Kim Bình Mai - Tập 1 - Hồi 40
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
82


Kim Bình Mai - Tập 1


Hồi 40


Ít hôm sau, Tây Môn Khánh bỏ ra một trăm hai mươi lạng bạc mua một ngôi nhà ở đầu cầu phía đông Thạch Kiều trên đường Sư Tử để tặng cho Vương thị. Ngôi nhà này gồm hai gian phòng khách, một gian làm nơi thờ Phật, thờ tổ tiên, ba gian làm nơi ở phòng ngủ, hai gian nhà bếp. Khi vợ chồng họ Hàn dọn tới, đám hàng xóm biết Hàn Đạo Quốc là quản lý tiệm tơ sợi của Tây Môn Khánh nên đua nhau đem trà rượu tới chào hỏi làm thân. Đám hàng xóm này gọi vợ chồng họ Hàn là Hàn đại ca và Hàn đại tẩu. Đám trẻ tuổi gọi là Hàn đại thúc và Hàn đại thẩm. Sau đó ít lâu, Tây Môn Khánh thường lui tới nhà họ Hàn trong những lúc Đạo Quốc ở ngoài tiệm nên dần dần đám hàng xóm biết rõ liên hệ giữa Vương thị và Tây Môn Khánh, nhưng vì sợ sệt nên già trẻ lớn bé không một ai dám hé môi bàn tán. Mỗi tháng ít nhất Tây Môn Khánh cũng đến với Vương thị bốn năm lần.

Thấm thoát đã tới tháng chạp, Tây Môn Khánh bận bù đầu về việc gửi lễ vật chúc tết các quan thầy ở Đông Kinh và các bạn đồng liêu trong phủ huyện. Một hôm Tây Môn Khánh đang ăn cơm với Nguyệt nương ở phòng trên thì Đại An đem một tấm thiếp vào, trên thiếp ghi hàng chữ “Tiểu đạo Ngô Tông Gia ở miếu Ngọc Hoàng cúi đầu kính biếu”. Thì ra Ngô Đạo quan sai người đem bốn quả lễ vật tới biếu. Tây Môn Khánh bảo Đại An ra nói với Thư Đồng viết thiếp cảm tạ, đồng thời lấy một lạng bạc tặng lại Ngô Đạo quan. Nguyệt nương nhắc:

Người ta là người tu hành mà cũng giữ lễ như vậy mà chàng thì quên hẳn thù lao cho người ta về vụ làm lễ cầu cho ca nhi lúc trước.

Tây Môn Khánh nói:

Ừ nhỉ, có vậy mà tôi cũng quên bẵng đi mất.

Nguyệt nương bảo:

Chàng thật vô tâm vô tính, có ai làm lễ cầu cho con rồi quên bao giờ không? Chàng mà quên như vậy thì làm sao con mình khá được. Con nó cứ thỉnh thoảng chứng này tật kia, ít chơi hay khóc cũng là tại tâm nguyện của chàng chưa được tinh thành đó.

Tây Môn Khánh bảo:

Được rồi, để ra giêng tôi lo vụ đó.

Lục nương mới nói là mấy hôm nay hình như ca nhi không được khỏe, cứ hay quấy khóc, nên muốn bán khoán hoặc làm lễ ký danh.

Tây Môn Khánh bảo:

Nếu vậy thì lại nhờ Ngô Đạo quan ở miếu Ngọc Hoàng là xong.

Đoạn quay hỏi Đại An:

Ở miếu Ngọc Hoàng sai ai đem lễ vật tới đây vậy? Đại An đáp:

Có đồ đệ thứ nhì của Ngô Đạo quan là Ứng Xuân.

Tây Môn Khánh vội bước ra sảnh đường. Ứng Xuân cúi lạy rồi nói:

Sư phụ chúng tôi năm hết tết đến không biết lấy gì để kính biếu quan nhân nên chỉ có lá sớ Thiên Địa và ít lễ mọn này đem tới để quan nhân thưởng cho người dưới. Tây Môn Khánh nghiêng mình đáp lễ:

Đa tạ sư phụ đã quá bận tâm. Đoạn mời ứng Xuân ngồi dùng trà. Ứng Xuân nói:

Chúng tôi đâu dám ngồi.

Tây Môn Khánh bảo:

– Thì cứ ngồi xuống, ta có câu chuyện muốn nói.

Người tiểu đạo nói mấy lời khiêm tốn rồi ngồi ghé xuống một bên. Đoạn hỏi:

Chẳng hay quan nhân có điều gì cần dạy bảo? Tây Môn Khánh bảo:

Tới khoảng ra giêng, ta sẽ tới để tạ Ơn Ngô Đạo quan về việc cúng vái cho con ta, đồng thời cũng muốn nhờ làm một lễ ký danh, chẳng hay lúc đó Đạo quan có rảnh không?

Người tiểu đạo vội đứng dậy thưa:

Tưởng chuyện gì chứ chuyện đó là bổn phận của thầy trò chúng tôi, dám xin quan nhân cho biết là vào ngày nào trong tháng giêng để chúng tôi kịp thời chuẩn bị.

Tây Môn Khánh bảo:

Mồng chín được chăng ?

Ngày đó là ngày Thiên đản, rất tốt. Tây Môn Khánh bảo:

Vậy thì nhờ Ngô Đạo quan và đạo chúng tổ chức chu đáo giùm cho.

Nói xong sai lấy mười lăm lạng đưa trước tặng riêng người tiểu đạo một lạng. Tiểu đạo rập đầu lạy tạ rồi hí hửng ra về…

Tới ngày mồng tám tháng giêng, Tây Môn Khánh sai Đại An đem các thứ tới miếu Ngọc Hoàng, gồm nhiều gạo, nến, hương, vàng giấy, vải lụa, rượu quý, gà vịt, lợn, dê và mười lạng bạc. Tất cả làm lễ ký danh cho Tố Quan. Tây Môn Khánh cũng sai viết thiếp mời một số khách tới dự. Kính Tế được phái trước tới miếu để thay mặt cha vợ trông lo sửa soạn mọi việc. Ngày mồng chín, Tây Môn Khánh không ra viện, nhưng mặc phẩm phục, gia nhân lính tráng tiền hô hậu ủng mà tới miếu Ngọc Hoàng. Từ xa đã thấy miếu Ngọc Hoàng sừng sững uy nghi, các loại cờ đạo bay phất phới. Tới cổng, Tây Môn Khánh xuống ngựa đi vào. Mùa xuân làm cho cảnh trí nơi đây thêm thập phần đẹp đẽ. Những cây tùng cây bách xanh mướt cao vọi. Bên ngoài miếu là bảy gian đại điện, mái ngói đỏ chót, cửa sơn son thiếp vàng như những đền đài cung điện. Cảnh trí quả không khác chốn Bồng Lai. Bước lên bảo điện, Tây Môn Khánh thấy một tấm bảng treo ngang, viết hai mươi bốn chữ “Linh bảo đáp địa tạ thiên báo quốc thù ân, cửu chuyển ngọc xu, thù minh ký danh, cát tường phổ mãn trai đàn”. Ngô Đạo quan ra rước Tây Môn Khánh vào. Một tiểu đồng đem nước ra, Tây Môn Khánh rửa tay xong thì bước vào lễ đàn để làm lễ dâng hương. Tây Môn Khánh làm lễ xong thì Ngô Đạo quan đội mũ ngọc hoàn cửu dương lôi, mặc áo thiên thanh nhị thập bát tú, thắt đai tơ, nghiêm trang bước vào lễ đàn làm lễ, sau đó lui ra cúi mình nói:

Tiểu đạo được quan nhân yêu quý, giao cho việc tổ chức lễ trọng là lễ ký danh cho ca nhi, tiểu đạo đã làm chu đáo, lại cầu cho ca nhi được tăng phúc tăng thọ. Đó là bổn phận của tiểu đạo, vậy mà quan nhân lại hậu thưởng khiến cho tiểu đạo quả không được yên tâm chút nào.

Tây Môn Khánh bảo:

Đạo quan mệt nhọc lo cho ca nhi, đó là điều đáng quý, tôi chẳng biết lấy gì đền đáp, mấy thứ tôi cho đem tới đây chỉ là vật mọn để tỏ cái tình của tôi mà thôi.

Ngô Đạo quan cho gọi đạo chúng ra xếp hàng hai bên cúi đầu lạy tạ, rồi mời Tây Môn Khánh ra phòng khách tức là hiên Tùng hạc để uống trà. Tây Môn Khánh ngồi xuống rồi quay lại bảo Kỳ Đồng:

Ứng nhị gia sao giờ này chưa tới, chắc là không có ngựa, vậy ngươi mau đem ngựa đi đón nhị gia.

Kỳ Đồng vâng lời đi ngay. Ngô Đạo quan nói:

Vì quan nhân quyền cao chức trọng mà kính trọng thần linh nên tiểu đạo sáng nay phải dậy từ canh tư cùng chúng đạo sĩ tụng kinh, sau đó thì đem tên tuổi ca nhi tâu lên Tam bảo, cầu cho ca nhi được khang ninh trường thọ, suốt đời phú quý vinh hoa, đặt đạo danh cho ca nhi là Ngô Ứng Nguyên. Lễ trọng hôm nay tiêu đạo làm thêm hai mươi bốn phần để đáp tạ thiên địa, hai mươi phần làm lễ khánh tán Thượng đế, và hai mươi bốn phần làm lễ tiến vong, như vậy tổng cộng là một trăm tám mươi thù khoản.

Tây Môn Khánh nói:

Đa tạ Đạo quan đã phí tâm.

Lát sau lễ đàn vang lên mấy hồi trống, Ngô Đạo quan mời Tây Môn Khánh vào đọc văn thư ký danh Tây Môn Khánh choàng thêm bộ cát phục đại hồng ngũ sắc, đeo đai kim tê giác, bước vào lễ đàn quỳ xuống. Ngô Đạo quan đọc như sau:

Đại Tống quốc, Sơn Đông tỉnh, Thanh Hà huyện, Thiên hộ Tây Môn Khánh, sinh giờ Tý ngày hai mươi tám tháng bảy năm Bính Dần, cùng chính thê là Ngô thị sinh giờ Tý ngày hai mươi lăm tháng tám năm Mậu Thìn…”.

Đọc tới đây, Ngô Đạp quan ngừng lại nói:

Còn các bửu quyến thì tiểu đạo chưa thêm vào.

Xin thêm vào là Lý thị sinh giờ Mão ngày mười lăm tháng giêng năm Tân Mùi, cùng với ca nhi sinh giờ Thân ngày hai mươi ba tháng bảy năm Bính Thân, vậy là được rồi. Ngô Đạo quan cao giọng đọc tiếp:

…”lãnh chúng gia quyến hôm nay tới cúi đầu trước thiên địa Phật thần cầu xin cho được vượng tài vượng lộc, tiến chức thăng quan, được tai qua nạn khỏi. Nay có lễ trọng để báo đáp hồng ân của thiên địa và Ngọc hoàng, trưóoc cầu ngũ phúc, sau xin ký danh. Ngày hai mươi ba tháng bảy năm ngoái, trắc thất của Khánh là Lý thị sinh hạ ca nhi, Khánh nguyện đem ca nhi tới gửi gấm trời đất thánh thần, đặt đạo danh là Ngô Ứng Nguyên, cầu cho ca nhi được mệnh thọ vô cương, hầu làm hiển đạt dòng họ Tây Môn. Hôm nay là mồng chín tháng giêng năm Tuyên hòa thứ ba, làm lễ ký danh cho ca nhị..

Tờ văn thơ của Ngô Đạo quan còn kể lằng nhằng những lễ vật do Tây Môn Khánh đem tới, rồi bao gồm nhiều phần để tế những vị thánh vị thần nào, sau đó lại lập lại những lời cầu xin cho nhà Tây Môn được hưng vượng đời đời.

Ngô Đạo quan đọc xong, mời Tây Môn Khánh trở ra phòng khách, đưa cho xem những bùa hộ mệnh làm làm riêng cho Tố Quan. Tây Môn Khánh xem xong, thấy quả Đạo quan đã thập phần chu đáo, bèn quay lại bảo gia nhân lấy lụa và tiền thưởng thêm, Ngô Đạo quan từ chối mấy câu rồi lạy tạ mà nhận.

Sau đó một hồi trống lớn nổi lên như sấm, đạo chúng tập hợp tất cả lại, sắp thành hai hàng dài trước lễ đàn, Ngô Đạo quan mặc áo đại hồng ngũ sắc, chân đi hài đỏ, dẫn Tây Môn Khánh vào lễ đàn dâng hương, nhã nhạc vang lừng. Tây Môn Khánh dâng hương xong, Ngô Đạo quan vào hành lễ. Tây Môn Khánh có dịp quan sát lễ đàn, quả là cầu kỳ, gồm có ngũ phương bát cấp, bên trên có nhị thanh tứ ngự, hai bên gồm bát cực cửu tiêu, có đủ hình thanh long bạch hạc, đèn nến lung linh rực rỡ, muôn phần trang nghiêm.

Ngô Đạo quan hành lễ xong thì mời Tây Môn Khánh trở ra hiên Tùng hạc. Lát sau thì Ứng, Tạ hai người tới, mỗi người đều có một phong trà làm lễ vật. Chào hỏi xong, Bá Tước nói:

Chúng tôi chẳng có gì, chỉ có vật mọn này mà thôi. Tây Môn Khánh bảo:

Hôm nay tôi mời nhị vị tới đây là để cùng vui trong ngày lễ ký danh của cháu, việc gì nhị vị phải bận tâm. Ở đây Ngô Đạo quan cũng có trà cho mình rồi, mà mọi thứ ở đây đều có hết.

Bá Tước nói:

Đại ca nói vậy thì chúng tôi thâu lại vậy, không dám để đại ca phật lòng.

Đoạn quay sang Hy Đại:

Chung quy chỉ tại ca ca mà thôi, tôi đã nói là đại ca mình không nhận mà ca ca không nghe, bây giờ đại ca mắng cho.

Mọi người uống trà nói chuyện. Lát sau Ngô Đại cữu và Hoa Tử Do cũng tới mỗi người đều đem theo mấy cái quả đựng đồ lễ, Tây Môn Khánh bảo Ngô Đạo quan nhận hết.

Sau vài tuần trà, mọi người vào tiệc chay. Tiệc chay thật là thịnh soạn. Ngô Đạo quan hỏi:

Chẳng hay ca nhi hôm nay có tới đây không?

Tây Môn Khánh đáp:

Lẽ ra thì phải tới, nhưng hôm nay cháu nó không khỏe lắm, sợ rằng đường xa gió máy. Nhưng tôi cũng cho đem áo của cháu tới đây, vậy cũng được chứ gì?

Ngô Đạo quan vội nói:

Tiểu đạo hỏi vậy chứ không tới cũng không sao, có áo ca nhi đang mặc mà gửi tới đây là được rồi.

Tây Môn Khánh nói:

Cháu nó không hiểu sao cứ hay giật mình, ở nhà ba bốn a hoàn và nhũ mẫu phải thay phiên nhau coi sóc chứ không dám rời nửa bước.

Đang nói chuyện thì Đại An vào thưa:

Lý Minh và Ngô Huệ đem lễ vật của Quế Thư và Ngân Nhi tới.

Tây Môn Khánh bảo:

– Cho họ vào.

Đại An ra dẫn hai người vào. Lý Minh và Ngô Huệ mang hai cái quả đựng toàn những loại bánh quý và trà Mân Côi vào rồi cúi lạy Tây Môn Khánh cũng bảo Ngô Đạo quan cất đi rồi hỏi:

Làm sao mà các ngươi biết được chuyện hôm nay của ca nhi. Lý Minh cúi người đáp:

Thực ra thì chúng tôi cũng không biết, nhưng sáng hôm nay tình cờ gặp cậu Kính Tế ngoài đường, hỏi mới biết, vội về báo cho Quế Thư biết. Quế Thư mới hẹn với Ngân Nhi mua lễ vật rồi sai chúng tôi đem tới đây ngay. những lễ vật nhỏ mọn này chỉ để gia gia thưởng cho người dưới mà thôi.

Tây Môn Khánh bảo Đại An dẫn hai người vào trong dự tiệc. Tiệc chay xong, Ngô Đạo quan cho dọn tiệc mặn, đem rượu Kim Hoa ra. Lát sau gia nhân đem quần áo và giầy của Tố Quan tới, Ngô Đạo quan sai bày ở Tam bảo rồi trở ra trình cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh vui lòng lắm. Mọi người ăn uống vui vẻ. Ngô Đạo quan lại sai người đem lễ vật về nhà Tây Môn Khánh.

Hôm đó cũng lại là ngày sinh nhật của Kim Liên, mọi người đang quây quần tại phòng trên cùng Ngô Nguyệt nương ăn tiệc có cả Ngô Đại cữu mẫu và Phan bà. Gia nhân đem đồ lễ từ miếu về bày lên bốn cái bàn lớn mà còn thiếu chỗ. Mọi người đều tới coi Kim Liên thấy Bình Nhi vẫn ngồi yên thì bảo:

Lục thư thư à, sao không ra đây coi này, có cả mũ và áo đạo của ca nhi đây này, lễ vật nhiều lắm, đều do sư phụ của ca nhi ở miếu sai đem lại. Mấy cái mũ đạo, áo đạo và giầy đạo nhỏ xíu thật dễ thương.

Ngọc Lâu cầm đôi hài đạo nhỏ xíu lên xem rồi nói:

Đại nương xem này, đôi hài tuyệt đẹp, đường kim mũi chỉ thật tinh xảo đến ngay chị em mình đây cũng khó lòng theo kịp, hay là Ngô Đạo quan có vợ, nếu không tại sao lại có người khéo tay đến như thế này?

Nguyệt nương cười:

Chỉ được cái nói bậy, người xuất gia tu hành làm gì có vợ, đây là Ngô Đảo quan nhờ người làm đấy chứ.

Kim Liên cũng cười:

Tu hành mà có vợ cũng đâu phải chuyện không có biết tin ai được. Tôi thường nghe nói là trong hai ngôi chùa đối diện nhau, một chùa gồm nam tăng, một chùa gồm nữ tăng, thì thế nào cũng có chuyện.

Nguyệt nương bảo:

Chuyện đứng đắn mà cứ đùa hoài.

Đây là sư phụ của ca nhi làm cho ca nhi đây, trên lá bùa viết cả tên họ, ngày sinh tháng đẻ của ca nhi, lại có cả tên đạo nữa này, tên gì này… Ngô cái gì Nguyên này.

Kỳ Đồng đứng cạnh nói:

Ngô Ứng Nguyên, đó là pháp danh của ca nhi do sư phụ đặt Kim Liên bảo:

Ứ phải rồi, chữ này là chữ Ứng.

Đoạn quay sang Nguyệt nương:

Đại nương này, đạo sĩ thật vô lễ, đật tên đạo cho ca nhi thì được, nhưng sao lại đổi cả họ của ca nhi như thế này?

Nguyệt nương cười:

Thế là không hiểu gì rồi, đây chỉ là pháp danh chứ có phải là tên tuổi ngoài đời đâu. Kim Liên quay lại bảo Bình Nhi:

Thư thư cho bồng ca nhi lên đây mặc thử quần áo này coi có đẹp hay không.

Ca nhi vừa ngủ xong. Kim Liên bảo:

Ăn nhằm gì, thì đánh thức ca nhi dậy.

Bình Nhi đứng dậy về phòng. Trong khi đó, Kim Liên giở tờ khoán ra đọc, thấy chỉ ghi ngày sinh tháng đẻ và tên tuổi của Tây Môn Khánh, của chính thê là Ngô thị và trắc thất là Lý thị, còn tuyệt nhiên không có tên tuổi người thiếp nào khác. Kim Liên đọc mấy lần, trong lòng bực tức lắm, đưa cho mọi người coi rồi bảo:

Tên đạo sĩ này quả là vô lễ, không còn coi ai ra gì, trong tờ khoán này chỉ có tên gia gia, Đại nương và Lục thư thư, còn tên tuổi chúng mình thì gạt ra ngoài hết.

Nguyệt nương bảo:

Vậy cũng được rồi, nhà mình đông đảo này, ghi hết vào cũng chẳng làm gì. Mình đòi ghi hết vào có phải là làm trò cười cho người ta không.

Kim Liên bảo:

Phải rồi, chúng tôi thì có gì đáng kể.

Đang nói thì Bình Nhi bồng Tố Quan tới Ngọc Lâu bảo:

– Để tôi mặc quần áo cho.

Bình Nhi bế con lại, Ngọc Lâu đội mũ áo cho Tố Quan. Tố Quan còn ngái ngủ, cứ nhắm chặt mắt lại.

Nguyệt nương bảo:

Lát nữa đem mấy tờ sớ này vào lễ qua tại bàn thờ Phật rồi hỏa thiêu. Hay là bây giờ làm luôn đi thì hơn.

Bình Nhi cầm mấy lá sớ đi. Ngọc Lâu bồng Tố Quan rồi cười bảo:

Đội mũ mặc áo vào trông cứ như là ông đạo sĩ tí hon ấy thôi.

Giống đạo sĩ gì đâu, chỉ thấy giống như anh thầy bói. Nguyệt nương nghiêm mặt bảo:

Sao lại án nói hồ đồ vậy? Chuyện đứng đắn mà nói vậy nghe được sao.

Kim Liên hổ thẹn im lặng. Tố Quan bỗng khóc ầm lên, Bình Nhi chạy vào đúng lúc, đưa tay bồng con thì thấy đã một quần nước đái. Ngọc Lâu cười bảo:

– Ông đạo sĩ Ngô Ứng Nguyên này sạch sẽ lắm quần ướt là không chịu.

Nguyệt nương vội sai Tiểu Ngọc lấy lót lại thay. Tố Quan được quấn lót sạch thì ngủ yên trong lòng mẹ. Bình Nhi nựng con:

– Cậu ngoan lắm, để mẹ đem cậu về cho cậu ngủ nhé.

Nói xong bồng con về phòng. Trên này, Nguyệt nương sai bày đồ chay mời mọi người và Ngô Đại cữu mẫu, Dương cô nương, Phan bà ăn uống.

Trong khi đó Kim Liên tin tưởng rằng ngày sinh nhật của mình, thế nào Tây Môn Khánh cũng về sớm để dự tiệc. Tới chiều, Kim Liên sai dọn tiệc sẵn trong phòng riêng để chờ, rồi ra đứng cửa mà đợi.

Nhưng đợi mãi chẳng thấy Tây Môn Khánh đâu mà chỉ thấy Kính Tế và Đại An cưỡi ngựa về.

Kim Liên vội hỏi:

Gia gia có về không? Kính Tế đáp::

Gia gia không về sớm được đâu, lễ chưa xong mà, chắc cũng phải tới tối, vì các đạo sĩ còn mở tiệc tạ Ơn nữa.

Kim Liên không nói gì, lên phòng trên nói với Nguyệt nương:

Thật bực mình hết chỗ nói, gia gia hôm nay dậy từ canh năm mà đi, tưởng đâu giờ này phải về, nên tôi mới đứng đợi, nhưng rốt cuộc chỉ thấy Trần hiền tế về trước, nói là việc cúng lễ chưa xong, mà có xong thì cũng còn tiệc tùng, chắc phải đến tối.

Nguyệt nương bảo:

Nếu muộn quá mà gia gia chưa về thì mình ở nhà cứ tự nhiên, chứ chờ mãi sao được. Đang nói thì Kính Tế vén mành bước vào, có vẻ ngà ngà say:

Tôi xin tới lạy chúc thọ Ngũ nương đây.

Đoạn quay sang hỏi vợ là Đại Thư đang ngồi gần đó:

Có cái chung nào không để tôi rót rượu mời Ngũ nương. Đại Thư bảo:

Làm gì có chung với rượu ở đây, chàng cứ lạy chúc thọ đi, để lát nữa tôi rót rượu mời Ngũ nương là được rồi.

Đoạn quay sang Nguyệt nương:

Kế mẫu thấy hắn say rồi không? ăn uống gì mà say sưa be bét rồi mới chịu về nhà. Nguyệt nương hỏi:

Gia gia chưa về thật sao?

Gia gia khó lòng về ngay được, đến cháu đây mà Ngô Đạo quan cũng còn nhất định giữ lại, cháu phải uống mấy chung rượu lớn rồi liều chết đòi về nên mới về được đó. Nguyệt nương hỏi:

Hôm nay ở miếu có những ai?

Hôm nay có Ngô Đại cữu, Hoa đại cữu, có hai ông Ứng, Tạ lại có cả Lý Minh và Ngô Huệ.

Kim Liên thấy không có mặt Bình Nhi liền mỉa mai:

Cậu Kính Tế à, gọi là Hoa đại cữu thì không được đâu, gọi như thế đâu có liên hệ thân thuộc gì, từ nay cậu nên gọi là Lý đại cữu mới phải.

Kính Tế cười, Đại thư giục:

Thôi mau mau làm lễ chúc thọ Ngũ nương đi, ở đó nói lảm nhảm mãi.

Kính Tế mời Kim Liên ngồi ngay ngắn rồi bước tới, mỉm cười sụp lạy bốn lạy rồi xin phép ra ngoài.

Lát sau Nguyệt nương cho đốt đèn đuốc sáng trưng, bày bàn dọn tiệc mời Phan bà, Dương cô nương, Ngô Đại cữu mẫu và mọi người tới nhập tiệc, không chờ Tây Môn Khánh nữa. Hôm đó Nguyệt nương cũng cho mời hai vị đạo cô quen biết tới làm lễ tại nhà cho ca nhi. Tiệc xong, Kim Liên về phòng, mọi người trở ra phòng khách uống trà, nghe hai đạo cô nói chuyện. Một đạo cô kể chuyện vị tổ thứ ba mươi hai ở Tây Trúc đã giáng sinh giảng Phật pháp như thế nào, rồi nói tới chuyện viên ngoại họ Trương giàu nứt đố đổ vách mà dần dần cảm ngộ Phật pháp mà bỏ hết cả của cải tiền bạc để tới chùa Hoàng Mai tu hành.

Chuyện này chuyện khác cứ lan man như thế. Vị đạo cô này dứt lời thì vị đạo cô kia lại đọc kệ. Nguyệt nương bảo:

Kể chuyện với đọc kệ mãi, chắc là nhị vị cũng đói, để bảo nó đem thức ăn chay và bánh chay ra.

Đoạn sai Tiểu Ngọc đem các món đồ chay ra mời hai vị đạo cô và Ngô Đại cửu mẫu nói:

Tôi vẫn còn no lắm, ở đây có Dương cô nương ăn chay, để xin tiếp nhị vị đây. Nguyệt nương cầm đĩa bánh chay mời hai đạo cô rồi mời Dương cô nương. Đoạn nói:

Xin lão nhân gia tiếp nhị vị đây giùm.

Dương cô nương nói:

– Được rồi, để đó tôi. Nhưng còn cái đĩa kia là món gì vậy?

Coi chừng món ăn mặn thì phải tội chết đấy.

Mọi người cùng cười, Nguyệt nương bảo:

Xin lão nhân gia yên tâm, đó là món chay từ miếu đem về, xin lão nhân gia cứ dùng tự nhiên.

Dương cô nương bảo:

Được rồi, để đó tôi ăn. Thật tôi già lẩm cẩm, mắt kém, chẳng còn nhìn thấy cái gì với cái gì nữa.

Nói xong tiếp hai vị đạo cô. Đang lúc đó thì vợ Lai Hưng là Huệ Tú bước vào, Nguyệt nương hỏi ngay:

Ai cho gọi ngươi? Ngươi tới đây làm gì?

Tôi tới đây để xin nghe chuyện Phật. Nguyệt nương quay sang hỏi Ngọc Tiêu:

Ta đã sai đóng nghi môn rồi, sao nó còn tới đây được? Ngọc Tiêu đáp:

Chị ấy lo trà nước dưới bếp nên lên đây được mà không phải qua nghi môn. Nguyệt nương không nói gì. Hai vị đạo cô ăn xong, lại tiếp tục kể chuyện:

Lúc Trương viên ngoại tới chùa Hoàng Mai thì cứ quỳ ở cửa mà nghe kinh, đến tối thì ngồi ngay ngoài hè mà tham thiền nhập định. Tây tổ Thiền sư thấy vậy thì thâu nhận làm đồ đệ, sau đó ban cho viên ngoại ba món bảo vật rồi sai tới Trọc Hà đầu thai. Vị thiên kim tiểu thư một hôm tới Trọc Hà giặt áo, gặp một vị tăng tới hỏi xin mượn phòng ở nhờ, vị tiểu thư không đáp, còn vị tăng thì đi xuống sông rồi mất dạng…

Đêm dần vào khuya, hai vị đạo cô vẫn ngồi kể chuyện, nhưng số người ngồi nghe mỗi lúc một ít đi.

Kim Liên thì đã về phòng từ hồi tối, Bình Nhi cũng về phòng vì Tú Xuân tới nói là ca nhi thức giấc đang khóc.

Vị đạo cô lại kể tiếp:

Vị tăng xuống sông thì biến thành con cá ngon bơi lại gần, vị tiểu thư bắt về nấu ăn mà có thai.

Kể tới đây thì hai đạo cô ngừng lại để đọc vài bài kệ. Nguyệt nương và Đại Thư về phòng, Ngô Đại cữu mẫu ngủ chung với phòng Nguyệt nương nên cũng vào theo. Dương cô nương đã mệt mỏi, mấy ngọn nến trên bàn cũng gần hết, bên hỏi Tiểu Ngọc:

Bây giờ là chừng nào rồi?

Tiểu Ngọc đáp:

– Cũng phải tới canh tư, vì gà đã bắt đầu gáy rồi.

Dương cô nương mời hai đạo cô đi ngủ, còn mình thì về phòng Ngọc Lâu. Hai đạo cô sửa soạn đi ngủ, nhưng Tiểu Ngọc đem thêm một bình trà lên mà hỏi:

Rồi về sau vị tăng đó làm thế nào để trở thành chính quả? Một đạo cô kể tiếp:

Cha mẹ vị tiểu thư thấy con gái tự nhiên có thai thì giận lắm đuổi đi. Vị tiểu thư đi tới một trang trại thì sinh hạ một người con trai, đó là Ngũ Tổ. Năm lên sáu tuổi thì Ngũ Tổ tới chùa Hoàng Mai nghe Tứ Tổ thuyết pháp, rồi ở đó tu mà thành chính quả. Sau lại độ cho mẹ được lên trời.

Tiểu Ngọc sửa soạn chỗ ngủ cho hai đạo cô. Kể xong, hai đạo cô đi ngủ.

Hôm sau Tiểu Ngọc kể lại đoạn chót cho Nguyệt nương nghe, Nguyệt nương càng tin tưởng vào Phật pháp…

Chàng thật vô tâm vô tính, có ai làm lễ cầu cho con rồi quên bao giờ không? Chàng mà quên như vậy thì làm sao con mình khá được. Con nó cứ thỉnh thoảng chứng này tật kia, ít chơi hay khóc cũng là tại tâm nguyện của chàng chưa được tinh thành đó.

Ít hôm sau, Tây Môn Khánh bỏ ra một trăm hai mươi lạng bạc mua một ngôi nhà ở đầu cầu phía đông Thạch Kiều trên đường Sư Tử để tặng cho Vương thị. Ngôi nhà này gồm hai gian phòng khách, một gian làm nơi thờ Phật, thờ tổ tiên, ba gian làm nơi ở phòng ngủ, hai gian nhà bếp. Khi vợ chồng họ Hàn dọn tới, đám hàng xóm biết Hàn Đạo Quốc là quản lý tiệm tơ sợi của Tây Môn Khánh nên đua nhau đem trà rượu tới chào hỏi làm thân. Đám hàng xóm này gọi vợ chồng họ Hàn là Hàn đại ca và Hàn đại tẩu. Đám trẻ tuổi gọi là Hàn đại thúc và Hàn đại thẩm. Sau đó ít lâu, Tây Môn Khánh thường lui tới nhà họ Hàn trong những lúc Đạo Quốc ở ngoài tiệm nên dần dần đám hàng xóm biết rõ liên hệ giữa Vương thị và Tây Môn Khánh, nhưng vì sợ sệt nên già trẻ lớn bé không một ai dám hé môi bàn tán. Mỗi tháng ít nhất Tây Môn Khánh cũng đến với Vương thị bốn năm lần.

Thấm thoát đã tới tháng chạp, Tây Môn Khánh bận bù đầu về việc gửi lễ vật chúc tết các quan thầy ở Đông Kinh và các bạn đồng liêu trong phủ huyện. Một hôm Tây Môn Khánh đang ăn cơm với Nguyệt nương ở phòng trên thì Đại An đem một tấm thiếp vào, trên thiếp ghi hàng chữ “Tiểu đạo Ngô Tông Gia ở miếu Ngọc Hoàng cúi đầu kính biếu”. Thì ra Ngô Đạo quan sai người đem bốn quả lễ vật tới biếu. Tây Môn Khánh bảo Đại An ra nói với Thư Đồng viết thiếp cảm tạ, đồng thời lấy một lạng bạc tặng lại Ngô Đạo quan. Nguyệt nương nhắc:

Người ta là người tu hành mà cũng giữ lễ như vậy mà chàng thì quên hẳn thù lao cho người ta về vụ làm lễ cầu cho ca nhi lúc trước.

Tây Môn Khánh nói:

Ừ nhỉ, có vậy mà tôi cũng quên bẵng đi mất.

Nguyệt nương bảo:

Chàng thật vô tâm vô tính, có ai làm lễ cầu cho con rồi quên bao giờ không? Chàng mà quên như vậy thì làm sao con mình khá được. Con nó cứ thỉnh thoảng chứng này tật kia, ít chơi hay khóc cũng là tại tâm nguyện của chàng chưa được tinh thành đó.

Tây Môn Khánh bảo:

Được rồi, để ra giêng tôi lo vụ đó.

Lục nương mới nói là mấy hôm nay hình như ca nhi không được khỏe, cứ hay quấy khóc, nên muốn bán khoán hoặc làm lễ ký danh.

Tây Môn Khánh bảo:

Nếu vậy thì lại nhờ Ngô Đạo quan ở miếu Ngọc Hoàng là xong.

Đoạn quay hỏi Đại An:

Ở miếu Ngọc Hoàng sai ai đem lễ vật tới đây vậy? Đại An đáp:

Có đồ đệ thứ nhì của Ngô Đạo quan là Ứng Xuân.

Tây Môn Khánh vội bước ra sảnh đường. Ứng Xuân cúi lạy rồi nói:

Sư phụ chúng tôi năm hết tết đến không biết lấy gì để kính biếu quan nhân nên chỉ có lá sớ Thiên Địa và ít lễ mọn này đem tới để quan nhân thưởng cho người dưới. Tây Môn Khánh nghiêng mình đáp lễ:

Đa tạ sư phụ đã quá bận tâm. Đoạn mời ứng Xuân ngồi dùng trà. Ứng Xuân nói:

Chúng tôi đâu dám ngồi.

Tây Môn Khánh bảo:

– Thì cứ ngồi xuống, ta có câu chuyện muốn nói.

Người tiểu đạo nói mấy lời khiêm tốn rồi ngồi ghé xuống một bên. Đoạn hỏi:

Chẳng hay quan nhân có điều gì cần dạy bảo? Tây Môn Khánh bảo:

Tới khoảng ra giêng, ta sẽ tới để tạ Ơn Ngô Đạo quan về việc cúng vái cho con ta, đồng thời cũng muốn nhờ làm một lễ ký danh, chẳng hay lúc đó Đạo quan có rảnh không?

Người tiểu đạo vội đứng dậy thưa:

Tưởng chuyện gì chứ chuyện đó là bổn phận của thầy trò chúng tôi, dám xin quan nhân cho biết là vào ngày nào trong tháng giêng để chúng tôi kịp thời chuẩn bị.

Tây Môn Khánh bảo:

Mồng chín được chăng ?

Ngày đó là ngày Thiên đản, rất tốt. Tây Môn Khánh bảo:

Vậy thì nhờ Ngô Đạo quan và đạo chúng tổ chức chu đáo giùm cho.

Nói xong sai lấy mười lăm lạng đưa trước tặng riêng người tiểu đạo một lạng. Tiểu đạo rập đầu lạy tạ rồi hí hửng ra về…

Tới ngày mồng tám tháng giêng, Tây Môn Khánh sai Đại An đem các thứ tới miếu Ngọc Hoàng, gồm nhiều gạo, nến, hương, vàng giấy, vải lụa, rượu quý, gà vịt, lợn, dê và mười lạng bạc. Tất cả làm lễ ký danh cho Tố Quan. Tây Môn Khánh cũng sai viết thiếp mời một số khách tới dự. Kính Tế được phái trước tới miếu để thay mặt cha vợ trông lo sửa soạn mọi việc. Ngày mồng chín, Tây Môn Khánh không ra viện, nhưng mặc phẩm phục, gia nhân lính tráng tiền hô hậu ủng mà tới miếu Ngọc Hoàng. Từ xa đã thấy miếu Ngọc Hoàng sừng sững uy nghi, các loại cờ đạo bay phất phới. Tới cổng, Tây Môn Khánh xuống ngựa đi vào. Mùa xuân làm cho cảnh trí nơi đây thêm thập phần đẹp đẽ. Những cây tùng cây bách xanh mướt cao vọi. Bên ngoài miếu là bảy gian đại điện, mái ngói đỏ chót, cửa sơn son thiếp vàng như những đền đài cung điện. Cảnh trí quả không khác chốn Bồng Lai. Bước lên bảo điện, Tây Môn Khánh thấy một tấm bảng treo ngang, viết hai mươi bốn chữ “Linh bảo đáp địa tạ thiên báo quốc thù ân, cửu chuyển ngọc xu, thù minh ký danh, cát tường phổ mãn trai đàn”. Ngô Đạo quan ra rước Tây Môn Khánh vào. Một tiểu đồng đem nước ra, Tây Môn Khánh rửa tay xong thì bước vào lễ đàn để làm lễ dâng hương. Tây Môn Khánh làm lễ xong thì Ngô Đạo quan đội mũ ngọc hoàn cửu dương lôi, mặc áo thiên thanh nhị thập bát tú, thắt đai tơ, nghiêm trang bước vào lễ đàn làm lễ, sau đó lui ra cúi mình nói:

Tiểu đạo được quan nhân yêu quý, giao cho việc tổ chức lễ trọng là lễ ký danh cho ca nhi, tiểu đạo đã làm chu đáo, lại cầu cho ca nhi được tăng phúc tăng thọ. Đó là bổn phận của tiểu đạo, vậy mà quan nhân lại hậu thưởng khiến cho tiểu đạo quả không được yên tâm chút nào.

Tây Môn Khánh bảo:

Đạo quan mệt nhọc lo cho ca nhi, đó là điều đáng quý, tôi chẳng biết lấy gì đền đáp, mấy thứ tôi cho đem tới đây chỉ là vật mọn để tỏ cái tình của tôi mà thôi.

Ngô Đạo quan cho gọi đạo chúng ra xếp hàng hai bên cúi đầu lạy tạ, rồi mời Tây Môn Khánh ra phòng khách tức là hiên Tùng hạc để uống trà. Tây Môn Khánh ngồi xuống rồi quay lại bảo Kỳ Đồng:

Ứng nhị gia sao giờ này chưa tới, chắc là không có ngựa, vậy ngươi mau đem ngựa đi đón nhị gia.

Kỳ Đồng vâng lời đi ngay. Ngô Đạo quan nói:

Vì quan nhân quyền cao chức trọng mà kính trọng thần linh nên tiểu đạo sáng nay phải dậy từ canh tư cùng chúng đạo sĩ tụng kinh, sau đó thì đem tên tuổi ca nhi tâu lên Tam bảo, cầu cho ca nhi được khang ninh trường thọ, suốt đời phú quý vinh hoa, đặt đạo danh cho ca nhi là Ngô Ứng Nguyên. Lễ trọng hôm nay tiêu đạo làm thêm hai mươi bốn phần để đáp tạ thiên địa, hai mươi phần làm lễ khánh tán Thượng đế, và hai mươi bốn phần làm lễ tiến vong, như vậy tổng cộng là một trăm tám mươi thù khoản.

Tây Môn Khánh nói:

Đa tạ Đạo quan đã phí tâm.

Lát sau lễ đàn vang lên mấy hồi trống, Ngô Đạo quan mời Tây Môn Khánh vào đọc văn thư ký danh Tây Môn Khánh choàng thêm bộ cát phục đại hồng ngũ sắc, đeo đai kim tê giác, bước vào lễ đàn quỳ xuống. Ngô Đạo quan đọc như sau:

Đại Tống quốc, Sơn Đông tỉnh, Thanh Hà huyện, Thiên hộ Tây Môn Khánh, sinh giờ Tý ngày hai mươi tám tháng bảy năm Bính Dần, cùng chính thê là Ngô thị sinh giờ Tý ngày hai mươi lăm tháng tám năm Mậu Thìn…”.

Đọc tới đây, Ngô Đạp quan ngừng lại nói:

Còn các bửu quyến thì tiểu đạo chưa thêm vào.

Xin thêm vào là Lý thị sinh giờ Mão ngày mười lăm tháng giêng năm Tân Mùi, cùng với ca nhi sinh giờ Thân ngày hai mươi ba tháng bảy năm Bính Thân, vậy là được rồi. Ngô Đạo quan cao giọng đọc tiếp:

…”lãnh chúng gia quyến hôm nay tới cúi đầu trước thiên địa Phật thần cầu xin cho được vượng tài vượng lộc, tiến chức thăng quan, được tai qua nạn khỏi. Nay có lễ trọng để báo đáp hồng ân của thiên địa và Ngọc hoàng, trưóoc cầu ngũ phúc, sau xin ký danh. Ngày hai mươi ba tháng bảy năm ngoái, trắc thất của Khánh là Lý thị sinh hạ ca nhi, Khánh nguyện đem ca nhi tới gửi gấm trời đất thánh thần, đặt đạo danh là Ngô Ứng Nguyên, cầu cho ca nhi được mệnh thọ vô cương, hầu làm hiển đạt dòng họ Tây Môn. Hôm nay là mồng chín tháng giêng năm Tuyên hòa thứ ba, làm lễ ký danh cho ca nhị..

Tờ văn thơ của Ngô Đạo quan còn kể lằng nhằng những lễ vật do Tây Môn Khánh đem tới, rồi bao gồm nhiều phần để tế những vị thánh vị thần nào, sau đó lại lập lại những lời cầu xin cho nhà Tây Môn được hưng vượng đời đời.

Ngô Đạo quan đọc xong, mời Tây Môn Khánh trở ra phòng khách, đưa cho xem những bùa hộ mệnh làm làm riêng cho Tố Quan. Tây Môn Khánh xem xong, thấy quả Đạo quan đã thập phần chu đáo, bèn quay lại bảo gia nhân lấy lụa và tiền thưởng thêm, Ngô Đạo quan từ chối mấy câu rồi lạy tạ mà nhận.

Sau đó một hồi trống lớn nổi lên như sấm, đạo chúng tập hợp tất cả lại, sắp thành hai hàng dài trước lễ đàn, Ngô Đạo quan mặc áo đại hồng ngũ sắc, chân đi hài đỏ, dẫn Tây Môn Khánh vào lễ đàn dâng hương, nhã nhạc vang lừng. Tây Môn Khánh dâng hương xong, Ngô Đạo quan vào hành lễ. Tây Môn Khánh có dịp quan sát lễ đàn, quả là cầu kỳ, gồm có ngũ phương bát cấp, bên trên có nhị thanh tứ ngự, hai bên gồm bát cực cửu tiêu, có đủ hình thanh long bạch hạc, đèn nến lung linh rực rỡ, muôn phần trang nghiêm.

Ngô Đạo quan hành lễ xong thì mời Tây Môn Khánh trở ra hiên Tùng hạc. Lát sau thì Ứng, Tạ hai người tới, mỗi người đều có một phong trà làm lễ vật. Chào hỏi xong, Bá Tước nói:

Chúng tôi chẳng có gì, chỉ có vật mọn này mà thôi. Tây Môn Khánh bảo:

Hôm nay tôi mời nhị vị tới đây là để cùng vui trong ngày lễ ký danh của cháu, việc gì nhị vị phải bận tâm. Ở đây Ngô Đạo quan cũng có trà cho mình rồi, mà mọi thứ ở đây đều có hết.

Bá Tước nói:

Đại ca nói vậy thì chúng tôi thâu lại vậy, không dám để đại ca phật lòng.

Đoạn quay sang Hy Đại:

Chung quy chỉ tại ca ca mà thôi, tôi đã nói là đại ca mình không nhận mà ca ca không nghe, bây giờ đại ca mắng cho.

Mọi người uống trà nói chuyện. Lát sau Ngô Đại cữu và Hoa Tử Do cũng tới mỗi người đều đem theo mấy cái quả đựng đồ lễ, Tây Môn Khánh bảo Ngô Đạo quan nhận hết.

Sau vài tuần trà, mọi người vào tiệc chay. Tiệc chay thật là thịnh soạn. Ngô Đạo quan hỏi:

Chẳng hay ca nhi hôm nay có tới đây không?

Tây Môn Khánh đáp:

Lẽ ra thì phải tới, nhưng hôm nay cháu nó không khỏe lắm, sợ rằng đường xa gió máy. Nhưng tôi cũng cho đem áo của cháu tới đây, vậy cũng được chứ gì?

Ngô Đạo quan vội nói:

Tiểu đạo hỏi vậy chứ không tới cũng không sao, có áo ca nhi đang mặc mà gửi tới đây là được rồi.

Tây Môn Khánh nói:

Cháu nó không hiểu sao cứ hay giật mình, ở nhà ba bốn a hoàn và nhũ mẫu phải thay phiên nhau coi sóc chứ không dám rời nửa bước.

Đang nói chuyện thì Đại An vào thưa:

Lý Minh và Ngô Huệ đem lễ vật của Quế Thư và Ngân Nhi tới.

Tây Môn Khánh bảo:

– Cho họ vào.

Đại An ra dẫn hai người vào. Lý Minh và Ngô Huệ mang hai cái quả đựng toàn những loại bánh quý và trà Mân Côi vào rồi cúi lạy Tây Môn Khánh cũng bảo Ngô Đạo quan cất đi rồi hỏi:

Làm sao mà các ngươi biết được chuyện hôm nay của ca nhi. Lý Minh cúi người đáp:

Thực ra thì chúng tôi cũng không biết, nhưng sáng hôm nay tình cờ gặp cậu Kính Tế ngoài đường, hỏi mới biết, vội về báo cho Quế Thư biết. Quế Thư mới hẹn với Ngân Nhi mua lễ vật rồi sai chúng tôi đem tới đây ngay. những lễ vật nhỏ mọn này chỉ để gia gia thưởng cho người dưới mà thôi.

Tây Môn Khánh bảo Đại An dẫn hai người vào trong dự tiệc. Tiệc chay xong, Ngô Đạo quan cho dọn tiệc mặn, đem rượu Kim Hoa ra. Lát sau gia nhân đem quần áo và giầy của Tố Quan tới, Ngô Đạo quan sai bày ở Tam bảo rồi trở ra trình cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh vui lòng lắm. Mọi người ăn uống vui vẻ. Ngô Đạo quan lại sai người đem lễ vật về nhà Tây Môn Khánh.

Hôm đó cũng lại là ngày sinh nhật của Kim Liên, mọi người đang quây quần tại phòng trên cùng Ngô Nguyệt nương ăn tiệc có cả Ngô Đại cữu mẫu và Phan bà. Gia nhân đem đồ lễ từ miếu về bày lên bốn cái bàn lớn mà còn thiếu chỗ. Mọi người đều tới coi Kim Liên thấy Bình Nhi vẫn ngồi yên thì bảo:

Lục thư thư à, sao không ra đây coi này, có cả mũ và áo đạo của ca nhi đây này, lễ vật nhiều lắm, đều do sư phụ của ca nhi ở miếu sai đem lại. Mấy cái mũ đạo, áo đạo và giầy đạo nhỏ xíu thật dễ thương.

Ngọc Lâu cầm đôi hài đạo nhỏ xíu lên xem rồi nói:

Đại nương xem này, đôi hài tuyệt đẹp, đường kim mũi chỉ thật tinh xảo đến ngay chị em mình đây cũng khó lòng theo kịp, hay là Ngô Đạo quan có vợ, nếu không tại sao lại có người khéo tay đến như thế này?

Nguyệt nương cười:

Chỉ được cái nói bậy, người xuất gia tu hành làm gì có vợ, đây là Ngô Đảo quan nhờ người làm đấy chứ.

Kim Liên cũng cười:

Tu hành mà có vợ cũng đâu phải chuyện không có biết tin ai được. Tôi thường nghe nói là trong hai ngôi chùa đối diện nhau, một chùa gồm nam tăng, một chùa gồm nữ tăng, thì thế nào cũng có chuyện.

Nguyệt nương bảo:

Chuyện đứng đắn mà cứ đùa hoài.

Đây là sư phụ của ca nhi làm cho ca nhi đây, trên lá bùa viết cả tên họ, ngày sinh tháng đẻ của ca nhi, lại có cả tên đạo nữa này, tên gì này… Ngô cái gì Nguyên này.

Kỳ Đồng đứng cạnh nói:

Ngô Ứng Nguyên, đó là pháp danh của ca nhi do sư phụ đặt Kim Liên bảo:

Ứ phải rồi, chữ này là chữ Ứng.

Đoạn quay sang Nguyệt nương:

Đại nương này, đạo sĩ thật vô lễ, đật tên đạo cho ca nhi thì được, nhưng sao lại đổi cả họ của ca nhi như thế này?

Nguyệt nương cười:

Thế là không hiểu gì rồi, đây chỉ là pháp danh chứ có phải là tên tuổi ngoài đời đâu. Kim Liên quay lại bảo Bình Nhi:

Thư thư cho bồng ca nhi lên đây mặc thử quần áo này coi có đẹp hay không.

Ca nhi vừa ngủ xong. Kim Liên bảo:

Ăn nhằm gì, thì đánh thức ca nhi dậy.

Bình Nhi đứng dậy về phòng. Trong khi đó, Kim Liên giở tờ khoán ra đọc, thấy chỉ ghi ngày sinh tháng đẻ và tên tuổi của Tây Môn Khánh, của chính thê là Ngô thị và trắc thất là Lý thị, còn tuyệt nhiên không có tên tuổi người thiếp nào khác. Kim Liên đọc mấy lần, trong lòng bực tức lắm, đưa cho mọi người coi rồi bảo:

Tên đạo sĩ này quả là vô lễ, không còn coi ai ra gì, trong tờ khoán này chỉ có tên gia gia, Đại nương và Lục thư thư, còn tên tuổi chúng mình thì gạt ra ngoài hết.

Nguyệt nương bảo:

Vậy cũng được rồi, nhà mình đông đảo này, ghi hết vào cũng chẳng làm gì. Mình đòi ghi hết vào có phải là làm trò cười cho người ta không.

Kim Liên bảo:

Phải rồi, chúng tôi thì có gì đáng kể.

Đang nói thì Bình Nhi bồng Tố Quan tới Ngọc Lâu bảo:

– Để tôi mặc quần áo cho.

Bình Nhi bế con lại, Ngọc Lâu đội mũ áo cho Tố Quan. Tố Quan còn ngái ngủ, cứ nhắm chặt mắt lại.

Nguyệt nương bảo:

Lát nữa đem mấy tờ sớ này vào lễ qua tại bàn thờ Phật rồi hỏa thiêu. Hay là bây giờ làm luôn đi thì hơn.

Bình Nhi cầm mấy lá sớ đi. Ngọc Lâu bồng Tố Quan rồi cười bảo:

Đội mũ mặc áo vào trông cứ như là ông đạo sĩ tí hon ấy thôi.

Giống đạo sĩ gì đâu, chỉ thấy giống như anh thầy bói. Nguyệt nương nghiêm mặt bảo:

Sao lại án nói hồ đồ vậy? Chuyện đứng đắn mà nói vậy nghe được sao.

Kim Liên hổ thẹn im lặng. Tố Quan bỗng khóc ầm lên, Bình Nhi chạy vào đúng lúc, đưa tay bồng con thì thấy đã một quần nước đái. Ngọc Lâu cười bảo:

– Ông đạo sĩ Ngô Ứng Nguyên này sạch sẽ lắm quần ướt là không chịu.

Nguyệt nương vội sai Tiểu Ngọc lấy lót lại thay. Tố Quan được quấn lót sạch thì ngủ yên trong lòng mẹ. Bình Nhi nựng con:

– Cậu ngoan lắm, để mẹ đem cậu về cho cậu ngủ nhé.

Nói xong bồng con về phòng. Trên này, Nguyệt nương sai bày đồ chay mời mọi người và Ngô Đại cữu mẫu, Dương cô nương, Phan bà ăn uống.

Trong khi đó Kim Liên tin tưởng rằng ngày sinh nhật của mình, thế nào Tây Môn Khánh cũng về sớm để dự tiệc. Tới chiều, Kim Liên sai dọn tiệc sẵn trong phòng riêng để chờ, rồi ra đứng cửa mà đợi.

Nhưng đợi mãi chẳng thấy Tây Môn Khánh đâu mà chỉ thấy Kính Tế và Đại An cưỡi ngựa về.

Kim Liên vội hỏi:

Gia gia có về không? Kính Tế đáp::

Gia gia không về sớm được đâu, lễ chưa xong mà, chắc cũng phải tới tối, vì các đạo sĩ còn mở tiệc tạ Ơn nữa.

Kim Liên không nói gì, lên phòng trên nói với Nguyệt nương:

Thật bực mình hết chỗ nói, gia gia hôm nay dậy từ canh năm mà đi, tưởng đâu giờ này phải về, nên tôi mới đứng đợi, nhưng rốt cuộc chỉ thấy Trần hiền tế về trước, nói là việc cúng lễ chưa xong, mà có xong thì cũng còn tiệc tùng, chắc phải đến tối.

Nguyệt nương bảo:

Nếu muộn quá mà gia gia chưa về thì mình ở nhà cứ tự nhiên, chứ chờ mãi sao được. Đang nói thì Kính Tế vén mành bước vào, có vẻ ngà ngà say:

Tôi xin tới lạy chúc thọ Ngũ nương đây.

Đoạn quay sang hỏi vợ là Đại Thư đang ngồi gần đó:

Có cái chung nào không để tôi rót rượu mời Ngũ nương. Đại Thư bảo:

Làm gì có chung với rượu ở đây, chàng cứ lạy chúc thọ đi, để lát nữa tôi rót rượu mời Ngũ nương là được rồi.

Đoạn quay sang Nguyệt nương:

Kế mẫu thấy hắn say rồi không? ăn uống gì mà say sưa be bét rồi mới chịu về nhà. Nguyệt nương hỏi:

Gia gia chưa về thật sao?

Gia gia khó lòng về ngay được, đến cháu đây mà Ngô Đạo quan cũng còn nhất định giữ lại, cháu phải uống mấy chung rượu lớn rồi liều chết đòi về nên mới về được đó. Nguyệt nương hỏi:

Hôm nay ở miếu có những ai?

Hôm nay có Ngô Đại cữu, Hoa đại cữu, có hai ông Ứng, Tạ lại có cả Lý Minh và Ngô Huệ.

Kim Liên thấy không có mặt Bình Nhi liền mỉa mai:

Cậu Kính Tế à, gọi là Hoa đại cữu thì không được đâu, gọi như thế đâu có liên hệ thân thuộc gì, từ nay cậu nên gọi là Lý đại cữu mới phải.

Kính Tế cười, Đại thư giục:

Thôi mau mau làm lễ chúc thọ Ngũ nương đi, ở đó nói lảm nhảm mãi.

Kính Tế mời Kim Liên ngồi ngay ngắn rồi bước tới, mỉm cười sụp lạy bốn lạy rồi xin phép ra ngoài.

Lát sau Nguyệt nương cho đốt đèn đuốc sáng trưng, bày bàn dọn tiệc mời Phan bà, Dương cô nương, Ngô Đại cữu mẫu và mọi người tới nhập tiệc, không chờ Tây Môn Khánh nữa. Hôm đó Nguyệt nương cũng cho mời hai vị đạo cô quen biết tới làm lễ tại nhà cho ca nhi. Tiệc xong, Kim Liên về phòng, mọi người trở ra phòng khách uống trà, nghe hai đạo cô nói chuyện. Một đạo cô kể chuyện vị tổ thứ ba mươi hai ở Tây Trúc đã giáng sinh giảng Phật pháp như thế nào, rồi nói tới chuyện viên ngoại họ Trương giàu nứt đố đổ vách mà dần dần cảm ngộ Phật pháp mà bỏ hết cả của cải tiền bạc để tới chùa Hoàng Mai tu hành.

Chuyện này chuyện khác cứ lan man như thế. Vị đạo cô này dứt lời thì vị đạo cô kia lại đọc kệ. Nguyệt nương bảo:

Kể chuyện với đọc kệ mãi, chắc là nhị vị cũng đói, để bảo nó đem thức ăn chay và bánh chay ra.

Đoạn sai Tiểu Ngọc đem các món đồ chay ra mời hai vị đạo cô và Ngô Đại cửu mẫu nói:

Tôi vẫn còn no lắm, ở đây có Dương cô nương ăn chay, để xin tiếp nhị vị đây. Nguyệt nương cầm đĩa bánh chay mời hai đạo cô rồi mời Dương cô nương. Đoạn nói:

Xin lão nhân gia tiếp nhị vị đây giùm.

Dương cô nương nói:

– Được rồi, để đó tôi. Nhưng còn cái đĩa kia là món gì vậy?

Coi chừng món ăn mặn thì phải tội chết đấy.

Mọi người cùng cười, Nguyệt nương bảo:

Xin lão nhân gia yên tâm, đó là món chay từ miếu đem về, xin lão nhân gia cứ dùng tự nhiên.

Dương cô nương bảo:

Được rồi, để đó tôi ăn. Thật tôi già lẩm cẩm, mắt kém, chẳng còn nhìn thấy cái gì với cái gì nữa.

Nói xong tiếp hai vị đạo cô. Đang lúc đó thì vợ Lai Hưng là Huệ Tú bước vào, Nguyệt nương hỏi ngay:

Ai cho gọi ngươi? Ngươi tới đây làm gì?

Tôi tới đây để xin nghe chuyện Phật. Nguyệt nương quay sang hỏi Ngọc Tiêu:

Ta đã sai đóng nghi môn rồi, sao nó còn tới đây được? Ngọc Tiêu đáp:

Chị ấy lo trà nước dưới bếp nên lên đây được mà không phải qua nghi môn. Nguyệt nương không nói gì. Hai vị đạo cô ăn xong, lại tiếp tục kể chuyện:

Lúc Trương viên ngoại tới chùa Hoàng Mai thì cứ quỳ ở cửa mà nghe kinh, đến tối thì ngồi ngay ngoài hè mà tham thiền nhập định. Tây tổ Thiền sư thấy vậy thì thâu nhận làm đồ đệ, sau đó ban cho viên ngoại ba món bảo vật rồi sai tới Trọc Hà đầu thai. Vị thiên kim tiểu thư một hôm tới Trọc Hà giặt áo, gặp một vị tăng tới hỏi xin mượn phòng ở nhờ, vị tiểu thư không đáp, còn vị tăng thì đi xuống sông rồi mất dạng…

Đêm dần vào khuya, hai vị đạo cô vẫn ngồi kể chuyện, nhưng số người ngồi nghe mỗi lúc một ít đi.

Kim Liên thì đã về phòng từ hồi tối, Bình Nhi cũng về phòng vì Tú Xuân tới nói là ca nhi thức giấc đang khóc.

Vị đạo cô lại kể tiếp:

Vị tăng xuống sông thì biến thành con cá ngon bơi lại gần, vị tiểu thư bắt về nấu ăn mà có thai.

Kể tới đây thì hai đạo cô ngừng lại để đọc vài bài kệ. Nguyệt nương và Đại Thư về phòng, Ngô Đại cữu mẫu ngủ chung với phòng Nguyệt nương nên cũng vào theo. Dương cô nương đã mệt mỏi, mấy ngọn nến trên bàn cũng gần hết, bên hỏi Tiểu Ngọc:

Bây giờ là chừng nào rồi?

Tiểu Ngọc đáp:

– Cũng phải tới canh tư, vì gà đã bắt đầu gáy rồi.

Dương cô nương mời hai đạo cô đi ngủ, còn mình thì về phòng Ngọc Lâu. Hai đạo cô sửa soạn đi ngủ, nhưng Tiểu Ngọc đem thêm một bình trà lên mà hỏi:

Rồi về sau vị tăng đó làm thế nào để trở thành chính quả? Một đạo cô kể tiếp:

Cha mẹ vị tiểu thư thấy con gái tự nhiên có thai thì giận lắm đuổi đi. Vị tiểu thư đi tới một trang trại thì sinh hạ một người con trai, đó là Ngũ Tổ. Năm lên sáu tuổi thì Ngũ Tổ tới chùa Hoàng Mai nghe Tứ Tổ thuyết pháp, rồi ở đó tu mà thành chính quả. Sau lại độ cho mẹ được lên trời.

Tiểu Ngọc sửa soạn chỗ ngủ cho hai đạo cô. Kể xong, hai đạo cô đi ngủ.

Hôm sau Tiểu Ngọc kể lại đoạn chót cho Nguyệt nương nghe, Nguyệt nương càng tin tưởng vào Phật pháp…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN