Sống Thử
Phần 16
Tôi chạy lại chỗ mấy người xe ôm rồi hốt hoảng nói:
– Chú ơi, chở con ra bến xe.
Bác xe ôm gặp khách cũng niềm nở không kém, liền vội vàng lấy chiếc mũ bảo hiểm đưa cho tôi:
– Lên xe đi cháu, ra đấy 30k nhé.
– Dạ
Tôi nhận lấy chiếc mũ bảo hiểm rồi lên xe, trong lòng lúc này nóng như ngồi trên đống lửa, cảm giác còn lo sợ hơn rất nhiều khi bị mời lên công an thành phố.
Xẹ chạy ra đến nơi, tôi mới biết giờ này rất khó bắt xe về Thạch Thất, ngó qua ngó lại rồi nhìn giờ trên điện thoại mới quyết định đi xe ôm về:
– Cháu có việc gấp mà giờ đợi bắt xe rất lâu. Bác chạy về Thạch Thất hết nhiều không?
Bác xe ôm nghe vậy liền tính toán 1 lát rồi nhìn tôi nói:
– Cũng xa đấy nhưng bác thấy mày là sinh viên nên lấy rẻ 400k thì đi luôn.
Tôi nghe vậy mới vội lục túi xách của mình đếm lại, vì ở viện mọi cái đều là Duy lo hết, ăn uống khi chị Ly mua khi Duy đem vào nên tôi chẳng mang nhiều tiền. Đếm đi đếm lại cũng chỉ được 350k, nếu tôi đợi bắt xe khách thì chỉ mất vài chục nhưng thực sự lúc này càng về sớm được phút nào càng hay phút đấy.
Tôi nhìn bác xe ôm có chút ái ngại nói:
– 350k được không bác, tại cháu đi gấp nên không đem theo nhiều.
– Thôi được rồi, lên xe đi.
Tôi nghe vậy liền vội vàng ngồi lên, xe chạy mất hơn 1 tiếng mới đến được thị trấn, bảo bác ấy chạy thêm 1 đoạn nữa nhưng có lẽ đường vào nhà tôi khá sâu và thưa thớt nên bác ấy cũng có phần dè chừng, tôi đành phải trả tiền rồi đi bộ về.
Nhà tôi nằm mãi cuối của con đường đất đá ngổn ngang, 2 bên vẹn đường là cây cối mọc um tùm, nhà thì thưa thớt cách nhau đến vài met, đi 1 mình vào đường này chắc ai cũng sợ, bảo sao bác xe ôm không dám chở tôi vào quá sâu.
Gần cuối con đường là 1 căn nhà mái ngói lụp xụp với khoảng sân không quá rộng, đến cả cái cửa cổng cũng chỉ là 1 tấm ván lớn có thể nhấc ra được, xung quanh là những hàng rào được đóng bằng các cây luồng cũ kỹ đã phủ đầy rêu, đấy là nhà của tôi.
Vừa bước chân qua cánh cửa cổng, đã nghe thấy tiếng của cô Sáu (em gái bố tôi):
– Thế con Huyền còn chưa mò mặt về à? Mẹ nó sắp đi đến nơi rồi đây này.
Cô Sáu trước giờ vẫn luôn nói giọng khó nghe như vậy, cảm giác cô ấy không ưa tôi từ nhỏ có lẽ vì tôi hơn con gái cô ấy vể mọi mặt (cái này là do người lại nói lại với tôi) với cả khi ông bà nội tôi mất, ông bà liền cho bố mẹ tôi mảnh đất này không chia chác gì cho cô Sáu, đấy cũng là 1 phần cũng nên.
Tôi nghe thấy cô nói vậy liền tức giận đi thẳng vào trong nhà:
– Nếu cô đến chỉ để nói mấy lời khó nghe thì cô về đi, nhà cháu không hoan nghênh.
Bố tôi lúc này nghe thấy giọng của tôi liền chạy ra:
– Huyền về rồi à con.
Tôi nhìn thấy ông trong chiếc áo sowmi trắng đã ố vàng rộng thùng thình với chiếc quần vải ống cao ống thấp, gương mặt sạm nắng đã có phần gầy đi nhiều mà cảm thấy thương xót, nghẹn ngào nói:
– Bố!
– Ừ, vào đi con. Vào thăm mẹ mày đi!
Cô Sáu lúc này nhìn thấy tôi bắt đầu dùng ánh mắt soi xét rồi bĩu môi nói:
– Gớm, đúng là lên thành phố có khác, vừa học vừa làm mà trông có vẻ xí xớn nhỉ.
Bố tôi nghe vậy cũng lên tiếng quát:
– Cô vừa vừa phải phải thôi, nhà thì đang rối hết mà cô cứ đứng đấy nói mỉa mai nó.
Cô Sáu cũng chẳng vừa liền quặc lại bố tôi:
– Em nói sai à? Anh nhìn xem xem nó ăn mặc mấy đồ này cũng phải mấy trăm nghìn, thế mà để bố mẹ nó ở nhà mặc đồ chắp vá, tháng gửi về được vài triệu bạc thì lo cái nỗi gì?
Tôi nghe vậy nhìn cô lườm 1 cái:
– Còn hơn con Na nhà cô cũng chỉ kém cháu 1 tuổi nhưng không phải cô vẫn đang phải nuôi nó từng bát cơm sao?
Cô ấy nghe vậy cũng tức lắm định nói lại tôi nhưng bị bố tôi quát 1 tiếng nên cũng đành im.
Tôi lúc này đi vào trong nhà, nhìn về phía giường mẹ tôi nằm nhắm mắt vơi hơi thở nặng nhọc, thằng Tí ngồi ngay bên cạnh tay cầm bình bóng bóp oxy, cạnh đấy là 1 chiếc máy nhỏ đo nhịp tim.
Tôi lúc này đôi mắt đã đỏ ngàu, sống mũi cay xè đến nghẹt thở nhìn người phụ nữ dáng vẻ khắc khổ nằm đấy với phần bụng đã chương phì lên mà nghẹn đắng cả cổ họng.
Từng bước chân nặng trịch tiến lại phía giường ngồi xuống, cầm lấy bàn tay nhăn nheo chỉ còn lớp da bọc mà nghẹn ngào nói:
– Mẹ, con về rồi đây.
Thằng Tí nhìn thấy tôi như vậy chắc cũng không kìm được cảm xúc lại òa lên khóc nức nở, mà tôi vì điều đấy cũng không giấu nổi được nước mắt của mình nữa.
Bố tôi lúc này đi lại, ông tuy không khóc nhưng tôi hiểu được ông đang cố gắng giữ bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho 2 đứa con của mình:
– Nói chuyện với mẹ đi, bà ấy vẫn còn nghe được đấy.
Tôi nghe vậy cố gắng nén lại cảm xúc của mình nhưng không hiểu tại sao nước mắt mỗi lúc một nhiều hơn khiến giọng nói cũng trở nên khó nghe:
– Mẹ ơi, con xin lỗi, con xin lỗi, con xin lỗi…!
Đấy là tất cả những gì tôi muốn nói với bà, tôi muốn xin lỗi bà vì năm xưa đã phải gánh chịu bao nhiêu khó nhọc để sinh tôi ra. Tôi xin lỗi bà vì suốt những năm tháng về sau để bà vất vả nuôi tôi lớn. Tôi xin lỗi bà vì năm 18 tuổi còn chưa đỡ đần được gì đã ròi khỏi bà mà lên thành phố sống bon chen. Tôi xin lỗi bà vì đã lừa dối 1 điều mà biết nó sẽ khiến bà thất vọng nhưng vẫn phải làm.Tôi xin lỗi bà cả quãng thời gian rời xa này lại chẳng thể cho bà nổi 1 cái ôm tình nghĩa. Tôi xin lỗi bà vì tất cả những món nợ này sẽ không bao giờ có cơ hội để trả nữa. Điều tôi hy vọng nhất lúc này chỉ mong bà có thể mở mắt nhìn đứa con gái của mình đã trưởng thành rồi hãy rời đi.
Bố tôi lúc này đi đến, bàn tay thô ráp vì công việc đặt lên vai của 2 đứa con mình như 1 lời an ủi trong im lặng.
Cô Sáu nãy giờ chịu im lặng thì lúc này lại lên tiếng nói với bố tôi:
– Anh Thìn này, thôi thì bệnh tình của chị Liễu anh cũng biết rồi đấy, bác sĩ cũng nói rồi, trước sau gì cũng đi thôi, hay là trả lại mấy cái máy móc này cho bệnh viện đi, ta cũng đỡ được 1 khoản tiền.
Tôi nghe vậy liền tức giận quay lại nhìn cô ấy mà lớn tiếng:
– Cô im đi, liên quan gì đến nhà cô mà cô can thiệp vào?
Cô Sáu lúc này trừng mắt nhìn tôi:
– Sao không liên quan đến tao? Mày có biết mấy cái máy móc này là tao cho bố mày mượn tiền để thuê cho mẹ mày không?
Tôi nghe vậy quay sang nhìn bố:
– Bố mượn cô ấy bao nhiêu?
Bố tôi còn chưa kịp trả lời thì cô ấy đã chen ngang vào:
– Tiền thuê máy móc, rồi cả nhừng đồ linh tinh chậu, phích, rồi khăn….là 2 triệu cả đấy. Mày có thì trả luôn đi!
– Được, tôi trả hết, cô cầm tiền rồi đi khỏi nhà tôi.
Nói rồi tôi liền lục trong túi, mới sực nhớ ra có mấy trăm bạc trả tiền xe ôm cả rồi, lúc nãy trên đường về cũng quên không ghé vào cây rút nên đành nhìn cô ấy nói:
– Tôi quên không đem tiền mặt ở đây, để lát nữa tôi ra ngân hàng rút về rồi sẽ trả cho cô.
Cô Sáu nghe vậy lại cười khẩy 1 cái:
– Ối giời ơi, tưởng thế nào. Mang tiếng lên thành phố làm mấy năm trời mà mẹ sắp chết cũng không đem nổi được 1 nghìn về.
Nghe cô ta nhắc đến 3 từ “mẹ sắp chết” càng làm tôi thêm điên tiết liền đứng bật dậy đẩy cô ta ra ngoài mà to tiếng:
– Cô bảo ai sắp chết? Đi, đi ra khỏi nhà tôi.
– A, con này láo, mày đuổi cả cô của mày. Đúng là không được ai dạy phải không?
Bố tôi lúc này chạy đến kéo tôi lại:
– Huyền, mẹ mày đã như thế rồi đừng để mà ấy phiền lòng nữa, mau vào trong đi, để bố nói chuyện với cô Sáu.
Tôi còn chưa kịp nói lại gì thì cô ta đứng ở sân gào lên:
– Chuyện gì nữa, anh thấy nó mất dạy chưa? Đánh đuổi cả em của anh đấy, còn không dạy lại nó có ngày nó cũng tống cổ anh ra ngoài.
Cô ta không chịu im miệng càng làm tôi điên máu hơn, với lấy chiếc ghế nhựa gần đấy cầm ném thẳng ra ngoài:
– Cút, cút khỏi nhà tôi.
Bố tôi thấy vậy liền quát lớn:
– Huyền, mày có thôi đi không hay để tao chết mày mới chịu.
Tôi lúc này mới bình tĩnh hơn 1 chút thì cô ta vẫn chưa chịu để yên:
– Đấy, đúng là con mất dạy, mẹ mày chắc đau l… lắm mới đẻ ra được cái loại mày.
– Con Sáu nữa, mày mà không rời khòi đây mày có tin là tao đánh mày không?
Bố tôi thực sự tức giận quát lên làm cô ta cũng sợ chết khiếp, cố nói thêm vài câu mỉa mai rồi cũng quẫy đít đi ra.
Tôi lúc này mới đi vào nhà, nhìn thấy thằng Tí vẫn còn ngồi đấy thút thít liền đi lại xoa đầu nó mà cũng nức nở theo.
Bỗng lúc này chuông điện thoại vang lên, tôi đi lại lấy trong túi ra, là Duy gọi nhưng cảm thấy tâm trạng không ổn nên không bắt máy.
Mãi cho đến cuộc thứ 4 của anh, vì nghĩ tôi khi đi quên không nói với ai sợ mọi người lo lắng nên mới bắt máy:
– Alo!
– Đi đâu sao không nói với ai?
– Tôi có việc gấp nên không kịp nhắn lại.
Có lẽ Duy nghe được giọng nói của tôi có chút khác lạ nên giọng của anh cũng có chút thay đổi:
– Em đang ở đâu?
Tôi nghe anh hỏi vật cố kìm nén tiếng nấc xuống mà nói:
– Tôi về nhà rồi.
– Đưa tôi địa chỉ!
– Anh hỏi làm gì?
– Còn làm gì nữa, tìm em!
Tôi chợt ngây người 1 chút vì câu nói của anh:
– Tìm tôi làm gì?
Đầu bên kia bỗng im lặng 1 hồi rồi mới trả lời:
– Đòi nợ!
Mẹ nó, tâm trạng tôi còn đang như ngồi trên đống lửa mà anh ta còn có tâm tình để đùa như vậy.
Tôi quay người đi ra bên ngoài cửa nói nhỏ:
– Nhà tôi đang có việc, anh yên tâm đi, tôi sẽ không trốn nợ của anh đâu.
– Tôi không bắt em phải trả ngay lúc này, chỉ là tôi muốn nhìn thấy em để chắc chắn an toàn.
Tôi lúc này nghe vậy thật sự đối với anh ta là có chút chán ghét, bởi nghĩ đơn thuần là anh ta thực sự sợ tôi chốn nợ nên cũng đành đưa cho anh ta địa chỉ.
Còn chưa đến khoảng 1 tiếng sau khi tôi nói địa chỉ thì chuông điện thoại lại vang lên khi tôi đang giúp mẹ mình lau người.
Nhìn cái tên hiện trên màn hình liền quay sang nói với em tôi:
– Để ý mẹ nhé, chị ra ngoài 1 lát rồi lại về.
Thằng Tí em tôi nó còn nhỏ nhưng hiểu chuyện lắm, nó thấy tôi nói vậy cũng biết được điều sẽ xảy ra nên nhìn tôi nói:
– Nhanh về chị nhé.
Tôi nhìn nó mà chỉ biết đỏ mắt, hiểu được ý nó là gì, nó là sợ tôi không kịp ở cạnh bà đến nhưng giây phút cuối cùng.
Tôi cố nén xuống nước mắt gật đầu 1 cái rồi chạy vội ra ngoài, vì đường vào nhà tôi rất khó nên tôi chỉ cho Duy đến 1 địa chỉ ở đường chính rồi tôi sẽ ra đón.
Đi bộ 1 đoạn ra đến đầu đường đã thấy chiếc xe của anh ta đỗ ở đấy, tôi tiến lại thì anh ta cũng hạ cửa kính xuống , tôi liền nói luôn:
– Nhà cũng đã biết rồi, như vậy là được chưa?
Duy nghe vậy lại bình thản trả lời:
– Em không dẫn tôi vào nhà à?
– Anh vào nhà tôi làm gì?
– Dù sao cũng đến đây rồi, tôi muốn biết nhà của em.
Tôi nghe vậy trong lòng thực sự bực bội:
– Nhà tôi nhỏ, anh không tiện vào đâu.
Duy có vẻ như không để ý lời tôi nói, liền với người mở cánh cửa phía bên rồi nói:
– Lên xe đi, tôi đưa em về.
Thấy anh ta cương quyết như vậy tôi cũng đành miễn cưỡng nói:
– Đường khó đi, ô tô không vào được, anh có đi bộ vào thì đi.
Nói rồi tôi cũng quay người rời đi, Duy thấy vậy cũng mở cửa bước xuống theo sau tôi.
Vẫn men theo con đường đấy về nhà, vừa bước chân đến cổng đã nghe tiếng khóc thét của thằng Tí:
– Mẹ ơi, mẹ ơi!
Tôi chẳng để ý anh ta ở phía sau, biết chuyện đã chẳng lành liền chạy vào trong nhà nhìn thằng Tí đang ôm lấy mẹ, chiếc bình bóng bóp oxy cũng vứt lăn xuống dưới đất, bố tôi ngồi cạnh bà cũng đã rơi nước mắt, rốt cuộc tôi đến giây phút cuối cùng cũng không thể làm trọn được chữ hiếu.
Cả người tôi bất lực mà khụy xuống đất, nước mắt thi nhau chảy trào ra mà gào lên:
– MẸ!!!!!!!!
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!