi mặt nước. Lúc đó nàng mới định thần trở lại và xem rõ gương mặt kia. Đó là một chàng thanh niên mà nàng không hề quen biết.
Cũng từ đây, Hỷ Muội liên tiếp phát hiện những người bị bất tỉnh. Nàng cũng đã áp dụng phương pháp kia đối với họ và cứu sống được 5 người. Trong đó, già trẻ, gái trai đều có cả. Từng người một được buộc vào thân cây, áo của nàng cũng bị xé hết đi chỉ còn lại chiếc áo lót mỏng manh…Mưa dần ngớt cũng là lúc màn đêm lại buông xuống. Ai nấy cũng mệt mỏi, không còn chút sức lực nào cả song họ vẫn phải cố gắng bám vào thân cây và gạt những vật trôi nổi ra xa…Anh nắng lại dần lên, nhẩm tính họ đã lênh đênh giữa dòng nước cũng đã 2 ngày. Trong thời gian đó họ đã bị vắt đến độ sức cùng lực kiệt. May dòng nước đẩy thân cây của họ mắc vào một cái gò cao. Cả sáu người vội tìm cách thoát ra khỏi gốc cây. Trên gò cao ấy, chỉ cần chỗ nào nước chưa chạm tới, họ liền nằm phục xuống để nghĩ ngơi. Hỷ Muội và chàng thanh niên được cô cứu đầu tiên gắng lê chân đi tìm thức ăn. Nhưng trong dòng nước lũ cuồn cuộn, họ hầu như không thể kiếm được bất cứ thứ gì có thể ăn được. Cả hai đành vớt những con tôm chết nổi trắng bụng, những con gà bị chết trôi trong dòng nước và một ít quả dại đem về. Vì không có lửa, nên không còn cách nào khác, cả 6 người phải ăn sống những thứ được đem về. Lúc này, họ chỉ cố tìm mọi cách để sinh tồn. 6 con người không qun biết, giờ phải dựa vào nhau để tồn tại.
Vì Hỷ Muội là người cứu mạng cả 5 người còn lại nên mọi người ai nấy cũng tin tưởng nàng, nàng trở thành hạt nhân của nhóm người này. Còn người thanh niên được cô cứu đầu tiên, anh ta tên là Lưu A Quý, là người có sức khỏe tốt nhấm trong nhóm nên anh trở thành chỗ dựa cho mọi người, việc tìm kiếm thức ăn và nước uống hầu như đều do anh ta gánh vác. Mưa dù đã ngớt nhưng cảnh màn trời chiếu đất vẫn còn đó. Tất thảy mọi người ai cũng cầu nguyện cho cảnh này sớm qua đi. Hỷ Muội dù sao cũng chỉ là một cô gái chân yếu tay mền, sức lực của cô cũng đã cạn rồi. Vì phải ngâm nước quá lâu nên người nàng bắt đầu có hiện tượng phù thũng (phù nề). Nàng nhanh chóng suy sụp tình thần. Nàng nhớ ngôi nhà của mình, người thân của mình…nước mắt trực trào nhưng nàng lại không thể khóc vì cả nhóm người kia đã tin tưởng nàng rồi. Giờ, nếu nàng khóc, họ cũng sẽ suy sụp theo. Nàng chỉ dám khóc khi lê tấm thân bệnh tật của mình đi tìm thức ăn, tránh được ánh nhìn tin tưởng của họ. Thật may vì A Quý đã ở bên cạnh, anh ủi nàng.
Trong nhóm có một bác đã luống tuổi bị thương ở chân nghĩ ra cách đánh lửa. Bác gom mặt được một ít cỏ khô rồi dùng hai hòn đá kẹp cỏ khô vào và không ngừng chà sát chúng với nhau. Cuối cũng cũng đánh được lửa. Có lửa, vấn đề của mọi người được giải quyết. Quần áo được hong khô, có thể nấu đồ ăn cho mọi người. Nhờ vậy, tâm trọng của mọi người cũng ổn định hơn. Một tối, khi cả 6 người ngồi quay quần với nhau bên ánh lửa, một người phụ nữ tầm 40 đã hỏi tuổi A Quý và Muội Hỷ, sau đó bà lại hỏi về chuyện hôn nhân của hai người. Cả hai đều là trai chưa vợ, gái chưa chồng cả nên mọi người đều có cung một suy nghiz với nhau. Bác nghĩ ra cách đánh lửa chậm rãi lên tiếng:
_ Đây không phải là mối lương duyên do trời phú sao?
Hỷ Muội và A Quý đỏ mặt nhìn nhau, cả hai đều ngượng ngùng. Trong khi đó, mọi người lại ra sức vun vén vì thế A Quý đã cầu hôn Hỷ Muội. Hỷ Muội lại ngượng tới mức không biết nói sao, cô chỉ liếc nhìn anh chàng một cái. Vậy là một bác trai nảy sinh ra ý nghĩ rằng A Quý nên tỏ lòng biết ơn cứu mạng với ân nhân của mình bằng cách quỳ xuống rồi sau đó mới cầu hôn. Không ngờ A Quý làm theo thật! Chàng ta quỳ xuống trước mặt Hủy Muội và nói lắp bắp:
_ Cảm ơn ân cứu mạng của cô nương, xin để tôi được chăm sóc cô trọn đời để báo đáp.
Trong khi mọi người trong nhóm hò reo cổ vũ, Hỷ Muội lại ngượng chín cả mặt. Nàng không biết phải nói như thế nào nên chỉ còn cách gật đầu đồng ý Vậy là đêm hôm đó, giữa dòng nước xiết, một mối nhân duyên được tác thành. Hỷ Muội và A Quý cùng nhau bái thiên địa. Mọi người dựng tạm cho họ một căn lều cỏ để làm phòng tân hôn. Dưới sự chứng giám của các vì tinh tú, họ, hai con người gặp nhau trong cơn hoạn nạn, nương tựa nhau chính thức nên duyên vợ chồng.
Ba ngày sau, nước lũ rút dần. Đất đai dần lộ rõ ra. Lúc này, Hỷ Muội và A Quý chuẩn bị lên đường những mong tìm được người thân con sống sót. Và họ ngạc nhiên không kém khi gặp được anh trai của Muội Hỷ là Trần Lạc Thuậ, cha của A Quý và em gái của chàng. Lạc Thuận và hai người còn lại kể rõ sự tình cho Hỷ Muội và A Quý nghe. Khi bị nước cuốn đi, may nhờ có khả năng bơi lội, nên Lạc Thuận bám vào một bụi trúc. Khi sức sắp cạn, anh may mắn gặp được hai cha con nhà nọ, họ hợp sức lại kéo anh lên và không ngờ đó chính là cha và em gái của A Quý. Sau khi nước rút, cả ba đi khắp nơi để tìm người thân cuối cùng cả năm người gặp lại nhau. Lúc này Lạc Thuận, cha và em gái của A Quý mới hay rằng A Quý và Hỷ Muội đã thành thân. Cả 5 người ai nấy cũng vui mừng. Vậy là cha của A Quý lập tức tuyên bố gả con gái, em gái của A Quý cho Lạc Thuận, anh trai của Hỷ Muội. Đây, đúng là đại hỷ sự sau cơn đại nạn!
Vì nhà cửa đều bị nước lũ cuốn phăng đi cả nên cả năm người liền bắt tay vào dựng lại nhà trên một khoảng đất mới. Nhưng chỉ vừa thu xếp gọn gàng nhà cửa, chúng phù thũng của Hỷ Muội đã trở nặng. Và chưa đầy 20 ngày sau, nàng đã vĩnh viễn ra đi…
Hỷ Muội chết rồi nhưng câu chuyện cô cứu được năm mạng người trong cơn lũ dữ vẫn cứ được truyền tai từ người này đến người nọ, từ nơi này đến nơi nọ. Và ai cũng cho rằng nàng không phải là người phàm. Nàng là tiên nữ chuyên giúp đỡ, che chở cho dân lành vùng lũ lụt. Vì thế, dân địa phương dựng đình miếu tại cái gòn cao nơi cô tạm trú khi lên được bờ và đặt tên đình là Hỷ Muội đình. Kể từ đó về sau, khi nước lũ tràn về, nàng lại hiển linh về cứu giúp mọi người. Dần dần, mọi người truyền tụng và gọi nàng là “Nữ thần Hoàng Hà”…
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!