100 Mẩu Chuyện Cổ Đông Tây - 20. Nguồn Gốc Tết Mồng Ba Tháng Ba
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
127


100 Mẩu Chuyện Cổ Đông Tây


20. Nguồn Gốc Tết Mồng Ba Tháng Ba


Trùng Nhĩ là công tử nước Tấn, em là Tấn Huệ Công, sợ anh trở về cướp ngôi sai người đi mưu sát, Trùng Nhĩ cùng một số người tâm phúc, trong đó có Giới Tử Thôi, chạy trốn ra nước ngoài.

Đi đường họ bị kẻ gian cướp hết vàng bạc, châu báu. Không có lương ăn, thầy trò vừa chạy vừa bị đói. Có kẻ tùy tùng nói : “Hay là ta vào các thôn xóm cướp lấy lương ăn”. Trùng Nhĩ can rằng :

– Cướp phá như thế là đạo tặc. Chẳng thà chết đói còn hơn.

Những người đi theo vào rừng kiếm rau hoang về ăn, nhưng Trùng Nhĩ không nuốt được và người cứ lả đi.

Bỗng Giới Tử Thôi đem dâng một bát cháo thịt. Trùng Nhĩ ăn thấy ngon miệng, mới hỏi Tử Thôi :

– Anh lấy đâu được thịt thế này ?

Tử Thôi trả lời :

– Tôi nghe nói : người con hiếu bỏ thân mình để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân vì chúa. Nay công tử đói, tôi cắt thịt đùi nấu cháo dâng lên.

Trùng Nhĩ ứa nước mắt mà rằng :

– Ơn này biết bao giờ đền được !

Rồi thầy trò cũng đến được nước Tề. Sau chuyến bôn ba ở một số nước, Trùng Nhĩ lấy lại được ngôi báu, lên làm vua, hiệu là Tấn Văn Công.

Tấn Văn Công ban thưởng chức tước cho những người có công phục quốc.

Giới Tử Thôi vốn người điềm đạm, liêm khiết, thấy những kẻ chung quanh ỷ thế làm xằng, khinh bỉ chúng, nên cáo ốm, rút lui về quê, yên phận nghèo, khâu giày thuê, lấy tiền nuôi mẹ.

Mẹ Giới Tử Thôi nói với con :

– Con khó nhọc theo giúp Trùng Nhĩ. Nay Tấn Văn Công ban thưởng cho những người tòng vong, sao con không ra nhận ơn mưa móc.

Tử Thôi nói :

– Con đã không muốn làm quan thì vào yết kiến làm gì ?

Bà mẹ nói :

– Con đã là người trọng liêm sỉ lẽ nào mẹ lại tỏ ra không xứng đáng với con ?

Tử Thôi mừng quá, cõng mẹ vào sống ở một cái hang trong rừng sâu, săn hái nuôi mẹ.

Khi có người báo tin ấy cho Tấn Văn Công, nhà vua hối hận, cho người đi tìm kiếm Giới Tử Thôi.

Được biết Giới Tử Thôi đã cõng mẹ vào sống trong rừng, nhưng tướng sĩ đi tìm không thấy.

Tấn Văn Công cho rằng Tử Thối vốn là người có hiếu, nếu đốt rừng chắc ông sẽ đem mẹ ra.

Do đó nhà vua ra lệnh đốt cả khu rừng. Sau ba ngày, cả khu rừng bị cháy hết. Quân lính tìm thấy thi hài hai mẹ con Giới tử Thôi ôm nhau chết thiêu dưới một gốc cây.

Tấn Văn Công ứa nước mắt khóc, truyền cho mai táng trọng thể và lập đền thờ.

Cảm phục lòng khảng khái của Giới Tử Thôi, nhân dân trong nước lấy ngày hôm ấy là ngày mồng ba tháng ba, làm ngày không đốt lửa nấu ăn, mà chỉ ăn đồ lạnh.

Từ đó, ngày mồng ba tháng ba là tiết hàn thực.

Trùng Nhĩ là công tử nước Tấn, em là Tấn Huệ Công, sợ anh trở về cướp ngôi sai người đi mưu sát, Trùng Nhĩ cùng một số người tâm phúc, trong đó có Giới Tử Thôi, chạy trốn ra nước ngoài.

Đi đường họ bị kẻ gian cướp hết vàng bạc, châu báu. Không có lương ăn, thầy trò vừa chạy vừa bị đói. Có kẻ tùy tùng nói : “Hay là ta vào các thôn xóm cướp lấy lương ăn”. Trùng Nhĩ can rằng :

– Cướp phá như thế là đạo tặc. Chẳng thà chết đói còn hơn.

Những người đi theo vào rừng kiếm rau hoang về ăn, nhưng Trùng Nhĩ không nuốt được và người cứ lả đi.

Bỗng Giới Tử Thôi đem dâng một bát cháo thịt. Trùng Nhĩ ăn thấy ngon miệng, mới hỏi Tử Thôi :

– Anh lấy đâu được thịt thế này ?

Tử Thôi trả lời :

– Tôi nghe nói : người con hiếu bỏ thân mình để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân vì chúa. Nay công tử đói, tôi cắt thịt đùi nấu cháo dâng lên.

Trùng Nhĩ ứa nước mắt mà rằng :

– Ơn này biết bao giờ đền được !

Rồi thầy trò cũng đến được nước Tề. Sau chuyến bôn ba ở một số nước, Trùng Nhĩ lấy lại được ngôi báu, lên làm vua, hiệu là Tấn Văn Công.

Tấn Văn Công ban thưởng chức tước cho những người có công phục quốc.

Giới Tử Thôi vốn người điềm đạm, liêm khiết, thấy những kẻ chung quanh ỷ thế làm xằng, khinh bỉ chúng, nên cáo ốm, rút lui về quê, yên phận nghèo, khâu giày thuê, lấy tiền nuôi mẹ.

Mẹ Giới Tử Thôi nói với con :

– Con khó nhọc theo giúp Trùng Nhĩ. Nay Tấn Văn Công ban thưởng cho những người tòng vong, sao con không ra nhận ơn mưa móc.

Tử Thôi nói :

– Con đã không muốn làm quan thì vào yết kiến làm gì ?

Bà mẹ nói :

– Con đã là người trọng liêm sỉ lẽ nào mẹ lại tỏ ra không xứng đáng với con ?

Tử Thôi mừng quá, cõng mẹ vào sống ở một cái hang trong rừng sâu, săn hái nuôi mẹ.

Khi có người báo tin ấy cho Tấn Văn Công, nhà vua hối hận, cho người đi tìm kiếm Giới Tử Thôi.

Được biết Giới Tử Thôi đã cõng mẹ vào sống trong rừng, nhưng tướng sĩ đi tìm không thấy.

Tấn Văn Công cho rằng Tử Thối vốn là người có hiếu, nếu đốt rừng chắc ông sẽ đem mẹ ra.

Do đó nhà vua ra lệnh đốt cả khu rừng. Sau ba ngày, cả khu rừng bị cháy hết. Quân lính tìm thấy thi hài hai mẹ con Giới tử Thôi ôm nhau chết thiêu dưới một gốc cây.

Tấn Văn Công ứa nước mắt khóc, truyền cho mai táng trọng thể và lập đền thờ.

Cảm phục lòng khảng khái của Giới Tử Thôi, nhân dân trong nước lấy ngày hôm ấy là ngày mồng ba tháng ba, làm ngày không đốt lửa nấu ăn, mà chỉ ăn đồ lạnh.

Từ đó, ngày mồng ba tháng ba là tiết hàn thực.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN