Võ Lâm Ngũ Bá - Chương 26: Trong Đầm Ngư Long
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
192


Võ Lâm Ngũ Bá


Chương 26: Trong Đầm Ngư Long



Châu Bá Thông cười lên ha hả, ngờ đâu tượng gỗ giả thần vòng vừa rơi trên mặt đất liền nghe mấy tiếng “Kinh, coong” liên tiếp của hai loại kim khí đồng và thép va chạm nhau, trên thân hình của con quỷ thần vòng “Soạt, soạt” bắn ra bảy tám mũi ám khí hình dạng quái lạ, hơi lạnh lóe mắt, thoáng một cái đã bay tới suýt chút nữa đã bắn trúng vào người Châu Bá Thông.

Chàng hoảng hốt thầm kêu trong bụng :

– Hỏng to!

Chàng lập, tức dùng môn Địa Đường công nhào gọn xuống đất lăn tròn một vòng. Kể ra động tác chàng rất nhanh chóng, nhưng cũng may vì thân hình của con quỷ thần vòng bị rơi xuống đất, nên những mũi tên bắn ra mất đi hiệu lực chuẩn đích, chỉ bay xớt được qua thân hình Châu Bá Thông lao thẳng vào vách đá và thạch nhũ kêu lên liên tiếp “Coong”, “Kinh”, sao lửa xẹt lên tung tóe đủ thấy lực đạo những ám khí ấy vô cùng lợi hạị

Châu Bá Thông trong phút kinh. hoàng, giật mình đẩy ra một chưởng, chưởng phong liền đẩy bật tượng gỗ thần vòng rơi trong đám thạch nhũ sắc nhọn, “rắc, rắc” hai tiếng, chiếc hình gỗ ấy bị lao mạnh vào đá cứng, gãy thành hai đoạn.

Châu Bá Thông lúc ấy tung người đứng dậy gọn gàng, định thần nhìn kỹ thì quả đúng với ý liệu mình, con quỷ thần vòng tạc bằng gỗ khô, bên trong rỗng ruột có đặt cơ quan chằng chịt dây sắc lò xọ

Không cần đoán cũng biết đấy là nơi phát ra ám khí. Chàng lại lượm những mũi ám khí vừa rồi lên xem xét, thì thấy là một loại phi đinh đặc biệt, mũi nhọn hình ba góc, màu xanh đen óng ánh, rõ ràng có tẩm một loại độc dược cực kỳ lợi hạị Chàng “hừ” lên một tiếng lạnh lùng và nói :

– Thật là quân đáng chết, dùng cây tạc hình yêu quỷ để nhát người cho khiếp sợ, rồi dùng ám khí để hại người, ác độc thật.

Chàng nhìn thấy cách chỗ tượng gỗ thần vòng rơi không xa, còn có một người áo da đang nằm. Châu Bá Thông lập tức phi thân đến nơi, nhấc bổng gã áo da lên, người này vẫn còn sống, giữa đỉnh đầu bị lủng một một lỗ bằng nắm tay vì bị hòn đá chàng ném trúng khi nãy nên có vết thương như thế, máu me chảy tràn đọng vũng trông rất rùng rợn.

Lúc Châu Bá Thông nhấc y lên thì còn chút hơi ấm, nhưng sau đấy y thở hắt ra một cái rồi tắt thở luôn.

Châu Bá Thông kinh hãi khôn cùng vì từ lúc luyện võ đến giờ, đây là lần thứ nhất chàng dùng võ công giết ngườị Thì ra quy luật của giáo phái Toàn Chân, tuyệt đối không hại mạng người, thưở trước, Thanh Hư Chân Nhân cũng thế, mà cho đến hiện tại Trùng Dương Chân Nhân cũng noi theo như vậỵ Từ khi bọn họ thành danh đến nay chưa hề giết qua một sinh mạng nàọ

Châu Bá Thông hôm nay đến Lục Hoành Đào lần đầu tiên thi thố tài năng sở đắc, đã phạm giới quy, chàng không ngờ là với một cái ném hòn đá ấy mà giết chết được người, trong lòng hết sức hối tiếc. Chàng ném xác chết trở xuống đất, chửi đổng lên :

– Đồ rùa thúi, ai bảo mi giả ma để nhát người, làm liên lụy ông phạm phải sát giới!

Nói chưa dứt tiếng, bỗng nghe hơi gió thổi ù ù, một luồng âm phong lại bay đến khiến cho Châu Bá Thông cả kinh, vội nhảy chéo sang bên để tránh, định thần nhìn kỹ, mới khám phá sự bí mật của luồng âm phong quái lạ ấỵ

Thì ra trên nóc động có đục một hàng dài lỗ mắt cáo rất ngay ngắn, những lỗ mắt cáo ấy dường như thông ra tuốt bên ngoài động, mỗi lần có sơn phong thổi đến, luồng gió sẽ xuyên vào lỗ mắt cáo và trôn ốc theo vách núi thổi tạt xuống dưới động trở nên một luồng âm phong lạnh lẽo khác thường.

Đây là một hiện tượng rất tự nhiên theo định lý của khoa học, nhưng ít khi mà ta được gặp. Như ở Tứ Xuyên trên đỉnh núi Nga Mi có một cái động trứ danh là Lôi Thần Động, du khách mỗi khi vào động sẽ thấy âm phong từng luồng thổi đến, không thể đốt đuốc lên được. Sơn dân trong vùng đồn đãi là trong động có nhốt một con nghiệt long của một lão tiên ông, cho nên mới có hiện tượng quái dị kiạ

Nhưng chỉ là nhưng lời đồn huyễn hoặc, mà kỳ thật chính là hiện tượng như vừa nói trên thôị

Châu Bá Thông sau khi phát hiện được nguyên do của luồng âm phong, như cất đi được cục đá trong lòng, vừa định tiếp tục tiến bước vào trong, thì bất ngờ từ đám rừng thạch nhủ phía bên trái có một lưới binh khí kỳ lạ nhanh nhẹn như một con chim bay chém vút vào đầu Châu Bá Thông.

Châu Bá Thông vừa nghe tiếng gió lạ, vội hụp đầu xuống, rồi dùng ngay Triền Phong thố, giơ chân quét trái ra sau một vòng.

Địch thủ vừa tấn công lén chàng cũng là một người áo da bản lĩnh khá cao kỳ, món binh khí trên tay là chiếc vòng Cang Liên, vừa “leng keng” chụp trợt qua đầu Châu Bá Thông thì ngọn Triền Phong thố của chàng cũng vừa quét tới, y liền mượn đà của chiếc vòng Cang Liên vừa bay ra, thân hình phi bổng lên cao đã tránh được ngọn cước của đối thủ. Châu Bá Thông định đánh bồi thêm một chưởng thì từ ba phía trước mặt nhảy vụt ra ba người, mỗi người trên tay đều cầm loại binh khí “Cang Liên hoàn” như nhau, họ vừa rung chiếc vòng sắt kêu lên “loong coong” liên tiếp, vừa như một cơn gió lốc xoay tròn xung quanh Châu Bá Thông, tấn công chàng tới tấp.

Bốn người này đều là môn hạ của Đông Hải song quái mà cũng là những hảo thủ nhứt nhì trên Lục Hoành đảo, tên chúng là Huyền Quang, Huyền Minh, Phù Sanh, Phù Trần, xuất thân từ trong đám thuyền chài, cha mẹ chúng bị anh em Song quái giết chết rồi bắt cóc chúng về đây từ lúc còn bé nuôi dưỡng cho đến lớn, để làm môn hạ suốt đời hầu cận bọn anh em Âm Trường Giang.

Bọn chúng bốn người mỗi ngày ở trên đảo luyện tập môn công phu vùi mình trong cát chính là bốn tên áo da cá xám mà Châu Bá Thông đã gặp qua lúc nãy khi bước chân lên đảọ Bây giờ chúng đảm nhiệm phòng vệ vòng thứ tư của Hải Loa trận pháp.

Bọn chúng bốn ngươi sử dụng bốn chiếc vòng “Cang Liên hoàn” theo công phu Hải Xà liên pháp, bốn chiếc vòng sắt tựa như con quái xà, bay lượn, uốn khúc, trên, dưới, đông, tây, kết thành một màng lưới bàng bạc, vây kín Châu Bá Thông vào giữạ

Châu Bá Thông thấy thế công của bốn chiếc vòng Cang Liên rất tinh kỳ, nên không dám khinh xuất, tự nghĩ mình là sư đệ của Chưởng giáo Toàn Chân phái, nếu để thua thiệt dưới tay bốn tên hậu bối này, thì còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ?

Chàng không còn dám dùng tay không để tiếp chiến với binh khí của kẻ địch, liền với tay rút phăng thanh kiếm sau lưng ra Châu Bá Thông từ lúc lên Lục Hoành đảo tới giờ, đây là lần đầu tiên chàng sử dụng thế kiếm.

Mũi kiếm vừa rút ra khỏi vỏ, Châu Bá Thông liền sử dụng ngay Thái Ất kiếm pháp của Toàn Chân phái, mũi kiếm trên tay chàng biến thành một luồng lãnh quang, lấp loáng trên dưới, tựa như một chiếc móng bạc bay vút giữa trời đỡ vẹt bốn ngọn Cang Liên hoàn của đối phượng ra ngoàị Trong vòng không đầy ba hiệp chàng đã dồn bọn chúng đến luống cuống cả chân tay, thối lui vòng khắp bốn vách động!

Châu Bá Thông hơn hai mươi năm trời khổ luyện trên núi Tung Sơn, thì bốn người của bọn Huyền Quang đâu phải là đối thủ của chàng.

Đấu đến ba mươi hiệp, Châu Bá Thông bỗng quát lên một tiếng rất lớn, kiếm quang bay xẹt như một tia điện, hất văng chiếc vòng sắt của Huyền Quang, tiếp theo đấy mũi kiếm trầm xuống ngoáy nhẹ soạt một tiếng, lớp da cá trên người Huyền Quang bị mũi kiếm ngoáy rách một lỗ tròn. Máu tươi từ miệng vết thương tuôn xối xả, Huyền Quang kêu lên một tiếng đau đớn :

– Ối cha!

Rồi quay mình chạy trốn vào trong động sâụ

Châu Bá Thông tinh thần càng thêm hứng khởi, vũ lộng thanh kiếm như mưa sa bão táp, “soạt! soạt” liên tiếp hai kiếm, hai chiếc “Cang Liên hoàn” trên tay của Huyền Minh, Phù Sanh trước sau bị lưỡi kiếm chém gãy, mũi kiếm bay tới đâu là lớp áo da bị rạch đứt và gây thành thương tích cho bọn chúng đến đấỵ

Châu Bá Thông trong trận đấu này, chàng đã được thêm một kinh nghiệm, lớp áo da cá trên người của Đông Hải song quái và bọn đồ đệ của chúng không tuyệt đối kiên cố dẻo dai như chàng đã lầm nghĩ. Tính chất của da rất dẻo, hơn nữa trên lớp y phục bằng da lại bôi thêm một lớp dầu sơn láng cuộn thành ra các loại vũ khí như côn bổng hay quyền cước đánh vào đều bị trợt tuốt ra ngoàị Nhưng nếu dùng những loại binh khí bén nhọn như đao kiếm đâm vào thật mạnh, thì lớp áo da cá kia sẽ bị đâm thủng ngaỵ

Cho nên lúc nãy Châu Bá Thông chỉ ném mạnh cục đá trúng vào đầu tên bộ hạ của anh em Song quái nên phải bể đầu chết tốt. Tiếp theo đấy chàng dùng Thái Ất kiếm pháp của Toàn Chân phái liên tiếp chém trọng thương ba tên trong bọn Huyền Quang, khiến bốn gã đệ tử của Song quái thấy kiếm pháp của Châu Bá Thông quá lợi hại nên không dám ham chiến, mà đồng hô lên một tiếng rồi quay mình chạy trốn như bay, mất hút trong động.

Châu Bá Thông định tâm chộp cổ một lên trong bọn để tra gạn cho rõ đường đi nước bước khắp nơi, chàng thấy bốn tên vừa lủi đầu trốn chạy, liền lao mình nhảy đuổi theo để chụp vào tên chậm chân chạy sau rốt nhất.

Bất thần từ trong bóng tối có bóng người nhảy vù ra chận lại, người này toàn thân mặc một lớp y phục bằng da màu lam, thân hình cao lớn vạm vỡ, lặng im không một tiếng nói, hai tay múa lên vun vút kèm theo tiếng gió của binh khí, đánh vụt vào mặt Châu Bá Thông!

Sự thể xảy ra quá bất ngờ, suýt chút nữa là Châu Bá Thông bị nguy nhưng đã là người võ công luyện đến mức thượng thặng, tai mắt rất linh thính và phản ứng cũng rất nhanh chóng. Vừa thấy bóng kẻ địch xuất hiện, Châu Bá Thông liền dùng thân pháp “Bạch Viên Khiêu Giang” (vượn trắng nhảy qua suối) nhanh nhẹn nhảy trái ra phía saụ

Gã mặc áo da màu xanh, thân pháp rất nhanh chóng, vừa tấn công vào khoảng không, gã đã phi mình nhảy vụt theo chàng như hình với bóng, hai ngọn binh khí đen thui song song lao nhanh vào ngực chàng, cùng trong thời gian chớp nhoáng ấy, Châu Bá Thông lúc đó mới thấy rõ hai món binh khí trên tay đối phương thật cổ quái vô cùng!

Binh khí ấy giống như một đôi càng cua thật lớn, mở ra kẹp lại linh động theo ý muốn, làm bằng thép sơn đen nhánh, trên mũi nhọn của chiếc càng cua bằng sắt ấy còn hiện lên ánh sáng xanh biêng biếc, rõ ràng có tẩm chất thuốc độc vô cùng lợi hạị Gã sử dụng đôi càng cua sắt kia không phải cầm binh khí nơi tay như người thường mà trái lại hai bàn tay của gã dường như bị chặt đi, rồi đem món binh khí lạ ấy buộc chặt vào hai khủy taỵ Nói rõ hơn một chút là người và binh khí liền nhau thành một, có thể sử dụng tùy theo tâm ý. Người đến đâu là binh khí theo đến đó, linh động như thần. Châu Bá Thông từ thưở bé đến giờ đây là lần thứ nhứt mới gặp được con người cổ quái như thế.

Chàng lập tức dùng ngay thân pháp Thiết Bảng Kiều để cho thân hình hơi ngã về phía sau đồng thời dùng Triền Phong thố quét ra một đá thật nhanh. Quái nhân tay càng cua hoảng hốt nhảy lùi về phía sau để tránh.

Châu Bá Thông vừa dồn được tên càng cua thối lui, chàng lập tức sử dụng ngay Thái Ất kiếm pháp, dùng chiêu “Khổng Tước Khai Bình” (chim sẻ mở rập) kiếm quang quét tròn thành một vòng cung sáng bạc lớn như chiếc mặt bàn tấn công vào đầu địch thủ. Quái nhân ấy liền rùn người xuống để tránh, chiếc càng cua sắt bên tay tả nhanh như một luồng điện từ phía dưới bay thốc trở lên hạ bộ của đối phương.

Châu Bá Thông cả kinh vội nhảy tréo sang bên để tránh, nhưng cũng suýt bị đôi càng cua quái ác của quái nhân kẹp trúng. Chàng tức giận chửi lớn :

– Đồ rùa thúi! Bộ mi là cua thật saỏ

Quái nhân cười khan một tiếng và lạnh lùng đáp :

– Phải, đây là môn “Báng Giải công phu” (công phu loài cua), đôi càng sắt trên tay ta là đôi càng cua! Xem đâỵ

Tiếng nói chưa dứt, thân hình y đã nằm phục xuống đất, hai tay hai chiếc càng giao nhau “Soạt, soạt” sử dụng liên tiếp bốn thế kẹp tấn công vào hạ bộ của Châu Bá Thông, linh động và lợi hại như đôi càng cua thật!

Châu Bá Thông cả giận quát lớn :

– Đồ rùa thúi! Cái gì mà càng cua với càng rùa, chống mắt coi Châu lão gia chặt đứt càng cua của mi ra cho biết.

Chàng liền biến ngay Thái Ất kiếm pháp, mũi kiếm trên loang loáng thành một chiếc móng bạc, che khắp thân thể, khiến cho đôi càng sắt của đối phương không thể đến gần. Đấu thêm mười mấy hiệp, kiếm pháp trên tay lại biến đổi, chàng vừa tấn công bên tả một chiêu “Phong Lôi Giao Kích” (Sét gió chạm nhau) thoắt một cái đã bay sang mé hữu chém liền một thế “Ngô Cang Phạt Thuế” (Chàng Ngô Cang chặt quế), mũi kiếm của chàng luôn luôn đảo tròn theo khuỷu tay của địch thủ mà chém lia lịạ

Quái nhân tuy có môn “Giải Càng Tông” rất lợi hạị Nhưng dù sao cũng vẫn là võ học của bàng môn tả đạo, làm sao có thể đương cự lại với kiếm pháp chính phái Toàn Chân nên sau mười lăm hiệp giao đấu thì chân tay của quái nhân đã bị mũi kiếm của Châu Bá Thông làm cho luống cuống, đôi càng sắt đã mất đi nhiều hiệu lực.

Châu Bá Thông biết rõ yếu điểm của đối phương, liền vận sức vung mạnh đường kiếm theo thế “Nghênh Phong Lượt Yên” (đón gió bắt khói). Hai tiếng “Kinh”, “Coong” nghe vang lên gạt bắn hai chiếc càng sắt ra ngoài, tiếp theo đấy chàng đảo mũi kiếm sử dụng chiêu “Kim Sà Bàn Thụ” chém rơi chiếc càng sắt bên tay tả của đối phương, khiến máu tươi bắn tung tóe khắp nơi, quái nhân liền kêu lên một tiếng thảm thiết.

Châu Bá Thông tưởng đâu địch thủ ít nhất phải đau đớn đến ngất đi, nào ngờ quái nhân khi đứt mất một tay liền tung mình lên bảy tám thước cao, rồi bay vượt qua khỏi đầu chàng, đã không còn thấy đâu nữa!

Sự việc xảy ra ngoài ý liệu của Châu Bá Thông, chàng kinh ngạc thở phào một hơi dài nói thầm :

– Không ngờ cái thằng càng cua này, mất đi một cánh tay mà không rên một tiếng nào cả, lại còn đủ sức trốn chạy được, kể cũng hay thật.

Vừa nòi vừa lần bước tiến trước, chàng không ngờ rằng mình đã vô tình tiến vào trung tâm vòng trôn ốc của Hải Loa trận mà anh em Đông Hải song quái đã bố trí hết sức cẩn mật.

Châu Bá Thông đang mò mẫm đi trong bóng tối, bỗng nghe có tiếng cười hoang dại từ phía trên đỉnh đầu vang xuống. Châu Bá Thông nhận ra là tiếng cười của Âm Trường Giang và Âm Trường Hà hai người, vội định thần nhìn kỹ, thì ra nơi trung tâm động này là một vòng xoáy ốc thiên nhiên, vách núi xoay tròn từ động lên đỉnh như hình cái vỏ ốc lớn, nơi chính giữa có một khoảng đất la liệt mọc dựng lên trên trăm cây thạch nhũ cao thấp không đều ngổn ngang khắp lốị Âm Trường Giang, Âm Trường Hà hai anh em mỗi người đứng trên một cây thạch nhũ, nhìn Châu Bá Thông cười ha hả như trêu chọc!

Châu Bá Thông giận dữ mắng toáng lên :

– Hai thằng rùa kia, cười cái gì? Hải Loa trận của bọn mi bị lão gia phá xong rồi mà bọn mi còn cười như vậy được saỏ

Âm Trường Giang nghe Châu Bá Thông nói, cười và đáp :

– Lão Châu kia, ta cười mi ngu dại, thiên đường sẵn lối chẳng chịu đi, địa ngục không ngõ lại lao đầu vàọ Hà! Hà! Mi đã vào nơi đây thì kiếp này đừng còn mong gặp lại Vương Trùng Dương nữạ Mi dám vào Hải Loa trận kể ra thì cũng đáng mặt anh hùng hảo hán đấỵ Nhưng một chút nữa đây thì hài cốt mi không còn, thật là đáng tiếc lắm thay!

Châu Bá Thông cả giận gầm lên :

– Châu mỗ đếch có sợ! Xem kiếm đây!

Nói xong, thân hình chàng thoắt một cái nhảy bổ đến chỗ Âm Trường Giang đang đứng, Âm Trường Giang như không có ý giao đấu nên vừa thấy Châu Bá Thông nhảy đến, thân hình y hơi nghiêng ra trước đôi cánh tay xòe ra, dùng thân pháp “Thanh Đình Đến Thủy” (chuồn chuồn đáp trên nước) người của y nhẹ nhàng tung lên đáp xuống, tựa như dùng đá ném thia lia trên mặt sông liên tiếp nhảy qua năm sáu cây thạch nhũ. Châu Bá Thông quát lớn :

– Rùa thúi định chạy đi đâủ

Vừa nói vừa đảo thanh kiếm che quanh thân để đề phòng ám khí của đối phương, người của chàng cũng đuổi theo bén gót Âm Trường Giang như bóng với hình, thân hình vừa rơi xuống định tìm một hòn thạch nhủ để đáp chân, nào ngờ hai chân chàng vừa điểm lên đầu ngọn thạch nhũ thì bỗng nghe Đông Hải song quái vỗ tay kêu lên :

– Ngã này, ngã!

Lạ thay, nơi hòn thạch nhủ mà Châu Bá Thông đang để chân, lại có thể ngã được. Chưa kịp đề khí khinh công để đứng vững thì hòn thạch nhũ ấy bỗng tự nhiên hơi nghiêng về một phía, thân hình Châu Bá Thông liền mất ngay trọng tâm lực, sẩy chân té rơi xuống.

Châu Bá Thông lập tức tràn người gượng lại và nhảy qua hòn thạch nhũ kế đó, nào ngờ hòn thạch nhũ này cũng biết cử động, gót chân của Châu Bá Thông vừa điểm lên, hòn thạch nhũ liền ngã chếch về một phía mà liên tiếp sáu bảy hòn thạch trụ gần đấy cũng lăn xuống mặt đất khiến hai chân của Châu Bá Thông đáp vào khoảng trống và thân hình chàng rơi thẳng xuống dướị

Thì ra những hòn thạch nhũ ấy nơi khúc phía dưới nước bị cưa rời thành hai đoạn, mỗi hòn thạch nhũ sau khi cưa xong được buộc vào một sợi dây hình vòng cung giữ lại cho đứng thẳng y như cũ.

Những sợi dây thắt thòng lọng ấy ăn ngầm theo vách núi thông ra một gian thạch động khác do những tay bộ hạ của Âm thị Song quái điều khiển, nếu địch thủ nhảy lên hòn thạch nhũ nào thì kẻ có phận sự giữ hòn thạch nhũ ấy liền kéo mạnh sợi dây, hòn thạch nhũ liền ngã nghiêng về một phía, hòn nào cũng đều như thế, thì dù cho khinh công của địch thủ cao diệu đến bực nào cũng phải sẩy chân rơi xuống đầm sình lầy dưới đám thạch nhũ kia ngay!

Và trong đám rừng thạch nhũ ấy, còn chừa lại độ mười mấy cây nguyên vẹn có đánh dấu bí mật. Âm Trường Giang, Âm Trường Hà cứ theo ám hiệu của những hòn thạch trụ ấy mà nhảy lên nên không sao cả. Bọn chúng chờ Châu Bá Thông đến nơi liền dùng ngay lời lẽ khích cho Châu Bá Thông nổi giận, để chàng không còn đủ thì giờ suy xét mà nhảy lên đuổi theọ

Và quả nhiên, Châu Bá Thông mắc ngay kế dụ địch của Đông Hải song quáị

Nơi Châu Bá Thông bị thọ hiểm là một khoảng đất sình bùn lầy sâu hơn năm sáu thước, nếu rủi bị rơi xuống, thân hình sẽ bị chìm lún trong sình lầy, không thể leo lên được. Nhưng Châu Bá Thông là người thông minh, chàng nhớ lại có lần nghe sư huynh Vương Trùng Dương nói qua nếu con người rủi bị sẩy chân té xuống, bất luận là bãi sình, phù sa hay trong lỗ tuyết, điều cốt yếu là phải bình tĩnh êm lặng, đừng loạn động chân tay để vùng vẫy hay bươn trườn, vì nếu làm như thế thì càng lúc càng bị lún sâu thêm cho đến ngập cả đầu cổ trong đám sình lầy phải ngộp thở mà chết.

Phương pháp thoát hiểm duy nhất là chân tay buông xuôi đừng cử động, dùng thuật khinh công cho thân hình nổi lên trên, rồi từ nấc một nhích người dần khỏi đám sình và tìm vật gì có thể bíu tay được, mượn sức của vật ấy mà tung mình nhảy lên.

Cho nên Châu Bá Thông vừa rớt xuống bãi sình lầy, chàng không chút bối rối, vội vận khí khinh thân, người chàng liền nổi bều trên bãi sình. Chỉ có hai chân và bụng dưới bị lún dưới bùn mà thôi, hơn phân nửa người phía trên vẫn nổi khỏi mặt sa lầỵ Âm thị Song quái thấy thế, đều hết sức ngạc nhiên, kinh sợ bản lĩnh cao diệu của Châu Bá Thông.

Âm Trường Hà bèn lớn tiếng gọi :

– Đồ đệ đâu! Hãy thả Trấp Long rạ

Châu Bá Thông tức giận hét lên :

– Cái gì mà “Trấp Long”, “Tráp xà”, Châu lão gia mời mi ăn vật này cho biết mùị

Hai tay chàng nhanh nhẹn bốc hai nắm bùn liệng mạnh vào người anh em Song quáị Hai anh em Âm Trường Giang phân nhau tả hữu nhảy tránh sang hai bên.

Âm Trường Giang lớn tiếng cười ha hả và nói :

– Họ Châu kia, mi hãy chống mắt xem kỹ trên đầm lầy có vật gì, lần này thật đúng là mi chết mà khỏi cần chôn thây! Hà… hà…!

Châu Bá Thông vội quay người lại thì eo ôi, từ phía dưới mặt lầy nhúc nhích như có vật gì bò đến, rồi hiện ra bảy tám chiếc đuôi thật lớn, hình dáng kỳ lạ, nhọn lểu, đang ngúc ngoắc bò tớị Giống vật bò sát quái dị kia, con nào cũng dài từ bảy tám thước đến một trượng ngoài, mỏ dài răng trắng, nhọn lêu lểu như răng cưa, bò trường trên mặt sa lầy nhanh như bay, trong khoảnh khắc chỉ con cách xa chàng không đầy hai trượng.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN