Bão táp cung đinh - Chương 10
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
129


Bão táp cung đinh


Chương 10


Bão táp cung đình, chương 10

Sự ưa ghét ấy đều không thật. Vì ở đời có người thiện, kẻ ác. Nếu người thiện ưa mà kẻ ác không ghét, là không thật. Hoặc kẻ ác ghét mà người thiện không ưa cũng không thật. Cho nên làm việc gì mà người thiện ưa, kẻ ác ghét, ấy là thật. Biện biệt như thế mới thấy rõ người hay kẻ dở ở đời.Trần Thủ Độ vẫn còn một điều áy náy, với vẻ khoái hoạt, ông hỏi:- Thưa tiên sinh, vừa rồi tiên sinh có dạy phải sửa sang hình luật. Chẳng hay làm thế nào để hình luật ban ra cho hợp lý, từ người trí đến kẻ ngu đều chấp nhân được.Suy nghĩ giây lâu, Hoàng tiên sinh đáp:- Hãy xem xã hội như một ngôi nhà chung, mỗi người đều phải có trách phận giữ gìn. Qui ước chung để giữ gìn “ngôi nhà xã hội” đó, là luật pháp. Pháp luật hay luật lệ gì cũng đều do con người làm ra. Cho nên nó phải phù hợp trước hết với cuộc sống của con người và không trái với lương tâm. Ấy là hợp đạo lý. Việc tối kỵ là chỉ san định những điều có lợi riêng cho các người cầm quyền, mà thiệt hại cho dân chúng, thì đấy sẽ là đầu mối của sự loạn.Thoáng gợn một nét buồn, Hoàng tiên sinh cáo từ.Trần Thủ Độ xúc động tới mức chưa kịp nói lời cảm tạ, Hoàng tiên sinh đã khuất sau dãy xuyên đường.===1.Quân tứ sương: quân canh gác bốn cửa thành.2. Đây là lệnh giới nghiêm, cấm người ở trong thành không được đi ra, ở ngoài thành không được vào, ai ở yên vị trí đó.3. Nghĩa là: Một lời đã nói ra, bốn ngựa đuổi khó kịp. Nghĩa bóng: Phát ngôn phải thận trọng. Lời nói ra khó thu về.4. Có nghĩa: Bạn bè biết nhau đầy rẫy trong thiên hạ. Nhưng thực ra tri âm được mấy người5. Tống sử nói về “ An Nam hành binh quân pháp” (“Phép dùng bình của người An Nam”) có đoạn viết: “Thái Diên Khánh là tri châu ở đất Hoạt thường học được phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước qui chế chia ra từng bộ phận. Dâng lên vua Thần tông (1068 – 1084) được vua khen”.Trong “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn có thuật lại về “Thái Diên Khánh truyện” rằng: “Diên Khánh thường theo phép hành binh của An Nam. Bộ đội chia làm các hạng: Chính binh và Phiên binh… Diên Khánh ghi chép tất cả rồi dang thư lên vua Thần tông bên Tầu, được vua khen”.Theo tác giả Pierre Pasquier trong “Annam d’autrefois” đã viết: “L’Annam a connu le soldat laboureur avant la Rome antique” – “Nước Nam biết dùng binh làm ruộng trước cả nước La Mã cổ xưa”. 

CHƯƠNG 10Sau những lời tâm phúc cao diệu mà thiết thực của Hoàng tiên sinh, đêm ấy Trần Thủ Độ trằn trọc mãi không ngủ được. Ông có cảm giác như tiên sinh đã đem hết ruột gan ra để truyền dạy cho. Và ông cũng mơ hồ cảm nhận như là tiên sinh sắp rời bỏ ông. Để khoả lấp sự trống trải cô đơn mà ông cứ triền miên vẽ ra trong đầu óc; Trần Thủ Độ vùng dậy đốt hương đứng giữa trời khấn vái:“Tôi vốn xuất thân con nhà chài lưới, làm ruộng. Chẳng may gặp lúc nước nhà loạn lạc, đã giốc hết sản nghiệp ra tiêu dùng vào việc cứu khốn phò nguy. Những mong dân cư an lạc, đất nước thanh bình. Nếu vận số nhà Lý đã hết. Lòng Trời muốn trao nghiệp lớn thiên hạ vào tay họ Trần, xin hoàng thiên hậu thổ linh phù cho sự nghiệp mau thành; để bốn phương dứt nạn đao binh. Tôi không có tham vọng chiếm đoạt ngôi cao, chỉ xin khuông phò vua nhỏ, cốt hưng vận nước, để phúc cho đời. Xin Trời phù hộ…”Sớm ra, ông sai lão bộc gây đốt lò trầm, đun nước pha trà để đích thân ông sang mời Hoàng tiên sinh. Trần Thủ Độ chụp lên đầu chiếc mũ tiến hiền, khoác áo thụng tía, chân dận giầy thêu chim loan phượng, đến chực sẵn trước nhà bái đường. Ông cứ tha thẩn đi lại nơi hàng hiên, xem tiên sinh đã thức dậy chưa, ông muốn mời tiên sinh trước khi tiểu đồng kịp pha nước. Đã nom rõ mặt người, Trần Thủ Độ kiễng nhìn qua hàng con tiện phía trên cửa bức bàn, không thấy động tĩnh gì. Lại để ý không thấy đôi câu đối vẫn treo ở hàng cột gian giữa. Lòng hồi hộp, quan ông đẩy nhẹ khuôn cửa bức bàn. Cả hai cánh hé mở. Thì ra cửa chỉ khép hờ. Trần Thủ Độ lên tiếng gọi:- Bẩm tiên sinh! Ông nhắc lại, giọng nhấn to hơn, nhưng âm sắc đã có phần hơi lạc:- Bẩm tiên sinh!Vẫn không có dấu hiệu gì, Trần Thủ Độ bước vào nhà trong. Cảnh tượng như một mũi dao đâm thấu tim ông: màn trướng, chăn gối xếp đặt gọn gàng. Cây sáo trúc, chiếc đàn tranh vẫn treo trên vách. Sách trên giá đâu vào đấy. Tất cả các đồ văn phòng tứ bảo lau chùi sạch sẽ, bầy đặt thứ tự, y hệt ngày đầu Hoàng tiên sinh mới đến. Giữa án đặt một phong thư. Trần Thủ Độ run run mở ra đọc. Đọc xong ông thở dài ảo não:- Thế là hết! Tiên sinh không trở lại nữa. Cũng không cho ta kiếm tìm. Mong muốn đôïc nhất của tiên sinh là:…Thấy đám lê dân tận nơi thôn cùng xóm vắng được sống đủ đầy, hiếu thiện…Ôi, cái ơn tri ngộ này ta quyết phải đền đáp, để thoả lòng mong ước của tiên sinh.Trần Thủ Độ cho gọi đám lính canh. Họ nói thầy trò tiên sinh đi từ lúc nửa đêm. Thủ Độ im lặng không nói gì nữa. Vì rằng ông đã có lệnh cho đám lính, cứ để tiên sinh tự ý đi về bất kỳ lúc nào, không được hỏi han quấy quả. Vậy là tiên sinh đã đi mà không để lại dấu vết. Trần Thủ Độ đi quanh quẩn trong nhà và nhớ lại tất cả những kỷ niệm về tiên sinh. Chợt thấy đôi liễn vẫn còn treo ở chổ cũ. Hai vế, mười chữ(1) tiên sinh viết chân phương như một lời răn dạy mà người để lại. Chắc có hàm ý khuyên bảo. Ngay việc viết câu đối liễn, thường người ta viết lối thảo thư(2) thật là bay bướm. Có người viết theo lối cuồng thảo, kẻ ít học không sao đoáùn được.Tiên sinh như một cánh hạc trời, biết đâu mà tìm kiếm nữa. Vả lại những điều gì cần thiết, tiên sinh đã nói hết cùng ta. Chỉ tiếc là người hiền tài thế mà không chịu ra giúp đời. Nửa năm trời đi lại khẩn cầu, tiên sinh mới chịu xuống núi. Tiên sinh ở đúng nửa năm nữa rồi lại bỏ ra đi. Tiên sinh có phong độ của các bậc tiên thánh, ta ô trọc thế này sao có thể níu được chân người. Trần Thủ Độ hết tiếc nuối lại tự dày vò. Mãi lâu sau ông mới tĩnh tâm lại được. Ông sai đám gia nhân thường ngày phải quét dọn nhà cửa và giữ nguyên mọi thứ, như tiên sinh vẫn còn lưu trú tại đây. Ngay cả khu vườn thuốc, cũng phải chăm nom tưới tắm cho chu tất.Mãi ba ngày sau khi Hoàng tiên sinh đi rồi, Trần Thủ Độ mới lần hồi nhớ lại được các công việc tiếp nối cần làm.Nhớ lời khuyên bóng gió của tiên sinh như còn vẳng bên tai: “ Thế tất còn một việc trọng yếu nhất sau cuộc hôn nhân này, bao giờ mới được thực thi?”. Hỏi vậy, nhưng rồi tiên sinh lại chỉ ra: “Việc này làm càng sớm càng tốt. Bởi vì có chính danh vị mới định được danh phận”.Trần Thủ Độ hiểu ngay nghĩa bóng Hoàng tiên sinh muốn nói, là quyền lực phải thu về một mối. Thu về một mối ở đây cũng có nghĩa là phải triệt bỏ nhà Lý. Nhưng triệt bỏ bằng cách nào để cho trong ngoài đều êm thuận? Đó là việc làm cực khó. Trần Thủ Độ đã tính đếm lại các việc lớn đã làm trong thế cờ chuyển tiếp. Tháng mười năm ngoái – năm Giáp thân (1224) sách phong Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử, Huệ tôn truyền ngôi. Rồi đúng một năm sau, tức là mới ngày hăm mốt tháng trước, Chiêu Hoàng – Trần Cảnh kết đôi. Cả hai việc đó đều lo đến són máu. Nhưng rồi thiên hạ cũng cho qua. Chắc các việc ta làm đều hợp lòng dân, thuận ý trời. Song thuận hay nghịch mà tránh được cho nước cái hoạ nồi da xáo thịt, thì thật là phúc lớn cho trăm họ. Ta thề sả thân. Cho dù các việc ta làm có bị bọn người thiển cận cản phá, bọn nho sĩ cổ hủ chửi rủa, bọn ngu trung chống đối, ta sẽ quét sạch mọi trở ngại để tiến lên vì nghĩa lớn. Dự liệu sẵn một kế sách ở trong đầu, Trần Thủ Độ liền bàn kín với với anh lớn là Trần Thừa và bà thái hậu Trần Thị Dung. Phải nói, không việc gì Trần Thủ Độ không bàn tính với Trần Thị. Vì từ khi phế truất thượng hoàng nhà Lý, cho ra ở chùa Chân Giáo, thì việc đi lại giữa Trần Thủ Độ với thái hậu là việc ngang nhiên. Trần Thị là một người có nhan sắc, tính tình kín đáo, chỉn chu. Bà không thuộc loại người dâm đãng ưa sự bướm ong. Gặp lúc thế nước nghiêng ngả, Huệ tôn lại bệnh hoạn điên khùng từ năm hăm ba tuổi. Vậy là ròng rã tám năm trời, bà phải sống với một phu quân điên loạn. Có chồng cũng như không. Trong khi đó Trần Thủ Độ hay gần gũi bàn việc cơ mật của hoàng gia. Tình là chị em, nghĩa là vua tôi. Trần Thủ Độ là một người khí chất cường tráng, việc làm dứt khoát, cao thượng hơn đời, tỏ ra là một đấng trượng phu, khiến cho Trần Thị không thể không yêu trọng. Lại điều sớm hôm gần gũi, đầu mày cuối mắt. Vả lại lửa gần rơm lâu ngày rồi phải bén, cũng là chuyện thường tình chứ đâu phải điều hy hữu.Nhân cuộc ái ân thầm lén vào một đêm khuya khoắt trước khi xẩy ra chuyện nhường ngôi, Trần Thủ Độ khéo lựa lời nói với bà thái hậu Trần Thị Dung:- Có một việc trọng yếu, ta muốn bàn kỹ với bà đêm nay, chẳng biết ý bà thế nào?Bà Dung mỉm cười, hỏi lại:- Còn việc trọng yếu hơn là việc ông dám đột nhập vào cấm cung?- Ta nói nghiêm túc, sao bà lại có ý giỡn ta?- Ô hay, ông tưởng điều ta nói là cợt đùa sao? Nếu quân thị vệ bắt được ông đang ở trong cung này, liệu ông có tránh khỏi hoạ chu di không?Vẻ khôi hài Trần Thủ Độ trêu lại:- Vậy tội của ta là ở chỗ đã để cho quân cấm vệ bắt được, còn ta đi lại với bà đâu có phạm vào các điều cấm kỵ. Nhưng thôi, bà cứ yên lòng, chính chúng nó đang canh cho ta vào đây bàn việc cơ mật với bà đấy.- Bấy lâu nay tôi vẫn coi ông là một bậc chính nhân quân tử, không ngờ ông lại tối tăm thế. Đem việc quốc sự vào chốn buồng the, ông định hù doạ tôi điều gì chăng?Bà thái hậu nói cứng vậy thôi, nhưng lòng đã thấy run run. Bà biết người tình của mình lắm. Ông ta là người mà bà không thể nào hiểu nổi. Cười nói đấy, đùa cợt đấy, nhưng vẫn kín bưng như một chiếc vò đậy nắp. Từ sau bữa được mục kích cảnh ông ta giam giữ Huệ tôn, rồi bức nhà vua phải xuất gia, thái hậu càng thấy ghê sợ con người âm mưu, quyền biến và ác độc này. Đôi phen lương tâm thức tỉnh, bà toan chặt đứt mọi mối dây ràng buộc giữa bà với Trần Thủ Độ, khôi phục kỷ cương cho nhà Lý, rồi mời lại Huệ tôn về chấp chính. Mới nghĩ vậy thôi, bà đã vội che mặt, nhắm mắt để không còn hình dung ra cái cảnh đầu rơi máu chảy. Bà dựa vào ai, và lấy cái gì để chống lại ông ta. Chao ôi, chỉ cần trái ý ông ta cũng đủ làm cho giông tố nổi lên rồi, nói chi đến chuyện chống trả.- Vậy chớ bà có ưng nói chuyện cơ mật ở đây không? Trần Thủ Độ nhắc lại và nhấn thêm: – Không ở đâu thuận tiện hơn chiếc bảo sàng của bà đây. Bà có nhớ, chính nơi đây bà đã sản sinh ra hai nàng công chúa. Và một trong hai đứa đang trị vì thiên hạ.Vừa nghe đến chuyện “Trị vì thiên hạ”, thái hậu bật cười khanh khách. Tiếng cười nghe man dại như có hồn ma bóng quỷ hiện hình. Ánh đèn lấp ló phía sau rèm hắt lên khuôn mặt bà những đốm sáng loang lổ, nom bà như thực, như mơ. Chính tiếng cười của bà làm cho Trần Thủ Độ giật mình, lạnh gáy. Ông ngồi dậy nhìn thẳng vào khuôn mặt bà, hai tay đặt lên bờ vai bà lắc lắc, và khẽ gọi:- Bà! Bà! Bà thái hậu!Một thoáng mơ màng, thái hậu khẽ rùng mình, rồi từ đôi khoé mắt bà lấp lánh nước. Đúng là bà mới trải qua một ảo giác khủng khiếp. Khi bà cất lên tiếng cười, chỉ với ngụ ý giễu lời thái sư nói về đứa con gái út của bà, mới tám tuổi “đang trị vì thiên hạ”. Nhưng cũng chính lúc đó, bà không tự chủ được nữa, không thể hé miệng nói được câu gì nữa. Và bà thấy bóng Huệ tôn vừa ló ra, thì có một người to lớn giấu đầu sau tấm mặt nạ, huơ thanh trường kiếm lên hớt vào sau gáy nhà vua. Chiếc đầu bay lên trời, va dòng huyết từ cổ nhà vua phụt lên như một cây bông máu. Tới lúc Trần Thủ Độ lay gọi, bà mới định thần, và lả người đi, buông tấm thân mềm nhũn vào lòng quan thái sư.Giây lâu, Thủ Độ vuốt ve bà rồi lại thủ thỉ:- Ta chắc hậu đang lo cho số phận con Chiêu Thánh với chiếc ngai vàng của nó.Thái hậu không trả lời, bà đặt bàn tay mềm yếu của mình lên bộ ngực trần đồ sộ như một tấm phản của thái sư. Đáp lại cử chỉ tin cậy của bà, Trần Thủ Độ đưa bàn tay thô nhám của ông thoa nhẹ lên má bà. Thái hậu có cảm giác như đức ông đang cầm chiếc chổi rễ tre chải lên mặt bà. Và ông ta lại nói:- Bà phải nhớ, tôi với bà nghĩa là chỗ trong nội tộc, tình là sự chung thân. Cho nên, nỗi lo của bà, là nỗi lo của chính tôi. Muốn nói gì thì nói, muốn lo gì thì lo, trước hết tôi phải tính đến sự hưng vong của đất nước, sự trường tồn của dòng họ Trần ta, và sự tồn tại của mẹ con bà và cả của tôi nữa. Vừa nãy, chắc bà cười giễu tôi về chuyện con Chiêu Thánh ở ngôi chứ gì?Bà thái hậu khẽ gật đầu. Thủ Độ nói tiếp:- Trong chuyện Chiêu Thánh lên ngôi, chẳng qua chỉ là bước mở màn của một tích trò. Không thể để như thế mãi được, trơ quá.Thái hậu hốt hoảng ngồi nhổm dậy, nói chẳng ra lời:- Vậy ông lại định phế truất con tôi. Lại giam nó vào lãnh cung như ông đã giam cha nó?Trần Thủ Độ đỡ nhẹ tấm thân bà thái hậu, rồi chải bàn tay xù xì lên mái tóc bà. Ông nói, giọng đều đều xa thẳm:- Một khi nó đã là con bà, thì nó cũng như con tôi. Bà phải biết, dữ như hùm sói, nó cũng không ăn thịt con nữa là người. Sở dĩ hôm nay tôi phải bàn bạc kỹ lưỡng với bà, cũng do chuyện con cháu nhà mình cả. Chắc bà không lạ gì, ngoài thì các thế lực đang kình chống ta, đang lăm le thôn tính. Trong thì các đại thần chưa phục. Cái chuyện dang dở hiện nay, người ta chưa biết rồi quyền nhiếp thống thiên hạ sẽ thuộc về ai. Lý hay Trần? Dòng đích họ Lý tuyệt tự rồi. Mà với họ Trần, thiên hạ đang ngờ răng tôi sẽ chiếm đoạt ngôi cao. Vì thế, tôi định bàn với bà, để con Chiêu Thánh nhường ngôi cho chồng nó.- Nhường ngôi! Thái hậu nhắc lại, lạc cả giọng. Bà thầm nghĩ: “Lại dở thêm cái trò gì nữa đây. Hoá ra không phải họ phò Chiêu Thánh như ta tưởng. Mà họ đang tìm cách diệt con ta”. – Vậy là ông toan tính chuyện cướp ngôi một lần nữa?- Không. Không phải chuyện soán đoạt gì mà bà phải hốt hoảng lên thế. Tôi chỉ muốn chúng nó nhường ngôi cho nhau.Thái hậu nài nỉ:- Cứ cho rằng chúng nó nhường nhau cái ngôi vị quân trưởng hờ kia. Ông thật khéo bầy đặt. Hai đứa cùng bằng tuổi nhau. Chúng nó đã biết gì đâu. Thằng chồng hay con vợ làm vua thì cũng có khác gì. Hãy cứ để cho chúng lớn khôn lên đã.Trần Thủ Độ chớm thấy mầm phản kháng nhen lên trong lòng bà thái hậu. Ông thầm nhủ: “Vậy là việc phải hoàn tất càng sớm càng tốt. Ngay người trong nhà còn khó bảo nhau nữa là người ngoài”. Ông thủ thỉ khuyên bà thái hậu:Tình thế không thể kéo dài mãi được đâu bà ơi. Ngoài biên thuỳ giặc Mông – Thát ráo riết nhòm ngó. Trong nước thì năm bè bảy mối. Nếu cứ để lắt lay dòng họ Lý nắm quyền đại thống, thiên hạ sẽ còn đua nhau giành giật. Bởi thế, ngôi quân trưởng phải đưa về cho Trần Cảnh. Đằng nào thì chúng cũng là con bà.Vốn là người mẫn nhuệ, bà Trần Thị Dung hiểu rằng tình thế không thể cưỡng lại được nữa rồi. Bà rùng mình kinh sợ về những cuộc thay bậc đổi ngôi. Mới chỉ cách đây hơn một năm, ngôi báu truyền từ Huệ tôn sang con gái bà, thì nhà vua chuyển từ cung đình vào lãnh cung. Đến lượt Chiêu Thánh phải nhường ngôi, liệu nó có phải chiếm chỗ của cha nó trong lãnh cung? Và bà từ một hoàng hậu nhảy vọt lên ngôi thái hậu, rồi lại tụt hẫng xuông hàng thê thiếp hay nô tỳ nữa chăng? Ác nghiệt lắm sao, người tình của bà làm lung lay chao đảo tất cả mọi ngôi thứ trong triều, mà không một kẻ nào dám động đến ông ta. Rồi mai đây số phận các bà, và cả chính bà nữa sẽ xô đẩy về đâu? Câu hỏi như một chiếc dây thòng lọng đang chờn vờn nhảy múa trước mặt bà, khiến bà hốt hoảng hét lên:- Không. Không thể như thế được!Con người mưu lược như Trần Thủ Độ, làm gì mà không nhìn thấu suốt nỗi băn khoăn lo sợ về danh vị của bà, của con bà.Ông cúi xuống đặt nhẹ lên trán bà một cái quệt môi. Rồi bàn tay thô nháp của ông lại vuốt vuốt trên bờ vai bà. Ông thủ thỉ nói, giọng đầm ấm như mơn trớn vỗ về, như khuyên bảo, răn đe:- Tôi định sắp xếp thế này, bà thấy có nên chăng. Chiêu Thánh làm hoàng hậu. Như thế nghe thuận hơn. Cảnh sẽ phong bà làm quốc mẫu. Vậy có khác gì ngôi thái hậu. Quyền bính vẫn nằm trong tay tôi. Tôi phải khuông phò chúng nó cho tới lúc đủ lông đủ cánh. Nếu bà có bụng yêu thương tôi, nay mai Hụê Quang viên tịch, tôi với bà kết nghĩa. Thử hỏi, thế thì bà và chúng nó chỉ có được thôi chứù mất gì đâu?Nghe những lời bàn bạc sắt đanh như lời của định mệnh phán truyền, thái hậu he hé làn mi nhìn Trần Thủ Độ, như là một sự miễn cưỡng nghe theo. Nhưng trong lòng bà giông bão đang cuồn cuộn nổi lên. Không biết mối dây oan nghiệt nào lại dẫn dắt bà đến với hai người đàn ông kỳ dị này. Có đúng bà ý thức được các việc cần làm và phải làm , hay bà cũng chỉ là con rối trong tay ông thái sư thống quốc. Chao ôi, cuối cùng rồi bà vẫn không thoát ra khỏi vòng tay khắc bạc của ông ta. Thôi thì mặc cho số phận. Bà đã tính đến chuyện liều.Một lát, Trần Thủ Độ lại ghé sát vành tai bà hỏi lại:- Vậy chớ ý bà thế nào?Bà khẽ thở dài, như trút đi nỗi bất lực đang dồn nén trong lòng ngực, và uể oải đáp lời:- Quyền bính trong tay, thấy thế nào là thuận, ông cứ theo đó mà làm.Bàn tính trong ngoài xong, Trần Thủ Độ sắp đặt mọi việc kín như bưng. Đúng ngày đại cát, nhằm ngày Mậu dần, mười một tháng chạp năm Ất dậu (1225), Chiêu Hoàng đặt đại hội ở điện Thiên An. Cả kinh thành vào hội. Đèn, hoa, cờ, phướn giăng mắc khắp nơi. Dân chúng nô nức kéo nhau đi xem đủ các trò.Trong nội điện, Lý Chiêu Hoàng ban tờ chiếu cho quan hàn lâm thị độc. Lời văn thống thiết, lại được quan thị độc tốt giọng, đọc như rót vào tai các đại thần, khiến mọi người đều xúc động. Tới đoạn: “… Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất vẹn tuyền, thực là thể cách hiền nhân quân tử, uy nghi chễm chệ, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao tổ, Đường Thái tôn cũng không hơn được. Sớm tối nghĩ kỹ, xét nghiệm từ lâu, nên nhường ngôi báu, để thuận lòng trời, để phu lòng trẫm…”Trần Thủ Độ dõi theo sắc mặt từng người, xem các quan có đồng lòng với chiếu nhường ngôi. Ông thấy mọi người bình thản. Biết rằng việc lớn sẽ êm.Dứt lời chiếu, các quan đều phủ phục dưới sân rồng. Chiêu Hoàng bước ra khỏi ngai, trút bỏ áo ngự và mũ miện khoác vào cho Trần Cảnh, khuyên mời chàng lên ngôi hoàng đế.Bá quan tung hô vạn tuế!Các quan dâng niên hiệu mới là Kiến trung. Liền theo đó triều đình tôn xưng Trần Thủ Độ làm quốc thượng phụ để coi việc thiên hạ. Thủ Độ cũng trần tình việc nước trước vua mới cùng bá quan văn võ. Triều hội đồng thanh tôn thánh phụ Trần Thừa làm thượng hoàng nhiếp chính, tạm trông coi việc nước để cho Thủ Độ rảnh tay dẹp giặc.Tan chầu, các quan được mời sang điện Nghênh Xuân để vua ban yến. Rồi tất cả đều trở về Long Trì dự hội. Ở đấy đã dựng lên một nhà tròn có bánh xe đẩy. Trong nhà đèn đốt sáng choang. Xung quanh trang trí những hình người cưỡi ngựa bắn cung, những tướng lĩnh đấu võ; voi, hổ chạy đùa, chim công múa nhảy, hạc đậu ngọn tùng… Cứ như thế chia làm bốn tầng. Mỗi tầng là một vòng tròn. Trong đó cứ hai vòng một quay ngược chiều nhau, nom vừa đẹp đẽ vừa vui mắt, vừa hoành tráng lộng lẫy. Chiếc nhà tròn tự đẩy về phía nhà vua và hoàng hậu. Chiêu Hoàng tròn xoe mắt kinh ngạc kéo tay Trần Cảnh. Từ nhỏ chưa được thấy trò này, Trần Cảnh nhìn không chán mắt. Bỗng ngôi nhà tròn dừng lại ngay nơi nhà vua và hoàng hậu ngự. Chiếc cửa cuốn bật ra, để lộ một bày vũ nữ xiêm y rực rỡ như tiên đang múa hát. Quan cận thị thự lục cục chi hầu Trần Bất Cập tiến lên vái nhà vua và hoàng hậu ba vái, rồi dẫn hai người bước vào nhà múa. Bọn vũ nữ dạt ra để nhà vua và hoàng hậu vào tới giữa nhà, rồi họ lại tiếp tục vừa múa vừa dâng rượu hầu vua. Khi ở ngoài, nhìn các hình người và súc vật chạy nhảy vòng tròn nom sống động như người thật, vật thật. Nay vào trong, nhìn tận mắt thấy toàn khung tre phất giấy màu, được ánh sáng dọi chiếu huyền ảo, đánh lừa con mắt người xem.Nhà vua và hoàng hậu đưa mắt kiếm tìm bốn phía không thấy có người điều khiển, bèn hất hàm hỏi tên trưởng trò: – Các người làm thế nào cho nó chạy?Người trưởng trò liền tra một chiếc lẫy giống hình chiếc lẫy nỏ vào góc cột. Lập tức cả ngôi nhà di chuyển trên các bánh xe.Hoàng hậu Chiêu Thánh vẫy tay lắc đầu:- Ta hỏi ngươi làm thế nào cho các vòng tròn kia nó quay?Người trưởng trò lại rút chiếc then ngay dưới mặt sàn, thế là tất cả các vòng quay xuôi ngược đều từ từ dừng lại. Khi nhà vua và hoàng hậu đều mỉm cười gật đầu, người kia đặt chiếc then máy xuống. Tất cả đều chuyển động như cũ.Vua khen mãi không thôi.Hết trò nhà múa, lại đến trò pháo bông. Cây pháo bông đặt trên một giá lớn có bốn bánh xe dẩy. Cây pháo cao mười hai tầng khuôn theo hình bảo tháp Đại thắng tư thiên ở chùa Sùng Khánh báo thiên(3). Một phát pháo hiệu thăng thiên, nổ tung trên nền trời sáng nhạt dưới ánh trăng mờ ảo. Pháo nổ bung ra hàng ngàn mảng sáng lấp lánh đủ sắc màu. Trống phách nổi lên, lập tức đội múa lân xuất hiện ngay dưới chân cây pháo. Người dũng sĩ đánh song đao, nhảy bổ vào đầu con kỳ lân. Kỳ lân khẽ rùng mình lùi lại ba bước, rồi nhảy chồm lên vồ tráng sĩ. Tráng sĩ luồn qua bụng kỳ lân. Kỳ lân uốn mình quay ngược lại toan dùng chiếc sừng nhọn hoắt đâm đối thủ. Bỗng “choang” một tiếng cực mạnh, con kỳ lân đã dùng sừng hất bay cả hai thanh đao của dũng sĩ. Dũng sĩ nhảy tót lên mình con kỳ lân. Cuộc đua tài giữa tráng sĩ trong đội quân thánh dực với con mãnh thú, khiến khách xem hò reo không ngớt.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN