Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine
Các Loài Vật Phải Bệnh Dịch Hạch
Có một bệnh ai là chẳng khiếp,
Hẳn ông Trời điên tiết bày ra.
Để răn thế-giới gian-tà,
Chính danh dịch-hạch (lựa là kiêng tên).
Một ngày chật ních Hoàng-tuyền,
Phải khi trái tiết, bệnh truyền súc-sinh.
Giống nào giống nấy hãi kinh,
Chết không khắp lượt, linh-tinh phải đều
Xem ra cảnh-tượng tiêu-điều,
Biếng ăn nhác uống, thân liều cho xong.
Cao-lương mỹ-vị coi không,
Chó rừng chó sói đều cùng nằm im.
Mặc Cừu, mặc Lợn, tha tìm.
Bồ-cu, chim Gáy chẳng thèm nhìn nhau.
Hết vui ra cảnh buồn rầu.
Hùng-sư hội-nghị để cầu bình-yên,
Diễn rằng:
……………. – Hỡi các anh em!
Trên kia nay đã xui nên cảnh này
Để răn tội chúng ta đây,
Vậy nên cứu xét ai hay làm càn.
Phải ra mà chịu lấy nàn,
Họa may cứu được cho an các loài.
Xem trong lịch-sử xưa nay,
Cầu qua nạn chúng, kẻ hay dâng mình.
Tội ta, ta xét cho minh,
Vấn tâm ta thử thực-tình một phen,
Như ta tham thực nết quen,
Mồm này đã nhá cừu hèn biết bao?
Loài cừu tội lỗi đâu nào,
Nhiều khi ta nhá đến đầu thằng chăn.
Vậy nên ta chịu hiến thân,
Nhưng ai có tội xa gần thú ra.
Cũng nên bắt chước như ta,
Để ai trọng phạm ra mà chịu thay.
Chó rừng đứng dậy tâu ngay:
– Thánh-quân tự trách khắc thay cho mình
Vả cừu ngu-độn hôi-tanh,
Án mông ngự-dụng là vinh cho cừu.
Sự thường tội lỗi đâu nào!
Còn như thằng bé chăn cừu bất-lương.
Kẻ ra độc-ác bao đường,
Cùng loài cầm thú toan đường tác oai…
Sói tâu vậy, cả các loài,
Một phe nịnh-hót khen hoài rằng hay
Cọp, Gấu, dữ ác nào tày,
Mà ai có dám đem bày tỏ ra?
Những loài bặng-nhặng chua-ngoa.
Đến như chú Cẩu cùng là Bụt con.
Đến lượt Lừa thú tội luôn:
– Trót qua một bãi cỏ non của người,
Phải khi bụng đói cỏ tươi;
Ma tinh giun-giủi như mời miệng ăn.
Trót đưa một lưỡi gian-tham,
Chịu rằng phạm lỗi tham ăn của người.
Các giống nghe nói vừa rồi,
Đồng-thanh mắng mỏ Lừa tồi gian-ngoan.
Sói kia cũng thạo việc quan,
Phỉnh rằng:
……………… – Nặng nhất là ăn cỏ người.
Phải đem lừa vật chết tươi,
Gieo tai cho cả, tội thời tại mi.
Tầm thường mà tội lăng-trì,
Chết nỗi! Trộm cỏ còn gì nặng hơn!
Việc này giết cũng chẳng oan
Liền đem hành-hạ một cơn chết Lừa.
Thế mới biết kiện thưa tố-tụng,
Trắng hay đen, thôi cũng thế-thần.
Có một bệnh ai là chẳng khiếp,
Hẳn ông Trời điên tiết bày ra.
Để răn thế-giới gian-tà,
Chính danh dịch-hạch (lựa là kiêng tên).
Một ngày chật ních Hoàng-tuyền,
Phải khi trái tiết, bệnh truyền súc-sinh.
Giống nào giống nấy hãi kinh,
Chết không khắp lượt, linh-tinh phải đều
Xem ra cảnh-tượng tiêu-điều,
Biếng ăn nhác uống, thân liều cho xong.
Cao-lương mỹ-vị coi không,
Chó rừng chó sói đều cùng nằm im.
Mặc Cừu, mặc Lợn, tha tìm.
Bồ-cu, chim Gáy chẳng thèm nhìn nhau.
Hết vui ra cảnh buồn rầu.
Hùng-sư hội-nghị để cầu bình-yên,
Diễn rằng:
……………. – Hỡi các anh em!
Trên kia nay đã xui nên cảnh này
Để răn tội chúng ta đây,
Vậy nên cứu xét ai hay làm càn.
Phải ra mà chịu lấy nàn,
Họa may cứu được cho an các loài.
Xem trong lịch-sử xưa nay,
Cầu qua nạn chúng, kẻ hay dâng mình.
Tội ta, ta xét cho minh,
Vấn tâm ta thử thực-tình một phen,
Như ta tham thực nết quen,
Mồm này đã nhá cừu hèn biết bao?
Loài cừu tội lỗi đâu nào,
Nhiều khi ta nhá đến đầu thằng chăn.
Vậy nên ta chịu hiến thân,
Nhưng ai có tội xa gần thú ra.
Cũng nên bắt chước như ta,
Để ai trọng phạm ra mà chịu thay.
Chó rừng đứng dậy tâu ngay:
– Thánh-quân tự trách khắc thay cho mình
Vả cừu ngu-độn hôi-tanh,
Án mông ngự-dụng là vinh cho cừu.
Sự thường tội lỗi đâu nào!
Còn như thằng bé chăn cừu bất-lương.
Kẻ ra độc-ác bao đường,
Cùng loài cầm thú toan đường tác oai…
Sói tâu vậy, cả các loài,
Một phe nịnh-hót khen hoài rằng hay
Cọp, Gấu, dữ ác nào tày,
Mà ai có dám đem bày tỏ ra?
Những loài bặng-nhặng chua-ngoa.
Đến như chú Cẩu cùng là Bụt con.
Đến lượt Lừa thú tội luôn:
– Trót qua một bãi cỏ non của người,
Phải khi bụng đói cỏ tươi;
Ma tinh giun-giủi như mời miệng ăn.
Trót đưa một lưỡi gian-tham,
Chịu rằng phạm lỗi tham ăn của người.
Các giống nghe nói vừa rồi,
Đồng-thanh mắng mỏ Lừa tồi gian-ngoan.
Sói kia cũng thạo việc quan,
Phỉnh rằng:
……………… – Nặng nhất là ăn cỏ người.
Phải đem lừa vật chết tươi,
Gieo tai cho cả, tội thời tại mi.
Tầm thường mà tội lăng-trì,
Chết nỗi! Trộm cỏ còn gì nặng hơn!
Việc này giết cũng chẳng oan
Liền đem hành-hạ một cơn chết Lừa.
Thế mới biết kiện thưa tố-tụng,
Trắng hay đen, thôi cũng thế-thần.
Có một bệnh ai là chẳng khiếp,
Hẳn ông Trời điên tiết bày ra.
Để răn thế-giới gian-tà,
Chính danh dịch-hạch (lựa là kiêng tên).
Một ngày chật ních Hoàng-tuyền,
Phải khi trái tiết, bệnh truyền súc-sinh.
Giống nào giống nấy hãi kinh,
Chết không khắp lượt, linh-tinh phải đều
Xem ra cảnh-tượng tiêu-điều,
Biếng ăn nhác uống, thân liều cho xong.
Cao-lương mỹ-vị coi không,
Chó rừng chó sói đều cùng nằm im.
Mặc Cừu, mặc Lợn, tha tìm.
Bồ-cu, chim Gáy chẳng thèm nhìn nhau.
Hết vui ra cảnh buồn rầu.
Hùng-sư hội-nghị để cầu bình-yên,
Diễn rằng:
……………. – Hỡi các anh em!
Trên kia nay đã xui nên cảnh này
Để răn tội chúng ta đây,
Vậy nên cứu xét ai hay làm càn.
Phải ra mà chịu lấy nàn,
Họa may cứu được cho an các loài.
Xem trong lịch-sử xưa nay,
Cầu qua nạn chúng, kẻ hay dâng mình.
Tội ta, ta xét cho minh,
Vấn tâm ta thử thực-tình một phen,
Như ta tham thực nết quen,
Mồm này đã nhá cừu hèn biết bao?
Loài cừu tội lỗi đâu nào,
Nhiều khi ta nhá đến đầu thằng chăn.
Vậy nên ta chịu hiến thân,
Nhưng ai có tội xa gần thú ra.
Cũng nên bắt chước như ta,
Để ai trọng phạm ra mà chịu thay.
Chó rừng đứng dậy tâu ngay:
– Thánh-quân tự trách khắc thay cho mình
Vả cừu ngu-độn hôi-tanh,
Án mông ngự-dụng là vinh cho cừu.
Sự thường tội lỗi đâu nào!
Còn như thằng bé chăn cừu bất-lương.
Kẻ ra độc-ác bao đường,
Cùng loài cầm thú toan đường tác oai…
Sói tâu vậy, cả các loài,
Một phe nịnh-hót khen hoài rằng hay
Cọp, Gấu, dữ ác nào tày,
Mà ai có dám đem bày tỏ ra?
Những loài bặng-nhặng chua-ngoa.
Đến như chú Cẩu cùng là Bụt con.
Đến lượt Lừa thú tội luôn:
– Trót qua một bãi cỏ non của người,
Phải khi bụng đói cỏ tươi;
Ma tinh giun-giủi như mời miệng ăn.
Trót đưa một lưỡi gian-tham,
Chịu rằng phạm lỗi tham ăn của người.
Các giống nghe nói vừa rồi,
Đồng-thanh mắng mỏ Lừa tồi gian-ngoan.
Sói kia cũng thạo việc quan,
Phỉnh rằng:
……………… – Nặng nhất là ăn cỏ người.
Phải đem lừa vật chết tươi,
Gieo tai cho cả, tội thời tại mi.
Tầm thường mà tội lăng-trì,
Chết nỗi! Trộm cỏ còn gì nặng hơn!
Việc này giết cũng chẳng oan
Liền đem hành-hạ một cơn chết Lừa.
Thế mới biết kiện thưa tố-tụng,
Trắng hay đen, thôi cũng thế-thần.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!