Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam
Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột
Ngày xưa, có một bác lực điền tên là Ba ở trong một xóm dưới chân núi. Bác không có ruộng phải làm rẽ năm sào của một phú ông ở làng bên cạnh. Phú ông là tay giàu có nhất tổng: ruộng đất trâu bò ở rải rác các thôn xóm nhiều không đếm xiết. Thấy bác là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp thóc sòng phẳng, phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu. Từ đấy công việc của bác Ba thêm bận rộn. Ngày ngày bác phải chăn một bầy trâu của phú ông từ độ ấy sinh nở tổng cộng đã được năm con.
Tự nhiên một ngày nọ, phú ông lăn ra chết. Hắn chết giữa lúc tuổi còn khá trẻ. Phú ông chưa có con trai, chỉ có mỗi một cô gái nên bao nhiêu ruộng đất trâu bò đều về tay cô. Mà ruộng đất trâu bò của phú ông giao cho các tá điền nhiều thứ linh tinh phức tạp, có thứ đã làm giấy tờ phân minh nhưng cũng có thứ vì cái chết đột ngột xảy đến nên chưa có giấy tờ gì cả.
Cô con gái phú ông rất giống tính cha, lại là một người có mánh khóe vặt. Không bao giờ chịu để mất không cái gì cho người ngoài dù là những vật nhỏ mọn, Sau khi làm ma bố xong, cô gái mới bắt đầu đi kiểm soát một lượt gia sản của bố để lại.
Cô đến nhà bác Ba vào một buổi chiều. Lúc đó bác ta còn đi chăn trâu chưa về. Nhà này có nuôi trâu, cô biết, nhưng tất cả số trâu nuôi trâu đẻ được mấy con và lớn bé như thế nào thì hãy còn mập mờ. Trừ phú ông ra chả ai biết rõ. Mấy người đầy tớ chỉ nhớ mang máng cả mẹ đẻ con đẻ đâu năm sáu con.
Tục ở đây nuôi trâu không có chuồng. Người ta đóng ở góc sân những cái cột, tối về buộc mỗi con vào một cột. Thoạt vừa đến cô gái đếm ngay số cột được sáu cái: – “Sáu cột vị chi là sáu trâu” cô tự bảo thế. Cô không biết rằng trước đây một hôm vì có một cột gần gãy nên bác Ba phải đóng một cột khác, chưa kịp nhổ cái kia đi.
Lúc bác lực điền đánh trâu về, cô gái đếm đi đếm lại chỉ có năm con, bèn ngẫm nghĩ: – “Quái thật! Sao chỉ có năm. Có lẽ vì không có giấy tờ, nên nghe tin cha chết lão này đã bán trộm một con”. Bèn nói to:
– Này bác Ba. Còn một con nữa đâu?
Bác lực điền ngạc nhiên:
– Còn trâu nào nữa, tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ có năm con.
Cô gái lý sự:
– Năm trâu sao lại sáu cột. Có lẽ bác đánh lạc mất một con trong rừng chứ gì?
Bác Ba đem việc cột gãy ra phân trần, nhưng cô nào đâu có nghe:
– Thôi bác chịu khó đi tìm cho tôi đi. Năm trâu sao lại có sáu cột?
Thấy cô ta lẩm bẩm mãi mấy tiếng “năm trâu sáu cột”, bác lực điền nổi xung:
– Chỉ có bắt cô trói vào cột này thì họa chăng mới thành sáu được!
Cô gái phú ông không phải là tay vừa, nhảy lên xỉa xói bác Ba. Bác Ba bực mình bỏ đi vào rừng. Cô tiếp theo chân bác. Rồi đó hai câu “năm trâu sáu cột” và “bắt cô trói cột” trở thành lời đối đáp của hai bên.
Cả bác Ba và cô gái về sau đều hóa thành chim. Hai con chim đó xuất hiện ở vùng rừng núi Thái-nguyên, Bắc-cạn là vùng xảy ra câu chuyện. Hai con chim kiếm ăn từ nhá nhem cho đến mờ sáng: một con đàng này núi, một con đàng kia núi, một con kêu: “Năn trâu sáu cột”, một con đáp: “Bắt cô trói cột”[1]. Người ta nhận tiếng kêu của từng con một mà đặt tên[2].
KHẢO DỊ
Về Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột, theo lời kể của đồng bào thiểu số ở vùng Hà-giang, Tuyên-quang thì lại có những điểm hơi khác. Truyện này có lẽ là nguồn gốc của truyện vừa kể trên:
Ngày xưa, ở vùng Tuyên-quang, Hà-giang có một thổ lang giàu có nhưng lại hiếm con. Hắn nuôi được hai người con nuôi: một trai, một gái rất xinh xắn và linh lợi. Khi thổ lang chết, người vợ sợ đất đai của cải của mình sẽ bị một thổ lang lân cận có thế lực chiếm đoạt nên cố tìm cách giữ về cho mình. Mụ thấy thổ lang nọ đang khao khát con gái nuôi của mình, mới trang điểm cho nàng và dỗ dành nàng làm thiếp người thổ lang kia. Mụ nghĩ bụng một khi đã trở thành mẹ vợ thì chàng rể kia sẽ để cho mình và tài sản của mình yên ổn.
Không ngờ cô gái nuôi từ trước đã chung tình với người con trai nuôi. Hai bên từng yêu thầm dấu vụng và quyết sống chết với nhau. Vì thế, tuy mẹ nuôi hết sức khuyên dỗ nhưng cô gái nhất quyết không nghe. Thổ lang kia chờ mãi không được, toan dùng mưu chiếm đoạt. Người vợ góa của thổ lang nọ bèn sai người đem trâu bò vàng bạc đến biếu và đoan rằng thế nào cũng tìm ra cách bắt con gái mình vâng lời.
Một hôm, mụ sai con gái nuôi chăn một đàn trâu năm con, dặn tối về buộc mỗi con vào một cọc cho cẩn thận. Buổi chiều hôm ấy, cô gái sau khi cho trâu ăn no, đánh về, thấy chỗ “chòi trâu” đã có sẵn sáu cọc bèn buộc mỗi con vào một cọc, còn cọc thứ sáu thì vô tình bỏ cỏ lấp lên, rồi đi nghỉ.
Đến sáng mai người mẹ nuôi giả cách ra soát trâu. Mụ vờ hỏi con gái sao lại để mất một con. Cô gái ngạc nhiên, cãi lại. Nhưng mụ mồm loa mép giải bắt nàng phải đền một con trâu mất. Mụ gọi mọi người tới, bới đống cỏ cho họ thấy cái cọc thứ sáu rồi giả cách phân bua: – “Của tôi sáu trâu sáu cộc rành rành ra đấy. Chiều hôm qua nó làm mất một con trâu rồi cố ý bỏ cỏ lấp cọc để khỏi ai thấy, gian dối đến thế là cùng”.
Vì đã có chủ ý nên mụ cố làm to câu chuyện vu vạ. Mụ sai người hầu đến trình với thổ lang nọ để bắt cô gái phải đền trâu. Cô gái sợ hãi kêu khóc hết lời, mong mẹ nuôi thương hại. Mụ làm ra vẻ dàn xếp bảo cô gái bán mình cho thổ lang kia để lấy trâu đền.
Biết là mắc phải mưu độc của người mẹ nuôi, cô gái bèn gọi người yêu ra gốc cây ở mé rừng than thở. Giữa khi cặp bạn tình đang giọt ngắn giọt dài thì người mẹ nuôi sau người hầu đánh đuổi chàng trai và cấm cửa không cho về. Cô gái vô cùng đau khổ, ngửa mặt kêu trời rồi đâm đầu xuống suối tự tử. Xác nàng trôi theo dòng nước đến một ghềnh đá vướng lại, và được mọi giống chim nhặt lá che phủ.
Từ đó xuất hiện một giống chim ăn đêm, ít ai được thấy hình dạng của chúng. Chỉ biết rằng chúng thường đậu trên cành cây cao nhất rừng, cứ bốn tiếng một kêu dóng dả từ tối đến sáng: “Năm trâu sáu cọc!”… “Năm trâu sáu cọc!”…
Đồng bào thiểu số ở Việt-bắc có truyện Chim khảm khắc dường như cũng là một dị bản của các truyện trên nhưng đoạn kết thì lại có phần nào giống với Sự tích chim bóp-thì-bóp (xem Khảo dị truyện Sự tích đá Vọng phu, số 32).
Một ông chúa có hai cô gái xinh đẹp. Nàng Hai là người chất phác hiền lành, một hôm đi chơi rừng bị báo vồ, nhưng nhờ có một chàng trai con nhà dân nghèo tên là Lương kịp thời xông tới cứu. Anh giết chết ác thú và đưa nàng về nhà. Ông chúa thương hại anh áo quần tả tơi, máu me đầm đìa, bảo: – “Mày cứu con tao, tao sẽ nuôi mày”. Nhưng Lương chỉ được đãi như đầy tớ. Mặc dầu vậy, anh và nàng Hai vẫn yêu nhau. Khi ông chúa biết chuyện, lập tức đuổi anh đi và dọa nếu còn tơ tưởng đến nàng Hai thì sẽ giết chết. Mặt khác hắn cấm cung cô gái. Nhưng họ vẫn bí mật gặp nhau. Một hôm hai người rủ nhau đi trốn, họ dựng chòi cao ở giữa rừng mà ở. Ông chúa cho quân đến vây chòi và giao hẹn: – “Xuống ngay sẽ cho chết tử tế”. Hai người không xuống. Tên bắn lên tua tủa. Lương muốn bắn trả lại nhưng bị người yêu ngăn cản. Lính trèo lên, Lương giơ nỏ nói: “Đứa nào trèo lên sẽ không được về với vợ con”. Nàng Hai lại ngăn cản. Cuối cùng tên bắn lên rát quá, Lương chĩa nỏ và ngực bắn chết người yêu. Lương cũng bị tên bắn lên giết chết. Chúa bắt đào hai hố cách xa nhau để chôn. Họ hóa thành hai con chim trống mái, thường ban ngày đi ăn, đến chiều thì lạc nhau nên gọi nhau ra rả, khi gặp nhau thì trời vừa sáng. Người ta gọi là chim khảm khắc[3].
Nguyễn Văn Ngọc có kể một truyện Sự tích chim bắt-cô-trói-cột của đồng bào thiểu số Hà-giang như sau:
Ở vùng nọ có tục cứ đến ngày vào đám thì đêm đầu tiên là một buổi lễ tắt đèn đuốc. Hễ người nam bắt được người nữ nào thì trói vào cột. Đến lúc đèn đuốc bật lên thì người nam sẽ cưới người nữ ấy làm vợ. Có lần, một người nam cột được một người nữ, đến khi đèn đuốc đỏ lên thì hóa ra người ấy là cô ruột của mình. Chàng trai xấu hổ chết đi, hóa làm chim, luôn mồm kêu: “Trói cô vào cột”[4].
Đồng bào Ca-tu có một truyện Sự tích chim vua quan trói cột (tức là chim bắt cô trói cột ở miền Bắc) nhưng nội dung khác hẳn các truyện kể trên: có một anh dân nghèo là Ca Ngóc được bà thần cho một chiếc cói màu nhiệm, hễ cầm lấy thổi thành tiếng “Vua quan trói cột”, và làm cho người thổi có phép tàng hình. Nhờ tiếng còi của anh, dân chúng nổi dậy đánh giết quan và lính tới làng thu thuế. Sau đó anh lại được bà thần gả con gái và cho viên ngọc “đen như sừng trâu, nặng như hũ nước, thơm như mít chín”. Anh và vợ tìm đến cung vua làm cho vua quan và lính tráng bận tâm đi tìm mít; trong khi đó dân chúng xông tới cướp vũ khí, bắt vua quan trói vào cột rồi giết đi.
Ca Ngóc sau đó chết hóa thành giống chim, luôn mồm kêu: “Vua quan trói cột”[5]. Chúng tôi sợ rằng truyện này ít nhiều cũng đã bị hiện đại hóa.
[1] . Có người cắt nghĩa tiếng kêu của loài chim đó là “Bắc-quang Bắc-mục” hay “Hà-giang nước độc” nhưng không kể thành chuyện.
[2] . Theo Nguyễn Bính. Truyện cổ tích Việt-nam.
[3] . Theo Thiên lôi bị đòn (Truyện cổ tích Việt-nam).
[4] . Sách đã dẫn.
[5] . Theo Truyện cổ Ca-tu, đã dẫn.
Ngày xưa, có một bác lực điền tên là Ba ở trong một xóm dưới chân núi. Bác không có ruộng phải làm rẽ năm sào của một phú ông ở làng bên cạnh. Phú ông là tay giàu có nhất tổng: ruộng đất trâu bò ở rải rác các thôn xóm nhiều không đếm xiết. Thấy bác là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp thóc sòng phẳng, phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu. Từ đấy công việc của bác Ba thêm bận rộn. Ngày ngày bác phải chăn một bầy trâu của phú ông từ độ ấy sinh nở tổng cộng đã được năm con.
Tự nhiên một ngày nọ, phú ông lăn ra chết. Hắn chết giữa lúc tuổi còn khá trẻ. Phú ông chưa có con trai, chỉ có mỗi một cô gái nên bao nhiêu ruộng đất trâu bò đều về tay cô. Mà ruộng đất trâu bò của phú ông giao cho các tá điền nhiều thứ linh tinh phức tạp, có thứ đã làm giấy tờ phân minh nhưng cũng có thứ vì cái chết đột ngột xảy đến nên chưa có giấy tờ gì cả.
Cô con gái phú ông rất giống tính cha, lại là một người có mánh khóe vặt. Không bao giờ chịu để mất không cái gì cho người ngoài dù là những vật nhỏ mọn, Sau khi làm ma bố xong, cô gái mới bắt đầu đi kiểm soát một lượt gia sản của bố để lại.
Cô đến nhà bác Ba vào một buổi chiều. Lúc đó bác ta còn đi chăn trâu chưa về. Nhà này có nuôi trâu, cô biết, nhưng tất cả số trâu nuôi trâu đẻ được mấy con và lớn bé như thế nào thì hãy còn mập mờ. Trừ phú ông ra chả ai biết rõ. Mấy người đầy tớ chỉ nhớ mang máng cả mẹ đẻ con đẻ đâu năm sáu con.
Tục ở đây nuôi trâu không có chuồng. Người ta đóng ở góc sân những cái cột, tối về buộc mỗi con vào một cột. Thoạt vừa đến cô gái đếm ngay số cột được sáu cái: – “Sáu cột vị chi là sáu trâu” cô tự bảo thế. Cô không biết rằng trước đây một hôm vì có một cột gần gãy nên bác Ba phải đóng một cột khác, chưa kịp nhổ cái kia đi.
Lúc bác lực điền đánh trâu về, cô gái đếm đi đếm lại chỉ có năm con, bèn ngẫm nghĩ: – “Quái thật! Sao chỉ có năm. Có lẽ vì không có giấy tờ, nên nghe tin cha chết lão này đã bán trộm một con”. Bèn nói to:
– Này bác Ba. Còn một con nữa đâu?
Bác lực điền ngạc nhiên:
– Còn trâu nào nữa, tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ có năm con.
Cô gái lý sự:
– Năm trâu sao lại sáu cột. Có lẽ bác đánh lạc mất một con trong rừng chứ gì?
Bác Ba đem việc cột gãy ra phân trần, nhưng cô nào đâu có nghe:
– Thôi bác chịu khó đi tìm cho tôi đi. Năm trâu sao lại có sáu cột?
Thấy cô ta lẩm bẩm mãi mấy tiếng “năm trâu sáu cột”, bác lực điền nổi xung:
– Chỉ có bắt cô trói vào cột này thì họa chăng mới thành sáu được!
Cô gái phú ông không phải là tay vừa, nhảy lên xỉa xói bác Ba. Bác Ba bực mình bỏ đi vào rừng. Cô tiếp theo chân bác. Rồi đó hai câu “năm trâu sáu cột” và “bắt cô trói cột” trở thành lời đối đáp của hai bên.
Cả bác Ba và cô gái về sau đều hóa thành chim. Hai con chim đó xuất hiện ở vùng rừng núi Thái-nguyên, Bắc-cạn là vùng xảy ra câu chuyện. Hai con chim kiếm ăn từ nhá nhem cho đến mờ sáng: một con đàng này núi, một con đàng kia núi, một con kêu: “Năn trâu sáu cột”, một con đáp: “Bắt cô trói cột”[1]. Người ta nhận tiếng kêu của từng con một mà đặt tên[2].
KHẢO DỊ
Về Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột, theo lời kể của đồng bào thiểu số ở vùng Hà-giang, Tuyên-quang thì lại có những điểm hơi khác. Truyện này có lẽ là nguồn gốc của truyện vừa kể trên:
Ngày xưa, ở vùng Tuyên-quang, Hà-giang có một thổ lang giàu có nhưng lại hiếm con. Hắn nuôi được hai người con nuôi: một trai, một gái rất xinh xắn và linh lợi. Khi thổ lang chết, người vợ sợ đất đai của cải của mình sẽ bị một thổ lang lân cận có thế lực chiếm đoạt nên cố tìm cách giữ về cho mình. Mụ thấy thổ lang nọ đang khao khát con gái nuôi của mình, mới trang điểm cho nàng và dỗ dành nàng làm thiếp người thổ lang kia. Mụ nghĩ bụng một khi đã trở thành mẹ vợ thì chàng rể kia sẽ để cho mình và tài sản của mình yên ổn.
Không ngờ cô gái nuôi từ trước đã chung tình với người con trai nuôi. Hai bên từng yêu thầm dấu vụng và quyết sống chết với nhau. Vì thế, tuy mẹ nuôi hết sức khuyên dỗ nhưng cô gái nhất quyết không nghe. Thổ lang kia chờ mãi không được, toan dùng mưu chiếm đoạt. Người vợ góa của thổ lang nọ bèn sai người đem trâu bò vàng bạc đến biếu và đoan rằng thế nào cũng tìm ra cách bắt con gái mình vâng lời.
Một hôm, mụ sai con gái nuôi chăn một đàn trâu năm con, dặn tối về buộc mỗi con vào một cọc cho cẩn thận. Buổi chiều hôm ấy, cô gái sau khi cho trâu ăn no, đánh về, thấy chỗ “chòi trâu” đã có sẵn sáu cọc bèn buộc mỗi con vào một cọc, còn cọc thứ sáu thì vô tình bỏ cỏ lấp lên, rồi đi nghỉ.
Đến sáng mai người mẹ nuôi giả cách ra soát trâu. Mụ vờ hỏi con gái sao lại để mất một con. Cô gái ngạc nhiên, cãi lại. Nhưng mụ mồm loa mép giải bắt nàng phải đền một con trâu mất. Mụ gọi mọi người tới, bới đống cỏ cho họ thấy cái cọc thứ sáu rồi giả cách phân bua: – “Của tôi sáu trâu sáu cộc rành rành ra đấy. Chiều hôm qua nó làm mất một con trâu rồi cố ý bỏ cỏ lấp cọc để khỏi ai thấy, gian dối đến thế là cùng”.
Vì đã có chủ ý nên mụ cố làm to câu chuyện vu vạ. Mụ sai người hầu đến trình với thổ lang nọ để bắt cô gái phải đền trâu. Cô gái sợ hãi kêu khóc hết lời, mong mẹ nuôi thương hại. Mụ làm ra vẻ dàn xếp bảo cô gái bán mình cho thổ lang kia để lấy trâu đền.
Biết là mắc phải mưu độc của người mẹ nuôi, cô gái bèn gọi người yêu ra gốc cây ở mé rừng than thở. Giữa khi cặp bạn tình đang giọt ngắn giọt dài thì người mẹ nuôi sau người hầu đánh đuổi chàng trai và cấm cửa không cho về. Cô gái vô cùng đau khổ, ngửa mặt kêu trời rồi đâm đầu xuống suối tự tử. Xác nàng trôi theo dòng nước đến một ghềnh đá vướng lại, và được mọi giống chim nhặt lá che phủ.
Từ đó xuất hiện một giống chim ăn đêm, ít ai được thấy hình dạng của chúng. Chỉ biết rằng chúng thường đậu trên cành cây cao nhất rừng, cứ bốn tiếng một kêu dóng dả từ tối đến sáng: “Năm trâu sáu cọc!”… “Năm trâu sáu cọc!”…
Đồng bào thiểu số ở Việt-bắc có truyện Chim khảm khắc dường như cũng là một dị bản của các truyện trên nhưng đoạn kết thì lại có phần nào giống với Sự tích chim bóp-thì-bóp (xem Khảo dị truyện Sự tích đá Vọng phu, số 32).
Một ông chúa có hai cô gái xinh đẹp. Nàng Hai là người chất phác hiền lành, một hôm đi chơi rừng bị báo vồ, nhưng nhờ có một chàng trai con nhà dân nghèo tên là Lương kịp thời xông tới cứu. Anh giết chết ác thú và đưa nàng về nhà. Ông chúa thương hại anh áo quần tả tơi, máu me đầm đìa, bảo: – “Mày cứu con tao, tao sẽ nuôi mày”. Nhưng Lương chỉ được đãi như đầy tớ. Mặc dầu vậy, anh và nàng Hai vẫn yêu nhau. Khi ông chúa biết chuyện, lập tức đuổi anh đi và dọa nếu còn tơ tưởng đến nàng Hai thì sẽ giết chết. Mặt khác hắn cấm cung cô gái. Nhưng họ vẫn bí mật gặp nhau. Một hôm hai người rủ nhau đi trốn, họ dựng chòi cao ở giữa rừng mà ở. Ông chúa cho quân đến vây chòi và giao hẹn: – “Xuống ngay sẽ cho chết tử tế”. Hai người không xuống. Tên bắn lên tua tủa. Lương muốn bắn trả lại nhưng bị người yêu ngăn cản. Lính trèo lên, Lương giơ nỏ nói: “Đứa nào trèo lên sẽ không được về với vợ con”. Nàng Hai lại ngăn cản. Cuối cùng tên bắn lên rát quá, Lương chĩa nỏ và ngực bắn chết người yêu. Lương cũng bị tên bắn lên giết chết. Chúa bắt đào hai hố cách xa nhau để chôn. Họ hóa thành hai con chim trống mái, thường ban ngày đi ăn, đến chiều thì lạc nhau nên gọi nhau ra rả, khi gặp nhau thì trời vừa sáng. Người ta gọi là chim khảm khắc[3].
Nguyễn Văn Ngọc có kể một truyện Sự tích chim bắt-cô-trói-cột của đồng bào thiểu số Hà-giang như sau:
Ở vùng nọ có tục cứ đến ngày vào đám thì đêm đầu tiên là một buổi lễ tắt đèn đuốc. Hễ người nam bắt được người nữ nào thì trói vào cột. Đến lúc đèn đuốc bật lên thì người nam sẽ cưới người nữ ấy làm vợ. Có lần, một người nam cột được một người nữ, đến khi đèn đuốc đỏ lên thì hóa ra người ấy là cô ruột của mình. Chàng trai xấu hổ chết đi, hóa làm chim, luôn mồm kêu: “Trói cô vào cột”[4].
Đồng bào Ca-tu có một truyện Sự tích chim vua quan trói cột (tức là chim bắt cô trói cột ở miền Bắc) nhưng nội dung khác hẳn các truyện kể trên: có một anh dân nghèo là Ca Ngóc được bà thần cho một chiếc cói màu nhiệm, hễ cầm lấy thổi thành tiếng “Vua quan trói cột”, và làm cho người thổi có phép tàng hình. Nhờ tiếng còi của anh, dân chúng nổi dậy đánh giết quan và lính tới làng thu thuế. Sau đó anh lại được bà thần gả con gái và cho viên ngọc “đen như sừng trâu, nặng như hũ nước, thơm như mít chín”. Anh và vợ tìm đến cung vua làm cho vua quan và lính tráng bận tâm đi tìm mít; trong khi đó dân chúng xông tới cướp vũ khí, bắt vua quan trói vào cột rồi giết đi.
Ca Ngóc sau đó chết hóa thành giống chim, luôn mồm kêu: “Vua quan trói cột”[5]. Chúng tôi sợ rằng truyện này ít nhiều cũng đã bị hiện đại hóa.
[1] . Có người cắt nghĩa tiếng kêu của loài chim đó là “Bắc-quang Bắc-mục” hay “Hà-giang nước độc” nhưng không kể thành chuyện.
[2] . Theo Nguyễn Bính. Truyện cổ tích Việt-nam.
[3] . Theo Thiên lôi bị đòn (Truyện cổ tích Việt-nam).
[4] . Sách đã dẫn.
[5] . Theo Truyện cổ Ca-tu, đã dẫn.
– Này bác Ba. Còn một con nữa đâu?
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!