Anh Hùng Bắc Cương - Chương 19: U cốc giai nhân
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
152


Anh Hùng Bắc Cương


Chương 19: U cốc giai nhân


U cốc giai nhân — –

Bà Như đi trước dẫn đường. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái theo sau, vào hậu điện đền. Phía sau hậu điện, hai ngôi tượng trong tư thế đứng. Một, mặt phúc hậu, mặc áo lụa mầu xanh, quần đen, dây lưng vàng, khăn choàng cổ cũng mầu vàng. Mỹ-Linh đọc sách nhiều, nàng biết đó là tượng của Nam-hải nữ hiệp Trần-thị Phương-Châu. Một tượng khuôn mặt thanh tú, mặc áo mầu hồng nhạt, dây lưng mầu xanh, cổ choàng khăn xanh. Nàng biết đây là công-chúa Lê Thị-Hảo, con gái Lê Đạo-Sinh.

Hai người kính cẩn quỳ gối lễ ba lễ nữa, rồi ngắm nghía.

Thiệu-Thái hỏi:

– Lão bà! Tượng nhị vị công-chúa đúc từ bao giờ vậy?

– Theo truyền thuyết, sau khi thành đại nghiệp. Vua Trưng ban sắc phong hai ngài, truyền xây đền thờ, cùng đúc tượng. Người đúc tượng là công chúa Yên-Lãng Trần Năng cùng Thiên-ưng lục tướng.

Mỹ-Linh cúi đầu lạy một lạy, rồi cầm thanh kiếm đeo bên hông Nam-hải nữ hiệp lên xem. Thanh kiếm hơi dài, khá trầm trọng, đúng là kiếm phái Sài-sơn. Nàng chú ý đến bao kiếm, chạm trổ khá tinh vi. Trên bao có khắc chữ Khoa-đẩu chằng chịt. Bỗng trống ngực nàng đập mạnh, vì có mấy câu thơ:

Vuông rồi mặt trời.

Soan rồi năm cạnh.

Tròn gặp tượng ta.

Nàng tự hỏi:

– Cái gì đây? Mấy câu chú này, rõ ràng ứng với năm ngôi mộ trên núi Ô-thạch. Ta cứ học thuộc rồi tính sau.

Nàng nhìn kỹ hình khắc: Rõ ràng có năm hình, giống như năm ngôi mộ Khúc-giang ngũ hiệp. Phía trước có nhiều hòn núi. Một ngọn cao nhất nhô lên. Từ giữa đỉnh một mũi tên chỉ xuống. Đầu mũi tên có chữ nghìn. Nàng nhủ thầm:

– Vậy, kho tàng hẳn phải kể từ đỉnh núi cao nhất, lui xuống chân một nghìn thước hay trượng. Ta cứ đến đó mò xem, mới hy vọng tìm ra.

Một tia sáng lóe lên:

– Tại sao phải ngày rằm tháng mười một, giờ Tý, năm Đinh-Mão cửa hang mới mở? Tháng mười một năm Đinh-Mão tức tháng Nhâm-Tý. Nhâm-Tý tức con chuột đen. Đinh-Mão tức con mèo mầu đỏ. Trong bảng mật ngữ có ghi: Chuột đen là cửa vào. Mèo đỏ là cửa ra. Ngày rằm tức con số mười lăm. Mười lăm gồm mười và năm. Trong thuật ngữ mười để chỉ nguy hiểm. Năm để chỉ những gì thuộc về năm đều phải tránh.

Trống ngực nàng đập mạnh, chân tay run lên bần bật:

– Vậy ta hiểu rồi. Nơi chôn kho tàng nằm trên ngọn Tuyệt-phong. Ngọn Tuyệt-phong có con đường vòng vèo như ruột dê từ chân núi đi lên gồm hơn hai nghìn bậc. Đến bậc thứ một nghìn có cửa vào. Sau khi vào, sẽ ra bằng cửa thông với bờ sông. Cấm chỉ đi trở lại, e nguy hiểm. Trong hang ắt có cơ quan, hễ chỗ nào liên quan tới số năm, phải tránh.

Nàng thở phào:

– Vậy khi nào đào kho tàng mà không được, việc gì phải đợi ngày rằm tháng mười một giờ Tý năm Đinh-Mão?

Thiệu-Thái thấy thần sắc Mỹ-Linh kỳ lạ, chàng cho rằng nàng cảm động khi cầm di vật của anh hùng muôn năm cũ.

Nàng cất kiếm vào giá, rồi cùng bà Như, Thiệu-Thái trở ra. Ban trị sự mời hai người thụ lộc. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái không chối. Hai người ngồi ăn cơm với họ.

Thấy trời về khuya. Mỹ-Linh đứng lên từ tạ:

– Chúng tôi xin kiếu. Có thể mấy hôm nữa, chúng tôi trở lại tạ nhị vị Công-chúa, rồi hầu truyện cùng chư vị.

Ban trị sự tiễn hai người ra tới cổng. Tới bờ sông, chỗ đậu thuyền, thiếu nữ theo hầu đang đứng chờ. Mỹ-Linh không thấy thuyền đâu, nàng hỏi:

– Sương ơi! Thuyền di chuyển rồi sao?

Sương chỉ sang bên kia bờ sông:

– Khi thuộc hạ ra đây, thấy thuyền mình đậu bên kia sông. Thuộc hạ gọi thế nào, họ cũng không chịu qua.

Thiệu-Thái chợt nghe tiếng tiêu từ con thuyền vọng qua, rõ ràng bản Động-đình ca. Chàng đưa mắt nhìn Mỹ-Linh:

– Dường như có sự biến rồi thì phải.

Trên con thuyền của Chu Tấn, rõ ràng bốn ngư nhân đang ngồi ngất ngưởng ăn uống, cười đùa. Mỹ-Linh bảo Thiệu-Thái:

– Như vậy thuyền bị bốn ngư nhân cướp mất rồi. Dường như họ muốn trêu mình chứ không có ác ý. Trông lưng bốn người quen quá, mà không biết em đã gặp ở đâu!

Chợt Mỹ-Linh thấy trong bụi hoa gần đó có tiếng sột soạt. Nàng vội rút kiếm, cùng Thiệu-Thái tiến lại: Dưới bụi hoa, bốn thuyền phu giáo chúng đều ngồi bất động, mắt mở, mà chân tay cứng đơ.

Thiệu-Thái nhấc từng người ra một. Người nào cũng bất động. Mỹ-Linh hỏi:

– Cái gì đã xẩy ra?

Bốn người im lặng, mắt chớp chớp liên tiếp. Mỹ-Linh hỏi:

– Rõ ràng họ tỉnh, chứ không phải bị đánh thuốc mê. Tại sao không ai nói, không ai cử động được?

Thiệu-Thái dùng tay chà bóp cho một người. Sau khi chà lần thứ nhì, người đó bật lên tiếng ái rồi cử động được.

Việc đầu tiên y chửi tục:

– Tổ bà nó.

Y định văng tục nữa, nhưng chợt nhớ lại trước mặt giáo chủ, nên vội ngậm miệng lại.

Mỹ-Linh hỏi:

– Cái gì đã xẩy ra?

– Thưa công chúa! Bọn thuộc hạ đang ngồi trên thuyền. Bỗng có người từ trên bờ nhảy xuống. Y dùng tay chọc vào sau cổ bọn thuộc hạ. Lập tức bọn thuộc hạ không nói được nữa. Họ lại nắm vào tay bọn thuộc hạ. Thế là cả bốn tê liệt hoàn toàn.

Thiệu-Thái đã chà xát cho ba người kia cử động được. Mỹ-Linh hỏi:

– Chúng chọc vào chỗ nào?

Theo vết tay thuyền phu chỉ. Mỹ-Linh kinh hãi:

– Họ đều bị chọc vào huyệt Á-môn với Nội-quan. Không hiểu võ công bọn ngư nhân thế nào, mà chọc vào huyệt Á-môn khiến không nói được. Rồi bóp huyệt Nội-quan khiến toàn thân tê liệt?

Thiệu-Thái cũng nhận thấy vậy:

– Đào, Lê trưởng lão võ công cao biết mấy, thế mà chỉ bị cái phao đánh vào huyệt Đại-trùy, Hoàn-khiêu, đến nỗi tê liệt.

Bốn giáo chúng thuyền phu uất ức ra mặt. Một người nói với Thiệu-Thái:

– Xin giáo chủ để bọn thuộc hạ lặn xuống sông đục thuyền, cho đám kia trở thành tôm cá hết.

Mỹ-Linh nói nhỏ:

– Các vị đại ca có thấy cuộn dây treo phía hông phải thuyền không? Bây giờ, một vị lặn xuống gỡ cuộn dây, rồi buộc vào bánh lái, sau đó ròng dây qua bên này. Giáo chủ sẽ dùng thần công kéo thuyền qua, đét vào đít cho bọn kia mấy cái.

Một giáo chúng vâng dạ, trườn xuống sông. Y lặn dưới nước, sẽ nhô đầu lên, tay gỡ cuộn dây. Bốn ngư nhân ăn uống trên thuyền tuyệt không đề phòng. Viên giáo chúng buộc dây vào bánh lái, rồi lặn dưới nước, ròng sang bên này bờ.

Thiệu-Thái mừng rỡ, núp vào bụi cây cầm dây chờ đợi. Mỹ-Linh vận sức vào đơn điền, nói lớn:

– Này mấy bạn ngư nhân. Mấy bạn bắt của ta hai người, lại cướp thuyền của ta. Như vậy chẳng hoá ra trộm cướp ư?

Một ngư nhân nói:

– Cô nương nói lạ. Chúng ta làm nghề đánh cá trên sông. Tự nhiên hai con nhân ngư nhảy vào thuyền ta. Chứ ta bắt hồi nào. Còn thuyền này ư? Thuyền này cũng của ta, các người chiếm lĩnh. Ta chỉ đòi lại mà thôi.

Mỹ-Linh ra hiệu cho Thiệu-Thái, rồi nói:

– Ta muốn mời bốn vị qua đây chơi, nên chăng?

– Bên đó có gì thú vị đâu mà chơi? Có ngựa phi mới thú. Hoặc có trâu cỡi nhàn du nên thơ, chúng ta mới qua. Chứ qua chơi với lợn, chúng ta không thích.

Nghe ngư nhân nói, Mỹ-Linh yên tâm. Vì chỉ người rất thân trong nhà mới biết danh hiệu lợn của Thiệu-Thái. Nàng hất hàm. Thiệu-Thái chuyển động thần lực kéo mạnh. Con thuyền rung rinh, chao đi một cái. Cây sào cắm dưới nước bị bật lên. Thuyền từ từ sang bên này sông.

Bốn ngư nhân la hoảng. Họ vội đứng đậy quan sát. Thấy rõ thuyền bị kéo bởi sợi dây lớn, một người cầm cần câu vung lên. Véo một tiếng, sợi dây đứt đôi. Thiệu-Thái mất thăng bằng suýt ngã. Một ngư nhân cầm sào chống lại. Con thuyền ngừng ở giữa dòng sông.

Một ngư nhân cười lớn:

– Sao ông ỉn muốn đi thuyền à? Được ta trả thuyền cho đấy.

Ngư nhân chống sào một cái, con thuyền cập bờ bên kia. Bốn người lên bờ, rồi cùng đẩy thuyền. Con thuyền chao đi, trôi sang bên này sông.

Mỹ-Linh rút kiếm thủ sẵn, đề phòng, rồi nhảy xuống thuyền trước. Thiệu-Thái nhảy xuống sau. Bốn giáo chúng thuyền phu, cùng Sương xuống theo. Họ xem xét thuyền một lượt, rồi nói với Thiệu-Thái:

– Đồ đạc còn nguyên, không mất thức gì cả.

Mỹ-Linh thấy bốn ngư nhân đi chưa xa. Nàng truyền thuyền phu đẩy sang bên kia sông. Nàng nói với Sương:

– Em cùng bốn anh đây về trước. Chúng tôi về sau.

Nói rồi hai người dùng khinh công theo bốn ngư nhân. Bốn ngư nhân như không biết có người đuổi, thủng thẳng đi. Phút chốc Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã đuổi kịp. Mỹ-Linh nói:

– Bốn vị đi chơi vui nhỉ. Cho anh em tại hạ nhập bọn được chăng?

Bốn ngư nhân quát lên một tiếng, rồi chia làm bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc mà chạy. Thiệu-Thái hỏi Mỹ-Linh:

– Chúng ta đuổi theo ai?

Mỹ-Linh chỉ vào hướng ngư nhân mũ đỏ ngồi câu cá, bắt sống Đào Nhất-Bách:

– Chúng ta theo người kia.

Ngư nhân mũ đỏ hướng về phía chân núi mà chạy. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đuổi theo. Khinh công ngư nhân thực không tầm thường. Mỹ-Linh đã vận hết công lực, mà thủy chung vẫn không bắt được.

Tới chân núi, bóng ngư nhân mất tích, dưới ánh trăng sáng hiện ra cảnh rừng núi u tịch.

Mỹ-Linh, Thiệu-Thái trở về thuyền. Tới bến, nàng viết thư, sai chim ưng chuyển cho Khai-Quốc vương. Nàng nghĩ thầm:

– Không ngờ có di thư, có mật ngữ, mà mình còn phải nhờ thăm lăng mộ, cùng đền thờ, mới tìm ra.

Mười hôm sau, chim ưng đem thư Khai-Quốc vương về. Trong thư vương ra lệnh cho Thiệu-Thái, Mỹ-Linh không cần giữ kín thân thế. Nửa kín, nửa hở bằng cách du ngoạn, ăn uống, mua sắm.

Từ lúc đến Khúc-giang, Mỹ-Linh bị giam trên thuyền, nàng cảm thấy chán nản như bị tù. Nay được lệnh hơi lạ đời, nhưng nàng mừng lắm, cùng Thiệu-Thái ngao du khắp nơi.

Cho đến ngày mười ba, tháng mười một, Mỹ-Linh kinh ngạc:

– Chỉ còn một ngày nữa, anh hùng các nơi tụ về. Chúng ta phải tìm Triệu-Thành xin đi hộ vệ y, để xem cuộc long tranh, hổ đấu giữa Khu-mật viện Tống do Triệu Thành cầm đầu, và bang Nhật-Hồ Trung-quốc do Lưu hậu đứng sau. Mà sao không thấy bóng dáng chú hai đâu kìa?

– Có khi cậu tới lâu rồi, mà ta không biết đấy thôi. Ta lại lên bờ ăn tối đi.

– Ăn thì ăn. Món Quảng hơi giống món Việt, ăn được lắm.

Trời chập choạng tối, hai người lên bờ, đạo chơi. Mỹ-Linh chỉ vào tửu lầu bên sông:

– Chúng ta vào kia ăn đi.

Thình lình có tiếng hát đâu đó vọng lại:

Hò la hò lảy,

Con gái bẩy nghề.

Ngồi lê là một.

Dựa cột là hai.

Nói dai là ba.

Ăn qùa là bốn.

Trốn việc là năm.

Hay nằm là sáu.

Hay cáu là bẩy.

Rồi có tiếng nói:

– Không biết cô ta có mấy nghề trong bẩy vậy kìa?

Mỹ-Linh nhìn lại, thì ra ngư nhân mũ đỏ. Y để tay lên mũi trêu nàng:

– Cô nương có mua cá không? Tôi bán cho.

Nói dứt lời y bỏ chạy về phía chân núi Tuyệt-phong. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái lập tức đuổi theo thực gấp.

Ngư nhân đã tới chân núi. Dường như quen thuộc đường lối, y vọt mình lên triền dốc. Mỹ-Linh cũng theo bén gót. Tới đỉnh thứ nhất, ngư nhân đổ đồi. Mỹ-Linh ngừng lại trên đỉnh quan sát: Phía sau ngọn núi, còn một ngọn cao hơn. Giữa hai ngọn núi, là thung lũng, có suối chảy trắng xoá. Dưới ánh trăng, nước suối như muôn ngàn khối vàng chen chúc, đổ chồng lên nhau.

Mỹ-Linh nhủ thầm:

— À ngọn cao nhất kia là Tuyệt-phong, nơi chôn cất kho tàng đây. Ta nhân dịp này dò thám xem. Đợi khi chú hai tới, e lâu qúa.

Ngư nhân thấy Mỹ-Linh dừng lại quan sát địa thế. Y cũng dừng lại chờ. Mỹ-Linh bực mình, vì bị trêu chọc, nàng hăm hở đuổi theo.

Tới con suối, ngư nhân lội tràn qua, hướng một căn nhà trên triền núi cao chạy tới. Mỹ-Linh tự nhủ:

– Dù người đi đâu, ta cũng dám theo đến cùng. Ta há sợ cạm bẫy ư?

Ngư nhân tới căn nhà, thì mất hút. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái chạy đến gần quan sát: Đây là ngôi nhà kiến trúc rất đặc biệt. Nửa dưới xây bằng đá mầu hồng nhạt. Nửa trên làm bằng gỗ quý. Mái lợp ngói xanh.

Nhà có hai tầng chia làm hai lớp. Lớp trên, một tầng bốn mái cong. Trên nóc có hình con rồng uốn khúc mầu đỏ, đên cạnh, con chim âu mầu trắng. Xung quanh có lan can sơn son thiếp vàng. Mỗi hướng có ba cửa thông với lan can. Một cửa lớn, hình chữ nhật. Hai cửa nhỏ hình tròn.

Tầng dưới bốn mái cong , cũng ngói xanh. Thềm nhà cao chín bậc, đều bằng đá. Hàng hiên có những cây cột gỗ lớn bằng người ôm chạm trổ tinh vi. Bốn hướng đều có ba cửa thông ra ngoài, một cửa lớn, hai cửa nhỏ, sơn son đỏ chói.

Nàng ngắm nhìn ngôi nhà, kiến trúc giống hệt điệm Long-thụy trong Hoàng-thành Thăng-long.

Nhà bao bọc bởi một hàng rào bằng trúc, cắt xén cực kỳ tinh vi. Cổng bằng tre kết lại. Trên cổng, những dây hoa leo chằng chịt. Trong vườn, trồng rất nhiều cây cảnh. Giữa sân, có chiếc bể cạn. Trong bể, một hòn giả sơn trồng trúc.

Đâu đó vẳng tiếng đàn thoang thoảng như có, như không, một giọng hát trong nhẹ bay ra.

Mỹ-Linh đưa mắt cho Thiệu-Thái, rồi nàng nói:

– Ngư nhân chạy vào đây, ắt biết chúng ta theo dõi. Vậy chúng ta không nên ẩn náu, mà đường đường chính chính gõ cửa. Rõ ràng y dẫn dụ chúng ta tới. Tuy vậy, với ngôi nhà kiến trúc này, thân phận y không nhỏ. Y lại không có ác ý với ta. Ta chẳng nên vô phép.

Nàng cầm dây giật chuông. Từ phía trong, một người mặc quần áo theo kiểu nô bộc ra mở cổng. Y cung kính chắp tay nói bằng tiếng Quảng:

– Kính chào quý khách. Quý khách ghé trang trại chúng tôi có mục đích gì? Xin quý khách cho biết cao danh, quý tính. Chúng tôi vào báo với chủ nhân.

Mỹ-Linh không biết hành tung đã bị lộ hay chưa. Nàng nói bằng tiếng Biện-kinh:

– Anh tôi tên Thái Thân, tôi tên Đỗ Lệ. Chúng tôi từ Đại-Việt sang đây, xin yết kiến trang chủ có việc riêng khẩn cấp.

Lão nô bộc vào nhà một lúc, rồi mở tung cửa chính, ra cúi rạp người xuống:

– Chủ nhân chúng tôi xin thỉnh hai vị vào.

Mỹ-Linh, Thiệu-Thái vừa bước vào đến sân, tiếng đàn im bặt, có tiếng nói vọng ra:

– Tại sao âm ba đang đều, lại trong, rồi lên cao thế này? Hẳn có quý khách giá lâm đây.

Từ trong cánh cửa, một thiếu nữ mặc áo trắng, xiêm tím, khoan thai bước ra. Nàng xuống đến bậc thềm thứ năm chờ khách. Đợi Mỹ-Linh, Thiệu-Thái lên tới bậc thứ năm, nàng mới chắp hai tay hành lễ:

– Kẻ thô lậu ở chốn rừng hoang. Đêm nay hân hạnh được tiếp nhị vị từ xa chiếu cố. Xin mời.

Lễ nghi cổ của Đại-Việt, kể từ đời vua Hùng thứ chín áp dụng đối với khách lạ, hoặc ngang vai như sau: Khi khách tới thăm nhà. Chủ nhà không được ngồi chờ, cũng không thể ra cổng đón, mà phải áp dụng phân đình giao bái. Nghĩa là nếu có sân, phải rảo bước tới giữa sân chờ sẵn. Khi khách vào ngang với mình, chủ hành lễ trước. Khách đáp lại sau. Nếu nhà có bậc thềm, tới bậc giữa chờ.

Thiếu nữ đưa bàn tay búp măng trắng hồng, trong áo lụa trắng chỉ vào phòng khách:

– Xin mời quý vị.

Mỹ-Linh, Thiệu Thái sóng vai vào nhà. Mỹ-Linh lại ngạc nhiên nữa, vì bên trong, trần thiết giống y như điện Long-thụy. Giữa phòng, một cái bàn dài ước hai trượng (4 mét ngày nay), rộng ước trượng rưỡi. Theo chiều dài, mỗi bên để chín cái ghế theo tư thế đối diện nhau.

Trên bàn, một đỉnh hương bằng đồng đen, trầm bốc khói nghi ngút. Cạnh đỉnh, bên trái một chồng sách cao. Trong chồng sách, có cuốn trên gáy in hàng chữ Khoa-đẩu Thiên-địa kinh. Bên phải một cái nghiên, một ống bút. Có ba bút Trung-quốc và một bút Đại-Việt để viết chữ Khoa-đẩu.

Mỹ-Linh nghĩ thầm:

– Thiên địa kinh được viết từ thời vua Hùng thứ năm, nói về tương quan giữa người với trời, cùng vạn vật, thực tế vô cùng. Nó bao gồm cả Luận-ngữ, Mạnh-tử, Mặc-tử, Tuân-tử. Cho nên người xưa nói: Thiên địa kinh đi trước Khổng, Mạnh, Mặc, Tuân đến hơn nghìn năm. Nhiều người còn cho rằng bốn đại hiền triết Trung-quốc đã nhân Thiên-địa kinh, rồi diễn giải ra. Nữ lang này đọc được Thiên-địa kinh ắt kiến thức không tầm thường.

Nữ lang chỉ vào cái ghế chạm rồng, khảm xà cừ lóng lánh mời Mỹ-Linh. Mỹ-Linh ngồi xuống.

Nàng lại trỏ vào cái ghế chạm hổ mời Thiệu-Thái.

Bấy giờ Mỹ-Linh mới để ý đến nữ lang. Nàng tuổi khoảng mười sáu mười bẩy. Mái tóc óng ánh, buông xoã xuống ngang vai. Trên đầu, nàng cài con phượng bằng ngọc xanh. Hai mắt dát kim cương. Từ dáng người, khuôn mặt, hai vai, bàn chân đẹp tuyệt.

Thiệu-Thái than thầm:

– Mình đã thấy vẻ đẹp quyến rũ của Lâm Huệ-Phương, vẻ đẹp u tĩnh của Đào Hà-Thanh, vẻ đẹp tươi thắm của Mỹ-Linh. Bây giờ đến vẻ đẹp mờ mờ nhân ảnh của nữ lang này nữa là bốn.

Một nữ tỳ bưng nước ra mời.

Nữ lang hỏi:

– Không biết hai vị đi chơi đâu giữa đêm trăng đẹp, mà lạc lối vào đây?

Mỹ-Linh nghĩ thầm:

– Nếu không tận mắt thấy ngư nhân bắt hai trưởng lão Lạc-long giáo, võ công kinh thiên động địa, rồi lại cướp thuyền của mình, hẳn bị nàng đánh lừa rồi. Ban nãy, rõ ràng ngư nhân chạy vào đây, mà nàng vờ như không biết.

Mỹ-Linh nói thực:

– Anh em tại hạ đuổi theo một người. Người đó chạy vào trang này, nên quấy nhiễu cô nương. Xin cô nương cho gặp y, và thứ lỗi làm mất sự yên tĩnh của cô nương.

Thiếu nữ cau mày:

– Cô nương đuổi theo một người ư? Ai thế? Tại sao cô nương lại đuổi theo?

Thiệu-Thái xen vào:

– Thưa cô nương, từ sáng đến giờ, có bốn ngư nhân theo đuổi, phá phách anh em tại hạ. Họ bắt đi mất hai người anh em của bọn tại hạ. Vì vậy anh em tại hạ phải đuổi theo.

Nữ lang bảo tỳ nữ:

– Người gọi lão Chí vào cho ta hỏi.

Nữ tỳ ra ngoài, một lát lão bộc vào thõng tay đứng chờ lệnh. Thiếu nữ hỏi:

– Này lão Chí. Có ai chạy vào đây không?

Lão Chí đáp:

– Thưa cô nương tiểu nhân không rõ nữa.

Đến đó bỗng có tiếng cười khành khạch bên ngoài, rồi tiếng ngư nhân vọng vào:

– Thưa cô nương, tại hạ bị con lợn với con nhí đuổi theo. Tại hạ đói quá vào bếp cô nương kiếm cái gì ăn. Con lợn với con nhí tưởng tại hạ là người quý trang, nên vào đây phá rối sự yên tĩnh của cô nương.

Tiếng nói dứt, một người xồng xộc chạy vào. Y chính là ngư nhân mũ đỏ. Không khách sáo, ngư nhân mũ đỏ ngồi xuống ghế, tay cầm con gà quay đưa lên miệng cắn ăn.

Thiệu-Thái đưa mắt nhìn: Da mặt ngư nhân cực kỳ xấu xa, khó có thể đoán y bao nhiêu tuổi. Thân hình y nhỏ, ngắn, trong khi chân lại cao, không tương xứng tý nào cả.

Nữ tỳ kêu lên:

– Thì ra người. Suốt mấy ngày qua, ta làm không biết bao nhiêu thức ăn ngon, bị mất trộm, ta không hiểu tại sao. Bây giờ mới biết người ăn vụng.

Ngư nhân cười:

– Ai bảo cô nương làm thức ăn ngon để người ta phải thèm. Sáng hôm kia ta ăn trộm con gà dồi nấm hấp ngũ vị hương. Buổi chiều ta lấy con cá chưng thập cẩm. Trưa hôm qua, ta lấy có điã đùi ếch chiên, cùng bát canh thập cẩm. Tối, người chưng cá ngon quá, ta lấy cả con cá to. Sáng nay ta không lấy gì.

Y móc trong túi moi một nén vàng. Mỹ-Linh nhận ra nén vàng của mình. Bất giác nàng sờ tay vào túi, nén vàng không cánh mà bay! Nàng kinh hoàng:

– Nội công mình tiến đến chỗ ít ai bằng. Không hiểu bằng cách nào ngư nhân móc túi trộm được nén vàng?

Điểm lại, nàng mang theo hai mươi nén vàng. Khi vào đền Sa-khẩu, lấy ra mười nén cúng. Còn lại nàng bỏ một nén vào túi để tiêu. Chín nén, cất vào bọc. Sau đó nàng ngồi ăn uống với ban trị sự, tuyệt không ai lại bên nàng, mà móc được vàng. Từ đền Sa-khẩu ra sông, nàng đi lẫn vào đám đông… Chợt nàng lóe lên tia sáng. Trong khi đi lẫn đám đông, có mấy người chạm vào nàng. Chắc ngư nhân hoá trang, móc túi lấy vàng.

Ngư nhân tung nén vàng lên. Nén vàng bay đến trước mặt nữ tỳ, rồi rơi tọt vào túi nàng như ta cầm nhét vào vậy. Y cười:

– Cô nương! Ta trả tiền thức ăn cho cô nương.

Nữ tỳ móc nén vàng ném vào ngư nhân, kình lực rít lên đến véo một tiếng. Ngư nhân vung tay một cái, nén vàng bay trở về tỳ nữ. Lần này nén vàng không chui vào túi, mà rơi xuống cái kỷ trước mặt nàng. Nén vàng nặng như vậy, mà không một tiếng động.

Nữ lang nói nhỏ nhẹ:

– Cao nhân tặng vàng của Đại-Tống, tức lộc đến cửa. Ta chẳng nên từ chối, e phụ lòng người.

Nữ tỳ cầm nén vàng cất vào túi.

Thiếu nữ áo trắng nói với ngư nhân:

– Thiếu hiệp. Chiêu khoanh tay vừa rồi dường như thuộc chưởng pháp Đông-a biến hóa ra. Phải chăng thiếu hiệp là đệ tử của một trong Thiên-trường ngũ kiệt?

Mỹ-Linh chửi thầm:

– Người này còn trẻ. Mình không nhận ra võ công y. Trong khi nữ lang đã thấy rõ. Nữ lang quả kinh lịch hơn mình nhiều.

Nghe nữ lang hỏi, ngư nhân cười hề hề lắc đầu:

– Tại hạ không phải học trò của Thiên-trường ngũ kiệt.

Thiệu-Thái xuất thế cầm long công chụp ngư nhân. Trái với sự phỏng đoán của mọi người. Ngư nhân thản nhiên để chàng túm lấy. Y cười khành khạch:

– Con lợn dám dụng võ, mà không sợ bị cô nương đây trách phạt ư? Người có biết như vậy là thổi tiêu trước nhà Trương Chi, múa kiếm trước cửa Vạn-tín hầu, dương cung trước mặt Cao-cảnh hầu không?

Nghe ngư nhân ví von, Mỹ-Linh tự nhủ:

– Ngư nhân này quả thực thuộc loại giáo dục rất căn bản. Từ xưa đến giờ, mỗi khi so sánh, ví von, người Việt thường có hai loại. Một loại ra cái điều ta đây thông sử Trung-quốc. Hơi tý đem điển cố Trung-quốc ra để khoe kiến thức. Một loại lại viện lịch sử Việt ra, tỏ rằng mình không thiếu gì kỳ tích, hồng điển. Như vừa rồi, nếu loại người vong bản sẽ ví: Đọc Hiếu-kinh trước nhà Khổng-tử, múa búa trước cửa Lỗ-Ban. Thiếu niên này lại ví thổi tiêu trước nhà Trương Chi, múa kiếm trước cửa Vạn-Tín hầu và dương cung trước mặt Cao-Cảnh hầu. Như vậy kiến thức y không tầm thường. Ta phải hoà giải với y hơn là gây ác cảm.

Thiệu-Thái bỏ ra ngoài lời đe dọa của ngư nhân, chàng nói:

– Mi phải thả hai người bạn ta ra ngay. Bằng không ta bóp chết mi.

– Bóp chết? Mi tưởng bóp chết người dễ lắm ư? Mi bóp chết ta, thì liệu mi có tìm ra hai con cá hồng ở đâu không? Ta nói cho mi biết, mi có mười con cá, ta bắt hết rồi, mi chẳng còn gì nữa.

Thiệu-Thái vốn chậm chạp, chàng hỏi vặn:

– Thế người của ta đâu?

– Ta định xẻ ra từng cân đem bán. Người có mua ta bán cho ít cân. Cá hồng kho lẫn với thịt lợn ỉn ngon đáo để.

Thiệu-Thái thấy các ngư nhân hay đem tiếng lợn ra nhạo chàng, như vậy có lẽ là người thân. Chàng chưa biết đối đáp ra sao.

Ngư nhân hỏi thiếu nữ:

– Cô nương! Võ công tôi không dở. Bản lĩnh tôi không hèn. Vì ở trong quý trang, tôi không dám xử dụng võ công, nên bị con lợn chụp được. Xin cô nương xử cho vụ này.

Thiếu nữ bảo Thiệu-Thái:

– Mong công tử buông vị huynh đệ này ra cho.

Thiệu-Thái đành bỏ ngư nhân xuống đất. Ngư nhân cười khành khạch:

– Ngu như lợn!

Thình lình y lạng người một cái, vọt ra cửa biến vào đêm tối. Mỹ-Linh tung người đuổi theo. Ra khỏi trang, nàng thấy bóng trắng đang chặn trước mặt ngư nhân, làm y chạy không được. Nhìn kỹ, thì ra nữ lang. Nữ lang nhỏ nhẹ:

– Mời huynh đệ vào nhà chơi đã. Mới đến, sao vội đi lắm vậy.

Mỹ-Linh tự nghĩ:

– Thực ngoài gầm trời này, còn gầm trời khác. Ta những tưởng khinh công mình tuyệt hảo. Không ngờ khinh công nữ lang còn cao hơn.

Ngư nhân biết không đừng được. Y nhăn mặt, rồi sóng đôi với nữ lang vào nhà. Mỹ-Linh cũng vào theo. Vừa vào trong, nàng đã bật lên tiếng kêu lớn. Vì trong nhà, đã có mặt đủ ba ngư nhân nữa.

Nữ lang thản nhiên như không có truyện gì xẩy ra. Nàng truyền nữ tỳ kéo ghế mời mọi người ngồi, rồi nhỏ nhẹ nói với bốn ngư nhân:

– Các vị huynh đệ còn nhỏ tuổi, mà võ công đã đến trình độ này, thực trọn đời tôi chưa từng thấy. Suốt hơn nửa tháng nay, bốn vị quấy phá khắp trấn Khúc-giang, vẫn chưa cho rằng đủ ư, mà còn chọc giận hai vị đây làm chi?

Mỹ-Linh để ý, bốn ngư nhân đều có hình thù kỳ dị: Thân hình nhỏ, ngắn, trong khi chân dài. Cả bốn ngư nhân da mặt đều cực kỳ xấu ra. Bốn người mặc cùng thứ quần áo, cùng một mầu nâu. Họ chỉ khác nhau ở điểm đội bốn chiếc mũ bốn mầu trắng, đen, xanh, đỏ. Ngư nhân tung dây bắt Đào Nhất-Bách cùng Lê Đức đội mũ mầu đỏ.

Ngư nhân đội mũ mầu trắng nói với nữ lang:

– Cô nương! Cô nương thực thần thông. Cô nương chỉ ở trong trang, thế mà biết hết việc làm của anh em tại hạ.

Nữ lang mỉm cười, nhe hàm răng trắng bóng, đều như bắp:

– Tiểu huynh đệ đừng quá khen. Cho đến hôm nay tại hạ cũng không biết bốn vị đến đây ngày nào. Chỉ biết rằng bốn vị xuất hiện ngày mồng một.

Nàng chỉ ngư nhân mũ trắng:

– Các vị có năm người phải không? Dường như các vị có nhiệm vụ trông coi, canh gác ở đâu đó, nên thường chỉ có bốn vị phá phách. Trong năm vị, ta thấy huynh đệ ít phá nhất, lại thâm trầm. Dường như huynh đệ cầm đầu thì phải. Phá nhất là vị này.

Nàng chỉ ngư nhân mũ đỏ.

Nàng cười, ánh mắt chiếu ra tia sáng long lanh, nhưng đầy nhu tình:

– Các vị xuất hiện đầu tiên ngày mùng một. Có đúng thế không?

Ngư nhân mũ trắng kinh ngạc:

– Cô nương ở trong khu rừng u-tĩnh thế này, mà anh em tại hạ làm gì cô nương cũng biết hết. Cô nương thực thần thông.

Nữ lang bảo tỳ nữ:

– Tiểu-Thúy, người thuật truyện ngày mồng một đi, xem có đúng không?

Tỳ nữ chỉ vào ngư nhân mũ trắng:

– Tiểu huynh đệ, phải chăng người lớn hơn hết trong bốn anh em? Phục-ba tướng quân Mã Viện tuân lệnh vua Quang-Vũ, bình được Lĩnh-Nam. Công lao thực lớn vô cùng. Cho nên Lưu thái hậu truyền quan chuyển vận sứ Quảng-Đông lộ xuất công nho xây đền thờ. Trong đền, tạc pho tượng Phục-ba tướng quân, một tay cầm kiếm, một tay nắm tóc Trưng-Trắc giật, chân đạp lên người bà. Đền xây xong từ hơn tháng nay. Hôm mồng một vừa rồi, quan Kinh-lược an-phủ sứ Quảng-Đông Dư Tĩnh thân đến khánh thành. Tất cả các quan văn vũ, Phủ, Huyện, Tướng quân, Đề-đốc, cùng bang hội, võ phái đều tề tựu.

Nói đến đây Tiểu-Thúy mỉm cười:

– Sau khi tế xong, quan Chuyển-vận sứ tiến đến mở khăn lụa trùm tượng ra, thì tượng Trưng Trắc không thấy, mà chỉ thấy tượng Phục-Ba tướng quân, nhưng đầu bị cắt mất, thay vào đó bằng cái đầu trâu máu me kinh tởm.

Mỹ-Linh, Thiệu-Thái bật lên tiếng cười. Ác cảm với bốn ngư nhân bớt đi. Tiểu-Thúy tiếp:

– Quan Chuyển-vận sứ nổi giận hét be be. Thình lình bốn vị xuất hiện, trang phục giả gái. Bốn huynh đệ cùng mở ra bốn cái bầu. Trong bầu toàn cào cào, với phân. Cào cào bay tứ tung trong đền, hôi thối không chịu được. Các quan võ xúm vào bắt bốn cô gái. Bốn cô đục tung mái đền, nhảy lên nóc. Ở trên nóc đền, bôn cô ném xuống không biết bao nhiêu bột đen. Bột này làm quan khách, dân chúng cay mắt, bỏ chạy tán loạn.

Tiểu-Thúy nghiêm nghị:

– Bốn cô gái đó, chính là bốn vị huynh đệ.

Bốn ngư nhân nhìn nhau cười khúc khích. Tiểu-Thúy tiếp:

– Ngày mùng hai, bốn huynh đệ giả làm bốn đạo sĩ người Việt, lái hai con thuyền cực lớn đến bến Khúc-giang. Trên thuyền chở đầy gạo, cá, vải. Bốn huynh đệ đem loa gọi dân nghèo phát chẩn. Nguyên hai con thuyền đó từ Hổ-môn chở lương thực cho đạo quân mơí tới đồn trú. Bốn huynh đệ dùng thứ võ công gì làm lính thủy tê liệt chân tay rồi bỏ vào khoang. Sau đó phân phát cho dân.

Mỹ-Linh gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Tiểu-Thúy tiếp:

– Sau đó bốn huynh đệ đi chặt đầu tất cả tượng trong những đền thờ các tướng soái từng đem quân đánh Đại-Việt, rồi phóng hoả. Đến bang Nhật-hồ, võ lâm nghe đến đều kinh hồn táng đởm, thế mà bốn huynh đệ cũng trêu chọc ngũ sứ của bang này đến thất điên bát đảo. Ôi! Gan bốn huynh đệ lớn quá. Ta xin có lời khâm phục. Hôm kia bốn huynh đệ ăn trộm gói hành lý của Khu-mật viện sứ Phạm Trọng-Yêm. Còn từ qua đến giờ các huynh đệ đến đây ăn vụng, cùng phá phách hai vị này.

Nữ lang nghiêm nét mặt nói:

– Bốn huynh đệ phá quá, không ai chịu nổi nữa. Tại hạ muốn được coi chân tướng các vị, không biết có được không?

Ngư nhân mũ đỏ lắc đầu:

– Cho cô nương thấy bộ mặt xấu xa của anh em tại hạ thì được. Chứ cho ông ỉn kia coi e không ổn.

Nữ lang đứng lên, chỉ vào Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, rồi cười:

– Trước kia hai vị đây đi tìm bốn vị huynh đệ. Nay tại hạ e bốn vị phải tìm hai vị này. Người Quảng-Đông lộ chúng tôi có câu Đùa với quỷ thì nên. Gần bên Hồng-thiết thì chết. Từ qua đến giờ, các vị đùa dỡn với Lạc-long giáo chủ, trêu cợt đủ điều, song các vị vẫn ở xa. Từ nãy đến giờ, các vị ngồi bên cạnh, lại ngang ngược gọi một điều lợn, hai điều ông ỉn, mà không đề phòng.

Bốn ngư nhân nhìn nhau cùng cười. Nữ lang chỉ ngư nhân mũ đỏ:

– Vị huynh đệ này, bị Lạc-long giáo chủ nhắc lên. Trong khi nhắc, giáo chủ đã nhả vào người huynh đệ ít Chu-sa ngũ độc. Bây giờ xem các vị có phải cầu khẩn giáo chủ giải độc cho không nào?

Ngư nhân mũ đỏ cười:

– Cô nương đừng lo. Trong người tại hạ có con rắn độc. Hễ ai phóng độc vào người, nó ăn ngay độc tố đi. Tại hạ vẫn khoẻ như thường. Chu-sa độc của ông ỉn này không làm gì được tại hạ đâu!

Nó đưa tay cho mọi người coi. Từ Thiệu-Thái đến Mỹ-Linh, nữ lang đều kinh ngạc. Nội công Thiệu-Thái đâu có tầm thường, thế mà chàng nhả độc chưởng vào người y, mà không làm gì được.

Ngư nhân mũ đỏ thè lưỡi ra nhát Thiệu-Thái.

Thình lình bốn ngư nhân cùng phát chưởng tấn công. Ngư nhân mũ đỏ tấn công Thiệu-Thái. Ngư nhân mũ trắng tấn công Mỹ-Linh. Ngư nhân mũ đen tấn công nữ lang. Ngư nhân mũ xanh tấn công Tiểu-Thúy. Bốn người đều vung chưởng đỡ. Bình, bình, bình, bình. Áp lực chưởng, làm đèn trong phòng tắt hết. Khi Tiểu-Thúy đốt được đèn lên, bốn ngư nhân đã mất tích.

Nữ lang lắc đầu, tỏ vẻ tha thứ:

– Phá quá! Không chịu nổi nữa rồi.

Nàng nói một mình:

– Quái sao bốn ông mãnh này võ công lại không giống nhau hề! Ngư nhân mũ đỏ xử dụng chiêu Đông-hải lưu phong của phái Đông-a. Ngư nhân mũ trắng xử dụng chiêu Loa thành nguyệt ảo của phái Cửu-chân. Ngư nhân mũ đen xử dụng chiêu Ác ngưu nan độ của phái Tản-viên. Còn ngư nhân mũ xanh xử dụng chiêu Mê-linh dạ võng của phái Mê-linh.

Thiệu-Thái, Mỹ-Linh nhận ra nữ lang cực kỳ bác học. Tuy ẩn trong thâm sơn, mà nàng biết hết chiêu số võ công Đại-Việt.

Mỹ-Linh hỏi lại nữ lang:

– Cô nương thực tinh tế. Anh em tại hạ giả trang thế này, mà cô nương cũng biết rõ được chân tướng. Cô nương lợi hại thực.

Nữ lang mỉm cười:

– Các bang hội trong trấn này, mạnh nhất phải kể Hồng-thiết giáo. Chưởng quản đạo Quảng-Đông Chu Tấn bị Chu-sa độc chưởng hành, mê man mấy tháng. Nay tự nhiên đi đứng như thường… thì ngoài Giáo-chủ, hỏi ai có thể giải nổi chưởng độc này? Cho nên tại hạ biết đại giá Giáo-chủ giá lâm. Ban nãy Giáo-chủ ra chiêu cầm nã, bắt ngư nhân, thoáng nhìn, tại hạ cũng biết đó là chiêu Chu-sa chưởng. Vì vậy đoán già mà thôi.

Nữ lang hỏi Tiểu-Thúy:

– Người có biết bốn ngư nhân này trú ngụ ở đâu không?

Tiểu-Thúy lắc đầu:

– Tiểu tỳ không biết. Hôm qua họ đến lấy trộm đồ ăn, khi ra suối ăn với nhau. Một trong bốn người nói: Chúng mình quậy phá vậy đủ rồi. Mai này Liên-Hoa tới, phải chấm dứt. Nghĩ cũng buồn.

Dường như bốn thiếu niên có một người bề trên nào đó uy nghiêm, khiến họ không dám đùa phá nữa.

Mỹ-Linh hỏi nữ lang:

– Cô nương có muốn gặp bốn ngư nhân, cùng người trên của họ không?

– Công chúa biết chỗ ở của họ ư?

– Vâng. Nếu cô nương muốn chúng ta cùng đi.

Qua biến cố vừa rồi, nếu như người khác, ắt đã nổi lôi đình với bốn ngư nhân. Mỹ-Linh tuy nhỏ tuổi, song nàng được học Thiền từ nhỏ, tâm tính trung hậu. Qua một vài hành động của bốn ngư nhân, nàng biết ngay họ thuộc loại đồng đạo, trêu ghẹo nàng với Thiệu-Thái, chỉ để mà trêu.

Đối với nữ lang, nàng cũng không hỏi hỏi căn cước, tên, họ, mà lờ đi, để giữ phong độ của Công-chúa, mẫu nghi trăm họ. Hơn nữa, nàng còn là một Chưởng-môn nhân phái Mê-linh.

Nữ lang nai nịt quần áo gọn gàng, đeo thanh kiếm vào lưng, rồi cười:

– Công-chúa! Công-chúa không thắc mắc gì về tôi ư?

– Thắc mắc ư? Chúng ta lấy tình người ở với nhau được rồi. Giữa đêm khuya, trăng đẹp thế này, anh em tại hạ tới phá sự yên tĩnh của tỷ tỷ. Tỷ tỷ không phiền trách cũng may lắm, đâu dám hỏi han gì nữa?

Nữ lang ngước mắt nhìn trời, rồi nói:

– Tôi họ Ngô, thuộc giòng dõi Ngô đại vương của tộc Việt.

Thiệu-Thái kinh ngạc:

– Có phải ngài húy Quyền, từng phá quân Nam-Hán trên sông Bạch-đằng, vang danh một thời không?

– Vâng.

Mỹ-Linh, Thiệu-Thái thuộc lớp thiếu niên sinh trưởng trong nhung lụa, được giáo dục cực kỳ chu đáo về tinh thần yêu nước, yêu tộc Việt. Hơn nữa tinh thần đó nằm trong hào quang của đức đại từ, đại bi nhà Phật. Vì hoàn cảnh, do Khai-Quốc vương tung ra đời, nhận trọng trách bảo quốc. Hoá cho nên, tuổi hai người tuy còn nhỏ, mà đã có cái nhìn rất sâu xa, rất rộng về tinh thần tộc Việt.

Nay, giữa chốn rừng hoang vu, trong đêm trăng sáng, vì đuổi theo ngư nhân, cứu Đào Nhất-Bách, cùng Lê Đức, họ gặp nữ lang. Mỹ-Linh tạm quên mình là Công-chúa thiên kim, Chưởng môn phái Mê-linh, mà chỉ giữ lại con người vô thường, nhún nhường. Nếu khi gặp nữ lang, Mỹ-Linh tra hỏi tên họ, nguồn gốc, ắt nữ lang không trả lời. Thảng hoặc có trả lời cũng nói sai sự thực. Không chừng còn gây ra bất hoà nữa.

Đây là lần thứ nhì Mỹ-Linh thành công, nhờ tâm tính thuần hậu này. Lần đầu tiên, gặp Đỗ Lệ-Thanh. Đường đường là Công-chúa mà biết Đỗ cùng chồng sang Đại-Việt trường kỳ gian tế, khi khám phá ra, Mỹ-Linh không chặt đầu, ắt cũng truyền bắt giam, tra xét. Nàng lờ đi, không nghi ngờ, không cật vấn. Vì vậy chính Đỗ cảm động, tự cung khai, rồi trở thành người nữ tỳ trung thành.

Khi vào trong nhà, thấy nữ lang biết hết tung tích, cùng hành trạng của mình, Mỹ-Linh vẫn bình tĩnh, coi như sự thường. Nữ lang chờ đợi Mỹ-Linh hỏi về nàng. Mà tuyệt nhiên Mỹ-Linh lờ đi, còn tỏ ra thân cận. Vì vậy, chính nữ lang tự thố lộ tâm tư ra.

Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nghe Chu An-Bình, Đỗ Lệ-Thanh đối đáp, hai người tỉnh ngộ:

– Hôm gặp Đỗ phu nhân, mình thấy bà chỉ biết xử dụng Chu-sa ngũ độc chưởng. Sau tự nhiên thấy bà biết phóng độc phấn như bọn Chu An-Bình, mình không thắc mắc gì. Thì ra hôm đệ tử Thiên-trường trộm được tài liệu, thư tín trong thuyền Đại-lý, Thanh-Mai thấy có tập chép kỷ yếu về bang Nhật-hồ Trung-nguyên, trao cho Đỗ phu nhân. Đỗ phu nhân theo đó chế ra phấn độc. Mụ móc trong bọc ống trúc nhỏ, rồi mở nắp, kéo một tờ giấy, miệng cười khành khạch:

– Cái này là cái gì đây. Chu An-Bình nhận ra tờ chiếu của Lưu hậu, y đánh trống lảng:

– Chúng ta đều học Hồng-thiết kinh. Hồng-thiết kinh dạy rằng: Lật lừa, xảo trá, nói rồi chối, giết cha mẹ, hại thầy bạn… thuộc bản chất của giáo chúng mà! Sư tỷ quên sao? Sư tỷ ơi! Sư tỷ hãy vì bản bang, trao Hồng-thiết tâm pháp cho tiểu đệ, đem về trình đại ca, hầu làm rạng danh bản bang. Đỗ Lệ-Thanh lắc đầu:

– Ta bị giam hơn mười năm, nhục nhã có thừa. Sau nhờ Thân thế tử cùng công chúa Bình-Dương cứu ta ra. Hai vị lại dùng lễ đối đãi với ta bằng tất cả tấm lòng thương mến, kính yêu. Ta… ta đã quyết tâm theo người đến chết. Sư đệ! Người về nói với Đặng đại ca rằng Đỗ Lệ-Thanh chết rồi. Nay được tái sinh, làm con dân họ Thân, họ Lý. Ta nguyện không làm lợi cho bản bang, cũng không làm hại bản bang. Thôi, người đi đi. Lời nói của Đỗ Lệ-Thanh làm Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng cảm động:

– Đỗ phu nhân thực là người trung hậu, không phụ lòng chúng ta trọng đãi bấy lâu. Bỗng có tiếng cười ha hả, rồi bốn phía xuất hiện bốn người, quần áo vàng, trắng, đen, xanh, vây Đỗ Lệ-Thanh vào giữa. Đỗ Lệ-Thanh hơi chột dạ, song mụ vẫn cương quyết:

– Hay lắm, Chu sư đệ, thì ra người là một trong ngũ vị sứ giả bản bang. Từ hôm mới gặp người, ta thấy người luôn mặc quần áo mầu đỏ, ta tưởng chẳng qua sự thường. Nào ngờ người lên tới chức Nam-phương sứ giả. Hay lắm, Ngũ-sứ cứ tấn công đi. Ta há sợ sao? Người mặc quần áo vàng cười nhạt:

– Đỗ sư muội, bất cứ người nào chống lại lệnh bang chủ đều bị xử tử hình. Từ nãy đến giờ, Chu sư đệ truyền lệnh của bang chủ, sư muội không những không tuân, còn nói lời mạt sát vô lễ. Song nghĩ tình sư muội là con gái bang chủ tiền nhiệm, chúng ta có chỗ châm trước. Sư muội mau đem Hồng-thiết tâm pháp trao cho chúng ta. Đỗ Lệ-Thanh vẫn bướng:

– Ngũ sứ muốn, cứ xuất chiêu. Các người có giỏi, hãy giết ra đi. Ta chết rồi, vĩnh viễn không bao giờ các người tìm ra Hồng-thiết tâm pháp nữa. Trung-ương sứ giả tức người mặc quần áo vàng cười nhạt:

– Điều đó đâu có khó gì? Nam-phương sứ giả Chu hiền đệ hãy lĩnh giáo võ công của Đỗ sư muội đi! Suốt thời gian qua, Thiệu-Thái sống cạnh Đỗ Lệ-Thanh. Trên xưng hô, một bên là chủ, một bên là tớ. Trên thực tế, chàng đối xử với bà như một người cô, người dì. Bà chăm sóc chàng từng ly từng tý. Bà lại cố vấn cho chàng với Mỹ-Linh. Bây giờ thấy bà bị năm người uy hiếp, chàng định nhảy ra đánh đuổi chúng đi. Nhưng Mỹ-Linh ra hiệu bảo chàng cứ chờ xem sao đã. Chu An-Bình phóng chưởng tấn công Đỗ Lệ-Thanh. Chưởng của y cực kỳ hùng hậu. Mỹ-Linh kinh ngạc không ít, vì nàng đã thấy y đấu với hai nhà sư Trí-Nhật, Trí-Nguyệt, bản lĩnh của y tuy cao, nhưng không thể đạt tới trình độ này. Đỗ Lệ-Thanh lùi một bước, phóng ra chiêu Kình-ngư quá hải, trong Cửu-chân chưởng pháp. Mỹ-Linh thấy chưởng lực của bà tinh diệu, nàng khen thầm:

– Đỗ phu nhân quả là thiên tài. Hôm nọ, mình thấy Tôn Đản dạy bà pho Thiết-kình phi chưởng, mình không chú ý lắm. Bây giờ nhìn bà xuất thủ thực không thua bất cứ đệ tử nào của bản môn. Chu An-Bình không biết tính chất khắc chế của chưởng Cửu-chân. Y tiến lên một bước, tăng sức mạnh cho chiêu thức của mình. Bình một tiếng. Đỗ Lệ-Thanh lui liền ba bước. Trong khi Chu An-Bình đứng nguyên. Trên nét mặt của y hiện ra vẻ kinh hãi. Trong khi Đỗ Lệ-Thanh phát chiêu ra tay trái, chuyển sang chiêu Đông-hải lưu phong của phái Đông-a do Tự-Mai dạy bà. Chu An-Bình thấy chiêu đầu của Đỗ Lệ-Thanh hung dữ, khắc chế với chiêu số, cùng nội công của y. Y chưa hết kinh hoàng, thì chiêu thứ nhì đã ập tới. Y tưởng đâu chiêu này cũng như chiêu trước. Y vội xuất Chu-sa độc chưởng phản công. Chưởng của y phát ra có mùi hôi tanh khủng khiếp. Hai chưởng chạm nhau bình một tiếng. Đỗ Lệ-Thanh vẫn lùi hai bước để bảo vệ thế tấn. Trong khi Chu An-Bình kinh hãi tự hỏi:

– Chiêu vừa rồi là chiêu gì, mà kình lực như có như không. Độc công của mình cao hơn mụ nhiều, mà dường như mụ không hề hấn gì. Trong khi tay mình cảm thấy nặng chĩu. Kỳ thực? Trong khi y tần ngần, Lệ-Thanh tấn công tiếp bằng hai chiêu Cửu-chân, khiến Chu An-Bình phải lùi liền hai bước, tránh né, rồi y trả lại bằng hai chiêu Chu-sa độc chưởng cực kỳ hùng hậu. Đỗ Lệ-Thanh xuất hai chiêu Phong hồi hải để rồi chuyển sang chiêu Cuồng phong lộ lãng cũng của phái Đông-a. Sau khi hai chưởng giao nhau, tay Chu An-Bình càng thêm nặng chĩu. Mỹ-Linh nói thầm vào tai Thiệu-Thái:

– Chỉ một chiêu nữa, tên An-Bình ắt lạc bại.

– Tại sao?

– Đỗ phu nhân áp dụng phương pháp của sư bá Trần Tự-An, đẩy chất độc về người y. Đến đây Chu An-Bình đánh ra một chưởng với tất cả bình sinh công lực. Trái với những chiêu trước, Đỗ Lệ-Thanh lùi lại. Lần này bà tiến lên ba bước, đẩy cả hai chưởng về trước, đó là chiêu Đông ba hợp bích của phái Đông-a. Vù một tiếng, bốn chưởng chạm nhau. Đỗ Lệ-Thanh bắn vọt lên không. Ở trên không, bà lộn liền ba vòng, rồi đáp xuống an nhàn. Trong Khi An-Bình lảo đảo lùi lại. Trưng-ương sứ giả hỏi An-Bình:

– Ngũ đệ! Cái gì vậy? An-Bình im lặng không trả lời. Vì sau chiêu vừa rồi, y thấy trong ngực như nghẹn thở. Y cố nín hơi. Song chỉ được một vài khắc, y oẹ một tiếng, miệng phun máu xối xả. Biết sự bất ổn, y ngồi xuống xếp chân, nghiến răng vận công. Tây-phương sứ giả, tức gã áo trắng, tiến đến bắt mạch cho An-Bình. Mặt y tỏ ra nét kinh sợ. Y hất hàm hỏi Đỗ Lệ-Thanh:

– Đỗ sư muội! Người sang Giao-chỉ, học võ công tà môn hại huynh đệ trong bang ư? Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt:

– Khi rời Trung-nguyên, ta mới chỉ là cô gái hai mươi tuổi. Võ công, nội lực đều tầm thường. Vì thế trong khi ở Đại-Việt ta phải học thêm võ công Lĩnh-Nam. Vừa rồi An-Bình dùng võ công thượng thừa trấn bang tấn công ta. Nếu ta dùng võ công bản bang chống lại, có khác gì trứng chọi với đá? Buộc lòng ta phải dùng võ công Lĩnh-Nam tự vệ. Thình lình An-Bình ối lên một tiếng, rồi y run run như người bị lạnh. Trung-ương sứ giả chạy lại hỏi:

– Ngũ đệ! Sao vậy?

– Bị trúng Chu-sa độc chưởng. Trưng-ương sứ giả nhăn mặt, tự nghĩ:

– Bản lĩnh độc công Đỗ Lệ-Thanh không làm bao, sao y thị có thể truyền vào người An-Bình? Y hỏi Đỗ Lệ-Thanh:

– Đỗ muội! Người dùng độc chưởng đánh sứ giả của bang chủ, người có biết hậu quả sẽ như thế nào không? Đỗ Lệ-Thanh cười nhạt:

– Trung-ương sứ giả của bản bang mà sao hồ đồ lắm vậy? Võ công Lĩnh-Nam, hầu hết đều đường đường chính chính. Họ làm gì biết độc chưởng mà dạy muội? Vừa rồi ngũ đệ dùng độc chưởng hại ta. Ta chống trả, rồi đẩy những gì ngũ đệ đánh ta vào người y mà thôi. Gã áo vàng bảo gã áo trắng:

– Nhị đệ! Người lĩnh giáo mấy chiêu của Đỗ sư muội đi. Đỗ Lệ-Thanh nói mát:

– Từ khi bản bang thành lập đến giờ, Ngũ-sứ được luyện độc công tới trình độ cao nhất, sờ vào tay bất cứ ai, người đó cũng mất mạng. Khi thừa lệnh bang chủ đi thanh trừng phản đồ, chỉ một chiêu, phản đồ mất mạng. Thế mà sao bây giờ Ngũ-sứ lại đau đớn thế kia? Phải chăng giáo chủ không còn xứng đáng nữa? Gã áo trắng không nói không rằng, y phát chưởng tấn công. Mỹ-Linh nhận ra chưởng của y là Võ-đang chưởng. Nàng nhủ thầm:

– Trong các môn phái Trung-nguyên, võ công Võ-đang thiên về âm nhu, lấy Dịch-kinh làm căn bản, biến hoá khôn lường. Không biết Đỗ phu nhân có chống lại được không? Đỗ Lệ-Thanh thấy chưởng của y chưa tới, mà bà muốn ngộp thở. Bà phát chiêu Phục-ngưu thần chưởng, mà Bảo-Hoà dạy bà. Bình một tiếng, người bà bay vọt về sau đến hơn trượng. Toàn thân bà như tê dại. Tây-phương sứ giả như không muốn ra tay vội. Y đứng chờ cho Đỗ Lệ-Thanh phục hồi công lực rồi mới đánh tiếp. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái nhìn nhau, như cùng muốn nói:

– Công lực tên này không thua Đại-Việt ngũ long làm bao. Đỗ Lệ-Thanh từ từ đứng dậy. Mụ biết muôn ngàn lần mình không phải đối thủ của đệ nhị sứ giả bản bang. Mụ cười nhạt:

– Tây phương sứ giả xuất thân nhân vật thứ nhì sau chưởng môn Võ-đang có khác, công lực quả tuyệt vời. Nhưng, ta nhất định không khai bí quyết luyện Hồng-thiết mật công. Thử xem người có giết được ta không? Tây-phương sứ giả cười nhạt:

– Sư muội! Sư muội không khai, ta cũng chẳng ép. Ta mời sư muội theo chúng ta đến ra mắt Đặng bang chủ một lần.

– Ta không đi. Tây-phương sứ giả tung ra một cái gói. Gói là tấm lụa. Lạ thay tấm lục cuộn tròn Đỗ Lệ-Thanh lại. Y lại ném ra sợi dây trong tay . Sợi dây cuốn tròn Đỗ Lệ-Thanh. Y giật tay một cái, Đỗ Lệ-Thanh bay bổng lên cao. Y cười:

– Ta bọc sư muội bằng vải nhung thế này chắc không ai phản đối. Thình lình có tiếng nói ngay bên cạnh:

– Ta phản đối! Rồi một người cầm cái cần câu vung lên veo véo. Sợi dây cuốn Đỗ Lệ-Thanh đứt rời ra. Mụ rơi từ tay Tây-phương sứ giả xuống đất. Trong khi đó cần câu rung liên tiếp, cái phao đập vun vút vào người Tây-phương sứ giả, khiến y phải nhảy lùi lại. Bốn người đồng xuất hiện đứng xung quanh Đỗ Lệ-Thanh. Họ chính là bốn ngư nhân. Trung-ương sứ giả nạt lớn:

– Bốn tên ôn vật kia! Suốt mấy hôm nay, bọn mi phá chúng ta không biết bao nhiêu mà kể. Hôm nay ta cho bọn mi về chầu ông bà ông vải. Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cho đến Ngũ-sứ, Ngô Cẩm-Thi đều giật mình kinh hãi, vì bản lĩnh họ đâu có tầm thường, mà bốn ngư nhân đến hồi nào, họ không khám phá ra. Mỹ-Linh nhìn lên trời: Đôi chim ưng vẫn bay lững lờ, mà sao bốn ngư nhân xuất hiện, chúng không báo cho nàng biết? Đỗ Lệ-Thanh đứng dậy, mụ đã phục hồi công lực. Ngư nhân mũ đỏ cười khành khạch:

– Năm vị là Ngũ-sứ của bang Nhật-hồ Trung-quốc, mà sao hồ đồ quá vậy? Anh em tại hạ dù gan to bằng trời cũng không dám vuốt râu hùm. Chẳng hay anh em tại hạ đã làm gì để Ngũ-sứ phải nổi giận? Bắc-phương sứ giả chỉ mặt ngư nhân mũ trắng:

– Cách đây ba ngày, ta đang ngồi ăn uống ở tửu lầu Thái-bình, thì tên khốn kiếp kia vờ đến hỏi thăm đường, rồi thừa cơ bỏ mấy miếng cứt trâu vào bát canh nấu nấm hương. Sau đó y bỏ đi. Ta… ta vô tình gắp lên ăn, hôi thối chịu không được. Ngư nhân mũ trắng cười khúc khích:

– Bản lĩnh Bắc-phương sứ giả cao thâm biết chừng nào, mà tôi bỏ phân trâu vào bát canh lại không biết, thực một kỳ tích thiên hạ. Tôi nghĩ, có lẽ người thích ăn phân trâu để luyện độc công e đúng hơn. Cả bốn ngư nhân đều cười ồ lên. Bắc-phương sứ giả chỉ vào ngư nhân mũ xanh:

– Ta biết bọn oắt con nhà mi ắt có người lớn đứng sau nên chưa muốn ra tay. Tiếp theo Đông-phương sứ giả, tứ đệ của ta trong khi cỡi ngựa vào trấn, chính mi vờ chen lấn, rồi vuốt tay vào mông ngựa, sau đó bỏ đi. Con ngựa của tứ đệ thình lình phi nước đại. Tứ đệ giật cương thế nào cũng không được. Con ngựa phi như điên như khùng, cuối cùng kiệt lực, nó ngã lăn ra. Tứ đệ xem lại, thì ra mi đã đâm vào mông nó một cái kim. Đầu kim tẩm thuốc độc, khiến con ngựa ngứa quá, chịu không nổi nên phi nước đại. Bốn ngư nhân cười ồ lên. Ngư nhân mũ xanh thè lưỡi ra nhát:

– Sứ giả nói lạ. Luật vua Hùng, vua Trưng định rằng, buộc tội phải có chứng. Bản lĩnh Đông-phương sứ giả biết dường nào, mà tôi châm kim vào đít ngựa, đến nỗi không biết. Hỏi ai tin được nhỉ? Trung-ương sứ giả mặt hầm hầm chỉ ngư nhân mũ đen:

– Tên khốn kiếp kia! Cách đây bốn ngày, ta đang ngồi ăn ở tửu lầu Đông-phong, mi mang đến tấm biển, cùng một chậu cúc cực lớn. Trên tấm biển có nhiều chữ kỳ dị, thách đố ai đọc được, mi sẽ biếu chậu cúc. Ta vô tình vì tính hiếu kỳ, đứng dậy quan sát cho kỹ. Không ngờ lúc ngồi xuống, thì trên ghế, ai đã để một miếng gỗ, với ba cái kim chổng ngược. Ta ngồi xuống, bị kim đâm đau thấu tâm can. Ta đoán chắc mi với tên để kim cùng bàn kế hại ta. Ngư nhân mũ đen cười khành khách:

– Trời đất ôi! Oan ôi là oan. Tôi có ba đầu sáu tay đâu mà đi trêu vị chánh sứ của bang Nhật-hồ. Tôi quả có mang bảng, mang cúc đi thách thiên hạ thực. Còn ai bỏ kim vào ghế hại chánh sứ tôi nào biết. Tây-phương sứ giả bảo bốn ngư nhân:

– Bọn mi muốn sống, đừng can thiệp vào truyện bản bang. Bằng không ta bất chấp dư luận lớn hiếp nhỏ, mà giết chúng bay ngay tại đây. Ngư nhân mũ đỏ cười lớn:

– Tôi cũng muốn xa lánh truyện của quý bang, ngặt vì chúng tôi là con dân Đại-Việt, quyết không để cho ai giết người vô cớ trên đất Việt. Bắc-phương sứ giả quát lên:

– Đây thuộc Quảng-Đông lộ, lãnh thổ Đại-Tống. Bọn man mọi Việt mi không có quyền gì cả. Ngư nhân mũ đỏ lắc đầu:

– Ông sứ giả dốt bỏ mẹ đi ý. Vùng này trước thuộc Văn-lang, sau thuộc Âu-lạc, rồi Lĩnh-Nam. Thuận-Thiên hoàng đế kế tục tổ tiên, cai trị thiên hạ, thì đất này thuộc Đại-Việt. Trung-ương sứ giả đưa mắt cho Đông-phương sứ giả:

– Sư đệ cứ ra tay đi. Gã áo xanh vung tay phát chưởng. Chưởng của y hùng hậu hơn Chu An-Bình nhiều. Ngư nhân mũ đỏ lạng người đi tránh. Không biết bằng cách nào, y xê dịch người ra sau địch thủ, rồi chĩa tay điểm đến véo một chỉ vào cổ Đông-phương sứ giả. Lạ thay, Đông-phương sứ giả trúng một chỉ nhẹ nhàng, mà người lảo đảo ngã xuống. Ngư nhân mũ đỏ vác Đông-phương sứ giả lao mình chạy. Bốn ngư nhân còn lại đồng tung lên một nắm bột trắng bay mịt mờ. Ba sứ giả Trung-ương, Tây-phương, Bắc-phương sợ phấn độc, vội vung chưởng gạt, cùng nhảy lên cao tránh đám bụi. Khi bọn y ra khỏi vòng bụi, bốn ngư nhân đã biến vào đêm tối. Trung-ương sứ giả hô lớn:

– Nhị đệ ở đây canh giữ ngũ đệ, cùng Đỗ muội. Tam đệ cùng ta mau đuổi theo chúng. Hai người vọt mình theo bốn ngư nhân.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN