Âm Mưu Thay Não - Âm Mưu Thay Não - Chương 27
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
137


Âm Mưu Thay Não


Âm Mưu Thay Não - Chương 27


Hà Phan ôm chặt cánh tay rỉ máu chạy băng rừng mà trong thâm tâm vẫn băn khoăn liệu Samdech có tin những gì anh báo hay không. Nếu quả thực Samdech cho máy bay và nhóm bác sĩ lên núi để cứu một hình nộm thì anh thực sự sẽ không biết ăn nói thế nào khi gặp lại ông ta. Một lão tướng khả kính bị chơi khăm bằng một trò đùa ác ý như vậy đáng để ông ta trả đòn thù. Oái oăm thay, anh cũng chỉ là nạn nhân.
Hà Phan cố lê ra con đường nhỏ phía trước, anh tự hỏi tên sát thủ có phải thuộc nhóm bắt cóc hay không? Anh tự trách mình quá tin tưởng vào công cụ nhắn tin này khi sự thật giả trong thế giới ảo chỉ khác nhau kẻ ngồi trước bàn phím. Bọn bắt cóc mạo danh Tôn Thất Sắc nhằm dụ anh vào hang để giết. Chúng sử dụng cùng một máy phát tin với giáo sư Sắc mà bằng chứng là một se
nder. Đó có thể là một phần mềm cài trên chiếc điên thoại hoặc một chiếc máy tính. Anh lôi chiếc phone vừa lấy được ra xem xét nhưng đều không lưu một tin nào. Nhìn lại cánh tay trái, anh không thể làm được gì với thân thể nát nhừ thế này. Không thể nấn ná thêm dù chỉ một phút, anh ngồi dậy rồi lần ra phía đường cái, nơi đó thấp thoáng có xe máy đang đi. Chờ hồi lâu, một chiếc xe máy đi tới.
– Cho tôi đi nhờ với.
Người qua đường vốn hành nghề xe ôm. Anh ta cười rạng rỡ khi bắt gặp một khách hàng giữa đường. Anh ta reo lên.
– Lên xe, đi đâu?
– Chở tôi đi viện.
– Trời! sao thế kia? – Gã xe ôm phát hoảng.
– Tôi lấy nước thốt nốt không may bị rơi ngã. – Hà Phan nhăn nhó chỉ về cánh đồng. – Làm ơn đưa tôi về bệnh xá gần nhất.
– Lên xe, tôi đưa anh đi viện Sisophon.







Chiếc xe tiếp tục đi thẳng một đoạn khá xa thì đến một thị xã. Gã đỗ trước một dãy nhà hai tầng, bên trên có ghi bệnh viện thị xã Sisophon.
– Xuống đi, bệnh viện tốt nhất ở đây rồi đấy.
Bên trong anh thấy rất nhiều người già lẫn trẻ em xếp hàng chờ một ông bác sỹ trạc ngũ tuần và hai phụ tá trẻ măng giúp việc. Hà Phan ngồi xuống một cái ghế rồi cởi chiếc áo ngoài nhưng vội nhận ra khẩu Glock dắt trong thắt lưng nên vội mặc trở lại. Rất may chưa ai thấy.
Anh đứng dậy đi tìm nhà vệ sinh cởi áo ngoài bọc khẩu súng cẩn thận rồi lại quay về phòng khám. Nhìn xuống cánh tay trần của mình, anh hoảng hồn khi thấy vết thương sưng tấy đã chuyển sang màu thâm đen, đáng sợ đến nỗi thằng bé ngồi cạnh anh phải đứng dậy bỏ đi. Lúc này nhiều người bắt đầu để ý anh và một phụ nữ tốt bụng có nhã ý để anh khám trước.
– Cám ơn chị, tôi chờ được mà. – Anh mỉm cười nhã nhặn từ chối.
Bất chợt viên bác sỹ ngước lên nhìn anh. Có lẽ bằng con mắt nhà nghề ông ta biết nên ưu tiên ai trước.
– Lại đây! – Ông ta vẫy tay.
Hà Phan cẩn thận ôm bọc áo tiến lại ngồi xuống chiếc nghế xoay trước mặt ông ta. Vừa đặt mông xuống, bỗng chuông điện thoại trong người anh réo vang. Anh chợt nhớ chiếc Iphone của tên sát thủ trong túi mà anh quên tắt.
– Xin lỗi bác sỹ, chờ tôi một lát.
Hà Phan móc chiếc iphone nhìn trân trân vào màn hình, sốã hóa bằng một dãy kí tự. Chắc chắn đồng bọn của tên sát thủ đang gọi cho hắn, anh không dám nghe máy vì sợ bị lộ. Nếu không nghe chắc chắn cũng gây nhiều nghi ngờ cho chúng. Hà Phan quyết định không bắt máy chờ nó tự tắt.
Vị bác sĩ vẫn nhìn anh chờ đợi. Hà Phan đút máy vào bao rồi đưa cánh tay trái lên. Ông ta chỉnh lại cặp kính cận rồi cầm cổ tay nâng nhẹ:
– Ối! Đau quá!
– Tại sao giờ này anh mới đến chữa! – Ông ta quắc mắt quát.
– Thưa bác sỹ, nhà tôi xa… lại chủ quan. Có nghiêm trọng không ạ?
– Anh có biết đã hoại tử rồi không hả?





Hà Phan rùng mình, mắt hoa lên nhìn ông ta rồi nhìn kĩ vết thương. Anh không ngờ vết thương lại nặng hơn anh nghĩ, hay do trái lựu đạn có chứa thủy ngân.
Vị bác sỹ phán:
– Có thể gãy kín xương cẳng tay, tụ huyết, hoại tử, phải mổ ngay tức khắc.
– Hoại tử thì có phải tháo khớp không bác sỹ?
– Anh cần chụp X-quang đã. Nếu nằm ngoài khả năng chúng tôi, anh có thể phải chuyển lên tuyến trên bây giờ.
– Nghiêm trọng thế sao?
– Nếu anh đến muộn hơn vài phút, chúng tôi sẽ từ chối ngay.
– Bác sỹ có cách gì giúp tôi được không? Lên tuyến trên chắc chắn gia đình tôi không lo đủ chi phí.
Thực ra Hà Phan không muốn đi quá xa nơi này, anh chỉ muốn sơ cứu nhanh để còn tiếp tục sứ mệnh. Lên tuyến trên thì phải về Siem Reap và nguy cơ bị bắt oan lần nữa là rất cao.
– Anh có bảo hiểm không?
– Dạ không.
– Thế cái bọc gì đó? – Ông ta chỉ gói áo trên đùi anh.
– Đây là… mấy đồ lặt vặt của tôi mà.
Bỗng chuông trong túi quần lại reo vang, anh định lấy máy ra thì giọng vị bác sỹ gắt lên.
– Tôi không có thời gian chờ anh đâu. Anh hãy vào phòng chụp X-quang số 2.- Nói xong ông quay sang một nữ y tá trẻ:
– Cô nhận ca này chứ?
Hà Phan đứng dậy rối rí
– Cảm ơn bác sỹ, ông cho tôi chữa ở đây.
Cô y tá có dáng người mảnh khảnh trong bộ blu màu lam nhạt được thầy giáo giao việc vội xúng xắng dẫn anh đi vào phòng máy X-quang. Sau vài phút cô ta lại dẫn anh vào một buồng khác. Phan nhìn căn buồng hẹp có hai chiếc giường đã có một bệnh nhân nằm sẵn ở đó.
– Anh nằm đây chờ em. – Cô ta chỉ lên chiếc giường tinh tươm ga trắng rồi vụt đi đâu đó.






Hà Phan đặt chiếc bọc áo làm gối rồi ngoan ngoãn nằm xuống, mắt liếc quanh phòng. Bà lão bị gãy chân bó bột trắng lốp đang mê man bên cạnh. Trong phút chốc, cô y tá trẻ lấy một túi đầy y cụ chạy vào rồi nói qua chiếc khẩu trang:
– Anh cứ nằm thật thư giãn, em sẽ bắt đầu công việc của mình.
Hà Phan ngoan ngoãn như đứa trẻ no sữa, nằm xuống mắt lim dim nhìn cô gái duyên dáng đang ngồi xuống cạnh mình. Mọi đau đớn tan biến cứ như anh chẳng hề hấn gì. Giá như không có bà lão thương tật bên cạnh thì đây không khác phòng mát-xa thư giãn trá hình tại Hà Nội là mấy. Một tiếng cạch gai óc đánh thức anh tỉnh lại. Một cái banh rơi xuống khay làm anh lạnh ớn người.
– Có đau nữa không anh?
– Cũng không… đau lắm.
– Em sẽ tiêm cho anh một liều thuốc giảm đau. Sau đó anh phải nằm yên để em dùng nẹp cố định tạm thời chỗ gãy. Nếu có chuyển đi đâu cũng không sợ thoát vị. Miệng nói tay làm. Hà Phan nghiến răng kìm cơn đau lại nhói lên, hình ảnh tên sát thủ kẹp anh trong hang lại ập đến làm anh rùng mình rú lên.
– Cái anh này, im lặng nào!
Hi vọng đây là cơn đau cuối cùng. Anh tự nhủ. Đang nằm bỗng chiếc iphone lại reo vang làm anh chột dạ.
– Xin lỗi cô môt lát.
Móc vội chiếc máy từ cạp quần lên nhìn. Lại số lúc nãy hiện lên như một sự đe dọa đang ẩn nấp đâu đây. Hà Phan đoán chắc kẻ gọi đến để hỏi tên sát thủ mặt tam giác rằng đã giết được anh chưa. Mình có nên báo tin buồn này cho chúng không nhỉ? Anh tự hỏi. Cuối cùng, anh chọn giải pháp không nghe máy. Sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần đã không lọt qua mắt cô y tá trẻ.
– Tại sao anh không bắt máy? Tôi thấy hình như anh đang có điều gì không bình thường!
Hà Phan nhìn thẳng cô gái phân bua.
– Chủ nợ suốt ngày đòi tiền. Lát nữa lại cho họ. Cô cứ tiếp tục đi.
– Anh duỗi người lại ngay ngắn đi nào!
Hà Phan thõng hai tay, duỗi chân, mắt nhìn lên trần nhà. Anh khẳng định bọn chúng đã biết tên sát thủ đã xảy ra chuyện khi máy không có người nghe đã quá lâu. Đồng bọn của chúng sẽ đi cứu nạn là điều chắc chắn. Anh lo nơi đây không đủ an toàn, nhỡ chúng đột nhập thì anh phải đối phó ra làm sao. Bỏ đi lúc này thì không nỡ. Nhìn cô gái trẻ thành thạo giúp anh chữa trị mà yên lòng. Cô ta trông khá trẻ và dễ mến, thái độ lẫn cách cư xử rất có học và nhân ái.
Cô ta là đại diện cho tầng lớp thanh niên Campuchia sinh ra và lớn lên sau thảm họa diệt chủng. Lứa tuổi này của thế hệ cha cô đang vùi cả tuổi trẻ trong các trại lao động của Khơ Me Đỏ và kết thúc là các hố chôn người.
Trong 3 năm lăn lộn trên chiến trường khắc nghiệt anh may mắn không ngã xuống nơi đây.
– Bệnh tôi có nhanh hồi phục không cô?
– May là anh tìm đến đây sớm, muộn lát nữa thầy em không nhận là phải chuyển lên bệnh viện tỉnh. Mà sao anh không lên hẳn viện tỉnh?
– Nói cô đừng cười, nhà tôi kẹt lắm, mẹ già con thơ. Tôi trèo cao say nắng nên mới ngã. Mà em giống người Việt quá. – Anh chuyển đề tài.
– Đúng thế, mẹ em là người khmer Crôm còn bố em người Kinh.
Thảo nào. Nhìn cô gái có nước da trắng mịn và đôi mắt đen lánh đang trắc ẩn nhìn mình, Hà Phan chẳng mấy ngạc nhiên mấy cha lính tình nguyện xưa kia không những hào phóng cả xương máu của mình mà còn dễ dãi với các các cô phum nữ luôn coi họ là các người hùng của đạo quân mà chính dân tộc này phong là ‘’đạo quân nhà Phật’’. Năm xưa, dưới gốc Bằng lăng ấy, nếu như anh thiếu kìm chế một chút thôi không biết điều gì đã xảy ra.
– Nhưng bố em đã mất năm 85 trong một trận phục kích trong rừng. – Nét u buồn chợt hiện lên trên khuôn mặt thơ ngây. Rõ ràng khi nhìn thấy anh, một kỉ niệm đau thương nào đó về người cha của mình đang trở về với cô. Anh chẳng biết hỏi gì thêm, nhưng điều đó không ngăn cô ta thổ lộ những kỉ niệm về người cha mà có lẽ đã lâu cô không có người để giãi bày. Nhìn lên cánh tay đã băng bó của anh, cô tiếp:
– Không phải do vết thương quá nặng mà điều kiện thiếu thốn và chậm trễ đã khiến vết thương của cha em nhiễm trùng, em quyết theo ngành y từ đó. Nhìn bệnh tình anh thế này, thực lòng ở đây khó điều trị tốt nhất cho anh.
– Nhưng tôi đã nói rồi, tôi không có nhiều
Từ khi nhập ngũ cho đến tận ngày hôm nay, anh chưa bao giờ tự nhận mình là nghèo trước mặt phụ nữ. Lòng sỹ diện đó không hề mất đi mà tăng cấp số cộng theo tuổi tác. Quan điểm của riêng anh, cho dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa nghèo đồng nghĩa với thất bại và kém cỏi. Nếu thượng đế đã ưu ái cho ta có bộ não không đần độn, một cơ thể không quá dị tật đó là điều kiện cần và đủ để bạn làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Đổ lỗi cho hoàn cảnh để bào chữa cho cái nghèo là ngụy biện.
Sống trong đời thường, anh đã từng gặp không ít những con người biết vượt lên từ khó khăn bằng nghị lực phi thường. Tai điếc vẫn là nhạc sĩ thiên tài. Ít ai tin nổi có người mù lại đảm đương chức bộ trưởng. Người liệt giường mà vẫn trở thành thi sĩ. Người không tay vẫn vô địch môn bơi lội. Kẻ không chân vẫn là kiện tướng cờ vua, vậy mà đó lại là sự thực. Không ít người đã tạo nên sự nghiệp lững lẫy bằng chính thế mạnh là khiếm khuyết của bản thân.
Nay, trước mặt một cô gái trẻ trung xinh đẹp, một nam nhi tráng kiện nhận mình là người không tiền thì xấu hổ không biết để đâu cho hết mặc dù anh đang đóng kịch. Cô gái băng bó xong rồi nhìn anh thương hại.
– Anh cứ nghĩ thật kĩ đi. – Lên tuyến trên tốn kém nhưng kĩ thuật tốt. Ở lại đây cũng được thôi. Thế nhưng bệnh viện tư này cũng có rẻ gì đâu. Vì quý anh em mới khuyên chân tình, còn ai chả muốn anh tiêu tiền ở đây.
– Thế tôi hết bao nhiêu hả cô? – Anh ngóc đầu dậy.
– Sẽ có kế toán, anh cứ điều trị đi đã.
Hà Phan hạ đầu xuống, nói:
– Nhưng tôi cần phải định lượng để gọi người nhà lo viện phí.
Bỗng như một sự đùa giỡn, chiếc iphone bất ngờ đổ chuông. Anh lật máy lên và nhận ra vẫn là số cũ. Không thể trì hoãn mãi, anh phải hóa giải nó.
Hà Phan nhìn lên bảo cô gái.
– Cô nghe máy thay tôi nhé. Hãy nói thẳng với lão ta là tôi đang bị tai nạn bất tỉnh, ngoài ra xin đừng nói gì thêm về tôi cả.
Cô y tá trẻ chưa kịp chối khéo thì chiếc iphone đã bị anh dúi vào tay. Thoáng giây phút do dự cô ta cũng ấn phím nghe.
Chẳng hiểu bên kia nói gì, Hà Phan thấy khuôn mặt dễ thương trở nên già đi trông thấy:
– Xin lỗi… chủ nhân máy này đang gặp tai nạn.
– Đây là bệnh viện Sisonphon.
……
– Tôi là y tá, vâng. Anh ta đang cấp cứu tại đây, đừng gọi nữa nhé. Khi nào nạn nhân tỉnh họ sẽ liên lạc với anh.
Cô gái dập máy rồi trả lại anh.
– Hắn nói gì? – Hà Phan hỏi.
– Hắn ngạc nhiên vì người nghe là em. Hắn hỏi anh đang ở đâu sao không bắt máy. Hắn hỏi thêm hình dáng và tuổi tác của anh, lại còn hỏi tên là gì nhưng anh đã dặn em trước là…
Tốt lắm! – Hà Phan nhìn cô ta cảm kích.
– Đúng là quân siết nợ rồi đấy. Cảm ơn em, nếu anh nói thì chúng chẳng tin.
– Có gì đâu anh.
Trao chiếc máy cho Hà Phan, cô y tá mỉm cười hỏi:
– Anh vay người ta bao nhiêu mà hắn giữ vậy?
Ánh mắt Hà Phan không còn dám nhìn thẳng.
– Cái lão chết dẫm, khổ quá, tháng trước nợ tiền chữa bệnh cho mẹ tôi. Lão đòi suốt. Lão tưởng tôi bùng nên đòi tìm bằng được, cứ để lão vào thấy cơ cảnh tôi thế này may ra lão thương tình cho khất thêm vài hôm.
Cô y tá trẻ nhìn Hà Phan với ánh mắt thông cảm. Cô định trả lại chiếc Iphone 4 trị giá hai ngàn đô la cho anh nhưng rồi lại nhìn chiếc máy mà cô chưa thấy bao giờ.
– Điện thoại anh đẹp thế, ồ…mà anh đâu phải người nghèo khổ gì? – Cô gái reo lên với phát hiện mới của mình.
Hà Phan gượng gạo không biết nói sao trước sự sành sỏi của cô y tá gốc Việt.
– Hàng Tàu, được cái đẹp mã thôi chất lượng chán lắm. Nếu em cần ta đổi ngang nhé?
– Thôi em không dám.
Đến đây cô gái thay đổi hẳn thái độ, cô ngắm nhìn anh từ đầu đến chân rồi quan sát kĩ vết thương. Rõ ràng tai nạn đã xảy ra ít nhất là hai ngày mà không hề có một sự chăm sóc y tế tối thiểu nào.
Nếu nhà xa thành phố anh ta có thể vào các trạm xã hay tủ thuốc có mặt khắp phum bản. Nếu nghèo kiết xác thầu cứu các nhà sư trên chùa. Ngay cả thời Khơ Me đỏ, chăm sóc y tế trong các công xã đều miễn phí tuy nó tồi tệ và sơ cấp. Lí do hết tiền không đủ sức thuyết phục. Dùng điện thoại siêu sang và không biết cái của khỉ gì mà anh ta đang giấu khư khư trong bọc áo. Hắn không có thời gian để cứu mình, như thế chỉ có kẻ cướp đang bị truy lùng gắt gao, hoặc ân oán giang hồ mà bị đuổi theo siết nợ. Mình phải cảnh giác, nghĩ đến đấy cô ta vội cầm khay đi về phòng trực ban.
– Tôi phải sang chăm sóc bệnh nhân mới nhập viện phòng bên, lát tôi sẽ quay lại.
– Cảm ơn cô! – Nhìn cô gái vội vã bỏ đi, anh thấy lòng bất an. Ai dám chắc cô ta không đi báo công an phường?
Hà Phan bật dậy nhìn sang bên và thấy bà lão đang nằm li bì trên chiếc giường đơn chật hẹp. Quay phía sau thấy chiếc nón lá ai bỏ quên trên tường. Anh lấy súng dắt túi, đội nón, mặc lại áo rồi rón rén đi qua hành lang dài duy nhất tiến ra cửa chính.
Vừa ra đến hành lang, một vị y tá khác đang dẫn một cặp vợ chồng xách hai túi quà đi vào. Linh cảm sắp có việc chẳng lành, anh lẻn nhanh ra ngoài cổng rồi ngoái lại nhìn đôi vợ chồng đã bước vào phòng của anh. Mải nhìn, Hà Phan đâm sầm vào một cô gái đang từ ngoài cổng đi vào làm chiếc nón lá thốt nốt rơi xuống. Anh giật mình quay lại nhận ra cô y tá trẻ.
– Này anh đi đâu đó?
Hà Phan cúi nhặt mũ đội lên đầu rồi tiến sát cô ta nhe răng thì thào.
– Này, lúc nãy cô đọc địa chỉ cho chúng phải không?
– Ơ…Thì anh bảo tôi nói thế. – Cô ta cãi.
Hà Phan đầy vẻ oán trách:
– Xong đời tôi rồi, nó đến đây siết tôi thật rồi.
– Anh bùng hả, viện phí anh chưa trả.
– Tôi không trốn đâu, hãy bảo hai người kia rằng tôi về rồi. Họ đi ra tôi sẽ quay lại.
– Tôi yêu cầu anh quay lại. – Cô ta đanh giọng. – Anh tự ý ra ngoài là vi phạm nội quy bệnh viện, tôi gọi bảo vệ bắt anh ngay bây giờ.
– Tôi quay lại họ sẽ lột hết quần áo ngay tức khắc, lấy gì để nộp viện phí cho các cô. Tôi van cô hãy để tôi đứng ngoài này cho đến khi họ ra về tôi sẽ quay lại.
Không muốn làm to chuyện, với lại anh ta mới dùngđơn vị morphin, nửa cân bột thạch cao cộng với hai cái nẹp tre. Giá trị chưa đến mức phải báo động để bảo vệ bắt. Cô gái gật đầu.
– Thôi được tôi tin anh.- Nói xong cô bỏ đi.
Hà Phan lao ra phố mua một chiếc điện thoại rẻ tiền và một SIM mới để liên lạc cho Trần Phách. Rõ ràng không thể dùng chiếc Iphone với những cuộc gọi bí ẩn.
Cô y tá đứng ngoài cửa sổ thấy một người đàn ông rất cơ bắp và một cô gái đang dựng bà lão khốn khổ giường bên cạnh để tra xét. Muốn nhìn tận mặt kẻ chủ nợ như thế nào, cô hồn nhiên đi vào. Thấy có người vào hai tên vội vàng hạ bà lão nằm xuống.
Cô y tá lên tiếng:
– Xin lỗi tôi có thể giúp gì được hai người?
Người đàn ông vạm vỡ có quai hàm bạnh quay ra nhìn cô, ánh mắt hắn ngầu lên hung dữ khi nhận ra một kẻ mặc áo blu trắng đứng sau lưng. Gã hỏi:
– Tôi tìm người đang nằm viện tại đây, bác sĩ có thể giúp chúng tôi?
Hắn kéo đai hai từ ‘’bác sĩ’’ một cách khinh miệt. Cô y tá trẻ bất giác lùi lại trước cái nhìn xuyên thấu của gã. Người phụ nữ xinh đẹp đi cùng kéo tay gã lại rồi tiến lên hỏi cô lần nữa.
– Xin lỗi chị, chị có biết một thanh niên…
– Tên và họ anh ta là gì?
Chị ta nhã nhặn đáp:
– Một người mới quen tôi chưa kịp hỏi tên. Anh ta bị tai nạn, tay trái bị gãy.
– Anh ta vừa ra viện lúc nãy.
– Đi hướng nào và bằng phương tiện gì?
Cô y tá gai gai nhìn gã trung niên có bản mặt gai góc, sắc mặt phởn tái như sống dưới đất lâu năm. Nhưng ánh mắt hắn mới làm cô ám ảnh, tuy miệng thì hỏi nhưng mắt hắn đậu ngay lên khuôn ngực của cô một hồi bất chấp bị bạn gái lôi giật lại kèm một cái nguýt cảnh cáo. Những tên chủ nợ đều dễ sợ thế này sao. Không biết gã sẽ đòi cái gì ở cô nếu chẳng may cô vay tiền của gã mà không có để trả.
– Hắn đi hướng nào? – Gã lại nhìn một nơi và hỏi một nơi.
Mình chẳng dại gì phải nói thật. Bởi, cô hiểu rằng nếu gã vặt c trước thì cô chẳng còn gì để mà vặt cái gã ‘’trên răng dưới dép’’ kia nữa.
– Tôi không rõ lắm. – Cô lạnh lùng lắc đầu bỏ đi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN