Anh Hùng Tiêu Sơn - Chương 25
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
141


Anh Hùng Tiêu Sơn


Chương 25


Công Chúa An Quốc – —nh Nam Vũ Kinh

Chưởng phong chụp xuống. Bọn Triệu Anh, Ngô Tích nhắm mắt lại, không dám nhìn người anh em kết nghĩa chết thảm.

Thấp thoáng bóng nâu, một người từ bụi cây nhảy ra vung chưởng đánh thẳng vào người Triệu Thành. Chưởng phong cực kỳ hùng hậu. Triệu Thành phải thu chưởng về tự cứu mình. Người kia chuyển chưởng tấn công Vương Duy-Chính. Vương vội xuất chưởng đỡ. Không ngờ người kia thu chưởng về thực mau, tay phát chiêu Cầm-long-công, thân hình Ngô Tích bật lên. Người đó ôm Ngô Tích chạy lên núi.

Triệu Thành hô:

– Mau đuổi theo.

Nhưng khi y hô tiếng đó, người ấy với Ngô Tích đã biến vào rừng hoang vu, không còn thấy bóng dáng đâu nữa. Biết có đuổi theo cũng vô ích. Vương Duy-Chính than:

– Chiêu thức người mặc áo nâu vừa rồi rất quái dị, không giống bất cứ phái nào của Giao-chỉ.

Triệu Thành ngơ ngẩn xuất thần:

– Chúng ta lên đây họp, quỷ không biết, thần không hay. Tại sao người này biết mà phục sẵn? Các ngươi phải cẩn thận. Chúng ta đang ở trong cạm bẫy Khu-mật-viện Giao-chỉ.

Triệu Thành vẫy bọn thủ hạ xuống núi.

Bọn Triệu Thành đi rồi, chị em Thanh-Mai mới dám rời chỗ ẩn thân.

Thanh-Mai bẹo tai Bảo-Hòa:

– Em nhận lệnh của cậu hai, thế mà bí mật không cho chị biết.

Bảo-Hòa cười:

– Không phải cậu hai không tin chị với Mỹ-Linh. Em có thể nói, trên đời này, cậu hai tin chị nhất. Sở dĩ cậu không muốn cho chị biết, vì qui luật hành quân, bảo mật nước mình định như vậy. Nếu cho người thứ nhì biết thì nguy hiểm cho người đó.

Nghe Bảo-Hòa nói, Thanh-Mai đỏ mặt lên. Nàng nghĩ thầm:

– Thì ra chàng cùng Tự-An, Tôn-Đản vẫn theo sát bên mình, mà mình nào hay?

Thanh-Mai hỏi Bảo-Hòa :

– Thế người cứu Ngô Tích ban nãy là ai vậy?

– Em cũng không biết nữa. Chiêu thức võ công của người đó thuộc phái Cửu-chân thời Lĩnh-Nam.

Ba chị em thủng thẳng xuống chân núi. Khi Thanh-Mai, Mỹ-Linh biết Bảo-Hòa nhận lệnh từ Khai-quốc vương, thì mọi việc đề xướng của Bảo-Hòa, hai người nhất nhất tuân theo. Trong khi sơn-trang tưng bừng với lễ cưới trang chủ. Chị em Thanh-Mai ngày ngày lên núi luyện võ công. Bọn Triệu Thành chỉ lưu lại sơn-trang hơn mười ngày thì ra đi.

Đúng ra, khi Bảo-Hòa, Mỹ-Linh đã tự giải được độc tố Hàn-ngọc đan, thì có thể ra đi, không cần thắng Thiếu-Mai như luật lệ của Hồng-Sơn. Nhưng Bảo-Hòa nhận được lệnh lần nữa ở lại sơn trang, để Thanh-Mai học châm-cứu.

Một buổi tối Lê Văn đến Nghinh-tân-các tìm Thanh-Mai:

– Hôm nay bố em đi vắng. Mẹ muốn mời các chị tới thăm nhà Bát-giác, không biết các chị có thuận không.

Thanh-Mai cười:

– Mẹ của em thực quá cẩn thận. Bà là sư mẫu của chị, thì bà muốn gọi chị đến hầu lúc nào chẳng được. Tại sao bà khách sáo thế?

Lê Văn nói nho nhỏ:

– Em có cảm tưởng mẹ có liên hệ gì với các chị thì phải. Người luôn luôn theo dõi chăm sóc các chị. Bất cứ bố em nghĩ xấu gì về các chị, bà đều khéo léo bênh vực. Như việc các chị luyện võ tự giải được Hàn-ngọc đan ông biết hết. Ông đòi đuổi các chị đi. Mẹ bảo tại sao lại đuổi? Ai chả có bố mẹ anh em. Ai chả muốn sống gần người thân. Khi các chị thích sống ở đây hơn là về nhà thì hẳn sơn trang phải lấy làm hãnh diện chứ?

Thông-thường, Thanh-Mai quyết định mọi việc. Nhưng từ khi nàng biết Bảo-Hòa giữ nhiệm vụ liên lạc cũng như nhận lệnh từ Lý Long, việc gì nàng cũng hỏi ý kiến Bảo-Hòa. Thấy Thanh-Mai đưa mắt nhìn mình, hỏi ý kiến. Bảo-Hòa nhanh nhẩu:

– Nào chị em chúng mình mau quần áo chỉnh tề lên gặp chủ-mẫu sơn-trang. Nhưng vấn đề xưng hô thì khó đây. Đúng ra,trang chủ ngang vai với Thuận-Thiên hoàng đế, thì Mỹ-Linh với chị phải gọi bằng thái sư bá. Ngặt vì bà xinh đẹp, lại quá trẻ, gọi vậy thực không ổn. Còn chị Thanh-Mai thì, ngôi thứ đã định, chị phải gọi bà bằng sư-mẫu rồi.

Ba chị em theo Lê Văn lên ngôi nhà Bát-giác. Vừa tới đầu cầu, đã thấy Huệ-Phương đứng đón từ trước. Cạnh nàng là Thiếu-Mai. Hôm nay Huệ-Phương trang phục giản dị, quần lụa đen, áo cánh mầu hòang yến, cổ chòang khăn hồng. Nàng cười rất tươi lên tiếng trước:

– Ở không buồn quá, mời ba cô nương lên đây nói truyện cho vui. Nào mời ba vị vào.

Ba chị em hành lễ. Mỹ-Linh lên tiếng:

– Chị em bọn tiểu nữ được phu-nhân gọi, vội lên ngay.

Thị nữ pha trà. Huệ-Phương ngắm nghía ba người, rồi nói:

– Tôi vốn là đệ tử phái Tản-viên, vì vậy học được một ít thuật tướng mệnh. Hôm nay muốn đem ra coi cho ba vị cô nương. Nếu có sai, xin đừng trách phạt.

Lịch sử cổ kim, Đông Tây, bất cứ thời nào, dân tộc nào, phụ nữ cũng thích bói toán, tướng số. Mỹ-Linh chìa tay ra:

__ Xin phu nhân coi cho tiểu nữ một quẻ.

Huệ-Phương lắc đầu:

– Tôi không coi tướng tay, mà coi tướng tướng toàn thân. Từ mắt, da, đi, đứng, ăn, ngồi, nói. Phụ nữ cần coi mắt hơn các bộ phận khác, mắt tối quan hệ. Mặt trời mặt trăng bao trùm vạn vật, thì mắt là mặt trời mặt trăng của thân thể. Mắt trái là mặt trời tượng trưng cho cha. Mắt phải là mặt trăng tượng trưng cho mẹ. Khi ngủ thì thần tập trung tại tâm. Khi thức thì thần hiện ra ở mắt. Coi mắt thì biết thần của con người.

Thiếu-Mai vỗ vai Huệ-Phương:

– Dì Phương này. Tướng-mệnh với y khoa giống nhau quá. Theo sách Lĩnh-nam y-kinh của Khất đại-phu thì « Mắt là quan của gan. Gan tàng chứa huyết dịch. Khi thức, huyết dịch chạy khắp cơ thể. Khi ngủ huyết dịch chuyển về gan. Gan tàng chứa hồn. Khi giận hờn, làm gan bị hỗn loạn. Ngược lại gan hỗn lọan thì hồn bị động. Cho nên mọi giận hờn đều do gan mà ra. Thế nhưng tim tàng thần. Khi ngủ, thần về tim. Khi thức thần hiện lên ở mắt. Phàm xem bệnh thì coi mắt để biết hồn và thần ».

Thiếu-Mai nheo mắt cười:

– Dì giỏi tướng, bố giỏi về y. Hai khoa gần nhau. Hèn gì cách đây mấy năm bố gặp dì, thì đêm nhớ ngày mong, hồn phách như phiêu bạt phương nào. Từ hôm gặp lại dì đến giờ, bố mới vui vẻ trở lại.

Huệ-Phương cười rất tươi, nàng bẹo má Mỹ-Linh:

– Mắt của công chúa đen như điểm sơn ắt là người thông minh, văn chương bút mặc khó ai sánh kịp. Thông thường thì ít thấy thần thái hiện ra, đôi mắt công chúa như mắt phượng ngủ biểu hiện tâm tính khoan hòa, dễ dung thứ người, đó là thực thần biểu hiện hoàn toàn tâm tính của công-chúa. Còn đôi khi cần quyết định thì ánh sáng chiếu ra loang loáng như mặt trời trông cực kỳ uy nghiêm, khiến ai nhìn cũng kính phục, đó là sắc thần do luyện võ, do học văn, kết hợp thành. Gồm cả khoan hòa, với uy nghiêm, công chúa sẽ có sự nghiệp lừng lẫy. Tiếc rằng Thiên-tử trọng nam hơn nữ, chứ nếu tôi là hoàng-đế, tôi truyền ngôi cho công chúa, thì dân Việt sẽ hạnh phúc kém gì thời vua Trưng?

Huệ-Phương tiếp:

– Đó là nói về thần. Bây giờ nói về bản thần tức gốc con người. Bản thần của công-chúa biểu hiện lúc mắt họat động. Khi công chúa nhìn ưa ngước lên, như nhìn về cõi trời xa xôi nào đó, biểu lộ bản tính đa sầu, đa cảm. Thoáng cái, buồn, thoáng cái vui. Dưới mắt phải có mụn nốt ruồi, ắt phải khuất thân mẫu vào thời thơ ấu. Tuy vậy cuộc đời công chúa không tầm thường đâu. Trong tất cả chúng ta ngồi đây, sau này võ công, văn học công chúa hơn tất cả. Năm nay công chúa gặp vận xấu, nhưng trong cái xấu, có cái tốt.

Mỹ-Linh thấy Huệ-Phương đoán trúng hết, nàng thắc mắc:

– Xin phu nhân cho biết cuộc đời duyên tình sau này sẽ ra sao?

– Duyên tình à. Công chúa đã gặp ý trung nhân rồi đó. Ngặt vì thời cơ chưa đến, thành ra vẫn có trắc trở đôi chút. Công chúa ơi! Khi ông Tơ, bà Nguyệt đã kết dây tình, thì dù hai người ở góc biển chân trời nào rồi cũng gặp nhau, rồi thành duyên trăm năm. Công chúa đang gặp khó…

Bảo-Hòa nhìn Mỹ-Linh, nàng thương hại cô em họ, hỏi:

– Có cách nào thóat ra cái trắc trở đó không?

– Có chứ. Tỷ như người bị bệnh, thì tướng mệnh bắt như vậy rồi. Khi đi tìm thầy trị, tức là mượn tướng ông thầy, phá cái tướng bệnh ấy đi. Duyên tình công chúa trắc trở thực, nhưng nếu công chúa nhờ một người trên, ngang vai với sư phụ, với bố mà công chúa kính yêu nhất, thì gỡ ra được. Tôi nhắc lại phải là người mà công chúa kính yêu nhất.

Mỹ-Linh nhĩ thầm:

– Người mà mình kính yêu nhất thì chỉ có chú hai. Ừ nếu mình thú thực với chú hai thì hẳn người giúp được. Nhưng không biết hiện giờ chú ở đâu?

Huệ-Phương nheo mắt cười. Nụ cười của nàng duyên dáng vô cùng:

– Công chúa đang nhớ phụ-vương, thúc-phụ, hay cô-mẫu?

Mỹ-Linh trở về thực tại, mắt nàng chiếu ra những tia sáng uy nghiêm:

– Phu nhân lợi hại thực. Tiểu nữ phải về nói với chú hai mời phu-nhân làm quân-sư mới được. Phu nhân chỉ nhìn tướng mà biết tôi nhớ ai, thực hiếm có.

Nghe Mỹ-Linh nói, Huệ-Phương thoáng một vẻ buồn hiện trên nét mặt. Trong cái buồn có nét nhu mì, ẩn hiện những tình cảm nồng nàn. Nàng tiếp:

– Dễ thôi. Này nhé khi công chúa nhớ người yêu thì thường hiện ra nét e thẹn, mặt hơi cúi xuống, hai má ửng hồng. Vương mẫu qua đời, nếu công chúa nhớ đến, ắt mắt nhìn vào xa xôi để tưởng nhớ hình dạng của người. Còn đây công chúa suy nghĩ, nét mặt hiện ra vẻ kính, nét yêu, thì chỉ có nhớ phụ-vương, thúc-phụ hay cô-mẫu. Xét kỹ ra, công chúa gần Khai-quốc vương nhất, chắc công chúa nhớ người, chứ không sai.

Huệ-Phương ngồi nghiêm trang lại:

– Nói chung, sự nghiệp công chúa sau này vẻ vang vô cùng…Ít ra cũng bằng Thánh-Thiên hay Phùng Vĩnh-Hoa thời Lĩnh-Nam.

Huệ-Phương quay lại Bảo-Hòa:

– Còn quận chúa. Quận chúa không phải là người trần như chúng tôi mà nói đến duyên tình, sự nghiệp được. Quận chúa là người nhà trời…

Bảo-Hòa ngơ ngác:

– Mai này sự nghiệp tiểu nữ ra sao? Liệu có được như Mỹ-Linh không?

Huệ-Phương quả quyết:

– Hơn nhiều. Đại-Việt sau này nhờ quận chúa mà trở thành một nước hùng mạnh. Sự nghiệp quận chúa sau này chỉ thua có vua Trưng mà thôi. Muôn nghìn năm sau, người đời còn thờ cúng. Quận chúa sống thì cầm gươm cứu dân. Chết lại chẳng chịu về trời, lẩn quẩn với dân Viết ít ra vài ba nghìn năm.

Thanh-Mai, cùng Mỹ-Linh cùng bật lên tiếng ái chà.

– Quận chúa sinh ra chỉ để giúp dân! Khi thác cũng vẫn giúp dân! Hỡi ơi sự nghiệp của quận chúa thực lẫy lừng khắp Hoa-Việt.

Huệ-Phương, nhìn Thanh-Mai, bất giác bà thở dài như tiếc than một cái gì:

– Tự cổ, đa tài vốn đa lụy. Con người có tài, có sắc thì ông trời hay đánh ghen, làm cho gian truân. Cô nương đã đa tài, lại còn đa tình nữa. Cuộc đời cô nương nếu bảo rằng tốt thì cực tốt. Bảo rằng xấu thì cực xấu. Số trời đã định, thì chạy đâu cho khỏi? Trong ba vị cô nương đây, nói về tài thì không ai sánh kịp Thanh-Mai. Nhan sắc thì cô nương sắc sảo hơn Mỹ-Linh, Bảo-Hòa. Về võ công thì tôi e phu quân tôi sau này cũng thua xa. Thế nhưng…

Mỹ-Linh lo lắng:

– Thế nhưng xấu lắm sao?

– Không hẳn rằng xấu. Trần cô nương xinh đẹp ít ai bằng. Vì vậy có đến hai nhân vật công danh lên tột đỉnh, tài trí trùm hoàn vũ cùng để ý, cùng cầu thân. Thế rồi người được thì công danh mất. Người không được thì công danh còn. Cuối cùng nát đời hoa. Tiếc quá, tiếc quá.

Lê Văn ngắt lời Huệ-Phương:

– Mẹ, mẹ có cách nào cứu chị Thanh-Mai không?

– Cứu ư? Khi vận hạn xấu thì cứu được. Chứ bản mệnh đã như vậy thì cứu sao cho nổi? Nếu nói về hạnh phúc thì không ai hạnh phúc bằng Trần cô nương. Bố thương yêu rất mực. Em kính yêu như mẹ. Gặp tới hai người tài trí, công danh trùm hoàn vũ, cùng say mê đến nghiêng ngả sự nghiệp, chịu chết chịu mất nghiệp để được nàng. Mỵ-Nương, Mỵ-Châu còn thua xa. Tây-Thi, Dương-phi cũng không bằng. Khi cô nương chết rồi, hai người này đều bỏ đi tu, để ngày ngày quên hình bóng. Tự cổ, khó ai được sủng ái đến như thế.

Huệ-Phương nhìn mây trôi:

– Tuy nhiên, đức năng thắng số. Nếu trong nhà cô nương có ai đi tu, thì có thể giải hết nghiệp cho cô nương. Một người đi tu, cả họ được hưởng phúc. Dưới mắt cô nương có quầng đen, ắt khoảng tháng tám này cô nương sẽ gặp một tai nạn, tưởng đó thể tới Quỷ-môn-quan. Thế nhưng lại thoát được trong đường tơ kẽ tóc.

Nghe đến đây mặt Thanh-Mai tươi hẳn lên.

Lê Văn thấy để mọi người nói về tướng xấu của Thanh-Mai mãi, e không dứt được. Nó cắt ngang:

– Mẹ ơi! Thế sự nghiệp con sau này ra sao?

Huệ-Phương tát yêu Lê Văn:

– Con còn nhỏ, tướng chưa định, thành ra coi không được. Song nhất định không cà chớn như bố mắng đâu. Ít ra cũng làm lên sự nghiệp vẻ vang, danh lưu muôn thuả. Con sẽ kết hôn với một thiếu nữ xinh đẹp hiếm có, lại con nhà danh gia vọng tộc.

Thanh-Mai nháy Huệ-Phương, rồi lấy tay chấm nước viết:

– Có người nghe trộm trên mái nhà, phu nhân muốn lôi cổ nó xuống không?

Huệ-Phương chấm tay vào nước viết:

– Nhờ em làm dùm.

Thanh-Mai nói lớn:

– Chị em chúng tôi đang xem tướng cho nhau. Quý khách đến, sao không xuống uống nước, mà lại nghe trộm?

Nói rồi nàng cầm chung trà liệng lên mái nhà. Từ trên mái nhà, một tràng cười vọng xuống, rồi có tiếng bình, bình. Mọi người chạy ra ngoài xem, đã thấy Thiếu-Mai đang đấu chưởng với một người đàn ông bịt mặt.

Chưởng lực của Thiếu-Mai cực kỳ tinh diệu. Còn chưởng lực người bịt mặt ngược lại rất thô kệch, nhưng hùng hậu vô tả.

Huệ-Phương hỏi Thanh-Mai:

– Trần cô nương là đệ tử danh gia, bác học uyên thâm. Cô nương có nhận ra chiêu số võ công của người kia không?

Thanh-Mai quan sát một lúc, rồi lắc đầu:

– Chịu. Tiểu nữ chưa từng thấy qua võ công người này bao giờ. Lối xuất chiêu này hơi giống võ công Cửu-chân thời Lĩnh-nam.

Đấu được một lúc, Thiếu-Mai yếu thế dần. Cứ mỗi lần người kia xuất chiêu, Thiếu-Mai phải lui lại hai bước liền.

Thanh-Mai ghé tai Bảo-Hòa:

– Em thử lên đấu với người kia xem.

Lê Văn kinh ngạc:

– Cứ như bản lĩnh Bảo-Hòa cách đây ít lâu, nàng không thể là đối thủ của một bọn Tung-sơn tam-kiệt. Trong khi bản lĩnh Thiếu-Mai có thể đấu ngang tay với hai người trong bọn họ, mà nay chị ta còn thua người bịt mặt, sao Thanh-Mai lại bảo nàng lên đấu với người kia?

Bảo-Hòa nghe Thanh-Mai nói, nàng hú một tiếng dài, rồi vọt mình lên mái nhà. Vừa đúng lúc đó Thiếu-Mai lảo đảo suýt ngã. Bảo-Hòa hít một hơi xuất chiêu Ác ngưu nan độ tấn công. Người kia thấy cô gái trẻ, xinh đẹp nhảy lên mái nhà thì khinh thường. Khi nàng xuất chiêu quái ác, tinh diệu. Y kinh hoàng vội xuất chưởng đỡ. Binh một tiếng, cả hai người đều bật lui lại ba bước.

Hai người gườm gườm đứng thủ thế nhìn nhau. Người kia lên tiếng:

– Cô nương là ai? Dường như không phải người trong trang. Vì võ công của cô hơi giống võ công Tản-viên.

Bảo-Hòa phục người đó bác học. Nàng trả lời:

– Tôi là Thân Bảo-Hòa, đệ tử phái Tây-vu.

– Nói láo, phái Tây-vu làm sao biết Phuc-ngưu thần chưởng.

Người đó lại xuất chiêu, chưởng phong ào ào tuôn ra. Bảo-Hòa lùi một nước, phát chiêu Thanh-ngưu ư hà. Bình một tiếng hai người cùng choáng váng lui lại. Thanh-Mai đứng dưới lược trận than:

– Bảo-Hòa nguy mất. Công lực nàng không làm bao, mà lại đấu chưởng kiểu này chỉ mấy chiêu, nội lực cạn ắt bị thua.

Trên nóc nhà hai người cuốn lấy nhau. Người kia chưởng lực hùng hậu, còn Bảo-Hòa thì tinh vi, ảo diệu. Phục ngưu thần chưởng có một sở trường là người học, dù nội lực thấp hay cao đều xử dụng được. Người luyện Phục-ngưu thần chưởng, học đủ ba mươi sáu chưởng, thì có gặp đối thủ võ công cao đến đâu cứ nhắm mắt phát chiêu. Chiêu nọ nối với chiêu kia liên miên bất tuyệt, địch thủ cũng không xâm phạm vào mình được.

Đấu được trên trăm chiêu, Bảo-Hòa đã xử dụng thuần thục Phục-ngưu thần chưởng, chiêu số tòng tâm phát ra như thành đồng vách sắt bao phủ.

Người bịt mặt chợt lui lại, quát lên một tiếng, tay phải xuất chiêu, tay trái quay tròn. Chưởng phong ào ào tuôn ra. Bảo-Hòa thấy chưởng quái ác, nàng không giám khinh thường, hít một hơi chân khí đánh ngang vào chưởng đó bằng chiêu Thanh ngưu qui gia. Bình một tiếng, nàng bật lui ba bốn bước liền. Trong khi người kia chuyển tay trái thành tay phải, đẩy tới.

Mỹ-Linh chợt nhớ đến một truyện, nàng nói vào tai Thanh-Mai:

– Nguy tai. Người kia xử dụng chiêu Hải triều lãng lãng của vua An-Dương. Bảo-Hòa nguy mất. Chiêu này có năm lớp. Lớp sau mạnh gấp đôi lớp trước. Đến lớp thứ năm mạnh gấp ba mươi hai lớp đầu.

Trên mái nhà người kia phát ra lớp thứ nhì. Bình một tiếng. Bảo-Hòa bật lui liền ba bước để hóa giải kình lực, mắt nàng nảy đom đóm.

Thanh-Mai chợt nghĩ đến lối vận khí bằng kinh mạch. Nàng nói lớn:

Khí nhập đơn điền,

Sau lên thượng tiêu.

Tụ vào Đại-trùy,

Phát ra Thủ tam.

Bảo-Hòa đang không biết làm sao thắng người kia, nghe Thanh-Mai nhắc, nàng tỉnh ngộ, dẫn khí về đơn điền, chuyển lên huyệt Đại-trùy, rồi truyền ra Thủ-tam-dương kinh phát chiêu Ngưu thực ư dã Binh, một tiếng. Nàng cũng như người kia đều bật lui lại. Người kia kêu lên tiếng Ái chà tỏ vẻ đau đớn lắm.

Người kia phát lớp thứ tư. Bảo-Hòa lại vận công ra Thủ-tam dưng kinh, rồi đánh chiêu Ngưu tẩu như phi. Bình một tiếng lớn, gạch ngói trên nóc nhà bay lên, rơi xống loảng xoảng. Cả hai người đứng gườm gườm nhìn nhau. Người kia phát lớp thứ năm. Áp lực cực kỳ trầm trọng, đến nỗi gia nhân cầm đuốc đứng dưới sân nghẹt thở, phải lui lại. Bảo-Hòa hít một hơi dài, nàng đưa khí xuống đơn điền, chuyển tất cả dương khí từ Túc-tam dương kinh cùng về huyệt Đại-trùy với Thủ-tam dương, phát chiêu Tứ ngưu phân thi Bình một tiếng, hai người đều bật lui, ngói bay lên cao loảng xoảng. Lợi dụng người kia chưa kịp vận khí, Bảo-Hòa phát chiêu Lưỡng ngưu tranh phong đẩy ngói vào người kia. Người kia bật lui lại ba bước liền, lảo đảo không vững. Bảo-Hòa chợt nhận ra đối thủ với mình, chính là người bịt mặt đã cứu Ngô Tích, ắt không phải kẻ thù. Nàng ngừng lại không phát chiêu nữa.

Người bịt mặt hít một hơi chân khí hỏi:

– Cô nương, cô nương xử dụng Phục-ngưu thần chưởng đến chỗ tinh vi. Ta chịu thua cô nương. Song ta có một thắc mắc: Hiện pho chưởng này đã thất truyền. Phái Tản-viên chỉ còn có mười hai chiêu. Vậy tại sao cô nương lại biết xử dụng hết?

Bảo-Hòa lắc đầu:

– Tôi không thể tiết lộ được.

Người kia hú lên một tiếng, rồi biến mình vào đêm tối. Bảo-Hòa nhảy xuống đất. Thiếu-Mai đến bên Bảo-Hòa:

– Chị Bảo-Hòa giả bộ hay thực. Võ công chị cao đến độ có thể tự giải được Hàn-ngọc đơn thì không phải tầm thường. Thế mà bố tôi bảo chị thắng tôi mới được ra khỏi sơn trang. Chị dư sức thắng mà không chịu đấu. Sức nhẫn nại của chị khó ai bằng.

Bảo-Hòa nói thực:

– Tôi học Phục-ngưu thần chưởng từ lâu rồi, nhưng lười biếng không luyện tập. Trong thời gian bị giam ở đây, tôi mới ôn lại đấy chứ. Chị nhớ không? Lúc đầu tôi bị Văn bóp cổ nhét chuối vào miệng kia mà!

Thiếu-Mai không tin, nhưng cũng ậm ờ cho qua. Huệ-Phương nắm tay Bảo-Hòa:

– Không phải ta đuổi các em đâu. Những gì vừa xẩy ra, nếu phu quân ta về ông sẽ không tin. Không chừng ông cho rằng võ công các em tuyệt cao, giả bộ vào sơn trang dò thám. Các em nên đi sớm tốt hơn.

Thanh-Mai đồng ý. Ba người chuẩn bị hành lý ra đi. Lê Văn bịn rịn không muốn rời ba bà chị. Song nó phải đóng xe cho ba người lên đường. Nó lại bên Huệ-Phương, kéo cổ nàng hôn vào má, vào vai, vào tay. Huệ-Phương tát yêu:

– Mẹ biết rồi. Hễ con sắp vòi là hôn mẹ. Vậy con muốn gì đây?

Lê Văn cười:

– Con thương ba chị này quá. Vậy mẹ cho con đi chơi với các chị ít ngày. Khi bố về, mẹ cứ bảo mẹ cho phép. Mẹ mà cười một cái, thì bảo bố nhảy vào lửa bố cũng nhảy.

Huệ-Phương gật đầu:

– Được. Bố con thù hận ông nội của Bảo-Hòa, Mỹ-Linh. Ngược lại rất kính yêu thân phụ chị Thanh. Mẹ bảo con theo chị Thanh, bố sẽ không thắc mắc gì. Ừ hễ bố không cười thì… mẹ sẽ cười như con nói.

Thiếu-Mai lấy trong tủ ra một hộp bằng bạc rất đẹp, nàng đưa cho Thanh-Mai:

– Bố em chế hộp thuốc này bằng sâm, nhung, hà thủ ô, cực kỳ bổ dưỡng. Phàm khi luyện tập bị mệt hay bị nội thương, dùng vào rất công hiệu. Em tặng chị. Biết đâu trong khi đi đường không dùng tới?

Mỹ-Linh cầm tay Huệ-Phương:

– Phu nhân, tôi muốn tặng phu nhân món quà. Mong phu nhân nhận cho.

Nàng không đợi Huệ-Phương nhận hay không, đã tháo chiếc vòng trên cổ tay đeo vào cho Huệ-Phương:

– Vòng này nguyên là của vua Trưng ban cho vương phi Cửu-chân vương Đào Thế-Kiệt, để ngợi khen cái đức của bà trong việc giúp vương gia dạy con và đệ tử. Tôi thấy phu nhân, đức không thua bà Đinh Xuân-Hoa khi xưa, nên xin dâng.

Huệ-Phương nhìn trên chiếc vòng, có mấy chữ, nàng đọc không được. Bảo-Hòa nói:

– Chữ Khoa-đẩu của mình đấy. Để tiểu nữ đọc dùm phu nhân. Mấy chữ này như sau: Bàn tay tiên. Nuôi dạy con thành anh hùng, liệt nữ.

Huệ-Phương kinh hãi, quỳ xuống hướng về phía nhà thờ Quốc-tổ khấn:

– Đệ tử Lâm Huệ-Phương kính cẩn nhận di vật của vua Bà. Nguyện xin xứng đáng với Đào vương phi.

Chiếc xe ngựa chở bốn người hướng xã Vạn-thảo. Mỹ-Linh than:

– Mau thực, mới hôm nào chúng mình đến làng này, nay đã trải qua bốn tháng rồi. Không biết dân làng có còn nhớ chúng mình không? Hay là chúng mình đừng vào làng nữa. Chúng mình trở về trấn Thanh-hóa tìm sư phụ với anh Thiệu-Thái, rồi trẩy Thăng-long.

Thanh-Mai đồng ý:

– Phải đấy.

Xe đi được một quãng, thì phía trước, có hai con ngựa đi ngược chiều trở lại. Thanh-Mai nhận ra là Quách Thịnh với Lê Phụng-Hiểu. Hai người thấy Bảo-Hòa với Mỹ-Linh, vội xuống ngựa hành lễ:

– Bọn tiểu nhân kính cẩn vấn an công chúa điện hạ và tiên-cô.

Mỹ-Linh hỏi:

– Hai vị đi đâu đây?

Quách Thịnh chỉ Lê Phụng-Hiểu:

– Có chiếu chỉ của hoàng đế ban ra, ngài cho mở khoa thi võ, tuyển nhân tài. Tiểu tướng dẫn Phụng-Hiểu về Thăng-long dự thí.

Mỹ-Linh vẫy tay:

– Thế thì hay quá. Các vị theo tôi về trấn Thanh-hóa rồi trẩy kinh một thể. Lê huynh được Quách tướng quân dạy võ mấy năm qua, thì hẳn sẽ là tướng tài.

Quách Thịnh, Lê Phụng-Hiểu phi ngựa chạy theo xẹ Hai người nhận ra Lê Văn, Hiểu hỏi:

– Lê công tử, người cũng đi thi ư?

Lê Văn lắc đầu:

– Không, tôi theo các chị đây đi chơi mà thôị Chứ tuổi tôi, ai cho dự thị Dường như tuổi mười tám mới được ứng thí phải không?

Quách Thịnh gật đầu:

– Điều kiện dự thi giản dị thôi. Có ba điều bắt buộc và ba điều cấm. Còn ngoại giả ai cũng có quyền dự thị Ai cũng bảo như vậy đức hoàng đế khoan dung hơn bên nhà Tống nhiều. Ngặt tôi không biết thể lệ dự thi bên Tống ra sao.

Bảo-Hòa đã ở biên giới Tống-Việt lâu năm, nàng biết rất rõ về thể lệ dự thi bên Tống, nàng đáp:

– Lệ dự thi bên Tống như sau: phải cung khai lý lịch tam đạị Lý lịch do hương lý kiềm thự rằng đúng. Ai khai gian, sau bị cáo, sẽ bị chém. Đời ông, đời cha đã từng khuông phò giặc chống lại triều đình. Từng là trộm, cướp, từng làm mõ trong làng, từng làm nghề con hát, ăn mày, từng bị cố tật và từng bị bệnh lao, bệnh cùị Bản thân sĩ tử phải cao ráo, trông được, nói ngọng, nói lắp, mặt rỗ đều bị loại.

Quách Thịnh cười:

– Điều kiện như vậy thực vô lý. Còn thể lệ trong chiếu chỉ của đức hoàng đế mình rõ ràng lắm: tuổi phải đủ mười tám, không tàn tật, và là con dân Đại-Việt ít nhất hai đờị Ba điều cấm là: đã từng trộm cắp, đã từng lường gạt, đã từng làm giặc.

Lê Văn vỗ tay:

– Như vậy mới có nhiều nhân tài dự thí. Kỳ này lấy bao nhiêu người trúng cách?

Quách Thịnh cầm tờ giấy ra đọc, rồi nói:

– Nhiều đấỵ Đầu tiên thi ở trấn. Mỗi trấn lấy trúng cách 50 ngườị Nước ta có 15 trấn, như vậy là 750 ngườị Ai trúng cách gọi là Hương-võ. Các Hương-võ sẽ được cử làm tướng trong các đạo quân của trấn hoặc quận, huyện. Sau Hương-võ sẽ về kinh thi, lấy một Trang-nguyên, hai Bảng-nhãn, ba Thám-hoa, chín Long-tướng, mười tám Hổ-tướng, va ba mươi sáu Hùng-tướng .Những vị này sẽ được bổ cầm các đạo quân quốc gia, trấn thủ biên cương.

Xe đang đổ dốc, Mỹ-Linh chỉ về phía trước:

– Kia là Vạn-hoa trang. Chúng ta lại đến đó chơi nữa. Lần này tôi phải gặp cô hai mới được.

Đoàn người vừa tới trước cổng sơn-trang, đã thấy hai thiếu nữ, ba thiếu niên khăn áo chỉnh tề đứng đó từ trước, dừơng như chờ đợi ai. Một thiếu niên kính cẩn đến trước xe hành lễ:

– Anh em chúng tôi là Đào-thị ngũ nhân, xin bái kiến công chúa điện hạ.

Mỹ-Linh nhìn lại, thì ra hai cô gái là Nàng Hồng và Nàng Tía. Còn ba thiếu niên nàng chưa gặp bao giờ. Nàng hỏi:

– Cô-mẫu có nhà không?

Nàng Hồng đáp:

– Chủ mẫu đang chờ công chúa.

Năm người đánh xe theo xe Mỹ-Linh vào trang. Lần này họ không đưa nàng đến lầu vọng hoa, mà đưa thẳng đến căn nhà làm bằng gỗ giữa hồ đầy sen, hương đưa ngạt ngàọ Xe vừa dừng lại, có tiếng đàn tranh từ trong vọng rạ Nàng Hồng nói:

– Thưa mẹ, có công chúa cầu kiến.

Đào phu nhân từ trong nhà bước rạ Lần này bà không đeo vải che mặt. Mỹ-Linh thoáng thấy, tưởng bà là thân mẫu Bảo-Hòạ Nàng nghĩ thầm:

– Các cô mình giống nhau thực.

Mỹ-Linh, Bảo-Hòa, Thanh-Mai cùng mọi người phủ phục xuống đất hành đại lễ:

– Hài nhi kính cẩn ra mắt cô mẫụ Kính chúc cô mẫu vạn an.

Đào phu nhân để mọi người hành lễ xong, bà nói:

– Nào, mời các vị vào đây ăn cơm trưa, uống trà.

Bà ôm lấy Mỹ-Linh, để nàng ngồi lên lòng, rồi ghé môi trái đào cắn lên má :

– Con gái cưng của cô đây. Hôm trước thấy con vào trang, cô nhận ra ngay, vì con giống bố như đúc. Đẹp thế này, mà không chịu lấy chồng, hèn gì bố con không nổi giận.

Bà lại tát sẽ Mỹ-Linh hai cái:

– Con hư lắm nhé. Ỷ được ông nội thương, ỷ được chú hai yêu, không chịu lấy chồng. Ta phải đánh què mới được. Ừ cô lấy làm lạ ông nội không thích cháu gái, chả hiểu sao lại sủng ái Bảo-Hòa với Mỹ-Linh.

Bà vẫy Bảo-Hòa lại gần, hai tay búp măng ấp vào má nàng. Bà nhìn vào đôi mắt đen nhánh, sáng rực của cháu:

– Con bé này nữa. Khôn ngoan, mưu trí có thừa. Cậu hai nức nở khen hoài, khen không tiếc lời. Con biết không, cậu hai tài trí là thế, mà bảo sau này con sẽ hơn cậu. Chà, hàm răng con đẹp quá.

Bà nhìn Thanh-Mai, nói:

– Hôm trước Trần cô nương với các con bị bọn Tống bắt đem qua đâỵ Nếu cô không nhận được thư cậu hai, ắt đã giết chúng rồị Cậu hai hay thực. Dù cách nào chúng cũng nằm trong vòng kiềm chế của cậụ Bọn Tống phen này kinh tâm động phách, ta e khi về nước vẫn còn hoảng sợ.

Bỗng bà phóng chưởng tấn công Bảo-Hòạ Bảo-Hòa tuyệt không ngờ bà đang nói truyện rất ôn nhu, lại phóng chưởng đánh mình. Nàng trầm người tránh, nhảy vọt ra sân. Đào phu nhân nhảy theo tấn công chưởng nữạ Chưởng này cực kỳ hùng hậụ Mỹ-Linh nhận ra là Thiết-kình phi chưởng của phái Cửu-chân.

Biết dì khảo nghiệm võ công, nàng không dám chần chờ, vội xuống tấn, phát chiêu chống lạị Bình một tiếng. Cả hai dì cháu đều bật lui một bước. Đào thị huynh đệ cùng kêu lên tiếng ủa kinh ngạc.

Bảo-Hòa thấy chiêu số võ công của dì mình hơi giống người cứu Ngô Tích, nhưng hùng mạnh hơn. Nàng không dám coi thường, vội dùng Phục-ngưu thần chưởng chống lạị Hai người đấu với nhau được ba mươi sáu chiêụ Đào phu nhân chợt lùi lại ba bước, quát lên một tiếng thanh thoát đẩy ra chiêu chưởng quái ác. Thanh-Mai kêu lên:

– Hải triều lãng lãng.

Bảo-Hòa kinh khiếp, vội dùng lối vận công ra kinh mạch đỡ. Bình một tiếng, nàng bật lui đến ba bước. Trong khi tay Đào phu nhân tê dại. Bà gật đầu tỏ ý khen ngợị Đợi cho Bảo-Hòa lấy lại hơi thở, bà đẩy lớp thứ nhì. Bảo-Hòa hít hơi phát chiêu Ác ngưu nan độ. Bình một tiếng nữa, cát bụi bay tung. Đám thị nữ bị áp lực chưởng phong, nghẹt thở, phải lui lạị Lần này Bảo-Hòa ung dung không bị đẩy luị Nàng vội hít một hơi khí, rồi vận tất cả âm, dương kinh khí về đơn điền, phát chiêu Tứ ngưu phân thi đỡ lớp thứ bạ Bình một tiếng lớn, mấy chậu hoa ở sân bị sức ép chưởng phong bay khỏi vị trí vỡ tan tành. Những cánh hoa bị vỡ bay lên phơi phới.

Đến lớp thứ tư, Bảo-Hòa biết lớp này cuồn cuộn như con rồng phóng thẳng về trước. Nàng vọt người lên caọ Từ trên cao nàng chờ chưởng phong qua dưới chân rồi phát chiêu đánh vào giữạ Bình một tiếng, người nàng lại bay bổng lên cao. Ở trên không nàng lộn đi bốn vòng liền. Quần áo bay phất phới đẹp vô cùng. Đào phu nhân hướng chưởng lên trời phát lớp thứ năm.

Biết lớp này nặng khủng khiếp. Lê Văn đứng ngoài thấy vậy, nó móc túi lấy cây kim hướng Bảo-Hòa phóng. Ở trên không, Bảo-Hòa chơi vơi như thuyền giữa giòng, không tập trung được chân khí, bỗng nàng cảm thấy môi trên chỗ huyệt Nhân-trung đau nhói, chân khí tự nhiên tụ về được. Tay phải phát chưởng, tay trái phóng chỉ. Hai chiêu đồng phát rạ Bình một tiếng nữạ Bảo-Hòa bay vọt lên cao, từ từ đáp xuống. Người lảo đảo muốn ngã.

Nàng vẫy tay:

– Con không chịu nổi nữa đâu dì.

Lê Văn nhảy lại đỡ Bảo-Hòa ngồi xuống. Tay nó cầm kim búng ba cáị Một cây kim trúng giữa huyệt Đản-trung, hai cây trúng huyệt Huyết-hải.

Bảo-Hòa ngồi nhắm mắt dưỡng thần.

Đào phu-nhân cười với Lê Văn:

– Cha nào con ấỵ Cháu là con của Hồng-Sơn đại-phu có khác. Thông minh, và giỏi thực. Tại sao cháu lại phóng kim vào những huyệt đó của Bảo-Hòa?

Lê Văn ung dung đáp:

– Khi thấy chị Bảo-Hòa không tập trung được chân khí, cháu phóng kim vào huyệt Nhân-trung. Vì Nhân-trung thuộc Đốc-mạch, nơi tụ hội sáu dương kinh. Huyệt Nhân-trung có khả năng đóng chặt ngọai biểu, hầu chân khí không thoát ra ngoàị Còn sau khi chị ấy ngừng đấu, khí huyết đảo lôn, muốn phục hồi mau, cháu phóng kim vào huyệt Đản-trung. Sách y học nói rằng « Đản-trung nơi khí tụ hội », phóng kim vào đó, khí mau phục hồị Còn huyệt Huyết-hải là bể của huyết, phóng kim vào đó lao huyết được điềụ Chị Bảo-Hòa vừa cố hết sức đỡ mấy chiêu của phu nhân, lao huyết hỗn lọan. Làm cho lao huyết hết hỗn lọan, phải dùng huyệt Huyết-hải.

Thanh-Mai đứng lên nhổ kim trên người Bảo-Hòa. Đào phu nhân vẫy tay gọi Bảo-Hòa:

– Phụ hoàng ta sinh được mười ba con gái. Kể về võ công, ta đứng đầu. Còn kể về tài trí, mẹ con đứng đầu. Ta thích trồng hoa, nhàn tản. Mẹ con thương dân, chịu đứng ra gánh vác việc lớn. Ta thực không bằng mẹ con. Ừ này, con mới ngần tý tuổi, mà võ công không thua gì ta, thì chỉ mấy năm nữa con sẽ thành vô địch.

Bà nắm tay Bảo-Hòa:

– Phục ngưu thần chưởng có 36 chiêu dương, 36 chiêu âm. Con chỉ biết có 36 chiêu dương, nguyên do tại sao?

Bảo-Hòa kính cẩn đáp:

– Con biết khẩu quyết luyện 36 chiêu âm, mà không thành, ngặt vì thiếu phần bí quyết giải thích thuật ngữ.

Đào phu nhân gật đầu:

– Đúng đấy, trong lịch sử võ-lâm, chỉ có người chế ra là Vạn-tín hầu biết xử dụng 36 chiêu âm. Sau này tổ phụ của phu quân ta, tức Bắc-bình vương mới có cơ duyên luyện thành. Một người nữa tự luyện thành tên Chu Tái-Kênh, vợ Khất đại-phu thời Lĩnh-Nam. Khẩu quyết con tuy biết, nhưng không biết thuật ngữ, luyện khó thành. Nếu con cứ cưỡng luyện sẽ bị tẩu hỏa nhập ma mà chết.

Thị nữ vào báo:

– Thưa công chúa, phò mã về.

Ai cũng biết phò mã đây tức Trung-nghiã hầu Đào Cam-Mộc. Nhân vật khét tiếng, võ công vô địch thiên hạ. Ông là đệ nhất công thần đã từng giúp Thuận-thiên hoàng đế dựng nghiệp, dược gả công chúa An-quốc chọ Tất cả đứng dậy đón. Đào phò mã bước vào nhà, ông cười lớn:

– Công-chúạ Mừng công chúa gặp các cháụ Ái chà, con bé Mỹ-Linh lớn đẹp thế này rồi đâỵ Kìa Bảo-Hòa, làm gì mà mặt tái xanh thế kia? Chắc lại bị dì thử nghiệm võ công hẳn?

Ông chìa ngón tay chỏ hướng đỉnh đầu Bảo-Hòa điểm đến véo một tiếng. Bảo-Hòa cảm thấy như người bị ném vào thùng nước nóng. Bao nhiêu cái mệt mỏi biến mất.

Ông nói tiếp:

– Từ hôm các cháu rời Vạn-hoa trang, ta không được tin tức gì, vội sai thất đệ dò lạ Không ngờ thất đệ của ta bị Bảo-Hòa dùng Phục-ngưu thần chưởng đánh bạị Y trở về thuật lạị Công chúa không tin. Bây giờ công chúa tin rồi chứ?

Công chúa An-Quốc (Đào phu nhân) nói với Đào hầu:

– Tôi chờ ông về xin cho cháu món qùa đây?

Đào hầu xua tay:

– Xin gì? Tất cả trang trại này có gì cháu thích, ta cho hết, chỉ trừ có công chúa là ta giữ lại mà thôi. Chết ta cũng không cho.

Công chúa An-Quốc ghé tai Đào hầu nói nhỏ. Hầu gật đầu:

– Quý quá. Quý quá.

Ông cầm tay Bảo-Hòa:

– Con đi theo bác vào đây.

Bảo-Hòa không biết ông bà cho nàng vật gì, nhưng cũng dứng lên theo vào trong. Bên trong có bàn thờ, ứơc trên 70 bài vị. Ông chỉ bài vị:

– Đây là bài vị tổ tiên nhà tạ Ta vốn giòng dõi Bắc-bình vương thời Lĩnh-nam .Trước khi ngài tuẫn quốc, giao cho vợ chồng sư đệ nuôi hai người con tên Tử-Khâm và Tường-Qui.

Bảo-Hòa nhớ ra:

– Hai vị đó tên Đào Nhị-Gia và Vương Sa-Giang.

– Đúng. Vì vậy giòng họ Đào mới truyền đến nay. Về khẩu quyết những thuật ngữ luyện Lĩnh-Nam chỉ cùng Phục ngưu thần chưởng âm nhu ta còn lưu giữ. Nhưng chiêu thức lại không biết. Công chúa muốn ta tặng cháu. Vậy cháu hãy quỳ xuống lễ tổ đi.

Bảo-Hòa quỳ xuống lễ. Đào-hầu ghé tai nàng đọc khẩu quyết. Ông bắt nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Khi biết chắc nàng thuộc lầu, ông mới ngừng.

Bảo-Hòa lễ tạ, rồi theo Đào-hầu ra ngòaị Không ai hiểu nàng đã được tặng quà gì.

Công chúa An-quốc chỉ mọi người giới thiệu với Đào-hầu. Hầu hỏi Lê Phụng-Hiểu :

– Lê tướng quân xuất thân từ phái võ nào vậy? Ai là sư phụ của tướng quân?

Lê Phụng-Hiểu chỉ vào Quách Thịnh:

– Thưa phò-mã, tiểu nhân được học võ với sư phụ đâỵ Nhưng bản lĩnh còn kém lắm.

Đào-hầu cười:

– Con người ta cần có bản chất đạo đức. Còn võ công kém thì luyện tập sẽ thành, đâu khó gì. Kỳ này tướng quân lập được công lớn. Khai-quốc vương ắt trọng thưởng. Tướng quân thử đứng dậy đi mấy bài quyền ta xem nào.

Phụng-Hiểu kính cẩn bái tổi, rồi đi một bài quyền căn bản. Đào-hầu gật đầu khen:

– Căn bản thì vững lắm, nhưng như vậy khi xung phong hãm trận e chưa đủ. Cần học thêm. Ở đây ai cũng có thể dạy tướng quân được. Ta cho tướng quân chọn thầy.

Phụng-Hiểu không suy nghĩ, đến trước Bảo-Hòa qùi xuống lạy bốn lạy:

– Trăm lạy tiên cô. Ngàn lạy tiên cô. Xin tiên cô nhận con làm đệ tử.

Bảo-Hòa thấy Phụng-Hiểu chân tình, nàng phất tay, một kình lực nhu hòa nâng Phụng-Hiểu dậy. Nàng nói:

– Được rồị Cô nhận người làm đệ tử.

Một thiếu niên đứng hầu hạ gần đó cũng đến trước Bảo-Hòa:

– Đệ tử Lý Nhân-Nghĩa. Hôm trước đã được hầu tiên cô. Mong tiên cô nhận tiểu nhân làm đệ tử.

Bảo-Hòa nhận ra thiếu niên cho ngựa ăn hôm trước tại Vạn-hoa trang. Nàng để cho Nhân-Nghĩa lạy đủ bốn lạy, rồi nói:

– Được hôm nay cô thu thêm người làm đệ tử.

Trong tâm tư hai người cứ nghĩ Bảo-Hòa là tiên nữ giáng phàm. Bây giờ họ được là đệ tử tiên, thì mừng lắm, đứng hai bên Bảo-Hòa khoanh tay hầu.

Bảo-Hòa thắc mắc hỏi Đào-hầu:

– Thưa bác. Phụng-Hiểu làm trương tuần của xã Vạn-thảo, mà sao bác lại gọi là tướng quân?

Công chúa An-Quốc bẹo tai Bảo-Hòa:

– Để cô dạy khôn cho. Tất cả những gì cô bầy ra đón bọn Triệu Huy đều do cậu hai thiết kế. Những gì diễn ra trong xã Vạn-thảo cũng thế. Con nhìn lại xem Quách tướng quân đâu có cụt taỵ Người dấu tay vào trong áo đấy chứ?

Bảo-Hòa á lên một tiếng:

– Thì ra cậu hai bố trí cho Quách, Lê tướng quân đến xã Vạn-thảo chờ bọn cháu!

– Đúng thế. Quách hiện giữ chức đại tướng quân. Còn Lê giữ chức chiêu thảo sứ. Hai vợ chồng con hát thì vợ là đệ nhất danh kỹ Thăng-long. Chồng làm bác sĩ hoành-văn quan ở bộ Lễ. Cô hàng bún riêu là người nhà ta.

Công chúa lên tiếng gọi:

– Tường-Vi đâu!

Một thiếu nữ từ trong nhà bước ra. Bảo-Hòa nhận ra nàng chính là cô hàng bún riêu Thanh-Trúc. Tường-Vi hành lễ với Mỹ-Linh, Bảo-Hòa:

– Công chúa, quận chúa xơi bún riêu có ngon không?

Mỹ-Linh hỏi:

– Thế đám thợ săn?

– Đều là người trong Vạn-hoa sơn trang cả. Thú cũng do trang ta nuôi. Chú hai cháu sai ta làm đó.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN