10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Phần 9
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
184


10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao


Phần 9


Tại sao chim bay được?

Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim. Nhưng tất cả các cỗ máy này đều thất bại vì không có được các cánh như chim để rời khỏi mặt đất. Thân chim hoàn toàn phù hợp với khả năng bay được của nó, xương chim lại nhẹ nhàng còn đẩu chim có một cấu tạo khoang chứa đẩy không khí tạo cho chim giảm được trọng lượng. Sự hô hấp nhanh đảm bảo cung cấp một lượng ôxy cho những cơ bắp ở lồng ngực chim tác động đến hoạt động của đôi cánh, có được như vậy thì chúng mới có thể cung cấp được nhiều năng lượng hơn. Nếu các cơ bắp và các lá phổi của chúng ta cũng hoạt động như vậy thì chúng ta sẽ mạnh lên hàng chục lẩn.

Những lông cánh sơ đẳng: Đó là những chiếc lông lớn ở đẩu cánh chim, ở chim bồ câu là những chiếc lông dài nhất, chúng bảo đảm tạo ra được sức đẩy và hướng bay cho chim.

Những chiếc lông cánh thứ yếu: Phẩn sau cánh chim tạo nên bởi những chiếc lông này. Những lông cánh thứ yếu lại được bao phủ bởi những lông mình.

Những chiếc lông làm bánh lái: Chim sử dụng lông dưới để điều khiển đường bay của chúng cũng như để hãm lại. Khi một con chim bồ câu bay qua bay ngang qua một vùng nhiều cây cối nó sẽ xoè lông đuôi ra để bay ngoằn nghèo giữa những cây cối đó. Trên vùng cây thưa, chúng sẽ gập những chiếc lông đuôi lại.

Lông chim và xương chim: Nói cho đúng, mỗi chiếc lông chim là một chiếc ống trung tâm với hàng trăm những sợi tơ. Những sợi tơ này liên kết lại với nhau trên các lông cánh nhờ những chiếc móc tạo nên một mặt nhẵn. Trên mình chim là lông chim và những sợi tơ rời móc lại với nhau trông bù xù có tác dụng chống rét cho chim.

Những loài chim bay xa nhất cũng là những con có trọng lượng của cơ thể nhẹ nhất. Xương của cánh một con chim rất nhẹ nên cũng giảm được trọng lượng cơ thể. Những xương này lại được tăng cường bởi một mạng xương ngang khiến cho độ cứng chắc của chim càng được tăng cường. Những loại chim lặn chân viền và những loài chim lặn khác đều có bộ xương đặc nên chúng có thể chìm sâu dưới nước một cách dễ dàng, những con không có khả năng bay cũng vì thế mà không thể cất cánh được.

Vì sao có động vật ngủ đông, có động vật không ngủ đông?

Hàng năm cứ vào đẩu mùa đông rất nhiều con vật biến mất khỏi mắt chúng ta. Một số con di cư, một số con khác thì chìm vào giấc ngủ sâu. Các nhà khoa học đặt tên cho giấc ngủ mùa đông là “sự ngủ đông”. Thế nhưng vẫn có một số loài như: chuột đồng, chim sẻ. lại đi kiếm ăn khắp nơi như không hề hay biết mùa đông?

Người ta chia động vật làm hai loại: máu lạnh và máu nóng. Loài máu lạnh là động vật có nhiệt độ thay đổi, là các động vật ngủ đông. Theo như tên gọi, loài động vật có nhiệt độ thay đổi có đặc tính là thân nhiệt của chúng thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài. Khi nhiệt độ bên ngoài cao, nhiệt độ cơ thể của chúng cũng cao, các hoạt động sinh lý do đó cũng mạnh và biểu hiện khá sôi động. Vào mùa thu khi nhiệt độ hạ thấp, các hoạt động sinh lý của chúng yếu dẩn, thậm chí không cẩn hoạt động. Do vậy chúng trốn đi ngủ. Đối với loài gấu thì một sự nghỉ ngơi kéo dài không tương đương như một trạng thái thực sự của một giấc ngủ lịm mà nói đúng hơn đó chỉ là sự nghỉ ngơi lười biếng trong mùa đông mà thôi. Suốt trong thời gian này nói đúng hơn là con vật đã thiu thiu ngủ nhưng không hề giảm bớt bất cứ một chức năng trọng yếu nào và nó cũng chẳng từ bỏ việc khuấy động đôi chân, đôi tay của nó để khỏi bị chết cóng hoặc thực hiện cả những việc làm còn quan trọng hơn đó là đẻ con. Cả con mac-mot cũng vậy, trong trường hợp nó đang ngủ thực sự, vẫn thỉnh thoảng động đậy cơ thể. Ngược lại con sóc phải ngủ liên tục không ngừng từ bảy đến tám tháng. Phải nói kỷ lục ngủ thế giới thuộc về loài sóc bé nhỏ ở châu Á nó là con sóc túi má ngủ trong bảy tháng mùa đông cộng với hai tháng hè để sống qua những mùa hạn hán.

Đối với loài vật có nhiệt độ cơ thể không thay đổi, để giữ nhiệt độ cơ thể không đổi, chúng phải hoạt động liên tục trong mùa đông hoặc di cư đến những vùng có nhiệt độ ấm áp để trú qua mùa đông, để giảm sự tổn thất nhiệt lượng do sự lạnh lẽo của mùa đông. Vì vậy có những con vật như chó chẳng hạn, một giống ở vùng đồng cỏ Bắc Mỹ chỉ ngủ một tuẩn lễ.

Loài vật có thể nhịn ăn bao lâu?

Trong những trường hợp đặc biệt loài vật không thể tìm được thức ăn cho chúng. Vậy chúng sẽ nhịn đói được bao lâu?

Ta đã biết đến loài rệp giường và hải quỳ. Loài rệp giường nhiều khi để cái bụng rỗng của chúng tới nửa năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng các con của nó, những ấu trùng rệp (khi sống trong nhà thường gây cho con người ta khó chịu cũng không kém gì rệp trưởng thành) khi cẩn thiết, tức là nhà không có ai ở, có thể nhịn ăn tới một năm rưỡi.

Hải quỳ không giống rệp nhưng cũng có thể nhịn đói lâu được tới ba năm. Người ta đã nhiều lẩn thấy được điều đó trong các bể nuôi. Trong trường hợp như vậy hải quỳ “gẩy đi” rất nhanh; trọng lượng giảm xuống tới mười lẩn. Nhưng chỉ cẩn cho nó ăn là lập tức nó tham lam nuốt vội vàng ngay. Chỉ sau mấy ngày là hải quỳ béo lên rất nhanh, đến mức có thể trông thấy được. Ta khó có thể tin được là nó có thể nhịn ăn lâu đến như vậy được.

Khi hải quỳ thèm ăn, nó nuốt bất kỳ thứ gì, thậm chí cả những thứ không ăn được hoặc sẽ hại đối với nó. Một con hải quỳ bị đói có lẩn đã nuốt cả một cái vỏ chai lớn. Cái vỏ chai bị nuốt vào bụng nằm ngang chia dạ dày thành hai phẩn trên và dưới. Thức ăn ở miệng vào không xuống được phẩn dưới dạ dày. Người ta nghĩ rằng hải quỳ sẽ chết. Nhưng nó đã tìm ra lối thoát: ở cái đế đúng chỗ “bông hoa” biển bám trên đá mở ra một cái họng không răng, một cái mồm mới một cái lỗ ở bên hông con hải quỳ. Nhưng chẳng bao lâu sau chung quanh cái lỗ đó đã mọc lên các xúc tu. Thế là con hải quỳ đó có hai mồm, hai dạ dày.

Khó có loài động vật phàm ăn nào sánh kịp được với loài bét. Chúng hút máu đủ các loài động vật khác nhau, hút nhiều đến nỗi to phình ra không biết bao nhiêu mà kể. Con bét chó sau khi hút máu no nặng hơn lúc nó còn đói tới hai trăm hai mươi lẩn. Còn con bét bò trong ba tuẩn, kể từ khi phát triển từ ấu trùng đến bét trưởng thành đã tăng đến một vạn lẩn.

Nhưng cũng rất lạ là sau khi ăn uống phàm phu đến mức độ như vậy mà các con bét có thể nhịn đói tới hàng năm trời. Để kiểm tra xem chúng có thể không ăn được bao nhiêu lâu: các nhà bác học đã đem cắt các vòi miệng của nó đi; triệt điều kiện hút máu. Nhưng con bét bò sau khi qua phẫu thuật đã sống tại phòng thí nghiệm một năm, hai năm, ba năm. Người ta quên mất đi không buồn chờ thêm bao giờ chúng mới chết. Nhưng chúng vẫn chưa chịu chết. Vẫn sống sang năm thứ năm, rồi năm thứ sáu và thứ bảy. Thậm chí còn hơn thế nữa.

Vậy là người ta biết đến tổ tiên nhỏ bé của các chú bét nhỏ phá kỷ lục thế giới.

Loài Khủng long có thật hay không?

Những con Khủng long sống trên Trái đất cách đây tới hai trăm triệu năm và đã biến mất khỏi Trái đất của chúng ta khoảng chừng sáu mươi lăm triệu năm.

Con người chỉ xuất hiện sau đó một vài nghìn thế kỷ cho nên cũng chưa bao giờ có thể tận mắt nhìn thấy một con khủng long sống. Tuy vậy những con thằn lằn to lớn khủng khiếp vẫn luôn luôn là một phẩn của trí tưởng tượng của chúng ta nếu như xét đoán qua hàng nghìn loài sinh vật Rồng sinh sống ở những miền khí hậu khác nhau và cũng là thế giới về những câu truyện thẩn thoại, truyền thuyết.

Vậy tại sao loài khủng long này không còn tồn tại nữa? Có rất nhiều giả thuyết. Một số người cho rằng ngày xưa trên Trái đất đã xảy ra sự lạnh lẽo ghê ghớm, ngược lại một số khác lại cho rằng sự biến mất của loài khủng long là hậu quả của sự va chạm giữa Trái đất với một tiểu hành tinh lớn gây ra một đám cháy khổng lồ trên mặt đất.

Tuy vậy cũng có nhiều thông tin có giá trị của các nhà khoa học cho chúng ta những hiểu biết nhất định về chúng. Như phát hiện về một mảnh xương sọ của một con khủng long khổng lồ ăn thịt ở phía Tây Nam Maroc của nhà cổ sinh vật học Paul Sereno thuộc trường Đại học Chicago. Đây là một hoá thạch của loài khủng long lớn nhất sống ở châu Phi cách đây chín mươi triệu năm khi ở miền này nằm rải tác những cây tùng bách và bị chia cắt bởi nhiều dòng sông. Ông đã thông báo về kích thước bộ xương sọ là 152,4 cm, chiều dài 101,6 cm về con Carcharo dontosaurus saharicus, loài khủng long có cấu tạo bộ răng ăn thịt ở sa mạc Sahara. Con này có đẩu to bằng hoặc to hơn đẩu con Tyranosaurus gẩn đây được công nhận là con khủng long chúa tể ăn thịt trên Trái đất thuộc họ thằn lằn rất to lớn và nguy hiểm sống ở Địa Trung Hải giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. (Khủng long Carcharo dontosaurus saharicus nặng chừng 8 tấn, dài 13,71 m).

Các nhà khoa học cổ sinh vật học Tây Ban Nha và Pháp thuộc Viện Khoa học tiến hoá Montfellier đồng thời cũng tìm thấy 300 quả trứng ở tỉnh Lerida của Tây Ban Nha. Đây là nơi thằn lằn cái thường tìm đến đẻ trứng, một trong những phát hiện quan trọng nhất tìm thấy trên thế giới nằm trên bờ biển kề liền với đại dương. Trên một lớp sành rất nông màu đỏ có 19 tổ trứng, mỗi tổ cách nhau khoảng 2,5 m cách đây khoảng 70 triệu năm. Trong mỗi tổ có từ 1 đến 7 quả trứng chỉ có một quả còn nguyên vẹn, những quả khác đã vỡ thành nhiều mảnh. Một số quả có dạng hình cẩu kích thước 20 cm. Trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ thì không còn quả trứng nào còn giữ được phôi nữa, theo dòng thời gian phẩn bên trong đã bị tiêu tan.

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 – 25 độ C

Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa nước ấm thích điều đó, trong khoảng từ mùa hè đến mùa thu đối với các loại cá này rõ ràng là thời gian sống lý tưởng.

Sau khi trời chuyển lạnh, các loài cá như cá đục, cá bơn, cá hoạt, cá hàm tìm đến vùng biển sâu để tránh lạnh. Sau khi biển ấm trở lại chúng lại tìm quay về vùng biển cạn. Khi mùa đông lạnh lẽo đến, cá lẩn hồi đi kiếm ăn ở khắp mọi nơi, vừa đi vừa tìm kiếm vùng biển ấm thích hợp với cuộc sống của chúng hơn.

Vì các lý do vừa kể trên, đại đa số các loài cá từ mùa xuân đến mùa thu hay bơi gẩn bờ, vì đó là lúc đại đa số các loài cá đang đi kiếm ăn nên đi câu thì sẽ được nhiều cá. Còn nếu muốn câu được nhiều cá đục vào mùa đông, nên đi thuyền câu ở vùng biển nước sâu. Còn vào lúc trời ấm, tốt nhất nên đi câu gẩn bờ, vì thường lúc này, cá thường quay về vùng bờ biển cạn để kiếm ăn và sinh đẻ. Cho nên khi đi câu thì phải tuỳ tình hình mà dùng các phương pháp khác nhau.

Tại sao hoa Ngu Mỹ Nhân được coi là tuyệt sắc giai nhân?

Ngu Mỹ Nhân là thảo mộc sống 1 2 năm, thân thẳng, phân cành tơ nhỏ, thân cao 30 – 90 cm. Lá hỗ sinh, mùa hè nở hoa, hoa bao hình vát tròn, mọc đơn ở ngọn cành. Trước lúc chưa nở, nụ hoa gục xuống, thân cây gẩy yếu như không chịu nổi sức nặng nên uốn cong, đến khi hoa nở, thân hoa vút đứng thẳng, lúc này hai nhánh lá dài mềm như lông tự động rụng xuống.

Cánh hoa Ngu Mỹ Nhân thường có bốn cánh, hai lớn hai nhỏ tạo nên một sự đùm bọc khéo léo và khăng khít, cánh hoa mỏng như sa, dạng nửa trong suốt, mẩu sắc diễm lệ: hồng, tím đỏ, tím sẫm, trắng… chóp cành hoa màu trắng lấp lánh ánh bạc. Trừ cánh hoa đơn ra còn có giống hoa cánh chồng và có rất nhiều các màu sắc biến hoá pha trộn, như hoa đỏ viền trắng, hoa trắng viền đỏ.

Thân hoa rất mềm yếu, bông hoa lại hơi to. Chỉ một làn gió nhẹ nó đã đu đưa như những cánh bướm chập chờn. Mỗi cành chỉ có một hoa và hoa chỉ rực rỡ có hai ngày nhưng vì cây của nó có rất nhiều cành cho nên có rất nhiều hoa. Nụ hoa Ngu Mỹ Nhân cúi đẩu trông như thiếu nữ cúi đẩu trẩm tư. Mỗi độ hoa nở thì đúng là trăm hoa đua sắc đẹp như tiên nữ giáng trẩn vậy.

Hoa Ngu Mỹ Nhân còn mang các tên khác như: Lệ Xuân Hoa, Lệ Xuân Thảo, Tiên Nữ Hoa… Người ta đã đem nó để so sánh với Ngu Cơ, người đẹp tuyệt sắc giai nhân thời cổ với Mẫu Đơn quốc sắc thiên hương. Vì vậy nó mang tên là Ngu Mỹ Nhân.

Nguồn gốc của loài hoa Ngu Mỹ Nhân này là ở vùng bắc ôn đới châu Âu, là cây họ Anh Túc, hình thái tập tính và quả thực cũng giống với hoa Anh Túc. Trong cơ thể chúng cũng có “chất sữa”. Nhưng chất sữa của hoa Ngu Mỹ Nhân và chất sữa của hoa Anh Túc khác nhau, khác nhau ở chỗ là nó không có chất thuốc phiện. Toàn bộ thân cây có thể làm thuốc, lấy hoa trưng cất hoặc pha trà uống có thể trị ho, quả của nó có thể dùng để chế thuốc trị tả.

Tại sao hoa Tulip có tên gọi là Uất Kim Hương?

Hoa Tulip có vẻ đẹp sang trọng và lịch sự, hoa nổi hình kim hoặc hình chén, bông to và rất đẹp, hoa bọc sáu cánh, chia làm ra hai hàng trong ngoài; hoa có nhiều màu sắc khác nhau và hương thơm ngào ngạt, bên ngoài hoa giống như hoa sen, lại giống hoa Mẫu đơn. Trong thế giới các loài hoa chắc không có loài hoa nào so bì được với màu sắc kỳ diệu của hoa Tulip.

Hoa Tuliplà hình ảnh tượng trưng cho đất nước Hà Lan. Ngoài ra nó còn được trồng nhiều ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hungari và Iran.

Thật ra quê hương của hoa Tuliplà ở cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, nó được gọi là hoa Uất Kim Hương, ở đó đến nay vẫn sinh trưởng không ít loài hoa Uất Kim Hương hoang dã. Hơn 2000 năm về trước, Uất Kim Hương được truyền đến từ vùng Trung Á và được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tương truyền, vào thế kỷ XVI, một vị sứ giả người Áo tại Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy hoa Uất Kim Hương có sắc màu diễm lệ, bèn lấy một số cây mang về Virana và từ trong cung đình Virana một người thợ vườn Hà Lan lại lấy mang về Hà Lan.

Hoa Uất Kim Hương đẹp và có màu sắc diễm lệ, tao nhã và quý phái. Sau khi người Hà Lan phát hiện và say mê trước vẻ đẹp của chúng, hoa Uất Kim Hương đã rất được yêu thích và ưa chuộng và nó được nổi tiếng trên khắp đất nước Hà Lan với tên gọi Tulip. Hoa Tuliptrở thành loại hoa có giá trị rất cao. Có chuyện ở một đường phố Amutstan, vào thời hoa đắt nhất, giá ba cây hoa Tulipbằng một căn phòng đẹp!

Hiện nay, đất nước Hà Lam đã trở thành nước xuất khẩu hoa Tuliplớn nhất trên thế giới, nó được xuất tới những 125 quốc gia trên thế giới.

Tại sao Trầm Hương là loại cây danh giá?

Trẩm Hương là cây kiều mộc xanh quanh năm dòng Thuỵ hương, cũng có tên là “Già nam hương”, “Kỳ nam hương”, lá da thuộc, dạng trứng hình kim tẽ ra, nhẵn bóng, hoa mẩu trắng, hoa xếp hình dù.

Nguồn gốc của Trẩm Hương là ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam v.v… và một số vùng khác nữa, ruột gỗ là một trong những hương liệu đậm đà rất nổi tiếng. Học thuật Đông y dùng dẩu rễ cây có màu cọ đen hoặc cành sau khi gia công thành vị thuốc, tính ấm, vị đắng, có công hiệu trị giáng khí chỉ đau, chủ trị hen xuyễn, buồn nôn, đay dạ dày v.v… và nhiều chứng bệnh khác.

Xưa Trẩm Hương có nhờ nhập khẩu, giá trị rất đắt. Sau thời Tống, Nguyên, ở Đông Quản tỉnh Quảng Đông đã xuất hiện một giống Trẩm Hương khác gọi là Thổ Trẩm Hương, vì nó chủ yếu sản xuất ở Đông Quản, nên cũng có tên là “Quản hương”. Người ta trồng cây này dùng để lấy trẩm, phương pháp lấy trẩm là cưa đi một đoạn cây thích hợp, chỉ còn để lại mặt cắt của phẩn rễ, để cho vài năm bắt đẩu khai thác trẩm. Khi đục trẩm dùng cây đục gỗ dài, chỉ đục thành hoa văn như răng ngựa, sau đó dùng đất phủ lên, để cây tiếp tục lớn. Mỗi năm vào kỳ thu đông lại đục trẩm một lẩn, cây càng già, hương càng tốt, hương tốt nhất là ở các mảnh vụn khi đục. Quản hương từ Quảng Châu xuất khẩu ra nước ngoài qua cảng Cửu Long (Hồng Kông) nên cảng này có tên là Hương Cảng.

Trẩm Hương là giống cây nhiệt đới, chỉ có ở một số vùng nhất định. Trẩm Hương sản xuất ở đảo Hải Nam có chất lượng tốt nhất.

Tên Trẩm Hương vì đâu mà có? Nếu bỏ Trẩm Hương xuống nước thì bị chìm ngay, khi đốt cháy có mùi thơm nồng nàn, nên có tên này. Sáp gỗ thơm cất thành cao, mẩu đen, thơm ngát, cho vào nước bị chìm, nên gọi là Trẩm Hương, có loại nửa nổi nửa chìm thì gọi là Hương.

Trẩm Hương còn có một tên khác là “Ưng mọc” do hoa của nó có hình giống chim ưng.

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan hệ đến sự biến hoá của các kích thích tố nào đó cùng với sự thay đổi về vật chất hoá học. Vào đẩu mùa thu, kích thích tố tách rời chất A-xít và các chất khác tích tụ vào lá cây, lá bắt đẩu biến màu vàng, lá cây mang diệp lục tố, nước, đạm, prôtit và các hợp chất hữu dụng về cho cành, cho rễ để rồi tự mình nhận sự khô héo và diệt vong. Cũng như vậy, tế bào đặc thù của cuống lá cũng dẩn dẩn suy yếu, thế là mỗi khi có mưa, gió, chúng dễ dàng bị đứt lìa.

Các nhà thực vật học cho biết: màu sắc lá mùa thu có lúc nhạt, lúc đậm, nó phụ thuộc vào lượng mưa và tuyết rơi. Nếu như gặp năm hạn hán, thì sự thay đổi của lá không lớn lắm, lá sẽ rụng sớm hơn, đó là do chúng muốn giữ nước cho cây, tích trữ chất dinh dưỡng cho cây, rụng lá có thể là nước cờ “thí tốt giữ xe” của loài cây. Đấy là một trong những thủ đoạn giữ mình của các loài thực vật và đấy cũng là một trong những đặc điểm của tạo hoá. Có một số lá xanh lại biến thành màu đỏ sau khi trời lạnh dẩn. Người Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ chờ những ngày thu tới để đến Hương Sơn ngắm lá đỏ, toàn bộ một vùng núi non trải một màu vàng đỏ rực rỡ.

Làm thế nào để xác định tuổi của cây?

Tại những vùng có khí hậu có tính biến hoá rõ ràng về mùa vụ, ở trong bộ mộc chất thứ sinh trong cây thực vật họ mộc bản sống lâu năm, mỗi năm đều hình thành đường viền hoa văn có biên giới rõ ràng, gọi là vòng đời, cũng có tên là vòng sinh trưởng hay tẩng sinh trưởng, là căn cứ để xác định tuổi của cây.

Sự hình thành của bộ thứ sinh mộc chất, là kết quả của hoạt động hình thành tẩng mà hoạt động của tẩng hình thành lại chịu ảnh hưởng của khí hậu có tính mùa vụ, đặc biệt là ở những vùng ôn đới và nhiệt đới có thời tiết khô, ẩm. Ví dụ như ở vùng ôn đới, từ mùa xuân đến mùa hạ, khí hậu lúc này rất thích nghi cho sự phát triển của cây cối, tế bào của tẩng hình thành phân biệt rất nhanh chóng, sinh trưởng mau chóng, hình thành tế bào bộ mộc chất, rỗng xốp vách mỏng, sợi tơ ít, ống dẫn chuyên chở thuỷ phân rất nhiều, gọi là gỗ mùa xuân. Đến mùa thu, hoạt động của tế bào bộ mộc chết, chặt chẽ vách dày, tơ sợi nhiều, ống dẫn ít, gọi là gỗ mùa thu hoặc là gỗ muộn.

Chất gỗ mùa xuân xốp mềm, màu hơi nhạt, chất gỗ mùa thu chắc chắn, màu sắc đậm hơn. Gỗ xuân và gỗ thu, ôm nhau thành một vòng tròn, đấy chính là “vòng đời” vòng của một năm tuổi của cây gỗ. Cứ mỗi một năm là một vòng, đếm bao nhiêu vòng là biết ngay tuổi của chúng là bao nhiêu.

Không phải tất cả các cây gỗ đều có vòng đời, như thực vật lá đơn chẳng hạn, vì không hình thành tẩng, nên không có vòng đời. Ở các vùng nhiệt đới do mùa vụ không đủ nên tế bào sản sinh của tẩng hình thành rất nhỏ, nên vòng đời thường không rõ ràng, có lúc có nơi do địa tẩng hoạt động dữ dội. Tẩng hình thành khác đi, mỗi năm có thể sinh ra mấy vòng đời, đây gọi là vòng đời giả, như cam quýt, mỗi năm có thể sinh ra ba vòng đời, có những khi do khí hậu đột biến, chịu ảnh hưởng của sâu hại, cũng có thêm các vòng đời giả. Vậy thì nếu cứ tính vòng đời mà ra tuổi của cây thì phải trừ đi các vòng đời giả và thế là chúng ta chỉ có được một con số gẩn đúng về tuổi của cây.

Tại sao nói “Cây to rễ sâu”?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m; cây Bồ Công Anh sống nơi hoang dã, khi thân cao tới 20 cmthì rễ cây đã cắm sâu xuống hơn 1 m đất rồi. Rễ cây cổ Linh lăng sống ở sa mạc thì sâu những 12 m. Rễ cây Bồ Pa-ácba ở châu Phi chu xuống đất địa tẩng sâu những 30 m.

Rễ của thực vật không những cắm rất sâu mà còn rất rộng nữa. Rễ rất nhiều đồng thời diện tích bao phủ cũng tương đối lớn. Loại cây Mạch đen sống ở Xibêri có những 14.000 rễ nhỏ, chiếm 225 m2 đất. Trên các rễ nhỏ còn có mọc hàng 15 tỷ rễ tu, tính sự tiếp xúc của diện tích rễ tu với đất thì phải đến 400 m2.

Hệ thống rễ của cây gỗ cũng rất vĩ đại. Tổng diện tích của chúng vượt xa so với diện tích che phủ của lá và cành. Thường là gấp 5 đến 15 lẩn diện tích che phủ.

Tất cả những rễ to, rễ con, rễ tu đều giống như triệu triệu bàn tay nhỏ, nắm chặt lấy đất, giữ cho thân cây đứng vững chắc trên mặt đất, đồng thời giữ cho đất khỏi bị nước cuốn trôi. Ngoài tác dụng giữ vững cây, chúng còn có nhiệm vụ tìm kiếm, hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Rễ của thực vật bị thu hút bởi sức hút của quả đất nên sinh trưởng trong đất gọi là tính hướng địa, rễ có đặc tính mọc theo hướng nước ẩm gọi là tính hướng thuỷ. Thực vật hút được thuỷ phẩn và dinh dưỡng là hoàn toàn nhờ vào các rễ tu (mao). Chúng không ngừng mở rộng, cắm sâu xuống lòng đất tìm kiếm thức ăn, nước uống cho cây.

Rễ tu rất bé, dài nhất cũng chỉ 7 8 mm, nhưng chúng lại rất nhiều, người ta tính trên 1 mm2 rễ, đậu Hà Lan có hơn 220 rễ tu. Những chiếc rễ tu này như những chiếc “máy bơm” nhỏ, không ngừng hút nước và dinh dưỡng từ trong lòng đất, cung cấp sự sống cho cây, cành, lá, cho hoa và quả.

Chúng ta phải làm sao để bảo vệ môi trường?

Khí hậu nóng lên, tẩng ozon bị thủng, những cơn mưa axit, các chất thải có hại, những sinh vật sống hoang dã đã bị huỷ diệt cũng như bẩu khí quyển, nguồn nước, đất đai bị ô nhiễm. Những vấn đề kể trên đều là hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm môi trường toàn cẩu mà hiện nay chúng ta đang phải đối mặt. Đứng trước những vấn đề trên, chúng ta phải làm gì?

Bảo vệ môi trường, mọi người đều có trách nhiệm, mỗi một người đều có rất nhiều việc để làm, chẳng hạn như: tôn trọng mọi quy định về việc nghiêm cấm vứt lung tung các loại chất thải, đổ chất thải vào nơi chỉ định hoặc thùng chứa, trong học tập và làm việc hết sức tiết kiệm đồ dùng văn phòng và các loại văn phòng phẩm, chống sử dụng lãng phí; phải nắm bắt được cách sử dụng và những việc cẩn chú ý của các loại sản phẩm nguy hiểm và các chất hoá học, không được tự ý di chuyển; cẩn hạn chế không dùng các loại chất phun như chất phun diệt trùng, chất phun khử mùi, phun sơn, phun keo. bởi vì việc sử dụng các thứ này sẽ thải vào trong không khí những chất cacbuahydro flo clo; tránh sử dụng cốc uống nước, hộp cơm, túi nilon, bỉm dùng một lẩn, dùng cốc sứ, hộp giấy túi vải để thay thế. Như vậy mới có thể làm giảm lượng rác, giảm nhẹ áp lực của công việc xử lý rác, lựa chọn mua những trang phục không phải giặt khô bởi vì giặt khô cẩn đến những chất có hại, không được tự ý bắt giết các loài động vật sống hoang dã, không tự ý bắt và giết những loài côn trùng, cá, chim có ích, nhất là ếch vì một con ếch trung bình một năm có thể ăn 15.000 con côn trùng, trong đó chủ yếu là côn trùng có hại; yêu cây cỏ, thông qua 2 bàn tay của chúng ta tô điểm cho thành phố màu xanh làm cho thành phố trở thành một vườn hoa lớn. Những ví dụ trên đây tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng chỉ cẩn mọi người bắt tay vào, cùng cố gắng thì những chuyện nhỏ không đáng kể này cũng sẽ có tác dụng đối với việc cải thiện ô nhiễm môi trường. Chỉ cẩn chúng ta bắt tay từ việc tiết kiệm nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm, điều chỉnh phù hợp với cách sống của mình thì chúng ta đã có thể cống hiến một phẩn cho việc bảo vệ Trái đất.

Vì sao trong sa mạc có nấm đá?

Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như những cây nấm đá, có hòn cao đến 10 mét. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đẩu” nặng nề của chúng thật là thú vị. Chúng là kiệt tác của nhà điêu khắc nào vậy? Của nhà điêu khắc vô danh – gió trong sa mạc.

Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gẩn mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hẩu như toàn bộ sỏi đều tập trung ở tẩm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phẩn nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 centmét, trong đó phẩn cực lớn hẩu như bay sát mặt đất.

Vì vậy khi những cơn gió cuốn sỏi cát bay qua, phẩn dưới của tảng nham thạch cô lập giữa sa mạc bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá huỷ tương đối nhanh. Còn phẩn trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn sẽ diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, quá trình này dẩn dẩn hình thành nên “nấm đá” có phẩn trên thô lớn, phẩn dưới nhỏ.

Nếu phẩn dưới của nham thạch mềm, phẩn trên cứng chắc thì thậm chí ở những chỗ không bị gió cát mài mòn, chỉ dưới tác dụng phá hoại của các lực trong tự nhiên khác, tảng nham thạch cũng sẽ bị tạc thành nấm đá.

Tiếng hát từ sa mạc do đâu?

Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông Cổ. Sa mạc Đơn Hoàng của Trung Quốc cũng có những âm thanh lạ lùng, khi thì giống tiếng nhạc, tiếng hát, có lúc lại giống tiếng trống, tiếng sấm.

Đến nay, theo các nhà nghiên cứu, trên thế giới có khoảng 30 sa mạc biết “hát” ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Những tiếng vọng này có nhiều âm điệu khác nhau, chưa thống kê được loại âm điệu nào có nhiều hơn, vì vậy các nhà nghiên cứu khi thì gọi là tiếng hát, khi thì gọi là âmvang, tiếng rền. Nhưng nói chung, gọi là tiếng “hát” thì nhiều hơn. Nhưng điều gì đã tạo nên những tiếng “hát” này?

Từ một thế kỷ nay, các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra nhiều lời giải thích về hiện tượng “sa mạc phát âm” này. Qua nhiều so sánh nghiên cứu tính chất những loại cát tại sa mạc phát âm và loại cát tại sa mạc không phát âm, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết rằng hạt cát là nguyên nhân tạo nên âm thanh. Ngay khi dẫm chân đi trên bãi biển, bạn có thể nghe được những âm thanh nho nhỏ.

Đặc điểm của những hạt cát sa mạc phát âm:

-Kích thước của chúng đều nhau, bình quân một hạt cát có 0,3 mm đường kính

– Bề mặt của những hạt cát này không hoàn toàn tròn trịa, trơn láng.

-Độ ẩm của cát rất thấp. Nếu độ ẩm lên cao đến một mức nào đó, cát sẽ không “hát” được nữa.

– Cung bậc âm thanh có tẩn số từ 50 đến 300 Hz. Vì vậy, người ta có thể nghe được nhiều loại âm thanh khác nhau như tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng trống, tiếng sấm rền, có khi lại giống như tiếng những binh khí va chạm.

Các loại cát biết hát có tỷ lệ silic lên đến 95%. Các loại cát “câm” có tỷ lệ 50% silic lẫn vào các chất khoáng khác.

Nhiều tác động tạo nên âm thanh của sa mạc

Độ ẩm: Ban đêm cát giữ độ ẩm, kết dính hạt cát này với hạt cát khác. Sự kết dính này chỉ là tạm thời. Gió nóng thổi xuyên qua các lớp cát phủ làm khô chúng đi và rung động đồng loạt. Sự kết hợp các dao động trong không khí và trong cát tạo thành những âm thanh kỳ lạ. Tuỳ loại cát, tuỳ sức gió mà có những loại âm thanh khác nhau.
Sức gió: Vai trò của gió cũng không kém phẩn quan trọng. Vận tốc gió phải từ 22 km/ giờ trở lên. Ở vận tốc chuẩn này, những hạt cát trong đụn cát bắt đẩu bị rung động và nảy lên hàng loạt. Đến khi gió tăng vận tốc, các hạt cát va chạm vào nhau mạnh hơn làm thay đổi hình dạng của đụn cát. Khi đụn cát có độ dốc 25 độ theo hướng nghịch với hướng gió thổi, mỗi khi rung động sẽ gây nên hiện tượng cát lở, tạo ra những âm thanh vang dội.

Trong khi cát lở, tuỳ theo sức gió và kích thước của hạt cát, khối không khí xen kẽ có thể tăng giảm tạo nên những âm thanh cao thấp trẩm bổng khác nhau.

Mặt đất rung động: Nếu khối cát sạt lở là rất lớn, mặt đất sẽ bị rung động, làm cho âm thanh từ sa mạc thêm vang động, nghe được rất xa và lâu. Có trường hợp âm thanh vang trong bán kính 10 kmvà lâu đến 5 phút.

Vì sao trong samạc có ốc đảo?

Giữa sa mạc mênh mông cát trắng, không một giọt nước, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện những ốc đảo xanh tươi với nhiều loại động thực vật rất đa dạng. Tại sao ở đây lại có nhiều nước đến như vậy, dù rất ít mưa?

Đa số các ốc đảo đều dựa vào núi cao, hướng ra sa mạc. Vào mùa Đông, băng tuyết thường đọng lại trên các đỉnh núi. Đến mùa hè, băng tan ra thành nước, chảy thành sông. Do địa thế dốc nên nước chảy xiết, mang theo bùn đất, thậm chí có cả các tảng đá lớn từ trên núi. Nhưng khi đến cửa sông, địa thế đột nhiên bằng phẳng, bùn đất lắng đọng lại hai bên bờ, tích tụ dẩn thành những khu vực đất đai màu mỡ.

Đa số các dòng nước ấy không đủ mạnh để chảy ra biển, mà chỉ chảy một đoạn rồi thấm vào đất cát thành các mạch nước ngẩm. Ở hai vùng bờ sông, gẩn các mạch nước ngẩm, cây cối mọc lên xanh tươi. Đó chính là các ốc đảo.

Sương muối hình thành như thế nào?

Những đêm giá rét, bẩu trời đẩy trăng sao, không hề có gió lay động những ngọn lá. Sáng dậy ra ngoài cửa thấy khắp trên các ngọn cỏ, mái nhà, thậm chí là cả ở dưới mặt viên ngói phủ đẩy sương muối trắng muốt. Người ta gọi tiết đó là “sương giáng”, nghĩa là “sương muối rơi”. Nhưng thật ra, chưa ai thấy sương muối “rơi” bao giờ.

Giở quyển lịch ra xem thấy hàng năm, vào tẩm hạ tuẩn tháng 10 luôn có một tiết gọi là “sương giáng”.

Ban ngày, mặt đất nhận được ánh sáng Mặt trời, nhiệt độ tăng cao hơn, làm cho nước ở đó không ngừng bốc hơi, khiến lớp không khí sát mặt đất lúc nào cũng có lượng hơi nước nhất định.

Sang cuối thu, trong mùa Đông và đẩu mùa Xuân, vào những đêm tiết trời rất giá rét, nhất là vào những đêm không có mây, gió. Khí lạnh đọng lại sát mặt đất, khi tiếp xúc với những vật thể có nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C thì một phẩn hơi nước sẽ bám vào bề mặt vật đó mà ngưng kết thành tinh thể băng nhỏ. Đó chính là sương muối.

Vì sương muối là hơi nước ở sát mặt đất ngưng kết thành những tinh thể băng nhỏ nên nó không thể là từ trên trời rơi xuống được. Khi ấy bắt gặp bất cứ nơi nào, chỉ cẩn đủ điều kiện là nó ngưng kết lại đó. Do vậy đôi khi chúng ta có thể phát hiện sương muối đọng ở cả mặt dưới viên ngói hoặc hòn gạch. Có lẽ cái từ “sương giáng” cũng cẩn phải sửa lại cho chính xác. Nhưng vì cái tên này đã được dùng quen, truyền từ bao đời nay, nên để nguyên cũng chẳng sao, miễn là bạn hiểu chính xác nguyên lý tạo ra nó.

Không phải chỗ nào cũng có
Đối với các vật thể để ngoài trời ban đêm giá rét, mỗi vật lại có điều kiện ngưng kết sương muối khác nhau. Như đồ sắt chẳng hạn, do ti nhiệt thấp, sau khi khuyếch tán nhiệt lượng rất dễ trở nên lạnh giá, nên dễ dàng xuất hiện sương muối.

Gạch ngói do có nhiều lỗ xốp nhỏ, sự cách nhiệt giữa các bộ phận của chúng là rất tốt nên một khi đã bị lạnh rồi chúng sẽ khó nóng lên bởi nhiệt độ từ chỗ khác truyền tới. Trong thời tiết giá rét, đó cũng là vật để đọng sương muối. Lá cỏ cây vì mỏng lại có cả hai mặt cùng tản nhiệt nên cũng dễ làm lạnh, có đủ điều kiện để xuất hiện sương muối. Đất ruộng chỗ đã cày tơi so với chỗ chưa được cày cũng vì độ dẫn nhiệt khác nhau mà điều kiện ngưng kết sương muối cũng khác nhau, vì thế sương muối thường xuất hiện ở những chỗ đã được cày trước rồi sau đó mới có ở những chỗ chưa được cày.

Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?

Nam cực và Bắc cực đều là hai mỏm tận cùng của Trái đất, ở cùng một vĩ độ giống nhau, thời gian chiếu và góc độ chiếu của Mặt trời cũng giống nhau, vậy mà chúng lại khác nhau đến kỳ lạ. Nếu như lớp áo băng Nam cực dẩy trung bình khoảng 1.700 mét, thì ở cực Bắc, lớp vỏ lạnh giá này chỉ dày từ 2 đến 4 mét mà thôi.

Vốn là vùng Nam cực có một màng lục địa rất lớn gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Năng lượng giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế , nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở trên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những vật cản là những núi băng cao lớn.

Ngược lại, Bắc băng dương ở vùng Bắc cực có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước. Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ tương đối nhiều nhiệt lượng nhưng rồi từ từ toả ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam cực. Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland.

Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn Trái đất là khoảng gẩn 16 triệu km2, mà Nam cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng ở Nam cực ước khoảng 26 triệu km3, còn ở Bắc cực chỉ bằng gẩn 1/10 mà thôi. Nếu toàn bộ băng ở Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 mét.

Bãi đá khổng lồ hay khu vườn đồ chơi của Chúa?

Ở vùng cận Kaspir của Kazakhstan, trên hoang mạc rộng lớn thuộc khu vực heo hút của tỉnh Turysh, người ta mới phát hiện hàng nghìn hòn đá tròn như những hòn bi khổng lồ nằm rải rác trên một diện tích khá lớn, có niên đại khoảng 8 -9 triệu năm.

Không ai biết vì sao chúng xuất hiện ở đó.

Sân chơi cũng người khổng lồ?

Bất cứ ai lẩn đẩu tiên đặt chân đến bãi đá khổng lồ này đều có cảm giác như lạc vào một khung cảnh không có thực. Hàng nghìn hòn đá như những hòn bi, lớn nhất thì có đường kính hơn 2 m, nhỏ nhất cỡ viên đạn súng thẩn công, cứ như thể được bàn tay khổng lồ nào đố rải xuống khu vực rộng khoảng vài km2. Bãi đá lạ lùng được người dân địa phương biết đến từ ngàn đời nay, gọi đó là “mặt sân của những người khổng lồ” và coi đó là nơi linh thiêng nên chẳng ai dám đến canh tác hoặc sinh sống. Thời Xô Viết Kazakhstanlà vùng trọng tâm của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, nhưng vùng đát có bãi đá kỳ lạ do nằm ở nơi quá hẻo lánh nên đã không lọt vào diện tích quy hoạch, vì vậy, ngoài dân chúng sở tại, chẳng ai biết tới khu vực đặc biệt này. Mãi đến gẩn đây, nhờ một tờ báo địa phương gợi chuyện, thế giới bên ngoài mới biết đến “mặt sân của những người khổng lồ”.

Nhưng sự kỳ bí không chỉ có thế

Nhiều hòn đá lớn trong bãi đá còn bị bổ làm đôi đều chằn chặn như thể bị chia cắt bằng lưỡi cưa mà đường cưa luôn nằm đúng hướng Bắc -Nam. Điều này khiến người ta liên tưởng đến việc Trái đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường. Cũng cẩn nói thêm, số lượng viên “bi” ở bãi đá không chỉ có vài nghìn như hiện thấy, vì ở một vài nơi, người ta còn thấy những chòm bi nhô lên không cao lắm, vậy có thể còn có những viên như vậy đang vùi mình trong lòng đất.

Ngoài ra, nếu ở Kazakhstancác viên bi đá được phân bố rải rác, không đồng đều, thì ở Costa Rica, chúng lại được sắp xếp một cách rất có ý thức, tạo thành những dạng hình học như tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, lục giác đều, hình thang cân. Cùng một hiện tượng nhưng cách lý giải lại khác xa nhau. Trong những trường hợp như thế này, rất có thể những gì hiện nay được gọi là chân lý, thì mai đây lại bị coi là truyền thuyết.

Không phải do con người chế tác

Trước hết cẩn nói rằng đá hình cẩu là một hiện tượng hiếm, nhưng cũng có mặt ở một số nơi trên thế giới như ở Costa Rica, ở Mexico, ở Brazilvà ở Rumani. Ai rải chúng xuống những nơi đó? Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này, nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Thời Xô Viết, các nhà khoa học hàng huyện đã từng “ trộ” dân chúng sở tại rằng xung quanh các hòn đá tròn nọ tồn tại một “ trường dị thường”, có thể làm sai lạc các loại máy móc và khiến cho cơ thể mọi sinh vật hoạt động không bình thường, vì thế người dân càng ít dám đến gẩn khu vực này. Còn ở thời điểm tiền Xô Viết và hậu Xô Viết thì đủ kiểu lý giải giật gân, đại loại những viên đá tròn chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến “đấng tội cao tối thượng”.

Dù lý giải thế nào đi nữa, người ta cũng chỉ biết chắc rằng : những viên bi khồng lồ này không thể là “ tác phẩm của con người”. Hàng triệu năm trước, khi số lượng người ( hay người vượn) trên hành tinh còn quá ít ỏi và phương tiện lao động còn quá thô sơ, không ai có thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đem đến đây để rải một cách hẩu như không có mục đích.

10 hòn đảo lớn nhất thế giới

1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.175.600 km2

2. NewGuinea, Tây Nam Thái Bình Dương (Indonesia, Papua New Guinea) 808.510 km2

3. Borneo, Tây Thái Bình Dương (Indonesia, Brunei và Malaysia) 751.100 km2

4.Nước cộng hoà Madagascar, Ấn Độ Dương 587.041 km2

5. Baffin, Bắc Đại Tây Dương, (Canada) 507.451 km2

6. Sumatra, Đông Bắc Ấn Độ Dương, (Indonesia) 473.605 km2

7. Honshu, Thái Bình Dương, (Nhật Bản) 230.455 km2

8.Anh quốc 229.870 km2

9. Ellesmere, Bắc Băng Dương, (Canada) 212.688 km2

10. Victoria, Bắc Băng Dương, (Canada) 212.199km2.

Tại sao Greenland là hòn đảo khổng lồ?

Xét về địa lý, điểm khác nhau duy nhất giữa đảo và lục địa là kích thước. Lục địa nhỏ nhất Australia, có tổng diện tích khoảng 7,6 triệu km2, vẫn rộng hưn nhiều so với hòn đảo lớn nhất. Ấy thế mà hòn đảo lớn nhất lại còn rộng gấp khoảng 40 lẩn diện tích nước ta. Đó là đảo gì vậy?

Kỷ lục về kích thước thuộc về đảo Greenland, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch – 2.175.600 km2. Phía Bắc, Greenlandgiáp với Bắc Băng Dương; phía Đông, với biển Greenland; phía Nam, với Đại Tây Dương và phía Tây, giáp với eo biển Davis và vịnh Baffin. Thủ phủ của đảo là Nuuk.

Gẩn như nằm trọn trong Bắc Băng Dương, Greenlandcó địa hình và khí hậu rất khắc nghiệt. Ngoại trừ vùng duyên hải rộng khoảng 410.450 km2, bề mặt toàn đảo phủ một lớp băng, khá nhiều nơi là băng vĩnh cửu và sông băng. Ở một số nơi, lớp băng này dày tới 4.300 mét. Thời tiết trên đảo không ổn định, nhiều sương mù. Dòng hải lưu chạy dọc sườn Đông của đảo xuống phía nam cuốn theo những tảng băng lừng lững trôi, khiến cho việc đi lại trên vùng biển quanh đảo rất nguy hiểm.

Greenlandkhông có rừng. Thực vật trên đảo đều là những loài “lùn tịt” như rêu, địa y, cỏ và lách. Động vật chủ yếu là gấu trắng, bò xạ, sói Bắc cực, thỏ rừng, tuẩn lộc.

Xấp xí 85% số dân cư trên đảo là người Inuit, số còn lại người Đan Mạch và người gốc Kavbaz (Capbase). Ngành kinh tế quan trọng nhất là nghề đánh bắt cá. Trong vòng 24 năm, từ năm 1953, Greenlandlà thuộc địa của Đan Mạch. Hòn đảo này đã giành được quyền tự trị vào năm 1979.

Đảo hình thành như thế nào?

Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô trắng muốt lằn trên nền đại dương xanh ngắt cũng đang một mình chống chọi với sóng gió đại dương. Vì sao chúng lẻ loi vậy nhỉ?

Một số đảo vốn là bộ phận của lục địa. Do vỏ Trái đất vận động, giữa chúng và lục địa xuất hiện dải đất đứt gãy chìm xuống do đó mà thành đảo ngăn cách với lục địa bằng biển. Các đảo Đài Loan, Hải Nam ở Trung Quốc đều được hình thành như vậy. Cũng có khi do sông băng tan, mực nước biển dâng lên làm nhấn chìn các phẩn lõm ở bên bờ đại lục, chỉ còn lại một số vùng đất cao, đỉnh núi biến thành đảo.

Ngày nay, người ta còn phát hiện được do chịu tác dụng của lực trường, lục địa xảy ra những vết đứt gãy rất sâu, rất lớn và các vật chất trong lòng đất tràn ra theo vết nứt hình thành đáy biển mới, có một số mảnh vỡ từ lục địa phân tách tạo ra đảo ở cách xa lục địa. Theo nghiên cứu, hòn đảo lớn nhất thế giới Greenlandđã phân tách từ lục địa châu Âu.

Từ núi lửa Trong biển cũng còn rất nhiều hòn đảo vốn không phải là lục địa, mà là do các dung nham và vật chất vụn khác từ núi lửa phun ra tích tụ dưới đáy biển tạo nên. Quẩn đảo Hawaiiở giữa Thái Bình Dương là một minh chứng điển hình. Chúng là một dãy núi lửa nhô lên khỏi mặt nước.

Những đảo hình thành theo cách này nếu không có dung nham và các vật chất núi lửa tiếp tục bồi đắp thì có thể bị sóng biển va đập mà sụt lở cho đến khi mất hẳn dấu vết trên mặt biển. Tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài vài năm thậm chí chỉ mấy tháng. Nhưng nếu vật chất không ngừng phun ra và tích tụ lại làm cho các đảo có thể tích tương đối lớn thì chúng có thể tồn tại lâu dài.

Đến san hô

San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy nở. Sóng gió có thể làm vỡ một bộ phận của chúng, nhưng những mảnh vụn đó lại lấp đẩy khoảng trống trong “rừng san hô” làm cho chúng càng thêm chắc chắn. Cùng với xương của các sinh vật khác, chúng tích tụ lại thành những tảng đá ngẩm và hòn đảo mọc đứng thẳng trong biển. Mặc dù diện tích của các đảo san hô không lớn, độ cao nhô lên mặt biển cũng có hạn, thường chỉ từ vài đến vài chục mét, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại vững vàng giữa đại dương.

San hô cư trú ở vùng nước biển ấm, trong và có hàm lượng muối thích hợp. Chúng chỉ có thể sống ở những vùng nước nông, độ sâu vài chục mét. Chúng cẩn bám vào đáy biển có đá để mọc lên, vì thế rất nhiều đảo san hô được phân bố tại đường giáp giới với lục địa, như những đảo san hô ở bên bờ Đông Bắc Australia kéo dài tới hơn 2.000 km. Ở những nơi biển sâu, san hô không thể sinh trưởng, nhưng ở những nơi tồn tại núi lửa thì chúng có thể lấy núi lửa làm cơ sở, xoay quanh núi lửa để sinh sôi. Nếu phẩn giữa của núi lửa chìm xuống nước mà san hô vẫn tiếp tục sinh sôi hướng lên trên, một đảo san hô có hình vòng tròn mà ở giữa là nước. Đó chính là các vòng tròn trắng đặc biệt trên biển.

Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?

Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, ví dụ như xây đập ở những vùng bị ngập nước biển để đề phòng thiên tai do mực nước biển dâng cao, thay đổi giống nông nghiệp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu. “Hạn chế” chính là áp dụng mọi biện pháp để hạn chế sự phá hoại của con người đối với khí quyển như: hạn chế số lượng thải cacbonic, thay đổi chất đốt như than và dẩu, ra sức phát triển nguồn năng lượng như năng lượng Mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió,. Bên cạnh đó cẩn phải ra sức trồng cây tạo rừng, tăng thêm thảm cây để hút khí cacbon đioxit, cũng có thể làm giảm hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển. Từ đó có thể phòng ngừa nhiệt độ tiếp tục tăng lên trên Trái đất.

Nhiệt độ toàn cầu nóng lên có ảnh hưởng gì tới môi trường nhân loại?

Sự thay đổi khí hậu trên Trái đất có liên quan rất mật thiết tới cuộc sống của con người. Thông qua sự quan sát và nghiên cứu khí hậu toàn cẩu các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 100 năm trở lại đây, nhiệt độ bình quân toàn cẩu tăng cao 0,5 đến 0,6 độ C và có xu thế tiếp tục tăng. Sự phát hiện này gây chú ý rộng rãi cho con người. Năm 1989 Chương trình kế hoạch môi trường Liên Hợp Quốc còn đưa ra vấn đề “Nhiệt độ toàn cẩu tăng lên” liệt vào chủ đề chính trong ngày “Môi trường thế giới năm đó”.

Tại sao khí hậu toàn cẩu lại nóng lên? Nhân tố làm thay đổi khí hậu rất phức tạp, nhưng có thể chia làm 2 nhân tố con người và nhân tố tự nhiên.

Nhân tố tự nhiên có:

Hoạt động của Mặt trời bao gồm: vết đen Mặt trời, tia lửa Mặt trời, vệt sáng.

Của dải băng hà và sự thay đổi của luồng khí lạnh, luồng khí ấm, núi lửa.

Nguyên nhân của vũ trụ như sự thay đổi tốc độ xoay chuyển của Trái đất.

Nhân tố con người:

Chỉ các hoạt động không hợp lí của nhân loại

Ví dụ: Theo đà phát triển của công nghiệp các nhiên liệu đốt như: than, dẩu, khí thiên nhiên trong nhà máy đã làm cho hàm lượng cacbonic trong không khí tăng nhanh. Sự tàn phá rừng và thảo nguyên của con người làm cho khí cacbonic tăng cao và lượng oxy mà rừng và thảo nguyên tạo ra ít đi rất nhiều. Khí cacbonic càng ngày càng tăng là trở ngại ngăn không cho nhiệt độ giảm xuống.

Hàm lượng cacbonic trong tẩng khí quyển tăng mạnh sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính. Kết quả ánh Mặt trời có thể chiếu xuống Trái đất trong khi nhiệt độ giảm xuống và nhiệt độ trên Trái đất càng ngày càng nóng lên.

Hiện nay, mỗi năm lượng khí cacbonic trên Trái đất tăng với tốc độ 0,7 ppm. Từ đây chúng ta cóthể tính được đến thập kỷ 30 của thế kỷ XXI, nhiệt độ bình quân trên Trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5 độ C so với hiện nay. Lúc đó nước biển sẽ trở nên rất nóng, mặt nước biển sẽ tăng 0,2 đến 0,4 mét cộng thêm dải băng hà tan ra, mực nước biển sẽ càng tăng cao, có khả năng các vùng ven biển sẽ bị lụt, làm cho môi trường tự nhiên và hệ sinh thái bị phá hoại, mọi thiên tai như bão, mưa rào, sóng thẩn, sức nóng,… sẽ liên tiếp xảy ra và đem lại tổn thất không thể lường trước được cho các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt cũng như cuộc sống của toàn nhân loại. Có người coi đó là “Thiên tai của chiến tranh hạt nhân”.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN