Thế giới như tôi thấy - Bàn về sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
160


Thế giới như tôi thấy


Bàn về sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc


Bài viết cho chương trình truyền hình của Bà phu nhân tổng thống Roosevelt Thưa Bà Roosevelt! Tôi xin cảm ơn Bà, vì Bà đã cho tôi cơ hội trình bày quan điểm của tôi về vấn đề chính trị quan trọng nhất này:

Trong tình trạng hiện nay của kỹ thuật quân sự, sự tin tưởng rằng, người ta có thể có được an ninh nhờ vũ trang cho đất nước mình, hoàn toàn chỉ là ảo tưởng. Về phía nước Mỹ, ảo tưởng này còn được khuyến khích đặc biệt bởi một ảo tưởng thứ hai là trước tiên thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử ở nước này. Người ta có xu hướng tin rằng, về lâu dài có thể đạt được ưu thế tuyệt đối về quân sự. Theo cách này, người ta tin là có thể làm cho bất cứ kẻ thù tiềm năng nào phải khiếp sợ, qua đó mang lại cho chính chúng ta và toàn thể nhân loại an ninh mà tất cả mọi người mong muốn tha thiết. Câu châm ngôn được chúng ta tin cậy trong suốt năm năm qua là: An ninh bằng sức mạnh vượt trội, dù phải trả bằng bất cứ giá nào.

Hậu quả của thái độ máy móc, kỹ thuật-quân sự và tâm lý này là không thể tránh được. Mọi hành động đối ngoại đều bị khống chế bởi quan điểm duy nhất: Chúng ta phải hành động như thế nào để trong trường hợp chiến tranh, có được ưu thế hơn hẳn so với kẻ thù? Đó là việc thiết lập các căn cứ quân sự tại tất cả các vị trí quan trọng về chiến lược trên trái đất, vũ trang và gia tăng sức mạnh về kinh tế cho các nước đồng minh tiềm tàng; ở trong nước, tập trung quyền lực tài chính khổng lồ vào trong tay quân đội, quân phiệt hóa giới trẻ, giám sát lòng trung thành của các công dân và đặc biệt của các quan chức thông qua hệ thống cảnh sát ngày càng trở nên hùng mạnh, đe dọa những người có tư duy chính trị độc lập, gây ảnh hưởng đến tâm trạng của dân chúng thông qua đài phát thanh, báo chí và trường học, cấm các khu vực thông tin đang phát triển viện cớ liên quan đến bí mật quân sự.

Những hậu quả tiếp theo: Cuộc chạy đua vũ trang vốn được xem là sự phòng ngừa giữa Liên Xô và Mỹ nay mang tính chất điên rồ. Ở cả hai phía, phương tiện giết người hàng loạt được sản xuất trong tình trạng dồn dập sôi động đằng sau những bức tường bí mật.

Trong triển vọng, bom H được xem như một mục tiêu có thể đạt được. Tổng thống long trọng công bố về sự phát triển nhanh chóng của nó. Nếu thành công, thì về mặt kỹ thuật, bom H có thể gây ra hiện tượng nhiễm phóng xạ cho bầu khí quyển và sự huỷ hoại toàn bộ sự sống trên trái đất. Điều khủng khiếp của diễn biến này chính là ở tính có vẻ tất yếu của nó. Mỗi bước tiến dường như là hậu quả không thể tránh được của người đi bước trước. Có thể thấy ngày càng rõ rằng, rút cuộc sẽ là sự hủy diệt tất cả.

Liệu có thể có giải pháp gì nói chung để cứu vãn tình hình do chính con người tự tạo ra này được hay không? Tất cả chúng ta và đặc biệt là những người có trách nhiệm về hành động của Mỹ và Liên Xô, cần phải học cách thừa nhận rằng, tuy họ đã kìm chế được kẻ thù bên ngoài, nhưng lại không có khả năng tự giải phóng mình khỏi tâm trạng do chiến tranh tạo ra. Không thể đạt được hòa bình thực sự, nếu người ta định hướng phương thức hành động của mình dựa vào khả năng có thể xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai, đặc biệt khi người ta ngày càng biết rõ rằng, một cuộc xung đột chiến tranh như thế có nghĩa là sự hủy diệt tất cả. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo của tất cả các hành động chính trị phải là: Chúng ta có thể làm được gì để tạo ra được một sự chung sống hòa bình, thỏa đáng trong khuôn khổ có thể giữa các quốc gia? Vấn đề đầu tiên là loại bỏ nỗi sợ hãi và thiếu tin tưởng lẫn nhau. Sự khước từ một cách long trọng đối với việc sử dụng bạo lực chống lại nhau (không chỉ là sự khước từ đối với việc sử dụng các phương tiện giết người hàng loạt) dĩ nhiên là cần thiết. Sự khước từ đó chỉ trở nên có hiệu quả, nếu nó gắn liền với việc áp dụng một cấp thẩm quyền hành pháp và tư pháp siêu quốc gia. Quyền quyết định về các vấn đề liên quan trực tiếp đến an ninh của các quốc gia, được chuyển giao cho cấp thẩm quyền này. Ngay một lời tuyên bố của các quốc gia về sự cộng tác trung thành để thực hiện một “Chính phủ thế giới hạn chế” như vậy, cũng sẽ làm giảm một cách đáng kể nguy cơ chiến tranh.

Rút cuộc, mọi sự chung sống hòa bình của con người, thứ nhất, dựa vào sự tin cậy lẫn nhau, thứ hai, dựa vào các thiết chế như tòa án và cảnh sát. Điều này có giá trị cả cho các quốc gia lẫn cho các cá nhân riêng lẻ. Nhưng, sự tin cậy chỉ dựa vào một mối quan hệ trung thực của “give and take” tức là của “cho và nhận”.

Nhưng sự tin cậy ấy có quan hệ ra sao với sự kiểm soát quốc tế? Giờ đây [so với lòng tin cậy lẫn nhau] sự kiểm soát quốc tế chỉ có thể có vai trò hữu ích thứ yếu với tư cách là một biện pháp cảnh sát. Người ta có thể thực hiện tốt vai trò này ở đây, mà vẫn không đề cao quá mức tầm quan trọng của nó. So với giải pháp “cấm rượu” [ở Mỹ], thì đây là việc đáng suy ngẫm.

Bài viết cho chương trình truyền hình của Bà phu nhân tổng thống Roosevelt Thưa Bà Roosevelt! Tôi xin cảm ơn Bà, vì Bà đã cho tôi cơ hội trình bày quan điểm của tôi về vấn đề chính trị quan trọng nhất này:

Trong tình trạng hiện nay của kỹ thuật quân sự, sự tin tưởng rằng, người ta có thể có được an ninh nhờ vũ trang cho đất nước mình, hoàn toàn chỉ là ảo tưởng. Về phía nước Mỹ, ảo tưởng này còn được khuyến khích đặc biệt bởi một ảo tưởng thứ hai là trước tiên thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử ở nước này. Người ta có xu hướng tin rằng, về lâu dài có thể đạt được ưu thế tuyệt đối về quân sự. Theo cách này, người ta tin là có thể làm cho bất cứ kẻ thù tiềm năng nào phải khiếp sợ, qua đó mang lại cho chính chúng ta và toàn thể nhân loại an ninh mà tất cả mọi người mong muốn tha thiết. Câu châm ngôn được chúng ta tin cậy trong suốt năm năm qua là: An ninh bằng sức mạnh vượt trội, dù phải trả bằng bất cứ giá nào.

Hậu quả của thái độ máy móc, kỹ thuật-quân sự và tâm lý này là không thể tránh được. Mọi hành động đối ngoại đều bị khống chế bởi quan điểm duy nhất: Chúng ta phải hành động như thế nào để trong trường hợp chiến tranh, có được ưu thế hơn hẳn so với kẻ thù? Đó là việc thiết lập các căn cứ quân sự tại tất cả các vị trí quan trọng về chiến lược trên trái đất, vũ trang và gia tăng sức mạnh về kinh tế cho các nước đồng minh tiềm tàng; ở trong nước, tập trung quyền lực tài chính khổng lồ vào trong tay quân đội, quân phiệt hóa giới trẻ, giám sát lòng trung thành của các công dân và đặc biệt của các quan chức thông qua hệ thống cảnh sát ngày càng trở nên hùng mạnh, đe dọa những người có tư duy chính trị độc lập, gây ảnh hưởng đến tâm trạng của dân chúng thông qua đài phát thanh, báo chí và trường học, cấm các khu vực thông tin đang phát triển viện cớ liên quan đến bí mật quân sự.

Những hậu quả tiếp theo: Cuộc chạy đua vũ trang vốn được xem là sự phòng ngừa giữa Liên Xô và Mỹ nay mang tính chất điên rồ. Ở cả hai phía, phương tiện giết người hàng loạt được sản xuất trong tình trạng dồn dập sôi động đằng sau những bức tường bí mật.

Trong triển vọng, bom H được xem như một mục tiêu có thể đạt được. Tổng thống long trọng công bố về sự phát triển nhanh chóng của nó. Nếu thành công, thì về mặt kỹ thuật, bom H có thể gây ra hiện tượng nhiễm phóng xạ cho bầu khí quyển và sự huỷ hoại toàn bộ sự sống trên trái đất. Điều khủng khiếp của diễn biến này chính là ở tính có vẻ tất yếu của nó. Mỗi bước tiến dường như là hậu quả không thể tránh được của người đi bước trước. Có thể thấy ngày càng rõ rằng, rút cuộc sẽ là sự hủy diệt tất cả.

Liệu có thể có giải pháp gì nói chung để cứu vãn tình hình do chính con người tự tạo ra này được hay không? Tất cả chúng ta và đặc biệt là những người có trách nhiệm về hành động của Mỹ và Liên Xô, cần phải học cách thừa nhận rằng, tuy họ đã kìm chế được kẻ thù bên ngoài, nhưng lại không có khả năng tự giải phóng mình khỏi tâm trạng do chiến tranh tạo ra. Không thể đạt được hòa bình thực sự, nếu người ta định hướng phương thức hành động của mình dựa vào khả năng có thể xảy ra một cuộc xung đột trong tương lai, đặc biệt khi người ta ngày càng biết rõ rằng, một cuộc xung đột chiến tranh như thế có nghĩa là sự hủy diệt tất cả. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo của tất cả các hành động chính trị phải là: Chúng ta có thể làm được gì để tạo ra được một sự chung sống hòa bình, thỏa đáng trong khuôn khổ có thể giữa các quốc gia? Vấn đề đầu tiên là loại bỏ nỗi sợ hãi và thiếu tin tưởng lẫn nhau. Sự khước từ một cách long trọng đối với việc sử dụng bạo lực chống lại nhau (không chỉ là sự khước từ đối với việc sử dụng các phương tiện giết người hàng loạt) dĩ nhiên là cần thiết. Sự khước từ đó chỉ trở nên có hiệu quả, nếu nó gắn liền với việc áp dụng một cấp thẩm quyền hành pháp và tư pháp siêu quốc gia. Quyền quyết định về các vấn đề liên quan trực tiếp đến an ninh của các quốc gia, được chuyển giao cho cấp thẩm quyền này. Ngay một lời tuyên bố của các quốc gia về sự cộng tác trung thành để thực hiện một “Chính phủ thế giới hạn chế” như vậy, cũng sẽ làm giảm một cách đáng kể nguy cơ chiến tranh.

Rút cuộc, mọi sự chung sống hòa bình của con người, thứ nhất, dựa vào sự tin cậy lẫn nhau, thứ hai, dựa vào các thiết chế như tòa án và cảnh sát. Điều này có giá trị cả cho các quốc gia lẫn cho các cá nhân riêng lẻ. Nhưng, sự tin cậy chỉ dựa vào một mối quan hệ trung thực của “give and take” tức là của “cho và nhận”.

Nhưng sự tin cậy ấy có quan hệ ra sao với sự kiểm soát quốc tế? Giờ đây [so với lòng tin cậy lẫn nhau] sự kiểm soát quốc tế chỉ có thể có vai trò hữu ích thứ yếu với tư cách là một biện pháp cảnh sát. Người ta có thể thực hiện tốt vai trò này ở đây, mà vẫn không đề cao quá mức tầm quan trọng của nó. So với giải pháp “cấm rượu” [ở Mỹ], thì đây là việc đáng suy ngẫm.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN