Kim Bình Mai - Tập 1 - Hồi 36
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
75


Kim Bình Mai - Tập 1


Hồi 36


Sáng hôm sau Tây Môn Khánh tới công sở nói với Hạ Đề hình:

Bọn Xa Đạm nhờ người mấy lần tới nói với tôi xin bỏ qua. Hạ Đề hình nói:

Bọn đó cũng nhờ người tới nói với tôi, nhưng tôi không dám nói lại cho quan biết. Bây giờ đã thế thì mình cũng làm ơn, gọi chúng nó ra dạy dỗ rồi cho chúng nó về. Tây Môn Khánh bảo:

Quan dạy có lý lắm.

Lát sau đăng đường. Tây Môn Khánh cho giải bọn Xa Đạm bốn người ra. Bọn này sợ bị đánh nên rập đầu lạy như tế sao. Hàn Nhị cũng được dẫn tới quỳ trước sảnh đường. Tây Môn Khánh không đợi Hạ Đề hình mở lời, bèn nói:

Bọn này là đám côn đồ, sao cũng biết nhờ người đến nói với đại quan đây và với ta? Đã biết vậy thì ta tha cho lần này. Lần tới còn tái phạm tất không thoát chết. Cút ra mau. Cả tên Hàn Nhị nữa.

Trong khi đó Ứng Bá Tước đem năm lạng bạc tới đưa kín cho Thư Đồng. Thư Đồng nhận bạc, vội giấu ngay vào tay áo, nhưng không ngờ Bình An đã theo dõi từ trước nên nhìn thấy rõ ràng. Thư Đồng giấu bạc xong, nói với Ứng Bá Tước:

Hôm qua tôi đã thưa rồi, mọi việc êm đẹp, hôm nay gia gia tôi đăng đường, tất thả bọn đó ra.

Bá Tước nói:

Đám phụ huynh của bọn chúng chỉ sợ chúng bị đánh đập nữa.

Xin nhị gia cứ yên tâm, không có chuyện đánh đập gì đâu. Bá Tước mừng lắm, vội trở về báo tin cho đám phụ huynh của bốn thanh niên đang bị giam biết. Tới gần trưa thì cả bốn thanh niên đều được về nhà với tấm thân thiểu não vì bị đòn, họ nguyện từ nay không lo chuyện thị phi nữa. Trong khi đó, tại nhà Tây Môn Khánh, Thư Đồng đang đứng tại cửa thư phòng, trông coi Họa Đồng quét tước, và sai bảo Lai An dọn dẹp. Lai An vừa dọn dẹp vừa bảo:

Anh Thư Đồng à, tôi có chuyện này nói cho anh nghe. Hôm qua anh Bình An đi đón Ngũ nương, dọc đường kể tội anh nhiều lắm dó.

Thư Đồng hỏi:

Nó nói những gì vậy?

Anh ấy nói là anh nhận tiền bạc của người ta rồi mua rượu thịt đem tới biếu Lục nương, ở bên Lục nương ăn uống cả ngày cả buổi, say đỏ cả mặt lên, lúc về thư phòng mời mọi người ăn uống mà không mời anh ấy, lại còn nói là anh thì thầm những gì với gia gia hôm qua đó.

Thư Đồng nghe xong để bụng, không nói gì với Lai An cả.

Hôm sau, Tây Môn Khánh dậy sớm, tới chùa Vĩnh Phúc ở ngoại thành dự tiệc với các quan, tới gần trưa mới trở về nhà. Tới cổng, Tây Môn Khánh xuống ngựa dặn Bình An:

Có ai tới thì nói là ta chưa về.

Nói xong vào thẳng thư phòng, cởi áo tháo mũ đưa cho Thư Đồng rồi hỏi:

Hôm nay có ai tới không? Thư Đồng thưa:

Có Từ lão gia sai người đem biếu ít cua và mười cân cá tươi tôi đã viết thiếp cám ơn và thưởng cho gia nhân của Từ lão gia ít tiền. Lại có Ngô Đại cữu sai người đem sáu tấm thiếp tới mời gia gia và các nương nương tới dự tiệc.

Nguyên con trai Ngô Đại cữu là Ngô Vũ Thần cưới cháu gái của vợ Kiều Đại hộ là Trịnh Tam thư nên mới viết thiếp mời, Tây Môn Khánh nghe xong, vào hậu đường,

Nguyệt nương đưa thiệp cho chồng xem. Tây Môn Khánh xem xong bảo:

Ngày mai mấy chị em lo thu xếp mà đi. Nói xong bước ra, tới ngồi trong thư phòng. Thư Đồng đem trà ra, hai tay nâng lên mời chủ. Tây Môn Khánh nhấm nháp mấy hớp trà, sai Thư Đồng khép cửa lại rồi hỏi:

Đám gia nhân có đứa nào nói gì về ngươi không?

Tôi có một chuyện, nhưng nếu gia gia không hỏi thì tôi không dám thưa. Tây Môn Khánh hỏi:

Chuyện gì vậy? Ngươi cứ nói.

Thư Đồng bèn nhắc lại lời Lai An, nói là Bình An kể tội mình đủ thứ, sau đó nói:

Hôm nọ gia gia nói chuyện với tôi trong thư phòng thì Bình An đứng ngoài nghe trộm, lúc tôi ra lấy nước rửa tay cho gia gia thì còn thấy nó rình rập ngoài cửa sổ.

Tây Môn Khánh giận lắm:

Để rồi ta trị nó mới được.

Chủ tớ tiếp tục trò chuyện. Trong khi đó Bình An vội tới báo cho Kim Liên. Kim Liên sai Xuân Mai tới mời Tây Môn Khánh tới nói chuyện. Xuân Mai tới gần thì thấy Thư Đồng từ thư phòng bước ra. Thư Đồng bảo:

– Chị đi đâu vậy? Tìm gia gia phải không? Gia gia đang ở trong thư phòng đó.

Tây Môn Khánh biết có người tới nhưng chưa rõ là ai, bèn leo lên giường trong thư phòng giả vờ ngủ. Bên ngoài, Xuân Mai bảo Thư Đồng:

Có chuyện gì mà chủ tớ cả ngày cứ thì thầm trong thư phòng, lại đóng cửa im ỉm nữa.

Nói xong đẩy cửa bước vào thưa:

Gia gia, Ngũ nương thỉnh gia gia tới có chuyện muốn nói.

Tây Môn Khánh ngẩng đầu bảo:

– Chuyện gì vậy? Được rồi, ngươi cứ về phòng trước đi, chút nữa ta tới.

Xuân Mai nói:

Xin gia gia dậy ngay cho, nếu không tôi xin dựng gia gia dậy đó Nói xong về trước. Kim Liên hỏi:

Gia gia đang làm gì vậy?

Chủ tớ đang thì thầm gì trong thư phòng, lúc tôi tới thì thấy thằng Thư Đồng bước ra, còn gia gia thì đang nằm trên giường trên bàn còn nhiều tấm thiếp mới viết xong. Tôi mời mà gia gia cứ ậm ừ không chịu dậy.

Xuân Mai vừa nói xong, thì Tây Môn Khánh tới. Kim Liên nói ngay:

Chàng thật không biết xấu hổ, ban ngày ban mặt mà cứ đóng cửa thầm thì gì với thằng nô tài khốn nạn đó vậy? Không sợ kẻ ăn người ở đàm tiếu hay sao?

Tây Môn Khánh ngồi xuống đáp:

Sao nàng lại tin lời chúng nó? Tôi việc gì phải thầm thì với đứa gia nhân đó. Tôi đang bảo nó viết mấy tấm thiếp giao dịch với người ta, sau đó thì nằm nghỉ một chút chứ có gì đâu.

Kim Liên nói:

Viết thiếp giao dịch thì có gì bí mật mà cứ phải đóng cửa im ỉm sợ người ta thấy vậy? Bây giờ không nói chuyện lôi thôi, nói chuyện ngày mai tới nhà Ngô Đại cữu đây này. Mọi người, từ Đại nương trở xuống đều có tiền có đồ cúng, còn tôi thì chẳng có gì, nếu chàng không cho tiền thì ngày mai tôi không đi đâu.

Tây Môn Khánh bảo:

Sao không lấy ở kho một vài xấp lụa làm quà mừng cũng được chứ gì.

Ở trong kho thì làm sao tôi lấy ra được, vả lại tặng gì chứ tặng mấy xấp lụa cũ trong kho thì tặng làm gì, khiến người ta cười cho.

Tây Môn Khánh nói:

Thì cứ từ từ, làm gì mà ồn ào lên vậy? Để tôi sang bên Lục nương kiếm vật gì quý để làm quà biếu của nàng vậy. Nói xong sang bên Bình Nhi, lên lầu lấy ra hai xấp lụa kỳ lân màu huyền thêu kim tuyến, một xấp đoạn có vân màu thúy lam, rồi bảo Bình Nhi:

Nếu có một xấp lụa kim tuyến nữa cho Kim Liên làm quà mừng thì tốt. Ở đây không có thì bảo gia nhân ra ngoài tiệm xem có không.

Bình Nhi nói:

Không cần phải ra ngoài tiệm lấy làm gì, tôi cũng còn vài xấp định để may quần áo, để tôi lấy ra cho. Nói xong mở rương lấy ra rồi đích thân đem sang cho Kim Liên, lại bảo:

Mấy thứ này tùy thư thư lựa để làm quà tặng, còn thừa thì để làm quà tặng của tôi. Kim Liên bảo:

Của thư thư, làm sao tôi dám lấy.

Bình Nhi cười:

– Đã là chị em với nhau, thì của tôi cũng như của thư thư, có gì mà phải ngại.

Kim Liên từ chối lấy lệ vài câu nữa rồi lựa vài xấp lụa quý làm quà mừng của mình, rồi sai Xuân Mai tới bảo Kính Tế viết thiếp cho cả hai người. Trong khi đó Bạch Lãi Quang tới cổng hỏi Bình An:

Đại quan nhân có nhà không? Bình An đáp:

Gia gia tôi không có nhà.

Bạch Lãi Quang không tin xăm xăm đi vào phòng khách, thấy cửa đóng thì lẩm bẩm:

Chắc là không có nhà thật. Nói xong trở ra. Bình An nói:

Hôm nay gia gia tôi ra ngoại thành dự tiệc tiễn đưa vị nào đó không biết, giờ này chưa về.

Bạch Lãi Quang ngẫm nghĩ rồi bảo:

Lâu quá ta không gặp gia gia ngươi, hôm nay cất công tới đây thì lại vắng nhà. Hay là để ta vào ngồi chờ vậy.

Bình An nói:

Chỉ sợ gia gia tôi về trễ, sợ đại gia không chờ được. Bạch Lãi Quang không nói gì, trở vào sảnh đường, đẩy cửa vào trong ngồi chờ. Đám gia nhân cũng mặc kệ, chẳng trà nước gì cả. Lát sau, Tây Môn Khánh lo vụ quà biếu xong, trở lên sảnh đường thì đã thấy Bạch Lãi Quang ngồi đó tự bao giờ. Bạch Lãi Quang mừng quá đứng dậy nói:

Đại ca không ở nhà là gì đây?

Tây Môn Khánh không đừng được, phải bước tới chào hỏi rồi mời ngồi, nhưng chẳng thèm gọi trà nước chỉ nhìn Bạch Lãi Quang từ đầu tới chân, thấy ăn mặc tồi tàn, rồi quay sang bảo Cầm Đồng đang đứng hầu phía sau:

Ngươi vào bảo đem mấy xấp lụa đó sang thư phòng, nói với cậu Kính Tế gói lại cho đẹp rồi viết thiếp mừng mà cài vào.

Cầm Đồng vâng lời đi ngay. Không khí nặng nề khó chịu, Bạch Lãi Quang lên tiếng:

Lâu quá đệ không tới thăm đại ca được, xin đại ca bỏ lỗi.

Cám ơn đã có lòng nghĩ tới, nhưng hồi này tôi cũng ít khi ở nhà, suốt ngày phải lo việc công ngoài phủ Đề hình nên không rảnh rang như trước.

Bạch Lãi Quang nói:

Ngày nào đại ca cũng phải hai buổi ra phủ làm việc, chỉ ngày rằm mồng một mới đóng cửa nghỉ ngơi cho thuộc cấp nó vui. Hôm nay thì nhân một vị quan mới được thăng chức rồi đổi đi nơi khác nên các quan làm tiệc tiễn hành, tôi cũng vừa mới trở về nhà tức thì. Ngày mai lại phải tới dự tiệc tại nhà Tiết Thái giám, rồi ngày kia dự tiệc tiếp đón vị Tuần án, rồi rồi còn bao nhiêu việc dồn dập như công tử thứ tư của Thái sư ở Đông Kinh được tuyển làm phò mã, rồi cháu của Đồng Thái úy là Đồng Thiên Dân được thăng chức Chỉ huy sứ, thật là bận rộn tốn kém mệt nhọc quá.

Hai người trò chuyện một hồi nữa mới thấy Lai An đem trà ra. Bạch Lãi Quang mới cầm chung uống trà lên uống được một ngụm thì Đại An cầm tấm danh thiếp màu hồng hớt hải vào báo:

– Dạ thưa, có Hạ Chưởng hình tới, đang xuống ngựa ngoài cổng.

Tây Môn Khánh bỏ cả bạn, vào trong đội mũ mặc áo. Bạch Lãi Quang vội chạy vào thư phòng cạnh đó, đứng sau mành nhìn ra. Khoảng khắc, Hạ Chưởng hình bước lên đại sảnh, Tây Môn Khánh cũng vừa vặn mũ áo chỉnh tề tiếp. Đôi bên thi lễ rồi phân ngôi chủ khách mà ngồi. Kỳ Đồng bưng trà ra. Hạ Chưởng hình nói:

Vụ đón rước quan Tuần án đó, tôi dã hỏi, biết được quan họ Tăng, là Tiến sĩ khoa ất Mùi, người ở Đông Xương. Tất cả quan chức địa phương này đều phải chuẩn bị nghênh tiếp cho tử tế Ngài và tôi đều là quan võ, tuy không so được với quan văn nhưng cũng phải làm cho ra hồn. Cho nên tôi định là ra khỏi thành chừng mười dặm, tìm chỗ nào thuận tiện, mở tiệc tiếp đón ngay tại đó cho long trọng. Ngài nghĩ sao?

Tây Môn Khánh nói:

Trưởng quan dạy thật chí lý, nhưng xin ngài khỏi bận tâm, tôi sẽ xin đứng ra tìm một ngôi nhà hoặc trang trại lịch sự nào đó rồi cho bọn đầu bếp tới trước lo liệu cho chu đáo.

Hạ Đề hình vui mừng ra mặt:

Nếu vậy thì may quá, chỉ sợ ngài bận tâm mà thôi.

Nói xong, uống cạn chung trà rồi đứng dậy cáo từ, Tây Môn Khánh đưa ra tới cổng rồi trở vào cởi bỏ áo mũ. Bạch Lãi Quang lại trở ra đại sảnh mà ngồi.

Suốt mấy tháng nay anh em mình chẳng có cuộc họp mặt nào cả. Tôi thì không lo nổi, còn Ứng nhị ca thì chẳng chịu lo. Hồi tháng bảy vừa rồi, chúng tôi có tới miếu Ngọc Hoàng họp mặt, nhưng chỉ loe hoe có vài người, mà chẳng ai đem tiền đi cả. Làm hôm đó Ngô Đạo quan buồn bực lắm, tuy không nói ra, nhưng tự nhiên phải tốn kém thì ai không khó chịu. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng chỉ có đại ca đứng ra tổ chức được thôi. Hôm nào đại ca cho anh em một buổi được chăng.

Tây Môn Khánh bảo:

À, chuyện đó thì bây giờ tôi đâu có thì giờ rảnh rang mà lo được, cái đó là tùy anh em, ai muốn đến gặp mặt nhau thì đứng ra mà tố chức, hồi này tôi bận quá, anh em làm gì không cần phải hỏi tới tôi nữa.

Bạch Lãi Quang nghe xong thì không nói được gì, cứ ngồi thần ra. Tây Môn Khánh thấy Lãi Quang không chịu về, đành phải bảo Cầm Đồng vào đem rượu và vài món ăn ra mời. Lãi Quang ăn uống no say rồi mới chịu đứng dậy. Tây Môn Khánh tiễn ra tới thềm rồi dừng lại bảo:

Đừng phiền tôi, tôi không tiễn ra được đến ngoài vì đầu không có mũ.

Lãi Quang cáo từ mà đi. Tây Môn Khánh quay vào gọi:

– Bình An đâu?

Thằng khốn khiếp phản chủ, mày còn đứng đó hay sao? Ra gọi mấy tên lính hầu vào đây cho ta.

Bình An không hiểu chuyện gì, nhưng tự nhiên tái mặt quỳ xuống. Tây Môn Khánh cười gằn:

À mày biết tội rồi hả ? Tại sao tao đã dặn là ai hỏi cũng phải nói là đi vắng, sao mày để người ta vào đây vậy.

Bình An rập đầu thưa:

Bạch đại gia tới, tôi đã nói là gia gia ở ngoại thành chưa về nhưng Bạch đại gia không tin, tự ý vào sảnh đường ngồi đợi. Tôi lại phải nói rằng không biết chừng.nào gia gia mới về, không đợi được đâu, nhưng Bạch đại gia cứ ngồi lỳ thì tôi làm thế nào ?

Tây Môn Khánh mắng át đi:

Thằng khốn đừng có lẻo mép, chắc là lúc người ta vào thì mày còn chúi ở đâu mà uống rượu chứ gì, nếu không thì làm sao người ta vào được, mà không mở cổng thì làm sao người ta vào được ?

Đoạn quát tả hữu:

– Ngửi miệng nó cho ta.

Một tên lính hầu bước tới vạch miệng Bình An ra rồi thưa:

Không có mùi rượu. Tây Môn Khánh bảo:

Đem đồ tra khảo ra, kẹp ngón tay nó cho ta.

Hai tên lính sấn tới kẹp kẹp mười ngón tay Bình An, Bình An đau quá thét lên rồi rên rỉ:

Xin gia gia nghĩ lại cho, quả là tôi có ngăn cản và nói gia gia không có nhà, nhưng người ta xông vào thì tôi biết làm sao.

Tây Môn Khánh quát:

– Vả nó năm chục bàn vả.

Hai tên lính sấn tới đánh đủ năm chục bàn vả mới chịu ngưng tay. Tây Môn Khánh lạnh lùng ra lệnh tiếp:

– Đánh nó hai chục trượng cho ta.

Bình An bị đánh năm chục bàn vả, mặt mũi tím bầm đổ máu, rồi lại bị hai chục trượng thịt nát máu loang, quằn quại rồi bất tỉnh, Tây Môn Khánh mới chịu ngưng hình phạt, rồi mắng:

– Thằng khốn khiếp, vậy mới biết thân.

Đoạn quay lại sai kẹp ngón tay Họa Đồng. Họa Đồng chịu không nổi, kêu lên như lợn bị chọc tiết.

Trong khi đó, Kim Liên ở nhà trong, đang định trở về phòng, thì thấy Ngọc Lâu đứng ngấp ngó sau đại sảnh, như đang rình nghe hay coi chuyện gì, bèn tới gần nói nhỏ: – Tam thư đứng đây làm gì vậy?

Ngọc Lâu đáp khẽ:

Gia gia đàng sai đánh thằng Bình An chết lên chết xuống ngoài đại sảnh kia kìa, cả thằng Họa Đồng cũng bị nữa. Thằng Bình An vừa bị kẹp ngón tay, vừa bị đánh năm chục bàn vả, lại vừa bị đánh hai chục trượng nữa, chắc nó chết chứ chịu gì nổi. Mà không hiểu tại sao vậy. Đang nói thì thấy Cầm Đồng đi ngang, liền gọi lại mà hỏi:

Thằng Bình An làm sao mà bị đánh vậy? Cầm Đồng đáp:

Tại anh ấy để cho Bạch đại gia vào nhà.

Kim Liên bảo:

Không phải vì chuyện đó đâu, nếu quả chỉ vì chuyện đó thì đâu đến nỗi bị đánh đập tàn nhẫn như thế ? Chắc là vì chuyện khác nữa đấy. Gia gia thật là loài vô liêm sỉ, chuyên báo thù kẻ dưới, coi không dược chút nào hết.

Cầm Đồng nghe nói vậy thì xanh mặt mà bỏ đi. Ngọc Lâu hỏi:

Thư thư chắc biết tại sao Bình An bị đánh phải không ? Kim Liên đáp:

Để tôi nói thư thư nghe. Hôm nọ tôi về bên mẫu thân tôi ăn sinh nhật. Thằng khốn Thư Đồng ở nhà không biết ăn tiền ăn bạc của ai mà mua đủ thứ đồ ăn và cả một vò rượu Kim Hoa nữa, đem tới biếu Lục nương rồi cùng Lục nương chén tạc chén thù cả buổi. Lúc lão già vô liêm sỉ này về thì thằng khốn Thư Đồng lại đóng cửa thư phòng, cùng lão thầm thì những chuyện tồi bại. Thằng Bình An vô tình nghe được và biết mọi chuyện, bởi vì nó mang thiếp vào nhưng thấy cửa thư phòng đóng thì đứng bên ngoài cửa sổ mà chờ, sau đó thằng Thư Đồng mở cửa ra, lão già vô liêm sỉ tưởng thằng Bình An đứng rình rập nghe chuyện, nhưng không thể tự nhiên đánh nó được. Hôm nay nhân chuyện Bạch Lãi Quang nên mới có cớ báo thù đấy. Thật không còn ra cái gì nữa.

Ngọc Lâu nghe xong bảo:

Sao lại có chuyện lạ vậy nhỉ? Kim Liên cười nhạt:

Chẳng có gì lạ hết, lão già vô liêm sỉ nhà này bây giờ chỉ còn yêu quý có hai người mà thôi, đó là bà Lục nương có con trai và thằng khốn kiếp Thư Đồng, cái gì cũng chỉ nghe hai người đó. Lão bây giờ tâm thần hôn mê ám muội rồi, còn biết gì phải trái nữa đâu. Tôi nói thư thư nghe, ngày mai đi dự tiệc tại nhà Ngô Đại cữu rồi mà hôm nay tôi chưa có cái gì làm quà biếu người ta, mới sai con Xuân Mai vào mời lão gia tới, nào ngờ ban ngày ban mặt mà đóng cửa thư phòng im ỉm rồi ở trong đó bàn tính to nhỏ với thằng nô tài chết dịch Thư Đồng. Con Xuân Mai đẩy cửa vào mời bằng được, lão già mới chịu tới. Thấy mặt là tôi mắng cho mấy câu, lão chỉ tránh né loanh quanh. Lúc nói tới quà mừng, lúc đầu lão bảo lấy mấy xấp vải cũ trong kho, tôi đâu chịu, lão bèn sang bên Lục nương hỏi cho tôi. Lục nương thủ đoạn lắm, lấy ra toàn lụa quý rồi đích thân mang sang cho tôi, nhưng tôi từ chối, Lục nương hoảng lên, nói ngon nói ngọt tôi mới chịu nhận, tôi lại sai Xuân Mai tới bảo Kính Tế nó viết thiếp cho cả hai người.

Ngọc Lâu bảo:

Nhưng dù sao thì khi làm như vậy Lục nương cũng tỏ ra là người có tình có nghĩa đấy chứ.

Kim Liên bĩu môi:

Thư thư tưởng vậy đó thôi chứ thư thư đâu có biết bề trong của người ta. Thư thư cứ tin cậy thì có ngày không kịp hối.

Đang nói chuyện thì thấy Tiểu Ngọc tới thưa:

Đại nương mời Tam nương và Ngũ nương vào ăn cua, tôi còn phải đi mời Lục nương và Đại cô nương nữa. Nói xong tất tả đi ngay. Kim Liên mỉm cười dắt tay Ngọc Lâu vào. Tới nơi đã thấy Nguyệt nương và Kiều Nhi ngồi sẵn. Kiều Nhi thấy Kim Liên đang cười thì hỏi:

Ngũ thư thư cười gì vậy?

Kim Liên đáp:

Tôi cười gia gia đánh thằng Bình An chứ còn cười gì nữa. Nguyệt nương bảo:

Hèn gì hồi nãy nghe rầm rầm lên, tưởng đánh ai hóa ra đánh nó, mà tại sao vậy? Kim Liên đáp:

Vì nó dám đụng tới của quý.

Nguyệt nương thật thà hỏi:

– Của quý để tại đâu mà nó dám đụng tới vậy?

Kim Liên cùng Ngọc Lâu cùng cười phá lên, cười rũ rượi không thôi. Nguyệt nương ngơ ngác:

Hai người cười gì vậy? Sao không nói cho tôi biết? Ngọc Lâu đáp:

Kim Liên nói giỡn đó, gia gia đánh thằng Bình An vì nó đã để cho Bạch Lãi Quang vào nhà.

Nguyệt nương bảo:

Bạch đại gia là bạn, đến chơi đâu có sao mà phải làm loạn lên vậy? Mà Bạch đại gia tới đây làm gì?

Tại sao gia gia lại không tiếp? Ngọc Lâu nói:

Thì người ta đến thăm chứ còn làm gì nữa?

Nguyệt nương bảo:

– Người ta đến thăm chứ có sao? Lạ thật.

Nói xong thì thấy Bình Nhi và Đại Thư tới, mọi người quây quần ăn ốc.

Nguyệt nương bảo Tiểu Ngọc:

Ta còn ít rượu Bồ Đào đó, ngươi mang ra đây. Kim Liên nói:

Ăn ốc mà có rượu Kim Hoa thì tuyệt, ăn ốc xong mà lại có vài con vịt quay mà nhắm rượu thì lại tuyệt nữa.

Nguyệt nương nói:

Bây giờ cũng muộn rồi, làm sao mua được vịt nữa. Bình Nhi nghe Kim Liên nói, biết là Kim Liên nhắc tới chuyện Thư Đồng biếu mình vịt quay và rượu Kim Hoa, tự nhiên đôi má đỏ bừng. Thật là:

Lời kia ngụ những ý thâm, Khiến người nghe những tím bầm ruột gan.

Mọi người không ai biết tới thâm ý của Kim Liên, nên vừa uống vừa nói sang chuyện khác.

Về phần Bình An, sau khi bị đòn thừa sống thiếu chết thì được vực về phòng, các gia nhân khác xúm lại an ủi và săn sóc. Bôn Tứ, Lai Hưng cũng tới thăm. Lai Hưng hỏi:

Tại sao gia gia lại đánh mày vậy?

Tao cũng không biết tại sao nữa. Bôn Tứ bảo:

Gia gia giận nó tại sao để Bạch đại gia vào nhà chứ gì? Bình An bảo:

Dù cho là vì chuyện đó, tao cũng không bị đánh như thế này. Hồi Bạch Lãi Quang tới, chúng bay thấy đó, tao ngăn cản hết lời mà hắn cứ xồng xộc vào phòng khách ngồi chờ cho nên gia gia mới thấy. Lúc Hạ đại nhân tới tưởng hắn phải ra về, nào ngờ lại núp vào thư phòng, sau đó lại chường mặt ra, đợi tới lúc ăn uống no say mới chịu về. Nếu bảo là tao không ngăn cản thì đã đành, hay là tao bỏ đi chơi để người ta vào cũng đành, đằng này tao hết sức ngăn cản mà không được chứ. Thật là cái số tao khốn nạn mà cái thằng họ Bạch cũng là thằng khốn nạn, mà tới đây ăn uống xin tiền mà thôi.

Lai Hưng bảo:

Không gặp thằng cha kỳ quặc đó thì mày đâu đến nỗi. Bình An đáp:

Chứ sao, tao không thể ngờ trên đời có đứa vô liêm sỉ đến như thế, tới nhà người ta mà cứ xăm xăm vào phòng khách ngồi, đuổi cũng không chịu ra, đợi tới lúc có cơm có rượu, no say rồi mới chịu cắp đít ra về.

Lai Hưng bảo:

Người ta ăn uống xong mà nghe mày nói như vậy thì cũng đến đau bụng tháo dạ mất thôi.

Đám gia nhân cười ầm lên. Bình An nói tiếp:

Tao không hiểu là hắn ở nhà không có lấy miếng cơm mà ăn rồi vợ con thì làm sao? Hay là hắn muốn tới đây ăn để ở nhà bớt đi được một bữa cơm. Như vậy thì thà để vợ đi làm điếm lấy tiền mua gạo mà ăn lại khỏi phải nghe người ta chửi bới.

Đại An nói:

Bình An ạ, từ nãy tới giờ tao không nói, bây giờ tao mới nói, dù sao thì mày cũng có lỗi, dặn mày trả lời là vắng nhà, tại sao mày lại để người ta vào nhà? Như vậy không đánh mày thì đánh ai bây giờ?

Bôn Tứ nói đùa:

Bình An này, từ nay mày phải biết khôn ngoan, hễ gia gia không muốn tiếp ai mà người đó tới thì mày cứ việc đá đít tống cổ người đó ra là được.

Đám gia nhân lại cười ầm cả lên. Bôn Tứ nói tiếp:

Dù sao thì đánh thằng Bình An cũng là có cớ, nhưng còn thằng Họa Đồng tội tình gì mà cũng bị kẹp tay gần chết, đàn ông con trai có mấy ngón tay mà bị kẹp thì còn làm ăn gì được. Đành rằng anh em thì chia ngọt xẻ bùi, nhưng ngọt bùi thì chia xẻ chứ ai lại chia xẻ kẹp bao giờ.

Đám gia nhân lại cười ầm lên, trong khi đó Họa Đồng đang đứng ôm tay mếu máo. Cuộc thăm viếng của đám gia nhân trở thành cơ hội họp mặt nói giỡn, mỗi đứa một câu cứ ồn ào cả lên.

Trong khi đó Tây Môn Khánh ở thư phòng, bảo Kính Tế viết thiếp để hôm sau cho người mang lễ vật lên Đông Kinh mừng con trai Thái sư trở thành phò mã.

Hôm sau, Tây Môn Khánh ra phủ thì Nguyệt nương và đám tiểu thiếp lên kiệu đến nhà Ngô Đại cữu ăn tiệc. Tuyết Nga và Tây Môn đại thư ở nhà coi nhà. Hàn Đạo Quốc sai người đem lễ vật tới tạ Ơn, gồm một vò rượu Kim Hoa, bốn cặp vịt quay, bốn cặp cá chiên và nhiều thức ăn, hoa quả, bánh trái khác trên tấm thiếp viết là:

“Vãn sinh Hàn Đạo Quốc cúi lạy”. Tây Môn Khánh về, Thư Đồng trình lại. Tây Môn Khánh liền sai Cầm Đồng ra tiệm gọi Hàn Đạo Quốc. Đạo Quốc tới, Tây Môn Khánh bảo:

Ngươi là gia nhân của ta, ta bênh vực che chở là lẽ tất nhiên, việc gì phải bày vẽ lễ vật tạ Ơn cho tốn kém, ta nhất định không nhận đâu.

Đạo Quốc vật nài mãi, Tây Môn Khánh mới bảo gia nhân nhận rượu và bốn cặp vịt quay còn bao nnhiêu thì trả lại hết. Đạo Quốc nói:

Ơn của gia gia như trời bể, cả nhà tôi được chịu ơn, mấy món này chỉ là tỏ tấm lòng thành của tôi mà thôi, xin gia gia thương tôi mà nhận cho.

Tây Môn Khánh bảo:

Không được đâu, ngươi là gia nhân của ta, tức cùng ta là người một nhà, làm vậy đâu được, nhận như thế này là nhiều quá rồi.

Nói xong bảo gia nhân đi mời Ứng, Tạ hai người tới. đoạn quay sang Đạo Quốc bảo:

Ngươi trở ra tiệm, xem có Lai Bảo thì nhờ hắn coi tiệm giùm, ngươi trở lại đây uống rượu.

Đạo Quốc nói:

Lễ vật của tôi, gia gia không nhận hết, lại còn cho tôi uống rượu nữa, thật khó nghĩ cho tôi quá.

Nói xong bưng những món còn thừa về. Tây Môn Khánh sai gia nhân mua thêm ít đồ ăn nữa rồi bảo gia nhân dọn ra cái bàn Bát Tiên ở Tụ Cảnh Đường trong hoa viên. Lát sau thì Ứng, Tạ hai người cùng đến, Tây Môn Khánh mời ngồi rồi nói:

Hàn Quản lý bày vẽ đem lễ vật tới tạ Ơn, tôi mấy lần không chịu nhận, nhưng hắn nhất định không chịu đem về, tôi đành phải nhận rượu và vịt quay, còn bao nhiêu trả lại hết. Lễ của người khác đem tới, tôi không muốn hưởng một mình nên cho mời hai vị tới chung vui.

Bá Tước cười:

Hắn cũng nói với tôi là sẽ mua lễ vật tới tạ Ơn đại ca, nhưng tôi có nói là ai chứ đại ca thì không bao giờ nhận như vậy đâu, hắn không chịu nghe, bây giờ đại ca không nhận, quả là tôi không sai.

Gia nhân đem trà lên, ba người uống trà nói chuyện. Lát sau thì Đạo Quốc tới, thi lễ rồi ngồi xuống.

Gia nhân dọn tiệc xong, mọi người vào tiệc, Tây Môn Khánh cho gọi Thư Đồng ra rót rượu. Bá Tước bảo Thư Đồng:

Ngươi vào trong thưa với Đại nương là sao không đem cua ra cho Ứng nhị gia ăn? Ngươi vào nói mau đi để ta có cua mà ăn chứ.

Tây Môn Khánh cười:

Nhỡ tầu rồi, hôm qua thì Từ đại gia có cho cua thật, nhưng đám thê thiếp của tôi ăn hết rồi còn đâu. Hôm nay thì họ tới nhà Ngô Đại cữu ăn tiệc hết rồi, hiện ở nhà chỉ có mấy con cua muối mà thôi.

Đoạn quay lại bảo Thư Đồng:

Ngươi vào đem mấy con cua muối ra đây cho nhị gia ăn vậy.

Thư Đồng đem một đĩa cua muối ra, Ứng, Tạ hai người ăn lém một cái là hết nhẵn.

Thư Đồng lại bước tới rót rượu. Bá Tước bảo:

Gia gia ngươi biết đó, ta uống rượu là phải nghe hát. Gia gia ngươi thường khoe là ngươi hát những khúc hát miền Nam rất hay, bây giờ ngươi hát cho ta nghe rồi ta mới chịu uống rượu của ngươi rót.

Thư Đồng liền vỗ tay làm nhịp mà hát, nhưng mới được vài câu, Bá Tước đã chặn lại mà bảo:

Không được, không được, đứng hát như vậy nó trơ trẽn mất hay, bây giờ ngươi phải ăn mặc hóa trang làm sao cho giống hệt như đào hát trên sâu khấu rồi hãy hát.

Thư Đồng ngần ngừ nhìn Tây Môn Khánh chờ đợi. Tây Môn Khánh cười:

Nhị ca thật rắc rối quá đi.

Đã vậy thì để bảo Đại An nó đi hỏi quần áo xiêm y rồi ngươi chịu khó đánh phấn thoa son mà hát cho nhị gia đây vui lòng.

Đại An vội tới phòng Kim Liên hỏi mượn Xuân Mai nhưng Xuân Mai không chịu. Đại An lại phải chạy tìm Ngọc Tiêu mới mượn được xiêm y, các đồ trang sức và hộp phấn son, đem vào thư phòng cho Thư Đồng hóa trang Lát sau Thư Đông trở ra, rõ là một trang nữ lưu tuyệt sắc. Thư Đồng tới bàn tiệc rót rượu, hai tay nâng lên cho Bá Tước rồi hát khúc “Ngọc phù dung”, hát rằng:

Những cánh hoa rụng rơi. Bềnh bồng mặt nuc chơi vơi. My ai trĩu nặng.

Mùa xuân mà sao sầu đầy trời. Mùa xuân đã qua.

Nhưng sầu còn đó. Biệt ly nhau rồi.

Sông sâu núi cao ngăn cách. Chúng mình mỗi đứa một nơi.

Bá Tước nghe xong hết lời khen tặng rồi bảo:

Tài nghệ của nó thật đáng đồng tiền bát gạo, đại ca thấy không, giọng ca của nó cao vút như tiếng tiêu, thật mấy nàng ca nữ cũng không có được cái giọng đó. Bài hát này thật quen mà nghe nó hát thấy như là mới lạ. Đại ca trong nhà có những gia nhân như thế này thì không vui vẻ sao được.

Tây Môn Khánh chỉ cười. Bá Tước nói:

Đại ca cười gì vậy? Tôi nói không đúng hay sao, tôi khen là khen thật đó. Lý đại nhân cho nó tới đây quả là có cảm tình với đại ca lắm.

Tây Môn Khánh nói:

Thì tôi có cãi gì đâu, có nó tôi cũng đỡ lắm. Những lúc tôi vắng nhà thì việc văn phòng chỉ có nó và con rể tôi coi sóc, nhưng phần lớn là nó, vì con rể tôi còn phải lo công việc ngoài tiệm nữa.

Bá Tước gật gù rót rượu uống rồi rót một chung mà bảo Thư Đồng:

Ngươi uống với ta một chung.

Thưa tôi không uống được rượu và cũng không dám uống. Bá Tước bảo:

Ngươi không uống thì ta giận đó, ta thưởng cho ngươi mà. Thư Đồng đưa mắt nhìn chủ, Tây Môn Khánh bảo:

Ứng nhị gia thưởng thì cứ uống.

Thư Đồng giả vờ rụt rè khép nép, nâng chung uống, sau đó rót rượu mời Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại, rồi lại hát thêm một khúc nữa. Tạ Hy Đại hỏi:

Đại ca à, thằng Thư Đồng này năm nay bao nhiêu tuổi vậy ? Tây Môn Khánh đáp:

Nó mười sáu.

Tạ Hy Đại hỏi Thư Đồng:

– Ngươi biết nhiều khúc hát Nam không?

Thư Đồng đáp:

Tôi cũng không nhớ là bao nhiêu khúc, nhưng thuộc khúc nào thì hát khúc đó. Nói xong lại bước tới rót rượu mời mọi người kể cả Đạo Quốc. Đạo Quốc nói:

Ta cũng chỉ là gia nhân, có mặt gia gia tại đây, sao chú em lại làm vậy ?

Không sao, hôm nay ngươi là khách. Đạo Quốc nói:

Vậy đâu được dù sao thì nó cũng phải rót cho gia gia trước rồi tôi mới dám uống chứ.

Thư Đồng vội tới rót cho chủ rồi lại hát một khúc, sau đó chờ Tây Môn Khánh uống cạn, mới tới mời Đạo Quốc. Đạo Quốc vội đứng dậy mà đỡ lấy chung rượu. Bá Tước bảo:

Thì cứ ngồi uống.

Đạo Quốc ngồi xuống, Thư Đồng lại hát một khúc nhưng Thư Đồng chưa dứt tiếng hát thì Đạo Quốc đã ngửa cổ uống cạn chung rượu.

Mọi người đang vui vẻ ăn uống thì Đại An chạy vào thưa:

Chú Bôn Tứ có chuyện muốn thưa. Tây Môn Khánh bảo:

Gọi vào đây.

Bôn Tứ vái chào, Tây Môn Khánh chỉ ghế cho ngồi. Bôn Tứ ngồi ghé xuống. Đại An đem thêm bát đũa ra. Tây Môn Khánh bảo Đại An vào trong đem thêm đồ ăn ra rồi hỏi Bôn Tứ:

Nhà cửa ngoài trang trại dọn dẹp tới đâu rồi? Bôn Tứ đáp:

Dãy ngoài thì mới lợp ngói, còn dãy nhà mát bên trong thì hôm qua mới đặt móng. Dãy phòng cũ phía sau thì chưa có vật liệu. Số gạch cũ thì vẫn còn dùng được. Ngọn giả sơn thì phải đổ đất thêm cho đủ.

Nghĩa là cũng còn cần nhiều thứ lắm.

Tây Môn Khánh bảo:

Được rồi, cần những thứ gì, số lượng bao nhiêu cứ ghi ra, sẽ cho người lo sau. Ngày mai ta cũng sẽ bảo lò gạch của Lưu thái giám cho đem gạch tới.

Bôn Tứ nói:

Hôm qua theo lời gia gia, tôi và Trương An cũng có tới coi gia trang của Hoàng thân, tôi cũng không ưng lắm, chỉ có ba gian nhà khách, một dãy nhà mát sáu gian và một dãy phòng mà đòi những năm trăm lạng, tôi nghĩ khoảng ba trăm năm mươi lạng là mua được rồi, tính đất không thì trị giá một hai trăm lạng.

Bá Tước nói:

Tôi tưởng là gia trang của ai hóa ra của ông Hoàng thân Hướng Ngũ. Hướng Ngũ trước đây tranh chấp đất đai với người ta, chuyện đem lên quan, nhờ chạy chọn tốn kém nên mới giữ lại được đó. Nay thì trong nhà không còn tiền đâu, nếu đại ca muốn mua thì cứ trả ba trăm lạng cũng có thể mua được đấy.

Tây Môn Khánh dặn Bôn Tứ:

Nếu vậy thì ngày mai ngươi và Trương An đem hai đĩnh bạc tới thương lượng, nếu họ chịu giá ba trăm lạng thì đặt cọc mà mua.

Bôn Tứ đáp:

Thưa vâng.

Đại An đem đồ ăn ra, Bôn Tứ ăn uống một hồi rồi đứng dậy rót rượu cho mọi người.

Thư Đồng lại hát. Khúc hát dứt, Bá Tước bảo:

Mình uống rượu thế này vẫn chưa vui, phải dùng tửu lệnh mới được. Xin cho đem con súc sắc ra đây.

Tây Môn Khánh sai Đại An đến phòng Bình Nhi lấy súc sắc đem ra. Đại An lấy súc sắc tới để trước mặt Bá Tước rồi vòng ra ghé tai Tây Môn Khánh nói nhỏ:

Ca nhi đang khóc dữ dội, xin gia gia cho mời Lục nương về. Tây Môn Khánh bảo:

Ngươi bảo hai đứa nào nó tới đón Lục nương.

Đại An lui ra sai Cầm Đồng và Kỳ Đồng đem đèn đi đón Bình Nhi.

Mọi người lại tiếp tục tiệc vui. Bá Tước cầm con súc sắc lên bảo:

Mỗi người búng con súc sắc này một lần, mặt nào lật lên thì phải nói một câu thơ hay một điển tích nào hợp với mặt đó, nếu không nói được thì phạt một chung rượu lớn rồi phải hái hoặc kể một câu chuyện vui, không biết hát, không biết kể chuyện thì phạt thêm một chung lớn nữa.

Tây Môn Khánh cười:

Tên này rắc rối quá.

Tôi là tửu lệnh quan, ban lệnh gì là mọi người phải theo, không được nói lôi thôi. Đoạn quay lại bảo Lai An:

Rót một chung lớn, phạt gia gia ngươi cho ta.

Lai An rót rượu cho chủ, Tây Môn Khánh cười mà uống cạn. Bá Tước bảo:

Bắt đầu hành lệnh, mọi người không được nói lôi thôi, phải phạt đó, bây giờ tôi hành lệnh trước cho mọi người coi. Nói xong gieo con súc sắc, súc sắc quay tròn rồi lật mặt “tam” Bá Tước nói:

“Trương sinh say rượu dưới mái Tây sương, uống hết một hồ lớn và hai hồ nhỏ”, như vậy là “tam” chứ gì?

Mọi người vỗ tay khen. Đến lượt Hy Đại, Hy Đại không nói được, phải hát bài “Chiết quế lệnh”, hát rằng:

Có một nàng.

Như cây quế xinh đôi tám. Rất mực phong lưu.

Tóc huyền suối chảy.

Ánh mắt như nước thu.

Vành mi như núi biếc.

Nhưng đang độ tương tư.

Gần nhau như gang tấc.

Mà khác gì bên trời góc bể mịt mù.

Bệnh đâu kéo đến.

Khiến cho mặt võ mình gầy.

Tơ duyên ngang trái.

Biết nhờ ai cứu gỡ cho đây.

Nhờ Bồ Tát cứu khổ cứu nạn họa may.

Hát xong, Hy Đại đòi gieo nữa. Bá Tước bảo:

Nếu như vậy thì người đầu cánh gieo súc sắc và nói một câu cho hợp, còn người cuối cánh thì phải hát.

Hy Đại giao mặt “tứ”, lại không nói được, Bá Tước bảo:

Nếu vậy thì phải uống bốn chung.

Tạ Hy Đại năn nỉ:

– Xin bớt cho một nửa, tôi quả không uống được nữa.

Thư Đồng bước tới rót hai chung đầy cho Hy Đại. Hy Đại uống cạn rồi cùng Bá Tước ăn sạch cả một đĩa đồ ăn. Trong tiệc chỉ có hai người đó ăn khỏe nhất. Bá Tước giục: – Bây giờ đại ca phải hát chứ.

Tây Môn Khánh thấy hai người ăn uống quá nồng nhiệt thì “tức cảnh sinh tình” bảo:

Tôi không biết hát, xin kể chuyện vui vậy. Chuyện như thế này, một người vào tiệm bán trái cây hỏi:

“Có hột phỉ không”. Người bán đáp có rồi lấy một ít hạt phỉ đem ra, người mua liền bỏ vào miệng mà ăn sạch. Người bán hỏi:

“Ông chưa mua mà đã ăn là thế nào?” Người mua đáp:

“Tôi ăn cho nó mát phổi”.

Người bán nói:

“Ông mát phổi nhưng tôi đau lòng”.

Tây Môn Khánh dứt lời, mọi người cười ầm cả lên. Bá Tước cũng cười bảo:

Nếu đại ca đau lòng thì xin cho đem thêm ít đĩa đồ ăn nữa lên đây để cho tôi được mát phổi.

Đến lượt Tây Môn Khánh gieo súc sắc, nhưng không nói được. Thư Đồng vội bước tới rót hai chung rượu đầy. Hy Đại Đại ca tửu lượng cao mà cũng uống hai chung thì không công bằng, đại ca phải uống bốn chung mới được. Chúng tôi mỗi người sẽ uống một chung để gọi là chia sẻ với đại ca.

Thư Đồng bước tới rót thêm cho chủ, cả bàn tiệc nâng chung mà uống. Đến lượt Đạo Quốc hát nhưng Đạo Quốc nói:

Tôi xin nhường cho Bôn ca, vì Bôn ca lớn tuổi hơn tôi. Bôn Tứ nói:

Tôi không biết hát, xin kể chuyện vui vậy.

Có một vị quan xét xử một vụ gian dâm, quan hỏi người đàn ông “Tại sao ngươi lại làm chuyện gian dâm như vậy? Người đàn ông thưa:

“Bởi vì đầu nó hướng đông mà chân nó cũng về phương đông nên tôi mới gian dâm”. Quan bảo:

“Như thế nghĩa là thế nào?”. Tả hữu có một người chạy ra thưa: “Chắc quan không rõ, xin để tôi giải thích…” Bỗng Bá Tước ngắt lời:

Bôn ca chuyện trò hay nhỉ, Bôn ca không nhớ chủ mình hiện nay là vị quan coi về hình pháp ở huyện này sao? Bôn ca là gia nhân thường đứng ở tả hữu để hầu hay sao ? Vậy mà dám giải thích cho chủ.

Bôn Tứ đỏ mặt ấp úng:

Tôi đâu nghĩ vậy? Chẳng qua là tôi vụng về mà thôi. Bá Tước bảo:

Nói vậy là thế nào? Vụng về mà vụng về kiểu đó thì chết rồi.

Bôn Tứ sợ hãi, đi cũng dở mà ở không xong, cứ nhấp nhổm như ngồi trên đống gai.

Tây Môn Khánh đánh tan không khí nặng nề bằng cách giục Bôn Tứ gieo súc sắc.

Bôn Tứ vừa định gieo thì Đại An chạy vào bảo:

– Chú Bôn Tứ ơi, có người đang tìm chú có chuyện kìa.

Bôn Tứ mừng quýnh, đứng lên cáo từ mọi người rồi lui ra ngay. Tây Môn Khánh bảo:

Đáng lẽ Bôn Tứ gieo, nhưng hắn đi rồi thì Ứng nhị ca phải hát. Bá Tước nói:

Tôi không biết hát nên cũng xin kể chuyện vui mà thôi.

Đoạn quay sang bảo Thư Đồng:

Ngươi rót rượu cho gia gia để gia gia vừa uống vừa nghe ta kể. Rồi đằng hắng kể rằng:

Có hai thầy trò đạo sĩ tới một nhà để làm lễ dâng sớ, tới cổng nhà thí chủ, đứa đồ đệ lỡ để ra một tiếng rất khó nghe, đạo sĩ quay lại hỏi:

“Ngươi làm gì mà đánh tít một cái vậy?”. Đồ đệ thưa: “Oan con quá, đâu phải tít, đánh tịt một cái chứ”…

Tây Môn Khánh vội xua tay:

Thôi thôi, đang ăn uống mà kể những chuyện đó sao được.

Mọi người lại tiếp tục vui say.

Trong khi đó, tại nhà Ngô Đại cữu, Bình Nhi được gia nhân báo là Tố Quan ở nhà khóc dữ dội thì vội đứng dậy cáo từ, nhưng chủ nhà nhất định không chịu. Nguyệt nương phải nói:

Xin để cho Lục nương về, vì nhà không có ai mà cháu nhỏ thì dang khóc. Có chúng tôi ngồi lại là được rồi.

Nhờ vậy Bình Nhi được ra về.

Lát sau, Nguyệt nương và ba người thiếp cũng lên kiệu về, lúc đó cũng đã khuya, lại vào cuối tháng không trăng, trời rất tối, bốn cái kiệu mà chỉ có một cái đèn do đó đường đi khó khăn. Nguyệt nương hỏi:

Bao nhiêu đèn đâu mà chỉ có một cái vậy? Kỳ Đồng thưa:

Có hai cái, nhưng hồi nãy Lục nương về trước, đem theo một cái rồi. Nguyệt nương không hỏi nữa.

Kim Liên hỏi:

Bốn năm cái kiệu mà sao chỉ đem đi có hai cái đèn thôi là thế nào? Kỳ Đồng đáp:

Anh Đại An bảo chỉ đem hai cái thôi.

Đại nương xem thằng khốn đó làm ăn như thế đấy, để rồi về nhà phải hỏi tội nó mới được.

Nguyệt nương bảo:

Thôi chấp nhất gì chuyện đó, thằng bé ở nhà khóc nên mới phải lấy đèn đưa Lục nương về chứ.

Kim Liên hỏi:

Tôi thì không nói làm gì rồi, nhưng Đại nương phải bắt chúng sợ gia pháp chứ. Bốn cái kiệu mà chỉ có một ngọn đèn trời tối như mực thế này, làm sao mà đi, ấy may là trời tạnh chứ mưa thì khỏi nói.

Lát sau kiệu về tới cổng, mọi người xuống kiệu vào nhà. Vừa vào trong, Kim Liên đã hỏi gia nhân:

Thằng Đại An đâu?

Bình An đáp:

– Nó ở trong nhà, để tôi nhờ gọi nó ra.

Khoảng khắc, Đại An chạy ra, chưa kịp thưa thì Kim Liên đã mắng ngay:

Thằng khốn khiếp chết đâm kia, mày gớm lắm rồi đấy nhé, tự tung tự tác, không coi ai ra gì, trời tối như thế này mà bốn cỗ kiệu chỉ có một cái đèn là thế nào? Bộ mày cố tình không biết chúng tao chẳng gì cũng là vợ của chủ mày hay sao?

Đại An vội nói:

Ngũ nương nói oan cho tôi rồi, chỉ vì ca nhi ở nhà khóc quá nên gia gia mới sai người đi đón Lục nương về sớm, trong lúc vội vàng không đem đèn đi nên mới xảy ra như vậy.

Kim Liên bảo:

Thằng khốn chỉ giỏi chạy tội, gia gia bảo mày gọi người đi đón Lục nương về chứ không bảo mày sai người đem bớt một cái đèn về. Bây giờ mày lại đem ca nhi ra để che lấp tội của mày. Ta biết mà, mày bây giờ có coi chúng ta ra gì, chúng ta kém may mắn, không có con mà.

Đại An nhăn nhó:

Ngũ nương dạy vậy thật khổ cho tôi quá.

Kim Liên bảo:

– Mày cứ giờ cái thần hồn mày đấy.

Nói xong rồi cùng Ngọc Lâu đi về phía đại sảnh, trong khi Đại An phân bua cùng

Bình An. Đi được một quãng thì thấy Lai An đi tới, Kim Liên hỏi:

Gia gia đang ở đâu? Lai An đáp:

Gia gia dang uống rượu trong nhà mát tại hoa viên cùng với Ứng nhị gia, Tạ đại gia và Hàn Quản lý. Thư Đồng hóa trang làm đào hát, vui lắm, các nương tới coi.

Hai người bèn tới gần Tụ Cảnh đường đứng trong bóng tối nhìn vào, thấy Bá Tước đang say sưa ngả nghiêng, mũ áo xộc xệch, Hy Đại thì ngồi mà lảo đảo như lên đồng, còn Thư Đồng thì thoa son đánh phấn đeo nữ trang, mặc xiêm y, vừa rót rượu vừa hát.

Ngọc Lâu và Kim Liên không nín cười nổi, Kim Liên bảo:

Thằng chết tiệt thật lắm trò, để ngày mai hỏi tội nó mới được. Tây Môn Khánh nghe tiếng cười khúc khích bèn hỏi gia nhân:

Ai ở ngoài đó vậy?

Ngọc Lâu và Kim Liên vội rút lui.

Bữa tiệc tàn thì cũng gần canh ba. Tây Môn Khánh tiễn khách xong thì tới nghỉ tại phòng Bình Nhi.

Kim Liên thì lúc về phòng đã hỏi Xuân mai:

Lục nương về sớm, có nói gì không ? Xuân Mai đáp:

Không có chuyện gì cả.

Từ lúc Lục nương về, lão già vô liêm sỉ có tới thăm không? Xuân Mai đáp:

Có, gia gia tới thăm Lục nương hai lần.

Lục nương về sớm là do thằng bé khóc rồi lão già cho người đi đón về đó. Xuân Mai nói:

Thằng bé hôm nay sao khóc dữ quá, không làm cách nào dỗ được, phải báo cho gia gia biết nên gia gia mới sai người đi đón đấy chứ.

Kim Liên lại hỏi:

Thằng Thư Đồng phải gió nó mặc xiêm y của ai vậy?

Gia gia sai Đại An đi mượn, mới đầu thì tới mượn tôi, bị tôi mắng cho mấy câu, nên mới phải mượn Ngọc Tiêu đó.

Kim Liên bảo:

– Ừ, đừng bao giờ cho mượn là đúng.

Nói xong thay quần áo mỏng rồi chờ Tây Môn Khánh. Nhưng chờ mãi không thấy, bèn giận dữ sai Xuân Mai đóng cửa đi ngủ.

Nói về Ứng Bá Tước, trong lúc uống rượu, biết Bôn Tứ được giao phó những việc xây cất mua bán chắc có nhiều tiền, nên muốn làm tiền Bôn Tứ, do đó lợi dụng lời nói sơ hở vô tâm của Bôn Tứ mà đe dọa ngay trước mặt Tây Môn Khánh. Quả nhiên sáng sớm hôm sau Bôn Tứ đích thân tới nhà Ứng Bá Tước, đưa ba lạng rồi rập đầu mà lạy. Bá Tước vờ bảo:

Chết, tôi có làm gì giúp được Bôn ca đâu mà lại cho tiền tôi thế này? Bôn Tứ nói:

Tôi có chút lòng thành, nhị gia nhận cho, chỉ xin nhị gia gỡ dùm cho tôi cái tội vô tâm lỡ lời hôm qua. Nhị gia nói một câu là gia gia tôi bỏ qua, không để ý nữa.

Bá Tước mỉm cười nhận bạc rồi mời Bôn Tứ uống trà. Bôn Tứ uống xong chung trà thì cáo lui. Bá Tước mang bạc vào đưa cho vợ mà bảo:

Chồng không tháo vát thì vợ làm sao có tiền, thằng giặc già Bôn Tứ hồi này ăn ra làm nên lắm, một tay lo việc xây cất, lại được đem tiền mua trang trại của Ngũ hoàng thân, thế nào chẳng kiếm chác bộn. Tối qua trong tiệc hắn lỡ lời, tôi mới làm cho hoảng lên, sáng sớm hôm nay đã tong tóc đem bạc tới xin che chở.

Bây giờ tiền này, mình mua ít vải về may quần áo cho mấy đứa nhỏ mặc. Vợ chồng cười nói, lấy làm tự đắc lắm…

Trong khi đó Ứng Bá Tước đem năm lạng bạc tới đưa kín cho Thư Đồng. Thư Đồng nhận bạc, vội giấu ngay vào tay áo, nhưng không ngờ Bình An đã theo dõi từ trước nên nhìn thấy rõ ràng. Thư Đồng giấu bạc xong, nói với Ứng Bá Tước:

Sáng hôm sau Tây Môn Khánh tới công sở nói với Hạ Đề hình:

Bọn Xa Đạm nhờ người mấy lần tới nói với tôi xin bỏ qua. Hạ Đề hình nói:

Bọn đó cũng nhờ người tới nói với tôi, nhưng tôi không dám nói lại cho quan biết. Bây giờ đã thế thì mình cũng làm ơn, gọi chúng nó ra dạy dỗ rồi cho chúng nó về. Tây Môn Khánh bảo:

Quan dạy có lý lắm.

Lát sau đăng đường. Tây Môn Khánh cho giải bọn Xa Đạm bốn người ra. Bọn này sợ bị đánh nên rập đầu lạy như tế sao. Hàn Nhị cũng được dẫn tới quỳ trước sảnh đường. Tây Môn Khánh không đợi Hạ Đề hình mở lời, bèn nói:

Bọn này là đám côn đồ, sao cũng biết nhờ người đến nói với đại quan đây và với ta? Đã biết vậy thì ta tha cho lần này. Lần tới còn tái phạm tất không thoát chết. Cút ra mau. Cả tên Hàn Nhị nữa.

Trong khi đó Ứng Bá Tước đem năm lạng bạc tới đưa kín cho Thư Đồng. Thư Đồng nhận bạc, vội giấu ngay vào tay áo, nhưng không ngờ Bình An đã theo dõi từ trước nên nhìn thấy rõ ràng. Thư Đồng giấu bạc xong, nói với Ứng Bá Tước:

Hôm qua tôi đã thưa rồi, mọi việc êm đẹp, hôm nay gia gia tôi đăng đường, tất thả bọn đó ra.

Bá Tước nói:

Đám phụ huynh của bọn chúng chỉ sợ chúng bị đánh đập nữa.

Xin nhị gia cứ yên tâm, không có chuyện đánh đập gì đâu. Bá Tước mừng lắm, vội trở về báo tin cho đám phụ huynh của bốn thanh niên đang bị giam biết. Tới gần trưa thì cả bốn thanh niên đều được về nhà với tấm thân thiểu não vì bị đòn, họ nguyện từ nay không lo chuyện thị phi nữa. Trong khi đó, tại nhà Tây Môn Khánh, Thư Đồng đang đứng tại cửa thư phòng, trông coi Họa Đồng quét tước, và sai bảo Lai An dọn dẹp. Lai An vừa dọn dẹp vừa bảo:

Anh Thư Đồng à, tôi có chuyện này nói cho anh nghe. Hôm qua anh Bình An đi đón Ngũ nương, dọc đường kể tội anh nhiều lắm dó.

Thư Đồng hỏi:

Nó nói những gì vậy?

Anh ấy nói là anh nhận tiền bạc của người ta rồi mua rượu thịt đem tới biếu Lục nương, ở bên Lục nương ăn uống cả ngày cả buổi, say đỏ cả mặt lên, lúc về thư phòng mời mọi người ăn uống mà không mời anh ấy, lại còn nói là anh thì thầm những gì với gia gia hôm qua đó.

Thư Đồng nghe xong để bụng, không nói gì với Lai An cả.

Hôm sau, Tây Môn Khánh dậy sớm, tới chùa Vĩnh Phúc ở ngoại thành dự tiệc với các quan, tới gần trưa mới trở về nhà. Tới cổng, Tây Môn Khánh xuống ngựa dặn Bình An:

Có ai tới thì nói là ta chưa về.

Nói xong vào thẳng thư phòng, cởi áo tháo mũ đưa cho Thư Đồng rồi hỏi:

Hôm nay có ai tới không? Thư Đồng thưa:

Có Từ lão gia sai người đem biếu ít cua và mười cân cá tươi tôi đã viết thiếp cám ơn và thưởng cho gia nhân của Từ lão gia ít tiền. Lại có Ngô Đại cữu sai người đem sáu tấm thiếp tới mời gia gia và các nương nương tới dự tiệc.

Nguyên con trai Ngô Đại cữu là Ngô Vũ Thần cưới cháu gái của vợ Kiều Đại hộ là Trịnh Tam thư nên mới viết thiếp mời, Tây Môn Khánh nghe xong, vào hậu đường,

Nguyệt nương đưa thiệp cho chồng xem. Tây Môn Khánh xem xong bảo:

Ngày mai mấy chị em lo thu xếp mà đi. Nói xong bước ra, tới ngồi trong thư phòng. Thư Đồng đem trà ra, hai tay nâng lên mời chủ. Tây Môn Khánh nhấm nháp mấy hớp trà, sai Thư Đồng khép cửa lại rồi hỏi:

Đám gia nhân có đứa nào nói gì về ngươi không?

Tôi có một chuyện, nhưng nếu gia gia không hỏi thì tôi không dám thưa. Tây Môn Khánh hỏi:

Chuyện gì vậy? Ngươi cứ nói.

Thư Đồng bèn nhắc lại lời Lai An, nói là Bình An kể tội mình đủ thứ, sau đó nói:

Hôm nọ gia gia nói chuyện với tôi trong thư phòng thì Bình An đứng ngoài nghe trộm, lúc tôi ra lấy nước rửa tay cho gia gia thì còn thấy nó rình rập ngoài cửa sổ.

Tây Môn Khánh giận lắm:

Để rồi ta trị nó mới được.

Chủ tớ tiếp tục trò chuyện. Trong khi đó Bình An vội tới báo cho Kim Liên. Kim Liên sai Xuân Mai tới mời Tây Môn Khánh tới nói chuyện. Xuân Mai tới gần thì thấy Thư Đồng từ thư phòng bước ra. Thư Đồng bảo:

– Chị đi đâu vậy? Tìm gia gia phải không? Gia gia đang ở trong thư phòng đó.

Tây Môn Khánh biết có người tới nhưng chưa rõ là ai, bèn leo lên giường trong thư phòng giả vờ ngủ. Bên ngoài, Xuân Mai bảo Thư Đồng:

Có chuyện gì mà chủ tớ cả ngày cứ thì thầm trong thư phòng, lại đóng cửa im ỉm nữa.

Nói xong đẩy cửa bước vào thưa:

Gia gia, Ngũ nương thỉnh gia gia tới có chuyện muốn nói.

Tây Môn Khánh ngẩng đầu bảo:

– Chuyện gì vậy? Được rồi, ngươi cứ về phòng trước đi, chút nữa ta tới.

Xuân Mai nói:

Xin gia gia dậy ngay cho, nếu không tôi xin dựng gia gia dậy đó Nói xong về trước. Kim Liên hỏi:

Gia gia đang làm gì vậy?

Chủ tớ đang thì thầm gì trong thư phòng, lúc tôi tới thì thấy thằng Thư Đồng bước ra, còn gia gia thì đang nằm trên giường trên bàn còn nhiều tấm thiếp mới viết xong. Tôi mời mà gia gia cứ ậm ừ không chịu dậy.

Xuân Mai vừa nói xong, thì Tây Môn Khánh tới. Kim Liên nói ngay:

Chàng thật không biết xấu hổ, ban ngày ban mặt mà cứ đóng cửa thầm thì gì với thằng nô tài khốn nạn đó vậy? Không sợ kẻ ăn người ở đàm tiếu hay sao?

Tây Môn Khánh ngồi xuống đáp:

Sao nàng lại tin lời chúng nó? Tôi việc gì phải thầm thì với đứa gia nhân đó. Tôi đang bảo nó viết mấy tấm thiếp giao dịch với người ta, sau đó thì nằm nghỉ một chút chứ có gì đâu.

Kim Liên nói:

Viết thiếp giao dịch thì có gì bí mật mà cứ phải đóng cửa im ỉm sợ người ta thấy vậy? Bây giờ không nói chuyện lôi thôi, nói chuyện ngày mai tới nhà Ngô Đại cữu đây này. Mọi người, từ Đại nương trở xuống đều có tiền có đồ cúng, còn tôi thì chẳng có gì, nếu chàng không cho tiền thì ngày mai tôi không đi đâu.

Tây Môn Khánh bảo:

Sao không lấy ở kho một vài xấp lụa làm quà mừng cũng được chứ gì.

Ở trong kho thì làm sao tôi lấy ra được, vả lại tặng gì chứ tặng mấy xấp lụa cũ trong kho thì tặng làm gì, khiến người ta cười cho.

Tây Môn Khánh nói:

Thì cứ từ từ, làm gì mà ồn ào lên vậy? Để tôi sang bên Lục nương kiếm vật gì quý để làm quà biếu của nàng vậy. Nói xong sang bên Bình Nhi, lên lầu lấy ra hai xấp lụa kỳ lân màu huyền thêu kim tuyến, một xấp đoạn có vân màu thúy lam, rồi bảo Bình Nhi:

Nếu có một xấp lụa kim tuyến nữa cho Kim Liên làm quà mừng thì tốt. Ở đây không có thì bảo gia nhân ra ngoài tiệm xem có không.

Bình Nhi nói:

Không cần phải ra ngoài tiệm lấy làm gì, tôi cũng còn vài xấp định để may quần áo, để tôi lấy ra cho. Nói xong mở rương lấy ra rồi đích thân đem sang cho Kim Liên, lại bảo:

Mấy thứ này tùy thư thư lựa để làm quà tặng, còn thừa thì để làm quà tặng của tôi. Kim Liên bảo:

Của thư thư, làm sao tôi dám lấy.

Bình Nhi cười:

– Đã là chị em với nhau, thì của tôi cũng như của thư thư, có gì mà phải ngại.

Kim Liên từ chối lấy lệ vài câu nữa rồi lựa vài xấp lụa quý làm quà mừng của mình, rồi sai Xuân Mai tới bảo Kính Tế viết thiếp cho cả hai người. Trong khi đó Bạch Lãi Quang tới cổng hỏi Bình An:

Đại quan nhân có nhà không? Bình An đáp:

Gia gia tôi không có nhà.

Bạch Lãi Quang không tin xăm xăm đi vào phòng khách, thấy cửa đóng thì lẩm bẩm:

Chắc là không có nhà thật. Nói xong trở ra. Bình An nói:

Hôm nay gia gia tôi ra ngoại thành dự tiệc tiễn đưa vị nào đó không biết, giờ này chưa về.

Bạch Lãi Quang ngẫm nghĩ rồi bảo:

Lâu quá ta không gặp gia gia ngươi, hôm nay cất công tới đây thì lại vắng nhà. Hay là để ta vào ngồi chờ vậy.

Bình An nói:

Chỉ sợ gia gia tôi về trễ, sợ đại gia không chờ được. Bạch Lãi Quang không nói gì, trở vào sảnh đường, đẩy cửa vào trong ngồi chờ. Đám gia nhân cũng mặc kệ, chẳng trà nước gì cả. Lát sau, Tây Môn Khánh lo vụ quà biếu xong, trở lên sảnh đường thì đã thấy Bạch Lãi Quang ngồi đó tự bao giờ. Bạch Lãi Quang mừng quá đứng dậy nói:

Đại ca không ở nhà là gì đây?

Tây Môn Khánh không đừng được, phải bước tới chào hỏi rồi mời ngồi, nhưng chẳng thèm gọi trà nước chỉ nhìn Bạch Lãi Quang từ đầu tới chân, thấy ăn mặc tồi tàn, rồi quay sang bảo Cầm Đồng đang đứng hầu phía sau:

Ngươi vào bảo đem mấy xấp lụa đó sang thư phòng, nói với cậu Kính Tế gói lại cho đẹp rồi viết thiếp mừng mà cài vào.

Cầm Đồng vâng lời đi ngay. Không khí nặng nề khó chịu, Bạch Lãi Quang lên tiếng:

Lâu quá đệ không tới thăm đại ca được, xin đại ca bỏ lỗi.

Cám ơn đã có lòng nghĩ tới, nhưng hồi này tôi cũng ít khi ở nhà, suốt ngày phải lo việc công ngoài phủ Đề hình nên không rảnh rang như trước.

Bạch Lãi Quang nói:

Ngày nào đại ca cũng phải hai buổi ra phủ làm việc, chỉ ngày rằm mồng một mới đóng cửa nghỉ ngơi cho thuộc cấp nó vui. Hôm nay thì nhân một vị quan mới được thăng chức rồi đổi đi nơi khác nên các quan làm tiệc tiễn hành, tôi cũng vừa mới trở về nhà tức thì. Ngày mai lại phải tới dự tiệc tại nhà Tiết Thái giám, rồi ngày kia dự tiệc tiếp đón vị Tuần án, rồi rồi còn bao nhiêu việc dồn dập như công tử thứ tư của Thái sư ở Đông Kinh được tuyển làm phò mã, rồi cháu của Đồng Thái úy là Đồng Thiên Dân được thăng chức Chỉ huy sứ, thật là bận rộn tốn kém mệt nhọc quá.

Hai người trò chuyện một hồi nữa mới thấy Lai An đem trà ra. Bạch Lãi Quang mới cầm chung uống trà lên uống được một ngụm thì Đại An cầm tấm danh thiếp màu hồng hớt hải vào báo:

– Dạ thưa, có Hạ Chưởng hình tới, đang xuống ngựa ngoài cổng.

Tây Môn Khánh bỏ cả bạn, vào trong đội mũ mặc áo. Bạch Lãi Quang vội chạy vào thư phòng cạnh đó, đứng sau mành nhìn ra. Khoảng khắc, Hạ Chưởng hình bước lên đại sảnh, Tây Môn Khánh cũng vừa vặn mũ áo chỉnh tề tiếp. Đôi bên thi lễ rồi phân ngôi chủ khách mà ngồi. Kỳ Đồng bưng trà ra. Hạ Chưởng hình nói:

Vụ đón rước quan Tuần án đó, tôi dã hỏi, biết được quan họ Tăng, là Tiến sĩ khoa ất Mùi, người ở Đông Xương. Tất cả quan chức địa phương này đều phải chuẩn bị nghênh tiếp cho tử tế Ngài và tôi đều là quan võ, tuy không so được với quan văn nhưng cũng phải làm cho ra hồn. Cho nên tôi định là ra khỏi thành chừng mười dặm, tìm chỗ nào thuận tiện, mở tiệc tiếp đón ngay tại đó cho long trọng. Ngài nghĩ sao?

Tây Môn Khánh nói:

Trưởng quan dạy thật chí lý, nhưng xin ngài khỏi bận tâm, tôi sẽ xin đứng ra tìm một ngôi nhà hoặc trang trại lịch sự nào đó rồi cho bọn đầu bếp tới trước lo liệu cho chu đáo.

Hạ Đề hình vui mừng ra mặt:

Nếu vậy thì may quá, chỉ sợ ngài bận tâm mà thôi.

Nói xong, uống cạn chung trà rồi đứng dậy cáo từ, Tây Môn Khánh đưa ra tới cổng rồi trở vào cởi bỏ áo mũ. Bạch Lãi Quang lại trở ra đại sảnh mà ngồi.

Suốt mấy tháng nay anh em mình chẳng có cuộc họp mặt nào cả. Tôi thì không lo nổi, còn Ứng nhị ca thì chẳng chịu lo. Hồi tháng bảy vừa rồi, chúng tôi có tới miếu Ngọc Hoàng họp mặt, nhưng chỉ loe hoe có vài người, mà chẳng ai đem tiền đi cả. Làm hôm đó Ngô Đạo quan buồn bực lắm, tuy không nói ra, nhưng tự nhiên phải tốn kém thì ai không khó chịu. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng chỉ có đại ca đứng ra tổ chức được thôi. Hôm nào đại ca cho anh em một buổi được chăng.

Tây Môn Khánh bảo:

À, chuyện đó thì bây giờ tôi đâu có thì giờ rảnh rang mà lo được, cái đó là tùy anh em, ai muốn đến gặp mặt nhau thì đứng ra mà tố chức, hồi này tôi bận quá, anh em làm gì không cần phải hỏi tới tôi nữa.

Bạch Lãi Quang nghe xong thì không nói được gì, cứ ngồi thần ra. Tây Môn Khánh thấy Lãi Quang không chịu về, đành phải bảo Cầm Đồng vào đem rượu và vài món ăn ra mời. Lãi Quang ăn uống no say rồi mới chịu đứng dậy. Tây Môn Khánh tiễn ra tới thềm rồi dừng lại bảo:

Đừng phiền tôi, tôi không tiễn ra được đến ngoài vì đầu không có mũ.

Lãi Quang cáo từ mà đi. Tây Môn Khánh quay vào gọi:

– Bình An đâu?

Thằng khốn khiếp phản chủ, mày còn đứng đó hay sao? Ra gọi mấy tên lính hầu vào đây cho ta.

Bình An không hiểu chuyện gì, nhưng tự nhiên tái mặt quỳ xuống. Tây Môn Khánh cười gằn:

À mày biết tội rồi hả ? Tại sao tao đã dặn là ai hỏi cũng phải nói là đi vắng, sao mày để người ta vào đây vậy.

Bình An rập đầu thưa:

Bạch đại gia tới, tôi đã nói là gia gia ở ngoại thành chưa về nhưng Bạch đại gia không tin, tự ý vào sảnh đường ngồi đợi. Tôi lại phải nói rằng không biết chừng.nào gia gia mới về, không đợi được đâu, nhưng Bạch đại gia cứ ngồi lỳ thì tôi làm thế nào ?

Tây Môn Khánh mắng át đi:

Thằng khốn đừng có lẻo mép, chắc là lúc người ta vào thì mày còn chúi ở đâu mà uống rượu chứ gì, nếu không thì làm sao người ta vào được, mà không mở cổng thì làm sao người ta vào được ?

Đoạn quát tả hữu:

– Ngửi miệng nó cho ta.

Một tên lính hầu bước tới vạch miệng Bình An ra rồi thưa:

Không có mùi rượu. Tây Môn Khánh bảo:

Đem đồ tra khảo ra, kẹp ngón tay nó cho ta.

Hai tên lính sấn tới kẹp kẹp mười ngón tay Bình An, Bình An đau quá thét lên rồi rên rỉ:

Xin gia gia nghĩ lại cho, quả là tôi có ngăn cản và nói gia gia không có nhà, nhưng người ta xông vào thì tôi biết làm sao.

Tây Môn Khánh quát:

– Vả nó năm chục bàn vả.

Hai tên lính sấn tới đánh đủ năm chục bàn vả mới chịu ngưng tay. Tây Môn Khánh lạnh lùng ra lệnh tiếp:

– Đánh nó hai chục trượng cho ta.

Bình An bị đánh năm chục bàn vả, mặt mũi tím bầm đổ máu, rồi lại bị hai chục trượng thịt nát máu loang, quằn quại rồi bất tỉnh, Tây Môn Khánh mới chịu ngưng hình phạt, rồi mắng:

– Thằng khốn khiếp, vậy mới biết thân.

Đoạn quay lại sai kẹp ngón tay Họa Đồng. Họa Đồng chịu không nổi, kêu lên như lợn bị chọc tiết.

Trong khi đó, Kim Liên ở nhà trong, đang định trở về phòng, thì thấy Ngọc Lâu đứng ngấp ngó sau đại sảnh, như đang rình nghe hay coi chuyện gì, bèn tới gần nói nhỏ: – Tam thư đứng đây làm gì vậy?

Ngọc Lâu đáp khẽ:

Gia gia đàng sai đánh thằng Bình An chết lên chết xuống ngoài đại sảnh kia kìa, cả thằng Họa Đồng cũng bị nữa. Thằng Bình An vừa bị kẹp ngón tay, vừa bị đánh năm chục bàn vả, lại vừa bị đánh hai chục trượng nữa, chắc nó chết chứ chịu gì nổi. Mà không hiểu tại sao vậy. Đang nói thì thấy Cầm Đồng đi ngang, liền gọi lại mà hỏi:

Thằng Bình An làm sao mà bị đánh vậy? Cầm Đồng đáp:

Tại anh ấy để cho Bạch đại gia vào nhà.

Kim Liên bảo:

Không phải vì chuyện đó đâu, nếu quả chỉ vì chuyện đó thì đâu đến nỗi bị đánh đập tàn nhẫn như thế ? Chắc là vì chuyện khác nữa đấy. Gia gia thật là loài vô liêm sỉ, chuyên báo thù kẻ dưới, coi không dược chút nào hết.

Cầm Đồng nghe nói vậy thì xanh mặt mà bỏ đi. Ngọc Lâu hỏi:

Thư thư chắc biết tại sao Bình An bị đánh phải không ? Kim Liên đáp:

Để tôi nói thư thư nghe. Hôm nọ tôi về bên mẫu thân tôi ăn sinh nhật. Thằng khốn Thư Đồng ở nhà không biết ăn tiền ăn bạc của ai mà mua đủ thứ đồ ăn và cả một vò rượu Kim Hoa nữa, đem tới biếu Lục nương rồi cùng Lục nương chén tạc chén thù cả buổi. Lúc lão già vô liêm sỉ này về thì thằng khốn Thư Đồng lại đóng cửa thư phòng, cùng lão thầm thì những chuyện tồi bại. Thằng Bình An vô tình nghe được và biết mọi chuyện, bởi vì nó mang thiếp vào nhưng thấy cửa thư phòng đóng thì đứng bên ngoài cửa sổ mà chờ, sau đó thằng Thư Đồng mở cửa ra, lão già vô liêm sỉ tưởng thằng Bình An đứng rình rập nghe chuyện, nhưng không thể tự nhiên đánh nó được. Hôm nay nhân chuyện Bạch Lãi Quang nên mới có cớ báo thù đấy. Thật không còn ra cái gì nữa.

Ngọc Lâu nghe xong bảo:

Sao lại có chuyện lạ vậy nhỉ? Kim Liên cười nhạt:

Chẳng có gì lạ hết, lão già vô liêm sỉ nhà này bây giờ chỉ còn yêu quý có hai người mà thôi, đó là bà Lục nương có con trai và thằng khốn kiếp Thư Đồng, cái gì cũng chỉ nghe hai người đó. Lão bây giờ tâm thần hôn mê ám muội rồi, còn biết gì phải trái nữa đâu. Tôi nói thư thư nghe, ngày mai đi dự tiệc tại nhà Ngô Đại cữu rồi mà hôm nay tôi chưa có cái gì làm quà biếu người ta, mới sai con Xuân Mai vào mời lão gia tới, nào ngờ ban ngày ban mặt mà đóng cửa thư phòng im ỉm rồi ở trong đó bàn tính to nhỏ với thằng nô tài chết dịch Thư Đồng. Con Xuân Mai đẩy cửa vào mời bằng được, lão già mới chịu tới. Thấy mặt là tôi mắng cho mấy câu, lão chỉ tránh né loanh quanh. Lúc nói tới quà mừng, lúc đầu lão bảo lấy mấy xấp vải cũ trong kho, tôi đâu chịu, lão bèn sang bên Lục nương hỏi cho tôi. Lục nương thủ đoạn lắm, lấy ra toàn lụa quý rồi đích thân mang sang cho tôi, nhưng tôi từ chối, Lục nương hoảng lên, nói ngon nói ngọt tôi mới chịu nhận, tôi lại sai Xuân Mai tới bảo Kính Tế nó viết thiếp cho cả hai người.

Ngọc Lâu bảo:

Nhưng dù sao thì khi làm như vậy Lục nương cũng tỏ ra là người có tình có nghĩa đấy chứ.

Kim Liên bĩu môi:

Thư thư tưởng vậy đó thôi chứ thư thư đâu có biết bề trong của người ta. Thư thư cứ tin cậy thì có ngày không kịp hối.

Đang nói chuyện thì thấy Tiểu Ngọc tới thưa:

Đại nương mời Tam nương và Ngũ nương vào ăn cua, tôi còn phải đi mời Lục nương và Đại cô nương nữa. Nói xong tất tả đi ngay. Kim Liên mỉm cười dắt tay Ngọc Lâu vào. Tới nơi đã thấy Nguyệt nương và Kiều Nhi ngồi sẵn. Kiều Nhi thấy Kim Liên đang cười thì hỏi:

Ngũ thư thư cười gì vậy?

Kim Liên đáp:

Tôi cười gia gia đánh thằng Bình An chứ còn cười gì nữa. Nguyệt nương bảo:

Hèn gì hồi nãy nghe rầm rầm lên, tưởng đánh ai hóa ra đánh nó, mà tại sao vậy? Kim Liên đáp:

Vì nó dám đụng tới của quý.

Nguyệt nương thật thà hỏi:

– Của quý để tại đâu mà nó dám đụng tới vậy?

Kim Liên cùng Ngọc Lâu cùng cười phá lên, cười rũ rượi không thôi. Nguyệt nương ngơ ngác:

Hai người cười gì vậy? Sao không nói cho tôi biết? Ngọc Lâu đáp:

Kim Liên nói giỡn đó, gia gia đánh thằng Bình An vì nó đã để cho Bạch Lãi Quang vào nhà.

Nguyệt nương bảo:

Bạch đại gia là bạn, đến chơi đâu có sao mà phải làm loạn lên vậy? Mà Bạch đại gia tới đây làm gì?

Tại sao gia gia lại không tiếp? Ngọc Lâu nói:

Thì người ta đến thăm chứ còn làm gì nữa?

Nguyệt nương bảo:

– Người ta đến thăm chứ có sao? Lạ thật.

Nói xong thì thấy Bình Nhi và Đại Thư tới, mọi người quây quần ăn ốc.

Nguyệt nương bảo Tiểu Ngọc:

Ta còn ít rượu Bồ Đào đó, ngươi mang ra đây. Kim Liên nói:

Ăn ốc mà có rượu Kim Hoa thì tuyệt, ăn ốc xong mà lại có vài con vịt quay mà nhắm rượu thì lại tuyệt nữa.

Nguyệt nương nói:

Bây giờ cũng muộn rồi, làm sao mua được vịt nữa. Bình Nhi nghe Kim Liên nói, biết là Kim Liên nhắc tới chuyện Thư Đồng biếu mình vịt quay và rượu Kim Hoa, tự nhiên đôi má đỏ bừng. Thật là:

Lời kia ngụ những ý thâm, Khiến người nghe những tím bầm ruột gan.

Mọi người không ai biết tới thâm ý của Kim Liên, nên vừa uống vừa nói sang chuyện khác.

Về phần Bình An, sau khi bị đòn thừa sống thiếu chết thì được vực về phòng, các gia nhân khác xúm lại an ủi và săn sóc. Bôn Tứ, Lai Hưng cũng tới thăm. Lai Hưng hỏi:

Tại sao gia gia lại đánh mày vậy?

Tao cũng không biết tại sao nữa. Bôn Tứ bảo:

Gia gia giận nó tại sao để Bạch đại gia vào nhà chứ gì? Bình An bảo:

Dù cho là vì chuyện đó, tao cũng không bị đánh như thế này. Hồi Bạch Lãi Quang tới, chúng bay thấy đó, tao ngăn cản hết lời mà hắn cứ xồng xộc vào phòng khách ngồi chờ cho nên gia gia mới thấy. Lúc Hạ đại nhân tới tưởng hắn phải ra về, nào ngờ lại núp vào thư phòng, sau đó lại chường mặt ra, đợi tới lúc ăn uống no say mới chịu về. Nếu bảo là tao không ngăn cản thì đã đành, hay là tao bỏ đi chơi để người ta vào cũng đành, đằng này tao hết sức ngăn cản mà không được chứ. Thật là cái số tao khốn nạn mà cái thằng họ Bạch cũng là thằng khốn nạn, mà tới đây ăn uống xin tiền mà thôi.

Lai Hưng bảo:

Không gặp thằng cha kỳ quặc đó thì mày đâu đến nỗi. Bình An đáp:

Chứ sao, tao không thể ngờ trên đời có đứa vô liêm sỉ đến như thế, tới nhà người ta mà cứ xăm xăm vào phòng khách ngồi, đuổi cũng không chịu ra, đợi tới lúc có cơm có rượu, no say rồi mới chịu cắp đít ra về.

Lai Hưng bảo:

Người ta ăn uống xong mà nghe mày nói như vậy thì cũng đến đau bụng tháo dạ mất thôi.

Đám gia nhân cười ầm lên. Bình An nói tiếp:

Tao không hiểu là hắn ở nhà không có lấy miếng cơm mà ăn rồi vợ con thì làm sao? Hay là hắn muốn tới đây ăn để ở nhà bớt đi được một bữa cơm. Như vậy thì thà để vợ đi làm điếm lấy tiền mua gạo mà ăn lại khỏi phải nghe người ta chửi bới.

Đại An nói:

Bình An ạ, từ nãy tới giờ tao không nói, bây giờ tao mới nói, dù sao thì mày cũng có lỗi, dặn mày trả lời là vắng nhà, tại sao mày lại để người ta vào nhà? Như vậy không đánh mày thì đánh ai bây giờ?

Bôn Tứ nói đùa:

Bình An này, từ nay mày phải biết khôn ngoan, hễ gia gia không muốn tiếp ai mà người đó tới thì mày cứ việc đá đít tống cổ người đó ra là được.

Đám gia nhân lại cười ầm cả lên. Bôn Tứ nói tiếp:

Dù sao thì đánh thằng Bình An cũng là có cớ, nhưng còn thằng Họa Đồng tội tình gì mà cũng bị kẹp tay gần chết, đàn ông con trai có mấy ngón tay mà bị kẹp thì còn làm ăn gì được. Đành rằng anh em thì chia ngọt xẻ bùi, nhưng ngọt bùi thì chia xẻ chứ ai lại chia xẻ kẹp bao giờ.

Đám gia nhân lại cười ầm lên, trong khi đó Họa Đồng đang đứng ôm tay mếu máo. Cuộc thăm viếng của đám gia nhân trở thành cơ hội họp mặt nói giỡn, mỗi đứa một câu cứ ồn ào cả lên.

Trong khi đó Tây Môn Khánh ở thư phòng, bảo Kính Tế viết thiếp để hôm sau cho người mang lễ vật lên Đông Kinh mừng con trai Thái sư trở thành phò mã.

Hôm sau, Tây Môn Khánh ra phủ thì Nguyệt nương và đám tiểu thiếp lên kiệu đến nhà Ngô Đại cữu ăn tiệc. Tuyết Nga và Tây Môn đại thư ở nhà coi nhà. Hàn Đạo Quốc sai người đem lễ vật tới tạ Ơn, gồm một vò rượu Kim Hoa, bốn cặp vịt quay, bốn cặp cá chiên và nhiều thức ăn, hoa quả, bánh trái khác trên tấm thiếp viết là:

“Vãn sinh Hàn Đạo Quốc cúi lạy”. Tây Môn Khánh về, Thư Đồng trình lại. Tây Môn Khánh liền sai Cầm Đồng ra tiệm gọi Hàn Đạo Quốc. Đạo Quốc tới, Tây Môn Khánh bảo:

Ngươi là gia nhân của ta, ta bênh vực che chở là lẽ tất nhiên, việc gì phải bày vẽ lễ vật tạ Ơn cho tốn kém, ta nhất định không nhận đâu.

Đạo Quốc vật nài mãi, Tây Môn Khánh mới bảo gia nhân nhận rượu và bốn cặp vịt quay còn bao nnhiêu thì trả lại hết. Đạo Quốc nói:

Ơn của gia gia như trời bể, cả nhà tôi được chịu ơn, mấy món này chỉ là tỏ tấm lòng thành của tôi mà thôi, xin gia gia thương tôi mà nhận cho.

Tây Môn Khánh bảo:

Không được đâu, ngươi là gia nhân của ta, tức cùng ta là người một nhà, làm vậy đâu được, nhận như thế này là nhiều quá rồi.

Nói xong bảo gia nhân đi mời Ứng, Tạ hai người tới. đoạn quay sang Đạo Quốc bảo:

Ngươi trở ra tiệm, xem có Lai Bảo thì nhờ hắn coi tiệm giùm, ngươi trở lại đây uống rượu.

Đạo Quốc nói:

Lễ vật của tôi, gia gia không nhận hết, lại còn cho tôi uống rượu nữa, thật khó nghĩ cho tôi quá.

Nói xong bưng những món còn thừa về. Tây Môn Khánh sai gia nhân mua thêm ít đồ ăn nữa rồi bảo gia nhân dọn ra cái bàn Bát Tiên ở Tụ Cảnh Đường trong hoa viên. Lát sau thì Ứng, Tạ hai người cùng đến, Tây Môn Khánh mời ngồi rồi nói:

Hàn Quản lý bày vẽ đem lễ vật tới tạ Ơn, tôi mấy lần không chịu nhận, nhưng hắn nhất định không chịu đem về, tôi đành phải nhận rượu và vịt quay, còn bao nhiêu trả lại hết. Lễ của người khác đem tới, tôi không muốn hưởng một mình nên cho mời hai vị tới chung vui.

Bá Tước cười:

Hắn cũng nói với tôi là sẽ mua lễ vật tới tạ Ơn đại ca, nhưng tôi có nói là ai chứ đại ca thì không bao giờ nhận như vậy đâu, hắn không chịu nghe, bây giờ đại ca không nhận, quả là tôi không sai.

Gia nhân đem trà lên, ba người uống trà nói chuyện. Lát sau thì Đạo Quốc tới, thi lễ rồi ngồi xuống.

Gia nhân dọn tiệc xong, mọi người vào tiệc, Tây Môn Khánh cho gọi Thư Đồng ra rót rượu. Bá Tước bảo Thư Đồng:

Ngươi vào trong thưa với Đại nương là sao không đem cua ra cho Ứng nhị gia ăn? Ngươi vào nói mau đi để ta có cua mà ăn chứ.

Tây Môn Khánh cười:

Nhỡ tầu rồi, hôm qua thì Từ đại gia có cho cua thật, nhưng đám thê thiếp của tôi ăn hết rồi còn đâu. Hôm nay thì họ tới nhà Ngô Đại cữu ăn tiệc hết rồi, hiện ở nhà chỉ có mấy con cua muối mà thôi.

Đoạn quay lại bảo Thư Đồng:

Ngươi vào đem mấy con cua muối ra đây cho nhị gia ăn vậy.

Thư Đồng đem một đĩa cua muối ra, Ứng, Tạ hai người ăn lém một cái là hết nhẵn.

Thư Đồng lại bước tới rót rượu. Bá Tước bảo:

Gia gia ngươi biết đó, ta uống rượu là phải nghe hát. Gia gia ngươi thường khoe là ngươi hát những khúc hát miền Nam rất hay, bây giờ ngươi hát cho ta nghe rồi ta mới chịu uống rượu của ngươi rót.

Thư Đồng liền vỗ tay làm nhịp mà hát, nhưng mới được vài câu, Bá Tước đã chặn lại mà bảo:

Không được, không được, đứng hát như vậy nó trơ trẽn mất hay, bây giờ ngươi phải ăn mặc hóa trang làm sao cho giống hệt như đào hát trên sâu khấu rồi hãy hát.

Thư Đồng ngần ngừ nhìn Tây Môn Khánh chờ đợi. Tây Môn Khánh cười:

Nhị ca thật rắc rối quá đi.

Đã vậy thì để bảo Đại An nó đi hỏi quần áo xiêm y rồi ngươi chịu khó đánh phấn thoa son mà hát cho nhị gia đây vui lòng.

Đại An vội tới phòng Kim Liên hỏi mượn Xuân Mai nhưng Xuân Mai không chịu. Đại An lại phải chạy tìm Ngọc Tiêu mới mượn được xiêm y, các đồ trang sức và hộp phấn son, đem vào thư phòng cho Thư Đồng hóa trang Lát sau Thư Đông trở ra, rõ là một trang nữ lưu tuyệt sắc. Thư Đồng tới bàn tiệc rót rượu, hai tay nâng lên cho Bá Tước rồi hát khúc “Ngọc phù dung”, hát rằng:

Những cánh hoa rụng rơi. Bềnh bồng mặt nuc chơi vơi. My ai trĩu nặng.

Mùa xuân mà sao sầu đầy trời. Mùa xuân đã qua.

Nhưng sầu còn đó. Biệt ly nhau rồi.

Sông sâu núi cao ngăn cách. Chúng mình mỗi đứa một nơi.

Bá Tước nghe xong hết lời khen tặng rồi bảo:

Tài nghệ của nó thật đáng đồng tiền bát gạo, đại ca thấy không, giọng ca của nó cao vút như tiếng tiêu, thật mấy nàng ca nữ cũng không có được cái giọng đó. Bài hát này thật quen mà nghe nó hát thấy như là mới lạ. Đại ca trong nhà có những gia nhân như thế này thì không vui vẻ sao được.

Tây Môn Khánh chỉ cười. Bá Tước nói:

Đại ca cười gì vậy? Tôi nói không đúng hay sao, tôi khen là khen thật đó. Lý đại nhân cho nó tới đây quả là có cảm tình với đại ca lắm.

Tây Môn Khánh nói:

Thì tôi có cãi gì đâu, có nó tôi cũng đỡ lắm. Những lúc tôi vắng nhà thì việc văn phòng chỉ có nó và con rể tôi coi sóc, nhưng phần lớn là nó, vì con rể tôi còn phải lo công việc ngoài tiệm nữa.

Bá Tước gật gù rót rượu uống rồi rót một chung mà bảo Thư Đồng:

Ngươi uống với ta một chung.

Thưa tôi không uống được rượu và cũng không dám uống. Bá Tước bảo:

Ngươi không uống thì ta giận đó, ta thưởng cho ngươi mà. Thư Đồng đưa mắt nhìn chủ, Tây Môn Khánh bảo:

Ứng nhị gia thưởng thì cứ uống.

Thư Đồng giả vờ rụt rè khép nép, nâng chung uống, sau đó rót rượu mời Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại, rồi lại hát thêm một khúc nữa. Tạ Hy Đại hỏi:

Đại ca à, thằng Thư Đồng này năm nay bao nhiêu tuổi vậy ? Tây Môn Khánh đáp:

Nó mười sáu.

Tạ Hy Đại hỏi Thư Đồng:

– Ngươi biết nhiều khúc hát Nam không?

Thư Đồng đáp:

Tôi cũng không nhớ là bao nhiêu khúc, nhưng thuộc khúc nào thì hát khúc đó. Nói xong lại bước tới rót rượu mời mọi người kể cả Đạo Quốc. Đạo Quốc nói:

Ta cũng chỉ là gia nhân, có mặt gia gia tại đây, sao chú em lại làm vậy ?

Không sao, hôm nay ngươi là khách. Đạo Quốc nói:

Vậy đâu được dù sao thì nó cũng phải rót cho gia gia trước rồi tôi mới dám uống chứ.

Thư Đồng vội tới rót cho chủ rồi lại hát một khúc, sau đó chờ Tây Môn Khánh uống cạn, mới tới mời Đạo Quốc. Đạo Quốc vội đứng dậy mà đỡ lấy chung rượu. Bá Tước bảo:

Thì cứ ngồi uống.

Đạo Quốc ngồi xuống, Thư Đồng lại hát một khúc nhưng Thư Đồng chưa dứt tiếng hát thì Đạo Quốc đã ngửa cổ uống cạn chung rượu.

Mọi người đang vui vẻ ăn uống thì Đại An chạy vào thưa:

Chú Bôn Tứ có chuyện muốn thưa. Tây Môn Khánh bảo:

Gọi vào đây.

Bôn Tứ vái chào, Tây Môn Khánh chỉ ghế cho ngồi. Bôn Tứ ngồi ghé xuống. Đại An đem thêm bát đũa ra. Tây Môn Khánh bảo Đại An vào trong đem thêm đồ ăn ra rồi hỏi Bôn Tứ:

Nhà cửa ngoài trang trại dọn dẹp tới đâu rồi? Bôn Tứ đáp:

Dãy ngoài thì mới lợp ngói, còn dãy nhà mát bên trong thì hôm qua mới đặt móng. Dãy phòng cũ phía sau thì chưa có vật liệu. Số gạch cũ thì vẫn còn dùng được. Ngọn giả sơn thì phải đổ đất thêm cho đủ.

Nghĩa là cũng còn cần nhiều thứ lắm.

Tây Môn Khánh bảo:

Được rồi, cần những thứ gì, số lượng bao nhiêu cứ ghi ra, sẽ cho người lo sau. Ngày mai ta cũng sẽ bảo lò gạch của Lưu thái giám cho đem gạch tới.

Bôn Tứ nói:

Hôm qua theo lời gia gia, tôi và Trương An cũng có tới coi gia trang của Hoàng thân, tôi cũng không ưng lắm, chỉ có ba gian nhà khách, một dãy nhà mát sáu gian và một dãy phòng mà đòi những năm trăm lạng, tôi nghĩ khoảng ba trăm năm mươi lạng là mua được rồi, tính đất không thì trị giá một hai trăm lạng.

Bá Tước nói:

Tôi tưởng là gia trang của ai hóa ra của ông Hoàng thân Hướng Ngũ. Hướng Ngũ trước đây tranh chấp đất đai với người ta, chuyện đem lên quan, nhờ chạy chọn tốn kém nên mới giữ lại được đó. Nay thì trong nhà không còn tiền đâu, nếu đại ca muốn mua thì cứ trả ba trăm lạng cũng có thể mua được đấy.

Tây Môn Khánh dặn Bôn Tứ:

Nếu vậy thì ngày mai ngươi và Trương An đem hai đĩnh bạc tới thương lượng, nếu họ chịu giá ba trăm lạng thì đặt cọc mà mua.

Bôn Tứ đáp:

Thưa vâng.

Đại An đem đồ ăn ra, Bôn Tứ ăn uống một hồi rồi đứng dậy rót rượu cho mọi người.

Thư Đồng lại hát. Khúc hát dứt, Bá Tước bảo:

Mình uống rượu thế này vẫn chưa vui, phải dùng tửu lệnh mới được. Xin cho đem con súc sắc ra đây.

Tây Môn Khánh sai Đại An đến phòng Bình Nhi lấy súc sắc đem ra. Đại An lấy súc sắc tới để trước mặt Bá Tước rồi vòng ra ghé tai Tây Môn Khánh nói nhỏ:

Ca nhi đang khóc dữ dội, xin gia gia cho mời Lục nương về. Tây Môn Khánh bảo:

Ngươi bảo hai đứa nào nó tới đón Lục nương.

Đại An lui ra sai Cầm Đồng và Kỳ Đồng đem đèn đi đón Bình Nhi.

Mọi người lại tiếp tục tiệc vui. Bá Tước cầm con súc sắc lên bảo:

Mỗi người búng con súc sắc này một lần, mặt nào lật lên thì phải nói một câu thơ hay một điển tích nào hợp với mặt đó, nếu không nói được thì phạt một chung rượu lớn rồi phải hái hoặc kể một câu chuyện vui, không biết hát, không biết kể chuyện thì phạt thêm một chung lớn nữa.

Tây Môn Khánh cười:

Tên này rắc rối quá.

Tôi là tửu lệnh quan, ban lệnh gì là mọi người phải theo, không được nói lôi thôi. Đoạn quay lại bảo Lai An:

Rót một chung lớn, phạt gia gia ngươi cho ta.

Lai An rót rượu cho chủ, Tây Môn Khánh cười mà uống cạn. Bá Tước bảo:

Bắt đầu hành lệnh, mọi người không được nói lôi thôi, phải phạt đó, bây giờ tôi hành lệnh trước cho mọi người coi. Nói xong gieo con súc sắc, súc sắc quay tròn rồi lật mặt “tam” Bá Tước nói:

“Trương sinh say rượu dưới mái Tây sương, uống hết một hồ lớn và hai hồ nhỏ”, như vậy là “tam” chứ gì?

Mọi người vỗ tay khen. Đến lượt Hy Đại, Hy Đại không nói được, phải hát bài “Chiết quế lệnh”, hát rằng:

Có một nàng.

Như cây quế xinh đôi tám. Rất mực phong lưu.

Tóc huyền suối chảy.

Ánh mắt như nước thu.

Vành mi như núi biếc.

Nhưng đang độ tương tư.

Gần nhau như gang tấc.

Mà khác gì bên trời góc bể mịt mù.

Bệnh đâu kéo đến.

Khiến cho mặt võ mình gầy.

Tơ duyên ngang trái.

Biết nhờ ai cứu gỡ cho đây.

Nhờ Bồ Tát cứu khổ cứu nạn họa may.

Hát xong, Hy Đại đòi gieo nữa. Bá Tước bảo:

Nếu như vậy thì người đầu cánh gieo súc sắc và nói một câu cho hợp, còn người cuối cánh thì phải hát.

Hy Đại giao mặt “tứ”, lại không nói được, Bá Tước bảo:

Nếu vậy thì phải uống bốn chung.

Tạ Hy Đại năn nỉ:

– Xin bớt cho một nửa, tôi quả không uống được nữa.

Thư Đồng bước tới rót hai chung đầy cho Hy Đại. Hy Đại uống cạn rồi cùng Bá Tước ăn sạch cả một đĩa đồ ăn. Trong tiệc chỉ có hai người đó ăn khỏe nhất. Bá Tước giục: – Bây giờ đại ca phải hát chứ.

Tây Môn Khánh thấy hai người ăn uống quá nồng nhiệt thì “tức cảnh sinh tình” bảo:

Tôi không biết hát, xin kể chuyện vui vậy. Chuyện như thế này, một người vào tiệm bán trái cây hỏi:

“Có hột phỉ không”. Người bán đáp có rồi lấy một ít hạt phỉ đem ra, người mua liền bỏ vào miệng mà ăn sạch. Người bán hỏi:

“Ông chưa mua mà đã ăn là thế nào?” Người mua đáp:

“Tôi ăn cho nó mát phổi”.

Người bán nói:

“Ông mát phổi nhưng tôi đau lòng”.

Tây Môn Khánh dứt lời, mọi người cười ầm cả lên. Bá Tước cũng cười bảo:

Nếu đại ca đau lòng thì xin cho đem thêm ít đĩa đồ ăn nữa lên đây để cho tôi được mát phổi.

Đến lượt Tây Môn Khánh gieo súc sắc, nhưng không nói được. Thư Đồng vội bước tới rót hai chung rượu đầy. Hy Đại Đại ca tửu lượng cao mà cũng uống hai chung thì không công bằng, đại ca phải uống bốn chung mới được. Chúng tôi mỗi người sẽ uống một chung để gọi là chia sẻ với đại ca.

Thư Đồng bước tới rót thêm cho chủ, cả bàn tiệc nâng chung mà uống. Đến lượt Đạo Quốc hát nhưng Đạo Quốc nói:

Tôi xin nhường cho Bôn ca, vì Bôn ca lớn tuổi hơn tôi. Bôn Tứ nói:

Tôi không biết hát, xin kể chuyện vui vậy.

Có một vị quan xét xử một vụ gian dâm, quan hỏi người đàn ông “Tại sao ngươi lại làm chuyện gian dâm như vậy? Người đàn ông thưa:

“Bởi vì đầu nó hướng đông mà chân nó cũng về phương đông nên tôi mới gian dâm”. Quan bảo:

“Như thế nghĩa là thế nào?”. Tả hữu có một người chạy ra thưa: “Chắc quan không rõ, xin để tôi giải thích…” Bỗng Bá Tước ngắt lời:

Bôn ca chuyện trò hay nhỉ, Bôn ca không nhớ chủ mình hiện nay là vị quan coi về hình pháp ở huyện này sao? Bôn ca là gia nhân thường đứng ở tả hữu để hầu hay sao ? Vậy mà dám giải thích cho chủ.

Bôn Tứ đỏ mặt ấp úng:

Tôi đâu nghĩ vậy? Chẳng qua là tôi vụng về mà thôi. Bá Tước bảo:

Nói vậy là thế nào? Vụng về mà vụng về kiểu đó thì chết rồi.

Bôn Tứ sợ hãi, đi cũng dở mà ở không xong, cứ nhấp nhổm như ngồi trên đống gai.

Tây Môn Khánh đánh tan không khí nặng nề bằng cách giục Bôn Tứ gieo súc sắc.

Bôn Tứ vừa định gieo thì Đại An chạy vào bảo:

– Chú Bôn Tứ ơi, có người đang tìm chú có chuyện kìa.

Bôn Tứ mừng quýnh, đứng lên cáo từ mọi người rồi lui ra ngay. Tây Môn Khánh bảo:

Đáng lẽ Bôn Tứ gieo, nhưng hắn đi rồi thì Ứng nhị ca phải hát. Bá Tước nói:

Tôi không biết hát nên cũng xin kể chuyện vui mà thôi.

Đoạn quay sang bảo Thư Đồng:

Ngươi rót rượu cho gia gia để gia gia vừa uống vừa nghe ta kể. Rồi đằng hắng kể rằng:

Có hai thầy trò đạo sĩ tới một nhà để làm lễ dâng sớ, tới cổng nhà thí chủ, đứa đồ đệ lỡ để ra một tiếng rất khó nghe, đạo sĩ quay lại hỏi:

“Ngươi làm gì mà đánh tít một cái vậy?”. Đồ đệ thưa: “Oan con quá, đâu phải tít, đánh tịt một cái chứ”…

Tây Môn Khánh vội xua tay:

Thôi thôi, đang ăn uống mà kể những chuyện đó sao được.

Mọi người lại tiếp tục vui say.

Trong khi đó, tại nhà Ngô Đại cữu, Bình Nhi được gia nhân báo là Tố Quan ở nhà khóc dữ dội thì vội đứng dậy cáo từ, nhưng chủ nhà nhất định không chịu. Nguyệt nương phải nói:

Xin để cho Lục nương về, vì nhà không có ai mà cháu nhỏ thì dang khóc. Có chúng tôi ngồi lại là được rồi.

Nhờ vậy Bình Nhi được ra về.

Lát sau, Nguyệt nương và ba người thiếp cũng lên kiệu về, lúc đó cũng đã khuya, lại vào cuối tháng không trăng, trời rất tối, bốn cái kiệu mà chỉ có một cái đèn do đó đường đi khó khăn. Nguyệt nương hỏi:

Bao nhiêu đèn đâu mà chỉ có một cái vậy? Kỳ Đồng thưa:

Có hai cái, nhưng hồi nãy Lục nương về trước, đem theo một cái rồi. Nguyệt nương không hỏi nữa.

Kim Liên hỏi:

Bốn năm cái kiệu mà sao chỉ đem đi có hai cái đèn thôi là thế nào? Kỳ Đồng đáp:

Anh Đại An bảo chỉ đem hai cái thôi.

Đại nương xem thằng khốn đó làm ăn như thế đấy, để rồi về nhà phải hỏi tội nó mới được.

Nguyệt nương bảo:

Thôi chấp nhất gì chuyện đó, thằng bé ở nhà khóc nên mới phải lấy đèn đưa Lục nương về chứ.

Kim Liên hỏi:

Tôi thì không nói làm gì rồi, nhưng Đại nương phải bắt chúng sợ gia pháp chứ. Bốn cái kiệu mà chỉ có một ngọn đèn trời tối như mực thế này, làm sao mà đi, ấy may là trời tạnh chứ mưa thì khỏi nói.

Lát sau kiệu về tới cổng, mọi người xuống kiệu vào nhà. Vừa vào trong, Kim Liên đã hỏi gia nhân:

Thằng Đại An đâu?

Bình An đáp:

– Nó ở trong nhà, để tôi nhờ gọi nó ra.

Khoảng khắc, Đại An chạy ra, chưa kịp thưa thì Kim Liên đã mắng ngay:

Thằng khốn khiếp chết đâm kia, mày gớm lắm rồi đấy nhé, tự tung tự tác, không coi ai ra gì, trời tối như thế này mà bốn cỗ kiệu chỉ có một cái đèn là thế nào? Bộ mày cố tình không biết chúng tao chẳng gì cũng là vợ của chủ mày hay sao?

Đại An vội nói:

Ngũ nương nói oan cho tôi rồi, chỉ vì ca nhi ở nhà khóc quá nên gia gia mới sai người đi đón Lục nương về sớm, trong lúc vội vàng không đem đèn đi nên mới xảy ra như vậy.

Kim Liên bảo:

Thằng khốn chỉ giỏi chạy tội, gia gia bảo mày gọi người đi đón Lục nương về chứ không bảo mày sai người đem bớt một cái đèn về. Bây giờ mày lại đem ca nhi ra để che lấp tội của mày. Ta biết mà, mày bây giờ có coi chúng ta ra gì, chúng ta kém may mắn, không có con mà.

Đại An nhăn nhó:

Ngũ nương dạy vậy thật khổ cho tôi quá.

Kim Liên bảo:

– Mày cứ giờ cái thần hồn mày đấy.

Nói xong rồi cùng Ngọc Lâu đi về phía đại sảnh, trong khi Đại An phân bua cùng

Bình An. Đi được một quãng thì thấy Lai An đi tới, Kim Liên hỏi:

Gia gia đang ở đâu? Lai An đáp:

Gia gia dang uống rượu trong nhà mát tại hoa viên cùng với Ứng nhị gia, Tạ đại gia và Hàn Quản lý. Thư Đồng hóa trang làm đào hát, vui lắm, các nương tới coi.

Hai người bèn tới gần Tụ Cảnh đường đứng trong bóng tối nhìn vào, thấy Bá Tước đang say sưa ngả nghiêng, mũ áo xộc xệch, Hy Đại thì ngồi mà lảo đảo như lên đồng, còn Thư Đồng thì thoa son đánh phấn đeo nữ trang, mặc xiêm y, vừa rót rượu vừa hát.

Ngọc Lâu và Kim Liên không nín cười nổi, Kim Liên bảo:

Thằng chết tiệt thật lắm trò, để ngày mai hỏi tội nó mới được. Tây Môn Khánh nghe tiếng cười khúc khích bèn hỏi gia nhân:

Ai ở ngoài đó vậy?

Ngọc Lâu và Kim Liên vội rút lui.

Bữa tiệc tàn thì cũng gần canh ba. Tây Môn Khánh tiễn khách xong thì tới nghỉ tại phòng Bình Nhi.

Kim Liên thì lúc về phòng đã hỏi Xuân mai:

Lục nương về sớm, có nói gì không ? Xuân Mai đáp:

Không có chuyện gì cả.

Từ lúc Lục nương về, lão già vô liêm sỉ có tới thăm không? Xuân Mai đáp:

Có, gia gia tới thăm Lục nương hai lần.

Lục nương về sớm là do thằng bé khóc rồi lão già cho người đi đón về đó. Xuân Mai nói:

Thằng bé hôm nay sao khóc dữ quá, không làm cách nào dỗ được, phải báo cho gia gia biết nên gia gia mới sai người đi đón đấy chứ.

Kim Liên lại hỏi:

Thằng Thư Đồng phải gió nó mặc xiêm y của ai vậy?

Gia gia sai Đại An đi mượn, mới đầu thì tới mượn tôi, bị tôi mắng cho mấy câu, nên mới phải mượn Ngọc Tiêu đó.

Kim Liên bảo:

– Ừ, đừng bao giờ cho mượn là đúng.

Nói xong thay quần áo mỏng rồi chờ Tây Môn Khánh. Nhưng chờ mãi không thấy, bèn giận dữ sai Xuân Mai đóng cửa đi ngủ.

Nói về Ứng Bá Tước, trong lúc uống rượu, biết Bôn Tứ được giao phó những việc xây cất mua bán chắc có nhiều tiền, nên muốn làm tiền Bôn Tứ, do đó lợi dụng lời nói sơ hở vô tâm của Bôn Tứ mà đe dọa ngay trước mặt Tây Môn Khánh. Quả nhiên sáng sớm hôm sau Bôn Tứ đích thân tới nhà Ứng Bá Tước, đưa ba lạng rồi rập đầu mà lạy. Bá Tước vờ bảo:

Chết, tôi có làm gì giúp được Bôn ca đâu mà lại cho tiền tôi thế này? Bôn Tứ nói:

Tôi có chút lòng thành, nhị gia nhận cho, chỉ xin nhị gia gỡ dùm cho tôi cái tội vô tâm lỡ lời hôm qua. Nhị gia nói một câu là gia gia tôi bỏ qua, không để ý nữa.

Bá Tước mỉm cười nhận bạc rồi mời Bôn Tứ uống trà. Bôn Tứ uống xong chung trà thì cáo lui. Bá Tước mang bạc vào đưa cho vợ mà bảo:

Chồng không tháo vát thì vợ làm sao có tiền, thằng giặc già Bôn Tứ hồi này ăn ra làm nên lắm, một tay lo việc xây cất, lại được đem tiền mua trang trại của Ngũ hoàng thân, thế nào chẳng kiếm chác bộn. Tối qua trong tiệc hắn lỡ lời, tôi mới làm cho hoảng lên, sáng sớm hôm nay đã tong tóc đem bạc tới xin che chở.

Bây giờ tiền này, mình mua ít vải về may quần áo cho mấy đứa nhỏ mặc. Vợ chồng cười nói, lấy làm tự đắc lắm…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN