Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân
Chương 12
Thẩm Phong
chào thầy vui vẻ:
– Sư phụ đã
về rồi!
Chàng lập tức
cảm thấy hối hận vô cùng. Trên tấm bàn đá, chỉ có một chén rau muối để ăn với
cơm. Đêm trước, vì bị Chu Bảo thôi thúc đi mở cửa hầm mộ nên chàng rời Kinh
Châu mà không mua thứ gì. Chàng mở mắt và thấy tấm nắp quan tài bị lấy cắp vẫn
nằm dưới gốc cây đào.
Chàng ngồi
vào bàn, nhìn chằm chằm khuôn mặt sư phụ và quyết định giấu đi tin buồn: không
còn một ai đặt làm đàn. Chàng mỉm cười ném túi bạc của Lỗ Tứ lên bàn, bạc leng
keng trong túi.
– Con đã bán
cây đàn cổ cầm, ngày mai con đi chợ! Con mua rượu gạo, thịt lợn chỗ bác Tống và
bánh mật ong quế nhé? Con may cho sư phụ bộ đồ mới nhé? Áo sư phụ thủng lỗ chỗ
cả rồi! Nếu con có đem cho bé Hoa vá lại thì cũng không mặc được lâu nữa. Tốt
nhất nên mua một cái mới.
Người thợ
đàn già không để ý. Mặt cúi gằm, ông tiếp tục ăn bữa tối.
– Lâu nay sư
phụ đi đâu vậy? – Thẩm Phong hỏi tiếp. – Lần này con đã đếm đấy nhé, nhìn này.
Dưới chân tường
nhà mười viên sỏi nhỏ xếp hàng.
– Mười ngày!
Trong mười ngày con đã không có tin tức gì của sư phụ. Vì trời mưa nên con sợ
sư phụ bị ngã dưới thung… hay sư phụ bị hổ tấn công rồi đấy…
Người thợ
đàn gia giống như vừa trở về sau nhiều đêm trường giữa rừng. Gò má hõm vào,
lưng còng xuống. Mái tóc ông rối bù như tổ chim. Đầu ngón tay đen sạm và nứt nẻ,
các móng tay đã bị gãy và đôi chỗ có dấu máu tím bầm.
Thẩm Phong
thở dài. Rồi chàng cố mỉm cười lần nữa.
– Ở thác lớn,
nước vẫn còn lạnh. Sau bữa tối, con sẽ chuẩn bị cho sư phụ một chậu nước nóng
trong nhà, được không sư phụ?
Người thợ
đàn già không trả lời. Khuôn mặt nâu đậm có những nếp nhăn sâu hoắm vẫn im lìm.
Những nếp nhăn nhúc nhích khi ông nhai. Thật khó mà biết ông đang nghĩ gì.
Thẩm Phong đứng
dậy, lấy một bát cơm rồi quay lại. Chàng cố gắng tiếp chuyện:
– Tấm gỗ ở
ngoài kia… sư phụ đoán nó bao nhiêu tuổi?
Người thợ
đàn già vẫn im lặng, không thèm ngước mắt nhìn.
Hai người
đàn ông tiếp tục ngồi ăn đối diện nhau mà không nói lời nào. Bỗng người thợ đàn
đứng dậy, tay cầm cái chén không, đi ngang qua cây đào rồi nhìn sơ qua tấm gỗ.
Thẩm Phong nín thở. Sư phụ là người thành tâm với Phật. Ông sẽ nổi giận nếu biết
Thẩm Phong và Chu Bảo trộm nó từ chùa Đại Bi.
Người thợ
đàn già cúi xuống, lấy tay áo chùi một góc tấm gỗ, lẩm bẩm vài lời không rõ.
Ông lắc đầu rồi quay lại ngôi nhà. Khi Thẩm Phong ăn sạch bát cơm, người thợ
đàn già đi ra, mang theo một bọc quần áo trên lưng. Cổ Thẩm Phong nghẹn lại,
chàng đứng dậy. Sao sư phụ chàng lại chuẩn bị lên đường? Lần này ông sẽ đi vài
ngày hay đi mãi?
Thẩm Phong
chặn lối đi lại. Chàng gằn giọng hỏi sư phụ:
– Sư phụ mới
đi mười ngày. Giờ sư phụ còn đi đâu nữa?
Người thợ
đàn già lẩm nhẩm, lảng tránh ánh mắt của Thẩm Phong.
– Sư phụ
không điếc, con biết mà!- Thẩm Phong hét lên.- Ở đây là nhà sư phụ, nhà của
chúng ta, sư phụ còn đi đâu?
Chàng giơ
tay lên tìm cách lấy lại túi đồ. Dù tay đã run nhưng người thợ đàn già vẫn
tránh né được, chính ông đã dạy võ cho Thẩm Phong. Ông đánh bật cánh tay chàng
ra rồi vụt né qua một bên, bước một chân về phía trước. Thẩm Phong nắm vai ông
giữ lại.
– Sư phụ thậm
chí không phải cha con, nhưng sư phụ đã cứu mạng con và nuôi con lớn lên như
con đẻ. Với người Hoa Hạ, một người cha không thể bỏ rơi con mình, một đứa con
phải nuôi cha mẹ đến khi cha mẹ chết. Nó phải chôn cha nó đàng hoàng và chăm lo
phần mộ cho đến khi tới lượt mình phải chết. Sư phụ đã sống giữa những người Hoa
Hạ, sư phụ không còn là ngươi Tiên Ti nữa!
Thẩm Phong cố
kìm nước mắt.
– Khi con
còn nhỏ, sư phụ dẫn con theo bất cứ nơi nào sư phụ đến. Chúng ta đã làm việc
trong xưởng, đã ở trong thành và sống trong rừng. Chúng ta đã cùng chọn ngôi
làng này. Sư phụ đã dạy con làm đàn cổ cầm, dạy con dựng nhà. Giờ sư phụ đi
đâu? Con đi với sư phụ!
Người thợ
đàn già nhìn chằm chằm xuống đất, lắc đầu, hạ vai xuống thoát khỏi tay Thẩm
Phong rồi đi ra phía cổng. Thẩm Phong lao theo để cản ngăn, nhưng người thợ đàn
già đẩy chàng lại.
– Sư phụ!
Hãy nhìn ngôi nhà xem. Chân nhà, chái nhà, mỗi lớp đất nện trên tường đều đẫm mồ
hôi của cả hai! Hãy nhìn khoảnh vườn! Chúng ta đã khai khẩn cùng nhau!
Nước mắt làm
mắt Thẩm Phong mờ đi rồi chàng giơ tay chùi mắt. Không thèm nhìn chàng, không
thèm ngoảnh đầu lại, người thợ đàn già mở cửa rồi đi theo con đường mòn có hoa
mùa xuân nở đầy hai bên. Nỗi buồn trùm kín Thẩm Phong làm chàng như hóa đá. Sư
phụ chàng không phải người Hán. Trong người ông chảy dòng máu của tộc người
Tiên Ti, một bộ lạc du mục ở phương Bắc. Những người Tiên Ti không có khái niệm
gia đình. Các bà mẹ nuôi lớn tất cả những đứa con trong tộc và lũ con gọi tất cả
những người đàn ông là “cha”. Không giống như người Hán vốn sống tình cảm, một
người Tiên Ti không gắn bó với bất cứ thứ gì. Cách đây hai mươi năm, khi sư phụ
chàng lang thang trên những con đường ở phương Nam, ông đã nhặt được chàng và
nuôi chàng lớn, bây giờ, ông bỏ chàng lại không một lời giải thích. Trở lại
thành một người tự do, du ngoạn thật xa, luôn rất xa, có lẽ là ý nguyện của
ông.
Sải từng bước
dài, sư phụ chàng đi xuống làng. Thẩm Phong nghiến răng cố ngăn tiếng nức nở. Bỗng
chàng nhớ nhiều năm trước, khi sư phụ vừa thấy tóc điểm trắng lốm đốm, ông đã
nói với chàng một ngày kia ông sẽ trở lại phương Bắc và chết ở đó. Ông cũng nói
thêm: “Ta sẽ để lại cho con ngôi nhà này. Nó sẽ đủ cho con và vợ con.”
– Dẫn con về
phương Bắc với! – Thẩm Phong hét lên.
Bên thềm
nhà, chàng vẫy vẫy tay, làm những ký hiệu mà sư phụ chàng chẳng thấy. Ngôi nhà
của họ dựng trên đỉnh đồi nhìn xuống toàn bộ ngôi làng. Lúc hoàng hôn, khói
trong các ngôi nhà bay lên khỏi những mái nhà bằng lá tre rồi chầm chậm lên trời.
Từ phía tây, mặt trời ném những tia sáng cuối cùng lên cánh rừng. Thẩm Phong hạ
tay xuống.
Tên của
chàng, Thẩm Phong, có nghĩa là “ngọn gió”, dựa theo tên của người thợ đàn già
là Thẩm Phụng. Từ “Phụng” phát âm nặng hơn, có nghĩa là “chim phượng”. Cả hai
cái tên đều có ký tự tượng hình giống nhau: gồm một nét như cánh chim và một
nét cong như vòm trời. Vì trong buổi dựng trời dựng đất, khi những người thư lại
Hoa Hạ viết trên mai rùa, cả hai cái tên chỉ là một. Gió là một cánh chim thần.
Giống như
gió và phượng hoàng không biết mệt mỏi, trong đời mình, người thợ đàn già đã đi
qua hàng nghìn bản làng, từ Nam chí Bắc.
Trước khi có
tên Thẩm Phụng, ông tên là Đỗ Phụng. Tổ tiên ông là thợ săn sói và chăn nuôi ngựa
sống trong những thảo nguyên Đại Bắc. Hàng trăm năm trước, theo chân đại hãn,
thủ lĩnh của tộc người Tiên Ti, họ đã thúc ngựa đến Trung Nguyên, đánh nhau với
lính Hoa Hạ, bắn cung tên không bao giờ trượt. Người Tiên Ti thành lập nhiều
vương quốc trên mảnh đất ngày xưa vốn của người Hán rồi đánh nhau tranh giành mảnh
đất Trung Nguyên với bốn bộ tộc du mục khác. Sau vô số cuộc chiến tranh, một đại
hãn Tiên Ti đã thống nhất miền Bắc, lập ra vương quốc bá chủ là nhà Ngụy. Một
trong những con cháu của ông đã theo hệ thống triều chính Hoa Hạ, bắt dân chúng
phải ăn mặc như người Hán, dùng tiếng Hán và viết những cái tên Tiên Ti bằng ký
tự Hán.
Người thợ
đàn già sinh ra trong Dự thành, phía đông bắc Trung Nguyên, họ của ông viết bằng
tiếng Hán là Đỗ. Ở đó, vào mùa đông, những vú băng treo trên nóc nhà chĩa xuống
mặt đất đầy tuyết. Mùa hè, dưới sức nóng khủng khiếp, những con cò rên rỉ ngày
đêm trong tàn cây. Một ngày nọ, khi mới vừa biết đi, ông đã có thể bước qua thềm
nhà, bò trong sân và lăn ra đường. Bất thình lình mặt đất rung chuyển rồi gió
thổi tung những làn cát bụi liên hồi. Trước mặt ông, những bóng người chạy vùn
vụt, làm sỏi đá và bùn đất tung lên. Sau đó, người ta tìm được ông ở giữa đường,
ngạc nhiên khi thấy ông không bị đám kỵ binh đi đánh một bộ tộc Đại Bắc giẫm
nát. Cha ông từ lúc đó gọi ông là Phụng, vì Phụng là loài chim mang lại may mắn.
Thời chiến,
người Tiên Ti đi lính; thời bình, họ nuôi gia súc và làm thương nhân. Từ hai thế
hệ nay, gia đình ông làm bánh mì nướng, những chiếc bánh mì đã trở thành nổi tiếng
trong Dự thành. Đỗ Phụng lớn lên giữa đám bụi bột mì. Ông ngủ và học nói trên
lưng những chị lớn đang xay bột bằng cối đá.
Đỗ Phụng có
một người anh họ tên là Đỗ Cố. Những người đàn ông trong tộc quyết định mua một
chức quan cho Đỗ Cố, cháu đích tôn của chi trưởng trong gia tộc, với hy vọng chức
quan sẽ cho họ vị trí cao trong xã hội. Mọi người cũng quyết định rằng, Đỗ Phụng,
cháu đích tôn của chi dưới được truyền lại công thức làm bánh mì nướng, với hy
vọng kể từ ông và các con cháu, nghề làm ăn của dòng họ sẽ được phát đạt. Đỗ Cố
được gửi đến học ở một trường do người Hán dạy. Đỗ Phụng đi theo. Ông phải học
tính toán và những ký tự cần thiết để làm bảng tính.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!