Lã Mai Nương - Chương 2: Hùng Cứ Phương Trời, Khinh Tài Trọng Nghĩa Vào Chốn Thâm Sơn, Lão Bang Sanh Chán
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
123


Lã Mai Nương


Chương 2: Hùng Cứ Phương Trời, Khinh Tài Trọng Nghĩa Vào Chốn Thâm Sơn, Lão Bang Sanh Chán



Mười một năm về trước, niên hiện Càn Long đệ thập nhất niên, tại địa giới giữa hai tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, dưới chân ngọn Bạch Dương lãnh thuộc dãy Tần Lĩnh sơn cao ngất từng mây, vách đá xanh rêu nhấp nhô giữa những chồm bạch dương cổ thụ gốc lớn hàng ôm, ẩn hiện một thảo trại gồm có trên hai mươi nóc nhà rộng rãi phong quang.

Một dòng suối trong reo từ chốn thâm sơn vòng vèo chảy qua khu thảo trại, hai bên bờ mọc toàn thứ nhược lan hoa tím lá dài rung rinh dưới lần gió nhẹ.

Gia súc chạy lăng xăng giữa bầy trâu, bò thảnh thơi trên làn cỏ mướt xanh rì.

Điểm vào cảnh sắc ấy, dân trong trại y phục vải thô nhuộm chàm, cả nam lẫn nữ, lác đác đó đây, kẻ cuốc đất, người trồng khoai, nhẫn nại làm việc trong các mảnh nương vuông vắn.

Trên chiếc cổng cây mộc mạc núp dưới bóng trúc vàng, khắc ba chữ thô sơ: Cam Gia Trại.

Trại chủ họ Cam tên Kiến Khương tự Phương Thảo. Năm ấy đã ngoại lục tuần, da dẻ còn hồng hào vóc dáng khỏe mạnh.

Trước kia buồn về triều chánh nhà Thanh áp bức, quan lại tham nhũng, Cam Kiến Khương, sẵn có bản lãnh trong tay, nên bán hết gia tài, bỏ huyện Đan đồ và đất Thiểm tây, chiêu binh mãi mã, tích cỏ dồn lương, huấn luyện ba quân, chiếm vùng Cao sơn, lập doanh trại sống riêng mình một giang sơn oanh liệt làm thỏa mãn anh hùng, quân Thanh không bao giờ dám bén mảng, nhưng vẫn tuyên truyền gọi họ Cam là đại đạo.

Cam Kiến Khương hùng cứ phương trời, dạy ba quân cày cấy chăn nuôi tự túc không hề cướp bóc lương dân.

Trái lại, những năm trời hạn hán, lụt lội, thường đem lương thảo ra phát chẩn cho những người nghèo khó, nên dân chúng thường ngày qua lại hoặc dọn hẳn đến chân núi lập nghiệp, cày cấy, săn bắn, suy tôn họ Cam là Đại vương.

Thường khi Kiến Khương còn cho quân xuống núi giúp đỡ dân lành trong việc kiến thiết lập nghiệp, nên uy tín, đức độ dạy cả toàn khu rộng lớn, khiến quân tướng nhà Thanh ở Tây An phủ phải khiếp đởm kinh hồn.

Vì Cam Kiến Khương có tài sử dụng cây trường mâu đầu rồng, mạnh như vũ bão nên hảo hán giang hồ gần xa biết tiếng đều đặt cho tước hiệu là Trường Mâu.

Có một đời vợ trước là Vương thị hữu sanh vô dưỡng, sau đó Vương thị cũng sớm quy tiên nên mấy chục năm sau Kiến Khương thấy tuổi trời đã nặng trĩu đôi vai không người kế nghiệp, bèn tự phóng hỏa đốt sơn trại, phân ba phần của cải phát cho dân lập nghiệp ở đó một phần, chia cho binh sĩ giải giáp một phần để ai nấy mạnh đường hồi hương kiến nghiệp.

Còn một phần Cam Trường Mâu đóng xe cùng vài mươi bộ hạ tự nguyện theo chủ, kéo vào dãy Tần Lĩnh sơn hẻo lánh dựng nên Cam gia trại cày cấy khai khẩn, tiêu giao cùng tuế nguyệt không màng đến thiên hạ tự nữa.

Trước khi ra đi, gia đình họ Triệu, người chịu ơn Kiến Khương nhiều nhất, khi thấy họ Cam không người nối dõi bèn gả con gái là Triệu Cẩm Bình cho và cũng tình nguyện xin theo luôn. Mối tình một già một trẻ ấy tuy chênh lệch về tuổi tác, nhưng chẳng kém đằm thắm an vui.

Tới Bạch Dương lãnh được ngót một năm thì Triệu thị có tin mừng và mãn nguyệt khai hoa sanh cậu trai tai to mặt lớn bụ bẫm vô cùng. Người trong trại và các trại vùng lân cận ai nấy đều mừng rỡ khen lão bạng sanh châu, mổ trâu giết bò ăn mừng rất đỗi linh đình. Cam Kiến Khương lấy làm mãn nguyện cảm ơn Trời Phật, đặt tên hài nhi kháu khỉnh ấy là Tử Long.

Từ đó, sống trong cảnh gia đình êm ấm, ngày ngày họ Cam uống rượu, đánh cờ, hoặc khi cao hứng thì hạ cung và núi săn bắn kiếm thịt. Tước hiệu Trường Mâu chỉ còn là dư âm trong giới giang hồ. Dân trại thưa thớt trong dãy Tần Lĩnh sơn và mấy nơi kế cận hoàn toàn không ngỡ vị lão phố trọng nghĩa khinh tài hiền đức mà họ thường hội kiến, xưa kia đã hùng cứ phương trời, nổi danh hảo hán một thời. Triệu thị cũng không sanh thêm chuyến nào nữa, hai vợ chồng họ Cam sống êm đềm trong hạnh phúc, ngắm Tử Long mỗi ngày mỗi lớn phương phi thông minh tột bực.

Vốn con nhà võ, Cam Kiến Khương đem phương pháp chân truyền tẩm luyện cho Tử Long, nên năm chú bé mới bảy tuổi đã thạo đủ món quyền cước, cưỡi ngựa bắn cung. Những trẻ đồng tuổi hay hơn năm, ba tuổi trong vùng Tần Lĩnh sơn không cậu nào đủ sức chống nổi Tử Long.

Tuy mới lên bảy, vóc dáng Tử Long vạm vỡ bằng trẻ mười một, mười hai.

Về phía Tây nam Tần Lĩnh sơn còn có một dãy núi hiểm trở, cao ngất, đỉnh chạm mây xanh, rừng cây bao phủ ẩn nấp nhiều mãng xà, ác thú, người thường không ai dám bén mảng. Ngay những tay hiệp bộ chuyên môn hữu tài cũng đành thúc thủ chẳng dám vào sâu.

Gần đó có một cô thôn chừng non trăm mái ngói, tranh lẫn lộn, tuy vậy cũng có vài tửu điếm đón khách thưa thớt quanh vùng. Vì nơi ấy hoang vu độc dữ nên mọi người đặt luôn là Hoàng Sơn thôn.

Những khi nhàn rỗi, Cam Trường Mâu thường đơn thân độc mã đến đó mời mấy bô lão trong thôn ra quán uống rượu luận bàn, không phải việc thiên hạ, mà toàn là chuyện thời tiết, nông sự, hoặc chuyện săn thú, bẫy cọp của mấy tay liệt bộ trai tráng trong vùng.

Một buổi chiều nọ, Cam Trường Mâu ở bên Hoàng Sơn thôn mới về dến gần cổng trại nhà thì chợt nghe khách điểu líu lo hót trên cây. Chim bị động để rớt xuống trùng vai áo một vết nhỏ, rồi bay vù đi, vừa bay vừa hót, âm thanh tựa như người nói: “Hữu khách!… Hữu khách!” Gạt bỏ vết nhơ trên áo, Cam Trường Mâu qua cồng vào tới thềm nhà, xuống ngựa buộc vào gốc liễu.

Triệu thị đang thơ thẩn nhặt mấy gốc cỏ dại ở các chậu hoa bẩy trên lan can, thấy chồng về vội rảo bước ra đón.

Chú bé Cam Tử Long cầm mộc kiếm đang chiến đấu với một kẻ địch tưởng tượng trên sân cỏ, cũng thâu tay kiếm về, gài vào đai lưng rồi vừa chạy vừa la :

– A… Má má ơi, phụ thân đã về!

Trường mấy đưa bọc lá cho vợ rồi đưa tay đón cậu quý tử.

Tử Long chạy tới nơi, nhảy phốc lên, Trường Mâu bắt trúng sườn con trai nhấc bổng lên cao.

– Ít nữa thì nhảy cao như thế đó!

Thích quá Tử Long ôm chặt lấy cổ cha.

Triệu thị hỏi chồng :

– Cặp Hùng chưởng này cho ai vậy hả phu quân?

Bế con, dắt tay vợ vào thảo sảnh, Trường Mâu nói :

– Lý liệp hộ bên Hoàng Sơn thôn mới săn được con gấu tơ biếu cặp giò trước, quý lắm.

– Để thiếp ninh ngay, thịt còn tươi. Tối nay, phu quân dùng bữa trễ một chút mới kịp nhừ…

Trường Mâu đặt con xuống đất. Tử Long lại rút mộc kiếm chạy ùa ra ngoài sân. Đưa cặp hùng chưởng cho người nhà cất xuống hỏa phòng, Triệu thị đón chiếc áo bào lục chồng vừa cởi ra định cất đi thì ngạc nhiên trước nét mặt lo âu của Trường Mâu.

– Ủa! Phu quân sẽ mình hay sao?

Lắc đầu, Cam Trường Mâu kéo vợ ngồi xuống bên cạnh tràng kỷ.

Chờ nô tì đặt ly trà nóng trên bàn xong bước ra khỏi sảnh, họ Cam chỉ vào vết nhơ trên áo, chậm rãi nói :

– Hiền thê ạ, vừa về tới gốc bạch dương đầu cổng thì khác điểu giục giã luôn mấy hồi, và trước khi bay đi, quái điểu đã rớt lại vết nhơ này trên vai áo!… Hiền thê hãy coi…

Triệu thị dùng móng tay cạy nốt vết phân chim còn ướt trên vai áo bào lục, lo lắng chờ chồng dạy thêm.

– Khách điểu kêu trước cổng là điềm báo có khách tới nay mai, nhưng rớt nhơ lại trúng vai là điều bất tường! Không hiểu sẽ xảy ra việc chi đây!

Triệu thị nói nhẹ :

– Phu quân dùng trà đi kẻo nguội. Theo ý thiếp, khách lạ đến nhà bạch dương trước cổng. Họ Cam vội dùng ngựa ở gốc cây nhìn lên, nhưng ta cũng không ít. Họ tới nhẹ như mây, lúc đi mau tựa gió… Thường như vậy, phu quân cần chi phải lo âu cho hao tổn tinh thần? Còn việc phân chim rớt vai áo thiết tưởng những ngày tới đây, phu quân nên luôn luôn ở nhà phòng cảm mạo phong sương. Tháng này, gió lùa nhiều trong sơn cốc, độc lắm.

Nghe lời phân giải nhẹ nhàng của vợ hiền, Cam Trường Mâu tươi nét mặt mỉm cười, khẽ gật đầu :

– Ờ phải, hiền thê có lẽ phân giải trùng. Thôi, liệu xuống hỏa phòng sửa soạn nấu hùng chưởng kẻo trễ.

Triệu thị dịu dàng vào phòng treo áo bào, kín đáo gạt thầm đôi hạt lên rưng rưng muốn đổ.

Thiệt ra, Triệu thị cũng lo lắm, nhưng cố tâm nói khác để gạt mọi lo âu của người chồng đáng kính.

Về phần Cam lão anh hùng, khi vợ hiền đi khỏi, nỗi băn khoăn trở lại trên nét mặt dày dạn phong trần.

Bất giác họ Cam đặt ly trà đã cạn xuống bàn, ra ngoài hành lang, chắp tay sau lưng, đi đi lại lại ra chiều suy nghĩ điều gì quan trọng lắm. Ngoài trời sương lam lan tràn trong cảnh hoàng hôn, phủ nhẹ khắp cùng sơn lâm cô tịch. Tiếng chim chiều lạc bạn vọng không trung xen lẫn tiếng mõ trâu rung kéo dằn về trại.

Cam lão ngừng bước, dựa vai vào chiếc cột hè, phóng tầm mắt nhìn cảnh rằng xa thẳm.

– Hừ! Khách lạ sắp tới đây là bạn thì chẳng sao, nhưng nếu là thù? Ai? Ai là kẻ thù đó?

Cố nhớ lại thời xa xưa, lần trở lại các mối dây thù oán, Cam lão bất giác gật gù :

– Ờ, chỉ có y thôi, nếu muốn gọi đó là thù!

Lão anh hùng ngược dòng thời gian trở lại một việc xảy ra trước đây ba chục năm.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN