100 Mẩu Chuyện Cổ Đông Tây - 96. Dùng Đàn Khuyên Vua
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
79


100 Mẩu Chuyện Cổ Đông Tây


96. Dùng Đàn Khuyên Vua


Uy Vương nước Tề trong Đông Chu liệt quốc, từ khi lên ngôi vua, chỉ ham mê tửu sắc và thích đàn địch, không lo việc trị nước. Quần thần không dám khuyên can, các sĩ phu thì lo lắng.

Một hôm có một danh cầm tên là Trâu Kị xin vào yết kiến.

Uy Vương muốn nghe đàn, cho vào chầu và sai người đưa ra cây đàn cầm.

Trâu Kị ngồi trước mặt vua, lên dây đàn, nhưng không gảy.

Uy Vương nói:

– Trẫm nghe nói là tiên sinh giỏi đàn cầm. Nay tiên sinh lên dây rồi, sao không gẩy?

Trâu Kị đặt cây đàn xuống, tâu:

– Kẻ hạ thần biết là biết cầm lí, chứ gảy đàn, thì nhạc công nào mà chẳng làm được.

– Cầm lí là thế nào?

– Tâu bệ hạ, cầm lí dạy cho người ta tránh dâm tà và giữ chính đạo. Cổ nhân đặt ra cây đàn cầm có ý ví đàn và dây tượng trưng cho vua và dân. Vua tôi tương đắc thì chính lệnh mới hòa hợp. Hạ thần gẩy đàn, tức là làm cho đàn và dây ăn khớp với nhau, chẳng khác nào như bệ hạ trị nước. Kẻ hạ thần ôm đàn mà không gẩy thì cũng như bệ hạ chẳng trị dân. Hạ thần không gẩy đàn, bệ hạ chẳng thỏa lòng, thì khi bệ hạ không lo việc quốc chính, thần dân sẽ nghĩ sao?

Uy Vương nghe nói, hiểu được thâm ý của Trâu Kị, nên lưu Trâu Kị lại trong triều để cùng bàn việc nước, dùng người có tài năng, trừ bọn gian nịnh, đồng thời cho quân sĩ luyện tập để giữ gìn bờ cõi.

Từ đó Uy Vương nước Tề trở nên một ông vua cần mẫn, khiến cho các nước chung quanh phải kính nể.

Trâu Kị đặt cây đàn xuống, tâu:

Uy Vương nước Tề trong Đông Chu liệt quốc, từ khi lên ngôi vua, chỉ ham mê tửu sắc và thích đàn địch, không lo việc trị nước. Quần thần không dám khuyên can, các sĩ phu thì lo lắng.

Một hôm có một danh cầm tên là Trâu Kị xin vào yết kiến.

Uy Vương muốn nghe đàn, cho vào chầu và sai người đưa ra cây đàn cầm.

Trâu Kị ngồi trước mặt vua, lên dây đàn, nhưng không gảy.

Uy Vương nói:

– Trẫm nghe nói là tiên sinh giỏi đàn cầm. Nay tiên sinh lên dây rồi, sao không gẩy?

Trâu Kị đặt cây đàn xuống, tâu:

– Kẻ hạ thần biết là biết cầm lí, chứ gảy đàn, thì nhạc công nào mà chẳng làm được.

– Cầm lí là thế nào?

– Tâu bệ hạ, cầm lí dạy cho người ta tránh dâm tà và giữ chính đạo. Cổ nhân đặt ra cây đàn cầm có ý ví đàn và dây tượng trưng cho vua và dân. Vua tôi tương đắc thì chính lệnh mới hòa hợp. Hạ thần gẩy đàn, tức là làm cho đàn và dây ăn khớp với nhau, chẳng khác nào như bệ hạ trị nước. Kẻ hạ thần ôm đàn mà không gẩy thì cũng như bệ hạ chẳng trị dân. Hạ thần không gẩy đàn, bệ hạ chẳng thỏa lòng, thì khi bệ hạ không lo việc quốc chính, thần dân sẽ nghĩ sao?

Uy Vương nghe nói, hiểu được thâm ý của Trâu Kị, nên lưu Trâu Kị lại trong triều để cùng bàn việc nước, dùng người có tài năng, trừ bọn gian nịnh, đồng thời cho quân sĩ luyện tập để giữ gìn bờ cõi.

Từ đó Uy Vương nước Tề trở nên một ông vua cần mẫn, khiến cho các nước chung quanh phải kính nể.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN