Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu ?
Chương 5: Những Điều Phát Lộ Của Lạt Ma Bôn-pô
Ngài lạt ma Bôn-pô sinh sống tại một thị trấn miền Tây Nê pan. Đến đó có thể bằng ô tô hoặc máy bay. Lúc đầu chúng tôi định thuê xe, nhưng Sếch-can đã kịp thời thông báo đường xá ở Nê-pan rất xấu, nếu đi xe có thể mất gần một tuần. Hóa ra là tại đất lở chắn mất đường, thu dọn giải phóng mặt đường gặp rất nhiều khó khăn. …
Lạt ma Bôn-pô trông khoảng 70 tuổi và cũng vận đồ đỏ sẫm. Lạt ma nói tiếng Anh khá thành thạo với giọng điệu điển hình của phương Đông. Ngài có đôi mắt đôn hậu ấm áp và giọng nói nhỏ nhẹ điềm đạm. Chúng tôi tự giới thiệu.
Lúc đó ở cửa ra vào phía sau xuất hiện ba người có ngoại hình Âu Châu: hai phụ nữ và một đàn ông.
– “Đây là các nhà khoa học, bạn bè của tôi”.
– “Các vị là đệ tử của ngài lạt ma hay học giả?”
– “Chúng tôi là học giả nghiên cứu lịch sử, chuyên về tín ngưỡng phương Đông. Đã hơn tháng nay chúng tôi sống ở đây và nghiên cứu lịch sử phát sinh tín ngưỡng cổ xưa nhất của thế giới là Bôn-pô. Ngài lạt ma Bôn-pô nắm biết nhiều kinh nghiệm, nhớ thuộc lòng nhiều điều. Tiếc thay nhiều cuốn sách của ngài vẫn ở Tây Tạng, nơi mà ngài đành bỏ lại để ra đi. Ngài lạt ma Bôn-pô là một trong không nhiều các đại diện tín ngưỡng lâu đời nhất của thế giới còn sống. Chúng tôi sợ rằng, lịch sử tín ngưỡng này có thể mất đi vĩnh viễn”- người đàn ông nói.
– “Như tôi hiểu, ông ở Hoa Kỳ tới?” – tôi hỏi, để ý thấy cách phát âm điển hình Mỹ của ông ta.
– “Vâng. Chúng tôi đại diện cho khoa học tổng hợp”.
– “Còn chúng tôi đại diện nhãn khoa, khoa học về các căn bệnh của mắt “…
– “Bệnh mắt ? Người ta lại nói với chúng tôi rằng các ông là đoàn thám hiểm quốc tế đi tìm kiếm nguồn gốc phát sinh loài người!“- người Mỹ kêu lên.
– “Chúng tôi đang khảo cứu con mắt của đại diện các chủng tộc trên thế giới và thấy cần thiết tiếp tục các nghiên cứu đó trên phương diện lịch sử”- tôi đáp.
– “Như tôi được thông báo các ông từ Nga đến?” – người Mỹ hỏi.
-“Vâng.”
– “Ồ ! Kiểu nghiên cứu khoa học có đối chiếu, so sánh rất đặc trưng cho người Nga. Nước Nga có nền khoa học mạnh”.
– “Một trong các đối chiếu như vậy là trên tường của đạo viện, nơi chúng ta đang ngồi đây có hình vẽ hai con mắt khác thường”.
– “Thật thú vị. Còn ông, như tôi hiểu qua phát âm kiểu Mỹ của ông, làm việc ở Mỹ lâu chưa ? “- người Mỹ hỏi tôi.
– “Tôi có dịp tiếp xúc nhiều với người Mỹ”.
– “Ông cho phép tôi có mặt trong buổi toạ đàm của ông với ngài lạt ma Bôn-pô được không ?” – người Mỹ hỏi tôi.
”Tôi rất hiểu mình không phải chủ nhà, hơn nữa người Mỹ đã gây được ấn tượng: họ là các học giả nghiêm túc”.
– “Xin mời nếu ngài lạt ma Bôn-pô không phản đối”- tôi trả lời.
– “Không, tôi không phản đối. Xin mời các ngài ngồi xuống,- vị lạt ma Bôn-pô nói và mời mọi người ngồi xuống bên chiếc bàn to”.
…
– “Từ đầu “Bôn-pô” chỉ dòng Phật giáo phải không, thưa ngài ?”
– “Phải”
– “Thế những dòng đạo Phật nào cổ xưa nhất ?”
– “Dòng Phật giáo cổ xưa nhất có bốn: Bôn-pô, Ghi-lu-pe, Nhinh-ma-la và Man-tờ-ra.
Tín ngưỡng Bôn-pô phổ biến chủ yếu ở vùng tây Tây Tạng, tôn giáo này xem xét năng lượng tâm linh tích cực lẫn tiêu cực. Dòng tín ngưỡng này có nhiều điều bí mật hơn cả.
Tôn giáo Ghi-lu-pe phổ biến ở miền trung Tây Tạng, xem xét chủ yếu tâm năng tiêu cực. Ngài Đa-lai lạt ma thuộc dòng tu này.
Tín ngưỡng Nhinh-ma-pa phổ biến ở miền Đông Tây Tạng, đây là dòng tôn giáo rất khắt khe, có nhiều điều hạn chế nhất. Một trong những biến thể của tín ngưỡng người Xích Ấn Độ là Gu-ru-na-na, có nguồn gốc tâm linh ở tôn giáo Tây Tạng Nhinh-ma- pa, đặc điểm của tín ngưỡng này là không khoan nhượng.
Tín ngưỡng Man-tờ-ra phổ biến ở vài địa phương Tây Tạng và không có ảnh hưởng lớn đối với các tôn giáo khác.
– “Xin ngài cho biết chi tiết hơn về tín ngưỡng Bôn-pô”- tôi đề nghị.
– “Như tôi đã nói Bôn-pô là tín ngưỡng cổ xưa nhất của thế giới”- lạt ma Bôn-pô bắt đầu câu chuyện.- “Đức Phật Bôn-pô đến Trái đất 18 013 năm về trước, trong khi đó Đức Phật cuối cùng đến Trái đất 2044 năm trước đây. Tín ngưỡng Bôn-pô tin vào bánh xe “tử-sinh-tử-sinh”, nghĩa là một linh hồn có nhiều đời sống. Mục đích chính của đạo Bôn-pô là phát triển “con mắt thứ ba” ở con người thuộc nền văn minh chúng ta”.
– “Vì sao việc đó lại quan trọng như vậy ?’
-“Con mắt thứ ba” của con người nền văn minh chúng ta đã mất dần và còn lại chỉ một cơ quan thô sơ (đầu xương). Nền văn minh của chúng ta dần dần phát triển theo hướng vật chất. Loài người đã nắm chắc các dạng năng lượng vật lý: nhiệt, hạt nhân, điện và nhiều dạng khác, đã chinh phục được vũ trụ, nghiên cứu ra nhiều phương pháp chữa trị bệnh hữu hiệu v.v… Nhưng trong các lĩnh vực năng lượng tinh thần và nghiên cứu tâm linh thì xã hội hiện đại không hơn các tác phẩm văn học phân tích hành vi con người trong các trạng thái tâm thần khác nhau. Khoa học hiện đại coi tôn giáo như một cái gì đó xa rời đời sống thực tại và không quan tâm tới các phương pháp tác động lên con người và xã hội của tôn giáo cho dù đây là một tiềm lực lớn cho phép phát hiện các dạng năng lượng mới, khám phá nhiều điều bí ẩn của hóa học và vật lý học, đồng thời hướng năng lượng tinh thần của con người vào quỹ đạo cần thiết. Muốn như vậy, cần phát triển mạnh “con mắt thứ ba” ở con người”.
– “Tôi hiểu thế này”- tôi tiếp lời,- “nhờ “con mắt thứ ba” như một bộ phận điều chỉnh thành phần sóng các loại có thể sử dụng tâm năng của con người tác động lên nhiều hiện tượng tự nhiên, kể cả các quá trình hóa học và vật lý học. Còn hiện nay tâm năng của con người được sử dụng quá ít ỏi và không hiếm khi mang tính ly tâm, tiêu dùng không chỉ không đúng, mà còn có hại, tạo nên môi trường tiêu cực, tác động xấu tới con người. Tôi nghĩ, năng lượng tinh thần có sức mạnh to lớn nhất, nếu nó xuất phát từ nhiều người. Chẳng hạn trong xã hội tích tụ nhiều tiềm lực tiêu cực, thì người ta khó nghĩ tới những điều tốt đẹp, thỏa mãn với toàn những thứ tiêu cực là chuyện đương nhiên. Mà cái đó như thường lệ, sẽ đưa xã hội tới chỗ thái hóa. Nếu xã hội tích lũy nhiều tiềm lực tinh thần tích cực, thì điều đó sẽ đem đến tiến bộ”.
– “Ngài hoàn toàn có lý”- vị lạt ma Bôn-pô nói.-“ Tâm năng có sức mạnh to lớn. Tiếc thay tiềm lực đó nơi con người quả thực nhiều khi mang tính ly tâm tức có thể lan tỏa kiểu bùng nổ, dẫn tới chiến tranh và thảm họa mà lịch sử của chúng ta đầy rẫy. Cần tập trung tâm năng của loài người về tâm, hướng nó phục vụ sự nghiệp tiến bộ. Tâm năng có thể điều khiển được, định hướng được chính là nhờ “con mắt thứ ba”. Quan trọng là phải hướng tâm năng về phía tích cực – về phía các suy tưởng tốt đẹp”.
– “Vậy ngài kích thích “con mắt thứ ba” phát triển như thế nào ?”
– “Bằng cách dạy tham thiền nhập định, nhờ đó người ta có khả năng có cái “nhìn thanh khiết”, khi người ta cảm nhận được tự do nội tại. Chúng tôi chia sự phát triển “con mắt thứ ba” ra làm mấy giai đoạn, ở giai đoạn cao nhất, người ta có thể nhập xô-ma-chi sâu. Đương nhiên hình “con mắt thứ ba” trên trán chỉ là tượng trưng, thực ra nó là đầu xương ở sâu trong hộp sọ”.
– “Công việc phát triển “con mắt thứ ba” trong tôn giáo của các ngài đã đạt những kết quả như thế nào ?”
– “Thật tiếc, quá ít ỏi. Trong chuyện này không chỉ chúng tôi, những nhà hoạt động tôn giáo, có lỗi, có lẽ chúng tôi nỗ lực chưa đủ, mà còn vì loài người phát triển theo chu trình, ngày nay đang ở vào thời kỳ phát triển vật chất cao nhất, trong khi đó, vai trò của tinh thần bị giảm. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn phải thường xuyên cố gắng phát triển “con mắt thứ ba” và gắn liền với nó là yếu tố tinh thần, nếu không, phần tinh thần của đời sống sẽ tiếp tục đi xuống”.
– “Ý ngài muốn nói, con người ngày nay không thể phát triển “con mắt thứ ba” tới tầm mức đủ để nhập xô-ma-chi sâu?“– tôi hỏi.
– “Hiện tại thì không. Về mặt lịch sử đã có quá trình thoái hóa của “con mắt thứ ba”. Chí một số nhà yoga có thể nhập định kéo dài vài năm, nhưng không lâu hơn thế. Song cũng chẳng loại trừ, sắp tới có thể làm được chuyện đó”- vị lạt ma Bôn-pô trả lời.
– “Ngài vừa nói, trong tương lai xô-ma-chi sẽ thành sự thật ư ?”
– “Đúng vậy”.
…
– “Vì sao ở khu vực của các ngài, tôn giáo rõ ràng có xu thế nghiêng về phía tinh thần, thậm chí có hại cho mặt vật chất ?”
– “Ồ ! Điều này quan trọng lắm ! Nhân dân các nươc khu vực chúng tôi dường như là vị cứu tinh của nhân loại nói chung. Chuyện là thế này, ở Châu Âu, Châu Mỹ, thậm chí cả ở Phi Châu, biểu hiện rất rõ xu hướng thổi phồng vai trò vật chất và hạ thấp vai trò tinh thần. Ví dụ, phần lớn học giả châu Âu không chấp nhận các khái niệm “năng lượng tâm thần”, “linh hồn”, “tâm linh”, v.v… Bởi vậy, để đạt sự cân bằng tinh thần và vật chất trên trái đất vì lợi ích của toàn thể nhân loại, các nước phương Đông, đặc biệt các nước thuộc khu vực Tây Tạng và Himalaya đành phải thổi phồng vai trò của tâm linh, hạ thấp ý nghĩa của vật chất. Vì lý do đó mà các nước chúng tôi rất nghèp về vật chất, nhưng lại cao hơn các nước về tâm linh. Sự cân bằng phải có trong mọi mặt: giữa Thiện và Ác, giữa tâm linh và vật chất…”.
– “Thưa ngài lạt ma Bôn-pô kính mến ! Ngài vừa gọi các nước của dãy núi Himalaya và Tây Tạng là vị cứu tinh của nhân loại trên trái đất. Một mặt, có thể hiểu nhân dân phương Đông tựa hồ là con tin của các khuynh hướng duy vật chủ nghĩa của phương Tây, chịu sống trong nghèo nàn để tăng cường vai trò tâm linh trên trái đất, để có sự cân bằng. Mặt khác lại có thể hiểu thế này: chỉ khi mặt tâm linh phát triển rất cao mới có hy vọng nhập xô-ma-chi lâu dài với mục đích khôi phục Quỹ gen nhân loại, mà thiếu quỹ này, việc đảm bảo sự sống còn của nhân loại trên trái đất rõ ràng sẽ giảm sút.”
Lạt ma Bôn-pô nhìn tôi chăm chú:
– “Có lẽ ngài có lý. Vai trò của xô-ma-chi đối với nhân loại thật to lớn. Vì nó mà có thể chấp nhận sự hy sinh”.
…
– “Thưa ngài lạt ma Bôn-pô ! Trong đạo Bôn-pô có nói gì tới các nền văn minh trước đây trên trái đất không ?” – tôi hỏi.
– “Thông tin về các nền văn minh trước đây trên trái đất trong đạo Bôn-pô nhiều lắm”- vị lạt ma Bôn-pô trả lời.- “Có hẳn những tập sách cổ xưa mô tả đời sống của các nền văn minh trước. Sự xuất hiện nền văn minh của chúng ta ở Tây Tạng cũng được mô tả tỉ mỉ. Theo các sách đó, nền văn minh cuối cùng trước chúng ta, bên phương Tây gọi là nền văn minh của người Át-lan, phát triển hơn chúng ta nhiều, họ nắm vững các công nghệ kỳ diệu dựa trên cơ sở năng lượng tâm thần. Thật tiếc tôi không nhớ chi tiết”.
– “Xin lỗi, hiện nay ngài có những cuốn sách đó không ?”
– “Không. Ở Tây Tạng hết cả. Tôi lo chúng đã bị hủy”- vị lạt ma Bôn-pô buồn rầu trả lời.
– “Đó là tổn thất lớn lao”- người Mỹ nói.
– “Xin ngài cho biết, người thuộc nền văn minh chúng ta có nguồn gốc từ đâu? “– tôi hỏi.
– “Từ những chủ nhân nền văn minh trước đây: người Át-lan. Tôi nhớ chính xác sách Bôn-pô viết như vậy”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Nếu đọc phần mô tả ngoại hình đức Phật trong các sách phương Đông sẽ thấy nhiều nét của ngài không đặc trưng cho người ngày nay. Liệu đức Phật có là người thuộc nền văn minh trước đây đã ra khỏi trạng thái xô-ma-chi không, thưa ngài?” – tôi hỏi.
– “Đức Phật xuất hiện trên trái đất cách đây 2044 năm, thực ra không giống người thường. Trong tất cả các sách kinh đều viết rằng Ngài có 32 đặc điểm, tức 32 nét khác người thời nay. Mà mỗi nét đặc biệt của đức Phật bắt nguồn không phải từ người mẹ mà từ kinh nghiệm tâm linh của Ngài”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Xin ngài giải thích rõ hơn”.
– “Đó là khái niệm tập hợp lưu truyền ở phương Đông”.
– “Tôi hiểu rằng, sau các khái niệm đó ở phương Đông ẩn giấu những Đại chân lý huyền bí. Một trong các bí mật đó, dĩ nhiên là xô-ma-chi, như một yếu tố sống còn của nhân loại trên trái đất. Được bảo quản hàng nghìn và hàng triệu năm trong các hang động, những cá thể ưu tú đó của người cổ đại có khả năng lại xuất hiện và làm nảy sinh loài người trên trái đất. Ngoài ra, những người nhập xô-ma-chi có thể sống lại và hành động dưới dạng các nhà tiên tri để điều chỉnh phương hướng phát triển của nền văn minh hiện tại theo chiều hướng tiến bộ. Vì vậy, có thể giả định rằng, Đức Phật có hình hài khác thường, mà về nhiều mặt, trùng khớp với các quan niệm về ngoại hình người Át-lan, có thể là một trong các Át-lan hậu kỳ đã xuất hiện để làm nhà tiên tri ở khu vực này trên trái đất. Những kinh nghiệm tác động lên năng lượng tâm thần của nền văn minh trước đã giúp ngài có uy tín trong dân chúng. Có thể kết luận một cách logic như vậy, mà logic dựa trên cơ sở trực cảm, như bên phương Đông vẫn dạy bảo, luôn luôn đúng” – tôi nói.
– “Logic của ngài đúng đắn”- suy ngẫm trong chốc lát vị lạt ma Bôn-pô đáp.- “Đạo Bôn-pô mô tả nhiều tình tiết khớp với logic của ngài. Đạo Bôn-pô nảy sinh từ Đức Phật đầu tiên trên trái đất, ngoại hình của ngài cũng khác thường so với người ngày nay”.
– “Xin ngài cho biết chi tiết hơn về Đức Phật đầu tiên”.
– “Đức Phật đầu tiên, tức Phật Bôn-pô có tên là Tôn-pa Sên-ráp. Ngài xuất hiện ở vùng Tây Tạng ở xứ sở Sam-ba-la. Ngài đã sống trên trái đất 82 năm và sau khi qua đời đã để lại Giáo lý vĩ đại, tất cả các Phật sau này (các nhà tiên tri) đã vận dụng giáo lý đó. Tôi không nhớ phần mô tả chi tiết ngoại hình của ngài, chỉ biết rằng trông Ngài không giống như người bình thường. Giáo lý của Phật Bôn-pô kéo dài 30000 năm, tức còn 12000 năm nữa nếu coi đã được 18000năm”.
– “Vì sao giáo lý của Đức Phật Bôn-pô lại kéo dài 30000 năm?”
– “Vì đấy là thời hạn đã được Đấng Trí Tôn ấn định, là thời gian Giáo lý tối cao tác động lên con người theo hướng nhất định. 30000 năm sau, sức mạnh của Giáo lý tối cao sẽ suy yếu dần. Nền văn minh của chúng ta xuất hiện lâu lắm rồi và cứ qua 30000 năm, Giáo lý vĩ đại lại đổi mới. Ngoài ra, không phải nền văn minh nào của loài người cũng luôn luôn bước trên con đường tiến bộ, còn có những thời kỳ thụt lùi, thoái bộ, thậm chí hoang hoá hoàn toàn. Bởi vậy, trong giai đoạn nêu trên – 30000 năm – xuất hiện nhiều các nhà tiên tri để đổi mới Giáo lý vĩ đại và răn bảo con người sống đúng đắn”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Hết 30000 năm thì sao nữa, thưa ngài ?”
– “Sau 30 000 năm sẽ là thời kì đen tối, lúc đó giáo lý Đức Phật hết hiệu lực. Nhưng rồi lại xuất hiện chu kỳ 30000 năm mới với Giáo lý mới”.
– “Vậy trong thời gian 30000 năm qua có bao nhiêu bậc tiên tri đã xuất hiện trên trái đất ?”
– “Đạo Bôn-pô cổ xưa cho biết sẽ có 1002 nhà tiên tri xuất hiện trên trái đất”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Đức Phật xuất hiện cách đây 2044 năm là Ngài thứ bao nhiêu? “– tôi hỏi.
– “Tôi không thể nói chính xác. Chỉ biết rằng, Ngài là đệ tử của Đức Phật Bôn-pô. Đức Phật tiếp theo tên là Mai-tờ-rây-a, cũng là môn sinh của Đức Phật Bôn-pô”.
– “Tôi biết Mai-tờ-rây-a. Ông Rê-rích có cả tranh vẽ vị đó. Nhưng sao lại có thể có chuyện như ngài vừa nói ? Bởi ngài vừa bảo đảm Đức Phật Bôn-pô xuất hiện trên trái đất 18013 năm về trước, thọ 82 tuổi. Tính từ sau khi Ngài mất đến khi xuất hiện Đức Phật cuối cùng là khoảng thời gian 16000 năm. Làm sao Đức Phật Bôn-pô có thể là sư phụ của Ngài ấy ?” – tôi ngạc nhiên.
– “Tôi có thể nói với ngài thế này”- vị lạt ma Bôn-pô nói,- “cả các bậc tiên tri khác : Giê-su, Mô-i-xây, Mô-ha-mét và những người khác cũng từng là đệ tử của Đức Phật Bôn-pô. Một điều chắc chắn là, trước khi bắt đầu cuộc đời tiên tri các vị đó đã tu luyện ở Tây Tạng”.
– “Ai giúp tu luyện, thưa ngài ?”
– “Tất cả các vị đó đều tu tập ở xứ sở Sam-ba-la do Đức Phật Bôn-pô dựng nên. Theo đạo Bôn-pô xứ sở Sam-ba-la gọi là Ôn-mô-lung-ring. Giáo lý của Đức Phật Bôn-pô vĩ đại được truyền bá qua xứ sở Sam-ba-la”.
– “Các nhà tiên tri được dạy bảo như thế nào ?”
– “Cái chết thể chất của Đức Phật Bôn-pô không có ý nghĩa gì. Hồn, như ngài biết đấy, bất tử. Linh hồn của Đức Phật Bôn-pô cũng bất diệt, giáo lý của Ngài sẽ có hiệu lực 30000 năm. Bởi vậy, về mặt tâm linh, tất cả các bậc tiên tri đã từng ở xứ sở Sam-ba-la đều là đệ tử của Đức Phật Bôn-pô bất tử”.
– “Ở các nước Châu Âu, nhiều người biết các truyền thuyết về xứ sở Sam-ba-la. Qua những điều ngài vừa nói có thể kết luận thế này: trong khi học nhập định hồn lìa khỏi xác và có khả năng giao tiếp với các phần hồn khác, còn học xong và đạt sự anh minh đích thực mà các ngài gọi là bát nhã thì hồn lại nhập vào thân thể để dạy bảo thiên hạ đi theo con đường tiến bộ. Nhưng lúc này tôi chưa muốn trao đổi cụ thể vấn đề Sam-ba-la, vậy xin phép ngài hoãn lại”.
– “Vâng, tất nhiên rồi”.
– “Qua các điều ngài cho biết”- tôi nói tiếp,- “tôi có cảm tưởng các nhà tiên tri xuất hiện trên trái đất theo chu kỳ là do cần thiết cảnh báo sự thoái bộ trong phát triển của loài người và sự hoang hóa con người. Hình dạng các bậc tiên tri không giống nhau, chẳng hạn ngoại hình Đức Phật khác người đương đại, nhưng Chúa Giê-su nhìn như một người bình thường. Vì thế có thể giả định rằng: có khả năng Đức Phật là người Át-lan đã xuất định, còn Chúa Giê-su là bậc cổ nhân thuộc nền văn minh chúng ta đã ra khỏi trạng thái xô-ma-chi. Cả hai vị đều có tâm linh cao siêu, mà như được biết, thiếu cái đó không thể nhập định, các vị đó còn nắm một khối kinh nghiệm to lớn cần thiết cho hoạt động tiên tri. Các bậc tiên tri đã xây dựng nên các tôn giáo khác nhau. Nhưng tất cả các Ngài đều tu luyện ở một nơi, tại xứ sở Sam-ba-la, và đều là đệ tử của Đức Phật Bôn-pô. Tại sao lại có nhiều loại tín ngưỡng như vậy ? Bởi điều đó không hẳn lúc nào cũng hợp lý, chẳng thế mà lịch sử loài người đầy rẫy những cuộc chiến tranh tôn giáo”.
– “Mỗi bậc tiên tri không chỉ là đệ tử siêng năng của Đức Phật Bôn-pô, mà còn là một cá thể hành động theo kiến giải của mình tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sinh sống của những người xung quanh”- vị lạt ma Bôn-pô trả lời.
– “Tôi nghĩ, nên chăng chỉ có một tôn giáo cho toàn thể loài người, bởi Chúa Trời là duy nhất”- tôi nói,- “Tôi hiểu việc đó khó vô cùng, nhưng ở giai đoạn hiện tại, tôn giáo có cơ sở khoa học có thể tác động mạnh tới con người. Thậm chí ở Hoa Kỳ, nơi mà vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội không được coi là cao nhất”- tôi nhìn mấy người Mỹ,-“ thì vẫn có Chúa: đó là đồng đô-la. Cố nhiên, nền kinh tế thị trường bắt người ta phải làm việc là hiện tượng tiến bộ. Nhưng để đạt lợi ích vật chất, người ta sử dụng mọi phương tiện và quên hết các khái niệm danh dự, lương tâm và đạo đức thì xã hội để mất hơn nhiều. Một xã hội đã đánh mất phần tâm linh không tránh khỏi diệt vong. Nhưng trong một xã hội hiện đại có nền công nghệ sử dụng hàm lượng chất xám cao liệu có được hay không niềm tin chân thành vào sự tồn tại của linh hồn và Chúa Trời ? Con người hiện đại có tri thức chắc gì đã tin chuyện cổ tích. Bất kỳ sự khẳng định nào có cơ sở khoa học vẫn gần gũi với con người thời nay hơn. Bởi vậy, tôi có cảm tưởng đã đến lúc cần nhận thức tôn giáo trên quan điểm các thành tựu khoa học hiện đại, dù cho tầm mức khoa học ngày nay chỉ là giọt nước trong đại dương kinh nghiệm của Đấng Trí Tôn. Một tôn giáo như vậy sẽ gợi ý cho chúng ta một phương pháp nghiên cứu đó là cách tiếp cận vấn đề bằng phép logic trực giác, mà hiện giờ các nhà bác học thực nghiệm chưa dễ dàng tiếp nhận, nhưng đã có trong nền khoa học hiện đại (thuyết tương đối của Anh-xtanh, thuyết vật lý vacum của Si-pốp v.v…). Cách hiểu tín ngưỡng như vậy có thể bổ sung và tăng cường lòng tin với các trào lưu tôn giáo khác nhau, đồng thời có thể dẫn đến tạo dựng một tôn giáo thống nhất. Lúc đó sẽ không thể có chuyện lợi dụng tôn giáo vào các mục đích tư lợi, nhằm duy trì quyền lực hay gây chiến tranh tôn giáo”.
…
– “Cám ơn vì sự ủng hộ”- tôi nói.- “Còn bây giờ xin phép được tiếp tục câu chuyện của chúng ta. Ngài nghĩ thế nào, nền văn minh của chúng ta bao nhiêu tuổi rồi?”
– “Đây là vấn đề rất phức tạp”- vị lạt ma Bôn-pô trả lời.- “Nền văn minh của chúng ta xuất hiện lâu lắm rồi, sách kinh Bôn-pô có nói về điều này. Tôi được biết: nền văn minh của chúng ta xuất hiện trong thời gian hưng thịnh của nền văn minh trước đó. Chuyện đó xảy ra trước khi có trận đại hồng thủy, gần như tất cả người của nền văn minh trước và của chúng ta đều chết trong trận đại lụt đó. Sau đó nền văn minh của chúng ta đã mấy lần hồi sinh, nhưng rồi lại tiêu vong hoặc biến thành các bộ lạc man rợ không có khả năng đảm bảo sự tiến bộ. Nền văn minh của chúng ta nảy sinh lần cuối ít ra cũng phải 18000 năm về trước”.
…
– “Hình như đã có nhiều cuộc thử phục sinh nền văn minh của chúng ta bị tiêu vong trong trận đại hồng thủy, nhưng không thành. Công việc phục sinh có lẽ đã dựa vào những người xuất định. Đó là những ông tổ và bà tổ không đạt. Và chỉ 18000 năm về trước công cuộc phục sinh đó mới thành công và loài người đã bước lên con đường tiến bộ, trong chuyện này cần đánh giá xứng đáng Đức Phật Bôn-pô vĩ đại và các bậc tiên tri khác, có phải vậy không, thưa ngài ?” – tôi nói.
– “Rõ ràng là ngài nói phải”.
– “Thế loài người đã xuất hiện ở nơi nào trên trái đất ? Ý tôi muốn nói lần phục sinh nền văn minh của chúng ta thành công cách đây 18000 năm”- tôi hỏi.
– “Ở Tây Tạng”- vị lạt ma Bôn-pô đáp đầy tự tin.- “Chính xác hơn nữa là Đờ-giu-ma-Ta-ma, một địa danh ở vùng Đông Bắc Tây Tạng”.
– “Tại sao lại chính nơi đó ?”
– “Ở đó có rất nhiều hang động. Trong các hang động có người sinh sống…”.
– “Sinh sống ư ?!”
– “Họ không chết…”
– “Ý ngài muốn nói, người đang nhập xô-ma-chi là người còn sống sao ?”
– “Vâng”.
– “Tôi hiểu việc vào các nơi đó gặp họ là tội phạm thánh”- tôi nói.
– “Dĩ nhiên. Hơn nữa, không thể tìm ra các hang động đó, chúng bị bịt kín. Chỉ có những con người Đặc biệt mới biết. Họ sẽ không nói cho ai biết. Còn người nào bước vào hang sẽ phải qua thử thách. Chuyện này vô cùng nguy hiểm”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Tôi hiểu…Mà cũng phải như vậy thôi”.
– “Cần thiết phải như vậy”.
– “Dù sao”- tôi nói,- “sau khi đã hết sững sờ”,- “tôi vẫn cho rằng, trong hang động có người thuộc nèn văn minh chúng ta và cả người Át-lan nữa. Đích thị người Át-lan! Ai có mãnh lực mà ngài gọi là nguy hiểm chết người ấy ? Có phải người Át-lan không ? Bởi chính họ là những người biết tác động lên năng lượng tinh thần, nhờ đó, họ đã xây dựng nên các tượng đài cổ xưa, ví dụ kim tự tháp (tôi cố tình không nói tiếp về hang động và xô-ma-chi để dành chuyện tới lúc giới thiệu bức vẽ người Át-lan giả thuyết). Theo ngài, ai là người đã xây dựng các kim tự tháp ?”
– “Kim tự tháp Ai Cập ấy à ?”- vị lạt ma Bôn-pô trầm ngâm, có lẽ đang nhớ lại các kinh sách Bôn-pô,- “Các kim tự tháp Ai Cập đã được xây dựng nhờ vào sức mạnh của bộ não. Não có sức mạnh to lớn, chúng ta chưa biết sử dụng nó đúng chức năng”.
– “Ngài vừa bảo chúng ta không biết sử dụng sức mạnh của bộ não. Vậy ai đã biết sử dụng sức mạnh của bộ não, người thuộc nền văn minh trước: người Át-lan chăng ?” – tôi hỏi.
– “Qua thư tịch cổ đại được biết, người thuộc nền văn minh trước chúng ta biết dùng “con mắt thứ ba” phát triển của họ để biến đổi năng lượng tâm thần thành cơ năng và các dạng năng lượng khác. Trong các sách đó mô tả tỉ mỉ quá trình biến đổi đó và cả việc họ đã dùng sức mạnh của bộ não (tâm năng) xây dựng các kim tự tháp như thế nào. Thật tiếc, tôi không nhớ chính xác mọi chuyện đó, nhưng hình như họ tập trung lại rất đông rồi hướng năng lượng tâm thần của họ vào những khối đá khổng lồ làm cho chúng trở nên nhẹ hoặc mất trọng lượng”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Từ đó suy ra các kim tự tháp Ai Cập là do người Át-lan dựng nên ?”
-“Vâng”.
…
– “Sách báo khoa học hiện đại cho biết: các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng phỏng chừng 4000-5000 năm về trước. Theo ngài, tuổi của các kim tự tháp là bao nhiêu ?” – tôi hỏi.
– “Các kim tự tháp được xây dựng trước thời gian đó nhiều, từ thời cổ xưa”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
…
– “Ngài nghĩ thế nào, các kim tự tháp đã được xây dựng với mục đích gì ?”
– “Các đài kỷ niệm thời cổ đại đó đã được xây dựng với quy mô và ý tưởng kỹ thuật không thể tưởng tượng được để tỏ rõ mãnh lực của năng lượng tâm thần, sức mạnh tinh thần của con người. Cho đến giờ, nhân loại vẫn chưa xây cất được công trình nào tương tự như vậy. Sờ tay lên kim tự tháp hùng vĩ, có thể cảm nhận được sức mạnh tâm linh, tận mắt nhìn thấy sự vĩ đại của tinh thần con người”.
– “Nhưng tôi nghĩ, kim tự tháp được xây dựng không chỉ với mục đích tỏ rõ cho mọi người thấy sức mạnh của năng lượng tâm thần”- tôi nói.- “Còn có nguyên nhân nào khác không, thưa ngài ?”
– “Tôi sẽ không nói về các mục đích thiên văn. Cái đó tôi biết kém lắm. Chỉ biết rằng, ở các vùng khác nhau của trái đất, kim tự tháp đã được xây dựng như những nơi bảo quản trí tuệ”.
– “Xin ngài giải thích rõ thêm”.
– “Ý tôi muốn nói tới cái trí tuệ tinh thần cao cả nhất : bát nhã”.
– “Các nhà tu hành phương Đông kể với chúng tôi rằng chỉ có trong trạng thái xô-ma-chi mới có thể đạt tới trí tuệ tinh thần cao cả nhất: bát nhã. Chỉ có thông qua xô-ma-chi mới đến được trí tuệ”- tôi nói,- “Liệu qua đó có thể hiểu các kim tự tháp cũng như hang động đã được tạo nên để bảo quản những người đang ở trong trạng thái xô-ma-chi không ?”
– “Hoàn toàn có thể lắm”.
– “Tôi đã vào bên trong kim tự tháp Khê-ốp, tại nơi có quan tài vua Tu-tan-kha-môn, nhưng, hỡi ôi ! Làm gì còn thi thể của ngài. Nhiệt độ trong đó cũng như ở hang động: khoảng chừng +4oC, tức nhiệt độ thích hợp với việc bảo toàn thân thể ở trạng thái xô-ma-chi. Biết đâu Tu-tan-kha-môn đang ở trong trạng thái xô-ma-chi chứ không phải chết ?”
– “Có thể lắm”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Như vậy cả các kim tự tháp cũng có thể là nơi lưu giữ Quỹ gen nhân loại”.
– “Các kim tự tháp được xây dựng để bảo quản trí tuệ cao cả đặc biệt”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Như tôi hiểu tâm thức cao cả là của người Át-lan, chính xác người Át-lan sơ kỳ (có nguồn tư liệu chứng nhận điều này). Từ đó, suy ra trong các kim tự tháp có thể có người đang nhập xô-ma-chi, không chỉ thuộc nền văn minh của chúng ta, mà cả người Át-lan. Có phải vậy không, thưa ngài?”
– “Có thể lắm, tôi không biết chính xác”.
…
– Nhưng tại sao trong các kim tự tháp không tìm thấy người Át-lan ? Xác ướp vua Tu-tan-kha-môn thì có!”
– “Tôi không biết mấy về các kim tự tháp. Nhưng tôi biết về các hang động của Tây Tạng. Rất khó tìm thấy trong hang động những người cổ xưa nhất của trái đất, gần như không thể có chuyện đó”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Vì sao, thưa ngài ?”
– “Họ ở tít sâu dưới lòng đất…”.
– “Hay là họ không ở trong các kim tự tháp mà là ở dưới đó, dưới các kim tự tháp ?”
– “Có thể lắm”.
…
– “Mà vì sao ngài lại nói rất khó tìm thấy trong hang những người cổ xưa nhất (cần hiểu là người Át-lan) trong trạng thái xô-ma-chi. Chúng bị đá lấp kín à ?” -“Vâng”.
– “Cứ cho là cái động có người Át-lan nhập xô-ma-chi bị một phiến đá bịt kín. Người đó sau khi đã “sống lại” làm sao ra được ?” – tôi hỏi.
– “Đá đối với họ không là chướng ngại vật”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Chắc ý ngài muốn nói người Át-lan có thể tác động lên lực hấp dẫn nhờ năng lượng tâm thần, giống như họ đã xây dựng các kim tự tháp bằng các khối đá nguyên”.
– “Đá đối với họ không là trỏ ngại”.
– “Giờ thì tôi hiểu”- tôi nói,- “vì sao không ai phát hiện trong các kim tự tháp có người Át-lan. Họ đã được các phiến đá che chắn mà họ có lẽ dùng tâm năng có thể xê dịch được. Xin được hỏi câu nữa”- tôi nhìn vị lạt ma Bôn-pô.- “Ai đã xây nên tượng Nhân sư Ai Cập ?”
– “Tôi không biết. Tôi nghĩ chuyện đó thuộc thời xa xưa trước nữa”.
…
Nghỉ xong, tôi lấy ra bức hình người Át-lan giả định đặt vào tay vị lạt ma Bôn-pô và hỏi “Ai đấy, thưa ngài ?”
– “Tôi trông đôi mắt quen lắm”- vị lạt ma Bôn-pô nói,- “nhưng còn khuôn mặt… Sao, ngài đến hang rồi ư ?”
Tôi không đáp lại.
– “Ngài nghe kể lại hay chính ngài ?..”
– “Đây là kết quả nghiên cứu của chúng tôi”.
– “Nghiên cứu nào, thưa ngài ?”
Tôi kể tỉ mỉ về phương hướng nghiên cứu của chúng tôi gọi là hình học nhãn khoa và công việc phân tích khoa học hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng và công việc tái tạo hình dáng người có hai con mắt đó.
– “Chuyện này thật thú vị”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Thế ngài đã đến các động chưa ?” – tôi hỏi vị lạt ma Bôn-pô
– “Chưa, nhưng tôi biết’.
“-Đấy là cặp mắt và khuôn mặt Đức Phật phải không, thưa ngài?”
– “Không phải”.
– “Vậy của ai ?”
– “Của cổ nhân thời xa xưa hơn thế. Con người có tài trí tối thượng và tựa như Chúa Trời”- vị lạt ma Bôn-pô đáp
…
– “Ngài có nghe nói về E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a không ?”
– “Có. Đấy là Bậc được bí truyền. Sách của bà được nhiều người ở phương Đông biết”.
– “Khi mô tả người Át-lan (chủng tộc thứ Tư) và Lê-mu-ri (chủng tộc thứ Ba), E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a đặc biệt nhấn mạnh người Lê-mu-ri Át-lan như những người anh minh và phát triển nhất trên trái đất. Bà gọi họ là những Thiên tử. Sau khi phân tích các tài liệu mô tả ngoại hình người Lê-mu-ri, Át-lan và Lê-mu-ri Át-lan (trước tiên là của E.P Bờ-la-vát-cai-a), chúng tôi sơ bộ kết luận: hình hài người được tái tạo dựa trên con mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng,- tôi chỉ bức vẽ của chúng tôi,- thuộc người Lê-mu-ri Át-lan. Nếu người Át-lan cuối cùng bị diệt vong theo E.P. Bờ-la-vát-cai-a cách đây gần 850000 năm, thì người Lê-mu-ri Át-lan có trước đó nhiều : khoảng chừng từ một đến ba triệu năm về trước. Nhẽ nào xô-ma-chi đã bảo quản họ trong thời gian dài như vậy ?”
– “Định sâu có thể kéo dài bao nhiêu lâu cũng được”- vị lạt ma Bôn-pô trả lời.
– “Giả định họ là những người Lê-mu-ri Át-lan, nhẽ nào vẫn có thể tìm thấy họ trong hang động và các kim tự tháp, thưa ngài ?”
Vị lạt ma Bôn-pô nhìn tôi chăm chú và lặng thinh.
– “Vậy xin phép được hỏi ngài câu nữa”- tôi chưa chịu thôi,- “hình hai con mắt khác thường trên các đền chùa Tây Tạng có xuất sứ từ đâu ?” – Tôi lại chỉ vào bức vẽ.-Họa sĩ bịa ra chăng ?
– “Những cái thiêng liêng không thể là sản phẩm của óc tưởng tượng thông thường”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Hình hai con mắt lấy ở sách cổ?”
– “Không hẳn vậy”.
– “Hay ai đó đã nhìn thấy hai con mắt và khuôn mặt này ? Trong động, đang ở trạng thái xô-ma-chi”
-Có thể lắm.
– “Một đạo sư thượng cấp Ấn Độ nhìn thấy bức vẽ này liền kêu lên: “Xô-ma-chi!” , và giải thích những người ở trong trạng thái xô-ma-chi trông như vậy.
Vị lạt ma Bôn-pô lại nhìn bức vẽ một lần nữa và lại lặng thính.
– “Thưa ngài lạt ma Bôn-pô kính mến ! Xin ngài kể tỉ mỉ hơn về xô-ma-chi”- tôi nằn nì.
– “Như tôi hiểu, các ngài đã được thông báo nhiều về xô-ma-chi”- vị lạt ma Bôn-pô nói,- “Có lẽ các ngài cũng biết rằng muốn nhập xô-ma-chi chỉ có cách thanh lọc tâm hồn mình khỏi năng lượng tâm thần tiêu cực. Trong trạng thái xô-ma-chi trao đổi chất hạ xuống điểm không và thân thể chuyển sang trạng thái cứng như đá và có thể được bảo toàn hàng nghìn và thậm chí hàng triệu năm”.
– “Xô-ma-chi có vai trò như thế nào trong lịch sử loài người ?”
– “Xô-ma-chi là thời điểm cứu nguy loài người, bởi chỉ có thông qua xô-ma-chi mới có thể bảo quản thân thể hàng nghìn năm và trong trường hợp cần thiết nhờ thể xác “sống lại” gieo mầm nền văn minh đã tiêu vong. Không phải chỉ có một nền văn minh đã tiêu vong và mỗi lần như vậy, người ta lại xuất hiện gieo mầm mới cho loài người”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Chúng ta cùng thảo luận xem sao”- tôi đề nghị,- “Tất cả các tôn giáo đều tuyên truyền cho vai trò hàng đầu của tâm linh, rằng khả năng và tiềm lực của con người phụ thuộc vào trước tiên ở phần hồn chứ không phải phần xác. Như vậy thì việc bảo quản thân thể người ở trạng thái xô-ma-chi không cần thiết – khẳng định điều này cũng hợp logic, bởi hồn có tầm mức tối cao nhập vào một thể xác thô sơ, thổ dân chẳng hạn, liệu hồn có làm người đó trở nên thiên tài, có khả năng trở thành ông tổ nền văn minh mới được không ? Có chuyện như vậy được không, thưa ngài ?”
– “Không, không thể có chuyện đó. Thể xác và đặc biệt trí óc cũng có vai trò to lớn. Xô-ma-chi là phương pháp bảo lưu sự sống lâu đời nhất của nhân loại, xô-ma-chi cho phép phục sinh loài người cả trong trường hợp nhân loại bị tiêu vong hoàn toàn. Thân thể và đặc biệt trí não của người nhập xô-ma-chi phải hoàn thiện và phù hợp với phần hồn về tầm mức”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Và quả như vậy”- tôi nói,- “gặp một ông thổ dân có những khả năng kiệt xuất là chuyện khá khó khăn. Rõ ràng khi nhập vào thân xác ít nhiều hồn đều có tự do lựa chọn thân thể theo nguyên tắc phù hợp với hồn về tầm mức. Hình như ở đây có vai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển trí tuệ, bởi được biết chính trong khi trí não hoạt động nó đã cuốn các trường xoắn của tâm và hồn tạo điều kiện để tiềm lực bộc lộ. Nói có hình ảnh thì là: “ những khả năng cuốn yếu ớt” của ông thổ dân nguyên thủy đã không tương ứng với tiềm năng cao của hồn. Vì thế, công việc bảo toàn thân thể của đại diện nền văn minh phát triển cao có ý nghĩa lớn”.
– “Hơn nữa Đấng hóa công thế giới vật chất đã tạo dựng thân thể con người bằng cách cô đặc phần hồn trong một thời gian tiến hóa dài. Một thân thể đã được tạo nên hoàn thiện phải được bảo toàn (ở trạng thái xô-ma-chi !), bởi chỉ có một thân thể như vậy mới đủ khả năng sống sót trong những điều kiện khó khăn của sự phục sinh nền văn minh mới của con người. Người có thân xác ốm yếu, bệnh hoạn không thể định sâu và không chắc chắn”.
…
– “Xin ngài cho biết liệu người vừa ra khỏi trạng thái xô-ma-chi có thể trở thành cha hoặc mẹ, nghĩa là có con cháu được không ?” – tôi hỏi.
– “Có, dĩ nhiên rồi. Ở Tây Tạng đã có những trường hợp (thuộc phái yoga) ở trong hang động vài năm sau khi xuất định vẫn có con” – vị lạt ma Bôn pô đáp.
– “Liệu ở thời cổ đại, người ta có biết các bí quyết bảo quản tinh khí người và con vật, phương pháp thụ tinh và nuôi dưỡng bào thai trong ống nghiệm không, thưa ngài ? Điều này hoàn toàn logic, bởi khi loài người phục sinh cũng cần có gia súc. Mà tưởng tượng con bò nhập định thì khó quá”.
– “Tôi không biết chuyện đó” – vị lạt ma Bôn pô trả lời.- “Tôi chỉ có thể nói nền văn minh trước đây phát triển hơn của chúng ta”.
– “Thưa ngài lạt ma Bôn pô kính mến, ngài có nói xô-ma-chi là phương pháp cổ xưa bảo toàn (cứu thoát) loài người trên trái đất. Đọc E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a, chúng tôi được biết xô-ma-chi, ngài gọi là “Va-ra”, được tạo ra là để bảo toàn ba chủng tộc gần đây nhất của nhân loại. Tức để giữ gìn người Lê-mu-ri, người Át-lan và người thuộc nền văn minh chúng ta. Cổ xưa nhất trong số đó là Lê-mu-ri và Lê-mu-ri – Át-lan sống cách đây vài triệu năm. Ngài nghĩ sao, liệu người Lê-mu-ri hoặc Lê-mu-ri – Át-lan vẫn còn trong các hang động như một bộ phận của Quỹ gen nhân loại không ?”
– “Tôi nghĩ có thể lắm”.
– ‘Từ đó suy ra, thưa ngài lạt ma Bôn pô kính mến”- tôi nói tiếp,- “phải có ai đó đã nhìn thấy đôi mắt có hình vẽ trên các đền chùa Tây Tạng và là của cổ nhân thời đại trước nữa (có thể là người Lê-mu-ri – Át-lan). Nhẽ nào chuyện ngày nay vẫn có thể nhìn thấy trong hang người cổ xưa nhất ở trạng thái xô-ma-chi là có thật ? Chẳng nhẽ hệ thống bảo vệ Quỹ gen nhân loại chưa trục trặc ?”
– “Để thấy ngài phải được phép vào”.
– “Phép nào, thưa ngài ? Ai cho phép ?”
-…”Những người xô-ma-chi”.
– “Sao lại thế ! Họ khô cứng rồi cơ mà…”
– “Người xô-ma-chi là người vẫn sống”.
– “Người xô-ma-chi có thể nói chuyện được không ?”
– “Giao tiếp với người xô-ma-chi không nhất thiết phải nói chuyện. Muốn thế đã có thiền, có thần hồn”- vị lạt ma Bôn pô nói.
– “Nếu tôi hiểu đúng ngài,- tôi nói,- “thần hồn đã thoát khỏi “gông cùm của thể xác” trong trạng thái thiền có thể tiếp xúc với thần hồn người xô-ma-chi”.
– “Ngài nói phải”.
– “Ngày nay có ai được phép vào chốn có người xô-ma-chi không ?”
– “Có”.
Tôi muốn hỏi những người đó là ai và có thể làm quen với họ không. Nhưng tôi thôi, vì hiểu rằng trước mặt nhiều người của hai nước vị lạt ma Bôn pô sẽ không nói ra điều đó.
– “Ngài nói, loài người phát sinh trên Tây Tạng. Liệu Himalaya và Tây Tạng đồng thời cũng là trung tâm Quỹ gen nhân loại không ? Nghĩa là những người xô-ma-chi đã được định khu chủ yếu ở đây ?“– tôi hỏi.
– “Định là hiện tượng toàn nhân loại. Bởi vậy, người xô-ma-chi có thể có mặt ở bất cứ vùng nào của trái đất kể cả đại dương. Nhưng địa điểm khu trú chủ yếu vẫn là Himalaya và Tây Tạng”- vị lạt ma Bôn pô đáp.
– “Tại sao lại là Himalaya và Tây Tạng ? Có phải vì Himalaya và Tây Tạng là khu vực cao hơn cả của trái đất mà ngay trong thời gian có trận đại hồng thủy vẫn ở trên mặt nước ?”
– “Đúng vậy, Himalaya và Tây Tạng là những dãy núi cao nhất, đó là một trong các nguyên nhân. Nhưng không phải chỉ vì thế…”
…
– “Còn lý do nào khác, thưa ngài ?”
– “Theo tôn giáo của chúng tôi. Bắc cực là nơi cư trú của các Chúa Trời. Còn thời xa xưa, Himalaya và Tây Tạng là một cực của trái đât”- vị lạt ma Bôn pô đáp.
…
– “Như vậy, chúng ta có thể nói phần nào chắc chắn rằng, Himalaya, Tây Tạng và có thể cả sa mạc Gô-bi là trung tâm bảo quản Quỹ gen của nhân loại chủ yếu”- tôi nói,- “còn bây giờ chúng ta trở lại vấn đề ai có thể thực hiện vai trò Quỹ gen nhân loại”.
– “Đồng ý’.
– “Chúng ta ngày một có nhiều thông tin nói rằng, những người thuộc nền văn minh trước đây: người Át-lan và người Lê-mu-ri – Át-lan bây giờ vẫn có thể đang trong trạng thái xô-ma-chi, đảm nhận vai trò Quỹ gen nhân loại. Vì sao Quỹ gen không chỉ bao gồm người nền văn minh chủng tộc chúng ta, bởi theo nguyên lý kế tục thì vai trò đó phải thuộc các đại diện ngày nay của loài người chứ, thưa ngài ?”
– “Con mắt thứ ba” ở con người thuộc nền văn minh chúng ta kém phát triển”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.- “Bởi thế, nhập định kéo dài đối với người thuộc nền văn minh chúng ta khó khăn. Những người thuộc các nền văn minh cổ đại có “con mắt thứ ba” phát triển, nên họ có thể định lâu dài dễ dàng hơn”.
– “Chính bởi thế”- tôi cắt ngang,- “các ngài căn cứ theo tôn giáo của mình đang cố phát triển “con mắt thứ ba” ở con người thuộc nền văn minh chúng ta. Nếu việc này không thành, thì trong trường hợp nền văn minh của chúng ta tự hủy diệt, người Át-lan hoặc Lê-mu-ri – Át-lan lại trở thành nguồn phát sinh loài người mới chăng ?”
– “Vâng, đúng như vậy. Nhưng nguyên nhân ở đây không chỉ ở chỗ: thời nay chủ nghĩa vật chất phình quá to, mà còn bởi loài người lúc này đang ở giai đoạn duy vật của chu kỳ Thần thánh.
Trong sách của E.P. Bờ-la-vát-cai-a, chúng tôi cũng đọc thấy thông tin tương tự (“Học thuyết bí ẩn”, tiếng Nga 1937, tập 2, trang 228, 376, 377):
“…Sự tiến hóa diễn ra theo chu kỳ. Đại Chu kỳ Man-van-ta của bẩy vòng bắt đầu ở vòng thứ nhất từ các khoáng chất, cây cỏ và con vật, đưa công việc tiến hóa của mình theo đường vòng cung đi xuống đến tử điểm ở giữa chủng tộc thứ Tư trong khi nửa đầu vòng thứ tư kết thúc… tại vòng cung đi xuống, chính tinh thần đã dần dần biến thành vật chất. Trên đường giữa của gốc, tinh thần và vật chất cân bằng. Tại đường vòng cung đi lên, tinh thần lại được củng cố… bởi vậy, chủng tộc thứ Năm của chúng ta như chủng tộc gốc đã vượt qua đường xích đạo và đi lên phía tinh thần; nhưng một vài trong số chủng tộc nhỏ hơn vẫn còn đang ở phía râm, đi xuống”.
– “Tất nhiên, vai trò của chu kỳ Thần thánh là to lớn”- tôi nói,- “nhưng khả năng nhập định của con người còn phụ thuộc không ít vào nỗ lực theo chiều hướng đó của loài người, cụ thể là các trường thiền”.
– “Tất nhiên rồi, tất nhiên rồi”- vị lạt ma Bôn-pô kêu lên.- “Vì thế, chúng tôi đang dốc nhiều sức lực theo hướng đó. Về mặt lịch sử các trường “thiền-định-bát nhã” yếu dần, tới mức chắc chắn chỉ một vài người ngày nay có thể nhập định sâu. Các cổ nhân của nền văn minh chúng ta dễ dàng nhập định sâu và kéo dài, mặc dù theo chu kỳ Thần thánh, vật chất trên trái đất đang tăng lên. Những người thuộc nền văn minh trước chúng ta cũng có xu thế tăng vật chất, về mặt này họ đã đạt được nhiều thứ, nhưng vẫn thành kính gìn giữ các trường thiền và định”.
– “Liệu có xô-ma-chi nhân tạo, tức là bảo quản thân thể mình bằng cách sử dụng, chẳng hạn hóa chất rồi sau đó làm sống lại ?”
– “Tôi nghĩ không thể có chuyện đó, vì bộ phận hoạt động chủ yếu trong xô-ma-chi là linh hồn”.
– “Trong lịch sử đã bao giờ có xô-ma-chi nhân tạo chưa, thưa ngài ?’
– “Tôi không nhớ chính xác, theo tôi có đấy…”
– “Những người thuộc nền văn minh trước, người Át-lan ấy, có bệnh tật không?”
– “Theo tôn giáo của chúng tôi”- vị lạt ma Bôn-pô đáp,- “Chúa Trời đã nguyền rủa loài người chúng ta vì có tội, bằng cách tung ra nhiều thứ bệnh. Người thuộc các nền văn minh trước sung sướng và khoẻ mạnh hơn”.
– “Ví sao tôi lại hỏi ngài về bệnh tật ?” – tôi nói.- “Được biết, chỉ người có sức khoẻ tinh thần và thể chất tuyệt vời mới nhập định được. Tìm được người của nền văn minh chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh là chuyện khá khó, trong khi đó, qua sách báo và lời ngài, con người của các nền văn minh trước đây khoẻ hơn nhiều. Vậy logic có thể giả sử thế này : bỗng nhiên (cứ cho là viển vông đi) chúng ta được phép vào động có người xô-ma-chi, thì chỉ thấy trong đó, chủ yếu là đại diện của các nền văn minh trước: Át-lan và Lê-mu-ri – Át-lan. Đúng vậy không, thưa ngài ?”
– “Không hoàn toàn như vậy. Trong trạng thái xô-ma-chi có cả người thuộc nền văn minh chúng ta. Nền văn minh của chúng ta cũng lâu đời lắm chứ”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Người của nền văn minh chúng ta bắt đầu nhập xô-ma-chi lâu chưa và ở trong trạng thái đó bao lâu rồi ?”
– “Họ được Đấng Trí Tôn phái đi nhập xô-ma-chi trong thời kỳ xảy ra trận Đại hồng thủy đã hủy diệt gần hết nhân loại trên trái đất”.
…
– “Theo E.P. Bờ-la-vát-cai-a, trận Đại hồng thủy xảy ra cách đây 850000 năm. Nhẽ nào cả người của nền văn minh chúng ta có thể định trong một thời gian dài như vậy sao ? “– tôi hỏi.
– “Mà tại sao lại không ?” – vị lạt ma Bôn-pô đáp.
“-Liệu đại diện người Ai Cập cổ đại có được cử đi nhập định trong thời kỳ sao chổi Chi-phôn va vào trái đất 12000 năm về trước không, thưa ngài ?”
– Tôi không biết chuyện đó”.
– “Có nhiều người Át-lan nhập định trong thời kỳ có trận Đại hồng thủy không ?”
– “Tôi nghĩ, không thể đông đảo được, vì định chỉ dành cho những con người ưu tú, những con người thần thánh”.
– “Như vậy, có thể kết luận sơ bộ: Quỹ gen nhân loại ở trạng thái xô-ma-chi phải bao gồm đại diện của ba nền văn minh (chủng tộc) : Lê-mu-ri (hoặc Lê-mu-ri – Át-lan), Át-lan và người thuộc nền văn minh chúng ta. Nghĩa là kiểm soát tam cấp. Ngài nghĩ sao, liệu có thể tìm thấy họ trong hang động không ?”
– “Đó là … điêu bí mật lớn.
– “Vậy ta nói chuyện về hang động”- tôi đề nghị.- “Người xô-ma-chi nhất thiết phải được bảo quản nơi hang động à, thưa ngài ?”
– “Không chỉ trong động, mà cả dưới nước”.
– “Tại khu vực này của thế giới, nơi chúng ta đang có mặt đây, chỉ có thể hỏi chuyện về hang động. Xin ngài cho biết, hang động có nhiều người xô-ma-chi không ?”
– “Nhiều”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Vậy tại sao đến giờ không ai nhìn thấy trong hang có người xô-ma-chi ?”
– “Khó lắm. Như đã quy định các hang động đó đóng kín, còn lối vào bí mật. Mặt
khác, hang động trong núi này nhiều vô kể, trong hang có biết bao nhiêu là nhánh, khó có thể tìm được cái gì trong ấy. Trong hang có cả đền thờ, nhưng ngoài những người đặc biệt thì không ai biết về chúng”. …
– “Ngài nói đến các ngôi đền trong động có ngụ ý gì ? Các động ở dưới các đền Phật giáo hay là ngôi đền ngầm ?” – tôi hỏi.
– “Đền ngầm”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
-N “gôi đền đó như thế nào, thưa ngài ?”
-…
– “Đó chính là Sam-ba-la ?” -…
– “Những Người đặc biệt biết các ngôi đền trong động và hang động có người xô-ma-chi là ai, thưa ngài ?”
– “Không hẳn bao giờ cũng là các nhà tu hành…”.
– “Những người đó giữ kín chuyện, họ biết địa điểm các hang động có người xô-ma-chi và các đền trong động ?”
– “Họ đã đến đó !”
– “Để làm gi ?”
– “Bảo vệ”.
– “Đó là các nhà sư của bảo tháp ?”
– “Có thể,- một vài người trong số đó. Bảo tháp thường được xây dựng để tưởng niệm các lạt ma hoặc những người lỗi lạc khác, ví dụ các nhà cầm quyền”- vị lạt ma Bôn-pô trả lời.
– “Có thể làm quen với những con Người đặc biệt đó được không, thưa ngài ?”
– “Được, nhưng vô ích. Tất cả họ sẽ trả lời ngài như nhau: “Ngay với Chúa Trời tôi cũng không nói ra điều đó”.
– “Họ định mua chuộc những người đó à”.
– “Có lẽ họ định như vậy”.
– “Nhưng rồi thế nào”.
– “Vô ích! Những người của chúng tôi và trước hết, những con Người đặc biệt đó cho rằng, sự sống nơi trần gian, nói gì đến tiền bạc, chả là cái gì nếu đem so với sự vĩ đại của Người ! Định kỳ họ vẫn nhìn thấy Người ! Họ thuộc dưới quyền của Người ! Họ là đầy tớ của Người ! Nhận tiền đối với những con người đặc biệt là tội phạm thượng. Cái đó không thể so được: tiền bạc và Người !”
– “Tôi hiểu, tôi hiểu ngài’- tôi xúc động nói.- “Người Mỹ hoặc người Âu cho rằng: có tiền là mua được tất cả. Ngay cái tuyệt đối đó đem so với sự vĩnh cửu, sự sống và Quỹ gen nhân loại chẳng là cái gì ! Ngay việc cho tiền cũng là tội phạm thượng
!”
– “Vâng, như vậy đấy”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.- “Những con Người đặc biệt hiểu rất rõ điều đó. Sự sống trên trái đất là cái gì ? Đó là khoảnh khắc, là giây lát. Nhẽ nào lại có thể vì tiền ?… Đó là tội lỗi to lớn !”
– “Xin ngài lạt ma Bôn-pô cho biết, nếu trong số những Người đặc biệt đó có một kẻ phẩm chất kém, phản bội lời thề thì sao ? Nếu hắn ta cử ai đó lọt vào hang ?”
– “Hắn sẽ là kẻ giết người”.
– “Kẻ giết người ư ? Giết ai ?”
– “Cái người đã được chỉ lối vào và đã tới đó, chờ chết. Ai chỉ đường cho kẻ đó, người ấy đã đưa hắn đến chỗ chết !”
– “Tôi hiểu, hành động của những sức mạnh khác thường… Chỉ có Người mới có quyền cho phép vào”.
– “Ngài hãy lưu ý và nhớ cho”- vị lạt ma Bôn-pô nhìn tôi chằm chằm nói,- “những Người đặc biệt chỉ là các đầy tớ của Người. Mọi cái đều do Người định đoạt ! Được phéo vào cũng phải do Người !”
– “Vậy có thể tiếp xúc với Người được không, thưa ngài ?”
…
– “Nhưng dẫu sao lịch sử cũng đầy những chuyện ngẫu nhiên. Có lẽ trong lịch sử đã có những trường hợp vì nguyên nhân này nọ “lối vào” bị trục trặc. Không thể nào lại không có chuyện tình cờ. Có những trường hợp như vậy không, thưa ngài ?”
– “Có, mà không phải một”.
– “Nếu được, xin ngài kể nghe”.
– “Về đề tài này, có nhiều huyền thoại lắm, …”
…
– “Ngoài huyền thoại còn có thông tin gì không, thưa ngài ? Có ai đã nhìn thấy người định trong hang không ?”
– “Có. Ví dụ ở Bắc Tây Tạng có cái động, một người tên là Mô-dê Xan Đờ-giang nhập định trong đó đã mấy thế kỷ nay (tôi không nhớ chính xác đã bao nhiêu thế kỷ). Các nhà tu hành vùng đó của Tây Tạng vẫn nhìn thấy người đều đều. Đấy không phải là những con Người đặc biệt, chỉ là những hành giả bình thường. Muốn vào hang không cần hỏi ý kiến Người. Lối vào an toàn. Chỉ cần động cơ thiện chí. Không được chụp ảnh và nói chuyện, làm thế là tội phạm thượng!”
– “Tôi hiểu, bởi Mô-dê Xan Đờ-giang là một trong các đại diện của Quỹ gen nhân loại. Một việc làm thiêng liêng”.
– “Vâng”.
– “Dù sao thì vẫn có thể trông thấy Người chứ, thưa ngài ?”
– “Có thể ! Nếu giới tu hành khu vực đó của Tây Tạng cho phép và chỉ cái động.
Tây Tạng là cội nguồn của loài người ! Bởi người Tây Tạng biết (xin lỗi, đã biết) và thành kính gìn giữ xô-ma-chi vĩ đại ! Bởi thiên chức của người Tây Tạng là bảo toàn các giá trị tâm linh cổ đại ! Tây Tạng quan trọng đối với cả nhân loại, đối với tương lai của loài người !”
– “Tôi không biết nói gì nữa…”
– “Tôi cũng vậy. Người Tây Tạng trong lịch sử đã từng rất hiếu chiến’- vị lạt ma Bôn-pô tiếp tục câu chuyện,- “họ đã từng xâm chiến nhìều đất đai. Nhưng cách đây hơn 800 năm, tâm thức họ như sáng ra, chính sách của nhà nước thay đổi hẳn và nhằm vào tăng cường tối đa tôn giáo. Các đội quân tu sĩ thay chỗ các chiến binh, bắt đầu xây dựng nhiều đền chùa. Trên 6000 tu viện được xây cất, trước khi người Trung Quốc đến có gần 6000 lạt ma thượng cấp. Cứ mỗi gia đình người Tây Tạng có một con trai đi tu, thệ ước sống độc thân. Then chốt của tín ngưỡng Tây Tạng là tư tưởng vị tha và khai hóa : người Tây Tạng học để trở thành con người có học vấn tối đa (trước tiên về mặt tâm linh), quan tâm ít nhất tới các nhu cầu vật chất. Gần 75% ngân sách của Tây Tạng chi vào việc xây dựng đền chùa, giáo dục tôn giáo, khai hóa và khoa học tự nhiên. Gần 800 năm nay Tây Tạng không có quân đội”.
– “Sao lại không có quân đội được ?”
– “Nhà nước được bảo vệ bằng biện pháp hết sức độc đáo. Lạt ma cao cấp của Tây Tạng có uy tín lớn trên thế giới, đệ tử của họ là người thuộc mọi quốc gia, những người này đều nắm quyền trong nước họ, nên chẳng ai, thậm chí, có ý nghĩ đi xâm chiếm đất nước có thầy mình ở đó. Xin các ngài đừng quên Tây Tạng là thành trì của mọi tín ngưỡng thế giới. Ngay các bậc tiên tri cũng đã tu luyện ở đây. Xin các vị đừng quên rằng, Tây Tạng là nhà nước duy nhất trên thế giới chi lượng tiền chủ yếu của mình cho tôn giáo”.
– “Giờ chỉ biết lấy làm tiếc, đặt hi vọng ở Liên Hợp Quốc, công luận thế giới… Mặc dù nhiều cái đã muộn…”.
– “Hừ…”
– “Vậy đấy, nhưng xin được nói rõ thêm”- vị lạt ma Bôn-pô đáp,- “Mọi cái đều phụ thuộc vào mức độ phát triển của “con mắt thứ ba”. Những người thuộc các nền văn minh trước đây có “con mắt thứ ba” phát triển cao, nhờ đó, họ có thể điều chỉnh trong không gian nhất định và tác động có hướng lên tâm năng của mình. Đại bộ phận người thuộc nền văn minh của chúng ta có “con mắt thứ ba” kém phát triển, bởi vậy, không thể điều chỉnh năng lượng tâm linh của mình ở người khác. Nhưng có một số người thuộc nền văn minh chúng ta, đặc biệt những đại diện rất cổ xưa có “con mắt thứ ba” phát triển tốt như vậy, họ có thể tạo dựng hàng rào bảo vệ bằng mãnh lực tâm thần”.
– “Tôi hiểu ngài như sau”,- tôi nói,- “thực chất của hàng rào bảo vệ là tác động bằng cách thôi miên người bước vào hang có người xô-ma-chi. Thử hỏi : “Làm sao linh hồn người đang định biết được có người đang vào hang ?” Xét trên quan điểm của vật lý hiện đại, các trường xoắn của linh hồn lan tỏa ra xung quanh trong một phạm vi rộng. Bởi vậy các trường tương tự của người bước vào trong hang tiếp xúc với trường xoắn của người đang nhập định. Chúng ta cùng nhớ lại rằng các “ý nghĩ tốt đẹp” tháo rời trường xoắn về một phía, còn các ý nghĩ độc ác về phía đối diện. Trên cơ sở đó, hồn người xô-ma-chi có khả năng phân tích ý đồ của người bước vào hang. Xin ngài nhớ lại, Nhi-cô-lai Rê-rích đã bảo rằng, chỉ với những ý nghĩ thiện mới vào được xứ sở Sam-ba-la ! Rằng, chỉ hoàn toàn giải thoát khỏi năng lượng tinh thần tiêu cực, tức các trường xoắn tiêu cực mới có thể nhập định sâu được”.
– “Vâng, đúng như vậy. Xin ngài tiếp tục”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Vậy là hồn của người xô-ma-chi, sau khi đã phân tích dụng ý của người bước vào hang quyết định cho hay không cho người đó vào”- tôi nói tiếp,- “Tôi có cảm giác đơn thuần vì tò mò, không có ý đồ độc ác vẫn chưa đủ để được nhận “giấy phép ra vào”. Muồn vào, hình như phải có những lý do xác đáng hơn chẳng hạn như vị cầm quyền Ấn Độ, theo huyền thoại, đã đi cầu xin mưa cho đất nước của mình. Bởi như vậy là phá rối trạng thái bất động của Quỹ gen nhân loại ! Tôi nghĩ, để có được “giấy ra vào” phải nhập định và đối thoại với linh hồn người xô-ma-chi. Chỉ với điều kiện như vậy và trong trường hợp vô cùng cần thiết mới có hy vọng được phép vào động”.
– “Ngài có lý”- vị lạt ma Bôn-pô nói.- “Ngay cả những Người đặc biệt đang bảo vệ những người xô-ma-chi và một hai lần trong tháng vẫn có mặt trong động, trước khi vào động vẫn phải nhập định và xin phép”.
– “Xin hỏi ngài lạt ma Bôn-pô, liệu họ có cho chúng tôi giấy ra vào không ? Bởi động cơ của chúng tôi trong sáng và mục đích thì chẳng kém phần quan trọng : tìm hiểu Quỹ gen nhân loại !”
– “Tôi có ý kiến thế này”- vị lạt ma Bôn-pô cười tủm tỉm,- “trước hết phải học để biết nhập định. Không tốn nhiều thời gian đâu. Còn mục đích của các vị quả thật tuyệt vời : nghiên cứu Quỹ gen nhân loại. Có thể các vị sẽ được nhận giấy ra vào, nhưng theo tôi không có ngay được đâu”.
– “Xin được tiếp tục trình bày dòng suy nghĩ”- tôi nói.- “Giả sử hồn người xô-ma-chi quyết định không cho phép người kia vào và dựng lên bức hàng rào bảo vệ. Bức rào đó là như thế nào ? Bằng cách điều chỉnh sang tần số sóng của linh hồn người đang bước vào, các trường mạnh mẽ của linh hồn người xô-ma-chi tháo lơi về phía tiêu cực các thành phần của trường xoắn người này, mà theo tôi chịu trách nhiệm về các tình cảm như sợ hãi, lo âu, bực tức hòng làm người bước vào hết ý muốn vào đó nữa. Xin các ngài nhớ lại là các ý nghĩ độc ác và bệnh tật tác động lên tâm hồn như nhau : chúng tháo lơi trường xoắn về phía tiêu cực. Vì thế người bước vào hang, dù có kiềm chế được cản giác sợ hãi và lo âu, thì sau đó sẽ cảm thấy đau đớn và nếu linh hồn của người xô-ma-chi làm mạnh người đó sẽ chết. Tôi nghĩ, hàng rào bảo vệ trong hang động hoạt động như vậy đó. Tôi có lý không, thưa ngài ?’
– “Mặc dù chúng ta nói chuyện bằng các ngôn ngữ khác nhau, về mặt khoa học tôi có cảm tưởng ngài nói có lý”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Xin ngài cho biết : người xô-ma-chi có đủ năng lượng tâm thần để đạt tất cả cái đó không ?”
– “Tất nhiên rồi ! Bởi chỉ có những con người có tâm thức vô cùng mạnh mẽ và trong sáng mới nhập xô-ma-chi được”.
– “Tôi xin bổ sung”- tôi nói,- “một người dùng tâm năng của mình thôi miên trong khoảng cách có khả năng ru ngủ 100-500 người. Tôi còn nhớ, ông thầy của chúng tôi, giáo sư sinh lý Pết-rốp-ki đã tiến hành thôi miên trong khoảng cách và đã thôi miên được cả khóa sinh viên gồm 300 người đang ngồi nghe giảng”.
– “Mãnh lực của năng lượng tâm thần lớn lắm”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Như được biết, linh hồn hoạt động là nhờ não xoắn các trường torsion. Tức tiêu hao năng lượng mà não dùng để hoạt động (đường glucô, dưỡng khí, đạm,…). Vậy linh hồn của người xô-ma-chi lấy đâu ra năng lượng, vì não cũng như cả cơ thể ở trạng tháo xô-ma-chi không hoạt động cơ mà ?“– tôi hỏi.
– “Xin được hỏi lại ngài”- vị lạt ma Bôn-pô nói.- “Vậy Cõi kia sinh tồn thế nào ? Ở Cõi kia là những linh hồn và thần linh bất tử. Tôi hy vọng ngài không phủ định chứ ?”
– “Tất nhiên là không, thưa ngài”.
– “Các linh hồn và thần linh ở Cõi kia hoạt động nhờ năng lượng nào ? Câu trả lời chỉ có một : nhờ năng lượng vũ trụ. Bởi linh hồn và thần linh là kết quả tiến hóa của vũ trụ, khi từ vũ trụ vĩ mô được tạo ra vũ trụ vi mô là con ngừoi”.
– “Vậy là linh hồn những người xô-ma-chi thấm đượm năng lượng vũ trụ”- tôi thốt lên.
– “Vâng”.
– “Thế việc hạn chế mọi người tiếp xúc với các thân thể đang định có ý nghĩa sinh học như thế nào ? Vì sao lại có sự nghiêm minh tuyệt đối như vậy, ngay cả đối với những người có động cơ tốt đẹp ?”
– “Để không làm mất sự tĩnh lặng của những người xô-ma-chi. Nếu sự bất động bị phá vỡ do sự tác động của linh hồn ngoài, thì thân thể người xô-ma-chi sẽ mềm ra”- vị lạt ma Bôn-pô giải thích.
– “Tôi hiểu chuyện đó như thế này”- tôi nói.- “Xét trên quan điểm vật lý học sở dĩ người xô-ma-chi đạt được trạng thái bất động cứng như đá, như tôi cảm thấy, là nhờ nước của cơ thể chuyển sang dạng thứ tư, mà muốn làm được việc này chỉ có cách thanh lọc triệt để tâm hồn khỏi tâm năng tiêu cực, tức vặn hoàn toàn và ổn định các trường xoắn của tâm hồn về phía tích cực. Trường xoắn linh hồn người ngoài làm mất thăng bằng quá trình xoắn của trường torsion người xô-ma-chi, thậm chí ngay cả trong trường hợp các trường xoắn này đã được xoắn về phía tích cực. Sự mất cân bằng trong các trường xoắn của người xô-ma-chi có thể làm trạng thái thứ tư (giả định) của nước trong cơ thể bị mất ổn định và tương ứng với đó là thân thể không còn bất động cứng như đá, mà mềm ra. Từ đó có thể giả định : có lẽ ngay cả những Người đặc biệt cũng được chọn sao cho trường xoắn của họ phù hợp với trường của người xô-ma-chi. Đúng vậy không, thưa Thầy ?”
– “Đúng, không phải ai cũng có thể trở thành Người đặc biệt”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.- “Tới cửa hang, những Người đặc biệt tham thiền, nhờ vậy biết được họ có được phép vào hang có người xô-ma-chi hay không”.
– “Ngài nghĩ thế nào, liệu một bầy người mù quáng, căm ghét mọi cái có thể lọt rào bảo vệ lọt vào hang có người thuộc nền văn minh trước đây, có sức mạnh tâm năng to lớn, người Át-lan chẳng hạn ? Bởi tâm năng tiêu cực, mà lại của một đám đông người có thể thắng tâm năng tích cực lắm chứ !“– tôi hỏi.
– “Không chắc, nếu người của nền văn minh trước có tâm năng mạnh mẽ. Số lượng người muốn vào hang xô-ma-chi không có vai trò quyết định. Nhưng nếu tâm linh của người thuộc nền văn minh trước đây không mạnh thì chuyện đó có thể xảy ra lắm. Con người của nền văn minh chúng ta có sức mạnh tâm linh yếu hơn nhiều. Lọt vào chỗ có người của nền văn minh chúng ta đang định chẳng khó mấy, bởi tâm linh của họ không có khả năng tạo hàng rào bảo vệ mạnh mẽ”.
– “Chuyện gì sẽ đến với người xô-ma-chi thuộc nền văn minh trước đây, nếu bầy người điên khùng vượt qua rào chắn xông vào bao vây người đó ?”
– “Người của nền văn minh trước đây hoặc chết vì ảnh hưởng tâm năng tiêu cực hoặc sống lại”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Đúng”- tôi nói,- “các trường torsion bị xoắn tiêu cực hoặc đảo lộn hoàn toàn trạng thái định, kết quả là người đó chết hoặc kích thích xuất định, tạo điều kiện cho người đó sống lại”.
– “Chuyện đó có đấy”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Có tin tức về chuyện vượt rào bảo vệ hang động có người đang định không, thưa ngài ?”
…
– “Ngài nói là, những người cổ xưa nhất (người Lê-mu-ri – Át-lan) được đá che chở. Qua câu chuyện ngày hôm nay, tôi hiểu thân thể xô-ma-chi của họ được những
phiến đá che chắn, vì thế gần như không có khả năng tìm thấy họ trong hang. Ngoài ra, tôi còn nhớ câu nói của ngài “đối với họ đá không phải vật cản”, có thể đặt giả thuyết người Lê-mu-ri – Át-lan có khả năng dùng tâm năng của mình tác động lên lực hấp dẫn và đẩy những tấm đá ra, khi họ xuất định. Còn có cả khả năng là những người cổ đại đó phát triển cao về mặt tâm linh. Họ có thể tạo dựng bức rào chắn tinh thần trước hang. Có đúng vậy không, thưa ngài ?” – tôi hỏi.
– “Đúng, chúng ta đã nói chuyện đó rồi”- vị lạt ma Bôn-pô đáp.
– “Qua những điều vừa nói”- tôi tiếp lời,- “chúng ta có thể đoán có ba cách thức bảo vệ hang động có người xô-ma-ch:
1. Rào chắn tâm năng
2. Rào ngăn bằng đá
3. Có một đường bí mật dẫn vào hang
– “Xin ngài đừng quên một điều”- vị lạt ma Bôn-pô trả lời,- “địa điểm hang có người xô-ma-chi trong đó được giữ kín vô cùng. Về mặt này có sự đóng góp của giới tu hành. Chuyện này chúng ta chỉ nói ngụ ý”.
…
– “Tôi có cảm tưởng”- tôi nói,- “đã đến lúc ít nhiều cần hé mở bí mật về xô-ma-chi để mọi người biết về Quỹ gen nhân loại. Dĩ nhiên không được kể chi tiết, chỉ địa điểm có hang động, không được nêu tên. Nhưng nếu mọi người biết, trên trái đất có Quỹ gen nhân loại thì điều đó sẽ có nhiều ý nghĩa. Lúc đó các nước khác có thể tác động mạnh đến Trung Quốc, vì biết nước này đang có ý định gì. Họ đã vuốt mặt không nể mũi và xúc phạm các bậc ông tổ và bà tổ của chính họ.
– “Đúng, đúng. Ngài có lý”- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Thưa ngài lạt ma Bôn-pô kính mến, kết thúc câu chuyện dài lê thê của chúng ta, tôi thấy có thể phân ra ba loại hang động có người xô-ma-chi :
1. Động xô-ma-chi có người thuộc nền văn minh chúng ta.
2. Động xô-ma-chi có người thuộc các nền văn minh trước đây, có thể là người Át-lan hoặc người Lê-mu-ri – Át-lan (riêng biệt hoặc cùng chung).
3. Động xô-ma-chi hỗn hợp, bao gồm người thuộc nền văn minh chúng ta và trước đây.
– “Tôi nghĩ”- tôi nói tiếp,- “người nền văn minh chúng ta tìm cách lọt vào hang động xô-ma-chi có người thuộc các nền văn minh trước đây; trong trường hợp này họ được các hàng rào tâm năng bảo vệ chắc chắn. Nhưng hình như không phải lúc nào cũng được như vậy. Các động xô-ma-chi hỗn hợp có giá trị hơn, vì chúng đại diện cho toàn bộ kho tàng Quỹ gen nhân loại”.
– “Ngài đưa ra một định nghĩa hay đấy: Quỹ gen nhân loại,- vị lạt ma Bôn-pô nói.
– “Cuối cùng xin phép được hỏi ngài một lần nữa. Sam-ba-la là gì vậy, thưa ngài ?”
– “Chúng tôi tin có Sam-ba-la. Đấy là xứ sở tâm linh, chỉ có thể đến đó với một tâm thức trong sáng (đã được thanh lọc)”.
– “Chính thế đấy !”,- tôi kêu lên.- “Đến Sam-ba-la chỉ có thể với tâm hồn hoàn toàn thanh bạch. Vào động có Quỹ gen nhân loại, như chúng ta đã nói, cũng chỉ có thể với tâm hồn thanh cao hoàn toàn. Vai trò của Sam-ba-la với loài người như các truyền thuyết và văn tự minh chứng thật lớn lao. Vai trò của Quỹ gen nhân loại thì không còn nghi ngờ gì nữa. Sam-ba-la như được biết, là xứ sở tâm linh. Trong các hang động có Quỹ gen nhân loại toàn bộ vai trò có hiệu lực thuộc các linh hồn mà phần xác của chúng đang được bảo quản. Ngài thấy đấy”- tôi nói,- “từ vài trường hợp trùng hợp có thể dự đoán địa điểm khu trú (đền trong hang động, kim tự tháp) của Quỹ gen nhân loại chính là Sam-ba-la.
Vị lạt ma Bôn-pô nhìn tôi chằm chằm. Im lặng.
– Tôi xin được nói chuyện riêng với ngài”- tôi nói và nhìn vị lạt ma Bôn-pô.
Chúng tôi bước lên và đi vào căn phòng phía sau. Người Mỹ khẽ chạm vai tôi và nói: “Good luck !”.
Tôi và lạt ma Bôn-pô đã nói những gì ? Tôi xin trả lời bằng câu nói của các Người đặc biệt được phép ra vào các động xô-ma-chi : “Cả Chúa Trời, tôi cũng không nói cho biết !”
Chia tay, tôi và lạt ma Bôn-pô ôm nhau. Vê-nhê Ga-pha-rốp khẽ hỏi:
– “Sẽ có thay đổi chứ ?”
Tôi lặng thinh. Người Mỹ hét theo sau :
– Good luck !
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!