Cưới Người Đã Có Vợ (Nụ) - Ngoại truyện 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
2943


Cưới Người Đã Có Vợ (Nụ)


Ngoại truyện 2


NGOẠI TRUYỆN 2

Ngày nảy ngày nay vào một buổi chiều cuối thu của mười năm sau, trong quán chè nổi tiếng “NỤ HOA QUỲNH” có tiếng con bé Nguyệt Anh lanh lảnh cất lên:

– Thím Nụ ơi, bàn ba hai chè sầu, hai chè caramen rau câu lá nếp, bàn hai toàn bộ là sữa chua nếp cẩm, bàn bảy một hoa quả dầm, một chè sữa dừa…một…

– Đưa giấy đây cho thím, mày đọc thế thầy thím cũng không làm xuể, mà sao mẹ mày đi lâu thế? Bảo khách chờ một tý đừng rối cả lên.

– Mẹ con đi ship hàng tận làng bên sao mà nhanh được, con cũng chạy bở hơi tai rồi đây này.

Tôi nhìn nó, mặt mũi tóc tai nhễ nhại thì hơi áy náy, tiếng khách giục càng làm tôi thêm hoảng. Nguyệt Anh đặt cơi xuống rồi gọi lớn:

– Con Lâm đâu rồi, đi vệ sinh gì mà lâu thế, nhanh lên ra giúp chị với mẹ mày một tay xem nào.

Nó nói đến đâu vào gọt nốt đống hoa quả đến đây. Tôi cũng chẳng ngẩng được đầu lên làm từng cốc chè một. Đến khi làm xong Tuệ Lâm cũng đi vệ sinh xong. Nó cười hớn hở nói:

– Mẹ xong chưa đưa con bê ra cho khách.

Tôi gật đầu đưa cho hai đứa nhỏ bê ra cho khách còn mình thì dọn nốt đống rác bên cạnh. Khách hôm nay đông nườm nượp, chủ nhật có khác, mợ cả với ba thằng nhỏ thì thồ xe đi ship hàng ở làng bên, cậu ba với cậu cả thì mang chè lên huyện đi giao cho khách sỉ, vợ chồng chị Thư đi du lịch mấy hôm chưa về thành ra giờ chỉ có mình tôi với Lâm và Nguyệt Anh từ xoay sở.

Mãi đến chiều muộn mợ cả mới dẫn hai ba thằng nhỏ về, mợ nhìn tôi lắc đầu nói:

– Thực sự kiệt sức, mẹ sư cái lũ nhân viên nghỉ ngày nào không nghỉ ào cái nghỉ nguyên một ngày giờ tao ngất ra đây mất thôi.

Tôi nhìn mợ mồ hôi nhễ nhại vừa thương vừa buồn cười, hôm ấy tến tận tám chín giờ tối khách mới ngớt. Mấy đứa nhỏ tối về ăn cơm trước, cậu cả thì đón mợ cả bằng xe ô tô, chỉ còn tôi với cậu ba ăn qua loa chút cơm sau đó dọn dẹp rồi mới về.

Hôm nay trăng sáng vằng vặc, lúc đi qua cánh đồng cậu ba nắm tay tôi rồi nói:

– Mợ có mệt không không leo lên lưng tôi cõng…

Tôi nhìn cậu phì cười đáp:

– Cả ngày hôm nay cậu đi giao chè cho tôi, cậu chả mệt thì thôi chớ tôi có mệt gì đâu.

Cậu chẳng nói chẳng rằng cúi xuống bế thốc tôi lên, tôi xấu hổ nói nhỏ:

– Cậu buông tôi xuống đi, tý người ta thấy lại cười cho đấy.

– Sao mà cười, tôi bế vợ tôi chứ bế vợ người ta à mà phải cười.

Tôi chẳng nói được lại cậu đành để mặc cậu bế, cậu bế tôi qua gốc đa, bế qua cả cái giếng làng rồi đi vào tận trong sân.

Con bé Nguyệt Anh nghe tiếng dép chạy ra ngoài, nhìn thấy cảnh tượng ấy liền bụm miệng cười rồi nói lớn:

– Êu ơi, chú bế thím cơ à? Bế cháu với, bế cháu với.

Cậu nhìn nó lừ mắt đáp:

– Thím đau chân chú phải bế về còn xoa chân cho thím, mày thì sau này kiếm chồng mà bế. Chú chỉ bế thím mày thôi.

Nó nghe vậy chưng hửng bĩu môi, cậu cũng chả thèm nói gì bế thẳng tôi về căn nhà bên trái rồi giục tôi đi tắm. Tắm xong vào nhà, cậu còn lấy khăn lau đầu cho tôi thật khô rồi cậu mới chuẩn bị quần áo cho cậu. Mười năm nay cậu vẫn thế, lúc nào cũng dịu dàng như hồi ban đầu mới yêu. Có với nhau hai mặt con, có một căn nhà nhỏ, có một cửa hàng to to mà tình cảm cậu dành cho tôi vẫn chẳng đổi thay chút nào.

Tôi nằm trên giường cuộn chăn lên người, vào thu rồi nên trời hơi se lạnh, bên ngoài có tiếng ếch nhái kêu văng vẳng. Cái miền quê thanh bình mười năm nay đổi thay chóng mặt, bao nhiêu nhà cao tầng mọc lên, bao nhiêu công trình, thế nhưng ở đó vẫn còn một góc xóm nhỏ nhà tôi chẳng đổi thay là mấy. Nhà ông bà xây thêm hai căn nhà, bên trái là nhà của tôi và cậu ba, bên phải là nhà của vợ chồng chị Thư, còn vợ chồng mợ cả vẫn ở cùng ông bà.

Tôi nhìn qua khe cửa, trăng đêm nay to thật là to, ánh trăng len qua từng chiếc lá lọt vào cả căn phòng nhỏ của tôi. Trên nhà tôi nghe tiếng mấy đứa nhỏ hỏi mợ cả bài toán lớp năm, những âm thanh êm dịu ấy hoà lại với nhau khiến lòng tôi thư thái dễ chịu vô cùng. Mười năm trôi qua rồi, chẳng ngắn, chẳng dài, chẳng nhanh chẳng chậm mà sao tôi cứ ngỡ như một giấc mơ.

Tự dưng không hiểu sao hôm nay tâm trạng tôi cứ lâng lâng, nghĩ lại khoảng thời gian qua cảm xúc lại như cuốn phim tràn về.

Kể từ ngày tôi sinh hai đứa con cho cậu ba, có lẽ đến thời điểm này tôi mới có chút thảnh thơi.

Khi thằng Phong, con Lâm được hai tuổi, thầy mẹ chồng tôi khuyến khích tôi đi học lại cấp ba, cấp ba học ngay trường làng nên cũng không phải khó khăn gì quá với tôi. Ông bà thuê người trông hai đứa, xưởng gỗ giờ cậu cả, cậu hai mở thêm chi nhánh nên thuê rất nhiều nhân viên, ông bà cũng có tuổi cả rồi nên chẳng quan tâm việc làm ăn của hai cậu nữa mà ở nhà trông cháu. Mợ cả biết tôi ham học, mợ đồng ý chưa đi dạy vội chờ tôi tốt nghiệp xong cấp ba mới quay lại nghề giáo, còn thời gian tôi đi học mợ ở nhà cùng thầy mẹ trông mấy đứa nhỏ cho tôi.

Sinh xong tôi cũng quên gần hết kiến thức, được cái tôi rất rất thích học nên học chẳng biết chán, học ngày học đêm, chỗ nào không hiểu thì hỏi mợ cả với cậu ba để biết. Cậu ba ngày nào cũng như ngày nào, mỗi lần tôi học đều ngồi cạnh. Cậu thông minh, giỏi giang, văn sử địa, toán lý hoá gi gỉ gì gi cái gì cậu cũng rõ. Tôi chẳng cần đi học thêm, dưới sự chỉ bảo của cậu mà tôi cũng qua được kỳ một của lớp mười. Tuy nhiên cũng phải vớt vát mãi tôi mới được học sinh trung bình. Lúc nhận kết quả tôi thất vọng lắm buồn còn chẳng muốn ăn cơm. Cậu ba thấy tâm trạng tôi như vậy, đêm đến khẽ ôm tôi vào lòng an ủi:

– Mợ thế là giỏi lắm rồi, mợ bỏ học tính ra cũng ngót năm sáu năm nay. Thế mà đi học lại mợ vẫn theo được người ta, tôi còn ngỡ mợ phải đúp lại mấy năm cơ.

Tôi nghe xong đấm cậu thùm thụp rít lên:

– Ý là cậu chê tôi ngu à? Cậu đánh giá tôi thấp đúng không? Ờ phải rồi tôi ngu đấy, cậu thì giỏi rồi.

– Hấp à? Tôi trêu thế mà đã cáu nhặng xì ngậu lên rồi. Ý của tôi là mợ rất giỏi đó. Như tôi đây, tôi mang tiếng học miệt mài mà đầy kiến thức mới học phát quên luôn. Trong khi mợ bao nhiêu thứ phải lo, hồi xưa lo cho ngoại mợ, giờ lo cho các con mợ làm gì có tâm trí mà học hành? Thế nên kết quả này thực sự rất khả quan, mợ đừng buồn, qua kỳ hai tôi có nhiều thời gian hơn tôi sẽ dạy mợ. Hai đứa cũng lớn rồi, qua năm là ba tuổi, tôi tính cho đi học lớp mầm luôn. Lúc đó mợ có thời gian hơn thì học được nhiều hơn. Mợ không cần lo nhiều việc nữa, đừng ôm đồm quá vào mình. Con thì sáng tôi đưa chúng nó đi học, chiều tôi đón về, mợ dành thời gian mà học nha.

Tôi nghe cậu nói mà cay cả sống mũi, từ ngày tôi sinh nở tới giờ cậu lúc nào cũng thương tôi. Hồi mới sinh con Lâm, thằng Phong đêm nào cũng khóc, chúng nó khóc khoẻ thật, khóc cả đêm chẳng ngừng nghỉ. Tôi sinh mổ nên người yếu yếu, thế là mình cậu bế hai đứa ra sân ru à ơi cả đêm vì sợ tôi mệt. Thú thực, không phải tôi lười biếng, nhưng đúng là làm mẹ mới biết, thèm một giấc ngủ đến thế nào. Ngày xưa đi tàu bè đánh lưới thức khuya chẳng sao, vậy mà mổ xong cứ đặt mình cái ngủ lúc nào chẳng hay biết. Đã thế vào đông đầu tôi còn đau như búa bổ, cậu chẳng cho tôi uống thuốc tây. Cậu đi tìm đâu được ít thuốc lá cho tôi xông rồi ngày nào cũng nấu trà bổ huyết, thông máu.

Khi hai đứa lớn lớn lớn chút cậu bắt đầu cho chúng nó ngủ riêng ở hai buồng khác nhau để tập cho tính tự lập. Trên nhà mợ cả cũng dạy ba đứa nhỏ theo cách đó.

Học xong học kỳ một lớp mười, chuyển sang học kỳ hai tôi khá khẩm hơn một chút nhưng cũng chỉ được học sinh trung bình khá. Đến hè năm ấy, mợ cả thuê người về dạy cho tôi, mợ thì dạy Toán, chị Thư dạy Văn nên mợ thuê thêm giáo viên Lý, Hoá nữa. Đúng là không phụ công mợ, lớp mười một, mười hai tôi được học sinh tiên tiến. Thế rồi tôi khi tốt nghiệp cấp ba xong thì tôi thi đại học Sư Phạm. Nhưng tôi thiếu điểm, thực lòng thi đại học cho cả nhà vui chứ tôi cũng biết bản thân mình lực học thế nào. Năm ấy mọi người cũng an ủi tôi ghê lắm, nhưng tôi thì buồn rười rượi. Đêm đến tôi cứ ngồi nhìn ngọn đèn dầu nghĩ rồi thất vọng tràn trề. Cậu ba thấy tôi không ngủ thì cũng đứng dậy ngồi bên cạnh, cậu chẳng nói gì, chỉ khẽ vuốt mái tóc tôi. Tôi dựa vai mình vào vai cậu, nhìn bóng hai người in trên vách tường lại trách mình khiến cậu thất vọng.

Mãi một lúc rất lâu sau cậu mới nói:

– Mợ này, hay mợ không thi đại học nữa, mợ thi cao đẳng thôi. Trên tỉnh có trường cao đẳng Sư phạm đấy. Cao Đẳng thì dễ hơn đại học, mợ thi xong thì lên tỉnh học, mà từ huyện mình lên tỉnh gần không ấy mà. Tôi mới mợ thuê cái phòng trọ để ở, sáng mợ đi học, tôi đi làm, tôi về vợ chồng mình nấu cơm ăn uống rồi nghỉ ngơi. Chỗ nào mợ học không hiểu mợ biểu tôi. Thực ra mợ đi đại học đỗ thì cũng tốt, nhưng học đại học tận Thủ đô, tôi cũng chẳng muốn xa mợ quá như vậy.

Tôi nghe cậu nói cũng có lý, thực ra tôi có chồng có con rồi, học đại học tận Thủ đô thì xa quá, vừa thương cậu vừa thương con. Nhưng trong lòng vẫn cứ thấy buồn buồn. Cậu liền bấu eo tôi rồi bế thốc lên giường nói:

– Sao, hay mợ muốn lên Thủ đô, muốn tránh xa tôi.

– Cậu hấp, tôi nào có ý đó, tôi chỉ thấy buồn buồn vì mình phụ công mọi người thôi.

– Thôi đi có mà mợ hấp ấy. Mợ xem mợ mơn mởn thế này, đẻ xong lại càng đẹp, càng trắng tôi cũng chẳng muốn mợ đỗ đại học chút nào.

– Giờ tôi mới biết cậu ích kỷ vậy luôn đó.

– Ích kỷ thì sao, còn hơn là mất vợ.

– Thôi đi tôi có vứt ra đường cũng chẳng ma nào ngó, cậu tự đề cao tôi quá rồi.

– Tôi chẳng đề cao chút nào, tôi nói sự thật thôi. Nếu không thì sao tôi lại yêu mợ chứ? Nói mợ nghe này, mợ thiếu có hai điểm là đỗ Đại học chẳng phải mợ rất rất giỏi sao? Đã vậy, mợ xem, ở làng này ngoài chị Thư với chị Quỳnh ra còn có ai đẹp hơn mợ? Mà chị Thư với chị Quỳnh đẹp kiểu tiểu thư, mợ á? Mợ thì khác, mợ đẹp kiểu khoẻ mạnh, đẹp kiểu chân chất, thôn quê. Mà đám trai thích kiểu thế lắm luôn nha.

Tôi nghe cậu nịnh bật cười khanh khách, nhìn cậu tự dưng thấy mình may mắn quá. Có ai như cậu không cơ chứ, cưới vợ chẳng xứng với cậu chút nào mà cậu vẫn suốt ngày tự hào về tôi. Ai mở miệng chê bai cậu đều phản bác lại rất gay gắt. Mấy lần tôi bảo cậu, thôi kệ người ta nói gì thì nói, cậu nói lại người ta làm gì cho mệt thân thì cậu đáp luôn:

– Nói tôi thì nói chứ tôi không thích ai nói mợ. Nói rồi đến tai mợ mợ buồn, mà mợ buồn tôi cũng buồn.

– Tôi chả buồn đâu, sau cậu đừng làm vậy nữa.

– Thôi, tôi thừa biết, miệng mợ nói thế nhưng lòng mợ lại suy nghĩ.

Tôi biết mình không cãi được cậu nên đành thôi, kệ cậu! Thế rồi tôi nghe lời cậu thi Cao đẳng Sư phạm, may thay lần này tôi đỗ còn dư mấy điểm. Ban đầu tôi với cậu định đưa cả hai đứa nhỏ lên thuê nhà trên chỗ tôi học để ở. Thế nhưng ông bà không cho, ông bà biểu “chúng bay làm gì có thời gian mà trông con, thôi cứ ở đấy an tâm mà học, ở nhà mấy đứa thầy mẹ trông cho.” Mợ cả cũng đồng tình với bà, có mợ tôi cũng yên tâm. Thế nhưng mấy ngày đầu lên nhập học, tôi nhớ hai đứa con quay quắt. Ngày nào cũng gọi về rồi khóc rưng rức, cũng may còn có cậu ba bên cạnh. Được cái tôi học chỉ từ thứ hai đến thứ sáu, chiều thứ sáu hai vợ chồng lại băt xe về thăm nhà. Lâu dần thì cũng quen, học được ba năm tôi tốt nghiệp. Tốt nghiệp xong tôi cũng gửi hồ sơ mấy trường huyện trường làng nhưng đủ giao viên rồi nên tôi không được chấp nhận. Mợ cả lúc đó bắt đầy đi dạy lại, mấy đứa nhỏ lớn cả rồi, đi học cấp một rồi. Chị Thư đi dạy, mợ Quỳnh đi dạy, các con đi học, các cậu đi làm. Nhà lại có giúp việc thành ra tôi nhàn. Càng nhàn tôi càng hay suy nghĩ cuối cùng trong lúc chờ đợi xin việc tôi mở quán chè. Tôi lên Hà Nội học một tháng rồi mới về mở. Ơn giời, không biết hợp kinh doanh hay sao mà quán chè của tôi rất đông. Mợ cả với chị Thư đi dạy về là phải chạy ngay ra giúp tôi một tay. Thế nhưng ngần ấy người không đủ, tôi phải thuê thêm ba nhân viên. Đến bây giờ quán chè “NỤ HOA QUỲNH” đã nổi tiếng sang cả huyện, tôi còn phải sỉ lên tận đó cho người ta. Công nhận đi làm có tiền ham lắm, mợ cả với chị Thư lương giáo viên bèo bọt được tôi trả lương thì sướng phát hờn. Tính ra quán chè cũng hoạt động được bốn năm nay rồi.

– Mợ nghĩ gì mà bần thần cả người ra thế?

Tiếng cậu ba kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ miên man, đột nhiên tôi thấy tiếng đập cửa rồi tiếng mợ cả the thé:

– Nụ ơi, Nụ ơi…

Chẳng biết có chuyện gì mà mợ gọi lớn như vậy, tôi chạy vội ra mở cửa, mợ cả ngó vào trong rồi gào lên:

– Này…tao báo cho mày một tin vui.

– Tin gì thế mợ.

– Vừa có người báo tin cho tao, hồ sơ của mày được chấp nhận rồi, qua tháng là đi dạy. Có giấy rồi nhưng chưa gửi về chưa thông báo thôi. Lần này thoả ước mơ rồi nhé, nhà có tận ba giáo viên lận.

Tôi nghe xong không tin nổi vào tai mình, mấy năm nay nộp hồ sơ đều trượt. Đến độ trước mợ cả lại bắt tôi nộp hồ sơ lần nữa nhưng tôi cũng chẳng hy vọng gì. Tôi nửa tin nửa ngờ hỏi lại:

– Mợ nói thật không?

– Thế tao lừa mày được gì? Nguồn tin bí mật đấy.

Tôi không kìm được nhảy lên sung sướng, mợ báo tin xong thì nháy mắt một cái rồi nói:

– Thôi, hai vợ chồng làm phát mà ăn mừng đi.

Nói xong mợ đóng rầm cửa đi lên nhà. Cậu ba chạy lại ôm chặt tôi hôn chùn chụt:

– Mợ giỏi quá, mợ giỏi thật luôn đấy nha.

– Thật không? Tôi giỏi thật không?

Cậu gật gật đầu kéo tôi sát lại gần, đôi môi cậu nóng hổi chạm vào vành tai tôi thì thầm:

– Thực sự, tôi tự hào về mợ lắm luôn.

Tôi nhìn cậu, đang cười tự dưng bật khóc tu tu. Mười năm cậu lúc nào cũng bên cạnh tôi, là nguồn động viên cả về tinh thần lẫn vật chất cho tôi. Mười năm nay chẳng bao giờ cậu chê bai tôi không xứng với cậu, tôi thất bại cậu an ủi, tôi thành công cậu khích lệ. Tự dưng sao hôm nay tôi thấy mình yêu cậu nhiều thế chứ nị. Trải qua cùng nhau bao sóng gió, bao khó khăn tự dưng giờ được trái ngọt, người mà tôi thấy biết ơn nhất là cậu. Năm đó nếu không có cậu thì có lẽ rằng cuộc đời tôi chẳng có ngày hôm nay. Những khi tôi áp lực nhất, tôi sợ hãi nhất cậu đều bên cạnh an ủi tôi. Ngày xưa còn chẳng biết đến phim ảnh, giờ nhà ai cũng có ti vi, kể ra mà nói cậu ba trong mắt tôi còn hơn mấy anh trai trong phim Hàn Quốc ấy chứ. Trong đêm tĩnh mịch đột nhiên tiếng cậu cất lên:

– Mợ biết không? Mợ là tình đầu của tôi đấy.

– Thật không?

– Thật luôn, mợ nghĩ xem ra trường phát tôi cưới mợ luôn, nếu không phải tình đầu sao tôi cưới gấp vậy làm gì? Tôi cưới mợ để chứng minh cho người ta biết rằng có nhiều khi tình đầu chính là tình cuối.

– Khiếp, cậu học đâu mấy câu sến sẩm đó thế?

Cậu bĩu môi, cắn vào cằm tôi giả vờ giận dỗi:

– Lúc nói chuyện bình thường mợ chê tôi nhạt, giờ nói lãng mạn mợ chê tôi sến.

– Thôi mà, tôi trêu thôi. Nhưng tôi là tình đầu của cậu thật á? Hồi ở trường cậu không để ý tới cô nào à?

– Không, vùi đầu vào học xong chẳng để ý tới ai. Với cả con gái ở phố tôi không thích lắm. Xinh thì có xinh, nhưng trông cứ yếu yếu rồi yểu điệu kiểu gì ấy. Tôi thích kiểu con gái hùng hục như mợ.

Chẳng hiểu cậu khen hay chê, nhưng thôi, hôm nay có nhiều niềm vui, mặc kệ đi tôi ứ thèm chấp. Tôi đưa tay chạm lên sống mũi cao của cậu hỏi lại:

– Nhưng sao cậu lại yêu tôi nhở? Tôi thấy mình chả có gì đặc sắc ý, hồi gặp cậu vừa nghèo, vừa hèn, đẹp thì cũng không xuất sắc. Cậu nói đi, sao cậu tự dưng thích tôi.

– Thì lần đầu gặp, thấy mợ đứng bên sập gỗ, nhìn mợ vừa trắng vừa xinh. Đã vậy, dù thân phận ở đợ nhưng mợ còn biết tác phẩm “Chiếc lược ngà” của ai. Với lại…mợ đã hỏi tôi cũng kể luôn. Chẳng biết mợ nhớ không nhưng tôi nhớ rõ lắm, vào cái hồi tôi đi học ở trên Hà Nội. Có một lần đi cùng hội bạn về quê mợ chơi rồi có đi tắm biển. Tôi cũng biết bơi nhưng lúc đó sóng to quá bị nước cuốn ra xa. Mợ đang đi chài thấy vậy nhảy xuống cứu tôi, sau đó kéo tôi lên lên tàu. Ông chủ tàu chửi mợ lo chuyện bao đồng, cuối cùng mợ chấp nhận trả tiền dầu cho ông ta bằng đống cá của mợ khi ấy để đưa tôi vào bờ.

Cậu ba kể tôi có chút ngạc nhiên nhưng thực sự không nhớ chút nào. Nói thực tôi dân chài lưới, gặp chẳng biết bao nhiêu người bị nạn, cũng ra tay cứu kha khá người rồi. Cậu có lẽ cũng là một trong số đó nên tôi không nhớ được hết. Tôi chưa kịp hỏi nữa cậu lại nói:

– Sau này, khi gặp lại mợ, bị con hằng gièm pha nên tôi hiểu lầm mợ. Mà lạ lắm nha, khi ấy càng ghét mợ, càng khinh mợ tôi càng nghĩ đến mợ nhiều. Đôi khi tôi còn nghĩ mình bị điên mợ ạ, rõ ràng nhìn mặt mợ là muốn mắng, thế nhưng lúc thấy mợ khóc, lúc thấy mợ ngồi một mình ở ao tôi lại đau lòng. Rồi cũng chẳng biết yêu mợ từ bao giờ, đến bây giờ thì nghiện mợ luôn rồi. Giờ mợ đi đâu vắng nhà một hai hôm đã nhớ chết đi được. Bắt hai đứa nhỏ sang ngủ cùng mà vẫn thấy trống trải ghê lắm.

Tôi bật cười, cậu ba mươi mấy rồi, tôi cũng hai chín ba mươi tới nơi. Thế mà lắm lúc cậu chỉ như đứa trẻ to xác. Cậu vẫn còn mặc quần ngược, rồi lâu lâu ghen với thằng Phong chỉ vì nó quấn mẹ. Cậu đôi khi trẻ con là vậy đó nhưng lúc cần thì vẫn là bờ vai cho tôi dựa vào. Cậu chẳng nói nhiều đâu, cậu cứ lặng lẽ bên tôi suốt mười năm nay. Từng việc cậu làm cho tôi, tôi thấu, tôi tỏ hết. Mười năm lấy nhau chưa một lần cãi vã to tiếng, mười năm lấy nhau chưa bao giờ tôi phải phiền lòng vì cậu lấy một lần. Bát đũa còn có lúc xô, tôi với cậu cũng có những lần bất đồng quan điểm. Thế nhưng cậu vẫn luôn nhường nhịn tôi, đợi tôi nguôi giận mới bắt đầu phân tích đúng sai phải trái. Cậu nói tôi là mối tình đầu của cậu, thực lòng với tôi cậu cũng chính là mối tình đầu của tôi. Ừ thì lắm khi cũng thấy, cũng đọc đâu đó người ta nói rằng hôn nhân không có sóng gió gì nhiều thì nhạt nhẽo. Chỉ có điều tôi lại không thấy thế, tôi với cậu trước khi cưới nhau đã trải qua quá nhiều sóng gió đau khổ. Lấy nhau rồi cũng vẫn chẳng được yên thân khi chị Hà, chị Huyền tạo dựng khiến tôi với cậu hiểu nhầm. Giờ đây tôi chẳng cần một tình yêu oanh oanh liệt liệt, có lẽ tôi cũng già rồi, chỉ muốn bình bình yên yên mà cùng cậu đi hết cuộc đời này. Tôi nhìn cậu, nhớ lại từng lời cậu nói ban nãy, duyên phận của cậu với tôi bắt đầu từ lúc tôi cứu cậu, còn duyên phận của tôi với cậu bắt đầu từ khi cậu cứu tôi.

Cậu thấy tôi chỉ im lặng cười liền đẩy tôi xuống, đôi môi nóng bỏng lần nữa khẽ chạm lên từng thớ da thịt. Hai tay cậu luồn vào chiếc áo mỏng tanh thì thầm:

– Tôi yêu mợ! Thực sự rất yêu mợ. Mà sao mợ gần ba chục tuổi mà vẫn mơn mởn thế này. Mợ đi dạy, nhỡ có thằng thầy giáo nào tòm tem mợ thì sao?

– Cậu lại dở hơi rồi. Tôi tự biết giữ mình chứ.

– Tôi tin mợ, nhưng mà vẫn ghen chết đi được. Ai bắt mợ phải đẹp thế này cơ chứ.

Tôi bật cười, để mặc cho cậu vuốt ve tấm thân thể. Cánh môi cậu chạm xuống bầu ngực phập phồng rồi hôn lên, một tay chạm xuống bên dưới, một tay xoa lên bầu ngực còn lại. Tôi không kìm được, bấu chặt lên vai cậu, cậu vẫn như ngày đầu tiên, vẫn nhẹ nhàng nâng niu cơ thể tôi.

Dưới ánh đèn dầu, bóng tôi và cậu đổ dài lên vách tường. Hơi thở của tôi và cậu như quyện vào nhau. Từng cái nhấp nhô vừa đủ khiến tôi đê mê không thở nổi.

Ngoài kia, trăng vẫn sáng vằng vặc, bầu trời vẫn đầy sao sáng, trong lòng tôi cũng như có muôn ngàn ánh sao đang lấp lánh.

Yêu thích: 4.5 / 5 từ (23 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN