[Đạo Mộ Bút Ký] Mười Năm Sau - Chương 3: Lâm trường
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
160


[Đạo Mộ Bút Ký] Mười Năm Sau


Chương 3: Lâm trường



Tiểu Hoa nói với tôi, thứ này là tìm thấy ở một vùng quê cũ. Từ sau lần thua thiệt đó, tôi có thói quen hễ cứ có việc gì là trước cứ phải về quê nhặt nhạnh. Từ những thứ nhặt nhạnh thu thập được có thể nhìn ra rất nhiều ẩn ý trong đó, ví như tình hình kinh tế trước kia của nơi này như thế nào, hay có truyền thuyết gì hay không. Những mảnh vụn nhỏ bé này có đôi khi tập hợp lại lại cho ra rất nhiều thông tin.

“Người này tên là Miêu Học Đông, cha là công nhân làm việc ở lâm trường. Đầu mũi tên này là từ một cây gỗ mục đào lên, khi cha anh ta cưa cây gỗ thì phát hiện ra. Anh ta nói, loại đầu mũi tên này rất thường gặp trong các cây gỗ lâu năm ở trên lâm trường bọn họ, cũng đều mục rữa hết cả.”

“Lâm trường?” Bàn Tử quay đầu hỏi đại tỷ: “Bà chị à, ở chỗ bọn mình còn có lâm trường cơ à?”

“Ở Đông Bắc sao lại không có lâm trường?” Đại tỷ cũng chẳng hề ngẩng đầu lên.

“Vẫn còn đang chặt cây cơ á? Thế không chừa chút cây cối cho con cháu đời sau à?” Bàn Tử cả giận nói: “Bà chị không biết cây có thể sinh ra khí oxy à? Không có oxy Bàn gia ta sao sống?”

“Chú có bản lĩnh thì đi mà ra lâm trường kêu gọi ấy, cũng đâu phải chị chặt cây.” Đại tỷ giận dữ nói.

Bàn Tử lầm bà lầm bầm, rồi quay sang nhìn Tiểu Hoa: “Bà chị này biết lâm trường ở đâu, lát nữa để bả đưa bọn mình đi. A Hoa nói tiếp đi.”

“Tên tôi không phải A Hoa.” Tiểu Hoa xoa xoa trán.

Tôi châm thuốc, bảo Bàn Tử đừng nói leo nữa.

“Phía dưới lâm trường đó có rất nhiều cây khô, đào xuống dưới, thấy từng tầng từng tầng gỗ mục.” Tiểu Hoa nói: “Đều là do năm xưa xây dựng binh đoàn mà vận chuyển từ trong núi sâu về, có lẽ là vì chất gỗ hoặc vì vấn đề điều phối, không gia công thêm mà cứ thế chuyển về luôn, để chất đống lâu quá nên mục nát hết. Miêu Học Đông nói, trong đống gỗ đó chắc chắn còn nhiều dạng đầu mũi tên như thế này.”

Trong thân cây có đầu mũi tên, không biết là từ triều đại nào đã xảy ra chiến tranh, tên bắn xuyên vào thân cây. Xem cách chế tạo mũi tên thì có thể chúng đã được sử dụng trong trận đại chiến cuối cùng giữa người Mông Cổ và Vạn Nô Vương. Nếu như cả một lượng lớn cây gỗ đều có đầu mũi tên này, có thể những thân cây này đều đến từ một chiến trường cổ đại.

Lái xe một hồi lâu, vòng quanh đường núi càng đi càng hẹp, may mà thời đại giờ không còn đường đất nữa, đi theo đường bê tông đến lưng chừng núi gặp một cánh cửa sắt lớn, mở cửa ra tiến vào trong, bên trong là một vùng đất phẳng cực kỳ rộng lớn do phá núi mà ra, trên mặt đất chất đầy những cây gỗ rải rác lung tung. Miêu Học Đông nói, dạo này cũng không có nhiều cây gỗ cho lắm.

Đang mừng thì đường vẫn có thể đi tiếp, chiếc xe Jeep lại tiếp tục đi về phía trước, đến một con đường đất bùn um tùm đầy cỏ dại. Chẳng mấy chốc đã đi đến cửa sau của lâm trường, chúng tôi lại thấy một cánh cửa sắt nhỏ bé và cũ kỹ hơn cánh cửa trước, cửa sắt đã rỉ sét toàn bộ, trên cửa đầy dây leo tơ hồng. Một bên cửa có một thanh then cửa rỉ sét đã gãy lìa, khiến một cánh dường như là chỉ treo hờ ở đó. Trên cửa có bốn chữ: Đề phòng cháy rừng. Ở phía khác, cây tơ hồng leo kín đầy bức tường gạch, giống như một tấm phản đã mục rữa lỗ chỗ thành miếng bọt biển.

“Đằng sau là lâm trường cũ.” Miêu Học Đông nói: “Đồ ở lâm trường cũ.”

Chúng tôi đi tới, gỡ đống dây leo tơ hồng. Khóa năm đó chất liệu tốt, tuy rằng đã rỉ sét hết những vẫn cứng chắc muốn chết đi được. Thấy trong lâm trường không có ai, chúng tôi dùng quần áo bọc lấy tay, bắt lấy mớ dây leo mà trèo qua, đồng thời ném công cụ qua bên kia.

Vào bên trong, cỏ dại mọc cao đến đầu gối. Chúng tôi có thể thấy một khoảnh sân nhỏ hơn một chút, mọc đầy cỏ dại. Ở đó không có những thân gỗ, mà chỉ có mấy cái nhà xưởng thấp bé.

“Có chuyện.” Tôi vừa định tiến lên phía trước, liền thấy Bàn Tử ngồi xổm xuống.

“Sao thế?” Tôi hỏi.

Bàn Tử nhìn Miêu Học Đông đang trèo vào, gọi: “Ở lâm trường này từng có chuyện gì đó xảy ra phải không?”

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN