Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam - Lời dẫn
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
180


Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam


Lời dẫn


KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM, kể từ lần in thứ bảy, in cùng lúc trọn bộ cả năm tập. Rất tiếc, ở những lần in toàn vẹn này tác giả đã không còn được tự mình xem lại bản in thử, như ông đã từng làm việc đó một cách hứng thú và kiên trì trong sáu lần in lẻ tẻ từng tập trước đây. Tuy nhiên, từ sau khi tập V ra mắt (1982), thân phụ chúng tôi đã có dịp chỉnh lý kỹ cả năm tập, nhất là phần Tổng luận, nhằm chuẩn bị cho một lần in đầy đủ sau này. Chúng tôi cố gắng trung thành với những sửa chữa trực tiếp của ông, kể cả một đôi chỗ ông ủy thác cho tôi soát lại chút ít ít câu chữ, trong khi đọc bộ sách.

Mặt khác, trong lần in thứ tư (1972), tác giả có một thay đổi đáng kể trong kết cấu cuốn sách của mình: ông bỏ đi 2 truyện và thay bằng 2 truyện khác để giữ nguyên số lượng 200 truyện. Cân nhắc kỹ lại trong lần in thứ bảy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa một truyện trong số đó trở lại bộ sách: truyện Giết chó khuyên chồng, số 50. Để bạn đọc dễ nhận ra truyện này đã được bỏ đi, chúng tôi đặt chữ số 50 đứng đầu tên truyện trong dấu [ ]. Tôn trọng ý nguyện của tác giả, các quy tắc viết hoa và phiên âm tên người, tên đất vẫn giữ nguyên như trong mấy lần in trước chứ không thay đổi. Tuy vậy, để giúp các nhà nghiên cứu có thể tra tìm nhanh chóng khối lượng tài liệu nước ngoài hết sức lớn mà tác giả đã tham khảo, ở các chú thích xuất xứ, bên cạnh tên người phiên âm trước đây chúng tôi có ký chú thêm nguyên văn, hoặc chuyển ngữ tiếng Pháp. Đối với tên một số dân tộc, hay một số địa danh trên thế giới được nhắc đến trong mục Khảo dị, nếu thấy cần thiết, chúng tôi cũng làm như vậy. Cuối bộ sách, chúng tôi còn thêm vào một Bảng tra cứu tên truyện sắp xếp theo trật tự a b c. Tất cả những việc này đều do các bạn bè thân thiết trong Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học góp sức thực hiện vào năm 1992.

Xin ghi lại ở đây tình cảm biết ơn chân thành của gia đình tác giả. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã có nhã ý đưa Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vào trường học, để bộ sách đến thẳng với một đối tượng đông đảo từ mấy thập kỷ nay vẫn là người bạn gần gũi của nó: học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên ngữ văn ở các trường đại học.

Về mặt văn bản, có thể nói đây là bản in hoàn chỉnh nhất.

Hà Nội, ngày 31 – XII – 1998

Con trai tác giả

Gs. NGUYỄN HUỆ CHI

LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của dân tộc nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một trong những công việc được Nhà nước ta đặc biệt khuyến khích. Trước Cách mạng cũng từng có một vài học giả lưu tâm làm những việc đó, và họ đã công bố kết quả của mình trên sách báo. Gần đây hơn thì những công trình sưu tầm, nghiên cứu cũng như các cuộc thảo luận giữa các bạn Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại và Văn Tân gợi ra nhiều điểm bổ ích cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian.

Nhưng nói chung, chưa nấy ai điều tra thật đầy đủ truyện cổ tích Việt-nam để dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh, và trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu chúng một cách toàn diện. Thực ra, kho tàng truyện cổ tích của chúng ta có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Do đó, việc nghiên cứu chỉ mới là bước đầu, thiên về khái quát mà thiếu phong phú, cụ thể.

Theo chúng tôi, công tác nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân tộc quá khứ nếu chưa thành một công việc tập thể, được khơi động thành một phong trào rộng lớn trong cả nước, thì vẫn chưa thể gọi là toàn diện, do đó cũng chưa thể đạt kết quả dứt điểm như ý muốn. Cần phải có một cơ quan chuyên môn hoặc một hội nghề nghiệp để hướng dẫn sưu tầm, trao đổi ý kiến và tập trung tài liệu như ở nhiều nước đã từng làm, thì việc bảo tồn và phát huy vốn cũ mới mong thực hiện tốt được.

Trong khi chờ đợi sự kiện lớn lao và cần thiết đó, chúng tôi bạo dạn đem khả năng tìm tòi cá nhân thu góp những truyện cổ tích Việt-nam nghe được, đọc được và nhớ được từ trước tới nay, chỉ mong cung cấp một tài liệu tham khảo cho những bạn yêu truyền thống văn học của dân tộc.

Bộ sách này là bộ thứ hai trong những công trình nghiên cứu của chúng tôi về truyện truyền miệng, tiếp theo bộ đầu tiên nhan đề Lược khảo về thần thoại Việt-nam. Nó gồm có ba phần:

Phần đầu, tìm hiểu một ít nét về bản chất, lai lịch và lịch sử phát triển của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng.

Phần thứ hai, chiếm một khoảng rất lớn trong bộ sách là những truyện cổ tích Việt-nam đã chọn lọc và sắp đặt theo một hệ thống riêng

Phần cuối là những nhận xét sơ bộ về đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật, qua đây tạm đánh giá tổng quát truyện cổ tích Việt-nam.

Tôn trọng chủ đề và kết cấu đã có của những truyện cổ tích, trong đời sống truyền miệng từ xưa, chúng tôi cố gắng trình bày nguyên, không sửa chữa: Trường hợp những truyện có nhiều địa phương kể khác nhau về chi tiết hay toàn phần, chúng tôi sẽ ghi tóm tắt ở mục Khảo dị để tiện tham khảo. Nếu truyện nào có nội dung tương tự với truyện của các dân tộc khác ở trong nước hay nước ngoài, chúng tôi cũng làm như vậy.

Mục đích bộ sách này là tình hiểu và giới thiệu những truyện cổ tích Việt nam, mong đáp ứng phần nào nhu cầu trước mắt. Nó chỉ giới hạn trong phạm vi truyện cổ tích của người Việt mà chưa đề cập tới kho tàng truyện cổ tích vô cùng phong phú của đồng bào thiểu số chúng ta.

Trong khi khôi phục lại cốt truyện của người xưa, trong khi tìm hiểu vốn cũ của dân tộc, chắc không tránh khỏi lầm lẫn và thiếu sót, chúng tôi mong các bạn xa gần kịp thời chỉ bảo cho.

Sau hết, chúng tôi có lời cảm ơn các bạn đã giúp cho tài liệu, đặc biệt ông bà Nguyễn Văn Nghĩa là những người đã nhen nhóm cho chúng tôi từ cái say mê nghe truyện cổ tích lúc còn trẻ cho đến hứng thú tìm tòi nghiên cứu nó sau này.

Hà-nội, tháng VI năm 1957

NGUYỄN ĐỔNG CHI

LỜI NÓI ĐẦU LẦN TÁI BẢN THỨ TƯ

Các tập I, II, III của bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam này từ khi lần lượt ra mắt đến nay đã ngót 15 năm. Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến và tài liệu của các bạn xa gần có lòng yêu gửi tới, kể cả ý kiến và lời giới thiệu trên các báo chí, trong nước và ngoài nước[1]. Chúng tôi hết sức cảm kích về sự quan tâm đó của các bạn. Mặt khác, thời gian qua, chúng tôi cũng có để ý tìm tòi thêm những di bản trong nước và trên thế giới qua các tài liệu sách vở cũ và mới. Cho nên trong lần tái bản này chúng tôi đã có thể bổ sung những dị bản mới vào phần Khảo dị mà chúng tôi nhận thấy – cũng như một số bạn góp ý – là hãy còn ít ỏi, và cách kể chuyện quá vắn tắt. Như vậy, phần Khảo dị có sự bổ sung phong phú hơn trước; còn phần truyện chính, nói chung vẫn giữ nguyên, trừ một vài truyện cá biệt: hoặc thay truyện khác vì nội dung không còn thích hợp (ví dụ các truyện số 50, 77), hoặc có bổ sung ít nhiều vì vài bản cũ chưa hoàn chỉnh (ví dụ các truyện số 69, 99, 100), v.v…

Tóm lại, lần tái bản này đã khắc phục được một số thiếu sót trước đây vấp phải. Tất nhiên do kiến thức có hạn, do chúng ta còn bận chống Mỹ cứu nước, nên việc sưu tầm văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng, của cả hai miền đất nước vẫn còn chưa được nhiều, và việc bổ sung của chúng tôi cũng chỉ mới có thể thực hiện trong một chừng mực nhất định. Chúng tôi rất lấy làm hân hạnh sẽ được các bạn gần xa chỉ bảo thêm cho những sai sót khác.

Hà-nội, ngày 21 tháng XII năm 1971

NGUYỄN ĐỔNG CHI

Chú thích:

[1] Trong 1 tập san của Pháp quốc Viễn đông học viện (BEFEO), tập LII, số 1, năm 1964, xuất bản ở Pa-ri, có hai bài giới thiệu và phê bình, của Mô-ri-xơ Đuya-răng (Maurice Durand) và của Tiến sĩ dân tộc học Lê Văn Hảo. Ngoài ra, một số giáo trình đại học và luận văn nghiên cứu cũng giới thiệu kỹ những luận điểm cũng như hệ thống truyện cổ tích của chúng tôi.

KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM, kể từ lần in thứ bảy, in cùng lúc trọn bộ cả năm tập. Rất tiếc, ở những lần in toàn vẹn này tác giả đã không còn được tự mình xem lại bản in thử, như ông đã từng làm việc đó một cách hứng thú và kiên trì trong sáu lần in lẻ tẻ từng tập trước đây. Tuy nhiên, từ sau khi tập V ra mắt (1982), thân phụ chúng tôi đã có dịp chỉnh lý kỹ cả năm tập, nhất là phần Tổng luận, nhằm chuẩn bị cho một lần in đầy đủ sau này. Chúng tôi cố gắng trung thành với những sửa chữa trực tiếp của ông, kể cả một đôi chỗ ông ủy thác cho tôi soát lại chút ít ít câu chữ, trong khi đọc bộ sách.

Mặt khác, trong lần in thứ tư (1972), tác giả có một thay đổi đáng kể trong kết cấu cuốn sách của mình: ông bỏ đi 2 truyện và thay bằng 2 truyện khác để giữ nguyên số lượng 200 truyện. Cân nhắc kỹ lại trong lần in thứ bảy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa một truyện trong số đó trở lại bộ sách: truyện Giết chó khuyên chồng, số 50. Để bạn đọc dễ nhận ra truyện này đã được bỏ đi, chúng tôi đặt chữ số 50 đứng đầu tên truyện trong dấu [ ]. Tôn trọng ý nguyện của tác giả, các quy tắc viết hoa và phiên âm tên người, tên đất vẫn giữ nguyên như trong mấy lần in trước chứ không thay đổi. Tuy vậy, để giúp các nhà nghiên cứu có thể tra tìm nhanh chóng khối lượng tài liệu nước ngoài hết sức lớn mà tác giả đã tham khảo, ở các chú thích xuất xứ, bên cạnh tên người phiên âm trước đây chúng tôi có ký chú thêm nguyên văn, hoặc chuyển ngữ tiếng Pháp. Đối với tên một số dân tộc, hay một số địa danh trên thế giới được nhắc đến trong mục Khảo dị, nếu thấy cần thiết, chúng tôi cũng làm như vậy. Cuối bộ sách, chúng tôi còn thêm vào một Bảng tra cứu tên truyện sắp xếp theo trật tự a b c. Tất cả những việc này đều do các bạn bè thân thiết trong Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học góp sức thực hiện vào năm 1992.

Xin ghi lại ở đây tình cảm biết ơn chân thành của gia đình tác giả. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã có nhã ý đưa Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vào trường học, để bộ sách đến thẳng với một đối tượng đông đảo từ mấy thập kỷ nay vẫn là người bạn gần gũi của nó: học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên ngữ văn ở các trường đại học.

Về mặt văn bản, có thể nói đây là bản in hoàn chỉnh nhất.

Hà Nội, ngày 31 – XII – 1998

Con trai tác giả

Gs. NGUYỄN HUỆ CHI

LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của dân tộc nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một trong những công việc được Nhà nước ta đặc biệt khuyến khích. Trước Cách mạng cũng từng có một vài học giả lưu tâm làm những việc đó, và họ đã công bố kết quả của mình trên sách báo. Gần đây hơn thì những công trình sưu tầm, nghiên cứu cũng như các cuộc thảo luận giữa các bạn Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại và Văn Tân gợi ra nhiều điểm bổ ích cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian.

Nhưng nói chung, chưa nấy ai điều tra thật đầy đủ truyện cổ tích Việt-nam để dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh, và trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu chúng một cách toàn diện. Thực ra, kho tàng truyện cổ tích của chúng ta có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Do đó, việc nghiên cứu chỉ mới là bước đầu, thiên về khái quát mà thiếu phong phú, cụ thể.

Theo chúng tôi, công tác nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân tộc quá khứ nếu chưa thành một công việc tập thể, được khơi động thành một phong trào rộng lớn trong cả nước, thì vẫn chưa thể gọi là toàn diện, do đó cũng chưa thể đạt kết quả dứt điểm như ý muốn. Cần phải có một cơ quan chuyên môn hoặc một hội nghề nghiệp để hướng dẫn sưu tầm, trao đổi ý kiến và tập trung tài liệu như ở nhiều nước đã từng làm, thì việc bảo tồn và phát huy vốn cũ mới mong thực hiện tốt được.

Trong khi chờ đợi sự kiện lớn lao và cần thiết đó, chúng tôi bạo dạn đem khả năng tìm tòi cá nhân thu góp những truyện cổ tích Việt-nam nghe được, đọc được và nhớ được từ trước tới nay, chỉ mong cung cấp một tài liệu tham khảo cho những bạn yêu truyền thống văn học của dân tộc.

Bộ sách này là bộ thứ hai trong những công trình nghiên cứu của chúng tôi về truyện truyền miệng, tiếp theo bộ đầu tiên nhan đề Lược khảo về thần thoại Việt-nam. Nó gồm có ba phần:

Phần đầu, tìm hiểu một ít nét về bản chất, lai lịch và lịch sử phát triển của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng.

Phần thứ hai, chiếm một khoảng rất lớn trong bộ sách là những truyện cổ tích Việt-nam đã chọn lọc và sắp đặt theo một hệ thống riêng

Phần cuối là những nhận xét sơ bộ về đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật, qua đây tạm đánh giá tổng quát truyện cổ tích Việt-nam.

Tôn trọng chủ đề và kết cấu đã có của những truyện cổ tích, trong đời sống truyền miệng từ xưa, chúng tôi cố gắng trình bày nguyên, không sửa chữa: Trường hợp những truyện có nhiều địa phương kể khác nhau về chi tiết hay toàn phần, chúng tôi sẽ ghi tóm tắt ở mục Khảo dị để tiện tham khảo. Nếu truyện nào có nội dung tương tự với truyện của các dân tộc khác ở trong nước hay nước ngoài, chúng tôi cũng làm như vậy.

Mục đích bộ sách này là tình hiểu và giới thiệu những truyện cổ tích Việt nam, mong đáp ứng phần nào nhu cầu trước mắt. Nó chỉ giới hạn trong phạm vi truyện cổ tích của người Việt mà chưa đề cập tới kho tàng truyện cổ tích vô cùng phong phú của đồng bào thiểu số chúng ta.

Trong khi khôi phục lại cốt truyện của người xưa, trong khi tìm hiểu vốn cũ của dân tộc, chắc không tránh khỏi lầm lẫn và thiếu sót, chúng tôi mong các bạn xa gần kịp thời chỉ bảo cho.

Sau hết, chúng tôi có lời cảm ơn các bạn đã giúp cho tài liệu, đặc biệt ông bà Nguyễn Văn Nghĩa là những người đã nhen nhóm cho chúng tôi từ cái say mê nghe truyện cổ tích lúc còn trẻ cho đến hứng thú tìm tòi nghiên cứu nó sau này.

Hà-nội, tháng VI năm 1957

NGUYỄN ĐỔNG CHI

LỜI NÓI ĐẦU LẦN TÁI BẢN THỨ TƯ

Các tập I, II, III của bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam này từ khi lần lượt ra mắt đến nay đã ngót 15 năm. Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến và tài liệu của các bạn xa gần có lòng yêu gửi tới, kể cả ý kiến và lời giới thiệu trên các báo chí, trong nước và ngoài nước[1]. Chúng tôi hết sức cảm kích về sự quan tâm đó của các bạn. Mặt khác, thời gian qua, chúng tôi cũng có để ý tìm tòi thêm những di bản trong nước và trên thế giới qua các tài liệu sách vở cũ và mới. Cho nên trong lần tái bản này chúng tôi đã có thể bổ sung những dị bản mới vào phần Khảo dị mà chúng tôi nhận thấy – cũng như một số bạn góp ý – là hãy còn ít ỏi, và cách kể chuyện quá vắn tắt. Như vậy, phần Khảo dị có sự bổ sung phong phú hơn trước; còn phần truyện chính, nói chung vẫn giữ nguyên, trừ một vài truyện cá biệt: hoặc thay truyện khác vì nội dung không còn thích hợp (ví dụ các truyện số 50, 77), hoặc có bổ sung ít nhiều vì vài bản cũ chưa hoàn chỉnh (ví dụ các truyện số 69, 99, 100), v.v…

Tóm lại, lần tái bản này đã khắc phục được một số thiếu sót trước đây vấp phải. Tất nhiên do kiến thức có hạn, do chúng ta còn bận chống Mỹ cứu nước, nên việc sưu tầm văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng, của cả hai miền đất nước vẫn còn chưa được nhiều, và việc bổ sung của chúng tôi cũng chỉ mới có thể thực hiện trong một chừng mực nhất định. Chúng tôi rất lấy làm hân hạnh sẽ được các bạn gần xa chỉ bảo thêm cho những sai sót khác.

Hà-nội, ngày 21 tháng XII năm 1971

NGUYỄN ĐỔNG CHI

Chú thích:

[1] Trong 1 tập san của Pháp quốc Viễn đông học viện (BEFEO), tập LII, số 1, năm 1964, xuất bản ở Pa-ri, có hai bài giới thiệu và phê bình, của Mô-ri-xơ Đuya-răng (Maurice Durand) và của Tiến sĩ dân tộc học Lê Văn Hảo. Ngoài ra, một số giáo trình đại học và luận văn nghiên cứu cũng giới thiệu kỹ những luận điểm cũng như hệ thống truyện cổ tích của chúng tôi.

Gs. NGUYỄN HUỆ CHI

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN