Gái Một Con
Phần 5
Tôi run rẩy ôm đứa con của mình, ngó dáo dác nhìn xung quanh rồi chạy lại chỗ 1 người phụ nữ đang đứng gần đấy, nước mắt ngắn dài mà vội vã hỏi:
– Cô ơi….cô xem con cháu….nó bị làm sao thế này….?
Người phụ nữ đấy nhìn xuống đứa bé, nghe được tiếng thở khò khè liền nói:
– Nó có vẻ bị ngạt mũi, gọi taxi đi đến bệnh viện kiểm tra đi.
Tôi nghe vậy cũng vội lao ra phía ngoài đường, tay ôm con, tay xách đồ làm luống cuống rơi cả chiếc làn xuống đất, đồ đạc vương vãi ra.
Người phụ nữ kia chạy lại giúp tôi nhặt lại đồ, tôi thấy 1 chiếc taxi chạy đến cũng liền đưa tay ra vẫy.
Cả người đang run bần bật bế đứa bé rồi nhận chiếc làn từ tay người phụ nữ:
– Cháu cảm ơn!
Nói vội nói vàng rồi quay người ngồi vào chiếc taxi mà hướng đến người lái xe kia:
– Anh ơi….cho em đến bệnh viện nhi…nhanh hộ em với.
Chiếc taxi lăn bánh chạy chen vào đoạn đường đông đúc, mặc dù đã rất vội nhưng cứ đi được 1 đoạn lại phải dừng lại vì tín hiệu giao thông hay những khu ngã tư phương tiện chen lấn.
Tôi ngồi trong xe mà lòng nóng như lửa đốt nhìn đưuá bé đang mỗi lúc 1 khó khăn vì thở, lòng bàn tay đã ướt đẫm mồ hồi hướng đến người lái xe trước mặt mà mếu máo nói:
– Anh ơi…có thể đi nhanh hơn được không…con em…cần đến bệnh viện….
– Em nhìn đường mà xem, anh cũng muốn đi nhanh, thế không lẽ đâm vào người ta để mà đi à em?
Tôi nhìn ra đám người đang chen lấn nhau ở phía trước mà càng thêm sốt sắng, giờ này là giờ hành chính, người người đi làm, tắc đường như thế này không biết lúc nào mới đến được bệnh viện.
Tôi lấy trong túi ra tờ 50k đưa cho người lái xe:
– Gấp quá…em gửi tiền…em xuống xe đi cho kịp…
Nói rồi tôi cũng chẳng còn thời gian để mà nhân lại tiền thừa liền mở cửa xuống tay ôm đứa bé, tay xách làn mà chạy vội về phía trước, miệng vẫn không ngừng cầu xin:
– Cốm ơi…cố lên con….mẹ sẽ đưa con đến bệnh viện…làm ơn đừng xảy ra chuyện gì…con nhé.
Tôi chạy 1 đoạn mà đôi chân đã muốn gục xuống, hơi thở cũng chẳng còn được đều nữa, cả người lúc này như muốn rã rời, đôi mắt mệt mỏi chỉ muốn nhắm lại nhưng nghĩ đến đứa bé đang thoi thóp trong lòng tôi lại khiến tôi có thêm nghị lực mà đi tiếp.
Nước mắt rơi lã chã đọng lại trên bàn tay đang ôm chặt đứa bé, sự chua xót từ giọt nước ấy ngấm sâu vào da thịt khiến toàn thân đau nhức. Tôi cảm tưởng như bản thân mình tồn tài trên cái thế giới này chính là gánh hết những bất hạnh và đau khổ dư thừa của người đời, để chịu những sự ghẻ lạnh và miệt thị thay cho họ thì phải. Tại sao lần lượt những bi kịch đều trút xuống đầu tôi như vậy?
Chạy miệt mài cuối cùng cũng nhìn thấy được cánh cổng to lớn đang nhoè nhoẹt đi bởi những giọt nước mắt tủi nhục, tôi chạy thẳng vào bên trong mà khóc lóc nói:
– Bác sĩ ơi…mau giúp con cháu với…làm ơn….!
1 chị y tá từ đâu đi đến đỡ lấy đứa bé từ tay tôi, kiểm tra qua 1 cái rồi nói:
– Bệnh nhi có biểu hiện thở rút lõm lồng ngực….bác sĩ…cần phải cấp cứu gấp và tiếp oxy.
Nói rồi cô y tá ấy liền bế con tôi đi đến 1 người đàn ông mặc chiếc áo blue trắng đứng gần đấy rồi cùng ông đi thẳng vào phòng cấp cứu, tôi thấy vậy cũng liền đuổi theo nhưng khi đến cánh cửa liền bị chị y tá kia chặn lại:
– Chị là mẹ của cháu phải không?
Tôi khóc lóc nhìn chị ấy gật đầu:
– Dạ…phải…chị ơi…con em có làm sao không ạ?
– Bác sĩ đang cứu chữa cho bệnh nhi, chị đi theo tôi để làm hồ sơ bệnh án cho bé.
Chị y ta quay người đóng cánh cửa phòng cấp cứu lại rồi lướt qua tôi mà đi ra, tôi đau đớn nhìn đến cánh cửa kia 1 hồi rồi cũng vội vã đuổi theo chị ấy ra đến quầy, chỉ ấy nhìn tôi nói:
– Chị ở đây làm hồ sơ cho cháu.
Nói tồi chị ấy cũng quay người rời đi, lúc này cô gái cũng mặc chiếc als blue trắng ngồi ở quầy thu ngân ấy nhìn tôi rồi lấy 1 quyển sổ nhỏ mở ra mà hỏi:
– Bé tên gì vậy chị?
Lòng tôi đang rối như tơ vò, nghe chị ấy hỏi vậy cũng theo phản xạ trả lời:
– Cốm chị ạ.
Chị ta nghe vậy nhìn tôi hỏi:
– Tên khai sinh của bé là gì chị?
Nghe đến đấy tôi mới chợt sững người lại, hôm qua sinh Cốm xong, vì sợ không có tiền trả viện phí nên tôi đã đem con mình bỏ trốn, còn chưa làm cho nó 1 tờ giấy khai sinh, mà đến 1 cái tên cũng chưa có tâm trạng nghĩ đến, bỗng liên lúc này bị hỏi câu như vậy làm tôi có chút lúng túng.
Chị ta thấy bộ dạng của tôi như vậy liền gắt nhẹ:
– Con của mình mà cũng không nhớ tên à?
Tôi nhìn chị vừa suy nghi, vừa lắp bắp nói:
– Dạ….là…là …Trần…Trần Gia Phi.
Tôi lấy họ và tên đệm của mình, đặt tên con là Phi vì hy vọng nó sẽ có sức mạnh phi thường để vượt qua ngưỡng cửa khó khăn này.
Cô ta nhìn ôi 1 cái mà thở mạnh rồi cùi mặt xuống ghi ghi chép chép lại hỏi tiếp:
– Mẹ tên gì?
– Trần Gia Thuỳ.
– Tên bố?
Tôi nghe đến đấy bỗng nhiên cổ họng nghẹn đắng lại, cả người run rẩy không cách nào kìm hãm được mà nức nở nói:
– Không có bố.
Chị ta dừng bút lại nhìn lên tôi 1 hồi rồi cũng bỏ qua mà hỏi tiếp:
– Bé có bảo hiểm chưa?
Tôi có chút lúng túng trả lời:
– Dạ…bé mới sinh nên em chưa kịp làm….
– Thế có đem theo giấy khai sinh không?
– Dạ…gấp quá nên em không mang theo.
Chị ta nghe vậy lại nhìn tôi có chút gắt nhẹ:
– Tên con thì không nhớ, bảo hiểm lại chưa có, giấy khai sinh thì không mang, làm mẹ rồi mà còn đoảng thế thì khổ con cái. Thế có chứng minh thư không?
Tôi nhìn chị có chút ái ngại khẽ lắc đầu nói:
– Dạ…không!
– Thế chị đem theo cái gì?
– Chị thông cảm, em cũng gấp quá mới quên.
– Thế thì ra liên lạc với người nhà bảo người nhà cầm đến đi.
Tôi nghe vậy lại cảm thấy cả 1 sự uất ức trào lên khiến cổ họng nghẹn đắng không nói được lời nào.
Bỗng lúc này, chị y tá lúc nãy bế con tôi vào phòng cấp cứu đi lại đưa 1 tập giấy cho cô ta rồi nói:
– Bệnh nhi bị viêm phổi, làm hồ sơ bệnh ánh để nhâp viện điều trị và theo dõi.
Tôi nghe đến đấy mà cả người như chết lặng, nước mắt càng mạnh mẽ chảy trào ra. Viêm phổi? Tôi đủ kiến thức để hiểu căn bệnh ấy ở trẻ nó nguy hiểm đến cỡ nào. Giá như đêm qua tôi không ôm đứa bé bỏ trốn khỏi bệnh viện, giá như hôm qua tôi không để nó ở dưới trời sương lâu như vậy, giá như tôi đủ sữa mẹ để cho con mình không phải gào khóc suốt cả tiếng đồng hồ, muôn vàn giá như ở trong đầu càng khiến tâm can tôi dày xéo chồng chất.
Tôi là 1 người mẹ không tốt, 1 người mẹ đáng trách, đã không thể cho con mình 1 cuộc sống tốt đẹp lại còn đẩy nó đến tình cảnh bệnh tật như vậy. Tôi túm lấy cánh tay chị y tá kia rồi nói:
– Chị ơi…con em nó sẽ không sao phải không?….Bệnh này có thể chữa khỏi đúng không chị….làm ơn….cứu con em với.
Chị ấy vỗ nhẹ lên tay tôi vài cái rồi gạt xuống:
– Bác sĩ vẫn đang điều trị cho bệnh nhi, chị trước tiên hãy làm xong thủ tục nhập viện.
Lúc này cô gái ngồi ở bàn quầy thu ngân liền lên tiếng:
– Làm hồ sơ mà không có bảo hiểm, không đem theo giấy khai sinh, chứng mình của mẹ cũng không có, như thế này thì làm sao điều trị miễn phí được?
Chị y tá nghe vậy nhìn tôi rồi lại quay sang trả lời:
– Cứ cho chị ấy ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án rồi làm căn cứ thanh toán theo quy định là được.
Cô gái kia nghe vậy cũng gật đầu, cúi xuống loay hoay viết rồi lại nhìn đến tôi đưa ra 1 quyển sổ rồi nói:
– Chị ký vào đây đi, trước mắt đóng cho bệnh viện 2 triệu.
Cái con số đấy nó không quá lớn nhưng thực sự đối với tôi là 1 điều quá khả năng, tôi đưa đôi mắt sưng húp nhìn xuống hồ sơ bệnh án, bàn tay run rẩy đưa lên cầm lấy cây bút, chần chừ 1 hồi rồi nói:
– Chị ơi….em xin lỗi….nhưng em cũng không mang theo tiền ở đây….các chị hãy cứ cứu chưa cho con em…rồi em sẽ về đem tiền đến nộp được không?
Cô ta nghe vậy lại nhìn tôi nói giọng khó chịu:
– Tôi thấy chị cũng là số 1 rồi đấy, con ốm đau bệnh tật đưa đi viện mà không nhớ đem theo cái gì, không biết có phải chị bỏ quên nó ở đâu rồi mới để nó bị bệnh thế không?
Nghe cô ta nói vậy lòng tôi có chút đau đớn, nhưng trước mắt cần phải cứu chữa cho con tôi đã:
– Chị làm ơn giúp em….giờ em sẽ về nhà lấy tiền đem đến nộp luôn…được không?
Chị y tá kia lúc này cũng lên tiếng:
– Được rồi, về lấy tiền đi, để đứa bé ở đây chúng tôi sẽ điều trị và trông chừng.
Tôi nước mắt ngắn nước mắt dài mà nói:
– Dạ, em cảm ơn…em cảm ơn…giờ em sẽ về lấy tiền luôn.
Nói rồi tôi vẫn tay xách chiếc làn đi ra phía cổng, mà trước mắt số tiền 2 triệu vẫn chưa biết kiếm ở đâu ra đây?
Đứng trước cánh cổng rộng lớn ấy, nhìn những đôi vợi chồng, những người mẹ và bà ngoại ôm con, ôm cháu hớt hải đi vào trong mà lòng tôi đau thắt lại.
Thật đáng buồn cho những đứa trẻ sinh ra mà lại mắc những căn bệnh hành hạ, nhưng tôi còn đnags buồn hơn họ là vì chẳng có cánh tay hay bờ vai nào để nương tựa và nhờ vả, kể cả là người thân. Bởi đến ngay cả họ còn xua đuổi và ghẻ lạnh tôi thì những người dưng ngoài kia chỉ là ban phát 1 chút lòng thương hại nhất thời.
Tôi chạy dọc trên vìa hè của con đường, cả gương mặt đã trở nên lấm lem vì nước mắt nước mũi thi nhau chảy ra, đến bây giờ mới nhân jra rằng, hình như tôi đã rất nhiều ngày khóc không ngừng nghỉ rồi thì phải. Ông trời ơi, ông làm ơn hãy để cho tôi được bình yên thở 1 giấy thôi, để tôi còn cảm thấy bản thân có sức lực mà sống tiếp, được không?
Tôi cứ chạy mãi cho đến khi thấy 1 cử hàng quần áo treo tấm biển “Tuyển nhân viên” liền đi vào, thấy 1 người phụ nữ ngồi ở quầy tính tiền mà đi lại hỏi:
– Chị ơi, em thấy chị treo biển tuyển người, em có thể làm được không?
Chị ta nhìn người tôi từ trên xuống dưới liền hoát tay:
– Đi xin việc thì cũng nên tôn trọng người khác, ăn mặc, người ngượm nhếch nhác như thế này mà cũng được à?
Tôi nghe vậy liền vội vàng chỉnh lại quần áo, vuốt qua mái tóc của mình, bàn tay lấm lem lại quẹt ngang đôi mắt mà nghẹn giọng nói:
– Chị ơi, chị giúp em với, em có thể làm được mọi việc. Con em đang ở bệnh viện, nó cần tiền để đóng viện phí….em xin chị.
– Ơ thế vào đây là xin việc hay trình bày hoàn cảnh để xin tiền?
– Không chị ơi, em xin việc…nhưng chi cho em ứng trước lương được không? Em sẽ làm bù trả cho chị….làm ơn cứu con em với chị ơi.
Chị ta nhìn tôi liền gắt lên:
– Việc thì chưa làm đã đồi ứng trước lương, thôi thôi, đi đi, đừng ở đây mà khóc lóc trình bày, tôi không nghe đâu. Muốn bán quần áo thì cũng phải ăn mặc sạch sẽ 1 tí, mặc như thế tì ai dám vào mua.
– Nhưng chị ơi……
– TÔI BẢO ĐI ĐI CƠ MÀ, SAO CỨ ĐỂ NÓI NHIỀU THẾ?
Chị ta quát lớn lên làm tôi sợ, nước mắt cố nén lại không được vô thức mà chảy ra, tôi quay đầu trở ra phía ngoài, lại vội vã mà tìm kiếm sự giúp đỡ khác. Nhưng đường thì rộng, người lai đông, mà lòng người lại lãnh lẽo vô cùng.
Tôi chạy đến 1 quán bán đồ ăn sáng, nhìn cô chủ dáng người béo tốt ì ạch lại làm tôi liên tưởng đến bà Lý ở làng tôi mà đi vào hỏi nhẹ:
– Cô ơi, ở đây có cần người rử bát hay bưng bê không? Cháu có thể làm được không?
Cô ta nhìn tôi bằng đôi mắt có chút dữ tợn rồi nói:
– Nhìn người thế, có làm được việc không?
Tôi nghe vậy lại mừng trong lòng mà nhìn cô ta vội vàng trả lời:
– Dạ, cháu làm được!
– Thế vào dọn mấy cái bàn kia đi, đem đồ ra bên vòi nước đây mà rửa
Tôi chỉ cần nghe vậy là liền cười trong nước mắt, vội vã đi thu dọn nững cát bát đĩa ăn dở đem ra phía vòi nước ở bên ngoài căn nhà ngồi xuống hì hục rửa, công việc cứ chạy ra rồi chạy vào, đứng lên lại ngồi xuống, cho dù có nhiều người tốt bụng nhắc nhở tôi chiếc quần đã quá bẩn nhưng tôi chẳng còn tâm trạng mà để ý đến nó, cố gắng nén xuống tủi nhục, kìm lại nước mắt mà làm việc.
Suốt mấy tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ, quá giờ sáng, tôi lại quay lưng vào dọn dẹp và quét tước, xong xuôi đi đến chỗ cô chủ quán mà hỏi:
– Cô ơi, lương trả thế nào vậy cô?
Cô ta nhìn tôi 1 cái rồi trả lời:
– Tao bán có tí buổi sáng thôi nên trả mày 1 tháng 1 triệu rưỡi.
Dù sao có tiền là được rồi, tôi lại nhìn cô ta tiếp lời:
– Cháu có thể ứng trước được 1 tháng không cô, cháu hứa sẽ đi làm đẩy đủ.
Tôi vừa nói xong cô ta liền trừng mắt nhìn lên tôi quát:
– Ơ con này, mày ghê gớm nhỉ, mới rửa vài cái bát đã đòi lương cả 1 tháng.
Dáng vẻ của cô ta lại làm tôi có chút sợ mà nghẹn ngào nói:
– Không phải cô ơi, là con cháu đang ốm nằm viện…cháu cần tiền đóng viện phí cho nó….xin cô giúp cháu với….cháu hứa sẽ không lừa cô…
– Con mày nằm viện, con tao cũng nằm viện kìa. Ở đâu ra kiểu rửa được 1 buổi đòi tiền cả tháng. Thôi thôi, tao trả cho mày buổi này, mày đi tìm nơi khác mà làm.
Nói rồi cô ta rút 1 tờ 50k trong tập tiền bán hàng đnag cầm trên tay đưa cho tôi:
– Đấy, cầm tiền rồi đi đi.
Từ sáng đến giờ tôi vừ rửa bát, vừa bưng bê, xong xuôi còn thu dọn bàn ghế, quét tước nhà cửa, vậy mà công lại được trả bằng 1 tờ 50k, tôi uất ức mà ứa nước mắt:
– Cô ơi, cô giúp cháu với.
– Ơ cái còn này, tiền thì trả rồi còn ở đó mà ăn vạ à? Đi đi nhanh lên.
Nói rồi cô ta lấy cáng dáng ục ịch ấy đẩy tôi ra ngoài đường rồi xua tay:
– Đi đi nhanh lên! Con mày nằm viền thì nhanh mà đi tìm việc ở chỗ khác, đứng đấy mà khóc có ra tiền không?.
Tôi nhìn người phụ nữ ấy mà bàn tay cầm lấy tờ 50k siết chặt đến run rẩy,nước mắt uất huận, nhục nhac, đau đớn thi nhau chảy ra. Cho đến giây phút này tôi mới biết, đồng tiền nó có sức mạnh có thể đàn áp được cái tình của con người.
Quay đầu bỏ chạy với đôi mắt tràn trề nước, tôi tìm lại con đường cũ mà hướng đến, đôi chân muốn gẫy đôi nhưng vẫn phải gồng mình chạy tiếp, cho đến khi dừng lại ở cái ngõ có phần quen đấy thì khựng lại.
Hít 1 hơi thật sâu, nước mắt cố gắng nén xuống, tôi chạy sâu vào bên trong con ngõ đó, gặp người nào là liền hỏi 1 câu duy nhất:
– Cháu muốn tìm chị Hằng, hay gọi là Hằng Bà Bà.
Tôi thoe chị dẫn của họ đi đến cuối ngõ lại rẽ vào 1 hẻm nhỏ mà ở trong đấy chỉ có 1 chiếc cổng duy nhấn đi đến khu trọ tập thể.
Đứng trước cánh cổng, 2 con chó dữ ở trong đấy chạy ùa ra sủa lớn làm tôi sợ hãi mà thụt lùi về sau, lúc này 1 giọng nói ở bên trong vọng ra:
– Đứa nào đến đấy?
Lời vừ dứt, cũng là lúc 1 cô gái bước ra, chị ta nhìn thấy tôi cũng cảm thấy không có gì là kinh ngạc mà đi lại phía cánh cổng sắt nói:
– Sao? Đã nghĩ chưa?
Tôi nhìn chị mà nước mắt vẫn cứ chảy dài xuống làm đỏ rộp 2 bên gò má, cố gồng mình lên mà nói:
– Em cần tiền…hãy giúp em với.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!