Kim Bình Mai - Tập 2
Hồi 100
Chỉ ít ngày sau, vì không còn sự giúp đỡ của Kính Tế nữa, vợ chồng Đạo Quốc lại lâm cảnh túng thiếu, phải nhờ Trần Tam Nhị mời Hà quan nhân tới. Hà quan nhân thấy Lưu Nhị đã chết, mối hại ở địa phương không còn, nên lại tiếp tục lui tới với Vương thị.
Một hôm Hà quan nhân bảo vợ chồng Đạo Quốc rằng:
Con gái hai người đã vào phủ Thống chế sống đời goá bụa rồi, nó cũng yên thân nó, bây giờ để tôi lo bán hết hàng hoá tại đây rồi hai người theo về ở với tôi tại Hồ Châu, hơn là cứ ở đây lông bông như thế này.
Đạo Quốc nói:
Quan nhân đã có lòng đoái tưởng như vậy thì còn gì bằng.
Ít hôm sau, Hà quan nhân bán hết hàng, thuê thuyền đem vợ chồng Đạo Quốc về Hồ Châu.
Về phần Ái Thư, cùng Cát thị ở goá thủ tiết thờ Kính Tế, hai người xưng hô với nhau là chị em, rất là tương đắc. Ngày ngày hai người bầu bạn với Xuân Mai trong thời gian Thống chế xa nhà.
Thời gian thấm thoát trôi qua, Kim ca nhi ngày một lớn.
Năm đó Kim ca nhi đã sáu tuổi, con gái của Tôn Nhị nương cũng đã tám tuổi. Sinh hoạt trong nhà cứ bình thản êm đềm, nhờ có hai đứa trẻ nên cũng không buồn thảm lắm. Xuân Mai thì đường đường là một bậc mệnh phụ phu nhân, ăn ngon mặc đẹp, trân châu bảo ngọc kim ngân trong nhà không thiếu thứ gì, chỉ phải sống đời cô độc chăn gối lạnh lùng.
Trong thời gian đó, Lý An chăm chỉ trông coi mọi việc trong nhà, được Xuân Mai đem lòng để ý, vì Lý An cũng không phải là người xấu xí, lại có công cứu Xuân Mai thoát khỏi bàn tay sát nhân của Trương Thắng ngày trước.
Một đêm trời đông tháng giá, sau khi tuần phòng quanh phủ, Lý An về ngủ tại phòng riêng, bỗng nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, vội nhỏm dậy hỏi: – Ai đó?
Chỉ nghe tiếng đàn bà nói nhỏ:
– Mở cửa mau đi.
Lý An bước ra mở cửa. Cánh cửa vừa hé mở, một người đàn bà lách vội vào. Lý An quay lại vặn đèn lớn lên, nhận ra nhũ mẫu Kim Quỹ, bèn hỏi:
Chị tới đây giờ này có chuyện gì vậy? Kim Quỹ đáp: không phải tôi tự ý đến mà là phu nhân sai đến. Lý An lại hỏi:
Phu nhân cần dạy bảo chuyện gì?
Làm sao anh biết được, phu nhân sai tôi đến đây xem anh đã ngủ chưa để cho anh cái này.
Nói xong lấy ra một bộ quần áo, nói tiếp:
Đây là mấy bộ quần áo đàn ông và đàn bà, phu nhân bảo đem thưởng cho anh và mẹ anh, để gọi là đền công anh đã chở kim ngân từ Tế Nam về, lại để cảm tạ anh đã cứu phu nhân, nếu không có anh thì phu nhân đã bị Trương Thắng hại rồi.
Để mấy bộ quần áo lên bàn, Kim Quý nói tiếp:
Mà còn chuyện này nữa, chút nữa thì quên.
Nói xong lấy ra năm lạng bạc nguyên bảo sang chói đưa cho Lý An rồi vội vã bước ra.
Lý An tự nhiên được tiền bạc quần áo thì cứ ngẩn ngơ chẳng hiểu tại sao.
Sáng sớm hôm sau, Lý An đem các thứ về nhà đưa cho mẹ. Mẹ hỏi:
– Ở đâu mà ra vậy?
Lý An kể lại chuyện đêm qua. Người mẹ nghe xong dậm chân kêu khổ mà bảo:
Ngày trước thằng Trương Thắng vì làm chuyện này nọ mà bị đánh tới chết. Nay ngươi có hiểu ý phu nhân khi cho người những thứ này không? Ta nay ngoài sáu mươi tuổi rồi, từ khi cha ngươi qua đời, ta chỉ lo lắng săn sóc cho ngươi, nay nếu ngươi chạm vào chuyện tội lỗi gì thân già ta biết nương tựa vào đâu. Bây giờ ngươi ở nhà đi, đừng vào phủ nữa.
Lý An chợt hiểu ra, nhưng hỏi lại:
Con không vào phủ thì phu nhân cho người tới gọi, biết làm sao?
Ngươi cứ trả lời là ta bị cảm hàn, ngươi phải ở nhà săn sóc ta ít hôm. Lý An nói:
Nhưng sớm muộn gì cũng lại phải vào phủ, vả lại lỡ lão gia về, không thấy con thì biết ăn nói làm sao?
Bà mẹ bảo:
Thì ngươi tạm đến ở với thúc thúc ngươi là Sơn Đông Dạ Xoa Lý Quý ít tháng đi. Rồi xem sự thể ra sao sẽ tính sau.
Lý An vốn là người có hiếu, nghe mẹ nói vậy thì chuẩn bị hành lý, ngay hôm đó tìm đến Thanh Châu ở với chú là Lý Quý.
Xuân Mai thấy Lý An không vào phủ lo việc thì năm lần bảy lượt sai gia nhân tới nhà hỏi. Bà mẹ lúc đầu nói là mình cảm hàn, Lý An phải ở nhà săn sóc, sau thì nói là Lý An đã về quê quán làm ăn.
Xuân Mai vừa buồn vừa giận, nhưng không biết làm sao.
Thời gian qua mau, thấm thoắt đã tới thượng tuần tháng giêng, Chu Thống chế xa nhà đã lâu, liền sai Chu Trung đem thư về, bảo Xuân Mai đem Tôn Nhị nương vài hai đứa trẻ cùng gia nhân, xếp hành lý lên xe tới cư ngụ tại phủ Đông Xương cho gần. Lại sai Chu Trung về quê gọi người em của mình là Chu Tuyên tới coi nhà tại huyện Thanh Hà.
Sau đó Chu Trung cùng Chu Tuyên, Cát thị và Ái Thư cùng một ít gia nhân ở lại phủ, còn Chu Nhân dẫn Xuân Mai, Tôn Nhị nương, hai đứa trẻ và một số gia nhân lên đường tới phủ Đông Xương.
Dọc đường bình an. Tới nơi, Chu Thống chế thân ra đón tiếp gia quyến.
Thấy thê thiếp vợ con bao năm xa cách, Chu Thống chế mừng rỡ khôn cùng, đem tất cả về cư ngụ tại công thự sau phủ Thống chế.
Xếp đặt xong xuôi, mọi người họp mặt uống trà, Chu Nhân thưa lại mọi chuyện. A hoàn gia nhân lần lượt tới lạy chào. Chu Thống chế hỏi:
Lý An đâu, sao không thấy? Xuân Mai đáp:
Nhắc đến nó làm gì nữa, tôi thấy nó có công cứu tôi thoát khỏi tay thằng Trương Thắng, lại có công tuần phòng canh giữ phủ nên đối với nó rất tốt, cho tiền bạc quần áo để nó đem về cho mẹ nó. Nào ngờ, mới đây nó lén vào trong hậu đường, có gó bạc năm chục lạng để trên bàn, nó ăn trộm luôn rồi trốn đi. Tôi mấy lần sai gia nhân tới hỏi mẹ nó thí mới đầu mẹ nó còn nói dối quanh, sau mới nói thật là nó trốn về quê ở Thanh Châu rồi.
Chu Thống chế bảo:
Tôi cứ nghĩ là thằng đó trung thành, không ngờ cũng là đứa phụ ân như vậy, để rồi thủng thẳng tôi sẽ cho người bắt nó.
Hôm đó, Xuân Mai không nói tới vụ Hàn Ái Thư.
Hôm sau, Xuân Mai lo trông coi gia nhân sửa soạn lại nhà cửa, trang hoàng chỗ ăn ở cho hợp ý mình.
Liên tiếp mấy hôm nữa, Chu Thống chế suốt ngày bận việc quân binh, bận rộn mệt nhọc quên cả ăn ngủ, ngày đêm không được nghỉ ngơi, đến cả chuyện chăn gối cũng hững hờ. Xuân Mai thấy vậy buồn bực lắm, vì được ở gần chồng mà cũng như không.
Do đó Xuân Mai để ý tới người con trai thứ của lão gia nhân Chu Trung là Chu Nghĩa, mới mười chín tuổi, mặt mũi khôi ngô, mi thanh mục tú, liền tìm cách gần gũi mua chuộc rồi mắt qua mày lại, giở trò quyến rũ. Chu Nghĩa trẻ tuổi hiếu sắc, toa rập với Xuân Mai làm chuyện tồi bại.
Chủ tớ lén lút tư thông. Xuân Mai thường gọi Chu Nghĩa vào phòng riêng đánh cờ uống rượu, không cần che đậy, chỉ cần giấu một mình Chu Thống chế mà thôi.
Sau đó ít lâu, Hoàng đế nước Đại Kim ở phía Bắc diệt được nước Liêu, rồi đem đại binh theo hai đường sang quấy nhiễu Trung Nguyên. Đại nguyên soái nước Kim là Niêm Một Hát đem mười vạn binh mã theo đường Thái Nguyên tiến về Đông Kinh. Phó soái nước Đại Kim là Cán Ly Bất do đường Đàn châu vào đánh phá ải Cao Dương. Binh mã biên phòng của Trung Quốc không chống nổi. Binh bộ thượng thư Lý Cương và Đại tướng Chủng Sư Đạo hoảng lên, phải ra lệnh cho quan binh tại Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Quan Đông ra Thiểm Tây phải cố sức phòng ngự.
Chu Thống chế được văn thư từ triều đình, ra lệnh phòng ngự thì vội vàng chỉnh đốn nhân mã, tiến binh ra gần biên giới. Nhưng chưa tới nơi thì đã nghe tin Phó soái nước Đại Kim là Cán Ly Bất hạ ải Cao Dươn, tướng sĩ triều đình tử trận vô số. Lúc đó là vào thượng tuần tháng năm, gió lốc mù mịt, cát bụi bay đầy trời.
Chu Thống chế vẫn đem binh tiến đanh, nhưng Cán Ly Bất phản công dũng mảnh. Chu Thống chế bị một mũi tên ghim trúng yết hầu, ngã xuống ngựa mà tử trận. Các tướng bộ hạ thấy vậy xô tới cứu, bị quân Kim dùng tên bắn ngã rất nhiều. Quan binh thiệt hại nặng nề, số tử trận và bị thương không sao đếm hết.
Thương cho Chu Thống chế, phận tướng tài một phút vong thân. Năm đó mới bốn mươi bảy tuổi.
Thật là:
Tôi trung tướng giỏi là đâu Biên cương thân giãi, địa đầu máu loang.
Tuần phủ Trương Thúc Dạ thấy Chu Thống chế đã tử trận, thì lui binh về phủ Đông Xương cố thủ, kiểm điểm sĩ tốt rồi cấp báo về triều.
Các tướng bộ hạ đem được tử thi Chu Thống chế về phủ Đông Xương.
Xuân Mai và toàn gia vật mình lăn khóc không thôi. Sau đó mới lo việc tẩm liệm đồng thời trao trả binh phù ấn tín của chồng lại cho triều đình.
Lễ nghi quân cách xong xuôi, Xuân Mai cùng Chu Nhân và toàn gia đem linh cữu Chu Thống chế về huyện Thanh Hà làm đám tang.
Lại nói về Cát thị và Hàn Ái Thư, từ khi Xuân Mai tới phủ Đông Xương thì hai người ở nhà ăn uống thanh đạm, thủ tiết thờ Kính Tế.
Một hôm vào tiết cuối xuân sơ hạ, trời bắt đầu nóng nực, hai người tản bộ tới ngôi nhà mát ngoài hoa viên, gần thư phòng, thấy trong vườn muôn hoa nở đẹp, trên cành oanh hót yến cười. Ái Thư thấy cảnh xinh tươi, nghĩ tới người tình đã chết, bất giác rơi lệ, lòng đau như thắt. Cát thị cũng không ngăn nổi bi thương.
Hai người đang ngồi ủ rũ sầu thương thì Chu Tuyên em trai Chu Thống chế tới khuyên giải:
Hai chị em đừng nên buồn rầu nữa, chuyện gì qua rồi thì thôi, vì còn phải nghĩ tới chuyện hiện tại. Để tôi nói chuyện này cho mà nghe. Luôn mấy hôm nay không hiểu sao cứ đêm nằm làm tôi mộng mị toàn những chuyện chẳng lành. Đêm qua tôi lại mơ thấy một cây cung treo trên cột cờ, cột cờ gãy làm đôi, không hiểu là điềm lành hay điềm dữ.
Ái Thư nói:
Chắc nhị gia muốn nói tới việc chẳng lành xảy ra cho lão gia ở biên cương phải không?
Ba người còn đang phân vân nghĩ ngợi thì thấy lão gai nhân Chu Nhân mặc tang phục lật đật chạy vào lạy chào mà thưa:
Tai hoạ lớn lắm, lão gia đã vị quốc vong thân. Nguyên hồi thượng tuần tháng năm, vào ngày mồng bảy, lão gia tử trận gần ải Cao Dương. Hiện phu nhân và toàn gia quyến đã đem linh cữu lão gai về tới.
Ba người sững sờ kinh ngạc. Chu Tuyên vội sai phái gia nhận sắp đặt nhà cửa để nghênh tiếp linh cữu, bày bàn thờ tế lễ.
Toàn gia phục xuống mà kêu khóc. Chu Tuyên sai mời các vị tăng tới lập đàn tụng niệm. Sau đó ít ngày thì chọn ngày tốt an táng tại nghĩa địa tổ tiên.
Sau đó Chu Tuyên làm đơn về triều xin cho Kim can nhi được tập chức của cha. Ít ngày sau, triều đình gửi sắc thư về. Sắc thư viết:
Binh bộ thấy cố Thống chế Chu Tú vong thân báo quốc, chết vì việc quân vương, lòng trung dũng thật đáng khen thưởng, do đó truy phong chức Đô đốc, con trai được nuôi dưỡng theo lệ cũ và được kế tập chức tước của cha.
Xuân Mai mừng lắm, quên cả tang chồng, được yên về phần con, nên chỉ đêm ngày nghĩ chuyện dâm loạn vui thú. Chu Nghĩa thường xuyên lui tới tư thông với Xuân Mai, nhiều khi bị Xuân Mai giữa chặt trong phòng cả mấy ngày đêm.
Xuân Mai dâm dục quá độ, sinh bệnh mệt mỏi, mới đầu uống thuốc, sau thì không ăn không ngủ được, thân thể gầy còm, tinh thần hỗn loạn, nhưng tính dâm vẫn không bớt, Chu Nghĩa vẫn phải tận lực thoả mãn.
Chẳng bao lâu, vào đầu tháng sáu, Xuân Mai từ trần. Chu Nghĩa thấy Xuân Mai chết thì vội mở rương lấy trộm nhiều kim ngân châu báu mà trốn đi. A hoàn và đám gia nhân lúc đó mới thưa sự thật với Chu Tuyên. Chu Tuyên một mặt sai giam Chu Nhân lại, một mặt sai gia nhân tìm kiếm Chu Nghĩa. Chu Nghĩa đang ẩn náu tại nhà cô ở ngoại thành thì bị bắt trói đem về.
Chu Tuyên không muốn chuyện vỡ lỡ, sợ tai tiếng, triều đình có thể không cho kim ca nhi kế tập chức tước của cha, bèn cho dẫn Chu Nghĩa tới đại sảnh, không thèm hỏi han, ra lệnh đánh bốn chục trượng. Thương cho Chu Nghĩa, không chịu nổi đau mà chết.
Sau khi cho chôn cất Chu Nghĩa. Chu Tuyên cũng cho các nhũ mẫu và a hoàn như
Hải Đường, Nguyệt Quế ra khỏi phủ. Cát thị và Ái Thư khuyên can Chu Tuyên thế nào cũng không được.
Sau đó ít lâu, binh Đại Kim tiến vào Đông Kinh. Thái thượng Hoàng đế và Tĩnh Khang Hoàng đế đều bị bắt về nước Kim. Trung Nguyên vô chủ, trộm cướp giặc giã nổi lên như ong khắp nơi, dân gian điêu linh không sao kể xiết. Binh Kim lại kéo nhau tới các tỉnh các huyện mà cướp phá.
Khi binh Kim kéo tới tỉnh Sơn Đông, dân trong tỉnh lũ lượt bồng bế nhau chạy giặc, cha mất con vợ mất chồng, kêu khóc vang trời.
Cát thị được cha mẹ đem về, đưa đi trốn nạn. Ái Thư không biết nương tựa vào đâu, nhưng cũng phải thu vén của cải và ít quần áo rồi ra khỏi huyện Thanh Hà, đến bến Lâm Thanh định tìm cha mẹ. Nào ngờ tới nơi thì tửu lầu của Tạ Tam đã đóng cửa im ỉm, hỏi thăm thì biết Tạ Tam đã bỏ đi lánh nạn, may gặp Trần Tam Nhi. Tam Nhi bảo: – Phụ mẫu của thư thư đã theo Hà quan nhân về Hồ Châu từ trước rồi.
Ái Thư không biết làm sao, đành lang thang trên đường về Hồ Châu tìm cha mẹ. Dọc đường, tiền bạc hết, Ái Thư phải ôm cây đàn nguyệt, đàn hát rong ngoài đường để sống qua ngày. Đêm nghỉ ngày đi, khổ cực trăm phần không sao nói hết.
Đi như vậy được mấy tháng thì tới Từ Châu. Ái Thư thấy trời đã chiều, ghé vào một ngôi nhà xin tá túc. Một bà lão khoảng thất tuần đang ở trong bếp nấu cơm, thấy vậy chạy ra. Ái Thư vái chào mà nói:
Cháu là người huyện Thanh Hà, vì loạn lạc nên muốn đến Hồ Châu, đi ngang đây thì trời đã chiều, muốn xin tá túc lão bà qua đêm, sáng mai sẽ xin đi sớm. Chuyện tiền bạc xin đưa đủ, không dám thiếu.
Bà lão ngắm nghía Ái Thư, thấy dung nhan xinh đẹp, cử chỉ đoan trang ăn nói dịu dàng, không phải con nhà nghèo hèn, bèn đáp:
Nếu quả nương tử muốn nghỉ đỡ tại đây đêm nay thì mời vào trong này ngồi nghỉ, lão còn phải lo làm cơm cho mấy người lo việc vét sông tới ăn.
Nói xong thì thấy mấy người đàn ông kéo vào, người nào cũng đội nón, đóng khố’, chân tay mình mẩy, bê bết bùn đất. Đám người này hỏi: – Lão nương đã có cơm cho chúng tôi chưa?
Lão bà vội dọn cơm ra, gồm một thau cơm, mấy đĩa đậu kho và vài món thức ăn đạm bạc, đoạn bảo:
– Xong xuôi rồi đấy, vào mà ăn đi.
Mấy người quây xung quanh mâm cơm mà ăn uống ngon lành. Trong số có một người khoảng ngoài tứ tuần, mặt mũi hồng hào. Người này thấy Ái Thư đang ngồi trong giường thì hỏi bà lão:
Ai ngồi trong đó vậy? Lão bà đáp:
Nương tử đây là người huyện Thanh Hà, đang trên đường tới Hồ Châu, đi ngang đây thì trời tối nên ghé đây tạm trú qua đêm.
Người nọ hỏi Ái Thư:
Chẳng hay quý tính nương tử là gì?
Ái Thư đáp:
Tôi họ Hàn, cha tôi là Hàn Đoạ Quốc. Người này đứng vụt dậy, bước tới gần mà nói:
Cháu ơi, vậy cháu là Hàn Ái Thư, cháu gái của ta phải không? Ái Thư cũng vừa nhận ra, bèn hỏi lại:
Còn thúc thúc đây là em của phụ thân cháu, tên là Hàn Nhị phải không? Chú cháu cầm tay nhau mà khóc.
Lát sau Hàn Nhị mới hỏi:
Thế bây giờ cha mẹ cháu đâu? còn cháu thì ở Đông Kinh cơ mà, sao lại lưu lạc tới đây?
Ái Thư gạt nước mắt kể lại đầu đuôi mọi chuyện rồi nói thêm:
Gần đây cháu về làm vợ một người trong phủ Thủ bị, nhưng chồng chết, cháu ở goá thờ chồng. Trong khi đó thì cha mẹ cháu theo Hà quan nhân tới Hồ Châu. Gặp cảnh loạn lạc hiện nay, tuy không ai mong dẫn dắt, cháu vẫn một mình tìm đường tới Hồ Châu mong thấy lại mẹ cha. Dọc đường cháu phải đàn hát rong để kiếm tiền độ nhật, không ngờ lại may mắn gặp thúc thúc nơi đây.
Hàn Nhị nói:
Từ khi cha mẹ cháu lên Đông Kinh với cháu thì ta không kế sinh nhai, phải bán cả nhà cửa của cha mẹ cháu đi mà ăn, rồi san phải tìm đến nơi này làm phu vét sông, kiếm miếng cơm qua ngày. Bây giờ chú cháu đã gặp nhau thì ta và cháu cùng tới Hồ Châu tìm cha mẹ cháu.
Ái Thư đáp:
Nếu có thúc thúc cùng đi thì còn gì bằng.
Hàn Nhị quay ra lấy một bát cơm và ít thức ăn cho Ái Thư. Cơm gạo xấu, đồ ăn lại chẳng ra gì. Ái Thu cố lắm mới ăn được nửa bát, rồi đi nghỉ.
Sáng sớm hôm sau, đám phu vét sông kéo nhau đi làm việc. Hàn Nhị trả tiền trọ cho Ái Thư rồi chào lão bà, dắt Ái Thư đi.
Ái Thư thân thể yếu đuối, sau mấy tháng đi đường bộ đã hao mòn sức khoẻ, nay còn chút ít tư trang, liền đem bán đi, lấy tiền đáp thuyền, cùng Hàn Nhị tới Hồ Châu. Thuyền đi ít ngày sau thì tới nơi. Chú cháu dắt nhau lên bờ hỏi thăm nhà Hà quan nhân, không ngờ Hà quan nhân đã chết, vợ chồng Hàn Đạo Quốc được hưởng ít của cải và vài mẫu ruộng mà sông. Sau đó ít lâu thì Đạo Quốc cũng bệnh mà chết. Vương Hy sống với đứa con gái sáu tuổi của Hà quan nhân.
Hàn Nhị và Ái Thư hỏi thăm, tìm được tới nhà Vương thị. Vương thị lúc trước vốn tư thông với Hàn Nhị, gặp lại, hai người nối lại tình xưa, sống thành vợ chồng, lo làm ruộng mà sống.
Có một người con nhà hào phú ở Hồ Châu, thấy Ái Thư có nhan sắc thì nhờ người tới cầu thân, nhưng Ái Thư nhất định không chịu, quyết thủ tiết cùng Kính Tế. Hàn Nhị và Vương thị khuyên lơn ép buộc, Ái Thư liền cắt tóc vào chùa làm ni cô. Đến năm ba mươi mốt tuổi thì bị bệnh mà chết.
Thật là:
Sắc đẹp vùi sâu ba tấc đất Hồn trinh bay bổng chín từng trời.
Lại nói binh mã Đại Kim tràn qua phủ Đông Xương rồi tới huyện Thanh Hà, thì chỉ thấy cảnh điêu tàn hoang vắng, quan lại dân gian lánh nạn hết, cửa thành mở toang, bốn bề lạnh lẽo. Rải rác đây đó một vài tử thi hoặc sinh thối hoặc khô đét của những người vô gia cư chết vì đói. Đường phố hoang tàn, đồ đạc ngổn ngang. Những con chó đói, những con chuột chạy lang thang ngoài đường kiếm ăn.
Một số gia đình không biết chạy đâu, liền ở lại đóng cửa, sống nơm nớp qua ngày. Khi nghe tin quân Kim kéo tới, những gia đình này hoảng lên, thu nhặt quần áo tư trang tìm đường chạy trốn.
Nguyệt nương cũng thu vén kim ngân châu báu, giắt vào người.
Lúc đó thì Ngô Đại cữu đã chết vì bệnh, chỉ có Ngô Nhị cữu, Đại An và Tiểu Ngọc, dẫn Hiếu ca nhi, năm đó đã mười lăm tuổi, cùng Nguyệt nương định tới phủ Tế Nam nương nhờ Vân chỉ huy. Nhà cửa khoá hết cả lại. Nguyệt nương định tới Tế Nam, một là để lánh nạn binh đao, hai là để lo chuyện hôn nhân cho Hiếu ca nhi.
Dọc đường, chỉ thấy toàn người bồng bế gánh gồng chạy loạn, người nào cũng kinh hoàng. Nhóm Nguyệt nương năm người cũng đi lẫn vào đám người chạy loạn.
Đi tới một vừng hoang dã thì thấy một vị hoà thượng, mặc áo cà sa, tay chống gậy, chân đi dép cỏ, vai đeo một túi vải, từ xa tới, chặn Nguyệt nương lại, vái chào rồi lớn tiếng hỏi:
Ngô nương tử đi đâu vậy? trả đứa đồ đệ này cho tôi chứ? Vừa nói vừa chỉ Hiếu ca nhi. Nguyệt nương thất sắc hỏi lại:
Sư phụ bảo tôi trả đứa đồ đệ nào? sao có chuyện lạ vậy?
Vị hoà thượng nói:
Xin nương tử đừng giả vờ không biết. Hẳn nương tử còn nhớ mười lăm năm trước, nương tử bị tên Ân Thiên Tích lùng đuổi, phải tới động của tôi ở ngọn núi phí Đông Đại Nhạc tá túc qua đêm. Tôi là Tuyết động hoà thượng, pháp danh Phổ Tĩnh đây. Nương tử có hứa là cho tôi một đứa con làm đồ đệ, sao bây giờ lại thất hứa?
Ngô nhị cữu đứng bên nói:
Sư phụ là người tu hành, đức độ cao thành, cũng thấy rằng thời buổi loạn ly này, thư thư tôi bỏ nhà cửa mà lánh nạn, bên mình chỉ có mỗi đứa con trai, sau này còn mong nối dõi tông đường, lo việc hương hoả, chẳng lẽ thư thư tôi lại chịu bỏ con, cho làm đồ đệ đi theo sư phụ hay sao?
Hoà thượng hỏi Nguyệt nương:
Có thật nương tử nhất định không cho tôi tên đồ đệ này phải không?
Sư phụ à, xin đừng nói chuyện dông dài mất thì giờ của chúng tôi, dùng dằng thế này, lỡ quân giặc đuổi tới đằng sau thì sao?
Vị hoàng thượng nói:
Bây giờ trời cũng chiều rồi, có đi cũng chẳng được xa, binh Kim dù tới, cũng không đến nơi này, chi bằng mọi người theo tôi về chùa gần đây nghỉ đỡ một đêm, rồi mai đi sớm cũng không sao.
Nguyệt nương hỏi:
Sư phụ hiện trụ trì chùa nào vậy?
Vị hoà thượng lấy tay chỉ mà bào:
– Chùa gần ngay đây thôi.
Nói xong dẫn mọi người tới chùa. Nguyệt nương nhận ra là chùa Vĩnh Phúc, đã có dịp đến một lần. Vào tới nơi, thấy cảnh chùa hoang vắng, các hoà thượng bỏ đi gần hết, chỉ còn vài vị ở lại. Trên điện Phật có mấy nén hương đang cháy, bên cạnh có ngọn đèn leo lét. Nhsom Nguyệt nương năm người được mời, vào nghỉ trong phương trượng. Sa di đem ít cơm ra, mọi người ăn qua loa đỡ bụng. Trong lúc đó, vị Phổ Tĩnh thiền sư gõ mõ tụng kinh.
Trời tối hẳn, Phổ Tĩnh thiền sư mời Nguyệt nương, Tiểu Ngọc và Hiếu ca nhi vào ngủ trong trai phòng còn Ngô Nhị cữu và Đại An thì ngủ ngoài phương trượng.
Một ngày đường mệt nhọc khiến mọi người đặt lưng là ngủ, riêng Tiểu Ngọc ngủ không say, thỉnh thoảng lại trở mình trằn trọc. Lát sau, Tiểu Ngọc trở dậy, trở ra phương trượng ngồi xem Phổ Tĩnh thiền sư tụng kinh, Tiểu Ngọc cứ ngồi như thế cho đến canh ba. Bên ngoài trăng chiếu lờ mờ, cảnh vật hoàn toàn tịch mịch. Trên điện Phật,ngọn đèn leo lét toả một vùng sáng nhỏ nửa vàng nửa xanh.
Phổ Tĩnh thiền sư nhân buổi loạn ly, quan binh dân chúng chết nhiều, kẻ thân phơi chiến địa, người xá bỏ dọc đường thì động lòng từ bi, tụng một hơi một trăm thiên kinh giải oan để cầu cho các vong hồn được siêu sinh tịnh độ.
Lát sau thì những cơn gió buốt thấu xương theo nhau thổi tới, chập chờn trong gió như có hàng trăm hàng ngàn bóng người, kẻ cụt đầu kẻ mất tay, người mất chân, vỡ trán, kéo nhau tới nghe kinh, kẻ đứng người ngồi la liệt hai bên. Phổ Tĩnh thiền sư nói:
Chúng sinh các ngươi chẳng qua là oan oan tương báo, tuy chết đi cũng không thể giải thoát, nay hãy nghe ta để vong hồn được siêu độ, nghe xong thì đi.
Nói xong đọc một bài kệ rằng:
Khuyên người đừng tạo oan Oan sâu không giải được Oan sâu đã kết thành Ngàn năm cũng khó giải Nếu lấy oan giải oan Như mặt trời tan tuyết Nếu lấy oan báo oan Đến bao giờ mới diệt Những kẻ đã toạ oan Sẽ bị oan đeo miết Sám hối đi là vừa Tỉnh ngộ sẽ thấu triệt Nếu nghe theo lời ta Oan kia tự nhiên hết Nhờ kinh kệ lực thâm Xoa tan giúp ác nghiệp Các ngươi nếu thác sinh Oan khiên chẳng nên kết.
Đám oan hồn nghe xong đều lạy tạ mà đi. Tiểu Ngọc ngồi im lặng, vừa sợ vừa nhìn khắp các oan hồn, nhưng không nhận được ai. Lát sau có một người đàn ông thân hình cao lớn, mặt mũi tuấn tú, họng dính mũi tên, bước vào:
Ta là Thống chế Chu Tú, nhân giao tranh với binh Kim mà tử trận, nay được sư phụ giải thoát, sẽ tới Đông Kinh, thác sinh là con trai thứ ba của Trầm Trấn.
Lại thấy một thiếu phụ ôm bụng bước vào, bụng đầy máu me mà nói:
Tôi là vợ Võ Đại, họ Phan, sau làm thiếp của Tây Môn Khánh, bất hạnh bị kẻ thù là Võ Tòng sát hại, nay được sư phụ gia ân giải thoát, sẽ tới Đông Kinh làm con gái nhà họ Lê.
Lami thấy một thanh niên toàn thân đầy máu bước vào nói:
Tôi là Trần Kính Tế, lúc trước bị Trương Thắng giết, nay nhờ sư phụ giải thoát, sẽ tới Đông Kinh, thác sinh là con của nhà họ Vương.
Lại thấy một người đàn ông nhỏ bé, mặt xanh như tàu lá bước vào nói:
Tôi là Võ Đại, Vương bà xui Phan thị dùng thuốc đầu độc tôi, nay được sư phụ giải thoát, sẽ tới Từ Châu làm con một người nông dân họ Phạm.
Lại thấy một thiếu phụ mặt mày gầy gộc võ vàng, quần bê bết máu, bước vào nói:
Tôi là Lý thị, trước là vợ Hoa Tử Hư, sau làm thiếp của Tây Môn Khánh, bị bệnh băng huyết mà chết, nay được sư phụ giải thoát, sẽ lên Đông Kinh, thác sinh làm con gái của Viên Chỉ huy.
Lại thấy một người đàn ông bước vào nói:
Tôi là Hoa Tử Hư, bị vợ làm nổi giận, mang bệnh mà chết, nay được sư phụ giải thoát, sẽ lên Đông Kinh, thác sinh làm con của Trịnh thiên hộ.
Lại thấy một thiếu phụ cổ đeo dây thừng bước vào nói:
Tôi là Tống thị, vợ của Lai Vượng, gia nhân trong nhà Tây môn Khánh, tự ải mà chết, nay nhờ sư phụ giải thoát, sẽ thác sinh làm con gái nhà họ Chu ở Đông Kinh. Lại thấy một thiếu phụ mặt mày xanh mét bước vào nói:
Tôi là Bàng thị, vợ của Chu Thống chế, vì dâm dục quá độ mà chết, nay được sư phụ giải thoát, sẽ thác sinh làm con gái nhà họ Cự ở Đông Kinh.
Lại thấy một người đàn ông, quấn áo tả tơi, toàn thân nát bấy vì trượng, bước vào nói:
Tôi là Trương Thắng, bị đánh trượng chết, nay được sư phụ giải thoát sẽ thác sinh làm con của người nhà nghèo họ Cao ở đường Đại Hưng Đông Kinh.
Lại thấy một thiếu phụ, quanh cổ có sợi dây thừng bước vào nói:
Tôi là tôn tuyết Nga, thiếp của Tây Môn Khánh, tự ải mà chết, nay được sư phụ giải thoát sẽ lên ngoại ô Đông Kinh làm con gái người nhà nghèo họ Đào.
Lại có một người con gái trẻ tuổi, bước vào nói:
Tôi là Tây Môn Đại thư, con gái của Tây Môn Khánh, vợ của Trần Kính Tế, tự ải mà chết, nay được giải thoát, sẽ tới làm con nhà họ Phan ở ngoại ô Đông Kinh.
Lại thấy một thanh niên mình đầy vết trượng bước vào nói:
Tôi là Chu Nghĩa, bị đánh trượng mà chết, nay được giải thoát, sẽ thác sinh làm con nhà họ Cao ở ngoại ô Đông Kinh.
Mọi người nói xong thì vụt biến mất. Tiểu Ngọc ngồi chết lặng, nghĩ thầm:
Thì ra vị hoà thượng này nói chuyện được cả với ma quỷ.
Nói xong vào trai phòng, định báo với chủ. Trong khi đó Nguyệt nương giật mình thức dậy, kiểm điểm kim ngân, dắt kỹ trong mình, rồi dắt gia quyến lên đường đi Tế Nam.
Tới nơi hỏi thăm đường tìm đến nha môn của Vân Chỉ huy. Vân Chỉ huy lúc đó đã thăng chức Tham tướng. Vân Tham Tướng nghe nói Nguyệt nương đem Hiếu ca nhi lại thì mừng rỡ ra nghênh tiếp. cách đối xử nồng hậu chẳng khác ngày xưa.
Chủ khách thi lễ xong ngồi uống trà nói chuyện. Vân phu nhân bất hạnh đã qua đời cách nay không lâu. Do đó Vân Tham tướng phải nhờ người hàng xóm là Vương bà sang tiếp đãi Nguyệt nương, mời vào hậu đường dùng đại tiệc. Ngô Nhị cữu và Đại An được khoản đãi tại đại sảnh.
Tiệc xong, Nguyệt nương giao một số lớn kim ngân tư trang cho Vân Tham tướng, gọi là làm lễ cầu thân cho con trai mình với con gái tham tướng, theo lời ước lúc xưa. Vân Tham tướng nhận hết, nhưng không đả động gì tới chuyện hôn nhân.
Tối hôm đó, Vân Tham tướng lại nhờ Vương bà khoản đãi Nguyệt nương.
Trong tiệc, Vương bà nói:
Tham tướng đây chẳng may goá vợ, nhưng là người hiền hậu lắm. Tuy là võ quan, nhưng cũng là người có học, từng đọc sách thánh hiền, nên có đức độ của người quân tử. Ở đây chỉ là chức tham tướng, nhưng trên thì lo việc vua, dưới thì lo việc dân, một tay nắm quyền sinh quyền sát trong vùng. Nếu nương tử đây không chê thì duyên Tấn Tần sẵn đó, nương tử cùng Tham tướng vui điều loan phụng, mà ca nhi cũng thành đôi lứa. Nương tử tạm ở đây, chờ lúc thái bình trở về nhà cũ cũng không muộn. Chẳng hay tôn ý nương tử thế nào?
Nguyệt nương nghe xong thì kinh ngạc thất sắc, không nói được gì, mãi sau mới bảo:
Tôi không biết phải nghĩ sao, chuyện này cứ để đó đã.
Vương bà không nói gì thêm. Hôm sau thưa lại với Vân tham tướng.
Tối hôm sau, Vân tham tướng thết tiệc tại hậu đường, thân ngồi tiếp rượu mà nói:
Tẩu tẩu không biết, tôi tuy là chức quan nhỏ cai quản nơi xa, nhưng dưới tay cũng mấy vạn nhân mã, lại cũng không đến nỗi thiếu thốn, kim ngân gấm lụa không thứ gì là không có, chỉ thiếu mỗi một người làm chủ mọi việc trong nhà. Từ bao lâu nay, tôi chỉ tưởng nhớ tẩu tẩu như người khát nước, như đại hạn mong mưa. Không ngờ ngày nay tẩu tẩu tới đây lo chuyện hôn nhân cho lệnh lang, âu cũng là duyên trời đã định, việc con đã xong mà chuyện mẹ cũng vuông tròn, mẹ con cùng ở lại đây sống sung sướng, chẳng hay tẩu tẩu nghĩ thế nào?
Nguyệt nương nghe xong nổi giận tái sắc mà mắng:
Vân Lý Thủ, không ngờ ngươi mặt người dạ thú. Chồng ta lúc sinh tiền chưa hề bạc đãi nhà ngươi, nay sao ngươi dám buông lời vô lễ như vậy.
Vân Tham tướng không giận, trái lại còn tươi cười nói:
Xin nương tử bớt giận, linh vị lão gia đã để ở nhà, nếu chung thuỷ với lão gia thì nương tử tìm tới đây làm gì? thú thật với nương tử, từ lúc gặp được lại nương tử, chiêm ngưỡng tôn nhan, hồn vía tôi đã bay đâu mất, bây giờ tôi biết sao. Thôi thì nương tử nên suy nghĩ để cho việc tốt lành được thành tựu.
Nói xong, lại rót rượu cung kính mà mời. Nguyệt nương bảo:
Nếu vậy thì đại quan phải cho mời em trai tôi vào đây bàn chuyện.
Em trai nương tử và Đại An đã bị tôi giết rồi. Đoạn quát gia nhân:
Đem cái đó vào đây cho nương tử coi.
Gia nhân đem vào một cái hộp gỗ, bên trong đựng đầu của Ngô Nhị cữu và Đai An, máu me bê bết.
Nguyệt nưog nhìn qua, thất kinh biến sắc, rồi khóc ngất đi, ngã xuống đất.
Vân tham tướng vội ôm dậy lay gọi mà bảo:
Nàng đừng quá buồn phiền, em nàng đã chết nhưng nàng sẽ trở thành vợ tôi. Tôi chẳng gì cũng là chức Tham tướng, có gì là không xứng đáng với nàng đâu.
Nguyệt nương nghĩ thầm:
Thằng khốn này nó đã hại em mình và gia nhân của mình, nếu mình không thuận theo nó tất cũng bị nó giết… nghĩ vậy bèn làm mặt vui vẻ mà bảo:
Nhưng nếu chàng nghe lời tôi thì tôi mới chịu cùng chàng kết nghĩa vợ chồng.
Chuyện gì tôi cũng xin nghe theo nàng hết. Nguyệt nương bảo:
Chàng phải lo việc hôn nhân cho con trai tôi xong đã. Vân Tham tướng bảo:
Chuyện đó dễ.
Đoạn cho gọi con gái là Vân tiểu thư ra, bảo gặp mặt Hiếu ca nhi, rồi sai gia nhân dọn phòng hoa chúc cho hai trẻ làm lễ hợp cẩn rồi động phòng ngay.
Sau đó Vân Tham tướng kéo Nguyệt nương về phòng riêng của mình nài ép chuyện mây mưa. Nguyệt nương không chịu, giẫy giụa cự tuyệt. Vân Tham tướng nhỏm dậy nổi giận mắng:
À thì ra nàng lừa ta phải không? nàng để con gái ta thất thân với con trai nàng rồi nàng cự tuyệt ta. Nàng tưởng ta không dám giết con trai nàng hay sao?
Nói xong đứng dậy với thanh kiếm treo trên tường, xồng xộc chạy tới giết Hiếu ca nhi. Nguyệt nương chạy theo tới, thấy con trai mình nằm chết giữa nhà, máu chảy lênh láng. Nguyệt nương thấy con đã chết thì thất kinh kêu lên một tiếng. Ngờ đâu bừng tỉnh dậy, mới biết tất cả những chuyện vừa rồi chỉ là cơn ác mộng, tức thì mồ hôi tháo ra như tắm, tứ chi bải hoải, miệng lầm bầm:
Lạ thật, lạ thật.
Sao Đại nương giật mình kêu khóc vậy? Nguyệt nương đáp:
Ta vừa trải qua cơn ác mộng.
Đoạn kể lại đầu đuôi cho Tiểu Ngọc nghe. Thì ra chủ tớ còn đang nằm trong trai phòng của chùa Vĩnh Phúc. Tiểu Ngọc nghe xong nói:
Hồi nãy tôi không ngủ, lén ra ngoài phương trượng coi, thì thấy lão hoà thượng nói chuyện với ma quỷ. Hồi nãy Ngũ nương, Lục nương, cậu Kính Tế, Chu Thủ bị, Tứ nương, vợ Lai Vượng, và Đại Thư đều có tới nói chuyện với hoà thượng, sau đó thì tất cả cùng biến mất.
Nguyệt nương bảo:
Mấy người đó đều được mai táng sau chùa này, đêm khuya yên tĩnh, hồn họ đi ra đi vào là chuyện thường.
Chủ tớ thì thầm trò chuyện, trong khi bên ngoài gà gáy sáng, trời canh năm đã thấy tờ mờ. Nguyệt nương dậy rửa mặt chải đầu rồi quần áo chỉnh tề vào lễ trước Phật đài, thắp hương khấn khứa.
Phổ Tĩnh thiền sư ngồi trên giường gần đó cao giọng bảo:
Ngô nương tử, bây giờ thì nương tử đã tỉnh ngộ chưa? Nguyệt nương vội bước tới trước giường quỳ lạy mà nói:
Bẩm với tôn sư, đệ tử là Ngô thị người trần mắt thịt, không biết tôn sư là Phật sống, rõ cả giấc mộng vừa rồi của đệ tử. Sau giấc mộng đó thì đệ tử đã tỉnh ngộ rồi.
Thiền sư bảo:
Nếu đã tỉnh ngộ thì đừng đi đâu cả, ngươi có đi thì cũng chỉ đến như giấc mơ hồi nãy mà thôi, nghĩa là cả năm người đều có thể mất mạng. Con trai ngươi có phận có duyên nên mới gặp ta, ấy cũng là nhờ ngươi bình nhật vẫn một lòng làm điều thiện, nếu không thì khó tránh khỏi cảnh cốt nhục phân ly. Lúc người chồng ngươi là Tây Môn Khánh tạo ác gây tội, nên đứa con này mới thác sinh vào gia đình ngươi để phá gia sản ngươi. Nay ta thấy vậy nên mới thu nhận nó làm đồ đệ để độ thoát cho nó. Vả lại người đời có câu, một đứa con xuất gia thì tổ tiên từ chín đời trở xuống cũng được thăng thiên, cho nên oan khiên của người chồng ngươi cũng nhờ đó mà tiêu tán. Nếu ngươi không tin, theo ta ra đây, ta chỉ cho coi.
Nói xong, bước ra phương trượng. Hiếu ca nhi đang nằm ngủ chưa dậy.
Thiền sư cầm cây gậy chỉ vào Hiếu ca nhi, tức thì Nguyệt nương và mọi người thấy Hiếu ca nhi lăn trở trên giường rồi đột nhiên biến thành Tây Môn Khánh cổ đeo gông, chân tay bị xiềng xích, đang lăn lộn thê thảm. Thiền sư chỉ đầu gật một cái, lại thấy Hiếu ca nhi đang nằm ngủ như cũ. Nguyệt nương bất giác ôm mặt khóc lớn.
Thì ra Hiếu ca nhi chính là Tây Môn Khánh thác sinh.
Lát sau Hiếu ca nhi thức dậy. Nguyệt nương gọi con lại hỏi:
Bây giờ ta muốn cho con theo sư phụ đây làm đồ đệ để tu hành, con nghĩ sao?
Hiếu ca nhi thuận ngay.
Thiền sư đưa Hiếu ca nhi vào Phật đài làm lễ, rồi cắt tóc cho. Hiếu ca nhi tỏ vẻ mừng rỡ lắm, không hề có vẻ buồn rầu hối tiếc gì cả. Nguyệt nương thì buồn thảm khóc lóc khôn nguôi, kể lể rằng:
Bao công lao mang nặng đẻ đau mới có ngươi, lại chịu bao cực khổ nuôi ngươi khôn lớn, những mong ngươi nối dõi tông đường, nào ngờ lại có ngày nay.
Ngô Nhị cữu, Tiểu Ngọc và Đại An cũng không nén được xúc động.
Thiền sư đặt pháp danh cho Hiếu ca nhi là Minh Ngộ, bảo Minh Ngộ lạy từ mẹ và cậu, cáo biệt hai gia nhân, rồi theo mình đi.
Lúc sắp đi, Thiền sư dặn Nguyệt nương:
Các ngươi đừng đi đâu cả, binh Kim cũng sắp triệt thoái nay mai, rồi nam bắc sẽ chia làm hai triều đình, trung nguyên cũng đã có hoàng đế rồi. Chỉ trong vòng mười ngày nữa, chuyện can qua sẽ hết, địa phương sẽ trở lại yên tĩnh, các ngươi sẽ về nhà sống yên ổn như thường.
Nguyệt nương hỏi:
Bẩm sư phụ, nay sư phụ dẫn con tôi đi, vậy đến bao giờ mẹ con tôi lại được nhìn thấy mặt nhau?
Hỏi xong, không ngăn nổi bi thương, lại ôm mặt khóc lớn. Thiền sư bảo:
Không việc gì phải khóc, có nín ngay không? kìa, binh Kim kéo đến rồi kìa.
Mọi người hốt hoảng quay nhìn ra ngoài. Tức thì Phổ Tĩnh thiền sư cùng Minh Ngộ hoá thành trận gió mà đi, không còn thấy bóng dáng đâu nữa.
Nguyệt nương cùng em trai và hai gia nhân tạm trú tại chùa Vĩnh Phúc khoảng mười ngày, quả nhiên vua Đại Kim lập Trương Bang Xương làm Hoàng đế tại Đông Kinh, lập thành triều đình có đủ văn võ bá quan.
Còn Khang Vương vượt sông, tức vị tại Kiến Khang, tức là Cao Tông Hoàng đế, phong Tòng Trạch làm đại tướng, lấy lại được Sơn Đông Hà Bắc, lập thành Nam triều.
Thiên hạ trở lại thái bình, dân gian trở về nghiệp cũ.
Nguyệt nương về nhà, kiểm điểm lại, thấy đồ đạc nhà còn y nguyên, không mất mát gì.
Về sau Nguyệt nương đổi họ cho Đại An thành Tây Môn An, hưởng sản nghiệp của chủ để thờ phụng chủ. Người trong huyện gọi Đại An là Tây Môn Tiểu viên ngoại.
Nguyệt nương được hai vợ chồng Đại An nuôi nấng phụng dưỡng tuổi già, hưởng thọ ngoài thất tuần, đó cũng là nhờ Nguyệt nương bình sinh không phải là người dâm bôn, nên mới được hưởng phúc như vậy.
Có thơ rằng:
Sách xưa ý tứ mang mang.
Cho hay là lẽ tuần hoàn cao xa.
Tây Môn tuyệt tự mới là.
Còn Trần Kính Tế phải sa cực hình.
Nguyệt nương phúc thọ riêng mình.
Bình, Mai dâm đãng, lênh đênh hoàng tuyền.
Hung tàn báo lại Kim Liên.
Dâm ô tiếng xấu bia truyền nghìn năm.
Hết
Về phần Ái Thư, cùng Cát thị ở goá thủ tiết thờ Kính Tế, hai người xưng hô với nhau là chị em, rất là tương đắc. Ngày ngày hai người bầu bạn với Xuân Mai trong thời gian Thống chế xa nhà.
Chỉ ít ngày sau, vì không còn sự giúp đỡ của Kính Tế nữa, vợ chồng Đạo Quốc lại lâm cảnh túng thiếu, phải nhờ Trần Tam Nhị mời Hà quan nhân tới. Hà quan nhân thấy Lưu Nhị đã chết, mối hại ở địa phương không còn, nên lại tiếp tục lui tới với Vương thị.
Một hôm Hà quan nhân bảo vợ chồng Đạo Quốc rằng:
Con gái hai người đã vào phủ Thống chế sống đời goá bụa rồi, nó cũng yên thân nó, bây giờ để tôi lo bán hết hàng hoá tại đây rồi hai người theo về ở với tôi tại Hồ Châu, hơn là cứ ở đây lông bông như thế này.
Đạo Quốc nói:
Quan nhân đã có lòng đoái tưởng như vậy thì còn gì bằng.
Ít hôm sau, Hà quan nhân bán hết hàng, thuê thuyền đem vợ chồng Đạo Quốc về Hồ Châu.
Về phần Ái Thư, cùng Cát thị ở goá thủ tiết thờ Kính Tế, hai người xưng hô với nhau là chị em, rất là tương đắc. Ngày ngày hai người bầu bạn với Xuân Mai trong thời gian Thống chế xa nhà.
Thời gian thấm thoát trôi qua, Kim ca nhi ngày một lớn.
Năm đó Kim ca nhi đã sáu tuổi, con gái của Tôn Nhị nương cũng đã tám tuổi. Sinh hoạt trong nhà cứ bình thản êm đềm, nhờ có hai đứa trẻ nên cũng không buồn thảm lắm. Xuân Mai thì đường đường là một bậc mệnh phụ phu nhân, ăn ngon mặc đẹp, trân châu bảo ngọc kim ngân trong nhà không thiếu thứ gì, chỉ phải sống đời cô độc chăn gối lạnh lùng.
Trong thời gian đó, Lý An chăm chỉ trông coi mọi việc trong nhà, được Xuân Mai đem lòng để ý, vì Lý An cũng không phải là người xấu xí, lại có công cứu Xuân Mai thoát khỏi bàn tay sát nhân của Trương Thắng ngày trước.
Một đêm trời đông tháng giá, sau khi tuần phòng quanh phủ, Lý An về ngủ tại phòng riêng, bỗng nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, vội nhỏm dậy hỏi: – Ai đó?
Chỉ nghe tiếng đàn bà nói nhỏ:
– Mở cửa mau đi.
Lý An bước ra mở cửa. Cánh cửa vừa hé mở, một người đàn bà lách vội vào. Lý An quay lại vặn đèn lớn lên, nhận ra nhũ mẫu Kim Quỹ, bèn hỏi:
Chị tới đây giờ này có chuyện gì vậy? Kim Quỹ đáp: không phải tôi tự ý đến mà là phu nhân sai đến. Lý An lại hỏi:
Phu nhân cần dạy bảo chuyện gì?
Làm sao anh biết được, phu nhân sai tôi đến đây xem anh đã ngủ chưa để cho anh cái này.
Nói xong lấy ra một bộ quần áo, nói tiếp:
Đây là mấy bộ quần áo đàn ông và đàn bà, phu nhân bảo đem thưởng cho anh và mẹ anh, để gọi là đền công anh đã chở kim ngân từ Tế Nam về, lại để cảm tạ anh đã cứu phu nhân, nếu không có anh thì phu nhân đã bị Trương Thắng hại rồi.
Để mấy bộ quần áo lên bàn, Kim Quý nói tiếp:
Mà còn chuyện này nữa, chút nữa thì quên.
Nói xong lấy ra năm lạng bạc nguyên bảo sang chói đưa cho Lý An rồi vội vã bước ra.
Lý An tự nhiên được tiền bạc quần áo thì cứ ngẩn ngơ chẳng hiểu tại sao.
Sáng sớm hôm sau, Lý An đem các thứ về nhà đưa cho mẹ. Mẹ hỏi:
– Ở đâu mà ra vậy?
Lý An kể lại chuyện đêm qua. Người mẹ nghe xong dậm chân kêu khổ mà bảo:
Ngày trước thằng Trương Thắng vì làm chuyện này nọ mà bị đánh tới chết. Nay ngươi có hiểu ý phu nhân khi cho người những thứ này không? Ta nay ngoài sáu mươi tuổi rồi, từ khi cha ngươi qua đời, ta chỉ lo lắng săn sóc cho ngươi, nay nếu ngươi chạm vào chuyện tội lỗi gì thân già ta biết nương tựa vào đâu. Bây giờ ngươi ở nhà đi, đừng vào phủ nữa.
Lý An chợt hiểu ra, nhưng hỏi lại:
Con không vào phủ thì phu nhân cho người tới gọi, biết làm sao?
Ngươi cứ trả lời là ta bị cảm hàn, ngươi phải ở nhà săn sóc ta ít hôm. Lý An nói:
Nhưng sớm muộn gì cũng lại phải vào phủ, vả lại lỡ lão gia về, không thấy con thì biết ăn nói làm sao?
Bà mẹ bảo:
Thì ngươi tạm đến ở với thúc thúc ngươi là Sơn Đông Dạ Xoa Lý Quý ít tháng đi. Rồi xem sự thể ra sao sẽ tính sau.
Lý An vốn là người có hiếu, nghe mẹ nói vậy thì chuẩn bị hành lý, ngay hôm đó tìm đến Thanh Châu ở với chú là Lý Quý.
Xuân Mai thấy Lý An không vào phủ lo việc thì năm lần bảy lượt sai gia nhân tới nhà hỏi. Bà mẹ lúc đầu nói là mình cảm hàn, Lý An phải ở nhà săn sóc, sau thì nói là Lý An đã về quê quán làm ăn.
Xuân Mai vừa buồn vừa giận, nhưng không biết làm sao.
Thời gian qua mau, thấm thoắt đã tới thượng tuần tháng giêng, Chu Thống chế xa nhà đã lâu, liền sai Chu Trung đem thư về, bảo Xuân Mai đem Tôn Nhị nương vài hai đứa trẻ cùng gia nhân, xếp hành lý lên xe tới cư ngụ tại phủ Đông Xương cho gần. Lại sai Chu Trung về quê gọi người em của mình là Chu Tuyên tới coi nhà tại huyện Thanh Hà.
Sau đó Chu Trung cùng Chu Tuyên, Cát thị và Ái Thư cùng một ít gia nhân ở lại phủ, còn Chu Nhân dẫn Xuân Mai, Tôn Nhị nương, hai đứa trẻ và một số gia nhân lên đường tới phủ Đông Xương.
Dọc đường bình an. Tới nơi, Chu Thống chế thân ra đón tiếp gia quyến.
Thấy thê thiếp vợ con bao năm xa cách, Chu Thống chế mừng rỡ khôn cùng, đem tất cả về cư ngụ tại công thự sau phủ Thống chế.
Xếp đặt xong xuôi, mọi người họp mặt uống trà, Chu Nhân thưa lại mọi chuyện. A hoàn gia nhân lần lượt tới lạy chào. Chu Thống chế hỏi:
Lý An đâu, sao không thấy? Xuân Mai đáp:
Nhắc đến nó làm gì nữa, tôi thấy nó có công cứu tôi thoát khỏi tay thằng Trương Thắng, lại có công tuần phòng canh giữ phủ nên đối với nó rất tốt, cho tiền bạc quần áo để nó đem về cho mẹ nó. Nào ngờ, mới đây nó lén vào trong hậu đường, có gó bạc năm chục lạng để trên bàn, nó ăn trộm luôn rồi trốn đi. Tôi mấy lần sai gia nhân tới hỏi mẹ nó thí mới đầu mẹ nó còn nói dối quanh, sau mới nói thật là nó trốn về quê ở Thanh Châu rồi.
Chu Thống chế bảo:
Tôi cứ nghĩ là thằng đó trung thành, không ngờ cũng là đứa phụ ân như vậy, để rồi thủng thẳng tôi sẽ cho người bắt nó.
Hôm đó, Xuân Mai không nói tới vụ Hàn Ái Thư.
Hôm sau, Xuân Mai lo trông coi gia nhân sửa soạn lại nhà cửa, trang hoàng chỗ ăn ở cho hợp ý mình.
Liên tiếp mấy hôm nữa, Chu Thống chế suốt ngày bận việc quân binh, bận rộn mệt nhọc quên cả ăn ngủ, ngày đêm không được nghỉ ngơi, đến cả chuyện chăn gối cũng hững hờ. Xuân Mai thấy vậy buồn bực lắm, vì được ở gần chồng mà cũng như không.
Do đó Xuân Mai để ý tới người con trai thứ của lão gia nhân Chu Trung là Chu Nghĩa, mới mười chín tuổi, mặt mũi khôi ngô, mi thanh mục tú, liền tìm cách gần gũi mua chuộc rồi mắt qua mày lại, giở trò quyến rũ. Chu Nghĩa trẻ tuổi hiếu sắc, toa rập với Xuân Mai làm chuyện tồi bại.
Chủ tớ lén lút tư thông. Xuân Mai thường gọi Chu Nghĩa vào phòng riêng đánh cờ uống rượu, không cần che đậy, chỉ cần giấu một mình Chu Thống chế mà thôi.
Sau đó ít lâu, Hoàng đế nước Đại Kim ở phía Bắc diệt được nước Liêu, rồi đem đại binh theo hai đường sang quấy nhiễu Trung Nguyên. Đại nguyên soái nước Kim là Niêm Một Hát đem mười vạn binh mã theo đường Thái Nguyên tiến về Đông Kinh. Phó soái nước Đại Kim là Cán Ly Bất do đường Đàn châu vào đánh phá ải Cao Dương. Binh mã biên phòng của Trung Quốc không chống nổi. Binh bộ thượng thư Lý Cương và Đại tướng Chủng Sư Đạo hoảng lên, phải ra lệnh cho quan binh tại Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Quan Đông ra Thiểm Tây phải cố sức phòng ngự.
Chu Thống chế được văn thư từ triều đình, ra lệnh phòng ngự thì vội vàng chỉnh đốn nhân mã, tiến binh ra gần biên giới. Nhưng chưa tới nơi thì đã nghe tin Phó soái nước Đại Kim là Cán Ly Bất hạ ải Cao Dươn, tướng sĩ triều đình tử trận vô số. Lúc đó là vào thượng tuần tháng năm, gió lốc mù mịt, cát bụi bay đầy trời.
Chu Thống chế vẫn đem binh tiến đanh, nhưng Cán Ly Bất phản công dũng mảnh. Chu Thống chế bị một mũi tên ghim trúng yết hầu, ngã xuống ngựa mà tử trận. Các tướng bộ hạ thấy vậy xô tới cứu, bị quân Kim dùng tên bắn ngã rất nhiều. Quan binh thiệt hại nặng nề, số tử trận và bị thương không sao đếm hết.
Thương cho Chu Thống chế, phận tướng tài một phút vong thân. Năm đó mới bốn mươi bảy tuổi.
Thật là:
Tôi trung tướng giỏi là đâu Biên cương thân giãi, địa đầu máu loang.
Tuần phủ Trương Thúc Dạ thấy Chu Thống chế đã tử trận, thì lui binh về phủ Đông Xương cố thủ, kiểm điểm sĩ tốt rồi cấp báo về triều.
Các tướng bộ hạ đem được tử thi Chu Thống chế về phủ Đông Xương.
Xuân Mai và toàn gia vật mình lăn khóc không thôi. Sau đó mới lo việc tẩm liệm đồng thời trao trả binh phù ấn tín của chồng lại cho triều đình.
Lễ nghi quân cách xong xuôi, Xuân Mai cùng Chu Nhân và toàn gia đem linh cữu Chu Thống chế về huyện Thanh Hà làm đám tang.
Lại nói về Cát thị và Hàn Ái Thư, từ khi Xuân Mai tới phủ Đông Xương thì hai người ở nhà ăn uống thanh đạm, thủ tiết thờ Kính Tế.
Một hôm vào tiết cuối xuân sơ hạ, trời bắt đầu nóng nực, hai người tản bộ tới ngôi nhà mát ngoài hoa viên, gần thư phòng, thấy trong vườn muôn hoa nở đẹp, trên cành oanh hót yến cười. Ái Thư thấy cảnh xinh tươi, nghĩ tới người tình đã chết, bất giác rơi lệ, lòng đau như thắt. Cát thị cũng không ngăn nổi bi thương.
Hai người đang ngồi ủ rũ sầu thương thì Chu Tuyên em trai Chu Thống chế tới khuyên giải:
Hai chị em đừng nên buồn rầu nữa, chuyện gì qua rồi thì thôi, vì còn phải nghĩ tới chuyện hiện tại. Để tôi nói chuyện này cho mà nghe. Luôn mấy hôm nay không hiểu sao cứ đêm nằm làm tôi mộng mị toàn những chuyện chẳng lành. Đêm qua tôi lại mơ thấy một cây cung treo trên cột cờ, cột cờ gãy làm đôi, không hiểu là điềm lành hay điềm dữ.
Ái Thư nói:
Chắc nhị gia muốn nói tới việc chẳng lành xảy ra cho lão gia ở biên cương phải không?
Ba người còn đang phân vân nghĩ ngợi thì thấy lão gai nhân Chu Nhân mặc tang phục lật đật chạy vào lạy chào mà thưa:
Tai hoạ lớn lắm, lão gia đã vị quốc vong thân. Nguyên hồi thượng tuần tháng năm, vào ngày mồng bảy, lão gia tử trận gần ải Cao Dương. Hiện phu nhân và toàn gia quyến đã đem linh cữu lão gai về tới.
Ba người sững sờ kinh ngạc. Chu Tuyên vội sai phái gia nhận sắp đặt nhà cửa để nghênh tiếp linh cữu, bày bàn thờ tế lễ.
Toàn gia phục xuống mà kêu khóc. Chu Tuyên sai mời các vị tăng tới lập đàn tụng niệm. Sau đó ít ngày thì chọn ngày tốt an táng tại nghĩa địa tổ tiên.
Sau đó Chu Tuyên làm đơn về triều xin cho Kim can nhi được tập chức của cha. Ít ngày sau, triều đình gửi sắc thư về. Sắc thư viết:
Binh bộ thấy cố Thống chế Chu Tú vong thân báo quốc, chết vì việc quân vương, lòng trung dũng thật đáng khen thưởng, do đó truy phong chức Đô đốc, con trai được nuôi dưỡng theo lệ cũ và được kế tập chức tước của cha.
Xuân Mai mừng lắm, quên cả tang chồng, được yên về phần con, nên chỉ đêm ngày nghĩ chuyện dâm loạn vui thú. Chu Nghĩa thường xuyên lui tới tư thông với Xuân Mai, nhiều khi bị Xuân Mai giữa chặt trong phòng cả mấy ngày đêm.
Xuân Mai dâm dục quá độ, sinh bệnh mệt mỏi, mới đầu uống thuốc, sau thì không ăn không ngủ được, thân thể gầy còm, tinh thần hỗn loạn, nhưng tính dâm vẫn không bớt, Chu Nghĩa vẫn phải tận lực thoả mãn.
Chẳng bao lâu, vào đầu tháng sáu, Xuân Mai từ trần. Chu Nghĩa thấy Xuân Mai chết thì vội mở rương lấy trộm nhiều kim ngân châu báu mà trốn đi. A hoàn và đám gia nhân lúc đó mới thưa sự thật với Chu Tuyên. Chu Tuyên một mặt sai giam Chu Nhân lại, một mặt sai gia nhân tìm kiếm Chu Nghĩa. Chu Nghĩa đang ẩn náu tại nhà cô ở ngoại thành thì bị bắt trói đem về.
Chu Tuyên không muốn chuyện vỡ lỡ, sợ tai tiếng, triều đình có thể không cho kim ca nhi kế tập chức tước của cha, bèn cho dẫn Chu Nghĩa tới đại sảnh, không thèm hỏi han, ra lệnh đánh bốn chục trượng. Thương cho Chu Nghĩa, không chịu nổi đau mà chết.
Sau khi cho chôn cất Chu Nghĩa. Chu Tuyên cũng cho các nhũ mẫu và a hoàn như
Hải Đường, Nguyệt Quế ra khỏi phủ. Cát thị và Ái Thư khuyên can Chu Tuyên thế nào cũng không được.
Sau đó ít lâu, binh Đại Kim tiến vào Đông Kinh. Thái thượng Hoàng đế và Tĩnh Khang Hoàng đế đều bị bắt về nước Kim. Trung Nguyên vô chủ, trộm cướp giặc giã nổi lên như ong khắp nơi, dân gian điêu linh không sao kể xiết. Binh Kim lại kéo nhau tới các tỉnh các huyện mà cướp phá.
Khi binh Kim kéo tới tỉnh Sơn Đông, dân trong tỉnh lũ lượt bồng bế nhau chạy giặc, cha mất con vợ mất chồng, kêu khóc vang trời.
Cát thị được cha mẹ đem về, đưa đi trốn nạn. Ái Thư không biết nương tựa vào đâu, nhưng cũng phải thu vén của cải và ít quần áo rồi ra khỏi huyện Thanh Hà, đến bến Lâm Thanh định tìm cha mẹ. Nào ngờ tới nơi thì tửu lầu của Tạ Tam đã đóng cửa im ỉm, hỏi thăm thì biết Tạ Tam đã bỏ đi lánh nạn, may gặp Trần Tam Nhi. Tam Nhi bảo: – Phụ mẫu của thư thư đã theo Hà quan nhân về Hồ Châu từ trước rồi.
Ái Thư không biết làm sao, đành lang thang trên đường về Hồ Châu tìm cha mẹ. Dọc đường, tiền bạc hết, Ái Thư phải ôm cây đàn nguyệt, đàn hát rong ngoài đường để sống qua ngày. Đêm nghỉ ngày đi, khổ cực trăm phần không sao nói hết.
Đi như vậy được mấy tháng thì tới Từ Châu. Ái Thư thấy trời đã chiều, ghé vào một ngôi nhà xin tá túc. Một bà lão khoảng thất tuần đang ở trong bếp nấu cơm, thấy vậy chạy ra. Ái Thư vái chào mà nói:
Cháu là người huyện Thanh Hà, vì loạn lạc nên muốn đến Hồ Châu, đi ngang đây thì trời đã chiều, muốn xin tá túc lão bà qua đêm, sáng mai sẽ xin đi sớm. Chuyện tiền bạc xin đưa đủ, không dám thiếu.
Bà lão ngắm nghía Ái Thư, thấy dung nhan xinh đẹp, cử chỉ đoan trang ăn nói dịu dàng, không phải con nhà nghèo hèn, bèn đáp:
Nếu quả nương tử muốn nghỉ đỡ tại đây đêm nay thì mời vào trong này ngồi nghỉ, lão còn phải lo làm cơm cho mấy người lo việc vét sông tới ăn.
Nói xong thì thấy mấy người đàn ông kéo vào, người nào cũng đội nón, đóng khố’, chân tay mình mẩy, bê bết bùn đất. Đám người này hỏi: – Lão nương đã có cơm cho chúng tôi chưa?
Lão bà vội dọn cơm ra, gồm một thau cơm, mấy đĩa đậu kho và vài món thức ăn đạm bạc, đoạn bảo:
– Xong xuôi rồi đấy, vào mà ăn đi.
Mấy người quây xung quanh mâm cơm mà ăn uống ngon lành. Trong số có một người khoảng ngoài tứ tuần, mặt mũi hồng hào. Người này thấy Ái Thư đang ngồi trong giường thì hỏi bà lão:
Ai ngồi trong đó vậy? Lão bà đáp:
Nương tử đây là người huyện Thanh Hà, đang trên đường tới Hồ Châu, đi ngang đây thì trời tối nên ghé đây tạm trú qua đêm.
Người nọ hỏi Ái Thư:
Chẳng hay quý tính nương tử là gì?
Ái Thư đáp:
Tôi họ Hàn, cha tôi là Hàn Đoạ Quốc. Người này đứng vụt dậy, bước tới gần mà nói:
Cháu ơi, vậy cháu là Hàn Ái Thư, cháu gái của ta phải không? Ái Thư cũng vừa nhận ra, bèn hỏi lại:
Còn thúc thúc đây là em của phụ thân cháu, tên là Hàn Nhị phải không? Chú cháu cầm tay nhau mà khóc.
Lát sau Hàn Nhị mới hỏi:
Thế bây giờ cha mẹ cháu đâu? còn cháu thì ở Đông Kinh cơ mà, sao lại lưu lạc tới đây?
Ái Thư gạt nước mắt kể lại đầu đuôi mọi chuyện rồi nói thêm:
Gần đây cháu về làm vợ một người trong phủ Thủ bị, nhưng chồng chết, cháu ở goá thờ chồng. Trong khi đó thì cha mẹ cháu theo Hà quan nhân tới Hồ Châu. Gặp cảnh loạn lạc hiện nay, tuy không ai mong dẫn dắt, cháu vẫn một mình tìm đường tới Hồ Châu mong thấy lại mẹ cha. Dọc đường cháu phải đàn hát rong để kiếm tiền độ nhật, không ngờ lại may mắn gặp thúc thúc nơi đây.
Hàn Nhị nói:
Từ khi cha mẹ cháu lên Đông Kinh với cháu thì ta không kế sinh nhai, phải bán cả nhà cửa của cha mẹ cháu đi mà ăn, rồi san phải tìm đến nơi này làm phu vét sông, kiếm miếng cơm qua ngày. Bây giờ chú cháu đã gặp nhau thì ta và cháu cùng tới Hồ Châu tìm cha mẹ cháu.
Ái Thư đáp:
Nếu có thúc thúc cùng đi thì còn gì bằng.
Hàn Nhị quay ra lấy một bát cơm và ít thức ăn cho Ái Thư. Cơm gạo xấu, đồ ăn lại chẳng ra gì. Ái Thu cố lắm mới ăn được nửa bát, rồi đi nghỉ.
Sáng sớm hôm sau, đám phu vét sông kéo nhau đi làm việc. Hàn Nhị trả tiền trọ cho Ái Thư rồi chào lão bà, dắt Ái Thư đi.
Ái Thư thân thể yếu đuối, sau mấy tháng đi đường bộ đã hao mòn sức khoẻ, nay còn chút ít tư trang, liền đem bán đi, lấy tiền đáp thuyền, cùng Hàn Nhị tới Hồ Châu. Thuyền đi ít ngày sau thì tới nơi. Chú cháu dắt nhau lên bờ hỏi thăm nhà Hà quan nhân, không ngờ Hà quan nhân đã chết, vợ chồng Hàn Đạo Quốc được hưởng ít của cải và vài mẫu ruộng mà sông. Sau đó ít lâu thì Đạo Quốc cũng bệnh mà chết. Vương Hy sống với đứa con gái sáu tuổi của Hà quan nhân.
Hàn Nhị và Ái Thư hỏi thăm, tìm được tới nhà Vương thị. Vương thị lúc trước vốn tư thông với Hàn Nhị, gặp lại, hai người nối lại tình xưa, sống thành vợ chồng, lo làm ruộng mà sống.
Có một người con nhà hào phú ở Hồ Châu, thấy Ái Thư có nhan sắc thì nhờ người tới cầu thân, nhưng Ái Thư nhất định không chịu, quyết thủ tiết cùng Kính Tế. Hàn Nhị và Vương thị khuyên lơn ép buộc, Ái Thư liền cắt tóc vào chùa làm ni cô. Đến năm ba mươi mốt tuổi thì bị bệnh mà chết.
Thật là:
Sắc đẹp vùi sâu ba tấc đất Hồn trinh bay bổng chín từng trời.
Lại nói binh mã Đại Kim tràn qua phủ Đông Xương rồi tới huyện Thanh Hà, thì chỉ thấy cảnh điêu tàn hoang vắng, quan lại dân gian lánh nạn hết, cửa thành mở toang, bốn bề lạnh lẽo. Rải rác đây đó một vài tử thi hoặc sinh thối hoặc khô đét của những người vô gia cư chết vì đói. Đường phố hoang tàn, đồ đạc ngổn ngang. Những con chó đói, những con chuột chạy lang thang ngoài đường kiếm ăn.
Một số gia đình không biết chạy đâu, liền ở lại đóng cửa, sống nơm nớp qua ngày. Khi nghe tin quân Kim kéo tới, những gia đình này hoảng lên, thu nhặt quần áo tư trang tìm đường chạy trốn.
Nguyệt nương cũng thu vén kim ngân châu báu, giắt vào người.
Lúc đó thì Ngô Đại cữu đã chết vì bệnh, chỉ có Ngô Nhị cữu, Đại An và Tiểu Ngọc, dẫn Hiếu ca nhi, năm đó đã mười lăm tuổi, cùng Nguyệt nương định tới phủ Tế Nam nương nhờ Vân chỉ huy. Nhà cửa khoá hết cả lại. Nguyệt nương định tới Tế Nam, một là để lánh nạn binh đao, hai là để lo chuyện hôn nhân cho Hiếu ca nhi.
Dọc đường, chỉ thấy toàn người bồng bế gánh gồng chạy loạn, người nào cũng kinh hoàng. Nhóm Nguyệt nương năm người cũng đi lẫn vào đám người chạy loạn.
Đi tới một vừng hoang dã thì thấy một vị hoà thượng, mặc áo cà sa, tay chống gậy, chân đi dép cỏ, vai đeo một túi vải, từ xa tới, chặn Nguyệt nương lại, vái chào rồi lớn tiếng hỏi:
Ngô nương tử đi đâu vậy? trả đứa đồ đệ này cho tôi chứ? Vừa nói vừa chỉ Hiếu ca nhi. Nguyệt nương thất sắc hỏi lại:
Sư phụ bảo tôi trả đứa đồ đệ nào? sao có chuyện lạ vậy?
Vị hoà thượng nói:
Xin nương tử đừng giả vờ không biết. Hẳn nương tử còn nhớ mười lăm năm trước, nương tử bị tên Ân Thiên Tích lùng đuổi, phải tới động của tôi ở ngọn núi phí Đông Đại Nhạc tá túc qua đêm. Tôi là Tuyết động hoà thượng, pháp danh Phổ Tĩnh đây. Nương tử có hứa là cho tôi một đứa con làm đồ đệ, sao bây giờ lại thất hứa?
Ngô nhị cữu đứng bên nói:
Sư phụ là người tu hành, đức độ cao thành, cũng thấy rằng thời buổi loạn ly này, thư thư tôi bỏ nhà cửa mà lánh nạn, bên mình chỉ có mỗi đứa con trai, sau này còn mong nối dõi tông đường, lo việc hương hoả, chẳng lẽ thư thư tôi lại chịu bỏ con, cho làm đồ đệ đi theo sư phụ hay sao?
Hoà thượng hỏi Nguyệt nương:
Có thật nương tử nhất định không cho tôi tên đồ đệ này phải không?
Sư phụ à, xin đừng nói chuyện dông dài mất thì giờ của chúng tôi, dùng dằng thế này, lỡ quân giặc đuổi tới đằng sau thì sao?
Vị hoàng thượng nói:
Bây giờ trời cũng chiều rồi, có đi cũng chẳng được xa, binh Kim dù tới, cũng không đến nơi này, chi bằng mọi người theo tôi về chùa gần đây nghỉ đỡ một đêm, rồi mai đi sớm cũng không sao.
Nguyệt nương hỏi:
Sư phụ hiện trụ trì chùa nào vậy?
Vị hoà thượng lấy tay chỉ mà bào:
– Chùa gần ngay đây thôi.
Nói xong dẫn mọi người tới chùa. Nguyệt nương nhận ra là chùa Vĩnh Phúc, đã có dịp đến một lần. Vào tới nơi, thấy cảnh chùa hoang vắng, các hoà thượng bỏ đi gần hết, chỉ còn vài vị ở lại. Trên điện Phật có mấy nén hương đang cháy, bên cạnh có ngọn đèn leo lét. Nhsom Nguyệt nương năm người được mời, vào nghỉ trong phương trượng. Sa di đem ít cơm ra, mọi người ăn qua loa đỡ bụng. Trong lúc đó, vị Phổ Tĩnh thiền sư gõ mõ tụng kinh.
Trời tối hẳn, Phổ Tĩnh thiền sư mời Nguyệt nương, Tiểu Ngọc và Hiếu ca nhi vào ngủ trong trai phòng còn Ngô Nhị cữu và Đại An thì ngủ ngoài phương trượng.
Một ngày đường mệt nhọc khiến mọi người đặt lưng là ngủ, riêng Tiểu Ngọc ngủ không say, thỉnh thoảng lại trở mình trằn trọc. Lát sau, Tiểu Ngọc trở dậy, trở ra phương trượng ngồi xem Phổ Tĩnh thiền sư tụng kinh, Tiểu Ngọc cứ ngồi như thế cho đến canh ba. Bên ngoài trăng chiếu lờ mờ, cảnh vật hoàn toàn tịch mịch. Trên điện Phật,ngọn đèn leo lét toả một vùng sáng nhỏ nửa vàng nửa xanh.
Phổ Tĩnh thiền sư nhân buổi loạn ly, quan binh dân chúng chết nhiều, kẻ thân phơi chiến địa, người xá bỏ dọc đường thì động lòng từ bi, tụng một hơi một trăm thiên kinh giải oan để cầu cho các vong hồn được siêu sinh tịnh độ.
Lát sau thì những cơn gió buốt thấu xương theo nhau thổi tới, chập chờn trong gió như có hàng trăm hàng ngàn bóng người, kẻ cụt đầu kẻ mất tay, người mất chân, vỡ trán, kéo nhau tới nghe kinh, kẻ đứng người ngồi la liệt hai bên. Phổ Tĩnh thiền sư nói:
Chúng sinh các ngươi chẳng qua là oan oan tương báo, tuy chết đi cũng không thể giải thoát, nay hãy nghe ta để vong hồn được siêu độ, nghe xong thì đi.
Nói xong đọc một bài kệ rằng:
Khuyên người đừng tạo oan Oan sâu không giải được Oan sâu đã kết thành Ngàn năm cũng khó giải Nếu lấy oan giải oan Như mặt trời tan tuyết Nếu lấy oan báo oan Đến bao giờ mới diệt Những kẻ đã toạ oan Sẽ bị oan đeo miết Sám hối đi là vừa Tỉnh ngộ sẽ thấu triệt Nếu nghe theo lời ta Oan kia tự nhiên hết Nhờ kinh kệ lực thâm Xoa tan giúp ác nghiệp Các ngươi nếu thác sinh Oan khiên chẳng nên kết.
Đám oan hồn nghe xong đều lạy tạ mà đi. Tiểu Ngọc ngồi im lặng, vừa sợ vừa nhìn khắp các oan hồn, nhưng không nhận được ai. Lát sau có một người đàn ông thân hình cao lớn, mặt mũi tuấn tú, họng dính mũi tên, bước vào:
Ta là Thống chế Chu Tú, nhân giao tranh với binh Kim mà tử trận, nay được sư phụ giải thoát, sẽ tới Đông Kinh, thác sinh là con trai thứ ba của Trầm Trấn.
Lại thấy một thiếu phụ ôm bụng bước vào, bụng đầy máu me mà nói:
Tôi là vợ Võ Đại, họ Phan, sau làm thiếp của Tây Môn Khánh, bất hạnh bị kẻ thù là Võ Tòng sát hại, nay được sư phụ gia ân giải thoát, sẽ tới Đông Kinh làm con gái nhà họ Lê.
Lami thấy một thanh niên toàn thân đầy máu bước vào nói:
Tôi là Trần Kính Tế, lúc trước bị Trương Thắng giết, nay nhờ sư phụ giải thoát, sẽ tới Đông Kinh, thác sinh là con của nhà họ Vương.
Lại thấy một người đàn ông nhỏ bé, mặt xanh như tàu lá bước vào nói:
Tôi là Võ Đại, Vương bà xui Phan thị dùng thuốc đầu độc tôi, nay được sư phụ giải thoát, sẽ tới Từ Châu làm con một người nông dân họ Phạm.
Lại thấy một thiếu phụ mặt mày gầy gộc võ vàng, quần bê bết máu, bước vào nói:
Tôi là Lý thị, trước là vợ Hoa Tử Hư, sau làm thiếp của Tây Môn Khánh, bị bệnh băng huyết mà chết, nay được sư phụ giải thoát, sẽ lên Đông Kinh, thác sinh làm con gái của Viên Chỉ huy.
Lại thấy một người đàn ông bước vào nói:
Tôi là Hoa Tử Hư, bị vợ làm nổi giận, mang bệnh mà chết, nay được sư phụ giải thoát, sẽ lên Đông Kinh, thác sinh làm con của Trịnh thiên hộ.
Lại thấy một thiếu phụ cổ đeo dây thừng bước vào nói:
Tôi là Tống thị, vợ của Lai Vượng, gia nhân trong nhà Tây môn Khánh, tự ải mà chết, nay nhờ sư phụ giải thoát, sẽ thác sinh làm con gái nhà họ Chu ở Đông Kinh. Lại thấy một thiếu phụ mặt mày xanh mét bước vào nói:
Tôi là Bàng thị, vợ của Chu Thống chế, vì dâm dục quá độ mà chết, nay được sư phụ giải thoát, sẽ thác sinh làm con gái nhà họ Cự ở Đông Kinh.
Lại thấy một người đàn ông, quấn áo tả tơi, toàn thân nát bấy vì trượng, bước vào nói:
Tôi là Trương Thắng, bị đánh trượng chết, nay được sư phụ giải thoát sẽ thác sinh làm con của người nhà nghèo họ Cao ở đường Đại Hưng Đông Kinh.
Lại thấy một thiếu phụ, quanh cổ có sợi dây thừng bước vào nói:
Tôi là tôn tuyết Nga, thiếp của Tây Môn Khánh, tự ải mà chết, nay được sư phụ giải thoát sẽ lên ngoại ô Đông Kinh làm con gái người nhà nghèo họ Đào.
Lại có một người con gái trẻ tuổi, bước vào nói:
Tôi là Tây Môn Đại thư, con gái của Tây Môn Khánh, vợ của Trần Kính Tế, tự ải mà chết, nay được giải thoát, sẽ tới làm con nhà họ Phan ở ngoại ô Đông Kinh.
Lại thấy một thanh niên mình đầy vết trượng bước vào nói:
Tôi là Chu Nghĩa, bị đánh trượng mà chết, nay được giải thoát, sẽ thác sinh làm con nhà họ Cao ở ngoại ô Đông Kinh.
Mọi người nói xong thì vụt biến mất. Tiểu Ngọc ngồi chết lặng, nghĩ thầm:
Thì ra vị hoà thượng này nói chuyện được cả với ma quỷ.
Nói xong vào trai phòng, định báo với chủ. Trong khi đó Nguyệt nương giật mình thức dậy, kiểm điểm kim ngân, dắt kỹ trong mình, rồi dắt gia quyến lên đường đi Tế Nam.
Tới nơi hỏi thăm đường tìm đến nha môn của Vân Chỉ huy. Vân Chỉ huy lúc đó đã thăng chức Tham tướng. Vân Tham Tướng nghe nói Nguyệt nương đem Hiếu ca nhi lại thì mừng rỡ ra nghênh tiếp. cách đối xử nồng hậu chẳng khác ngày xưa.
Chủ khách thi lễ xong ngồi uống trà nói chuyện. Vân phu nhân bất hạnh đã qua đời cách nay không lâu. Do đó Vân Tham tướng phải nhờ người hàng xóm là Vương bà sang tiếp đãi Nguyệt nương, mời vào hậu đường dùng đại tiệc. Ngô Nhị cữu và Đại An được khoản đãi tại đại sảnh.
Tiệc xong, Nguyệt nương giao một số lớn kim ngân tư trang cho Vân Tham tướng, gọi là làm lễ cầu thân cho con trai mình với con gái tham tướng, theo lời ước lúc xưa. Vân Tham tướng nhận hết, nhưng không đả động gì tới chuyện hôn nhân.
Tối hôm đó, Vân Tham tướng lại nhờ Vương bà khoản đãi Nguyệt nương.
Trong tiệc, Vương bà nói:
Tham tướng đây chẳng may goá vợ, nhưng là người hiền hậu lắm. Tuy là võ quan, nhưng cũng là người có học, từng đọc sách thánh hiền, nên có đức độ của người quân tử. Ở đây chỉ là chức tham tướng, nhưng trên thì lo việc vua, dưới thì lo việc dân, một tay nắm quyền sinh quyền sát trong vùng. Nếu nương tử đây không chê thì duyên Tấn Tần sẵn đó, nương tử cùng Tham tướng vui điều loan phụng, mà ca nhi cũng thành đôi lứa. Nương tử tạm ở đây, chờ lúc thái bình trở về nhà cũ cũng không muộn. Chẳng hay tôn ý nương tử thế nào?
Nguyệt nương nghe xong thì kinh ngạc thất sắc, không nói được gì, mãi sau mới bảo:
Tôi không biết phải nghĩ sao, chuyện này cứ để đó đã.
Vương bà không nói gì thêm. Hôm sau thưa lại với Vân tham tướng.
Tối hôm sau, Vân tham tướng thết tiệc tại hậu đường, thân ngồi tiếp rượu mà nói:
Tẩu tẩu không biết, tôi tuy là chức quan nhỏ cai quản nơi xa, nhưng dưới tay cũng mấy vạn nhân mã, lại cũng không đến nỗi thiếu thốn, kim ngân gấm lụa không thứ gì là không có, chỉ thiếu mỗi một người làm chủ mọi việc trong nhà. Từ bao lâu nay, tôi chỉ tưởng nhớ tẩu tẩu như người khát nước, như đại hạn mong mưa. Không ngờ ngày nay tẩu tẩu tới đây lo chuyện hôn nhân cho lệnh lang, âu cũng là duyên trời đã định, việc con đã xong mà chuyện mẹ cũng vuông tròn, mẹ con cùng ở lại đây sống sung sướng, chẳng hay tẩu tẩu nghĩ thế nào?
Nguyệt nương nghe xong nổi giận tái sắc mà mắng:
Vân Lý Thủ, không ngờ ngươi mặt người dạ thú. Chồng ta lúc sinh tiền chưa hề bạc đãi nhà ngươi, nay sao ngươi dám buông lời vô lễ như vậy.
Vân Tham tướng không giận, trái lại còn tươi cười nói:
Xin nương tử bớt giận, linh vị lão gia đã để ở nhà, nếu chung thuỷ với lão gia thì nương tử tìm tới đây làm gì? thú thật với nương tử, từ lúc gặp được lại nương tử, chiêm ngưỡng tôn nhan, hồn vía tôi đã bay đâu mất, bây giờ tôi biết sao. Thôi thì nương tử nên suy nghĩ để cho việc tốt lành được thành tựu.
Nói xong, lại rót rượu cung kính mà mời. Nguyệt nương bảo:
Nếu vậy thì đại quan phải cho mời em trai tôi vào đây bàn chuyện.
Em trai nương tử và Đại An đã bị tôi giết rồi. Đoạn quát gia nhân:
Đem cái đó vào đây cho nương tử coi.
Gia nhân đem vào một cái hộp gỗ, bên trong đựng đầu của Ngô Nhị cữu và Đai An, máu me bê bết.
Nguyệt nưog nhìn qua, thất kinh biến sắc, rồi khóc ngất đi, ngã xuống đất.
Vân tham tướng vội ôm dậy lay gọi mà bảo:
Nàng đừng quá buồn phiền, em nàng đã chết nhưng nàng sẽ trở thành vợ tôi. Tôi chẳng gì cũng là chức Tham tướng, có gì là không xứng đáng với nàng đâu.
Nguyệt nương nghĩ thầm:
Thằng khốn này nó đã hại em mình và gia nhân của mình, nếu mình không thuận theo nó tất cũng bị nó giết… nghĩ vậy bèn làm mặt vui vẻ mà bảo:
Nhưng nếu chàng nghe lời tôi thì tôi mới chịu cùng chàng kết nghĩa vợ chồng.
Chuyện gì tôi cũng xin nghe theo nàng hết. Nguyệt nương bảo:
Chàng phải lo việc hôn nhân cho con trai tôi xong đã. Vân Tham tướng bảo:
Chuyện đó dễ.
Đoạn cho gọi con gái là Vân tiểu thư ra, bảo gặp mặt Hiếu ca nhi, rồi sai gia nhân dọn phòng hoa chúc cho hai trẻ làm lễ hợp cẩn rồi động phòng ngay.
Sau đó Vân Tham tướng kéo Nguyệt nương về phòng riêng của mình nài ép chuyện mây mưa. Nguyệt nương không chịu, giẫy giụa cự tuyệt. Vân Tham tướng nhỏm dậy nổi giận mắng:
À thì ra nàng lừa ta phải không? nàng để con gái ta thất thân với con trai nàng rồi nàng cự tuyệt ta. Nàng tưởng ta không dám giết con trai nàng hay sao?
Nói xong đứng dậy với thanh kiếm treo trên tường, xồng xộc chạy tới giết Hiếu ca nhi. Nguyệt nương chạy theo tới, thấy con trai mình nằm chết giữa nhà, máu chảy lênh láng. Nguyệt nương thấy con đã chết thì thất kinh kêu lên một tiếng. Ngờ đâu bừng tỉnh dậy, mới biết tất cả những chuyện vừa rồi chỉ là cơn ác mộng, tức thì mồ hôi tháo ra như tắm, tứ chi bải hoải, miệng lầm bầm:
Lạ thật, lạ thật.
Sao Đại nương giật mình kêu khóc vậy? Nguyệt nương đáp:
Ta vừa trải qua cơn ác mộng.
Đoạn kể lại đầu đuôi cho Tiểu Ngọc nghe. Thì ra chủ tớ còn đang nằm trong trai phòng của chùa Vĩnh Phúc. Tiểu Ngọc nghe xong nói:
Hồi nãy tôi không ngủ, lén ra ngoài phương trượng coi, thì thấy lão hoà thượng nói chuyện với ma quỷ. Hồi nãy Ngũ nương, Lục nương, cậu Kính Tế, Chu Thủ bị, Tứ nương, vợ Lai Vượng, và Đại Thư đều có tới nói chuyện với hoà thượng, sau đó thì tất cả cùng biến mất.
Nguyệt nương bảo:
Mấy người đó đều được mai táng sau chùa này, đêm khuya yên tĩnh, hồn họ đi ra đi vào là chuyện thường.
Chủ tớ thì thầm trò chuyện, trong khi bên ngoài gà gáy sáng, trời canh năm đã thấy tờ mờ. Nguyệt nương dậy rửa mặt chải đầu rồi quần áo chỉnh tề vào lễ trước Phật đài, thắp hương khấn khứa.
Phổ Tĩnh thiền sư ngồi trên giường gần đó cao giọng bảo:
Ngô nương tử, bây giờ thì nương tử đã tỉnh ngộ chưa? Nguyệt nương vội bước tới trước giường quỳ lạy mà nói:
Bẩm với tôn sư, đệ tử là Ngô thị người trần mắt thịt, không biết tôn sư là Phật sống, rõ cả giấc mộng vừa rồi của đệ tử. Sau giấc mộng đó thì đệ tử đã tỉnh ngộ rồi.
Thiền sư bảo:
Nếu đã tỉnh ngộ thì đừng đi đâu cả, ngươi có đi thì cũng chỉ đến như giấc mơ hồi nãy mà thôi, nghĩa là cả năm người đều có thể mất mạng. Con trai ngươi có phận có duyên nên mới gặp ta, ấy cũng là nhờ ngươi bình nhật vẫn một lòng làm điều thiện, nếu không thì khó tránh khỏi cảnh cốt nhục phân ly. Lúc người chồng ngươi là Tây Môn Khánh tạo ác gây tội, nên đứa con này mới thác sinh vào gia đình ngươi để phá gia sản ngươi. Nay ta thấy vậy nên mới thu nhận nó làm đồ đệ để độ thoát cho nó. Vả lại người đời có câu, một đứa con xuất gia thì tổ tiên từ chín đời trở xuống cũng được thăng thiên, cho nên oan khiên của người chồng ngươi cũng nhờ đó mà tiêu tán. Nếu ngươi không tin, theo ta ra đây, ta chỉ cho coi.
Nói xong, bước ra phương trượng. Hiếu ca nhi đang nằm ngủ chưa dậy.
Thiền sư cầm cây gậy chỉ vào Hiếu ca nhi, tức thì Nguyệt nương và mọi người thấy Hiếu ca nhi lăn trở trên giường rồi đột nhiên biến thành Tây Môn Khánh cổ đeo gông, chân tay bị xiềng xích, đang lăn lộn thê thảm. Thiền sư chỉ đầu gật một cái, lại thấy Hiếu ca nhi đang nằm ngủ như cũ. Nguyệt nương bất giác ôm mặt khóc lớn.
Thì ra Hiếu ca nhi chính là Tây Môn Khánh thác sinh.
Lát sau Hiếu ca nhi thức dậy. Nguyệt nương gọi con lại hỏi:
Bây giờ ta muốn cho con theo sư phụ đây làm đồ đệ để tu hành, con nghĩ sao?
Hiếu ca nhi thuận ngay.
Thiền sư đưa Hiếu ca nhi vào Phật đài làm lễ, rồi cắt tóc cho. Hiếu ca nhi tỏ vẻ mừng rỡ lắm, không hề có vẻ buồn rầu hối tiếc gì cả. Nguyệt nương thì buồn thảm khóc lóc khôn nguôi, kể lể rằng:
Bao công lao mang nặng đẻ đau mới có ngươi, lại chịu bao cực khổ nuôi ngươi khôn lớn, những mong ngươi nối dõi tông đường, nào ngờ lại có ngày nay.
Ngô Nhị cữu, Tiểu Ngọc và Đại An cũng không nén được xúc động.
Thiền sư đặt pháp danh cho Hiếu ca nhi là Minh Ngộ, bảo Minh Ngộ lạy từ mẹ và cậu, cáo biệt hai gia nhân, rồi theo mình đi.
Lúc sắp đi, Thiền sư dặn Nguyệt nương:
Các ngươi đừng đi đâu cả, binh Kim cũng sắp triệt thoái nay mai, rồi nam bắc sẽ chia làm hai triều đình, trung nguyên cũng đã có hoàng đế rồi. Chỉ trong vòng mười ngày nữa, chuyện can qua sẽ hết, địa phương sẽ trở lại yên tĩnh, các ngươi sẽ về nhà sống yên ổn như thường.
Nguyệt nương hỏi:
Bẩm sư phụ, nay sư phụ dẫn con tôi đi, vậy đến bao giờ mẹ con tôi lại được nhìn thấy mặt nhau?
Hỏi xong, không ngăn nổi bi thương, lại ôm mặt khóc lớn. Thiền sư bảo:
Không việc gì phải khóc, có nín ngay không? kìa, binh Kim kéo đến rồi kìa.
Mọi người hốt hoảng quay nhìn ra ngoài. Tức thì Phổ Tĩnh thiền sư cùng Minh Ngộ hoá thành trận gió mà đi, không còn thấy bóng dáng đâu nữa.
Nguyệt nương cùng em trai và hai gia nhân tạm trú tại chùa Vĩnh Phúc khoảng mười ngày, quả nhiên vua Đại Kim lập Trương Bang Xương làm Hoàng đế tại Đông Kinh, lập thành triều đình có đủ văn võ bá quan.
Còn Khang Vương vượt sông, tức vị tại Kiến Khang, tức là Cao Tông Hoàng đế, phong Tòng Trạch làm đại tướng, lấy lại được Sơn Đông Hà Bắc, lập thành Nam triều.
Thiên hạ trở lại thái bình, dân gian trở về nghiệp cũ.
Nguyệt nương về nhà, kiểm điểm lại, thấy đồ đạc nhà còn y nguyên, không mất mát gì.
Về sau Nguyệt nương đổi họ cho Đại An thành Tây Môn An, hưởng sản nghiệp của chủ để thờ phụng chủ. Người trong huyện gọi Đại An là Tây Môn Tiểu viên ngoại.
Nguyệt nương được hai vợ chồng Đại An nuôi nấng phụng dưỡng tuổi già, hưởng thọ ngoài thất tuần, đó cũng là nhờ Nguyệt nương bình sinh không phải là người dâm bôn, nên mới được hưởng phúc như vậy.
Có thơ rằng:
Sách xưa ý tứ mang mang.
Cho hay là lẽ tuần hoàn cao xa.
Tây Môn tuyệt tự mới là.
Còn Trần Kính Tế phải sa cực hình.
Nguyệt nương phúc thọ riêng mình.
Bình, Mai dâm đãng, lênh đênh hoàng tuyền.
Hung tàn báo lại Kim Liên.
Dâm ô tiếng xấu bia truyền nghìn năm.
Hết
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!