Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên - Phụ Lục 6
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
183


Cách Học Ngoại Ngữ Nhanh Và Không Bao Giờ Quên


Phụ Lục 6


Làm Sao Để Sử Dụng Cuốn Sách Nầy

Cùng với một lớp học ngoại ngữ Mục tiêu của tôi trong suốt cuốn sách này là chỉ cho bạn phương pháp tự học một ngoại ngữ. Nhưng nếu bạn đã ghi danh vào một lớp học ngoại ngữ rồi thì sao? Rất nhiều đề xuất của tôi mâu thuẫn với những gì được dạy trong một lớp học tiêu chuẩn: Tôi không phải là người hâm mộ cuồng nhiệt các bài tập dịch thuật, và tôi không nghĩ rằng luyện ngữ pháp nhiều lần là một cách sử dụng tốt thời gian của bạn. Vậy bạn có nên bỏ học? Ngồi ở phía sau và bí mật làm thẻ học? Đưa cho giáo viên của bạn cuốn sách này và yêu cầu họ thiết kế lại lớp học của họ cho phù hợp?

Hoặc đôi khi ta vẫn có thể thu được điều gì đó từ các khóa học ngôn ngữ trong những lớp học tiêu chuẩn?

Trong chương đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã khẳng định: Không ai có thể cho bạn một ngôn ngữ; bạn phải tự mình tìm kiếm lấy nó. Tôi vẫn bảo vệ tuyên bố đó của tôi. Không có khóa học ngoại ngữ nào có thể dạy cho bạn một ngoại ngữ mới mà bạn không cố gắng, cũng không có bất kỳ cuốn sách ngữ pháp, gia sư, bạn gái, hoặc chương trình máy tính nào có thể làm thế. Mỗi một nguồn tài liệu học ngoại ngữ đó đều chỉ đơn giản là thế: Một nguồn tài liệu. Cuối cùng, bạn sẽ phải thu thập những nguồn tài liệu đó, nạp chúng vào não bộ và biến chúng thành một ngoại ngữ.

Vì vậy, dù tôi cho rằng một số thứ có thể được cải thiện trong các khóa học điển hình, tôi cũng có một cảm giác tương tự với các cuốn sách ngữ pháp, và từ điển, thậm chí cả Google Hình ảnh và Anki.

THẾ CÒN NHỮNG LỚP HỌC “TỆ” THÌ SAO?

Nếu bạn không đặc biệt thích giáo viên hoặc lớp học của mình, vậy thì không có lý do gì để ở lại lớp học đó cả (trừ khi nó là lớp học bắt buộc, trong trường hợp này chắc bạn có thể tự cố gắng xoay sở qua lớp đó). Chỉ là hãy lưu ý một điều: Bạn có thể khám phá ra rằng mình sẽ thích các lớp học ngoại ngữ hơn một khi bắt đầu sử dụng flash card để nhớ mọi thứ mà bất cứ ai trong lớp nói. Hãy thử làm thế, và nếu vẫn không thích lớp học của mình, bạn nên rời đi và tự học.

Nhưng tôi chưa bao giờ khuyên bạn hãy vứt bỏ cuốn sách ngữ pháp, và tôi cũng sẽ không khuyên bạn bỏ lớp học ngoại ngữ1. Hoàn toàn ngược lại: Miễn là giáo viên của bạn đủ tốt và bạn thấy thích học, lớp học của bạn sẽ là một nguồn tài liệu tuyệt vời. Hãy học tiếp, đừng từ bỏ. Nó giống như một cuốn sách ngữ pháp biết đi, biết nói vậy. Mỗi lần đến lớp, bạn sẽ được tiếp xúc với một loạt quy tắc ngữ pháp và câu ví dụ mới, bạn nghe thấy từ mới và câu ngoại ngữ được đọc to lên và diễn tả bằng hành động, bạn có thể thử những quy luật ngữ pháp mới trong các bài tập nói và viết, thậm chí bạn có thể nhận được các bản sửa lỗi cho bài tập về nhà và bài kiểm tra của mình (cả hai đều là vàng ròng về mặt ngữ pháp, theo quan điểm của tôi).

1. Công bằng mà nói, tôi có nói với bạn rằng hãy vứt bỏ cuốn sách ngữ pháp của bạn đi, nhưng chỉ khi nó sử dụng những phiên âm theo kiểu “bông-dua” mà thôi.

Khi bạn đang ở trong lớp học, mục tiêu chính nên là đưa những thông tin bạn học được vào đầu mình. Hãy sử dụng thẻ có minh họa. Nếu bạn gặp phải một quy tắc ngữ pháp mới, hãy kiếm lấy một số câu ví dụ (nếu cần thiết, hãy nhờ giáo viên của bạn viết hộ) và tạo thẻ phù hợp, để bạn không bao giờ có thể quên các quy tắc đã học. Nếu bạn nhận được những bản sửa lỗi cho các bài tập về nhà của mình, hãy biến chúng thành thẻ học, để không bao giờ mắc phải những sai lầm tương tự như thế nữa.

Nếu làm điều này, và nếu bạn ôn lại thẻ học hằng ngày, bạn sẽ thấy rằng mình tiến bộ nhanh hơn nhiều so với bạn cùng lớp. Lớp học của bạn sẽ trở nên rất dễ dàng, và kết quả là bạn sẽ có nhiều thời gian dành cho mục tiêu ngoại ngữ của cá nhân bạn – học từ vựng, đọc sách, xem tivi, v.v.. – trong khi lớp học ngôn ngữ của bạn vẫn tiếp tục “đưa” cho bạn những thông tin mới.

Bất cứ khi nào tôi đang tham gia một lớp học và có kết nối Internet không dây (để truy cập vào Google Hình ảnh), tôi sẽ thường ghi chép trực tiếp vào Anki. Tôi sẽ làm thẻ cho mọi thứ chúng tôi thảo luận, và trong vòng một vài tuần, về cơ bản tôi sẽ ghi nhớ được mọi từ ngữ mà giáo viên từng nói.

Chiến lược này khiến bạn cảm thấy thực sự, thực sự thông minh, và đó là một cách tuyệt vời để sử dụng thời gian trên lớp một cách hiệu quả. Khi bạn biết làm thế nào để dạy cho mình một ngoại ngữ, một lớp học ngoại ngữ tốt là một món quà xa xỉ tuyệt vời; hãy tận hưởng từng phút của nó.

Ghi chú cuối cùng (về công nghệ)

Các kỹ thuật được mô tả trong cuốn sách này tận dụng nhiều công cụ dựa trên Internet, tất cả đều có xu hướng thay đổi, hỏng, hoặc cải thiện theo từng tháng. Nếu cố gắng sử dụng một trong những công cụ này và thấy rằng nó không hoạt động như đã miêu tả, hãy truy cập vào đây: Fluent-Forever.com/changes.

Tôi sẽ sử dụng trang này để theo dõi bất kỳ thay đổi lớn nào (và cung cấp các công cụ thay thế nếu cần thiết).

Ghi chú

Chương 1. Lời giới thiệu: Đâm, đâm, đâm

1. Tiếng Anh có 28% là tiếng Pháp và 28% là tiếng Latinh: Tiếng Anh thu nhặt từ vựng từ các ngôn ngữ này trong hai làn sóng lớn. Hầu hết các từ tiếng Pháp du nhập vào tiếng Anh ở thế kỷ XI trong cuộc xâm lược Anh của người Norman. Từ tiếng Latinh đến sau, cùng với những người Hy Lạp trong thời Phục Hưng. Dù thế nào đi nữa, nếu đang học một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Roman như tiếng Pháp, bạn sẽ nhận ra một số lượng rất lớn các từ tiếng Anh.

Chương 2. Tải ngoại ngữ vào trí nhớ: Năm nguyên tắc để ngừng quên

1. Chúng được xác định vào những năm 70 của thế kỷ XX: Nếu bạn muốn đọc thêm về các cấp độ xử lý, có hai bài nghiên cứu bạn nên đọc. Bài đầu tiên cung cấp một cái nhìn tổng quan, và bài thứ hai đào sâu hơn vào những lợi thế giúp trí nhớ của kết nối cá nhân (hay Self-Reference Eff ect): Robert S. Lockhart and Fergus I. M. Craik, “Levels of Processing: A Retrospective Commentary on a Framework for Memory Research,” Canadian Journal of Psychology 44, no. 1 (1990): 87–112; Cynthia S. Symons and Blair T. Johnson, “The Self-Reference Eff ect in Memory: A Meta-Analysis,” CHIP Documents (1997): Paper 9.

2. Hiện tượng này thậm chí cũng đúng kể cả khi hình ảnh chẳng có chút liên quan: Lưu ý rằng hình ảnh có liên quan sẽ hoạt động tốt hơn, vì vậy nếu cần phải học từ “apple”, bạn nên lấy hình ảnh quả táo. Nếu hình ảnh có nghĩa ngược lại với từ đang học (như “hot” với hình ảnh nước đá), bạn sẽ khó nhớ hơn nhiều. Bài tóm tắt tốt nhất về các công cụ này là: W. H. Levie and S. N. Hathaway, “Picture Recognition Memory: A Review of Research and Theory,” Journal of Visual/ Verbal Languaging 8 no. 1 (1988): 6–45.

3. Hermann Ebbinghaus: Nghiên cứu năm 1885 của Ebbinghaus giành được nhiều lời khen ngợi từ những học giả đương thời và các nhà tâm lý học hiện đại. William James – cha đẻ của ngành Tâm lý học Mỹ – gọi công trình của Ebbinghaus là “thực sự anh hùng” (James, William. The Principles of Psychology. New York: Dover Publications, 1950). Và câu mà tôi đã trích: “Cuộc điều tra xuất sắc nhất trong lịch sử tâm lý học thí nghiệm” đến từ cuốn sách của Duane Schultz, A History of Modern Psychology (Schultz, Duane P., and Sydney Ellen Schultz, A History of Modern Psychology. Australia: Thomson/Wadsworth, 2012). Nếu bạn muốn đọc thêm về sự “kiệt sức, đau đầu và đủ các triệu chứng khác” của Ebbinghaus, hãy tìm đọc cuốn sách được dịch sang tiếng Anh (Ebbinghaus, Hermann. Memory: A Contribution to Experimental Psychology. Translated by Henry Alford Ruger and Clara E. Bussenius. New York City: Teachers College, Columbia University, 1913).

4. Kết quả hai cách học khác nhau: Có nhiều nghiên cứu về học tập và thi cử, đến nỗi thật khó để chỉ ra cho bạn một hướng tìm hiểu cụ thể. Nếu là bạn (và muốn tìm hiểu thêm nữa), tôi sẽ bắt đầu với Henry L. Roediger và Jeff rey D. Karpicke, “The Power of Testing Memory: Basic Research and Implications for Educational Practice,” Perspectives on Psychological Science 1, no. 3 (2006): 181–210. Roediger và Karpicke tóm tắt hầu hết các nghiên cứu, và họ làm điều đó theo một cách (tương đối) thân thiện với người đọc.

Chương 3. Chơi với các âm

1. Những số liệu tốt nhất đến từ các nghiên cứu của người Mỹ và người Nhật: Patricia Kuhl là nhà nghiên cứu yêu thích của tôi trong lĩnh vực này, và bài nói chuyện TEDxtalk của bà, “The Linguistic Genius of Babies” (xem tại https://tinyurl.com/ TEDKuhl) là một bản giới thiệu tuyệt vời, dễ tiếp cận về dòng nghiên cứu này.

2. Những nghiên cứu hứa hẹn nhất về lĩnh vực này đến từ một tập hợp các nghiên cứu: Để đọc thêm về chủ đề này, hãy bắt đầu với James L. McClelland, Julie A. Fiez, và Bruce D. McCandliss, “Teaching the /r/–/l/ Discrimination to Japanese Adults: Behavioral and Neural Aspects,” Physiology & Behavior 77.4 (2002): 657–662. Đó là một nghiên cứu hấp dẫn. Họ đã đưa những người Nhật trưởng thành đạt mức nghe chính xác từ thấp khủng khiếp (50%) đến cao ngất tới 70-80% khi phân biệt “lock” và “rock”. Các đối tượng nghiên cứu vẫn không thể nghe ra sự khác biệt về L-R như người bản xứ (các nhà nghiên cứu khá tiếc về điều này), nhưng từ góc độ ngôn ngữ học, đó là một thành tích rất lớn.

3. Tiếng Anh cũng vận hành theo một bộ những quy tắc ổn định: Bạn có thể tìm thấy một giải thích chi tiết các quy tắc chính tả trong tiếng Anh thành 56 quy tắc nhỏ, đơn giản hơn tại Zompist.com/spell.html. Nếu nhắm mắt làm theo các quy tắc này, bạn cũng có thể dự đoán chính xác cách phát âm của bất kỳ từ tiếng Anh nào với độ chính xác 85%. Không tệ đối với một ngôn ngữ có đến bảy cách khác nhau để phát âm vần “ough”” (tough, cough, plough, though, thought, through, và hiccough).

Chương 4. Chơi với các từ, và bản giao hưởng của một từ ngữ

1. Khi tạo ra các hình ảnh, sẽ có ích nếu bạn có “đầu óc đen tối”: Cuốn sách của Joshua Foer là một cuộc dạo chơi bằng ngôn ngữ tuyệt vời, chưa kể đến việc nó còn là một câu chuyện tuyệt vời (Foer, Joshua. Phiêu bước cùng Einstein. Nhà xuất bản Trẻ, 2013).

Chương 5. Chơi với các câu

1. Có một quy tắc ngữ pháp rất tinh tế đang hoạt động ở đây: Bạn có thể để ý thấy rằng từ “mouse-infested” nghe cũng không đến mức tệ lắm, và quả thực vậy, Google NGrams (books.google.com/ngrams/) cho thấy có một lượng tương tự giữa các từ “mice-infested” và “mouse-infested” trong các tác phẩm văn học tiếng Anh. Với các từ số nhiều bất quy tắc thì có vẻ nói sao cũng được. Tuy nhiên, với những từ số nhiều có quy tắc, thì luật lệ rất chặt chẽ. Một từ như “rats-infested” chỉ đơn giản là không tồn tại trong tiếng Anh.

2. Nếu hỏi các nhà ngôn ngữ học làm thế nào trẻ con làm được điều này, hầu hết họ sẽ kể cho bạn biết về một cỗ máy học ngôn ngữ ẩn trong não chúng: Người đầu tiên đưa ra lý thuyết cỗ máy ngôn ngữ, Noam Chomsky, gọi nó là “language acquisition device” (thiết bị thu nhận ngôn ngữ). Lý thuyết này giải thích hai hiện tượng: Tại sao trẻ em rất giỏi học ngữ pháp, và tại sao ngữ pháp của các ngôn ngữ khác nhau lại giống nhau đến kỳ lạ. Ví dụ, khoảng 7.000 ngôn ngữ đều có chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Và nếu một ngôn ngữ đặt tân ngữ sau động từ (He eats fish), vậy thì nó sẽ sử dụng giới từ đứng trước (from the sea). Nếu, mặt khác, động từ đi sau tân ngữ (He fish eats), thì ngôn ngữ đó sẽ sử dụng giới từ đứng sau (the sea from). Có vài thứ tiếng không tuân theo quy tắc này, nhưng cực hiếm. Cứ như thể mọi ngôn ngữ đều bắt đầu với cùng một hệ thống ngữ pháp tổng quát và, bằng vài điều chỉnh nhẹ, hệ thống đó thành các thứ tiếng như Pháp, Anh, Trung.

Nếu Chomsky đúng, tức là trẻ em có thể nói về “rat-eaters” vì chúng đã được lập trình sẵn từ trong gen với ngữ pháp của mọi ngôn ngữ. Sau đó, chúng chỉ việc nghe cha mẹ mình nói, bật một vài công tắc trên thiết bị thu nhận ngôn ngữ (“Động từ, sau đó đến tân ngữ?”“Tân ngữ, sau đó đến động từ?”) Và thế là xong, chúng đã học được ngữ pháp.

Các nhà ngôn ngữ học khác sẽ chỉ ra rằng người châu Âu hay quan sát ngôn ngữ nhất, và rằng họ đã bỏ qua sự đa dạng của các ngôn ngữ ngoài châu Âu. Nếu quan sát kỹ hơn, họ sẽ tìm thấy hàng trăm ngôn ngữ đi ngược lại với các ngữ pháp chuẩn. Để tương thích với tất cả các ngôn ngữ này, chúng ta sẽ cần các thiết bị thu nhận ngôn ngữ được lập trình sẵn với lượng thông tin khổng lồ. Có lẽ trẻ em chỉ đơn giản giỏi phát hiện ra quy luật mà thôi.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn góc nhìn từ phía Chomsky, hãy xem thử cuốn sách tuyệt vời này của Steven Pinker, The Language Instinct: How the Mind Creates Language. New York: HarperPerennial, 2010. Nếu bạn muốn xem góc nhìn từ phía bên kia của cuộc tranh luận, hãy đọc Nicholas Evans và Stephen C. Levinson, “The Myth of Language Universals: Language Diversity and Its Importance for Cognitive Science,” Behavioral and Brain Sciences 32, no. 05 (2009): 429-448.

3. Không có loại bài tập rèn luyện quy tắc ngữ pháp nào… giúp người học bỏ qua bất cứ giai đoạn phát triển nào: Lưu ý rằng những giai đoạn phát triển không ngăn cản bạn ghi nhớ và sử dụng một vài cụm từ ở trình độ ngữ pháp tương đối khó. Bạn có thể học được một cụm từ như “Would you like some coffee?” trong vòng vài tuần đầu tiên học tiếng Anh, kể cả khi nó có chứa từ would, dạng câu điều kiện (khó) trong tiếng Anh. Nhưng không có nghĩa là bạn sẽ nói được một cách chính xác từ “would” trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

4. Người lớn học ngôn ngữ nhanh hơn trẻ em: Hãy đọc Ortega, Lourdes. Understanding Second Language Acquisition. London: Hodder Education, 2009, để hiểu về sự giống và khác giữa việc học ngôn ngữ của trẻ em và người lớn.

5. Có một công cụ cuối cùng bạn có thể dùng và nó là nơi mà tất cả mọi thứ đến với nhau – ngôn ngữ đầu ra: Lourdes Ortega tổng kết các nghiên cứu về ngôn ngữ đầu ra trong cuốn sách của mình. Về cơ bản, các nghiên cứu thường chỉ ra ngôn ngữ đầu vào là cần thiết, nhưng chưa đủ để học ngoại ngữ thành công. Dù có thể hiểu một ngôn ngữ rất tốt bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ đầu vào, bạn vẫn sẽ cần đến ngôn ngữ đầu ra để học cách nói và viết nó. (Bạn cũng phải quan tâm cả chất lượng ngôn ngữ đầu ra nữa. Có một nghiên cứu hấp dẫn trong cuốn sách của Ortega về việc này, trong đó một người Nhật cảm thấy hoàn toàn thoải mái với việc nói tiếng Anh sai ngữ pháp, nên không bao giờ tiến bộ được, mặc dù anh ấy thường xuyên giao tiếp với người bản ngữ và nói tiếng Anh liên tục.)

Chương 6. Trò chơi ngôn ngữ

1. Thực tế mà nói, có 10% khả năng chúng ta sẽ tự học được một từ mới khi bắt gặp nó: Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những lợi ích của việc đọc (và việc chúng ta học từ ngữ cảnh như thế nào), hãy đọc thử W. E. Nagy, P. A. Herman, và R. C. Anderson, “Learning Words from Context,” Reading Research Quarterly 20 (1985): 233–253.

Chương 7. Hồi kết: Những lợi ích và niềm vui từ việc học một ngoại ngữ

1. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra bạn không cần phải biết hai thứ tiếng ngay từ khi còn bé: Hãy thử đọc: Johan Mårtensson, et al, “Growth of Language-Related Brain Areas After Foreign Language Learning,” NeuroImage 63 (2012): 240-244. Đó là một trong những xác nhận đầu tiên về việc học ngôn ngữ thứ hai và việc biết hai thứ tiếng từ khi sinh ra trông rất giống nhau từ góc nhìn sinh lý học.

2. Họ giỏi sáng tạo hơn: Nếu bạn muốn thực sự nghiên cứu sâu về siêu năng lực của những người biết hai thứ tiếng, hãy bắt đầu với lời giới thiệu của Reza Kormi- Nouri, et al, “The Eff ect of Childhood Bilingualism on Episodic and Semantic Memory Tasks,” Scandinavian Journal of Psychology 49, no. 2 (2008): 93-109. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quát về tất cả các nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo của những người biết hai thứ tiếng.

3. Người già biết hai thứ tiếng sẽ có triệu chứng của bệnh mất trí nhớ muộn hơn năm năm: Một trong những nghiên cứu thú vị nhất là Gitit Kavé, et al, “Multilingualism and Cognitive State in the Oldest Old,” Psychology and Aging 23, no. 1 (2008): 70- 78. Nó dựa vào số lượng ngôn ngữ mỗi người biết, làm thế nào họ biết chúng…

Phụ lục 4

1. “Như cố gắng bóp cổ họng của mình”: Đây là một câu trích từ một video rất thú vị trên YouTube về âm A’yn (xem tại https://tinyurl.com/arabicayn). Người giáo viên trong video đó, Maha, có một chút nhầm lẫn khi nói đến vị trí của âm A’yn (nó thậm chí còn xa hơn về phía cổ họng chứ không chỉ dừng lại ở lưỡi gà), nhưng cô ấy đã làm rất tuyệt việc dạy bạn cách phát âm âm này, và sự nhiệt tình của cô ấy rất dễ truyền sang cho bạn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN