Gã Trộm Nhạc Không Đầu
Khoa Học Âm Nhạc
Vào buổi chiều ngày hôm sau, Bob là người cuối cùng bước vào Bộ tham mưu. Cậu thả mình xuống chiếc ghế bành và gạt đôi giày thể thao ra khỏi đôi chân đẫm mồ hôi.
– Buổi sáng ngày hôm nay mình không lười biếng chút nào, các bạn đồng nghiệp, và đã kiếm được một vài dữ liệu thú vị!
– Cả mình cũng đã đi điều tra một vài thứ. – Justus hăng hái tiếp lời Thám tử Thứ Ba. – Mình đã gọi điện thoại cho chị Monique Carrera!
– Thế kết quả ra sao?
– Giờ thì bọn mình biết chắc chắn: cái con người tự xưng là Norman Hammley với chị Carrera chính là Jim Cowley!
– Chắc chắn một trăm phần trăm chứ? – Bob hỏi, tay chân bận bịu tiếp tục giải phóng nốt cả đôi tất.
– Chắc đến mức nước chảy không thấm và khoá bằng khoá chân không!
Mình còn yêu cầu chị Monique Carrera miêu tả thật chi tiết người đàn ông mà chị ấy đã gặp trong phòng ghi âm để ghi bài Devil – Dancer. Câu trả lời của chị ấy cung cấp bằng chứng chắc chắn cho việc cái gọi là tay trộn nhạc Norman Hammley kia chỉ là một nhân vật ma. Gã không tồn tại.
– Làm sao mà ai hiểu nổi, – Bob nói. – Cowley làm như vậy nhằm mục đích gì?
Justus lộ vẻ dè chừng.
– Đầu tiên ta phải rút câu hỏi nầy về phía hậu trường đã. Cho tới giờ thì mình cũng chưa tìm được một ý nghĩa nào cho cú điện thoại mà gã đã thực hiện vào lúc nữa đêm hôm qua. Không biết gã nói đến chuyện quả lừa và kế hoạch nào? – Thám tử trưởng buông ra một tiếng thở dài nặng nề. – Còn cậu, cậu tìm được điều gì mới mẻ thú vị về Norman Hammley hay Jim Cowley, Bob?
– Không phải về Cowley. Nhưng có lẽ về cái mà gã ta gọi là công thức khoa học để ảnh hưởng đến tìm thức của người nghe bằng một số những âm thanh nhất định, – Bob nói với vẻ bí hiểm. – Trưa hôm nay mình đã gọi đến hãng âm nhạc Sax Sandler, và vẫn gặp được ông Sax dù đang là cuối tuần. Sax là người hiểu biết hạng nhất trong ngành âm nhạc. Mình hỏi ông ấy, liệu ông ấy có quen một chuyên gia đặc biệt sành sõi trong lý thuyết sáng tác âm nhạc hay không. Ngay sau đó, ông ấy nêu cho mình cái tên Andrew Beurman. Ông Beurman đã về hưu, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn tiến hành những cuộc hội thảo trong nhiều trường đại học nghệ thuật khác nhau, ông ấy là giáo sư khoa học âm nhạc.
– Và cậu đã đến gặp ông giáo sư đó rồi, đúng không? – Peter đoán.
– Chính thế. Không một lời báo trước, vừa mới đây mình đã đứng trước cánh cửa biệt thự của ông ấy và được ngài giáo sư mời vào ngay lập tức, sau khi mình đã trịnh trọng hứa hẹn nhiều nhất cũng chỉ cướp đi mười lăm phút quý báo của ông ấy.
– Tiếp đi, Bob! – Justus nóng nảy thúc giục. – Mà tha cho bọn mình những chi tiết không quan trọng ví dụ như phần trang trí nội thất kỳ quặc trong toà biệt thự, một gia nhân cau có hoặc ngoại hình kỳ quái của ngài giáo sư. Bọn mình chỉ quan tâm đến những dữ liệu thôi.
Bob vừa cười vừa vừa phẩy tay.
– Hiểu rồi, Thám tử trưởng. Mặc dù khi bước vào toà biệt thự của ngài giáo sư. Người đàn ông đó nắm trong tay bộ sưu tập đàn dương cầm lớn nhất và phong phú nhất thế giới! Khoảng hành lang dẫn vào phòng làm việc của ông ấy có thể là một mê hồn trận thật sự: ở góc nào cũng để những nhạc cụ kỳ lạ nhất!
– Vào chuyện chính đi, Bob! – Thám tử trưởng nhấn mạnh từng lời.
– Mình hỏi ngài giáo sư thẳng vào việc, liệu theo ông ấy thì người ta có khả năng dùng âm nhạc để ảnh hưởng đến người khán mạnh mẽ đến mức độ họ không còn kiểm soát được lối cư xử của mình và sẽ làm những việc “trật đường ray” trong tình trạng bất thường đó. – Bob dừng lại lấy hơi. – Câu trả lời của ông ấy khiến mình hết sức ngỡ ngàng. Theo ngài giáo sư thì người ta đã sử dụng kỹ thuật thôi miên bằng âm thanh từ nhiều ngàn năm nay. Ví dụ hư trong nhà thờ: người nhạc sĩ chơi đàn Organ trong một buổi cầu nguyện phải biết rất chính xác cần sử dụng những phím bấm nào để gây nên trong người nghe một cảm giác vui sướng hoặc trang trọng, hay mềm yếu, kính sợ, buồn thương. Tác giả của những bộ phim âm nhạc cũng vậy. Chính trong ngành nầy, người ta chủ đích giỡn đùa với cảm xúc người xem. Dù đấy là một bộ phim tình ái, một bộ phim rùng rợn hay một bộ phim cao – bồi miền viễn tây: nền âm nhạc đã trở thành một thành phần quan trọng, chịu trách nhiệm chuyển tải những tình cảm thích hợp. Thường thì người xem hiếm khi ý thức được rằng đàm thoại hoặc hành động không hề là nguyên nhân gây nên một số cảm xúc trong anh ta, mà thủ phạm chủ yếu là âm nhạc. Một phần khán giả còn thậm chí không tin vào chuyện nầy!
Justus trong thời gian đó đã mở ra một túi kẹo dẻo (và đút cả một vố vào miệng mình. Giờ cậu đưa túi kẹo sang cho Bob và Peter.
– Một bản báo cáo khoa học rõ ràng, – Cậu vừa nhai vừa nhận xét. – Các cậu có biết bộ phim ma “Halloween” của John Carpenter? Mình có học rằng khi chiếu thử, bộ phim nầy đã thất bại thảm hại, và bị khán giả coi là nhàm chán.
– Làm sao lại có chuyện đó được? – Peter lên tiếng. – Theo như mình được biết, bộ phim rùng rợn căng thẳng đó là một thành công rất lớn!
– Đúng thế, – Justus đồng tình. – Nhưng trước khi đưa ra chiếu rộng rãi, đạo diễn đã cho lọc ra toàn bộ nền âm nhạc và sáng tác một nền âm thanh hoàn toàn mới cho bộ phim: những âm thanh bí hiểm mang vị thép từ một chiếc Synthesizer giờ đây đóng nhiệm vụ “ngón tay cù thần kinh” cho những cảnh phim ngày trước được đệm bằng một dàn đàn dây. Những âm thanh điện tử mới mẻ là nguyên nhân duy nhất khiến cho người xem đột ngột sợ muốn chết và thỉnh thoảng thậm chí còn bất giác la hét vì kinh hoàng! Nhưng câu chuyện thì trước hay sau vẫn chỉ là một mà thôi.
– Một sự so sánh xuất sắc, – Bob khen ngợi. – Jim Cowley có vẻ như đã sử dụng chính phương pháp mà Carpenter đã sử dụng trong bộ phim Halloween của ông ta. Sự khác biệt chỉ là, tay trộn nhạc của chúng ta có thể phản ứng một cách năng động và bộc phát đối với khán giả trong chương trình biểu diễn kép dài một tiếng đồng hồ của gã. Với cặp mắt dày dạn kinh nghiệm, được che đằng sau một mặt tiền bí hiểm, chắc gã ta có thể quan sát rất kỹ những chuyện đang xảy ra trên sàn nhảy, để rồi sau đó chơi trò chơi pháp thuật với những diễn viên mà gã đã chọn. Những người đang nhảy say mê đến như xuất thần cho gã biết qua cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể là đã bị gã hút hồn bỏ bùa mê tới mức nào, và liệu trạng thái nửa say nữa tỉnh của họ còn có thể bị kích cho dâng cao hơn nữa qua những hiệu ứng âm thanh và ánh sáng.
Peter rút một đĩa CD ra khỏi giá gỗ. – Jutus và mình vừa mới nghe lại bài ca của chị Monique Carrera. Mặc dù bài hát rất hay, nhưng cái cảm giác lôi cuốn mà bọn mình đã trải nghiệm qua ở Planet – Evil lần nầy không thấy xuất hiện.
– Cũng chẳng đáng ngạc nhiên, – Bob nhận định. – Theo lời giáo sư Beurmann, để gây đươc hiệu ứng thôi miên bằng âm thanh đối với người nghe, người ta cần một dàn nhạc mạnh.Một máy cát – xét cầm tay đơn giản không thể có nổi sức mạnh để chuyển tải những tấn số có thể ảnh hưởng vào tiềm thức người nghe.
– Thế thì rất khó có chuyện Jim Cowley có thể dùng phương pháp nầy để đẩy người dân Mỹ chạy vào cửa hàng mua đĩa CD của gã? – Justus ngạc nhiên. – Ngay cả khi bài ca nầy được phát trong radio: bao nhiêu phần trăn người dân Mỹ có một dàn nhạc Disco tại nhà? Mà để đạt đuợc ảnh hưởng mong muốn, thì chơi đĩa đơn Devil – Dancer trong sàn nhảy Planet – Evil sẽ không đủ. Mình nghĩ rằng…
Lời diễn giải của Thám tử trưởng bị cắt ngang bởi một tiếng gõ cửa rụt rè bên cạnh cửa Bộ tham mưu. Ngạc nhiên, Justus xoay người về. – Xin mời vào!
– Mandy! – Peter ngở ngàng kêu to.
Hai con mắt Justus bắt đầu sáng loé lên.
Cô gái lưỡng lự dừng lại bên khuông cửa. – Mình có vào được không? – Cô hỏi lí nhí, hầu như không nghe được.
– Dĩ nhiên! – Khoát tay vẻ mời mọc, Justus trỏ về hướng chiếc ghế nhà vườn còn trống. – Sao, bạn gạp chuyện gì vậy?
Bằng ánh mắt thành thực, cô gái nhìn thẳng vào mặt ba thám tử. – Mình tin rằng mình đã phạm một sai lầm trầm trọng. Mình nhất định phải nói chuyện với các bạn!
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!