Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên - Phòng Trưng Bày Thứ Ba
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
191


Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên


Phòng Trưng Bày Thứ Ba


Sử Dụng Và Học Các Câu Đầu Tiên Của Bạn

Các thẻ cho Chương 5

Trong phần này, chúng ta sẽ học cách chơi với các câu. Bạn sẽ học cách sử dụng chúng để ghi nhớ những từ trừu tượng, cách các từ thay đổi trong những ngữ cảnh khác nhau, và tìm hiểu các cách mà trật tự từ ảnh hưởng đến ý nghĩa. Quan trọng nhất là không được phép đưa tiếng Anh vào bất kỳ thẻ học nào. Hãy nghĩ về nó như một khóa học ngoại ngữ “đắm mình” mini mà bạn làm cho riêng mình.

Có ba loại chính ở các thẻ này: từ mới, dạng thức từ mới và trật tự từ mới. Bạn có thể sử dụng các thẻ này để ghi nhớ mọi thông tin từ bất kỳ câu nào. Chúng ta sẽ lần lượt bàn về chúng một cách chi tiết, và sau đó tính đến một vài tình huống đặc biệt: Làm thế nào để xử lý các bảng biến cách, phải làm gì với các bài viết sau khi chúng đã được sửa lỗi và làm thế nào để những thẻ dễ học trở nên thách thức hơn.

Một khi bắt đầu sử dụng các thẻ này, bạn sẽ thấy chúng rất hiệu quả. Ngay khi học được cách dùng một động từ trong một câu, bạn sẽ cảm nhận được nó phải được đặt ở đâu trong hầu hết các câu tương tự. Bạn không cần phải học bất cứ điều gì hai lần. Điều này giúp bạn luôn ở trong cuộc truy đuổi những cấu trúc câu mới và bất ngờ hơn; điều đó dễ hơn hàng ngàn lần so với một cuốn sách đầy ắp các bài tập ngữ pháp nhàm chán.

CHƠI VỚI CÁC CÂU: TÌM KIẾM CÁC THÔNG TIN

Theo đúng bản chất của nó, một câu kết nối các từ, ngữ pháp và những câu chuyện lại với nhau. Tất cả những gì bạn cần làm là lần lượt ghi nhớ những kết nối từng chút một. Lý tưởng nhất, bạn sẽ tìm thấy tất cả các thông tin sau đây trong cuốn sách ngữ pháp hoặc từ điển, nhưng nếu bạn đang thiếu một cái gì đó, thì cũng đừng lo lắng về nó. Cứ bỏ qua và học nó sau. Mục tiêu duy nhất của bạn là đưa một loạt các thông tin vào đầu. Bạn không cần phải biết tất cả mọi thứ. Bạn sẽ cần:

Một câu, một cụm từ hoặc một đoạn hội thoại thú vị: Bạn sẽ muốn tìm một câu, một cụm từ ngắn (two apples), hoặc một đoạn hội thoại (“Where are you going? I’m going to Disneyland!”) với một số nội dung mới. Nó nên có một số từ mới, một số dạng thức từ mới, và/hoặc một trật tự từ bất ngờ.

Nguồn tài liệu: Cuốn sách ngữ pháp của bạn có đầy đủ các câu và các đoạn hội thoại chất lượng, và trong phần mở đầu, gần như tất cả những câu đó sẽ chứa rất nhiều nội dung mới và thú vị. Hãy dùng những thông tin đó trước. Sau này, khi đã học được một chút ngữ pháp, bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm hầu hết các câu từ Google Hình ảnh hoặc từ các câu đã được sửa lỗi trong chính bài viết của mình.

• Câu chuyện: Có điều gì đang xảy ra trong câu này hay trong đoạn hội thoại này? Khi nào bạn có thể gặp phải tình huống này?

Nguồn tài liệu: Cuốn sách ngữ pháp của bạn sẽ cung cấp cho bạn bản dịch và/hoặc đầy đủ thông tin theo ngữ cảnh để có thể hiểu những gì đang xảy ra (ví dụ, một cuộc trò chuyện trong đó Susie hỏi: “Comment t’appelles-tu?” và John Smith trả lời: “Je m‘appelle John Smith” tức là Susie đang hỏi John tên của anh ấy, và anh ấy đáp lời cô.)

• Các cụm từ: Mỗi từ này khi đứng riêng có ý nghĩa gì? Mỗi từ đóng vai trò gì trong câu? Nếu cần, thì từng từ một có phát âm như thế nào?

Nguồn tài liệu: Cuốn sách ngữ pháp của bạn, từ điển, Forvo. com (nếu cần thiết). Đây là phần mà có lẽ bạn sẽ không thể tìm thấy tất cả các thông tin đầy đủ như mong muốn. Nhưng không sao. Nếu bạn đang băn khoăn không biết một từ nào đó có vai trò gì trong câu, cứ bỏ qua và học nó sau.

• Một lưu ý về phát âm: Cho đến lúc này, bạn đã nắm rõ được cách phát âm của 625 từ cơ bản. Trong hầu hết các ngôn ngữ, chừng này từ đủ cung cấp cho bạn một cảm giác khá chính xác về cách phát âm của mỗi từ, vì vậy phát âm có lẽ sẽ không còn là một vấn đề với bạn. Cứ bỏ qua nó nếu bạn tự tin rằng mình đang phát âm tất cả mọi từ chính xác. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy tra nó trong từ điển hoặc tại Forvo.com, và nếu phát âm chuẩn của nó không giống như bạn tưởng, hãy thêm nó vào loạt thẻ học của bạn.

• Các dạng thức nguyên thể của từ: Nếu bạn tra những từ này trong từ điển, trông chúng có giống thế này không? Nếu không, dạng thức của mỗi từ trong từ điển trông sẽ như thế nào?

Nguồn tài liệu: Cuốn sách ngữ pháp của bạn và một cuốn từ điển. Sẽ có lúc bạn không biết chắc được liệu mình có đang nhìn vào dạng nguyên thể của một từ nào đó không. Không sao. Cứ giả định nó là dạng nguyên thể của từ đó đi. Hãy học nó như cách bạn sẽ học bất kỳ từ mới nào khác.

• Hình ảnh: Hình ảnh nào tốt để minh họa cho câu này? Bạn có thể sử dụng vài hình ảnh khác nhau để ghi nhớ ý nghĩa của từng từ riêng biệt không?

Nguồn tài liệu: Google Hình ảnh (hoặc, nếu bạn đang sử dụng một chiếc hộp Leitner, thì tài liệu sẽ là trí tưởng tượng của riêng bạn). Nói chung, hãy cứ tìm kiếm bằng tiếng mẹ đẻ; nó nhanh hơn và dễ hơn tìm kiếm bằng ngoại ngữ. Hãy sử dụng images.google.com (bạn có thể xem nhiều hình ảnh hơn cùng một lúc) hoặc TinyURL.com/basicimage (các hình ảnh nhỏ hơn và dễ dàng để chép/dán lên thẻ hơn).

• Các kết nối cá nhân [tùy chọn]: Theo kinh nghiệm của tôi, các kết nối cá nhân ở các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phức tạp thường khó tìm hơn. Tuy vậy, khi nào thích hợp, hãy cứ thoải mái chơi với các kết nối cá nhân trong các từ ngữ của bạn. Trong thực tế, bạn sẽ nhận thấy rằng mình không cần kết nối cá nhân nhiều như thời gian đầu. Ngữ pháp kết nối các từ lại với nhau, thứ giúp cho các từ của bạn trở nên dễ nhớ hơn nhiều. Việc thu thập những thông tin này có thể mất thời gian – khoảng vài phút cho mỗi câu – nhưng bù lại, nó cung cấp cho bạn một tấn thẻ học. Khi đang tập trung học ngữ pháp, tôi thường mất trung bình khoảng một phút với mỗi thẻ học khi tất cả mọi thứ đã được thiết lập xong.

Các nghiên cứu và quy trình tập hợp thông tin để làm thẻ học mang lại cảm giác giống như đang chơi ghép hình. Bạn đang cố gắng tìm xem có bao nhiêu thứ khác nhau mà bạn có thể tự dạy cho chính mình với mỗi câu. Bạn phát triển được một cảm giác về các từ khá nhanh chóng, và nó bắt đầu trở nên thú vị, bởi tất cả những từ bạn đã học được bắt đầu biến thành một ngôn ngữ thực sự trước mắt bạn.

LÀM CÁC TẤM THẺ CỦA BẠN

Con đường chuyên sâu:

Các từ mới/Dạng thức từ mới: Hai đến bốn thẻ cho một từ.

Trật tự từ mới: Một thẻ cho mỗi từ.

Con đường bình thường:

Các từ mới/Dạng thức từ mới: Hai tới ba thẻ cho một từ.

Trật tự từ mới: Một thẻ cho mỗi từ.

Con đường làm mới:

Các từ mới/Dạng thức từ mới/Trật tự từ mới: Một thẻ cho mỗi từ.

CHÚNG TA SẼ THỬ CHƠI VỚI CÂU NÀY: “He lives in New York City.”

Các từ mới: Chúng ta sẽ học từ “in”.

Loại thẻ 1: Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống này?

(ví dụ, “He lives __ New York City” → in, phát âm là in)

Loại thẻ 2: Câu/cụm từ nào có chứa từ này?

(ví dụ, in → “He lives in New York City.”)

Loại thẻ 3: Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống khác này?

(ví dụ, The Cat __ the Hat → in, phát âm là in)

Loại thẻ 4: Từ này có cách viết như thế nào?

(ví dụ, phát âm là in, trong câu “He lives __ New York City” → i-n)

Dạng thức từ mới: Chúng ta sẽ học dạng thức từ “lives”.

Loại thẻ 1: Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống này?

“He __ in New York City” [to live]

(ví dụ, lives, phát âm là livz)

Loại thẻ 2: Câu nào có chứa từ lives? Dạng nguyên thể của nó là gì?

(ví dụ, “He lives in New York City.” [to live])

Loại thẻ 3: Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống khác này?

“No one __ forever” [to live]?

(ví dụ, “No one lives forever.”)

Loại thẻ 4: Từ này viết như thế nào?

(ví dụ, được phát âm là livz, phù hợp với câu “He __ in New York City” → l-i-v-e-s).

Trật tự từ mới: Chúng ta sẽ học xem phải đặt He ở đâu.

Loại thẻ 1: Bạn sẽ đặt He ở đâu trong câu “Lives in New York City”?

(ví dụ, “He lives in New York City.”)

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC TỪ MỚI — LOẠI 1:

Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống này?

Có thể có một vài từ khác nhau thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu ví dụ của bạn. Lý tưởng nhất, bạn sẽ muốn tìm kiếm một câu tương đối rõ ràng (ví dụ, He lives _____ New York thì tốt hơn là _____ is good), mặc dù với sự giúp đỡ của các hình ảnh, bạn có thể khiến ngay cả những câu mơ hồ nhất trở nên rõ ràng (“[Hình ảnh của một con gà tây ngon] is good”).

Tuy nhiên, bạn sẽ thỉnh thoảng gặp phải các tình huống khi đưa ra một câu trả lời hoàn toàn chuẩn xác nhưng lại không đúng với mặt sau của thẻ. Không sao hết. Hãy nhớ rằng, bất kỳ câu trả lời đúng nào cũng được tính là một câu trả lời đúng.

a51

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Phát âm: Từ nào điền được vào chỗ trống này? Bạn có thể phát âm từ này không?

• Giống từ [nếu có]: Nếu từ này là danh từ, giống của nó là gì?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP LẠI THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ DÀNG HƠN VÀO CÁC LẦN SAU):

• Cách viết chính tả: Bạn có nhớ cách viết từ này không?

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất gặp phải thứ này/hành động này/tính chất này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

a52

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC TỪ MỚI – LOẠI 2: CÂU/CỤM TỪ NÀO CÓ CHỨA TỪ NÀY?

Có vô số các câu có chứa từ bạn cần. Nếu có thể nghĩ ra bất cứ câu nào như thế, bạn đều giành chiến thắng. (Tuy nhiên, khả năng lớn là bạn sẽ chỉ nghĩ được đến câu bạn đã đưa vào mặt sau của tấm thẻ mà thôi). Lưu ý rằng bạn không cần phải nhớ lại chính xác toàn bộ từng từ trong câu. Một mảnh có liên quan đến câu thôi – in New York – vẫn tốt như thường.

a53

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Một câu hoặc một cụm từ: Từ này có nghĩa là gì? Bạn có thể nghĩ ra một câu hoặc cụm từ nào có sử dụng từ này không?

• Phát âm: Bạn có thể phát âm từ này không?

• Giống từ [nếu có]: Nếu từ này là danh từ, giống từ của nó là gì?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP LẠI THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ HƠN VÀO CÁC LẦN SAU):

• Các nghĩa khác: Bạn có thể nghĩ ra một câu hoặc một cụm từ nào khác có sử dụng từ này theo một cách khác không?

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất bạn gặp phải thứ này/hành động này/tính từ này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

a54

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC TỪ MỚI – LOẠI 3: TỪ NÀO THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG KHÁC NÀY?

Loại này giống hệt với loại thẻ 1. Bạn chỉ đang thêm một câu khác, lý tưởng nhất là một câu vẫn sử dụng đúng từ kia của bạn nhưng theo một cách khác. Việc này sẽ giúp bạn học được nhiều định nghĩa cho một từ duy nhất. Nếu muốn tìm hiểu tất cả 464 định nghĩa của từ “set”, bạn sẽ muốn làm điều đó với các thẻ loại này (hoặc với các phiên bản hơi mở rộng hơn một chút trong phần Phòng trưng bày tiếp theo): I _____ the table, I bought a _____ of silverware, My TV _____ broke, v.v..

Mỗi khi bạn làm điều này, từ “set” của bạn trở nên phức tạp và đa chiều hơn một chút, và bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ nó hơn trong mọi ngữ cảnh. Bạn sẽ tìm thấy câu mới cho những từ cũ trong cuốn sách ngữ pháp, trong từ điển của bạn, hoặc trên Google Hình ảnh (được bàn đến chi tiết hơn trong Chương 6).

a55

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Phát âm: Từ nào điền được vào chỗ trống này? Bạn có thể phát âm từ này không?

• Giống từ [nếu có]: Nếu từ này là danh từ, giống của nó là gì?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ HƠN TRONG CÁC LẦN SAU):

• Cách viết chính tả: Bạn có nhớ cách viết từ này không?

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất gặp phải thứ này/hành động này/tính từ này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

a56

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC TỪ MỚI – LOẠI 4: TỪ NÀY CÓ CÁCH VIẾT NHƯ THẾ NÀO?

Rất ít khả năng bạn sẽ cần những thẻ này, trừ khi bạn đang học tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc; trong trường hợp đó bạn sẽ sử dụng chúng để học những chữ Kanji/Hanzi của mình.

Trong hầu hết các ngôn ngữ khác, khi đã học được 625 từ đầu tiên, bạn sẽ có xu hướng tự động nhận diện được đúng chính tả từ ba loại thẻ kia. Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể thấy cơ hội sử dụng loại thẻ này. Ví dụ, trong tiếng Hungary, có một số từ dài đáng kinh ngạc và khá khó nhớ, như fényképezőgép (máy ảnh). Nếu một số từ như thế này gây khó khăn cho bạn, vậy hãy làm thêm cả các thẻ chính tả cần thiết.

a57

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Cách viết chính tả: Bạn có nhớ cách viết từ này không?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP LẠI THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ DÀNG HƠN VÀO CÁC LẦN SAU):

• Giống từ [nếu ngoại ngữ của bạn có dùng nó]: Nếu từ này là một danh từ, nó mang giống gì?

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất gặp phải thứ này/hành động này/tính từ này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

Với việc sử dụng bốn loại thẻ này, bạn sẽ có thể ghi nhớ gần như bất kỳ từ nào mà bạn nhìn thấy, bất kể nó có trừu tượng đến đâu. Thông thường, nếu bạn gặp khó khăn, đó chỉ vì các ví dụ từ cuốn sách ngữ pháp quá mơ hồ để dạy cho bạn biết một từ (ví dụ, _____ is good sẽ không làm tốt lắm trong việc dạy cho bạn biết về từ caring). Lúc này, hãy cứ bỏ qua những từ đó đi. Bạn sẽ có thể học chúng với các công cụ được bàn đến trong Chương 6 – Google Hình ảnh, các từ điển đơn ngữ và tập viết tự định hướng.

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC DẠNG THỨC TỪ MỚI – LOẠI 1: TỪ NÀO THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG NÀY?

Loại thẻ dùng để học dạng thức từ này về cơ bản giống với loại thẻ dùng để học từ mới. Sự khác biệt chính ở chỗ thay vì He _____ in New York City, bạn sẽ tự cho mình một gợi ý nhỏ, dưới dạng nguyên thể của từ (dạng mà bạn sẽ nhìn thấy trong cuốn từ điển của mình): He _____ in New York City (to live). Điều này làm cho các thẻ này dễ nhớ hơn nhiều, và dạy cho bạn biết về việc các dạng thức từ có thể thay đổi ý nghĩa của một câu như thế nào (sự khác biệt giữa a cat and cats chẳng hạn).

a58

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Phát âm: Từ nào có thể điền được vào chỗ trống này? Bạn có thể phát âm từ này không?

• Giống từ [nếu có]: Nếu từ này là danh từ, giống của nó là gì?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP LẠI THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ DÀNG HƠN VÀO CÁC LẦN SAU):

• Cách viết chính tả: Bạn có nhớ cách viết từ này không?

• Các dạng thức khác: Có dạng thức nào khác của từ này mà bạn biết không? Khi nào bạn sẽ nhìn thấy chúng? (Dù việc này không thực sự cần thiết, tôi vẫn thấy rất hữu ích khi liệt kê ra một vài dạng thức khác trên mặt sau của thẻ học dùng để học dạng thức từ của tôi).

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất bạn gặp phải thứ này/hành động này/tính từ này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

a59

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC DẠNG THỨC TỪ MỚI – LOẠI 2: CÂU/CỤM TỪ NÀO CÓ CHỨA TỪ NÀY?

Cũng giống như chúng ta đã bàn đến trong phần thẻ dùng để học từ mới, bạn có thể sử dụng bất cứ câu nào. Thêm nữa, bạn đang cố nhớ dạng nguyên thể của các từ mà bạn nhìn thấy (ví dụ, nếu bạn thấy lives, bạn đang cố nhớ to live).

Trong ví dụ này, chúng ta đụng phải một tầng phức tạp: Nếu thấy từ lives, làm sao để chúng ta biết được đây là một động từ (như trong to live) hay một danh từ (như trong a life)? May mắn thay, quy tắc cũ, đáng tin cậy của chúng ta − bất kỳ câu trả lời đúng nào cũng được tính là một câu trả lời đúng – vẫn còn hiệu lực. Nếu bạn thấy lives và nghĩ đến Cats have nine lives thay vì He lives in New York City thì càng tốt. Giờ đây bạn sẽ nhớ cả hai câu trong lần tới khi nhìn thấy tấm thẻ này.

a60

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Một câu hoặc một cụm từ: Từ này có nghĩa là gì? Bạn có thể nghĩ ra một câu hoặc cụm từ nào có sử dụng từ này không?

• Phát âm: Bạn có thể phát âm từ này không?

• Giống từ [nếu có]: Nếu từ này là danh từ, giống của nó là gì?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP LẠI THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ DÀNG HƠN VÀO CÁC LẦN SAU):

• Các nghĩa khác: Bạn có thể nghĩ ra một câu hoặc một cụm từ nào khác có sử dụng từ này theo một cách khác không?

• Các dạng thức khác: Bạn có biết dạng thức khác của từ này không? Khi nào bạn sẽ nhìn thấy chúng?

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất bạn gặp phải thứ này/hành động này/tính từ này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

a61

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC DẠNG THỨC TỪ MỚI – LOẠI 3: TỪ NÀO THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG KHÁC NÀY?

Cùng một câu chuyện cũ. Bạn sẽ thấy không cần đến rất nhiều thẻ loại này. Các loại thẻ 1 và 2 tự chúng cũng sẽ làm tốt công việc dạy bạn các dạng thức từ mới. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về một dạng thức từ mới rất phức tạp (“I have been living in Paris since 2004”; “You have been drinking lactose-free milk for ten years”), vậy thì hãy thêm các thẻ như thế này vào cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

a62

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Phát âm: Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống này? Bạn có thể phát âm từ này không?

• Giống từ [nếu có]: Nếu từ này là danh từ, giống từ của nó là gì?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP LẠI THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ HƠN VÀO CÁC LẦN SAU):

• Cách viết chính tả: Bạn có nhớ cách viết từ này không?

• Các dạng thức khác: Có dạng thức nào khác của từ này mà bạn biết không? Khi nào bạn sẽ nhìn thấy chúng?

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất bạn gặp phải thứ này/hành động này/tính từ này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

a63

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC DẠNG THỨC TỪ MỚI – LOẠI 4: TỪ NÀY CÓ CÁCH VIẾT THẾ NÀO?

Một lần nữa, có lẽ bạn sẽ không cần đến những tấm thẻ này, nhưng nếu bạn cần, thì chúng đây:

a64

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Cách viết chính tả: Bạn có nhớ cách viết từ này không?

CÁC ĐIỂM THƯỞNG (NẾU CÓ THỂ NGHĨ VỀ CHÚNG KHI ÔN TẬP LẠI THẺ, BẠN SẼ NHỚ CHÚNG DỄ HƠN VÀO CÁC LẦN SAU):

• Giống từ [nếu có]: Nếu từ này là danh từ, giống từ của nó là gì?

• Kết nối cá nhân: Nếu từ này không phải là một từ chức năng hoàn toàn trừu tượng, bạn có thể nhớ ra lần đầu tiên/lần gần đây nhất bạn gặp phải thứ này/hành động này/tính từ này, hoặc một ví dụ của từ này có liên quan đến cuộc sống của bạn không?

a65

Thông tin quan trọng! Cách viết chính tả

THẺ DÙNG ĐỂ HỌC DẠNG THỨC TỪ MỚI – TỪ NÀY ĐỨNG Ở VỊ TRÍ NÀO TRONG CÂU?

Các thẻ trật tự từ sẽ dạy cho bạn thứ tự của một câu. Hãy sử dụng chúng theo nhu cầu bạn cần. Ban đầu, hãy thử sử dụng mỗi câu hai thẻ loại này (cứ chọn lấy hai từ ngẫu nhiên). Chừng đó đủ để dạy cho bạn trật tự chính xác của các từ. Trong vòng một vài tuần, bạn sẽ biết cơ chế hoạt động của các thẻ này, và bạn có thể phải sử dụng chúng ít hơn.

a66

BẠN CẦN GHI NHỚ CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG SAU:

• Cả câu hoàn chỉnh: Từ này nằm ở vị trí nào trong câu này?

KHÔNG CÓ ĐIỂM THƯỞNG (RẤT TIẾC)

a67

BỐN TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: ĐỐI PHÓ VỚI CÁC BẢNG BIẾN CÁCH, ĐỐI PHÓ VỚI CÁC CỤM TỪ NGẮN, LOẠI BỎ CÁC MANH MỐI, VÀ LÀM GÌ KHI BẠN BẾ TẮC?

Tất cả các thẻ này chỉ là biến thể của cùng một chủ đề mà chúng đã sử dụng: Mẫu câu dạng “điền vào chỗ trống”, một hình ảnh và một từ còn thiếu. Chủ yếu đây chỉ là một cái cớ để cho bạn thấy một vài ví dụ nữa.

ĐỐI PHÓ VỚI CÁC BẢNG BIẾN CÁCH

Hãy quay trở lại với người bạn cũ mệt mỏi của chúng ta: He lives in New York City. Chúng ta vừa mới học được từ lives theo cách này: He _____ in New York City (to live). Điều này giả định rằng chúng ta đã biết “to live” từ trước, và chỉ cần học cách để chia nó về đúng thì. Nhưng làm thế nào để chúng ta học được từ to live ngay từ đầu?

Chúng ta sẽ làm ra một loại thẻ từ mới đặc biệt. Nó trông như thế này:

a68

Ngoài ra, bạn có thể làm một dạng thẻ “điền vào chỗ trống” khác và sao chép định dạng của loại thẻ học dạng thức từ mới mà bạn đã thấy ở trên:

a69

Cả hai loại thẻ này sẽ dạy cho bạn cùng những điều giống nhau. Tôi thích phiên bản đầu tiên hơn, bởi nó khó hơn một chút, và nó buộc tôi phải làm chủ tất cả các dạng nguyên thể của một từ.

ĐỐI PHÓ VỚI CÁC CỤM TỪ NGẮN

Bạn sẽ làm gì với một đoạn hội thoại như này?

Waiter: Here’s your coffee!

Customer: Thank you.

Waiter: You’re welcome.

Trong trường hợp này, “You’re welcome” chỉ là những điều bạn nói sau “Thank you”. Nó không liên quan nhiều đến việc welcoming (chào mừng) ai đó. Vì vậy, khi học một cụm từ như thế này, bạn có một lựa chọn. Hoặc bạn có thể học từng từ riêng lẻ, như sau:

a70

Hoặc bạn có thể học tất cả chúng cùng lúc, như sau:

a71

Cả hai lựa chọn đều tốt. Cá nhân tôi thích học từng từ riêng lẻ bất cứ khi nào có thể. Sẽ dễ dàng hơn nếu phải nhớ mỗi lúc chỉ một từ, và nếu tôi có thể biến một cụm từ ngắn thành nhiều thẻ thay vì hai, vậy thì tôi thường sẽ học được về từ đó nhiều hơn.

LOẠI BỎ CÁC MANH MỐI

Đôi khi các câu ví dụ của bạn cung cấp những manh mối về từ của bạn, khiến thẻ học trở nên dễ dàng. Trong tiếng Nga, ví dụ, một tính từ duy nhất (một chiếc đèn đỏ giao thông) có thể cho bạn biết nhiều hơn là chỉ riêng màu sắc của cái đèn giao thông; nó có thể cho bạn biết chính xác vai trò, số lượng, và giống của từ còn thiếu trong câu của bạn.

Bạn cũng có thể cảm nhận được điều này trong tiếng Anh. Giả sử bạn đang học từ automatic bằng câu She was holding an _____ rifl e. Chữ an trong câu này cho bạn một manh mối lớn về từ: Nó bắt đầu bằng một nguyên âm. Trong thực tế, bạn có thể cảm thấy rằng thẻ học này quá dễ. Do đó, hãy bỏ các manh mối đi, kiểu như thế này:

a72

LÀM GÌ KHI BẠN KHÔNG BIẾT LÀM THẾ NÀO?

Đôi khi bạn sẽ gặp phải một cấu trúc ngữ pháp mới và hoàn toàn không biết làm thế nào để học được nó. Bạn có thể sẽ không xác định nổi mình nên làm thẻ loại nào: loại để học từ mới, loại để học dạng thức từ mới, loại để học trật tự từ mới, hay cả ba?

Hoặc, có thể bạn đã làm thẻ học cho một quy tắc ngữ pháp nhất định nào đó rồi, nhưng muốn tăng cường hơn nữa. Bạn chỉ muốn luyện tập nhiều hơn, và không muốn đi lần lượt từ tập hợp từ mới/ dạng thức từ mới rồi đến trật tự từ mới một lần nữa.

Trong cả hai trường hợp, hãy biến câu của bạn thành một bài “điền vào chỗ trống” cơ bản, bình thường, với một hoặc hai hình ảnh, như thế này:

a73

Hãy sử dụng các thẻ này bất cứ khi nào bạn không chắc mình cần phải làm gì. Trong thực tế, chúng khó nhớ hơn một chút so với các loại thẻ từ mới/dạng thức từ mới/trật tự từ mới, nhưng bạn vẫn có thể ghi nhớ chúng mà không gặp quá nhiều rắc rối.

Tự học ngữ pháp mà không cần sử dụng tiếng Anh là một dạng nghệ thuật ứng biến. Bạn sẽ có thể sử dụng các thẻ này để học hầu hết bất cứ điều gì, nhưng thỉnh thoảng, bạn có thể sẽ gặp phải một điều gì đó hoàn toàn bất ngờ. Đừng ngại thử nghiệm các thiết kế thẻ mới, và xem loại nào hiệu quả. Chúng chỉ là thẻ học mà thôi. Cứ viết bất cứ điều gì bạn muốn lên chúng (và bất cứ khi nào có thể, dán thêm vào đó một bức tranh hay ảnh).

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN